Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của truyền thông trực tuyến đến sự phát triển của doanh nghiệp...

Tài liệu ảnh hưởng của truyền thông trực tuyến đến sự phát triển của doanh nghiệp

.PDF
83
337
111

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TRUYỀN THÔNG TRỰC TUYẾN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ Sinh viên thực hiện MSSV: 106401110 : CAO ANH HÙNG Lớp: 06DQD TP. Hồ Chí Minh, 2016 * LỜI CAM ĐOAN: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Phú Tụ. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có). TP. Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 05 năm 2016 Sinh viên thực hiện CAO ANH HÙNG i * LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành đến Thầy TS.PGS Nguyễn Phú Tụ, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện. Ngoài ra, em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại Học Công Nghệ TP.Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin. Đặc biệt, em chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Công ty TNHH Sự kiện và Đào tạo Tám Sáu đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tốt nhất. Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Anh, Chị trong Công ty TNHH Sự kiện và Đào tạo Tám Sáu luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc. ii CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------- NHẬN XÉT THỰC TẬP Họ và tên sinh viên : ………………………………………………………….. MSSV : ………………………………………………………….. Khoá : …………………………………………………… 1. Thời gian thực tập ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… 2. Bộ phận thực tập ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… 3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………... 4. Kết quả thực tập theo đề tài ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… 5. Nhận xét chung ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………... Đơn vị thực tập iii TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC ------------------------ ----------------------------------------------- NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ĐỀ TÀI: Ảnh hưởng của truyền thông trực tuyến đến sự phát triển của doanh nghiệp Sinh viên: Cao Anh Hùng MSSV: 106401110 Lớp: 06DQD Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Nhận xét của giáo viên hướng dẫn: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Điểm bằng số: ............................................................................................................. Điểm bằng chữ: ........................................................................................................... TP.HCM, ngày tháng năm 2015 GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN (Ký và ghi rõ họ tên) iv MỤC LỤC: trang * LỜI MỞ ĐẦU. 1. Lý do chọn đề tài truyền thông trực tuyến 01 2. Mục tiêu nghiên cứu 01 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 02 4. Phương pháp nghiên cứu 02 5. Kết cấu của đề tài CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA TRUYỀN THÔNG TRỰC TUYẾN 1.1 Khái niệm truyền thông 02 1.2 Truyền thông đại chúng 03 1.3 Truyền thông trực tuyến 04 1.4 Truyền thông xã hội 04 1.5 Các yếu tố cơ bản của quy trình truyền thông : 04 1.6 Phương tiện truyền thông: 05 1.7 Công cụ truyền thông đại chúng 05 1.8 Công cụ truyền thông trực tuyến 08 1.9 Ưu điểm truyền thông trực tuyến 13 1.10 Ảnh hưởng đến xã hội 13 1.11 Xử lý khủng hoảng truyền thông trực tuyến: 15 1.12 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả truyền thông trực tuyến 17 1.13 Quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội 22 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG THÔNG TRỰC TUYẾN TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP 2.1 Giới thiệu khái quát về đơn vị thực tập : 23 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 23 2.1.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động 23 2.1.3 Cơ cấu tổ chức 24 2.1.4 Kết quả kinh doanh 25 2.2 Phân tích thực trạng truyền thông trực tuyến tại đơn vị thực tập 25 CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP - KIẾN NGHỊ 3.1 Giải pháp 32 3.2 Cơ sở của giải pháp 54 3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp 55 v 3.4 Kết quả đạt được từ giải pháp 58 3.5 Kiến nghị 60 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 PHỤ LỤC 1 62 vi * DANH MỤC CÁC KỸ KIỆU, CHỮ VIẾT TẮT PR (Public Relations) B2B (Bussiness to bussiness) B2C (Bussiness to customer): SEO (Search Engine Optimization) SMS (Short Message Services) ROI (Return On Investment) Cost Per Action (CPA) Click Through Rate (CTR) Conversion Rate (CR) vii * DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG trang Hình 1.1 – Digital tại Việt Nam 10 Hình 2.2 – Doanh số quảng cáo trực tuyến nữa đầu năm 2015 11 Sơ đồ 2.1 – Cơ cấu tổ chức công ty 86 Productions 25 Bảng 2.2 – Doanh thu công ty 86 Productions năm 2015 26 Bảng 2.3 – Ảnh hưởng truyền thông trực tuyến đến kinh doanh 26 Bảng 2.4 – Thông tin chi tiết người sử dụng Facebook 27 Bảng 2.5 – Ảnh hưởng truyền thông từ Facebook 28 Bảng 2.6 – Ảnh hưởng truyền thông từ Youtube 29 Bảng 2.7 – Báo cáo hành vi tiêu dùng 2015 của Google 29 Bảng 2.8 – Ảnh hưởng truyền thông từ báo chí trực tuyến 30 Bảng 3.1 – Các bước tiến hành xây dựng website 34 Bảng 3.2 – Quy trình thực hiện video 38 Bảng 3.3 – Quy trình SEO 42 Bảng 3.4 – Quảng cáo trực tuyến và thói quen tìm kiếm năm 2015 53 Bảng 3.5 – Ngân sách và thời gian thực hiên 59 Bảng 3.6 – Doanh thu dự kiến từ 01/06/2016 đến 31/05/2017 61 viii * LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài truyền thông trực tuyến:  Cách đây gần 20 năm, Internet xuất hiện lần đầu tiên ở các thành phố lớn của Việt Nam vào năm 1997, sau đó nó bùng nổ và lan rộng khắp cả nước, từ thành thị đến các miền thôn quê, từ giới trẻ đến người lớn tuổi. Khắp mọi nơi, mọi người đều sử dụng Internet và các ứng dụng công nghệ thông tin cho nhiều mục đích và nhu cầu khác nhau như hệ thống quản lý hành chính của Chính phủ, hệ thống quản lý nhân sự, hợp tác quốc tế, giáo dục, giải trí, kinh doanh và doanh nghiệp...  Nếu trước đây, con người tiếp xúc các thông qua truyền miệng, báo giấy, tivi, băng rôn, áp phích thì ngày này con người còn có một kênh thông tin khác để tiếp cận nữa chính là mạng Internet. Đó là lý do tại sao chúng ta thấy nhiều hơn các chiến lược truyền thông, quảng cáo sáng tạo của doanh nghiệp trên các tờ báo mạng trực tuyến, mạng xã hội…  Sự xuất hiện của Internet cùng những phương tiện truyền thông mới trên môi trường Internet - phương tiện truyền thông trực tuyến, không chỉ làm thay đổi thói quen, hành vi giao tiếp và chia sẻ thông tin của con người, mà còn nhanh chóng trở thành công cụ tiếp cận khách hàng, thị trường vô cùng hiệu quả và kinh tế cho doanh nghiệp.  Dân số Việt Nam năm 2016 là gần 94 triệu người thì có khoảng 47,3 triệu người sử dụng Internet và tốc độ tăng trưởng cùng kỳ so với năm 2015 là 10%, tức là đến năm 2025 dự kiến Internet sẽ phủ rộng hoàn toàn khắp cả nước. Đây sẽ là cơ hội và thách thức cho tất cả doanh nghiệp khi muốn truyền thông tin đến khách hàng mục tiêu nhằm phát triển doanh nghiệp nhanh chóng và bền vững với sự cạnh tranh gây gắt và khốc liệt của thị trường. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Sự ảnh hưởng của truyền thông trực tuyến đến sự phát triển lâu dài và bền vững của doanh nghiệp ; cũng như các cơ hội và thách thức trong kỷ nguyên Internet bùng nổ toàn cầu nhanh chóng. Ngoài ra, cung cấp cho doanh nghiệp các nhìn toàn cảnh hơn về ngành truyền thông, quảng cáo tại Việt Nam. 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:  Cung cấp cho doanh nghiệp một cái nhìn tóm lược quá trình hình thành của truyền thông, cùng những chức năng vai trò xã hội của nó; đặc biệt với những hiệu ứng lan truyền, tức thì của truyền thông trực tuyến, cùng với những vai trò, chức năng, ảnh hưởng; cũng như các phương tiện truyền thông trực tuyến hiện tại đối với sự phát triển của doanh nghiệp.  Đưa ra các giải pháp thực tế giúp cho doanh nghiệp cải thiện, tăng sức cạnh tranh thương hiệu trên môi trường Internet nhằm kích thích sự phát triển bền vững. 4. Phương pháp nghiên cứu:  Xác định vấn đề: đảm bảo hiểu được yêu cầu của nghiên cứu, đọc các từ điển, sách để hiểu được tổng quan chủ đề  Lập kế hoạch: Xây dựng chiến lược từng bước phải làm gì. Bước đầu tiên phải tìm được danh sách tài liệu cần đọc  Tìm tài liệu: Tra cơ sở dữ liệu. Tập hợp và tóm tắt. Nhớ ghi lại nguồn lấy từ đâu để làm chú thích sau này.  Phân tích dữ liệu tìm được: đưa ra các kết luận từ dữ liệu  Viết báo cáo  Viết chú thích (nguồn các ý trong bài từ tài liệu nào) 5. Kết cấu của đề tài: CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA TRUYỀN THÔNG TRỰC TUYẾN 1.1. Khái niệm truyền thông :  Truyền thông là hoạt động truyền đạt thông tin thông qua trao đổi ý tưởng, cảm xúc, ý định, thái độ, mong đợi, nhận thức hoặc các lệnh, như ngôn ngữ, cử chỉ phi ngôn ngữ, chữ viết, hành vi và có thể bằng các phương tiện khác như thông qua điện từ, hóa chất, hiện tượng vật lý và mùi vị. Đó là sự trao đổi có ý nghĩa của thông tin giữa hai hoặc nhiều thành viên (máy móc, sinh vật hoặc các bộ phận của chúng) 2  Truyền thông đòi hỏi phải có một người gửi, một tin nhắn, một phương tiện truyển tải và người nhận, mặc dù người nhận không cần phải có mặt hoặc nhận thức về ý định của người gửi để giao tiếp tại thời điểm việc truyền thông này diễn ra; do đó thông tin liên lạc có thể xảy ra trên những khoảng cách lớn trong thời gian và không gian. Truyền thông yêu cầu các bên giao tiếp chia sẻ một khu vực dành riêng cho thông tin được truyền tải. Quá trình giao tiếp được coi là hoàn thành khi người nhận hiểu thông điệp của người gửi.  Các phương thức truyền tin là những sự tác động lẫn nhau qua một trung gian giữa ít nhất hai tác nhân cùng chia sẻ một ký hiệu tin tức hoặc một quy tắc mang một ý nghĩa nào đó. Truyền tin thường được định nghĩa là "sự truyền đạt suy nghĩ, ý kiến hoặc thông tin qua lời nói, chữ viết, hoặc dấu hiệu". 1.2. Truyền thông đại chúng :  Truyền thông đại chúng được hiểu chung là một quá trình có định hướng nhằm truyền đạt thông tin đại chúng tới những đối tượng mục tiêu đại chúng bằng các phương tiện truyền thông đại chúng để phục vụ mục đích đã được đề ra.  Các phương tiện truyền thông đại chúng hay các phương tiện thông tin đại chúng là các phương tiện được sử dụng để truyền đạt thông tin một cách đại chúng, rộng rãi, tức là có khả năng đưa thông tin tới đối tượng đại chúng mục tiêu.  Ví dụ: báo in, tạp chí, phát thanh, truyền hình, sách, internet...  Cần phân biệt giữa nội dung truyền thông và phương tiện truyền thông. Theo đó phương tiện truyền thông đại chúng là một yếu tố trung gian có khả năng chứa đựng nội dung truyền thông đại chúng, chúng khác biệt với bản thân nội dung truyền thông đại chúng.  Ví dụ: Phim hay video là nội dung truyền thông đại chúng, chúng chỉ có thể được hiểu là phương tiện truyền thông đại chúng nếu như chúng được gắn thêm ý nghĩa phương tiện: Phim truyền hình, video phát tán qua internet là 3 các phương tiện truyền thông đại chúng. Các loại hình của truyền thông đại chúng là: báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử, quan hệ công chúng. 1.3. Khái niệm truyền thông trực tuyến:  Truyền thông trực tuyến là sự truyền đạt thông tin trong môi trường trực tuyến. Vậy truyền thông trực tuyến có ý nghĩa gì đối với hợt động kinh doanh của doanh nghiệp và nó có khác quảng cáo trực tuyến như thế nào?  Nếu như chỉ hiểu truyền thông là sự truyền đạt thông tin đơn thuần thì chúng ta sẽ không có các quyết định phù hợp để mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh. Đối với một người tiêu dùng, trước khi đi đến quyết định mua hàng thì họ thu thập rất nhiều luồng thông tin khác nhau để đưa ra quyết định. Vậy là người làm kinh doanh chúng ta phải khai thác đặc tính tâm lý này để làm công tác truyền thông và tác động đến khách hàng, giúp họ vui vẻ mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp 1.4. Truyền thông xã hội :  Truyền thông xã hội (tiếng Anh: Social Media) là một thuật ngữ để chỉ một cách thức truyền thông kiểu mới, trên nền tảng là các dịch vụ trực tuyến, do đó các tin tức có thể chia sẻ, và lưu truyền nhanh chóng và có tính cách đối thoại vì có thể cho ý kiến hoặc thảo luận với nhau. Những thể hiện của Social Media có thể là dưới hình thức của các mạng giao lưu chia sẻ thông tin cá nhân (MySpace, Facebook, Yahoo 360) hay các mạng chia sẻ những tài nguyên cụ thể (tài liệu – Scribd, ảnh – Flickr, video – YouTube)  Ví dụ: MySpace và YouTube trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ 2008. o Các ứng cử viên của đảng Dân Chủ đều sử dụng MySpace để tập hợp lượng người ủng hộ đông đảo (Barack Obama – 48.000; Hillary Clinton – 25.000) o Các ứng cử viên của đảng Cộng hòa sử dụng YouTube để phát những bài vận động tranh cử của mình vì hiệu quả lan truyền thông tin của nó. 1.5. Các yếu tố cơ bản của quy trình truyền thông :  Nguồn: là yếu tố mang thông tin tiềm năng và khởi xướng quá trình truyền thông. 4  Thông điệp: là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận thông tin.  Kênh truyền thông: là các phương tiện, con đường, cách thức chuyển tải thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận.  Người nhận: là các cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thông điệp trong quá trình truyền thông.  Phản hồi: là thông tin ngược, là dòng chảy của thông điệp từ người nhận trở về nguồn phát.  Nhiễu: là yếu tố gây ra sự sai lệch thông tin trong quá trình truyền thông. 1.6. Phương tiện truyền thông : Phương tiện truyền thông (media) là việc vận dụng các khả năng của cơ thể, sử dụng những phương tiện có sẵn trong thiên nhiên, những công cụ nhân tạo để diễn tả và chuyển tải những thông tin, thông điệp từ bản thân đến người khác hay từ nơi này sang nơi khác. 1.7. Công cụ truyền thông đại chúng :  Vào cuối thế kỷ 20, truyền thông đại chúng có thể được phân ra thành 8 ngành công nghiệp: sách, báo in, tạp chí, ghi dữ liệu, phát thanh, điện ảnh, truyền hình và Internet. Trong thập niên 2000, một sự phân loại gọi là "seven mass media" (bảy loại hình truyền thông đại chúng) đã trở nên phổ biến. Nó bao gồm: o In ấn từ cuối thế kỷ 15 o Ghi dữ liệu từ cuối thế kỷ 19 o Điện ảnh từ khoảng năm 1900 o Phát thanh từ khoảng năm 1910 o Truyền hình từ khoảng năm 1950 o Internet từ khoảng năm 1990 o Điện thoại di động từ khoảng năm 2000 Ưu, nhược điểm của một số loại hình truyền thông phổ biến  Quảng cáo ngoài trời : Nó bao hàm việc treo các biển quảng cáo ngoài trời, đồng thời tổ chức những sự kiện, những chương trình nhằm maketing cho 5 sản phẩm, hay đơn giản chỉ là tài trợ cho chương trình để được treo logo trên phông chương trình. o Ưu: Quảng cáo ngoài trời và trên đuờng phố rất dễ đập vào mắt mọi người. tổ chức sự kiện sẽ gián tiếp được đài truyền hình và các báo đài đưa tin về thương hiệu của công ty. o Nhược: Tuy nhiên, dù dễ nhìn thấy, song không mấy ai dành nhiều thời gian để đọc nó. Nếu chọn hình thức này, thông điệp phải hết sức ngắn gọn, súc tích và chủ yếu là quảng cáo thương hiệu hay tên công ty, lĩnh vực kinh doanh hoặc hình ảnh sản phẩm. Với sự kiện thì chiến dịch không mang tính bền vững, khi sự kiện kết thúc thì quảng cáo cũng kết thúc.  Điện thoại (direct telefone) : o Ưu: Có hiệu quả tác động cao nhất so với những phương tiện khác. Do chúng ta được trực tiếp trao đổi với khách hàng nên có cơ hội lớn để giới thiệu chi tiết về sản phẩm dịch vụ và tìm hiểu được chính xác nhu cầu và mong muốn của khách hàng, ngoài ra ta cũng có thể xây dựng mối quan hệ và chiếm được thiện cảm của khách hàng hoặc có thể bán ngay được sản phẩm. Trong trường hợp này khách hàng thường trả lới rất chính xác nhu cầu và mong muốn của họ, qua đó doanh nghiệp có thể chuẩn bị cho các bước bán hàng và quảng cáo tiếp theo. o Nhược: Tuy nhiên, chi phí quá đắt, chỉ tiếp cận được một số ít khách hàng và có thể làm mất thời gian của khách hàng dẫn đến khách hàng có ác cảm, chúng ta cần tình toán thời gian nào thì phù hợp với từng ngành nghề, từng khách hàng khác nhau và hỏi ý kiến họ trước khi trao đổi.  Thư trực tiếp (direct mail) : o Ưu: Có hiệu quả tác động cao gần nhất so với những phương tiện khác. Do được gửi dưới dạng thư riêng, người nhận sẽ bóc và đọc ngay thông điệp của doanh nghiệp. o Nhược: Cách này có thể hơi tốn kém do chi phí được tính trên mỗi thư riêng cho từng người mà ta muốn gửi thông điệp (tùy từng dịch vụ, ví dụ lượng khách hàng chọn lọc và số lượng không nhiều, sản phẩm sang trọng và có giá trị lớn thì có thể lựa chọn cách này).  Phương tiện truyền thông đại chúng / Ti-vi : 6 o Ưu: Trực quan, sinh động, nhiều người chú ý, gây hiệu quả mạnh, đến được nhiều đối tượng. o Nhược: giá cả đắt, phải chiếu quảng cáo vào thời gian cụ thể lúc mọi người thư giãn, hay đang xem nhưng khán giả thường chuyển kênh ngay khi nhìn thấy quảng cáo và hiện nay có rất nhiều kênh truyền hình (VTV, SCTV, VTC, HTV) nên nếu khán giả rảnh rỗi và đang ngồi trước mành hình, tay nhăm nhe chiếc điều khiển thì họ chuyển kênh rất nhanh.  Phương tiện truyền thông đại chúng / Radio : o Ưu: Có thể tạo ấn tượng và tác động đến khán giả dễ dàng hơn là những mục quảng cáo được in trên báo. Người nghe bắt buộc phải tiếp nhận thông điệp của doanh nghiệp nếu họ không muốn chuyển sang đài khác thường rất mất thời gian hoặc tắt radio. Chi phí có thể tương đương với quảng cáo trên báo in. o Nhược: Tùy từng nhóm đối tượng cụ thể, ví dụ khách hàng tại các vùng núi, vùng nông thôn hay những sản phẩm liên quan đến nông nghiệp hoặc liên quan chặt chẽ tới đời sống của họ.  Báo o Ưu: Quảng cáo trên báo có lẽ là cách rẻ nhất để đến được với rộng rãi công chúng, chi phí rẻ. o Nhược: Số lượng các mẩu quảng cáo lại quá nhiều nên dễ làm cho người đọc rối mắt. Thông thường, độc giả sẽ đọc lướt qua tờ báo. Nếu có ghé mắt qua một mẩu quảng cáo nào đó, họ cũng sẽ chỉ liếc sơ phần tiêu đề (headline) và bỏ qua phần chữ bên dưới.  Tạp chí o Ưu: Đối với tạp chí, hiệu quả lôi cuốn sự chú ý của người đọc có phần khá hơn. Độc giả có khuynh hướng đọc kỹ tạp chí hơn là báo. Ngoài ra, do số lượng các mẩu quảng cáo trên tạp chí không nhiều nên cơ hội để độc giả ghé mắt qua quảng cáo cũng cao hơn và mức độ lặp lại cao hơn do thời gian sử dụng của tạp chí dài hơn. o Nhược: Tuy nhiên, quảng cáo trên tạp chí đắt hơn so với trên báo, và không phải ai cũng đọc tạp chí.  Tờ tơi, tờ gấp : Hãy chi tiền để có một mẫu thiết kế hiện đại và cuốn hút. 7 o Ưu: Chi phí rẻ, đơn giản, rễ kiểm soát và đo được hiệu quả. o Nhược: Hình thức này chỉ phù hợp với như: khai chương, khánh thành, khuyến mãi.  Quảng cáo trong nhà (Indoor) : o Ưu: Kiểm tra lại các display tại các shop, hàng tuần đi chụp ảnh và sắp xếp lại trưng bày (display) cho đồng bộ và thống nhất giữa các shop, khách hàng sẽ ấn tượng về sự đồng bộ này. o Nhược: Nhưng quảng cáo kiểu này chỉ nhấn mạnh vào một đợt khuyến mại giảm giá của sản phẩm, hay một dịch vụ mà công ty cung cấp.  Quảng cáo Internet (quảng cáo trực tuyến) : Đây là một hình thức mới ở Việt Nam mới được khai thác trong một vài năm trở lại đây. o Ưu: là khai thác quảng cáo trên các website, google search, các mạng xã hội, các forum, E-Maketing, hiệu quả có thể đo lường được luôn, đối tượng khách hàng tiềm năng cho nhiều sản phẩm đang có xu hướng sử dụng internet ngày càng tăng. o Nhược: Là một hình thức mới, chưa được khai thác nhiều, dịch vụ còn nhiều thiếu sót. 1.8. Công cụ truyền thông trực tuyến: 1.8.1. Website bán hàng  Website bán hàng là công cụ nền tảng cho hoạt động bán hàng giúp tiếp cận khách hàng hiệu quả và tạo dựng thương hiệu trên Internet  Để có thể phát huy hiệu quả của website bán hàng, các cửa hàng, doanh nghiệp cần thiết kế website có giao diện đẹp mắt, thân thiện với bố cục hợp lý, phù hợp với ngành nghề kinh doanh, tính năng đầy đủ và thân thiện với người dùng. Bên cạnh đó website còn phải cung cấp thông tin cụ thể, tốc độ tải trang nhanh, tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm và hiển thị tốt trên mọi màn hình thiết bị, trong đó có các thiết bị di động. 1.8.2. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)  SEO (Search Engine Optimization) là tập hợp các phương pháp giúp tối ưu hóa website thân thiện với các bộ máy tìm kiếm giúp gia tăng thứ hạng từ khóa và website khi người dùng sử dụng công cụ tìm kiếm. Đây được xem là giải pháp vượt trội trong việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ 8 và tiếp cận khách hàng khi mà có khoảng 90% người dùng sử dụng Google và các công cụ tìm kiếm khác truy vấn thông tin sản phẩm, dịch vụ trước khi quyết định mua hàng.  SEO là công cụ mang lại hiệu quả lâu dài cho các cửa hàng, doanh nghiệp khi bán hàng.  SEO được đánh giá là công cụ Marketing Online mang lại hiệu quả lâu dài và có sức mạnh vượt trội trong việc thu hút khách hàng tiềm năng tuy nhiên cần đầu tư thời gian và nguồn lực. Các yếu tố quyết định đến hiệu quả của hoạt động SEO đó là nội dung (nội dung chất lượng và độc đáo được công cụ tìm kiếm đánh gia cao), backlink (backlink trỏ về có số lượng và chất lượng tốt ảnh hưởng đến uy tín của website) và lượng truy cập (lượt truy cập và tương tác cao góp phần gia tăng thứ hạng của website). 1.8.3. Diễn đàn, blog và các trang rao vặt :  Các công cụ Marketing Online này được các cửa hàng, doanh nghiệp sử dụng từ rất lâu và chưa bao giờ mất đi tính hiệu quả. Việc sử dụng các diễn đàn, blog và trang rao vặt không chỉ quảng cáo sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu đến với người dùng giúp thu hút thêm các khách hàng tiềm năng, gia tăng cơ hội bán hàng mà còn trợ giúp cho hoạt động SEO và tăng lượt truy cập đến với website.  Để thúc đẩy bán hàng trên các trang diễn đàn, blog hay rao vặt cần dựa trên việc đưa ra các tiêu đề nổi bật và mới lạ thu hút người dùng quan tâm cùng với đó nội dung truyền tải phải khéo léo hướng đến sản phẩm, dịch vụ hoặc chia sẻ các thông tin, kinh nghiệm có ích với người dùng liên quan đến sản phẩm, dịch vụ đang kinh doanh. 1.8.4. Mạng xã hội : 9 Hình 1.1 – Digital tại Việt Nam  Khi kinh doanh trực tuyến, mạng xã hội được xem là công cụ bán hàng hiệu quả bởi khả năng kết nối và lan tỏa thông tin nhanh chóng. Chính vì vậy nó đang trở thành công cụ tiếp cận khách hàng hiệu quả đồng thời tiết kiệm chi phí, tạo sự gắn kết với khách hàng và quảng bá thương hiệu nhanh chóng. Hiện nay có một số mạng xã hội phổ biến được các cửa hàng, doanh nghiệp khai thác sử dụng cho việc bán hàng online như Google+, Pinterest, Instagram, Youtube, Zalo và đặc biệt phải kể Facebook với số lượng người dùng lên tới 30 triệu người. Tuy nhiên mạng xã hội thường thích hợp với các dòng sản phẩm bán lẻ như thời trang, sản phẩm làm đẹp, đồ chơi công nghệ, thực phẩm hoặc tour du lịch và các khóa học đồng thời hướng tới đối tượng khách hàng trẻ.  Theo số liệu thống kê từ we are socialsg, Việt Nam có 47,3 triệu người đang truy cập internet, trong đó có 35 triệu người dùng mạng xã hội. Đây là một kênh truyền thông nhanh chóng và có độ bao phủ rộng lớn và ngày càng tăng trưởng về số lượng người dùng trong tương lai.  Mạng xã hội đang trở thành công cụ bán hàng hiệu quả đối với các cửa hàng, doanh nghiệp bởi khả năng lan tỏa thông tin và kết nối khách hàng nhanh chóng 10  Để có thể xây dựng chiến lược bán hàng hiệu quả trên mạng xã hội, các cửa hàng, doanh nghiệp cần chú trọng vào việc phát triển nội dung thu hút khách hàng tiềm năng đồng thời quảng bá đúng đến khách hàng mục tiêu, thường xuyên đăng nội dung và tạo tương tác đối với người dùng. 1.8.5. Quảng cáo trực tuyến: Hình 1.2 – Doanh số quảng cáo trực tuyến nữa đầu năm 2015  Các hình thức quảng cáo trực tuyến như Google Adwords hay quảng cáo Facebook là công cụ Marketing Online đang được rất nhiều cửa hàng, doanh nghiệp sử dụng. Các loại quảng cáo này giúp tiếp cận các khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng và nâng cao quảng bá thương hiệu. Nó thích hợp với các chiến dịch khuyến mại, giảm giá hoặc sự kiện tuy nhiên các doanh nghiệp phải trả chi phí cho các lượt tương tác với quảng cáo.  Doanh số quảng cáo trực tiếp nữa đầu năm 2015 là 27,5 tỷ đô tăng trưởng nhanh so với nữa đầu năm 2014 là 23,1 tỷ đô. Trong đó hình thức quảng cáo tìm kiếm (search), di động (mobile) và biển bảng (banner) là những hình thức quảng cáo được chi tiền nhiều nhất.  Quảng cáo trực tuyến giúp quảng bá sản phẩm, dịch vụ nhanh chóng đến các khách hàng tiềm năng và nâng cao hình ảnh thương hiệu  Muốn đạt được hiệu quả cao khi sử dụng công cụ quảng cáo trực tuyến, các cửa hàng, doanh nghiệp cần đưa ra thông điệp thu hút khách hàng, 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng