Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của thực trạng phân bố dân cư tới phát triển ở việt nam...

Tài liệu ảnh hưởng của thực trạng phân bố dân cư tới phát triển ở việt nam

.DOC
17
609
142

Mô tả:

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẤU…………………………………………………………………...3 CHƯƠNG I: Một số khái niệm cơ bản……………………………….………...5 CHƯƠNG II: Quy mô ,cơ cấu dân số và phân bố dân cư .................................5 1. Quy mô dân số………………………………………………………….…5 2. Cơ cấu dân số …………………………………………………………..…7 3. Phân bố dân cư………………………………………………………,…....8 CHƯƠNG III: Tác nhân ảnh hưởng đến phân bố dân cư-chất lượng dân số..11 1. Điều kiện tự nhiên…………………………………………………………11 2. Lịch sử hình thành …………………………………………...……...........12 3. Điều kiện kinh tế xã hội…………………………………………………...12 CHƯƠNG IV :Ảnh hưởng của thực trạng phân bố dân cư tới phát triển ở Việt Nam…………………………………………………………………………..…..13 1. Ảnh hướng đến kinh tế xã hội …………………………………………….14 2. Ảnh hưởng đến môi trường……………………………………………......15 CHƯƠNG V : Một số biện pháp thúc đẩy phân bố dân cư hợp lí …………..16 KẾT LUẬN………………………………………………………………………18 2 LỜI MỞ ĐẦU Thực hiện chuyên đề tìm hiểu về thực trạng dân số của Việt Nam hiện nay ,đồng thời cùng phát biểu những biện pháp khắc phục những mặt tiêu cực ,phát huy những mặt tích cực .Sau thời gian 1 tháng cùng làm việc nhóm ,tìm hiểu thông tin sách báo ,thời sự ,internet ….chúng tôi đã tổng hợp thông tin cùng số liệu cụ thể . Theo báo cáo “Tổng điều tra dân số và nhà ở việt Nam năm 2009” đã được công bố vào tháng 7/2010, một số chủ đề quan trọng như sinh, chết, di cư và đô thị hóa, cấu trúc tuổi-giới tính của dân số, tình hình giáo dục, tiếp tục được khai thác phân tích sâu nhằm cung cấp những thông tin quan trọng về thực trạng và những khuyến nghị về chính sách phù hợp về những chủ đề đó. Cũng theo kết quả phân tích sâu về cấu trúc tuổi và giới tính, Việt Nam đã bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” có nghĩa là cứ hai hoặc hơn hai người trong độ tuổi 15-64 gánh một người trong độ tuổi phụ thuộc. Thời kỳ này bắt đầu vào khoảng năm 2007 và theo dự báo thì sẽ kết thúc vào năm 2041. Thời kỳ này chỉ xảy ra duy nhất một lần trong lịch sử nhân khẩu học của mỗi quốc gia và sẽ đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam nếu Chính phủ có những chính sách phát triển nguồn nhân lực và tạo cơ hội việc làm phù hợp, đặc biệt chú trọng đến lực lượng lao động trẻ.Việt Nam cũng bắt đầu bước vào thời kỳ già hoá dân số,cần có những ứng phó với già hoá dân số để đảm bảo an sinh xã hội và chăm sóc y tế cho người già, đặc biệt người già trong nhóm hộ nghèo, người già tàn tật ở các vùng nông thôn. 3 4 CHƯƠNG I MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Dân số là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính. 2. Quy mô dân số là số người sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính tại thời điểm nhất định. 3. Cơ cấu dân số là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng khác. 4. Cơ cấu dân số già là dân số có người già chiếm tỷ lệ cao. 5. Phân bố dân cư là sự phân chia tổng số dân theo khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính. 6. Chất lượng dân số là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số. 7. Di cư là sự di chuyển dân số từ quốc gia này đến cư trú ở quốc gia khác, từ đơn vị hành chính này tới cư trú ở đơn vị hành chính khác. 8. Kế hoạch hoá gia đình là nỗ lực của Nhà nước, xã hội để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khoẻ, nuôi dạy con có trách nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình. 9. Chỉ số phát triển con người (HDI) là số liệu tổng hợp để đánh giá mức độ phát triển con người, được xác định qua tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục và thu nhập bình quân đầu người. 10. Dịch vụ dân số là các hoạt động phục vụ công tác dân số, bao gồm cung cấp thông tin, tuyên truyền, giáo dục, vận động, hướng dẫn, tư vấn về dân số (sau đây gọi chung là tuyên truyền, tư vấn); cung cấp biện pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, nâng cao chất lượng dân số và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật. CHƯƠNG II QUY MÔ ,CƠ CẤU DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ Mục 1 : Quy mô dân số . I/Số liệu chung :  Quy mô dân số là 85.789.573 người bao gồm 42.413.143 nam (chiếm 49,4%) và 43.433.854 nữ (chiếm 50,6%)., mật độ dân số lên tới 258 người/km2.  Được phân bố trên sáu vùng kinh tế - xã hội của đất nước. +Vùng đông dân nhất là Đồng bằng sông Hồng (19.577.944 người). +Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (18.835.485 người) +Đồng bằng sông Cửu Long (17.178.871 người) 5 + Vùng có số dân ít nhất là Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh với dân số là 5.107.437 người. II/ Đánh giá :  Việt Nam là nước đông dân thứ 3 ở Đông Nam Á (sau Inđônêxia và Philippin) và đứng thứ 13 trong số những nước đông dân nhất thế giới.  Trên thế giới, chỉ có 4 nước: Ấn Độ, Nhật Bản, Băng-la-đet, Phi-lip-pin là có dân số nhiều hơn và mật độ dân số cao hơn nước ta. Trung Quốc, mặc dù 6 có 1,3 tỷ dân nhưng mật độ dân số chỉ có 136 người/km2….  Cũng cần nói thêm rằng, mật độ dân số nước ta đã cao gần gấp đôi Trung Quốc, gấp hơn 5 lần mật độ chung của thế giới và gấp 10 lần mật độ dân số của các nước đã phát triển. Việt Nam là nước khan hiếm về đất đai. Hiện nay, mỗi năm dân số nước ta vẫn đang tăng thêm khoảng 1,1 triệu người  , nghĩa là bằng dân số một tỉnh loại trung bình. Mục 2 : Cơ cấu dân số I/ Tình hình -Theo báo cáo của Tổng cục Dân số, từ năm 2006, mỗi năm nước ta bổ sung thêm khoảng 1,5 triệu người vào lực lượng lao động, hiện tại số dân đang trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 62,7%. -Theo đó, Việt Nam đã bước vào giai đoạn có “cơ cấu dân số vàng” có nghĩa là cứ hai hoặc hơn hai người trong độ tuổi 15-64 gánh một người trong độ tuổi phụ thuộc. Thời kỳ này bắt đầu vào khoảng năm 2007 và theo dự báo thì sẽ kết thúc vào năm 2041. -Thời kỳ này chỉ xảy ra duy nhất một lần trong lịch sử nhân khẩu học của mỗi quốc gia -Mật độ dân số rất cao (260 người trên 1km2, gần gấp đôi Trung Quốc). Tỉ lệ sinh đẻ ở nông thôn vẫn cao hơn thành thị, dẫn đến nguy cơ tỷ lệ sinh cao có thể tăng trở lại. -Một vấn đề lớn ở Việt Nam là chênh lệch giới tính khi sinh rất cao. Tỷ số chênh lệch giới tính khi sinh đã tăng lên 112 trẻ trai/100 trẻ gái. 7 -Sự mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh sẽ tác động lên cơ cấu giới tính dân số trong tương lai và chắc chắn dẫn tới hiện tượng thừa nam giới. II/ Cơ hội :  Đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam nếu Chính phủ có những chính sách phát triển nguồn nhân lực và tạo cơ hội việc làm phù hợp, đặc biệt chú trọng đến lực lượng lao động trẻ. .  Đây thực sự là cơ hội có một không hai để phát triển kinh tế-xã hội đất nước III/ Thách thức :  Việt Nam cũng bắt đầu bước vào thời kỳ già hoá dân số.  Cần những ứng phó với già hoá dân số để đảm bảo an sinh xã hội và chăm sóc y tế cho người già, đặc biệt người già trong nhóm hộ nghèo, người già tàn tật ở các vùng nông thôn.  Chất lượng sống cũng như cơ hội việc làm, nguồn thu nhập ở một bộ phận không nhỏ người trong tuổi lao động còn khá thấp.  Nước ta vẫn chưa tận dụng được những thế mạnh mà cơ cấu Dân số Vàng có thể mang lại.Bên cạnh đó tỷ lệ lao động thiếu việc làm hiện nay là 5,1%, số lao động được đào tạo chỉ chiếm 30%. =>Chính vì thế, lực lượng trong độ tuổi lao động của Việt Nam chưa tạo nên sức bật về kinh tế, xã hội cho đất nước và Việt Nam chưa tận dụng những thế mạnh của cơ cấu dân số vàng. Mục 3 :Phân bố dân cư I/Tình hình chung : 1.Dân cư phân bố không đồng đều ♦ Giữa các vùng và các tỉnh trong cả nước -Dân cư tập trung ở các đô thị lớn : + Đông nhất là ở TP Hồ Chí Minh (3414 người/km2) 8 +Hà Nội (1935 người/km2), thứ ba là Bắc Ninh (1248 người/km2) -Tỷ trọng dân số của hai vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên tăng, của bốn vùng còn lại giảm. => Đông Nam Bộ và Tây Nguyên có tốc độ nhập cư lớn hơn. -Tây Nguyên là vùng có tổng số dân và mật độ dân số thấp nhất (5,1 triệu dân với mật độ dân số 93 người/km2), nhưng do vùng này có tỷ lệ nhập cư rất cao, vì vậy dân số đã tăng nhanh với tỷ lệ tăng dân số bình quân là 2,3%/năm trong thời kỳ 1999 - 2009. => Dưới tác động của kinh tế thị trường, dân số và lao động đã có sự phân bố lại trên quy mô rộng và với cường độ mạnh mẽ trong phạm vi cả nước. Bảng 1 : Diện tích, dân số và mật độ dân cư của các vùng và các tỉnh trong cả nước năm 2009 : Diện tích Dân số Mật độ dân số (km2) (nghìn người) (Người/km2) Cả nước 331051,4 86024,6 260 ĐB Sông Hồng 21063,1 19625,0 932 Trung du miền núi phía Bắc 95338,8 11095,2 116 Bắc trung bộ & DH miền Trung 95885,1 18870,4 197 Tây nguyên 54640,6 5124,9 94 Đông Nam Bộ 23605,2 14095,7 597 Đồng bằng sông 40518,5 Cửu Long 17213,4 425 Tỉnh/ thành phố Nguồn: Tổng cục Thống kê (TCTK), Niên giám thống kê 2009. ♦ Giữa thành thị và nông thôn - 29,6% dân số sống ở khu vực thành thị so với 23,5% vào năm 1999. +Đông Nam Bộ là vùng có mức độ đô thị hoá cao nhất và tốc độ đô thị hoá khá nhanh, dân số thành thị chiếm 57,1% 9 Bảng 2 : Tốc độ tăng dân số của khu vực thành thị và nông thôn từ năm 2000-2010 : Năm Dân số Thành thị Nông thôn 2000 1,35 3,32 0,74 2001 1,28 3,06 0,71 2007 1,09 3,04 0,34 2008 1,07 3,90 -0,04 2009 1,06 3,21 0,18 Sơ bộ 2010 1,05 2,50 0,44 Nguồn: Tổng cục thống kê (TCTK), Niêm giám thống kê 2009, NGTT 2010. => Những năm gần đây đang có xu hướng di dân mạnh từ nông thôn ra thành thị, tuy nhiên sự di dân tự phát này sẽ nảy sinh nhiều vấn đề bất cập về nhà ở, vệ sinh và môi trường. ♦ Giữa đồng bằng và miền núi 10 - Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số cả nước, trong lúc diện tích hẹp (chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ. -Trong khi đó, ở vùng trung du và miền núi với diện tích rộng lớn chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, tài nguyên phong phú, nhưng dân số chỉ chiếm 25% dân số cả nước, mật độ dân số thấp hơn nhiều so với cùng đồng bằng : Tây Nguyên 95 người/km2, trung du và miền núi phía Bắc 117 người/km2. II/ Đánh giá chung : -Dân cư phân bố không đồng đều dẫn đến nhiều khó khăn và thách thức về : + Tài nguyên và môi trường + An ninh trật tự ,các tệ nạn xã hội + Những tiềm năng về tài nguyên không có điều kiện phát huy (Miền núi ) - Nhà nước cần có nhiều biện pháp điều chỉnh sự phân bố đồng đều hơn về dân số CHƯƠNG III TÁC NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÂN BỐ DÂN SỐ - CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ Mục 1 : Tác nhân ảnh hưởng Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư Việt Nam Điều kiện tự nhiên Lịch sử khai thác lãnh thổ I/ Điều kiện tự nhiên . Điều kiện Kinh tế - Xã hội -Những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi như khí hậu ôn hòa, đất đai phì nhiêu, địa hình bằng phẳng,…thì dân cư tập trung đông đúc. VD: So sánh giữa khu vực Đồng bằng sông Hồng và Khu vực Miền núi Tây bắc. Khu vực Đồng bằng s.Hồng Khu vực Miền núi Tây Bắc Vùng bao gồm đồng bằng châu thổ màu mỡ, . Diện tích đất nông nghiệp 70% là đất phù sa màu mỡ, Vùng Tây Bắc là vùng núi phía Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. - Địa hình: tương đối bằng phẳng. - Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa Địa hình: Núi cao hiểm trở - Tài nguyên thiên nhiên: khá đa dạng Khí hậu: nhiệt đới gió mùa nhưng thời tiết lại khắc nghiệt, mưa nắng thất thường. • Đất: đất phù sa sông Hồng. →thuận lợi để sản xuất lương thực, thực phẩm . Tài nguyên thiên nhiên: đa dạng, tuy nhiên chưa khai thác đúng cách và triệt để • Nước: dồi dào Gặp nhiều thiên tai, mưa lũ, lốc xoáy… II/ Lịch sử khai thác -Những vùng có lịch sử khai thác lâu đời thì dân cư tập trung đông. +Đồng bằng sông hồng ở nước ta đươc hình thành sớm và lâu đời trong lịch sử nên mật đô dân cư đông nhất so với các khu vực khác trên cả nước. III/Điều kiện kinh tế- xã hội: -Những vùng có nền kinh tế - xã hội phát triển mạnh thì thường thu hút dân cư tập trung đông, như ở nước ta, các đô thị lớn, phát triển lớn mạnh về kinh tế xã hội thì mật độ dân cư rất cao +Dân số tập trung đông nhất ở các thành phố lớn như Hà Nội (1935 người/ 1km2), Tp.HCM (3419 người/1km2), … *Nguyên nhân :  Trải qua nghìn năm tuổi, là trung tâm văn hóa của cả nước  Nơi có nền kinh tế phát triển bậc nhất cả nước  Nền kinh tế phát triển, cở sở vật chất hiện đại 12  Tập trung nhiều khu công nghiệp, tạo việc làm và thu nhập cao cho người lao động Mục 2 : Chất lượng dân số -Chất lượng dân số Việt Nam vẫn chưa cao . -Những yếu tố xã hội, đặc biệt là mức sống dân cư cũng tác động mạnh mẽ đến chất lượng dân số. -Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, nước ta có +Khoảng trên 5 triệu người tàn tật, chiếm 6,3% dân số. +Tỷ lệ dân số bị thiểu năng thể lực và trí tuệ chiếm khoảng 1,5%. +Trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng ở mức 25,2%. + Hộ đói nghèo khoảng 15%; gần 15,8% nhà ở tạm, đơn sơ; 18% số hộ chưa được dùng điện, 12,7% số hộ chưa được dùng nước máy. + Ở nông thôn chỉ có khoảng 20% số hộ có phương tiện sản xuất. -Ngoài ra, sự bền vững của gia đình bị tác động mạnh bởi tỷ lệ ly hôn, sống độc thân có xu hướng tăng; trẻ em thiếu cha mẹ, sống lang thang và các tệ nạn xã hội, có chiều hướng tăng lên do sự biến đổi của gia đình và xã hội. -Tư tưởng trọng nam khinh nữ đã phá vỡ sự cân bằng tỷ lệ giới tính, mức sống dân cư đói nghèo còn khá cao… =>Đây là những thực trạng đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ, kịp thời. Chính phủ đã giao cho Bộ Y tế chủ trì, xây dựng kế hoạch tổng thể về nâng cao chất lượng dân số Việt Nam, trong đó duy trì xu thế giảm sinh vững chắc, ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý, góp phần đảm bảo hài hòa với tăng trưởng kinh tế-xã hội . CHƯƠNG IV ẢNH HƯỞNG CỦA THỰC TRẠNG PHÂN BỐ DÂN CƯ TỚI SỰ PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM Yếu tố cơ bản của tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội là nguồn nhân lực, mà nguồn nhân lực luôn luôn gắn liền sự biến đổi dân số cả về số lượng và chất lượng. Mục tiêu của sự phát triển cuối cùng vẫn là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được khi quy mô dân số, tốc độ tăng trưởng dân số, sự phân bố dân cư và nguồn nhân lực thật sự phù hợp và tác động tích cực đến sự phát triển. 13 Ðể có sự phát triển bền vững, việc đáp ứng tăng nhu cầu và nâng cao chất lượng cuộc sống không ảnh hưởng các thế hệ tương lai trên cơ sở sử dụng tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái và chất lượng của sự phát triển. Dân số phù hợp sự phát triển đòi hỏi sự điều chỉnh các xu hướng dân số phù hợp sự phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước. =>Thực trạng dân cư Việt Nam cho thấy có sự phân bố chưa hợp lý, giữa đồng bằng với miền núi, nông thôn và thành thị...Điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế ở Việt Nam và môi trường sống của con người. Mục 1 :Ảnh hưởng đến kinh tế xã hội: I/ Tác động tích cực: -Nguồn lao dộng dồi dào, thị trường tiêu thụ rông lớn, thu hút sự đầu tư của nước ngoài. -Việc di dân ồ ạt từ nông thôn ra thành thị.đã tạo nguồn lao động dồi dào,phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời tạo ra một thị trường tiêu thụ rộng lớn. Ví dụ Tại Thành Phố Hồ Chí Minh với diện tích là 2.095, số dân là 7.162.864, mật độ dân số 3.419 người/km², như vậy thành phố Hồ Chí Minh la nơi tập trung đông dân cư, là Trung tâm thương mại và kinh tế của khu vực. -Thúc đẩy trình độ dân trí phát triển. - Thúc đẩy các dịch vụ công cộng phát triển, khả năng con người tiếp cận với các nguồn lực cao hơn. -So sánh giữa nông thôn và thành thị, đồng bằng và miền núi sẽ nhận thấy sự chênh lệch về mặt tri thức rõ rệt. Ở nông thôn 82% dân số vẫn chưa qua đào tạo sơ cấp,đại đa số cán bộ cơ sở chưa qua đào tạo sơ cấp. II/Tác động tiêu cực: -Việc tập trung dân cư quá đông ở đô thị gây sức ép đối với việc giải quyết việc làm cho 1 lượng lao động dồi dào. -Việc giải quyết các nhu cầu phúc lợi xã hội như y tế, giáo dục, nhà ở, kể cả sức khỏe sinh sản, điện, nước, vệ sinh … gặp nhiều khó khăn. Các khu nhà ổ chuột ngày càng xuất hiện nhiều, ví dụ như ở các khu vực gầm cầu Long Biên.. -Các tệ nạn xã hội: mại dâm, ma túy, trộm cắp,… ngày càng gia tăng. Do dân cư tập trung đông dẫn đến thiếu việc làm, ảnh hưởng đến nguồn thu nhập, con người sa vào các tệ nạn xã hội. -Phân bố dân cư không hợp lý gây ùn tắc giao thông -Tại các vùng nông thôn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đất đai rộng… dân cư 14 tập trung ít dẫn đến thiếu nhân lực để khai thác. Mục 2 :Ảnh hưởng đến môi trường. 1.Dân số tập trung đông ở các vùng đồng bằng và đô thị đang làm : -Ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường sống xung quanh. - Mật độ dân cư thay đổi theo chiều hướng tăng, rác thải nhiều, điều kiện xử lý rác thải xuống cấp. -Làm tăng dịch bệnh, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người và hệ sinh thái. 2.Đối với sức khỏe con người. -Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. +Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở. +Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư. +Dầu lan có thể gây ngứa rộp da. Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, trầm cảm và bệnh mất ngủ, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng 3.Đối với hệ sinh thái, - Lưu huỳnh điôxít và các nitơ ôxít có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của đất. - Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn. 15 - Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp. -Các loài xâm lấn có thể cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học. -Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất ngày một nóng dần lên, các khu sinh thái sẵn có dần bị phá hủy. CHƯƠNG V BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO DÂN SỐ HỢP LÍ A/ Ý kiến chung : Mục 1 : Quy hoạch, kế hoạch phát triển dân số  Nhà nước đưa quy hoạch, kế hoạch phát triển dân số vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia =>Bảo đảm quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số và phân bố dân cư phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, tài nguyên và môi trường.  Nhà nước tổ chác điều tra thống kê tình hình dân số cụ thể và thường xuyên ,để nắm bắt rõ tình hình dân số nước ta nhằm đưa ra những nhiệm vụ kịp thời và hợp lí .  Đưa chỉ tiêu kế hoạch thực hiện công tác dân số vào kế hoạch hoạt động, phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ quan, tổ chức mình; định kỳ kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện. Mục 2:Xã hội hoá công tác dân số,hợp tác quốc tế .  Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân tích cực tham gia công tác dân số. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác dân số được hưởng quyền, lợi ích từ công tác dân số.  Huy động nguồn lực đầu tư cho công tác dân số.  Đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong lĩnh vực dân số.  Tham gia các tổ chức quốc tế, ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế trong lĩnh vực dân số  Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm tổ chức giảng dạy và học tập theo chương trình, giáo trình quy định. Mục 3 : Nghiên cứu khoa học về dân số .  Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá 16 nhân nghiên cứu khoa học, chú trọng các đề tài nâng cao chất lượng dân số, nhất là ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.  Bảo hộ, phổ biến, ứng dụng kết quả đã nghiên cứu về dân số vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội và làm căn cứ cho việc hoạch định chính sách, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác dân số.  Các cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ quan quản lý nhà nước về dân số có trách nhiệm áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng, hiệu quả các đề tài nghiên cứu về dân số để ứng dụng trong thực tế đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. B/ Các ý kiến cá nhân của các thành viên trong nhóm 1. Trần Thị Nguyệt : “Khuyến khích dân chúng di cư vào các vùng kinh tế mới như Tây Nguyên, trung du miền núi, tạo điều kiện thuận lời và ưu đãi để dân di cư sớm ổn định cuộc sống và có điều kiện phát triển kinh tế ở vùng kinh tế mới” 2. Hồ Thị Hồng Chung : “ Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi ; phát triển công nghiệp ở nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động sẵn có ở địa phương ” 3. Võ Thị Hồng Phượng : “Tổ chức các buổi điều tra ,thảo luận cho ý kiến như lồng ghép vào các tiết GDCD ,địa lý …” 4. Nguyễn Thị Lan & Tạ Thị Kì Duyên cùng có ý kiến cho rằng : “Chính sách kế hoạch hoá gia đình và quan điểm trọng nam hơn nữ ở những vùng nông thôn nên được hạn chế” 5. Nguyễn Thị Lệ Thu : “Chính Quyền địa phương nên tổ chức nhiều buổi hội thảo tuyên truyền về chính sách dân số” 6. Trần Thị Thu Trang & Phan Thị Mĩ Hạnh cùng cho rằng : “ Chúng ta là học sinh ,được tuyên truyền và tìm hiểu về tình hình dân số nước ta ,vậy nên mỗi thành viên đều phải có trách nhiệm truyền đạt lại cho mọi người xung quanh cùng thục hiện” 7. Nguyễn Minh Thảo : “ Các cơ quan phụ trách về dân số nên hoạt động nhiều hơn trong các lĩnh vực tuyên truyền dân số” Ý kiến được đưa ra nhiều nhất là “KHEN THƯỞNG VÀ XỬ PHẠT” *Khen thưởng  Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác dân số thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật. 17  Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư có biện pháp khuyến khích khen thưởng  những cá nhân, gia đình thực hiện tốt công tác dân số. * Xử phạt :  Những ai vi phạm các quy định về chính sách dân số cần được xử phạt .Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật.  Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của pháp luật có liên quan đến công tác dân số thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật. KẾT LUẬN Sự phát triển dân số có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta, dân số phát triển nhanh nhưng lại phân bố không đồng đều sẽ gây ra sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng miền, khu vực trong cả nước. Đảng và nước ta luôn luôn chú trọng tới việc kéo gần khoảng cách giữa miền núi và đồng bằng, giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng miền trong cả nước, hướng tới sự phát triển chung và toàn diện trên cả nước. Muốn như vậy cần phải thúc đẩy mạnh hơn nữa việc phân bố dân cư hợp lí giữa các vùng, điều đó sẽ góp phần thúc đầy sự phát triển hơn về kinh tế, xã hội, trình độ ở các khu vực miền núi, còn khó khăn, khai khác được thế mạnh, tài nguyên thiên nhiên ở các vùng miền đồng thời giảm bớt gánh nặng cho các đô thị lớn về vấn đề việc làm, nhà ở và môi trường. Phân bố dân cư hợp lí cũng là một trong những việc cần làm để thúc đẩy sự phát triển bền vững ở nước ta trong thời gian tới. Trên đây là những tìm hiểu và ý kiến tham khảo về tình hình dân số Việt Nam qua các năm .Bên cạnh đó là những biện pháp cải thiện dân số được đưa ra .Mời các bạn tham gia thảo luận góp ý kiến .Trân trọng cảm ơn quý thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe . -----------HẾT---------18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan