Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của sự thay thế rơm bằng lục bình tươi trên các thông số dịch dạ cỏ, t...

Tài liệu ảnh hưởng của sự thay thế rơm bằng lục bình tươi trên các thông số dịch dạ cỏ, tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất, nitơ tích lũy và tăng trọng của bò ta

.PDF
52
204
137

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG TẠ NGỌC THIỆU ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY THẾ RƠM BẰNG LỤC BÌNH TƯƠI TRÊN CÁC THÔNG SỐ DỊCH DẠ CỎ, TỶ LỆ TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT, NITƠ TÍCH LŨY VÀ TĂNG TRỌNG CỦA BÒ TA Luận văn tốt nghiệp Ngành: CHĂN NUÔI – THÚ Y Cần Thơ, 2009 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG Luận văn tốt nghiệp Ngành: CHĂN NUÔI – THÚ Y Tên đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY THẾ RƠM BẰNG LỤC BÌNH TƯƠI TRÊN CÁC THÔNG SỐ DỊCH DẠ CỎ, TỶ LỆ TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT, NITƠ TÍCH LŨY VÀ TĂNG TRỌNG CỦA BÒ TA Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Văn Thu Sinh viên thực hiện: Tạ Ngọc Thiệu MSSV: 3052467 Lớp: CN K31 Cần Thơ, 2009 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN CHĂN NUÔI =====š&›===== ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY THẾ RƠM BẰNG LỤC BÌNH TƯƠI TRÊN CÁC THÔNG SỐ DỊCH DẠ CỎ, TỶ LỆ TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT, NITƠ TÍCH LŨY VÀ TĂNG TRỌNG CỦA BÒ TA Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2009 Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2009 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN DUYỆT BỘ MÔN Nguyễn Văn Thu Trưởng bộ môn Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2009 DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG Trưởng khoa PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình luận văn nào trước đây. Cán bộ hướng dẫn PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Tác giả luận văn LỜI CẢM TẠ Trong quá trình học tập và nghiên cứu tôi đã gặp không ít khó khăn và trở ngại, nhưng được sự động viên, giúp đỡ của cha mẹ, anh chị em, cùng quí thầy cô và các bạn đã giúp tôi vượt qua mọi khó khăn và hoàn thành tốt khóa học. Trước hết tôi xin gửi lời cảm tạ đến cha mẹ của tôi, người đã sinh thành, dưỡng dục và luôn lo lắng cho tôi. Kế tiếp, tôi xin chân thành cảm tạ quí thầy cô đã tận tâm giảng dạy tôi trong suốt khóa học và truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức quí báu. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Nguyễn Văn Thu và cô TS. Nguyễn Thị Kim Đông đã chỉ bảo tận tình và hỗ trợ kinh phí để tôi thực hiện đề tài này. Đồng thời tôi xin cảm ơn kỹ sư Nguyễn Trường Giang và kỹ sư Lâm Phước Thành đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong tiến trình phân tích mẫu và xử lý số liệu thí nghiệm. Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến tất cả các bạn đã chia sẻ động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com TÓM LƯỢC Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hình vuông Latin với 4 nghiệm thức, 4 giai đoạn trên 4 con bò đực nội có trọng lượng trung bình 290 kg. Mỗi giai đoạn thí nghiệm kéo dài 12 ngày với 7 ngày thích nghi và 5 ngày lấy mẫu. Thức ăn dùng trong thí nghiệm là lục bình tươi, rơm và bánh đa dưỡng chất. Thức ăn được cho ăn 2 lần trong ngày, mỗi lần cho ăn một nửa lượng ăn/ngày của mỗi con. Cho bò uống nước 2 lần/ngày (trưa và tối). Mỗi con được lấy dịch dạ cỏ 2 lần trong thời gian của 5 ngày lấy mẫu. Lấy tại 2 thời điểm 0 giờ trước khi ăn và thời điểm 3 giờ sau khi ăn. Lượng CP ăn vào được cố định ở mức 200g/100kg thể trọng/ngày cho tất cả các nghiệm thức trong thí nghiệm. Bốn nghiệm thức trong thí nghiệm gồm: NT1 (LB0): Không lục bình tươi NT2 (LB25): 25% lục bình tươi thay thế rơm + rơm ăn tự do NT3 (LB50): 50% lục bình tươi thay thế rơm + rơm ăn tự do NT4 (LB75): 75% lục bình tươi thay thế rơm + rơm ăn tự do Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự thay thế rơm bằng lục bình tươi ở nghiệm thức LB50 và LB75 đã cải thiện đáng kể khả năng sản suất của bò ta thông qua các chỉ tiêu tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất (DM, OM, CP, NDF), các thông số dịch dạ cỏ, nitơ tích lũy và tăng trọng của bò. Nhưng nhìn chung nghiệm thức LB50 tốt hơn. Chúng tôi xin kết luận là: Có thể thay thế 50% rơm bằng lục bình tươi trong khẩu phần nuôi bò thịt và ở mức này đem lại hiệu quả cao nhất. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com MỤC LỤC Trang DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... i DANH SÁCH BẢNG ......................................................................................... ii DANH SÁCH HÌNH ......................................................................................... iii DANH SÁCH SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ....................................................................... iv Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................. 1 Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN .............................................................................. 2 2.1.ĐẶC ĐIỂM CỦA BÒ TA............................................................................. 2 2.2 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ TIÊU HÓA CỦA GIA SÚC NHAI LẠI.................... 2 2.2.1 Bộ máy tiêu hoá của gia súc nhai lại........................................................... 2 2.2.2 Môi trường dạ cỏ........................................................................................ 3 2.2.3 Sự nhai lại ................................................................................................. 3 2.2.4 Hệ sinh thái vi sinh vật dạ cỏ...................................................................... 3 2.3 SỰ TIÊU HÓA THỨC ĂN CỦA GIA SÚC NHAI LẠI ............................... 6 2.3.1 Tiêu hoá chất xơ......................................................................................... 6 2.3.2 Tiêu hoá tinh bột và đường......................................................................... 6 2.3.3 Tiêu hoá prôtein ......................................................................................... 6 2.3.4 Tiêu hoá chất béo ....................................................................................... 8 2.4 SỰ HẤP THU CÁC DƯỠNG CHẤT Ở GIA SÚC NHAI LẠI ..................... 8 2.4.1 Hấp thu các axít béo bay hơi (VFAs:Volatile fatty acids) .......................... 8 2.4.2 Hấp thu NH3.............................................................................................. 8 2.4.3 Sự hấp thu urê ........................................................................................... 9 2.4.4 Hấp thu glucose ......................................................................................... 9 2.4.5 Hấp thu các ion và các vitamin................................................................... 9 2.4.6 Hấp thu và chuyển ngược axít amin từ máu vào dạ cỏ................................ 9 2.5 NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA GIA SÚC NHAI LẠI............................... 9 2.5.1 Nhu cầu vật chất khô................................................................................ 10 2.5.2 Nhu cầu prôtein.........................................................................................10 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 2.5.3 Nhu cầu nước........................................................................................... 10 2.6 SƠ LƯỢC VỀ TỶ LỆ TIÊU HÓA TRÊN GIA SÚC NHAI LẠI ................ 10 2.6.1 Hệ số tiêu hoá biểu kiến ........................................................................... 10 2.6.2 Hệ số tiêu hoá thật.................................................................................... 10 2.7 ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ TIÊU HÓA BẰNG PHƯƠNG PHÁP IN VIVO .......... 10 2.8 THỨC ĂN TRONG THÍ NGHIỆM ............................................................ 11 2.8.1 Lục bình (Eichhornia crassipes L.) .......................................................... 11 2.8.2 Rơm (Rice straw) ..................................................................................... 14 2.8.3 Bánh đa dưỡng chất.................................................................................. 14 Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 15 3.1.ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN THÍ NGHIỆM................................................15 3.2 VẬT LIỆU THÍ NGHIỆM .......................................................................... 15 3.2.1 Đối tượng thí nghiệm ............................................................................... 15 3.2.2 Chuồng trại ............................................................................................. 15 3.2.3 Dụng cụ thí nghiệm.................................................................................. 15 3.3 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ................................................................ 15 3.3.1 Bố trí thí nghiệm ...................................................................................... 15 3.3.2 Phương pháp tiến hành............................................................................. 16 3.3.3. Cách chuẩn bị thức ăn trong thí nghiệm .................................................. 16 3.3.4 Các chỉ tiêu theo dõi và thu thập số liệu ................................................... 17 3.4.PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU............................................................ 18 Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 21 4.1 SƠ LƯỢC VỀ THỨC ĂN TRONG THÍ NGHIỆM .................................... 21 4.2 LƯỢNG DƯỠNG CHẤT, THỨC ĂN TIÊU THỤ, NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI CỦA BÒ Ở CÁC NGHIỆM THỨC TRONG THÍ NGHIỆM .................... 22 4.3 CÁC THÔNG SỐ DỊCH DẠ CỎ CỦA BÒ Ở CÁC NGHIỆM THỨC TRONG THÍ NGHIỆM .....................................................................................23 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 4.4 TỶ LỆ TIÊU HÓA CÁC DƯỠNG CHẤT, LƯỢNG NITƠ ĂN VÀO, NITƠ TÍCH LŨY VÀ TĂNG TRỌNG CỦA BÒ TRONG THÍ NGHIỆM ................. 26 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 30 5.1 KẾT LUẬN ................................................................................................ 30 5.2 ĐỀ NGHỊ.................................................................................................... 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 31 PHỤ CHƯƠNG.................................................................................................... PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ABBH acid béo bay hơi Ash khoáng tổng số CP đạm thô DM vật chất khô LB lục bình ME năng lượng trao đổi NDF xơ trung tính NT nghiệm thức OM vật chất hữu cơ TLTH tỷ lệ tiêu hoá TT tăng trọng VSV vi sinh vật i PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng1 : Thành phần dưỡng chất (g/kg) của lục bình và một số cây thủy sinh.... 12 Bảng 2: Thành phần acid amin của lục bình (g/100g protein)............................ 13 Bảng 3: Thành phần hoá học của thức ăn sử dụng trong thí nghiệm (%VCK) ... 21 Bảng 4: Lượng dưỡng chất, thức ăn tiêu thụ, năng lượng trao đổi của bò ở các nghiệm thức...................................................................................................... 22 Bảng 5: Hàm lượng N-NH3, ABBH, pH dịch dạ cỏ của bò ở các nghiệm thức thí nghiệm.............................................................................................................. 23 Bảng 6: Tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng chất (%), nitơ ăn vào, nitơ tích lũy và tăng trọng của bò qua các nghiệm thức..................................................................... 26 ii PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 1: Lục bình được cắt từ sông .................................................................... 16 Hình 2: Lục bình được cắt ngắn ........................................................................ 17 Hình 3: Bò được đeo túi nylon để hứng nước tiểu ............................................. 18 Hình 4: Cách lấy dịch dạ cỏ bằng ống thông thực quản..................................... 19 Hình 5: Nước tiểu được hứng trong túi bằng cao su .......................................... 19 Hình 6: Bò đang ăn lục bình ............................................................................. 20 iii PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com DANH SÁCH SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ Trang Sơ đồ 1: Lượng “Prôtein trao đổi” được hình thành từ prôtein của khẩu phần ....... 7 Sơ đồ 2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ......................................................................... 15 Biểu đồ 1: Nồng độ N-NH3 dịch dạ cỏ ở tại thời điểm 0 giờ và 3 giờ ................. 24 Biểu đồ 2: Hàm lượng acid béo bay hơi dịch dạ cỏ tại thời điểm 0 giờ và 3 giờ .. 25 Biểu đồ 3: Tỷ lệ tiêu hóa DM của bò trong thí nghiệm........................................ 27 Biểu đồ 4: Nitơ tích lũy của bò trong thí nghiệm................................................. 28 Biểu đồ 5: Tăng trọng của bò trong thí nghiệm ................................................... 29 iv PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Chăn nuôi trâu bò cày kéo đã là một truyền thống từ rất lâu đời của dân tộc ta.Trong những năm gần đây với sự cơ giới hóa trong nông nghiệp thì trâu bò không còn quan trọng trong việc cày kéo nữa. Mặc dù vậy người dân vẫn tiếp tục nuôi trâu bò với mục đích lấy thịt và sữa để đáp ứng cho nhu cầu thị trường, đồng thời có thể tận dụng nguồn phụ phẩm sẵn có nhằm mang lại thu nhập cho gia đình. Việt Nam là một nước nông nghiệp, có nguồn phụ phẩm trồng trọt rất lớn như: Rơm, ngọn mía, thân bắp,…Đây là nguồn thức ăn thô cơ bản cho gia súc nhai lại. Ngoài ra Đồng Bằng Sông Cửu Long còn có mạng lưới sông ngòi dày đặc và nhiều vùng đất trũng ngập nước nên thực vật thủy sinh rất đa dạng như: Lục bình, rau muống, bèo…Trong đó lục bình là cây có sinh khối rất lớn, tốc độ tăng trưởng rất nhanh với năng suất 150 tấn/ha/năm (Nguyễn Thị Bích Ngọc, 2000). Lục bình thuộc nhóm thức ăn xanh nhiều vitamin, khoáng và có vật chất khô khoảng 8-9% do đó có thể sử dụng làm thức ăn cho trâu bò. Tuy vậy, do lục bình sinh sản quá nhanh nên ở nhiều nơi lục bình làm tắc nghẽn các dòng chảy, cản trở sự đi lại của thuyền bè. Trước tình hình đó để tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp có hiệu quả và để sử dụng nguồn lục bình rất lớn này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Ảnh hưởng của sự thay thế rơm bằng lục bình tươi (Eichhornia crassipes L.) trên các thông số dịch dạ cỏ, tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất, nitơ tích lũy và tăng trọng của bò ta”. Mục tiêu đề tài là tìm ra một tỷ lệ tối ưu từ việc thay thế rơm bằng lục bình tươi để khuyến cáo người dân sử dụng, nhằm tận dụng nguồn thức ăn chưa được tận dụng để phát triển chăn nuôi trâu bò và tăng thu nhập cho người dân Đồng Bằng Sông Cửu Long. 1 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA BÒ TA. Chính là bò vàng Việt Nam, nhỏ con nên còn gọi là bò Cóc, bò vàng tên gọi chung của một số nhóm bò vàng Lạng Sơn, bò vàng Thanh Hóa , bò vàng Nghệ An…thích nghi lâu đời với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu được kham khổ khi thức ăn thiếu thốn và phương thức chăn nuôi tận dụng, chống chịu tốt với bệnh tật. Sinh trưởng chậm tầm vóc và khối lượng nhỏ, sản lượng thịt và sữa thấp. Tỉ lệ thịt xẻ thấp 43-44%. Lúc trưởng thành bò cái nặng khoảng 170-180kg, bò đực nặng khoảng 250-260 kg. Bê sơ sinh nặng 10-12kg. 2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ TIÊU HÓA CỦA GIA SÚC NHAI LẠI. 2.2.1. Bộ máy tiêu hoá của gia súc nhai lại. Miệng và răng động vật nhai lại rất thích hợp cho việc lấy và nghiền thức ăn, các tuyến nước bọt rất phát triển ở miệng và tiết ra một lượng rất lớn nước bọt giúp cho quá trình nhai lại và nhào trộn thức ăn được dễ dàng. Dạ cỏ chiếm khoảng 80% toàn bộ dung tích dạ dày, sự tiêu hóa ở dạ cỏ có ý nghĩa rất lớn. Người ta thấy 50 - 65% vật chất khô tiêu hóa của khẩu phần đã được tiêu hóa ở dạ cỏ, 30 - 50% cellulose và hemicellulose đã được tiêu hóa tại đây nhờ lên men của hệ vi sinh vật trong dạ cỏ mà không có sự tham gia của men celluloza và hemicelluloza tiết ra từ gia súc, đây là điểm nổi bật của gia súc đa vị so với gia súc độc vị (Mc Donal et al., 1995). Sau dạ cỏ là dạ tổ ong, được nối với dạ cỏ bằng một miệng lớn và sự di chuyển thức ăn giữa hai dạ này khá dễ dàng. Kế dạ tổ ong là dạ lá sách có hình cầu phủ nhu mô ngắn sắp xếp sao cho chất tiêu hóa chuyển giữa các khe tới dạ múi khế, hầu hết nước và các chất điện giải được hấp thu ở dạ lá sách. Giữa dạ tổ ong và dạ lá sách có một miệng như một cái "van" để giữ thức ăn lại trong dạ cỏ cho tới khi đường kính của thức ăn giảm xuống còn 1 - 2 mm. Dạ múi khế hay còn gọi là dạ dày thực, nằm phía sau dạ lá sách, ở đây phần còn lại của thức ăn mà vi sinh vật dạ cỏ chưa lên men nhưng có khả năng tiêu hóa sẽ được tiêu hóa bằng enzym. Tá tràng, kết tràng và ruột non có chức năng tương tự như ở động vật dạ dày đơn. Ruột già là phần cuối cùng, ruột thừa có một túi mù nằm phía trước mặt lưng (Preston & Leng, 1991). 2 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 2.2.2. Môi trường dạ cỏ. Theo Preston và Leng (1991), môi trường dạ cỏ phụ thuộc vào: Loại và khối lượng thức ăn ăn vào. Sự nhào trộn theo chu kỳ thông qua sự co bóp của dạ cỏ. Sự tiết nước bọt và nhai lại. Sự hấp thu các dưỡng chất từ dạ cỏ. Sự chuyển dịch các chất xuống bộ máy tiêu hoá. 2.2.3. Sự nhai lại. Thức ăn được nuốt xuống dạ cỏ và lên men ở đó. Phần thức ăn chưa được nhai kỹ nằm trong dạ cỏ và dạ tổ ong sẽ được ợ lên và nhai lại ở trong xoang miệng. Thức ăn được nhai kỹ và thấm nước bọt lại được nuốt trở lại dạ cỏ. Sự nhai lại diễn ra 5 - 6 lần trong ngày, mỗi lần kéo dài khoảng 50 phút. Thời gian nhai lại phụ thuộc vào bản chất vật lý của thức ăn, trạng thái sinh lý của con vật, cơ cấu khẩu phần,… Thức ăn thô trong khẩu phần càng ít thì sự nhai lại càng ngắn. Cường độ nhai lại mạnh nhất vào buổi sáng, buổi chiều (Nguyễn Xuân Trạch, 2003). 2.2.4. Hệ sinh thái vi sinh vật dạ cỏ. Hệ vi sinh vật dạ cỏ rất phức tạp và phụ thuộc nhiều vào khẩu phần. Hệ vi sinh vật dạ cỏ gồm có 3 nhóm chính: vi khuẩn (Bacteria), nguyên sinh động vật (Protozoa) và nấm (Fungi). Vi khuẩn (Bacteria) Vi khuẩn chiếm số lượng lớn nhất trong vi sinh vật dạ cỏ, với hơn 60 loài, thường có khoảng 109 - 1010 tế bào/g chất chứa dạ cỏ. Trong dạ cỏ vi khuẩn ở dưới dạng tự do chiếm khoảng 30%, còn lại 70% bám vào các mẫu thức ăn, trú ngụ ở các nếp gấp biểu mô và bám vào nguyên sinh động vật. Vi khuẩn ở dưới dạng tự do trong dịch dạ cỏ phụ thuộc vào các chất hòa tan, đồng thời cũng có một số lượng vi khuẩn di chuyển từ mẫu thức ăn này sang mẫu thức ăn khác. Thức ăn liên tục chuyển khỏi dạ cỏ cho nên phần lớn vi khuẩn bám vào thức ăn sẽ bị tiêu hóa. Vì vậy số lượng vi khuẩn ở dạng tự do trong dịch dạ cỏ rất quan trọng để xác định tốc độ công phá và lên men thức ăn. Vi khuẩn phân giải xơ Chiếm một tỷ lệ nhỏ (<10%) trong tổng số các loại vi khuẩn. Tại dạ cỏ, vi khuẩn phân giải xơ tiết ra men để tiêu hóa chất xơ, đây là loại vi khuẩn quan trọng nhất 3 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com trong dạ cỏ, chúng phân giải được cellulose, hemicellulose và pectin, điều đó rất có ý nghĩa đối với sự lên men xơ ở loài nhai lại. Vi khuẩn phân giải carbohydrat không phải xơ (NFC) Số lượng của chúng tăng lên khi cho gia súc ăn những khẩu phần giàu carbohydrat dễ lên men (tinh bột, đường, glucose, lactose, galactose,…) như các loại thức ăn hạt, củ, cỏ xanh tươi, thức ăn rỉ mật… Vi khuẩn lên men lactic Có tác dụng lên men đường, chúng phát triển nhanh khi dạ cỏ có chứa ít streptococus, vi khuẩn lactic chiếm ưu thế khi khẩu phần ăn giàu cỏ khô hoặc thức ăn tinh. Vi khuẩn phân giải prôtein Trong số những loài vi khuẩn phân giải prôtein và sinh amoniac thì Peptostreptococus và Clostridium có khả năng lớn nhất. Sự phân giải prôtein và axít amin để sản sinh ra amoniac trong dạ cỏ có ý nghĩa quan trọng đặc biệt cả về phương diện tiết kiệm nitơ cũng như nguy cơ dư thừa amoniac. Amoniac cần cho các loài vi khuẩn dạ cỏ để tổng hợp nên sinh khối prôtein của bản thân chúng (Nguyễn Xuân Trạch, 2004). Nguyên sinh động vật (Protozoa) Protozoa có số lượng ít hơn vi khuẩn nhưng to hơn vi khuẩn nên khối lượng tương đương sinh khối vi khuẩn, trong 1ml dịch dạ cỏ chứa 105 - 106 protozoa. Khi khẩu phần có nhiều tinh bột, đường thì số lượng protozoa tăng lên. Protozoa được chia thành 2 nhóm chính là Entodineomorphs và Holotrich; nhóm Entodineomorphs phát triển mạnh khi gia súc ăn khẩu phần có nhiều xơ cùng với tinh bột; nhưng nhóm Holotrich phát triển mạnh khi khẩu phần có nhiều xơ nhưng được bổ sung bằng rỉ mật hoặc cỏ non. Protozoa tiêu hoá tinh bột, đường là chính nhưng một vài loài có khả năng phân giải cellulose. Protozoa phân hủy tinh bột và đường rồi dự trữ chúng trong cơ thể dưới dạng poly dextrin, do đó protozoa có khả năng đệm cho pH của dạ cỏ. Nhiều nghiên cứu cho thấy protozoa không thể xây dựng prôtein bản thân từ các amid được. Khi mật độ protozoa trong dạ cỏ cao thì một số lượng lớn vi khuẩn bị protozoa thực bào. Mỗi protozoa có thể thực bào 600 - 700 vi khuẩn trong một giờ ở mật độ vi khuẩn 109/ml dạ cỏ. Do có hiện tượng này mà protozoa đã làm giảm hiệu quả sử dụng prôtein nói chung. 4 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Nấm (Fungi) Nấm là sinh vật đầu tiên xâm nhập và tiêu hoá thành phần cấu trúc thực vật bắt đầu từ bên trong, làm giảm độ bền chặt của cấu trúc này và làm tăng sự phá vỡ các mảnh trong quá trình nhai lại. Sự phá vỡ này tạo điều kiện cho vi khuẩn và men của chúng bám vào cấu trúc tế bào và tiếp tục quá trình phân giải cellulose. Tất cả các loại nấm hiện diện trong dạ cỏ có thể lập ra thành 5 loài gồm: Neocallimastix, Piromyces, Caecomyces, Ocpinomyces và Anaercomyces (Nguyễn Xuân Trạch, 2004). Tác động tương hỗ của hệ vi sinh vật dạ cỏ Vi sinh vật dạ cỏ, cả ở thức ăn và ở biểu mô dạ cỏ, kết hợp với nhau trong quá trình tiêu hóa thức ăn, loài này phát triển trên sản phẩm của loài kia. Trong điều kiện bình thường giữa vi khuẩn và protozoa cũng có sự cộng sinh có lợi, đặc biệt là trong tiêu hoá xơ. Tiêu hoá xơ mạnh nhất khi có mặt cả vi khuẩn và protozoa. Protozoa nuốt và tích trữ tinh bột, hạn chế tốc độ sinh axít lactic, hạn chế giảm pH đột ngột, nên có lợi cho vi khuẩn phân giải xơ. Tuy nhiên giữa các nhóm vi khuẩn khác nhau cũng có sự cạnh tranh điều kiện sinh tồn của nhau. Khi gia súc ăn khẩu phần giàu tinh bột nhưng nghèo prôtein thì số lượng vi khuẩn phân giải cellulose sẽ giảm và do đó tỷ lệ tiêu hoá xơ thấp. Mặt khác, protozoa ăn và tiêu hoá vi khuẩn, do đó làm giảm tốc độ và hiệu quả chuyển hoá prôtein trong dạ cỏ. Loại bỏ protozoa sẽ làm tăng số lượng vi khuẩn trong dạ cỏ. Thí nghiệm trên cừu cho thấy tỷ lệ tiêu hoá vật chất khô tăng 18% khi không có protozoa trong dạ cỏ (Preston & Leng, 1987). 5 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 2.3. SỰ TIÊU HÓA THỨC ĂN CỦA GIA SÚC NHAI LẠI. 2.3.1. Tiêu hoá chất xơ. Cellulose và hemicellulose là thành phần chính của tế bào thực vật, chúng liên kết với lignin tạo thành polyme bền vững về lý học và hoá học. Một đơn vị cellulose gồm hai phân tử glucose, cellulose nguyên chất là một chuỗi các cenlobiose lặp đi lặp lại bởi các liên kết β - 1,4. Như vậy cellulose nguyên chất gồm các đường đơn glucose. Ngược lại hemicellulose cũng là một polyme nhưng ngoài đường glucose chúng còn chứa đường D - galactose, D - mantose, D - xilose và L - anabiose. Khi lignin liên kết với cellulose, hemicellulose hay prôtein trong thành phần tế bào sẽ làm cho thành phần tế bào trở nên bền vững và rất khó tiêu hoá. Do đó những thức ăn giàu lignin như rơm rạ, cỏ khô,...thường có tỷ lệ tiêu hoá thấp. Trong dạ cỏ vi khuẩn phân giải chất xơ tiết ra enzym và cắt cellulose thành các cellulose (có hai glucose), sau đó cellulose tiếp tục bị phân huỷ thành glucose và lên men thành các axít béo bay hơi, CO2, CH4 và ATP. 2.3.2. Tiêu hoá tinh bột và đường. Tinh bột và đường được vi khuẩn và protozoa tiêu thụ rất nhanh. Protozoa đồng hoá tinh bột biến thành poly - dextin dự trữ trong cơ thể của chúng. Khi protozoa bị chuyển xuống dạ múi khế và ruột non poly - dextin được tiêu hoá dễ dàng bởi men tiêu hoá của vật chủ. Ngược lại vi khuẩn phân huỷ tinh bột và đường thành các đường đơn sau đó lên men tiếp tục thành các axít béo bay hơi, CO2, CH4 và ATP. ATP là nguồn cung cấp năng lượng chính cho tế bào vi sinh vật. Những nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả tinh bột đều bị tiêu hoá ở dạ cỏ mà một phần được chuyển xuống phần dưới của dạ dày bốn túi, những thức ăn không bị lên men ở dạ cỏ gọi là “thức ăn thoát tiêu”. Tinh bột, đường “thoát tiêu” khỏi dạ cỏ sẽ tiêu hoá ở dạ múi khế. 2.3.3. Tiêu hoá prôtein. Prôtein được phân giải thành peptid và axít amin bởi men protease và men peptidase của vi khuẩn. Phần lớn các axít amin tiếp tục bị vi khuẩn lên men để biến thành NH3 và các axít béo bay hơi. Sau đó vi sinh vật dạ cỏ tổng hợp prôtein và axít amin cho cơ thể chúng từ NH3 . Sự tiêu hoá prôtein ở dạ cỏ đã tạo ra một lượng lớn NH3 cho môi trường lên men của vi sinh vật. Ngoài ra, các hợp chất phi prôtein trong thức ăn như các axít amin, amid, nitrat,...cũng cung cấp một nguồn đáng kể NH3. Hàm lượng NH3 trong dạ cỏ rất quan trọng, chúng quyết định đến quá trình lên men phân huỷ xơ và các hợp chất carbonhydrate khác. Một phần prôtein và axít amin tuy hoà tan trong dạ cỏ nhưng 6 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com không bị phân huỷ ở dạ cỏ mà được đi xuống dạ múi khế và ruột non. Phần prôtein này được gọi là “prôtein thoát tiêu” (by-pass prôtein). Bùi Đức Lũng et al., 1995, đưa ra sơ đồ sau cho thấy khả năng tiêu hoá đạm phi prôtein của gia súc nhai lại. Nhiều tài liệu đã xác định gia súc nhai lại có thể sử dụng 25 - 35% nitơ trong khẩu phần từ nguồn đạm phi prôtein mà gia súc vẫn phát triển tốt. Hiện nay trong nhóm đạm phi prôtein thì urê được sử dụng phổ biến nhất cho gia súc nhai lại. 1000g PRÔTEIN THÔ CỦA KHẨU PHẦN Pro thật 850g Hợp chất phi Pro 150g Tiêu hoá dạ cỏ thành NH3: 510g 150g 120g 510g 80g Urê trong máu 700g được VSV dạ cỏ tiêu thụ Pro. của VSV 560g Trao đổi Pro 340g Pro hoà tan thoát qua dạ cỏ Urine nước tiểu Phi pro. VSV 140g Loại ra phân 40g 110g 450g Pro của VSV được tiêu hoá 750g Pro trao đổi 300g Pro khẩu phần được tiêu hoá Pro: prôtein; VSV: vi sinh vật Sơ đồ 1: Lượng “Prôtein trao đổi” được hình thành từ prôtein của khẩu phần (Bùi Đức Lũng et al., 1995) 7 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng