Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến sự cam kết của nhân viên v...

Tài liệu Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến sự cam kết của nhân viên với tổ chức

.PDF
118
1132
107

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ------o0o------ HỨA BÁ MINH ẢNH HƯỞNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐẾN SỰ CAM KẾT CỦA NHÂN VIÊN VỚI TỔ CHỨC LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – năm 2013 BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ------o0o------ HỨA BÁ MINH ẢNH HƯỞNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐẾN SỰ CAM KẾT CỦA NHÂN VIÊN VỚI TỔ CHỨC Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI THỊ THANH TP. Hồ Chí Minh – năm 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ “Ảnh hƣởng của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến sự cam kết của nhân viên với tổ chức” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc. Các số liệu trong luận văn đƣợc thu thập từ thực tế có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, đƣợc xử lý trung thực và khách quan. Các số liệu điều tra, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ tài liệu nào khác. Tác giả Hứa Bá Minh MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC TÓM TẮT LUẬN VĂN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ............................................... 1 1.1. Bối cảnh và lý do chọn đề tài ......................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 5 1.3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................. 5 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 6 1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu ................................................................................. 6 1.6. Kết cấu bố cục đề tài ...................................................................................... 7 Tóm tắt chương 1............................................................................................... 7 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU............... 8 2.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) ............................................. 8 2.1.1 Khái niệm................................................................................................... 8 2.1.2 Lợi ích của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ................................... 10 2.2 Cam kết của nhân viên với tổ chức (OC) ................................................... 13 2.3 Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và sự cam kết của nhân viên với tổ chức ................................................................................... 13 2.4 Tổng quan về các đề tài nghiên cứu trƣớc ................................................. 16 2.4.1 Mô hình nghiên cứu của Steven Brammer, Andrew Millington và Bruce Rayton (2005).................................................................................................... 16 2.4.2 Nghiên cứu của nhóm giảng viên trƣờng đại học Islamabad, Pakistan (2010) ................................................................................................................ 17 2.4.3 Nghiên cứu của Duygu Turker (2008)..................................................... 19 2.5 Đề xuất mô hình nghiên cứu ảnh hƣởng của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến sự cam kết của nhân viên với tổ chức ................................ 20 Tóm tắt chương 2............................................................................................. 27 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 28 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 28 3.2. Nghiên cứu định tính.................................................................................... 29 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính ................................................................ 29 3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính ................................................................ 29 3.3. Nghiên cứu định lƣợng ................................................................................ 33 3.3.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu ....................................................................... 33 3.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi ............................................................................ 34 3.3.3. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu................................................................ 35 Tóm tắt chương 3............................................................................................. 39 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 40 4.1. Mô tả mẫu khảo sát ...................................................................................... 40 4.2. Đánh giá sơ bộ thang đo .............................................................................. 41 4.2.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ..................... 41 4.2.2. Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA ................ 43 4.3. Phân tích hồi quy .......................................................................................... 48 4.4. Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính ........ 52 4.4.1. Kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập cũng nhƣ hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi ............................................... 52 4.4.2. Kiểm định giả thuyết về phân phối chuẩn ............................................. 53 4.4.3. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu .......................................................... 54 4.5. Phân tích phƣơng sai (kiểm định ANOVA) ............................................... 55 4.5.1. Kiểm định khác biệt về sự cam kết của nhân viên với tổ chức theo giới tính (nam, nữ) ................................................................................................ 55 4.5.2. Kiểm định khác biệt về sự cam kết của nhân viên với tổ chức theo trình độ……… ....................................................................................................... 56 4.5.3. Kiểm định khác biệt về sự cam kết của nhân viên với tổ chức theo độ tuổi……......................................................................................................... 56 4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu ..................................................................... 56 Tóm tắt chương 4 ................................................................................................. 63 CHƢƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN..................................................... 64 5.1. Những kết quả đạt đƣợc .............................................................................. 64 5.2. Kiến nghị ....................................................................................................... 64 5.3. Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ..................................................... 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC TÓM TẮT LUẬN VĂN Trách nhiệm xã hội là một khái niệm đã xuất hiện từ khá lâu trên thế giới và đã trở thành một tiêu chí đánh giá bắt buộc ở nhiều nƣớc phát triển. Tuy nhiên, đây vẫn là khái niệm mới tại Việt Nam. Tuy mới mẻ, nhƣng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR) tại Việt Nam ngày càng đƣợc quan tâm, khi mà khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ còn đóng khung trong giá cả và chất lƣợng sản phẩm, mà còn gắn liền với trách nhiệm đối với con ngƣời và cộng đồng xã hội. Xuất phát từ tình hình đó, mục tiêu nghiên cứu là đề xuất đƣợc mô hình lý thuyết về các yếu tố ảnh hƣởng của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến sự cam kết của nhân viên với tổ chức. Từ đó giúp các nhà quản trị có thể đánh giá đúng và hiểu rõ hơn về những tác động và hiệu quả của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và tác động của nó đối với cam kết của nhân viên với tổ chức (Organizational Commitment - OC). Trên cơ sở lý thuyết và các yếu tố ảnh hƣởng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến sự cam kết của nhân viên với tổ chức, theo những kết quả nghiên cứu này, mô hình nghiên cứu đề nghị ban đầu đƣợc hiệu chỉnh từ 4 yếu tố là CSR đến nhân viên, CSR đến khách hàng, CSR đến chính phủ và CSR đến các bên liên quan (xã hội và phi xã hội) với 20 biến quan sát. Các biến này đƣợc đánh giá thông qua chỉ số Cronbach’ Alpha, và để đảm bảo độ tin cậy nên tiếp tục đƣợc đƣa vào phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả phân tích EFA cho thấy có 4 yếu tố tác động đến OC đã đƣợc đánh giá lại cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam vẫn không thay đổi. Mô hình hồi quy tuyến tính thu đƣợc giải thích đƣợc 61,9% biến thiên sự cam kết nhân viên với tổ chức. Các yếu tố CSR với nhân viên, CSR với các bên liên quan (đến xã hội và phi xã hội), CSR với khách hàng, CSR với chính phủ đều có tác động cùng chiều đến sự cam kết của nhân viên. Cƣờng độ tác động của các biến độc lập đến sự cam kết của nhân viên với tổ chức lần lƣợt là: CSR với khách hàng, CSR với chính phủ, CSR với nhân viên và CSR với các bên liên quan. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp muốn cải thiện chỉ số cam kết của nhân viên với tổ chức (OC) thì điều đầu tiên cần tập trung là hoạt động CSR đối với các bên liên quan (xã hội và phi xã hội). Môi trƣờng chính là điều kiện sống của mọi ngƣời và của chính bản thân mỗi chúng ta, việc gìn giữ và bảo vệ môi trƣờng xanh, trong sạch không phải là trách nhiệm của riêng ai và đối với doanh nghiệp Việt Nam thì điều này càng phải xem trọng. Đối tƣợng kế đến gắn với doanh nghiệp chính là những nhân viên của họ, những ngƣời góp phần xây dựng công ty lớn mạnh. Do vậy, doanh nghiệp nên có những chính sách thiết thực để có thể giữ chân ngƣời tài nhƣ chính sách, thù lao, đào tạo cũng nhƣ tạo môi trƣờng công bằng cho tất cả nhân viên. Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng kế tiếp là doanh nghiệp cần phải tích cực chung tay góp sức xây dựng cộng đồng và xã hội cùng với chính phủ, bằng việc trung thực trong các hoạt động kinh doanh, thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và đóng góp cho cộng đồng (giáo dục, văn hóa, y tế,...). Đối tƣợng cuối cùng và quan trọng nhất chính là khách hàng – nó chính là một trong những nhân tố sống còn của doanh nghiệp. Khách hàng mất niềm tin, xem nhƣ doanh nghiệp mất tất cả. Do vậy, chạy theo lợi nhuận không chú trọng tới bảo vệ khách hàng, môi trƣờng và những nhân tố khác thì sẽ khiến cho doanh nghiệp chỉ phát triển trong một thời gian chứ không thể nào phát triển lâu dài đƣợc. Đây không chỉ là một chiến lƣợc để công ty có thể giới thiệu tổ chức với bên ngoài mà còn là những hoạt động thiết thực mà nhân viên có thể thấy, có thể cùng tham gia; họ sẽ cảm thấy tự hào và muốn đƣợc gắn bó lâu dài khi đƣợc làm việc trong một tổ chức luôn coi trọng trách nhiệm xã hội của mình đối với cộng đồng. Việc công ty nhấn mạnh trách nhiệm xã hội của mình ngay trong chiến lƣợc và định hƣớng cho thấy sự phát triển bền vững và ổn định của chính công ty đó. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa của từ viết tắt EFA Phân tích nhân tố khám phá CSR Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp OC Cam kết của nhân viên với tổ chức CSR - XH Trách nhiệm xã hội đối với các bên liên quan về mặt xã hội và phi xã hội CSR – CP Trách nhiệm xã hội đối với chính phủ CSR – NV Trách nhiệm xã hội đối với nhân viên CSR - KH Trách nhiệm xã hội đối với khách hàng SIT Lý thuyết bản sắc xã hội KMO Chỉ số Kaiser-Mayer-Olkim OLS Phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất DANH MỤC BẢNG BIỂU Số hiệu Nội dung Trang Bảng 4.1 Mô tả về nhân khẩu học của đáp viên 40 Bảng 4.2 Hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo CSR-KH, CSR-NV, CSR-XH, CSR-CP 42 Bảng 4.3 Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo OC 43 Bảng 4.4 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA 44 Bảng 4.5 Hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo CSR-KH, CSR-NV, CSR-XH, CSR-CP sau khi phân tích nhân tố 46 khám phá Bảng 4.6 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) của biến phụ 47 thuộc Bảng 4.7 Ma trận hệ số tƣơng quan giữa các biến Correlations 49 Bảng 4.8 Đánh giá sự phù hợp của mô hình theo R2 50 Bảng 4.9 Kết quả kiểm định Anova 50 Bảng 4.10 Kết quả hồi quy theo phƣơng pháp Enter 51 Bảng 4.11 Kết quả kiểm định giả thiết 54 Bảng 4.12 Kết quả kiểm định khác biệt theo giới tính 55 DANH MỤC HÌNH VẼ Số hiệu Hình 2.1 Nội dung Mô hình nghiên cứu của Bammer và cộng sự Trang 16 Mô hình CSR, cam kết của nhân viên với doanh nghiệp và Hình 2.2 hiệu quả tổ chức 18 Hình 2.3 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến cam kết của nhân viên với tổ chức. 19 Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất 26 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 28 Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu sau phân tích hồi quy 52 Hình 4.2 Đồ thị phân tán Scatter plot 52 Hình 4.3 Biểu đồ phân phối chuẩn 53 DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Số hiệu Nội dung Phụ lục 1 Dàn bài thảo luận nhóm Phụ lục 2 Bảng câu hỏi nghiên cứu định lƣợng Phụ lục 3 Mô tả các biến nghiên cứu Phụ lục 4 Kiểm định sự tin cậy của các thang đo Phụ lục 5 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) của các biến độc lập Phụ lục 6 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) của các biến phụ thuộc Phụ lục 7 Ma trận hệ số tƣơng quan Phụ lục 8 Mô hình hồi quy Phụ lục 9 Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy Phụ lục 10 Phân tích Anova Phụ lục 11 Thống kê mô tả các biến Phụ lục 12 Danh sách các công ty khảo sát, các thành viên và nhà quản trị 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Bối cảnh và lý do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại công nghệ thông tin ngày càng phát triển; xu hƣớng toàn cầu hóa, quốc tế hóa trở thành một tất yếu khách quan; mối quan hệ giữa các nền kinh tế ngày càng trở nên mật thiết và gắn bó; hoạt động giao lƣu thƣơng mại giữa các quốc gia ngày càng phát triển mạnh mẽ, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt…thì các doanh nghiệp cần phải tìm cách để tạo ra đƣợc những lợi thế cạnh tranh bền vững. Nếu trƣớc đây các chiến lƣợc mà các công ty thƣờng sử dụng nhƣ đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lƣợng hàng hóa … để có thể giành lợi thế cạnh tranh, thì ngày nay để củng cố thƣơng hiệu và uy tín trên thƣơng trƣờng thì việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh là một giải pháp đang đƣợc áp dụng và bƣớc đầu đem lại hiệu quả tích cực. Và một xu hƣớng mới đã và đang lớn mạnh trên thế giới, trở thành một yêu cầu “mềm” đối với các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập chính là doanh nghiệp cần thực hiện tốt trách nhiệm xã hội. Trách nhiệm xã hội là một khái niệm đã xuất hiện từ khá lâu trên thế giới và đã trở thành một tiêu chí đánh giá bắt buộc ở nhiều nƣớc phát triển. Tuy nhiên, đây vẫn là khái niệm mới tại Việt Nam. Khi nhìn vào sự thành công của một doanh nghiệp Việt Nam, nhiều ngƣời mới chỉ dừng lại ở việc xem xét các chỉ tiêu hữu hình nhƣ doanh số, lợi nhuận, mức lƣơng trả cho nhân viên hay số thuế đóng góp cho ngân sách nhà nƣớc… Trong khi đó, để thực hiện trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp sẽ cần phải thực hiện hàng loạt vấn đề nhƣ: nâng cao đời sống tinh thần cho ngƣời lao động, đảm bảo sự bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lƣơng công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, bảo vệ môi trƣờng, xử lý rác thải và nƣớc thải, tuân thủ pháp luật, trách nhiệm đóng thuế đầy đủ theo quy định ... Tuy nhiên, để có thể thực hiện đƣợc những vấn đề nêu trên không phải là điều dễ dàng gì và với Việt Nam thì trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với cộng 2 đồng lại là một khái niệm khá xa vời. Thậm chí, có tình trạng các doanh nghiệp tìm cách đá “quả bóng trách nhiệm” ra càng xa mình càng tốt. Phần lớn các doanh nghiệp đều mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy đề xuất chính sách có lợi cho mình mà không cân nhắc đến lợi ích của các nhóm đối tƣợng khác. Mặc dù gần đây Việt Nam đã đạt đƣợc những thành quả kinh tế ấn tƣợng nhƣng nó cũng đem lại nhiều thách thức mới cho các doanh nghiệp Việt Nam. Những đòi hỏi từ các công ty quốc tế, các nhà nhập khẩu hàng hóa Việt Nam và ngƣời tiêu dùng toàn cầu đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tuân thủ các chuẩn mực toàn cầu về an toàn lao động, chăm sóc sức khỏe ngƣời lao động, bảo vệ môi trƣờng ngày càng gia tăng. Luật chơi trong thời hội nhập đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ các vấn đề trên nếu không muốn rời khỏi cuộc chơi. Do vậy yếu tố trụ cột gắn liền với mục tiêu của doanh nghiệp không chỉ là lợi nhuận mà còn phải kể đến việc tạo ra những đóng góp cho xã hội. Tuy yếu tố này vẫn còn khá mới mẻ nhƣng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam ngày càng đƣợc quan tâm, khi mà khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ còn đóng khung trong giá cả và chất lƣợng sản phẩm, mà nó còn gắn liền với trách nhiệm đối với con ngƣời và cộng đồng xã hội. Mặt khác, nó cũng cho thấy việc thực hiện cũng nhƣ đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không phải là câu chuyện đơn giản, dễ dàng. Đầu tiên và dễ thấy nhất khi nói về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, chính là các hoạt động từ thiện. Không khó để đánh giá hoạt động này thông qua việc thống kê số lần, số tiền, số các trợ giúp khác cũng nhƣ ý nghĩa của những công việc này mà doanh nghiệp đã làm. Trách nhiệm xã hội còn là trách nhiệm với môi trƣờng tự nhiên. Bảo vệ môi trƣờng tự nhiên là một trách nhiệm bắt buộc đối với các doanh nghiệp nếu tính chất hoạt động của mình có khả năng gây ô nhiễm cho môi trƣờng. Để ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ này, thì ngay từ khâu hình thành dự án phải tính toán đánh giá 3 tác động môi trƣờng, có biện pháp giảm thiểu những tác động xấu, đồng thời phải nghiêm túc thực hiện suốt trong quá trình vận hành nhà máy. Thực tế cho thấy, để giảm chi phí cho sản phẩm, nhiều doanh nghiệp đã không ngần ngại sử dụng nhiều chiêu thức xả bẩn ra môi trƣờng, qua mặt các cơ quan chức năng. Hậu quả là, khi vụ việc đƣợc phát giác thì hình ảnh thƣơng hiệu của doanh nghiệp bao năm qua dày công xây dựng bị sứt mẻ nghiêm trọng dƣới con mắt của công chúng. Hấp lực từ việc gây ô nhiễm nhiều lúc là rất mạnh vì nó làm giảm đáng kể chi phí của các doanh nghiệp trong khâu xử lý chất thải, tuy nhiên những việc xả thải ấy đến lƣợt nó lại góp phần hình thành cái không khí ô nhiễm mà chính doanh nghiệp cũng phải gánh chịu. Ở khía cạnh khác, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn thể hiện ở việc ứng xử với ngƣời lao động - một yếu tố cấu thành của doanh nghiệp, đồng thời chính là đối tƣợng xã hội chịu tác động trực tiếp từ các chính sách của doanh nghiệp. Tiêu chuẩn sử dụng lao động, quyền lợi ngƣời lao động, môi trƣờng làm việc... phải là mối quan tâm hàng đầu của ngƣời điều hành doanh nghiệp nhằm tăng năng suất lao động, tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong doanh nghiệp. Trong xã hội có bao nhiêu ngƣời tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệp làm ra thì có bấy nhiêu ngƣời nằm trong vùng phủ sóng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Đó chính là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với ngƣời tiêu dùng. Về mặt quy mô, có lẽ đây là trách nhiệm lớn nhất, vì liên quan đến hầu nhƣ toàn thể cộng đồng. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với ngƣời tiêu dùng bao gồm các cam kết về chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ hậu mãi, tính trung thực trong quảng bá, giới thiệu sản phẩm, sự bảo đảm an toàn sức khỏe cho cộng đồng. Truyền thông đã từng sôi động về việc sữa nhiễm melamine do doanh nghiệp cố tình qua mặt cơ quan kiểm nghiệm, lừa dối ngƣời tiêu dùng, gây ra những tổn hại to lớn cho sức khỏe cộng đồng. Không thực hiện tốt trách nhiệm xã hội đối với ngƣời tiêu dùng, tổn thất lớn nhất mà doanh nghiệp gánh chịu không phải là sự trừng phạt của luật pháp, mà là sự quay lƣng của ngƣời tiêu dùng. 4 Ngoài ra, trách nhiệm xã hội còn là trách nhiệm đóng thuế đầy đủ cho nhà nƣớc và tuyệt đối tôn trọng pháp luật. Thuế là nguồn thu cho nhà nƣớc và giúp chính phủ có thể điều hành nền kinh tế. Do vậy, một doanh nghiệp đƣợc coi là có trách nhiệm xã hội nghĩa là phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm với nhà nƣớc và tuân thủ pháp luật. Trong thời gian vừa qua, nhiều công ty trốn thuế, hay lót tay cho những cán bộ trong việc quyết toán hàng năm bị phát giác, điều này đã làm nguồn thu của nhà nƣớc bị giảm sụt ảnh hƣởng đến những phúc lợi cho xã hội. Trƣờng hợp nhƣ Cocacola Việt Nam trong thời gian qua liên tục báo cáo lỗ gây nhiều bức xúc cho ngƣời dân và khiến họ phải đặt dấu chấm hỏi: phải chăng pháp luật Việt Nam quá lỏng lẻo hay có sự thiếu tinh thần trách nhiệm xã hội của tập đoàn này. Thực hiện trách nhiệm xã hội, vừa là đóng góp của doanh nghiệp cho xã hội, vừa là một lợi ích tự thân, củng cố khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, nơi mà các chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh đã trở thành một thành phần bắt buộc trong từng sản phẩm. Để có thể phát triển theo hƣớng bền vững thì cách kinh doanh “ăn xổi ở thì” đã không còn phù hợp với nền kinh tế hội nhập toàn cầu nhƣ hiện nay. Có thể nhận thấy một điều rằng các doanh nghiệp nếu nhƣ quan tâm đến lợi ích của những nhóm lợi ích khác luôn luôn là những doanh nghiệp phát triển bền vững và thành công, tạo đƣợc vị thế trên thƣơng trƣờng. Cuối cùng, đối với nhân viên, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng đóng một vai trò quan trọng đối với sự cam kết của nhân viên với tổ chức hay doanh nghiệp đó. Các nhân viên thƣờng có khuynh hƣớng gắn bó hơn với tổ chức nếu họ cảm thấy tự hào về tổ chức đó. Sự cam kết của nhân viên không chỉ là sự hài lòng hay hãnh diện vì đƣợc làm việc cho công ty, mà còn là sự cam kết mà nhân viên đó dành cho công ty và các mục tiêu chung của công ty. Kevin Kruise viết: “Sự cam kết nghĩa là các nhân viên thực sự quan tâm về công việc của họ và sự tồn vong của công ty. Họ không làm việc chỉ để nhận lƣơng hay chỉ để thăng tiến mà còn làm việc vì các mục tiêu chung của công ty.” 5 Hiện nay, trên thế giới cũng nhƣ trong nƣớc, việc nghiên cứu về vấn đề này còn khá hạn chế. Riêng với Việt Nam, trách nhiệm xã hội chỉ đƣợc hiểu nhƣ là hoạt động từ thiện, chƣa đi sâu nghiên cứu các loại trách nhiệm xã hội khác của doanh nghiệp đến đối tƣợng khác. Chính vì vậy, để các nhà quản trị có thể đánh giá đúng và hiểu rõ hơn về những tác động và hiệu quả của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, cũng nhƣ tác động của nó đối với cam kết của nhân viên với tổ chức (doanh nghiệp) tác giả đã lựa chọn đề tài: “Ảnh hƣởng của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến sự cam kết của nhân viên với tổ chức” để làm đề tài nghiên cứu của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Căn cứ vào những lý do lựa chọn đề tài đã đƣợc trình bày nêu trên, ngƣời viết mong muốn thực hiện đề tài nghiên cứu này với các mục tiêu chính nhƣ sau: - Xem xét và nghiên cứu các yếu tố thuộc trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) tác động đến sự cam kết của nhân viên với tổ chức. - Kiểm định thang đo và mô hình lý thuyết về ảnh hƣởng của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tác động đến sự cam kết của nhân viên với tổ chức. - Đề xuất một số hàm ý (kiến nghị) rút ra từ kết quả nghiên cứu cho doanh nghiệp trong việc nâng cao sự cam kết của nhân viên. 1.3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, các yếu tố thuộc trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, sự cam kết của nhân viên với tổ chức và các vấn đề khác có liên quan. Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu tập trung khảo sát nhân viên làm việc cho các doanh nghiệp trên địa bàn TP. HCM, đó là các công ty điển hình đã hoạt động trong thời gian khá lâu, và có những đóng góp cho cộng đồng, hoạt động trong các ngành nhƣ nghề nhƣ: may mặc, thực phẩm, vật liệu xây dựng, sản xuất mặt hàng điện tử… (danh sách đƣợc trình bày tại phụ lục 12). Đây cũng chính là những lĩnh vực đang phát triển và thu hút đƣợc sự quan tâm của dƣ luận hiện nay. Các công ty đƣợc chọn 6 có vị trí địa lý và điều kiện phát triển trên các lĩnh vực khác nhau, nhằm xem xét một cách toàn diện các nhân tố ảnh hƣởng đến sự cam kết của nhân viên với tổ chức. 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu vận dụng chủ yếu hai phƣơng pháp: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng. Nghiên cứu định tính đƣợc tiến hành thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung nhằm khám phá, điều chỉnh, bổ sung các yếu tố của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ảnh hƣởng đến sự cam kết của nhân viên với tổ chức, phát triển thang đo những yếu tố này và thang đo sự cam kết của nhân viên với tổ chức. Nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiện bằng cách thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn bằng bảng câu hỏi. Sau đó, dữ liệu thu thập đƣợc sẽ đƣợc xử lý thông qua phần mềm SPSS. Thang đo đƣợc kiểm định bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Sau khi đánh giá sơ bộ, các thang đo đƣợc đƣa vào phân tích hồi quy nhằm xác định mức độ ảnh hƣởng của các thành phần của CSR đến sự cam kết của nhân viên với tổ chức. 1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu Về mặt lý thuyết Nghiên cứu làm sáng tỏ hơn các lý thuyết đo lƣờng các thành phần của CSR ảnh hƣởng đến sự cam kết của nhân viên với tổ chức, góp phần phát triển thang đo và mô hình nghiên cứu ảnh hƣởng của CSR đến sự cam kết của nhân viên với tổ chức. Về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp hiểu và nhận dạng đƣợc trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và ảnh hƣởng của nó đến sự cam kết của nhân viên với tổ chức, từ đó có những chính sách phù hợp nhằm nâng cao sự cam kết của 7 nhân viên với tổ chức, hoạch định các chiến lƣợc phát triển ổn định và bền vững trong tƣơng lai. Nghiên cứu này cũng là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, nhà quản trị trong các tổ chức và các nghiên cứu tiếp theo liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. 1.6. Kết cấu bố cục đề tài Báo cáo nghiên cứu đƣợc kết cấu làm 5 chƣơng với các nội dung sẽ đƣợc trình bày theo thứ tự nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan về nghiên cứu Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu Chƣơng 5: Kiến nghị và kết luận Tóm tắt chương 1 Chương 1 trình bày tổng quan về lý do chọn đề tài, mục tiêu, ý nghĩa và phương pháp nghiên cứu làm cơ sở định hướng nghiên cứu ở những chương tiếp theo. 8 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) 2.1.1 Khái niệm Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (gọi tắt là trách nhiệm xã hội - CSR) ra đời sau đạo đức kinh doanh và đang là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay. Vậy, CSR là gì? Có nhiều định nghĩa khác nhau về CSR, theo Mohr và cộng sự (2001) thì CSR là những hoạt động tối thiểu hóa hoặc loại bỏ các mối nguy hiểm phát sinh trong xã hội cũng nhƣ tối đa hóa những hiệu quả nhất định trong thời gian dài. Khái niệm về CSR theo Beyer (1972) và Drucker (1974) chính là tổ chức nên thực hiện các hoạt động xã hội nhằm tạo ra phúc lợi cho cộng đồng. Bởi vì các tổ chức kiếm đƣợc nhiều lợi nhuận từ cộng đồng và làm giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên của xã hội, do vậy họ phải có trách nhiệm cải thiện môi trƣờng và các nguồn tài nguyên khác, cũng nhƣ cải thiện mức sống cho toàn xã hội. Năm 1962, trong cuốn sách “Capitalism and Freedom” (Chủ nghĩa tƣ bản và Sự tự do), nhà kinh tế học Milton Friedman đã viết: “Có một và chỉ một trách nhiệm của doanh nghiệp, đó là sử dụng nguồn tài nguyên và tham gia hoạt động nhằm tăng lợi nhuận của mình miễn sao nó vẫn tuân theo các luật chơi, nghĩa là tham gia cạnh tranh công khai và tự do, không lừa gạt hay gian lận”. Theo cách nói này của Friedman, chúng ta xét thấy ý kiến này mới chỉ có tác dụng hiện thực hóa các quy tắc trong kinh doanh, chỉ chú ý tới việc chạy đua “nhằm tăng lợi nhuận” đúng theo mối ràng buộc của các doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng là “không lừa gạt hay gian lận”. Có thể nói, khái niệm về CSR của Friedman mới chỉ nhìn nhận trách nhiệm xã hội ở một phạm vi hẹp, chỉ thấy đƣợc lợi ích trƣớc mắt mà bỏ qua lợi ích lâu dài, đó là “phát triển nhanh, mạnh và bền vững”.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng