Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại của việt nam.pdf...

Tài liệu Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại của việt nam.pdf

.PDF
111
2490
79

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP. HOÀ CHÍ MINH ----------------------------- NGUYỄN TRỌNG THƯỞNG ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10/2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP. HOÀ CHÍ MINH ----------------------------- NGUYỄN TRỌNG THƯỞNG ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài Chính - Ngân Hàng Mã số: 60340201 Người hướng dẫn khoa học PGS. TS TRƯƠNG QUANG THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10/2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi, dưới sự hỗ trợ của Thầy hướng dẫn là PGS. TS. Trương Quang Thông. Các nội dung nghiên cứu trong đề tài này là trung thực, có cập nhật và kế thừa từ các tài liệu. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau được ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra trong luận văn cũng sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu từ các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác và đều được chú thích nguồn gốc để dễ tra cứu, kiểm chứng. Tp. HCM ngày 03 tháng 10 năm 2013 Tác giả Nguyễn Trọng Thưởng MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI .......................................................................................3 1.1 Tỷ giá hối đoái .......................................................................................................3 1.1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái .................................................................................3 1.1.2 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa ...............................................................................3 1.1.3 Tỷ giá hối đoái thực ..........................................................................................4 1.1.4 Cơ chế tỷ giá hối đoái .......................................................................................4 1.2 Cán cân thương mại ............................................................................................6 1.2.1 Khái niệm..........................................................................................................6 1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại .............................................6 1.3 Các lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại....................7 1.3.1 Lý thuyết đường cong J .................................................................................... 7 1.3.2 Hệ số co giãn xuất nhập khẩu và điều kiên Marshall – Lerner ....................... 9 1.4 Nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại trên thế giới .........................................................................................................................10 1.5 Kinh nghiệm của các nước về chính sách tỷ giá trong mối quan hệ cán cân thương mại ..................................................................................................................13 1.5.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc ..........................................................................14 1.5.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc .............................................................................15 1.5.3 Kinh nghiệm của Thái Lan ...............................................................................15 1.5.4. Bài học sử dụng chính sách tỷ giá nhằm cải thiện cán cân thương mại đối với Việt Nam.......................................................................................................................17 Kết luận chương 1.......................................................................................................17 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM ..........................................................19 2.1. Tình hình cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2000-2012 .......................19 2.2. Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá Việt Nam ..................................................22 2.2.1. Tỷ giá hối đoái ở Việt Nam thời gian qua ..................................................... 22 2.2.2. Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam thời gian qua ................................. 26 2.2.3. Những thành quả, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại chính sách tỷ giá hối đoái ........................................................................................................................28 2.2.3.1 Những thành quả đạt được .......................................................................28 2.2.3.2 Những tồn tại của chính sách tỷ giá hối đoái ..........................................29 2.2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại .................................................................31 2.4. Thực trạng ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại Việt Nam thời gian qua............................................................................................................... 33 Kết luận chương 2.......................................................................................................38 CHƯƠNG 3. KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI ...........................................................................................................40 3.1 Lựa chọn mô hình, giải thích các biến số .........................................................40 3.2 Dữ liệu nghiên cứu ..............................................................................................41 3.3 Phân tích và đánh giá kết quả tính tỷ giá thực đa phương (REER) ............44 3.4 Kết quả nghiên cứu .............................................................................................45 3.4.1 Kiểm định tính dừng của của chuỗi dữ liệu thời gian (Unit root test)..............46 3.4.2 Chọn độ trễ của mô hình ...................................................................................47 3.4.3 Các kiểm định về tính ổn định của mô hình ....................................................48 3.4.4 Kiểm định tính tự quan của phần dư ...............................................................49 3.4.5 Hàm phản ứng đẩy - phân tích cơ chế truyền tải sốc .......................................50 3.4.6 Phân rã phương sai của các sai số trong dự báo ..............................................52 Kết luận chương 3.......................................................................................................53 CHƯƠNG 4: HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI NHẰM CẢI THIỆN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM ............................................55 4.1. Mục tiêu và định hướng chính sách tỷ giá Việt Nam thời gian tới .................55 4.2 Gợi ý một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện chính sách tỷ giá của NHNN 4.2.1Về cơ chế tỷ giá .................................................................................................57 4.2.2 Về các biện pháp điều hành tỷ giá ....................................................................58 4.2.3 Về các biện pháp quản lý thị trường ngoại hối và thị trường vàng ..................59 4.3 Gợi ý một số chính sách tỷ giá hối đoái tại Việt Nam nhằm cải thiện cán cân thương mại ..................................................................................................................60 4.3.1 Chính sách tỷ giá đảm bảo ngang giá sức mua đồng nội tệ so với rổ tiền tệ ...60 4.3.1.1 Neo tiền Viêt Nam đồng vào một rổ ngoại tệ .............................................61 4.3.1.2 Sử dụng REER như là dụng cụ để đo lường mức độ định giá của tỷ giá hiện tại .................................................................................................................................62 4.3.2 Chính sách tỷ giá hối đoái trong thời gian sắp tới nhằm mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá đồng thời cung cấp môi trường ổn định cho phát triển kinh tế ...........................................................................................................................63 4.3.3 Sự cần thiết của việc kết hợp giữa thả nổi và quản lý tỷ giá ở Việt Nam giai đoạn hiện nay ...............................................................................................................64 4.3.4 Hoàn thiện cơ chế quản lý và thúc đẩy thị trường ngoại hối phát triển .........67 Kết luận chương 4.......................................................................................................70 KẾT LUẬN ................................................................................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT  ADB: (Asian Development Bank): Ngân hàng phát triển Châu Á  APEC: (Asia-Pacific Economic Cooperation): Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương  ASEAN: (Association of Southeast Asia Nations): Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á  AUD: (Australian dollar): Đồng đô la Úc  BOJ: (Bank of Japan): Ngân hàng trung ương Nhật Bản  BQLNH: Bình quân liên ngân hàng  CCTM: Cán cân thương mại  CCTT: Cán cân thanh toán  CNY: (Chinese Yuan): Đồng nhân dân tệ  CPI: (Consumer Price Index): Chỉ số giá tiêu dùng  EU: (European Union): Liên minh châu Âu  EUR: Euro: Đồng tiền chung của Liên minh châu Âu  FDI: (Foreign Direct Investment): Đầu tư trực tiếp nước ngoài  FII: (Foreign Institutional Investor): Đầu tư nước ngoài trên thị trường tài  chính Việt Nam  GDP: (Gross domestic product) : Tổng sản phẩm quốc nội  GSO: Tổng cục thống kê  HSBC: (Hongkong and Shanghai Banking Corporation): Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên HSBC  HKD : Đô la Hồng Kong  IMF: (International Monetary Fund ): Quỹ tiền tệ quốc tế  JPY: (Japanese Yen): Đồng Yên Nhật  MYR: Đồng ringit Malayxia  NEER: (Nominal Effective Exchange rate): Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương  NER: (Nominal Exchange Rate): Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương  NHNN: Ngân hàng Nhà Nước  NHTM: Ngân hàng thương mại  NHTW: Ngân hàng Trung Ương  ODA: (Official development assistance): Hỗ trợ phát triển chính thức  OMO: (Open Market Operations): Nghiệp vụ thị trường mở  REER: (Real Effective Exchange rate): Tỷ giá hối đoái thực đa phương  RER: (Real Exchange rate): Tỷ giá hối đoái thực song phương  RUB: Đồng rúp Nga  SWAP: Giao dịch hoán đổi  TMCP: Thương mại cổ phần  THB: (Thailand Baht): Đồng bạt Thái  USD: (United States Dollar): Đồng đô la Mỹ  VCB: (Vietcombank): Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt  Nam  VIB: Ngân hàng Quốc tế  VND: (Vietnamese Dollar): Đồng Việt Nam  WB: (World Bank): Ngân hàng thế giới  WON: Đồng tiền của Hàn Quốc  WTO: (World Trade Organization): Tổ chức thương mại thế giới  X/N: Tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu  XNK: Xuất nhập khẩu DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Hiệu ứng đường cong chữ J Hình 1.2: Phản ứng của cán cân thương mại Maylaysia đối với tỷ giá thực song phương Hình 1.3: Phản ứng của cán cân thương mại Paskistan đối với REER Hình 3.1: Kiểm định tính ổn định của mô hình Hình 3.2: Hàm phản ứng đẩy- tác động của các biến LNREERT, LNGDPVNT LNGDPWT tới LNTB tại Việt Nam DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Biểu đồ 2.1: Cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2000-2012 Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng - giảm tỷ giá VND/USD trong năm 2012 Biểu đồ 2.3: Diễn biến tỷ giá USD/ VND trong năm 2012 Bảng 3.1: Tỷ giá thực đa phương Việt Nam và 13 đối tác thương mại Bảng 3.2: Kết quả kiểm định tính dừng các biến sốLn(TB), Ln(REER), Ln(GDPvnt), Ln(GDPwt) Bảng 3.3: Kết quả lựa chọn độ trễ tối đa cho mô hình Bảng 3.4: Kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình Bảng 3.5: Kiểm định tính tự tương quan của phần dư Bảng 3.6 Bảng phân rã phương sai của các sai số trong dự báo của các nhân tố tác động đến cán cân thương mại LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thì cơ chế và chính sách điều hành tỷ giá vai trò rất quan trọng tác động trực tiếp cán cân thương mại .Tình trạng thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam thời gian dài do nhiều nguyên nhân trong đó chính sách tỷ giá hối đoái là một trong những nhân tố quan trọng. Sự mất cân đối cán cân thương mại là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu chú trọng. Nếu cán cân thương mại thâm hụt kéo dài sẽ kéo theo tình trạng thiếu hụt ngoại tệ khiến mất khả năng thanh toán trong giao dịch ngoài quốc gia và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế. Do đó làm thế nào cải thiện cán cân thương mại là một vấn đề vô cùng nan giải cho những nhà hoạch định chính sách của Việt Nam. Từ năm 2000 đến nay Việt Nam trải qua nhiều đợt phá giá, tỷ giá được thay đổi biên độ dao động, tỷ giá hối đoái danh nghĩa tăng rất cao. Tuy nhiên thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam luôn phải đối diện tình trạng nhập siêu. Tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu có quan hệ với nhau không, phá giá có làm giảm thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam không? Vì vậy, đề tài ”ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM” phản ánh rõ tác động tỷ giá hối đoái và mối tương quan tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại như thế nào,từ đó đề xuất về chính sách nhằm cải thiện cán cân thương mại. 2. Mục tiêu nghiên cứu Tác động tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại Việt Nam từ đó nghiên cứu khả năng vận dụng chính sách tỷ giá tăng khả năng cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu trong nước như thế nào. Phân tích đánh giá mức độ tin cậy của tỷ giá thực đa phương trong việc xác định tiền đồng có bị định giá cao hoặc thấp hay không và mức độ tác động của nó đối với khả năng cạnh tranh của hàng hóa. Kết quả sau phân tích cho thấy chính sách tỷ giá ảnh hưởng như thế nào đến tình hình cán cân thương mại. 3. Đối tượng nghiên cứu 1 Tổng quan về tỷ giá hối đoái và biến động tỷ giá hối đoái, cán cân thương mại từ đó phân tích tác động tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại. Tính tỷ giá thực đa phương các quốc gia trong rổ tiền tệ qua việc thu thập (GDP) của Việt Nam và các đối tác thương mại; giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác thương mại trong rổ tiền tệ. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu những biến động tỷ giá và cán cân thương mại giai đoạn từ 2001 đến 2012 trong đó phân tích biến động tỷ giá và tác động tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại, phản ánh cơ chế, chính sách điều hành tỷ giá Việt Nam trong quá khứ và hiện tại. Từ đó nêu lên 1 số gợi ý về chính sách điều hành tỷ giá hối đoái cải thiện cán cân thương mại. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định tính nhằm thống kê, mô tả và so sánh thực trạng ảnh hưởng tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại Việt Nam. Phương pháp định lượng bằng mô hình Var để phân tích và kiểm định các nhân tố tác động đến cán cân thương mại. Số liệu thống kê từ IMF, WB, ADB , tổng cục thống kê bộ tài chính, ngân hàng nhà nước, ngân hàng ngoại thương Việt Nam, bộ lao động Mỹ. Kết cấu đề tài Hướng theo mục tiêu của đề tài, đề tài được bố cục thành 4 chương: Chương 1. Khung lý thuyết về ảnh hưởng tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại Chương 2. Thực trạng ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại tại Việt Nam Chương 3. Kiểm định mối quan hệ tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại Việt Nam Chương 4: Hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái nhằm cải thiện cán cân thương mại tại Việt Nam 2 CHƯƠNG 1. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 1.1 Tỷ giá hối đoái 1.1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái Trong giao thương quốc tế quan hệ thanh toán, tín dụng trong giao dịch ngoại thương giữa các bên đòi hỏi phải sử dụng đơn vị tiền tệ của một trong hai nước nhưng cũng có thể là đồng tiền của một nước thứ ba. Muốn thực hiện việc chuyển đổi đó phải dựa vào một mức qui đổi xác định, hay nói các khác là phải dựa vào tỷ giá hối đoái. Tỷ giá là một biến số kinh tế tác động đến hầu hết các mặt hoạt động của nền kinh tế nhưng hiệu quả ảnh hưởng của tỷ giá lên các hoạt động lại rất khác nhau. Trong đó tác động của tỷ giá lên hoạt động xuất nhập khẩu và sức mạnh cạnh tranh thương mại là rõ ràng và nhanh chóng. Đồng thời thặng dư hay thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai có ý nghĩa quan trọng vì tình trạng cán cân tài khoản vãng lai luôn là một bộ phận không thể thiếu được trong phân tích kinh tế vĩ mô đối với nền kinh tế mở. Theo quan điểm truyền thống, tỷ giá hối đoái là tỷ lệ so sánh ngang giá sức mua (ngang giá vàng) giữa đồng tiền hai nước. Theo quan điểm kinh tế hiện đại, tỷ giá hối đoái là sự so sánh mối tương quan giá trị giữa hai đồng tiền hay đó là giá chuyển đổi của đồng tiền nước này trong quan hệ so sánh với đồng tiền nước khác. 1.1.2 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương (NER- Nominal Exchange Rate) : Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương là tỷ lệ trao đổi số tuyệt đối giữa hai đồng tiền, là loại tỷ giá phổ biến được sử dụng hàng ngày trong giao dịch trên thị trường ngoại hối. Như vậy, “tỷ giá danh nghĩa là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng” Tỷ giá danh nghĩa đa phương (NEER–Nominal Effective Exchange rate) : Đối với mỗi sự thay đổi của tỷ giá song phương, ta đều biết chính xác đồng tiền nào lên giá và đồng tiền nào giảm giá. Do đó, tại một thời điểm nhất định một đồng tiền có thể lên giá với đồng tiền này nhưng lại giảm giá với đồng tiền kia. Vì vậy, để biết được một 3 đồng tiền là lên giá hay giảm giá đối với tất cả các đồng tiền còn lại, người ta sử dụng khái niệm tỷ giá danh nghĩa đa phương. Tỷ giá danh nghĩa đa phương phản ánh sự thay đổi giá trị của một đồng tiền đối với tất cả các đồng tiền còn lại (hay một rổ các đồng tiền đặc trưng) và được biểu hiện dưới dạng chỉ số. Do đó, phương pháp tính NEER cũng tương tự như phương pháp xác định chỉ số giá tiêu dùng CPI. 1.1.3 Tỷ giá hối đoái thực Khi phân tích tác động của tỷ giá cần phải đề cập đến yếu tố tỷ giá thực vì đây là biến số thực có tác động cực kỳ quan trọng đến nền kinh tế. Tỷ giá thực tăng hay giảm đồng nghĩa với sự gia tăng hay suy giảm sức cạnh tranh thương mại, do đó tỷ giá hối đoái thực là một phạm trù kinh tế đặc thù và rất cần thiết được phân tích. Tỷ giá thực đa phương (REER-Real Effective Exchange rate) : Là một chỉ số phản ánh mức độ cạnh tranh về giá cả của quốc gia và là cơ sở đề đánh giá đồng tiền nội tệ bị đánh giá cao hay thấp. Chỉ số này rất hữu ích cho việc đạt được mục tiêu thích hợp trong cơ chế tỷ giá hỗn hợp giữa linh hoạt và cố định. Vì vậy, nó được nhìn nhận như là cơ sở dữ liệu cơ bản trong quá trình thực thi chính sách. Tỷ giá thực đa phương được tính toán để định ra giá trị thực của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ (rổ ngoại tệ). REER là thước đo tổng hợp vị thế cạnh tranh thương mại quốc tế của mỗi quốc gia. + Nếu REER > 100 thì đồng nội tệ bị định thấp trong rổ tiền tệ + Ngược lại REER < 100 thì đồng nội tệ bị định giá cao trong rổ tiền tệ + REER = 100 đồng nội tệ có ngang giá sức mua so với “rổ tiền tệ” 1.1.4 Cơ chế tỷ giá hối đoái Chế độ tỷ giá (exchange rate regime) còn có các tên gọi khác như: cơ chế tỷ giá (exchange rate mechanism) hay cấu trúc tỷ giá (exchange rate arangement). Tỷ giá vừa là một phạm trù kinh tế vừa là một công cụ của chính sách kinh tế của chính phủ. Vì là công cụ của chính sách kinh tế nên tỷ giá chứa đựng những yếu tố chủ quan, chính vì vậy các quốc gia luôn xây dựng những quy tắc, cơ chế xác định và điều tiết tỷ giá của riêng mình. Tập hợp các quy tắc, cơ chế xác định và điều tiết tỷ giá của một quốc gia tạo nên chế độ tỷ giá của quốc gia này. Vì chứa đựng yếu tố chủ quan, nên chế độ tỷ giá của mỗi quốc gia có thể thay đổi từ thời gian này sang thời gian khác và chế độ tỷ giá giữa các quốc gia cũng thường là khác nhau.” 4 Tùy theo mức độ can thiệp của Chính phủ có thể nêu ra 3 chế độ đặc trưng: Chế độ tỷ giá hối đoái cố định Chế độ tỷ giá mà NHTW công bố và cam kết can thiệp để duy trì một tỷ giá cố định, gọi là tỷ giá trung tâm. Như vậy, trong chế độ tỷ giá cố định, NHTW buộc phải mua vào hoặc bán ra nội tệ trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì chế độ tỷ giá trung tâm và duy trì sự biến động của nó trong một biên độ hẹp đã định trước. Để can thiệp trên thị trường ngoại hối đòi hỏi NHTW phải có sẵn dự trữ ngoại hối nhất định. Do mỗi đồng tiền quốc gia đều có tỷ giá với đồng tiền khác, do đó tỷ giá của một đồng tiền có thể được thả nổi với đồng tiền này nhưng lại được cố định với một đồng tiền khác. Như vậy, trong chế độ tỷ giá cố định, khi các lực lượng thị trường làm cho đường cung và đường cầu dịch chuyển, làm cho dự trữ ngoại hối của NHTW thay đổi. Điều này là khác với chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn khi đường cung và đường cầu dịch chuyển làm cho tỷ giá thay đổi chứ không phải dự trữ ngoại hối của NHTW. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tự do Chế độ tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối mà không có bất kỳ sự can thiệp nào của ngân hàng trung ương. Vai trò của NHTW trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tự do: NHTW không can thiệp nhằm ảnh hưởng lên tỷ giá thông qua hoạt động mua vào hay bán ra đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối. NHTW để cho tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do bởi quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối. Vì vậy chế độ tỷ giá thả nổi là việc tỷ giá tự điều chỉnh để phản ánh quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối. Do đó, vai trò của NHTW trên thị trường ngoại hối là hoàn toàn trung lập. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết Chế độ tỷ giá tồn tại khi NHTW tiến hành can thiệp tích cực trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì tỷ giá biến động trong một vùng nhất định, nhưng NHTW không cam kết duy trì một tỷ giá cố định hay một biên độ dao động hẹp xung quanh tỷ giá trung tâm. Vai trò của NHTW trong chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết: Trong chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết, tỷ giá không cố định mà cũng không tự do biến động hoàn toàn. Một mặt, tỷ giá được hình thành và biến động theo các lực lượng thị trường. Mặt 5 khác, NHTW tích cực can thiệp để giảm sự biến động quá mức của tỷ giá, hoặc để tỷ giá biến động trong một biên độ nhất định. 1.2 Cán cân thương mại 1.2.1 Khái niệm cán cân thương mại Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng. Khi mức chênh lệch lớn hơn 0 thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0 thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng. 1.2.2 Các nhân tố tác động đến cán cân thương mại Cán cân thương mại cùng với cán cân dịch vu, cán cân thu nhập và chuyển giao vãng lai một chiều là các bộ phận của cán cân tài khoản vãng lai, trong đó cán cân thương mại là thành phần chủ yếu, do đó các yếu tố tác động đến cán cân tài khoản vãng lai cũng sẽ tác động trực tiếp lên cán cân thương mại. Khi phân tích các yếu tố tác động đến cán cân thương mại, chúng ta dựa trên nguyên tắc Cetaris parribus, nghĩa là khi nghiên cứu tác động của một nhân tố thì ta cố định các nhân tố khác. Do cán cân thương mại của một quốc gia có thể ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế của quốc gia đó, nên việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại là rất quan trọng. Các yếu tố tác động và ảnh hưởng nhiều nhất là: lạm phát, thu nhập quốc dân, tỷ giá hối đoái và các biện pháp hạn chế của chính phủ…. - Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái: Với các nhân tố khác không đổi thì khi tỷ giá tăng làm cho giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm, kích thích tăng khối lượng xuất khẩu. - Ảnh hưởng của lạm phát : Nếu một quốc gia có lạm phát tăng so với quốc gia khác có quan hệ mậu dịch thì cán cân thương mại của quốc gia này sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. - Ảnh hưởng của thu nhập quốc dân: 6 Nếu mức thu nhập của một quốc gia tăng theo một tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng của các quốc gia khác, cán cân thương mại của quốc gia đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. - Ảnh hưởng của các biện pháp hạn chế của chính phủ: Nếu chính phủ của một quốc gia đánh thuế trên hàng nhập khẩu, giá của hàng nhập khẩu đối với người tiêu dùng tăng thêm trên thực tế. Việc gia tăng áp dụng thuế nhập khẩu làm gia tăng cán cân thương mại. 1.3 Các lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá vá cán cân thương mại 1.3.1 Lý thuyết đường cong J Phá giá tiền tệ là làm giảm giá trị đồng nội tệ so với các ngoại tệ khác. Phá giá sẽ làm tăng tỷ giá danh nghĩa kéo theo tỷ giá thực tăng sẽ kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại. - Khi tỷ giá tăng làm cho giá cả hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm, giá nhập khẩu tính theo đồng nội tệ tăng được gọi là hiệu ứng giá cả. - Khi tỷ giá tăng làm cho khối lượng xuất khẩu tăng, khối lượng nhập khẩu giảm. Hiện tượng này gọi là hiệu ứng khối lượng. Đường cong J là một đường mô tả hiện tượng cán cân vãng lai bị xấu đi trong ngắn hạn và chỉ cải thiện trong dài hạn. Đường biểu diễn hiện tượng này giống hình chữ J. Theo kết quả nghiên cứu của Krugman (1991), người đã tìm ra hiệu ứng đường cong J khi phân tích cuộc phá giá đô la Mỹ trong thời gian 1985 -1987, thì ban đầu cán cân vãng lai xấu đi, sau đó khoảng hai năm cán cân vãng lai đã được cải thiện. 7 Hình 1.1 Hiệu ứng đường cong chữ J Nguồn: Giáo trình tài chính quốc tế, Nguyễn Văn Tiến(2012,Trang 277) Nguyên nhân xuất hiện đường cong J là do trong ngắn hạn hiệu ứng giá cả có tính trội hơn hiệu ứng số lượng nên làm xấu đi cán cân thương mại, ngược lại trong dài hạn, hiệu ứng số lượng có tính trội hơn hiệu ứng giá cả làm cán cân thương mại được cải thiện. Một số nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tác động lên cán cân thương mại trong lý thuyết hiệu ứng đường cong J: - Năng lực sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu. Đối với các nền kinh tế đang phát triển có một số hàng hóa các nền kinh tế này không thể sản xuất được hay có sản xuất được đi nữa thì chất lượng không tốt bằng hoặc giá cả có thể cao hơn. Vì vậy, mặc dù giá nhập khẩu có đắt hơn, người tiêu dùng cũng không thể lựa chọn hàng trong nước. Điều này làm kéo dài thời gian của hiệu ứng giá cả. - Tỷ trọng hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Đối với các nước phát triển tỷ lệ hàng hóa đủ chuẩn tham gia thương mại quốc tế cao nên hiệu ứng giá cả có thời gian tác động lên cán cân thương mại thường là thấp. Ngược lại, các nước đang phát triển tỷ trọng loại hàng hóa này nhỏ, cho nên một sự phá giá tiền tệ làm cho khối lượng xuất khẩu tăng chậm hơn. Điều này làm cho hiệu ứng khối lượng ít có tác động đến cán cân thương mại hơn ở các nước đang phát triển. Vì vậy, tác động cải thiện cán cân thương mại của phá giá ở các nước phát triển thường mạnh hơn ở các nước đang phát triển. 8 - Tỷ trọng hàng nhập khẩu trong giá thành hàng sản xuất trong nước: Nếu tỷ trọng này cao, giá thành sản xuất của hàng hóa trong nước sẽ tăng lên khi hàng nhập khẩu tăng giá. Điều này làm triệt tiêu lợi thế giá rẻ của hàng xuất khẩu khi phá giá. Cho nên, phá giá tiền tệ chưa hẳn đã làm tăng khối lượng hàng xuất khẩu. - Mức độ linh hoạt của tiền lương. Động thái phá giá tiền tệ thường làm chỉ số giá hàng tiêu dùng tăng lên. Nếu tiền lương linh hoạt, nó sẽ tăng theo chỉ số giá. Điều này làm tăng chi phí sản xuất, từ đó làm cho giá hàng trong nước giảm bớt lợi thế có được từ phá giá tiền tệ. - Tâm lý người tiêu dùng và thương hiệu quốc gia của hàng hóa trong nước. Nếu người tiêu dùng trong nước có tâm lý sùng hàng ngoại, thì một sự đắt lên của hàng nhập và sự rẻ đi của hàng trong nước có tác động đến hành vi tiêu dùng của họ, họ sẽ tiếp tục sử dụng hàng nhập mặc dù giá có đắt hơn. Tiếp theo, mức độ gia tăng số lượng hàng xuất khẩu phụ thuộc vào sự tin tưởng và ưa chuộng hàng hóa xuất khẩu của người tiêu dùng nước ngoài. 1.3.2 Hệ số co giãn xuất nhập khẩu và điều kiên Marshall - Lerner Marshall-Lerner đã tiếp cận cán cân thương mại theo phương pháp hàm số, đã chứng minh lý thuyết đường cong J và lý thuyết truyền thống có những hạn chế và không hoàn toàn đúng. Phương pháp tiếp cận này lần đầu tiên được Alfred Marshall, Abba Lerner sử dụng và sau đó được mở rộng bởi Joan Robinson (1937) và Fritz Machlup (1955). Phương pháp này được xây dựng dựa trên một số giả thiết sau: - Cung hàng hóa xuất khẩu có hệ số co giãn hoàn hảo tức là khối lượng cầu và hàng hóa xuất khẩu không ảnh hưởng gì tới mức giá hàng hóa nội địa. - Cầu hàng hóa nhập khẩu cũng có hệ số co giãn hoàn hảo tức là khối lượng cầu về hàng hóa nhập khẩu không ảnh hưởng gì tới mức giá hàng hóa nước ngoài. Với hai giả thiết này cho thấy rằng giá hàng hóa mội địa và hàng hóa nước ngoài là cố định, không thay đổi dù cho cung cầu về hàng hóa xuất nhập khẩu thay đổi như thế nào. Như vậy, ở đây cần lưu ý là phá giá làm tỷ giá danh nghĩa tăng; tỷ giá danh nghĩa tăng làm cho tỷ giá thực tăng, tỷ giá thực tăng cải thiện được sức cạnh tranh thương mại quốc tế nghĩa là kích thích tăng khối lượng xuất khẩu và làm giảm khối lượng 9 nhập khẩu. Nội dung chủ yếu của phương pháp này chủ yếu phân tích những tác động của phá giá lên cán cân vãng lai. Điều kiên Marshall – Lerner phát biểu rằng: để cho việc phá giá tiền tệ có tác động tích cực tới cán cân thương mại thì giá trị tuyệt đối của tổng hai độ co giãn theo giá cả của xuất khẩu và độ co giãn theo giá cả của nhập khẩu phải lớn hơn 1 (ŋx + ŋm > 1). Nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế trong thời gian qua về tác động của việc giảm giá đồng tiền lên cán cân thương mại đều dựa vào ước lượng của điều kiện Marshall Lerner. Tuy nhiên, điều kiện Marshall-Lerner mặc dù đã đưa ra điều kiện cần và đủ để giúp cải thiện cán cân thương mại nhưng vẫn có trường hợp các điều kiện này đều đáp ứng đủ mà cán cân thương mại vẫn tiếp tục xấu đi. Có quan điểm cho rằng các nước đang phát triển thường phụ thuộc nhiều vào hàng nhập khẩu nên độ co giãn của cầu hàng nhập khẩu là nhỏ (tức trị giá nhập khẩu sẽ không giảm bao nhiêu khi phá giá nội tệ). Các nước phát triển có thị trường xuất khẩu tương đối ổn định, có tính cạnh tranh nên độ co giãn cầu hàng xuất khẩu có thể lớn hơn (tức giá trị xuất khẩu tăng mạnh khi phá giá nội tệ). Điều này hàm ý rằng khi phá giá ở các nước phát triển sẽ có tác động cải thiện cán cân thương mại mạnh hơn so với các nước đang phát triển. Hay nói cách khác, việc phá giá là một giải pháp có thể cải thiện thâm hụt cán cân thương mại ở quốc gia này nhưng có thể sẽ không có tác dụng tương tự với quốc gia khác. 1.4 Các nghiên cứu thực nghiệm về tỷ giá và cán cân thương mại trên thế giới Trong nghiên cứu của Bahmami Oskooee và Brooks (1999): tác giả sử dụng mô hình của Rose và Yellen (1989). Mô hình cán cân thương mại là một hàm số của tỷ giá thực (RER), thu nhập thực của nước chủ nhà (DY- Real Domestic Income), thu nhập thực của nước ngoài (FY-Real foreign income). Nghiên cứu của Mohsen Bahmani – Oskooee và Tatchawan Kantipong (12/2001), cũng tuân theo công thức này. TBt =f(RERt ,DYt ,FYt) Thử nghiệm đường cong J trên các dữ liệu tách biệt giữa Thái Lan và các đối tác thương mại lớn như Đức, Nhật Bản, Singapore, Anh, và Hoa Kỳ cho giai đoạn 1973 đến 1997. Họ chỉ tìm thấy bằng chứng của đường cong J trong thương mại song phương với Mỹ và Nhật Bản. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng