Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của smartphone đến việc học tập của sinh viên đại học sư phạm...

Tài liệu ảnh hưởng của smartphone đến việc học tập của sinh viên đại học sư phạm

.DOCX
18
14112
136

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA SMARTPHONE ĐẾN VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM N LỜI NÓI ĐẦU. Trong thời buổi ngày nay, thời buổi của kỷ nguyên số và sự bùng nổ về công nghệ đã tạo cho con người những điều kiện và cơ hội tốt để kết nối với nhau, trao đổi và khai thác thông tin một cách rất dễ dàng. Và phương tiện để con người làm được những việc đó là những thiết bi công nghệ, chúng rất đa dạng về chủng loại và chức năng. Hiện nay, thiết bị có thể nói là dễ sở hữu và gắn bó nhất đối với sinh viên là “SMART PHONE”-Điện thọai thông minh. Trang 1 Là những sinh viên của trường Đại học Sài Gòn, chúng tôi muốn biết được tầm ảnh hưởng của SMART PHONE đến sinh viên của trường bạn như thế nào, và ở đây là sinh viên Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Bởi lẽ đó mà nhóm sinh viên chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “ẢNH HƯỞNG CỦA SMARTPHONE ĐẾN VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM” để khảo sát và làm rõ một số vấn đề cần giải đáp. Bài nghiên cứu bao gồm những phần nội dung chính sau đây:      Chương I: Giới thiệu. Chương II: Cơ sở lý luận. Chương III: Phương pháp nghiên cứu. Chương IV: Kết quả điều tra nghiên cứu. Chương V: Thảo luận và kiến nghị. Trong quá trình khảo sát nghiên cứu và trình bày chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót do những yếu tố khách quan và chủ quan, nhóm sinh viên chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý từ các bạn đọc để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn và đáp ứng được những vấn đề đã được đề ra. MỤC LỤC: CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU. I. Lý do lựa chọn đề tài  Khoa học và công nghệ ngày càng phát triển đã tác động to lớn tới toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần sinh viên nói chung và sinh viên của trường Đại Học Sư Phạm TPHCM nói riêng. Trong đó điện thoại thông minh smartphone là sản phẩm khoa học công nghệ không thể thiếu trong đời sống học tập của sinh viên. Với sự thông minh của smartphone nếu chúng ta biết vận dụng tìm hiểu một Trang 2 cách chính xác nhất nó sẽ giúp sinh viên rất nhiều trong việc học tâp, tìm hiểu, nghiên cứu.  Sinh viên trường đại học sư phạm là những người trẻ tuổi năng động có trình đọ và yêu thích công nghệ nên sẽ thường xuyên sử dụng điện thoại thông minh.  Theo khảo sát mới nhất của cộng đồng khảo sát trực tuyến Vinasearch năm 2014, dựa trên 4426 mẫu khảo sát online thì: độ tuổi dưới 24 tuổi, tức là học sinh, sinh viên có tới 36.2% người sử dụng Smartphone (Nguồn tham khảo: http://www.slideshare.net/WS-Vietnam-Market-Research/infographictnh-hnh-s-dngsmartphone-2014). Thế nhưng đa số học sinh sinh viên chỉ sử dụng Smartphone cho mục đích giải trí, có rất ít người dùng cho việc học, hoặc có dùng nhưng chỉ hời hợt mà thôi.  Hiện nay đã có nhiều bài viết, công trình về vấn đề này, nhưng vẫn không mang lại hiệu quả rõ ràng. Vì thế nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài này để nhằm tìm ra các giải pháp khác tốt hơn. II. Mục đích  Giúp sinh viên ĐH Sư Phạm học tập bằng Smartphone một cách khoa học để mang lại hiệu quả tốt hơn.  Đưa ra định hướng cho sinh viên sử dụng các phần mềm chức năng của smartphone vào công việc học tập dễ dành, chính xác và đạt được hiệu quả cao nhất.  Khuyến cáo sinh viên không nên quá dựa dẫm vào Smartphone trong việc học.  Đánh giá được mặt tích cực và tiêu cực của điện tử thông minh đối với sinh viên Đại Học Sư Phạm III. Nhiệm vụ  Tìm hiểu thông tin về thực trạng sử dụng Smartphone của sinh viên ĐH Sư Phạm:  Quan sát thực tế.  Lắng nghe ý kiến.  Khảo sát ngẫu nhiên trên một kích thước mẫu:  Ước lượng tỉ lệ sử dụng smartphone của sinh viên trường Đại Học Sư Phạm TPHCM.  Ước lượng tỉ lệ sinh viên sử dụng smarthone vì công việc học tập, tìm hiểu, nghiên cứu là chủ yếu trong số các sinh viên sử dụng Smartphone. Trang 3  Tìm hiểu thời gian sinh viên sử dụng smartphone vào công việc học tập mỗi ngày.  Tìm hiểu ứng dụng của smartphone trong việc học tập.  Giới thiệu các buổi hội thảo, học nhóm để sinh viên không hoàn toàn phụ thuộc vào Smartphone để học tập, mà còn có thể thông qua trao đổi, giao lưu với nhiều người. IV. Đối tượng và khách thể nghên cứu:  Đối tượng nguyên cứu: ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến sinh viên đại học sư phạm.  Khách thể: sinh viên hệ sư phạm của trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. V. Phạm vi nghiên cứu:  Không gian: cơ sở chính cửa trường đại học sư pham thành phố hồ chí minh.  Thời gian: ngày 14 tháng 7 năm 2015 đến ngày 25 tháng 8 năm 2015.  Những hạn chế: kinh phí và thời gian hạn hẹp. Sinh viên trong thời gian nghỉ hè nên việc khảo sát sinh viên còn gặp nhiều khó khăn. VI. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết: 1. Sinh viên trường đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh sử dụng điện thoại thông minh bao lâu trong ngày ? Cùng với sự phát triển vượt bậc không ngừng của công nghệ đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của điện thoại thông minh khi các chức năng ngày càng hoàn thiện và giá thành sản phẩm ngày càng giảm, đáp ứng được nhu cầu của hầu hết mọi người. Đối tượng được đề cập sắp tới là sinh viên thì chiếc điện thoại thông minh có một vị trí quan trọng trong đời sống, nó ngày càng trở nên phổ biến và gần gũi, gắn liền với đời sống hằng ngày của sinh viên. Thời gian sử dụng điện thoại thông minh là khoảng thời gian dùng để thực hiện các thao tác trên điện thoại thông minh nhằm phục vụ các nhu cầu của sinh viên trường đại học Sư Phạm như liên lạc, tìm kiếm, trao đổi thông tin, học tập, giải trí…Tuỳ vào khoảng thời gian sử dụng điện thoại thông minh mà ta đánh giá mức độ sử dụng điện thoại trong ngày là rất nhiều, nhiều, hay thường xuyên sử dụng điện thoại. Trang 4 Ngoài mức độ sử dụng điện thoại thông minh của sinh viên trường đại học Sư Phạm, thì mục đích sử dụng điện thoại thông minh cũng được quan tâm và tìm hiểu. Để có cái nhìn tổng quan và chuẩn sát về việc sử dụng điện thoại thông minh của sinh viên, tiếp theo là phần mục đích sử dụng điện thoại thông minh của sinh viên trường đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh. 2. Mục đích sử dụng điện thoại thông minh của sinh viên trường đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh là gì ? Điện thoại thông minh được sử dụng trong thời gian rảnh rỗi cho mục đích vui chơi giải trí như chơi games, các ứng dụng, chụp ảnh, xem phim, nghe nhạc, lướt web, đọc tin tức, tham gia các diễn đàn mạng, các trang mạng xã hội, yahoo… Cũng có thể thời gian sử dụng điện thoại là khoảng thời gian để trao đổi, liên lạc với bạn bè về học tập, sinh hoạt, vui chơi, với người thân gia đình… Tạm gác lại các mặt không tích cực của điện thoại thông minh đối với sinh viên trường đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta sẽ tìm hiểu xem các ứng dụng thường được sinh viên sử dụng trên điện thoại thông minh. 3. Các ứng dụng trên điện thoại thông minh mà sinh viên trường đại học Sư Phạm thường dùng là gì ? Một chiếc điện thoại thông minh khi mua mới luôn được tích hợp sẵn một số ứng dụng, các ứng dụng này hầu hết nhằm mục đích mặc định của điện thoại là nghe, gọi và nhắn tin. Điện thoại thông minh thì có các phần mềm hỗ trợ cho việc gửi ảnh, chỉnh sửa ảnh và gửi tin nhắn thoại. Ứng dụng có ích và hỗ trợ cho việc học tập hay làm việc của sinh viên thì có thể kể đến như nhắc nhở, báo thức, sắp xếp lịch. Nhưng các ứng dụng này thì đều có ở tất cả các dòng điện thoại lưu hành hiện nay. Vì thế, muốn sử dụng được điểm mạnh của điện thoại thông minh thì sinh viên trường đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh phải cập nhật và tải về các ứng dụng bổ trợ thêm. Để biết về các ứng dụng có ích và hỗ trợ tích cực cho việc học thì chúng ta hãy đọc ở phần hỗ trợ trong phần nghiên cứu này. Xét kết hợp giữa thời gian sử dụng và mục đích sử dụng điện thoại thông minh trong ngày của sinh viên trường đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh, có Trang 5 thể phản ảnh được những ưu khuyết và sự phụ thuộc trong việc sử dụng điện thoại thông minh. Để thấy rõ hơn những mặt tốt và không tốt, cũng như sự ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại thông minh đối với việc học tập của sinh viên trường đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta sẽ đến với phần nghiên cứu sau hơn trong các chương sau. VII. Phương pháp nghiên cứu.  Đặt bản hỏi và khảo sát trực tiếp trên thực tế.  Tổng hợp và phân tích dữ liệu thu được bằng chương trình SPSS VIII. Tổng quan đề tài  Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này. Trong đó có một số nội dung tiêu biểu như sau:  Nhóm chuyên gia tại trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London (Anh) đã thực hiện một cuộc nghiên cứu cho thấy việc cấm sử dụng Smartphone và Tablet trong trường đã giúp kết quả học tập của học sinh tang ít nhất 6.4%, trong đó số lượng học sinh kém có kết quả học tập tốt tăng gần 14%. Kết quả còn cho thấy các sinh viên có thành tích cao thường ít bị chi phối bởi Smartphone (Nguồn: PCworld.com.vn).  Một nhóm các nhà khoa học thuộc trường Đại học Michigan mới đây đã thực hiện nghiên cứu trong đó khẳng định rằng một học sinh, cho dù thông minh đến đâu, nếu sử dụng smartphone quá nhiều trong giờ học với các mục đích không liên quan đến học thuật vẫn có điểm kiểm tra thấp hơn hẳn những gì học sinh này có thể làm được. Cụ thể, nhóm dự án đã thực hiện nghiên cứu nêu trên với sự tham gia của 500 học sinh để đi đến kết luận này. Susan Ravizza, trưởng dự án, chia sẻ: “Sẽ thật tuyệt vời nếu smartphone và cả laptop bị cấm ở trường học nếu được sử dụng cho các hoạt động phi học thuật, tuy nhiên điều này là không thể”. Vì lí do này, Susan khuyên giới trẻ nên hình thành một thói quen sử dụng các thiết bị di động hợp lý, thông minh và khoa học (Nguồn: kenh14.vn). CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN. 1. Lịch sử nghiên cứu Trang 6 Các điện thoại thông minh đầu tiên được thiết kế bởi IBM và được bán bởi BellSouth (trước đây là một phần của AT & T Corporation) vào năm 1993. Nó bao gồm một giao diện màn hình cảm ứng để truy cập vào lịch của mình, sổ địa chỉ, máy tính, và các chức năng khác. Khi thị trường trưởng thành và bộ nhớ máy tính của trạng thái rắn và mạch tích hợp đã trở nên ít tốn kém hơn một thập kỷ sau, điện thoại thông minh ngày càng trở nên giống như máy tính, và nhiều dịch vụ hơn nhiều-tiên tiến, chẳng hạn như truy cập Internet, trở thành có thể. Dịch vụ tiên tiến đã trở thành phổ biến với sự ra đời của cái gọi là thế hệ thứ ba (3G) mạng điện thoại di động vào năm 2001. Trước khi 3G, hầu hết các điện thoại di động có thể gửi và nhận dữ liệu ở tốc độ đủ cho các cuộc gọi điện thoại và tin nhắn văn bản. Sử dụng 3G, giao tiếp diễn ra ở tốc độ bit cao, đủ cho việc gửi và nhận hình ảnh, video clip, file nhạc, e-mail, và nhiều hơn nữa. Hầu hết các nhà sản xuất điện thoại thông minh cấp phép cho một hệ điều hành, chẳng hạn như Windows Mobile OS Microsoft Corporation, Symbian OS, hệ điều hành Android của Google, hoặc Palm OS. Nghiên cứu BlackBerry và iPhone của Apple có hệ thống độc quyền của riêng họ. Điện thoại thông minh chứa hoặc một bàn phím tích hợp với các phím số điện thoại hoặc một tiêu chuẩn "QWERTY" bàn phím để nhắn tin văn bản, e-mail, và sử dụng các trình duyệt Web. Bàn phím "ảo" có thể được tích hợp vào một thiết kế màn hình cảm ứng. Điện thoại thông minh thường có một built-in camera để ghi âm và hình ảnh truyền tải và các đoạn video ngắn. Ngoài ra, nhiều điện thoại thông minh có thể truy cập Wi-Fi "điểm nóng" để người dùng có thể truy cập VoIP (thoại qua giao thức Internet) chứ không phải nộp lệ phí truyền tải điện thoại di động. Các khả năng phát triển của các thiết bị cầm tay và các giao thức truyền tải đã cho phép một số lượng ngày càng tăng của sáng tạo và huyền ảo ứng dụng ví dụ, "tăng cường thực tế", trong đó hệ thống định vị toàn cầu của một điện thoại thông minh (GPS) chip vị trí có thể được sử dụng để che phủ xem camera của điện thoại của một khung cảnh đường phố với các mẩu thông tin cục bộ, chẳng hạn như danh tánh của các cửa hàng, các điểm quan tâm, hoặc danh sách bất động sản. Nguồn: http://www.britannica.com/technology/smartphone 2. Khái niệm về điện thoại thông minh hay còn gọi là smartphone. Trang 7 Điện thoại thông minh ban đầu cũng như chiếc điện thoại di động thông thường, với các chức năng nghe gọi và nhắn tin là chủ yếu. Dựa trên một nền tảng của một hệ điều hành di động với nhiều tính năng hỗ trợ tiên tiến về điên toán và kết nối dựa trên một nền tản cơ bản của điện thoại thông thường. Ban đầu điện thoại thông minh bao gồm các tính năng của điện thoại di động thông thường kết hợp với các thiết bị phổ biến khác như PDA, thiết bị điện tử cầm tay, máy ảnh kỹ thuật số, hệ thống định vị toàn cầu GPS. Điện thoại thông minh ngày nay bao gồm tất cả chức năng của laptop như duyệt web, Wi-Fi, các ứng dụng của bên thứ 3 trên di động và các phụ kiện đi kèm cho máy. Những điện thoại thông minh phổ biến nhất hiện nay dựa trên nền tảng của hệ điều hành Android của Google và iOS của Apple. Điện thoại thông minh có một màn hình độ phân giải cao hơn so với điện thoại truyền thống và điện thoại thông minh như một máy tính di dộng, vì nó có một hệ điều hành riêng biệt vì có thể hiển thị phù hợp các trang website bình thường và người dùng có thể thay đổi một giao diện. và sở hữu khả năng mở ứng dụng, Tiện hơn và dễ dàng cài đặt lẫn gõ bỏ ứng dụng; điện thoại thông minh có màn hình cảm ứng độ phân giải cao, và sẵn sàng để gọi bàn phím ảo và viết chữ tay. Có thể tiến hành đa tác vụ thao tác, và có một đa phương tiện mạnh mẽ, Email,Truy cập Internet, và hoàn toàn có thể thay đổi các thiết bị truyền thống như MP3,MP4,PDA... điện thoại thông minh có thể thay thế xử lý các vấn đề máy tính văn phòng và các vấn đề khác, nó có thể giao tiếp với mạng duy trì một thời gian kết nối liền mạch với thời gian, đồng thời có thể vô hiệu hóa mạng bất cứ lúc nào, và đồng bộ hóa dữ liệu với máy tính, máy tính xách tay và các thiết bị khác. Nguồn Wikipedia. https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BB %87n_tho%E1%BA%A1i_th%C3%B4ng_minh 3. Giới thiệu các ứng dụng có thể có của điện thoại thông minh smatphone. Outlook: Outlook là một trong những ứng dụng hỗ trợ quản lý tốt nhất hiện nay. Ứng dụng này hoạt động tận dụng thao tác vuốt cho các tác vụ quan trọng như xóa nhanh, lưu trữ thư, hẹn lịch trình gửi thư... Ứng dụng này cũng cho phép người dùng chuyển đổi nhanh chóng giữa các email cùng với đó cũng không thể không nhắc đến tính năng lịch năm tích hợp và tính năng gửi tập tin dung lượng lớn. Trang 8 Duolingo: Duolingo được xem là một công cụ đã làm biến đổi hoàn toàn việc học ngoại ngữ trên các thiết bị di động. Ứng dụng này áp dụng phương pháp học tập rất đơn giản, lặp đi lặp lại các bài học, từ vựng trong một giao diện đẹp và trực quan để tạo cảm hứng cho học viên.Hiện Duolingo đang cung cấp các khóa học ngoại ngữ hoàn toàn miễn phí, bao gồm tiếng Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Ý, Hà Lan, Ai-len, Đan Mạch, Thụy Điển và tiếng Anh. Mint Personal Finance: Bạn cần một ứng dụng giúp bản thân quản lý hiệu quả hơn tình hình tài chính cá nhâ. Ứng dụng này theo đó sẽ tổng hợp tất cả các tài khoản tài chính cá nhân và các khoản đầu tư của bạn vào một nơi do đó bạn có thể theo dõi chi tiết, lập ngân sách, tiết kiệm tiền... dễ dàng hơn. Moves : Moves là một ứng dụng theo dõi chuyển động của người dùng với giao diện đơn giản và yêu cầu rất ít thao tác tương tác từ người dùng. Một khi bạn đã khởi động nó, Moves sẽ tự động đếm số bước chân, số quãng đường bạn đã lái xe, đạp xe hoặc chạy bộ. Ứng dụng này hiện đã thuộc về Facebook sau khi nó bị mạng xã hội này thâu tóm. Facebook:Theo dõi bạn bè nhanh chóng hơn bao giờ hết với phiên bản Facebook mới nhất trên Windows Phone. Twitter:Twitter giúp bạn kết nối với mọi người, thể hiện bản thân và khám phá thêm về những điều bạn yêu thích.Đó là những ứng dụng mà sự thông minh của điên thoại có được ngoài ra còn rất nhiều ứng dụng khác nữa. Nguồn: http://kenh14.vn/2-tek/go-facebook-di-11-ung-dung-nay-se-lam-banthong-minh-hon-2015061911103317.chn 4. Hệ điều hành: Nhìn chung, smartphone hoạt động dựa trên nền tảng một hệ điều hành, nền tảng này cho phép smartphone có thể cài đặt và chạy các ứng dụng. Hiện nay, có rất nhiều hệ điều hành cho smartphone như iOS của Apple, Android của Google, webOS của HP, Windows Phone của Microsoft hay hệ điều hành BlackBerry của RIM . Trang 9 Tính tới cuối quý 3 năm 2013, Android là hệ điều hành phổ biến nhất, chiếm tới with a 81.9% trong tổng số 211,6 triệu điện thoại được tiêu thụ trên toàn cầu, theo đó là iOS với 12.1%, Windows Phone là 3.6% và BlackBerry là 1.8%. Nguồn:https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87_%C4%91i%E1%BB%81u_h %C3%A0nh Các điện thoại thông minh đầu tiên được thiết kế bởi IBM và được bán bởi BellSouth (trước đây là một phần của AT & T Corporation) vào năm 1993. Nó bao gồm một giao diện màn hình cảm ứng để truy cập vào lịch của mình, sổ địa chỉ, máy tính, và các chức năng khác. Khi thị trường trưởng thành và bộ nhớ máy tính của trạng thái rắn và mạch tích hợp đã trở nên ít tốn kém hơn một thập kỷ sau, điện thoại thông minh ngày càng trở nên giống như máy tính, và nhiều dịch vụ hơn nhiều-tiên tiến, chẳng hạn như truy cập Internet, trở thành có thể. Dịch vụ tiên tiến đã trở thành phổ biến với sự ra đời của cái gọi là thế hệ thứ ba (3G) mạng điện thoại di động vào năm 2001. Trước khi 3G, hầu hết các điện thoại di động có thể gửi và nhận dữ liệu ở tốc độ đủ cho các cuộc gọi điện thoại và tin nhắn văn bản. Sử dụng 3G, giao tiếp diễn ra ở tốc độ bit cao, đủ cho việc gửi và nhận hình ảnh, video clip, file nhạc, e-mail, và nhiều hơn nữa. Hầu hết các nhà sản xuất điện thoại thông minh cấp phép cho một hệ điều hành, chẳng hạn như Windows Mobile OS Microsoft Corporation, Symbian OS, hệ điều hành Android của Google, hoặc Palm OS. Nghiên cứu BlackBerry và iPhone của Apple có hệ thống độc quyền của riêng họ. Điện thoại thông minh chứa hoặc một bàn phím tích hợp với các phím số điện thoại hoặc một tiêu chuẩn "QWERTY" bàn phím để nhắn tin văn bản, e-mail, và sử dụng các trình duyệt Web. Bàn phím "ảo" có thể được tích hợp vào một thiết kế màn hình cảm ứng. Điện thoại thông minh thường có một built-in camera để ghi âm và hình ảnh truyền tải và các đoạn video ngắn. Ngoài ra, nhiều điện thoại thông minh có thể truy cập Wi-Fi "điểm nóng" để người dùng có thể truy cập VoIP (thoại qua giao thức Internet) chứ không phải nộp lệ phí truyền tải điện thoại di động. Các khả năng phát triển của các thiết bị cầm tay và các giao thức truyền tải đã cho phép một số lượng ngày càng tăng của sáng tạo và huyền ảo ứng dụng ví dụ, "tăng cường thực tế", trong đó hệ thống định vị toàn cầu của một điện thoại thông minh (GPS) chip vị trí có thể được sử dụng để che phủ xem camera của điện thoại của Trang 10 một khung cảnh đường phố với các mẩu thông tin cục bộ, chẳng hạn như danh tánh của các cửa hàng, các điểm quan tâm, hoặc danh sách bất động sản. Nguồn: http://www.britannica.com/technology/smartphone CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP: 1. Phương pháp sử dụng phiếu khảo sát Để lấy ý kiến của sinh viên đại học Sư phạm TP.HCM về vấn đề “ảnh hưởng của smart phone đến việc học tập của sinh viên Đại học Sư phạm TP.HCM”, nhóm chúng tôi tiến hành lập bản khảo sát trên các phiếu và chọn mẫu khảo sát. Ước tính trường Đại học sư phạm có 4000 sinh viên, độ tin cậy 90% và độ sai số là 5%. Kết quả cho thấy cần thực hiện ít nhất 255 mẫu theo công thức:  2 N  1 2  k   n  . .  N p.q  z 1 2   N  1 Trong đó:N: là kích cỡ mẫu (số phiếu cần thu thập). z: là giá trị có liên quan đến việc xác định mức độ tin cậy. p: là ước tính phần trăm tiêu chí khảo sát. q: là ước tính không thỏa tiêu chí khảo sát (q = p – 1) . Nhóm chúng tôi đã làm tròn số phiếu cần khảo sát lên 350 phiếu để loại trừ những phiếu không hợp lệ. Kết quả loại trừ sai sót và thất lạc, nhóm chọn con số 300 phiếu để khảo sát số liệu. 2.Phương pháp khảo sát sâu Chúng tôi tiến hành hỏi ý kiến trực tiếp và phỏng vấn để lấy ý kiến được trực quan và phần nào nắm bắt rõ tình hình vấn đề hơn. Trang 11 3.Phương pháp phân tích dữ liệu bằng chương trình SPSS và bảng tính EXCEL Từ các phiếu khảo sát thu được, cúng tôi tiến hành nhập số liệu và phân tích tỉ lệ bằng phần mềm SPSS. Sau đó sử dụng phần mềm EXCEL để lập biểu đồ, tạo cho bài báo cáo trở nên trực quan, sinh động và dễ dàng so sánh với các phần khác hơn. CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU: Từ kết quả điều tra và tổng hợp số liệu, nhóm chúng tôi đã rút ra được một số nhận xét về “Ảnh hưởng của smart phone đối với sinh viên Đại học Sư phạm TP.HCM” như sau. 1. Nội dung các loại dữ liệu được sinh viên Đại học Sư phạm tìm kiếm trên điện thoại thông minh: Nội dung tìm kiếm trên ĐTTM Valid Frequency 160 Percent 53,3 Valid Percent 53,3 Cumulative Percent 53,3 Tài liệu, luận văn 86 28,7 28,7 82,0 Ebook 39 13,0 13,0 95,0 Ý kiến khác 15 5,0 5,0 100,0 300 100,0 100,0 Trang thông tin Total N ội dung tm kiếếm trến ĐTTM 13.00% 5.00% 53.33% 28.67% Trang 12 Trang thông tin Tài li ệu, luận văn Ebook Ý kiếến khác Từ số liệu và biểu đồ ở trên, ta có thể thấy rằng có tới 53% sinh viên thường tìm kiếm thông tin dưới dạng là “trang thông tin”. Điều này chứng tỏ rằng “trang thông tin” là loại hình được tìm kiếm nhiều nhất trên ĐTTM của sinh viên, bởi lẽ nó trực quan, dễ tiếp cận, không cần cài thêm các phần mềm khác mà vẫn có thể đọc được và khai thác những thứ cần thiết. Tiếp theo là “tài liệu, luận văn” với con số 29% cũng được sự quan tâm tìm kiếm khá nhiều, một số ý kiến cho rằng “tài liệu luận văn” được họ quan tâm tìm kiếm vì có số lượng nhiều, có thể tải về và xem mọi lúc mà không cần đến mạng internet. 2. Về việc sử dụng các ứng dụng hỗ trợ học tập đối với sinh viên ĐHSP. Sử dụng ứng dụng hỗ trợ học tập trên ĐTTM Valid Có Không Total Frequency 211 Percent 70,3 Valid Percent 70,3 Cumulative Percent 70,3 89 29,7 29,7 100,0 300 100,0 100,0 Sử dụng ứng dụng hỗỗ trợ học t ập trến ĐTTM 29.67% Có Không 70.33% Từ số liệu trên cho thấy có đến 70% sinh viên có sử dụng ứng dụng hỗ trợ việc học tập trên ĐTTM, và còn lại là 30% sinh viên vẫn chưa sử dụng các ứng dụng để hỗ trợ việc học tập. Điều này cho thấy phần đông các sinh viên hiện nay của ĐHSP đã biết ứng dụng ĐTTM vào việc học tập thông qua các ứng dụng di động. Do đó Trang 13 đã khẳng định rằng thời buổi thông tin bùng nổ có sự tác động lớn đến lối tư duy, ứng dụng các công cụ hỗ trợ cho việc học của sinh viên ĐHSP hiện nay, mà công cụ đó là ĐTTM. 3. Sử dụng ứng dụng văn phòng trên ĐTTM Sừ dụng ứng dụng văn phòng trên ĐTTM Valid Frequency 167 Percent 55,7 Valid Percent 55,7 Cumulative Percent 55,7 Không 133 44,3 44,3 100,0 Total 300 100,0 100,0 Có Sử dụng ứng dụng văn phòng trến ĐTTM Có Không 44.33% 55.67% Từ sôế liệu trến cho thấếy có 56% sinh viến sử dụng ứng dụng văn phòng trến ĐTTM, 44,3% còn lại thì không. Con sôế 44% này cho thấếy vấẫn còn nhiếều sinh viến hoặc chưa biếết hay đã biếết nhưng ĐTTM của họ không dùng được ứng dụng văn phòng. Trong khi đó 55,7% đã biếết dùng ứng dụng văn phòng, nhưng họ có biếết dùng một cách có hiệu quả không là một chuyện khác. Chúng tôi sẽẫ đưa ra Trang 14 những kiếến nghị để các sinh viến sử dụng ứng dụng văn phòng tôết hơn ở chương 5. 5.Sử dụng ứng dụng học anh văn trên ĐTTM Sử dụng ứng dụng học anh văn trên ĐTTM Valid Frequency 182 Percent 60,7 Valid Percent 60,7 Cumulative Percent 60,7 Không 118 39,3 39,3 100,0 Total 300 100,0 100,0 Có Sử dụng ứng dụng học Tiếếng Anh trến ĐTTM Có Không 39.33% 60.67% Hiện nay, Việt Nam đang hội nhập với quôếc tếế, điếều này làm cho Anh văn trở thành một môn học băết buộc. Vì vậy, có đếến 60,7% sinh viến đã biếết dùng ứng dụng học anh văn trến ĐTTM để học tôết môn học này. Tuy nhiến, vấẫn còn đếến 39,7% sinh viến không dùng. Chúng tôi sẽẫ đưa ra những giải pháp gi ới thi ệu vếề ích lợi của ứng dụng học anh văn đếến các sinh viến này. 6.Tương quan trình độ ngoại ngữ và mức độ sử dụng ĐTTM. Trình độ ngoại ngữ * Thời gian dùng ĐTTM Crosstabulation Thời gian dùng ĐTTM Trang 15 Total Trình độ ngoại ngữ Dưới 1 giờ 13 Từ 1 giờ đến 2 giờ 17 Từ 2 giờ đến 4 giờ 21 Từ 4 giờ đến 6 giờ 21 Trên 6 giờ 15 87 Trung Bình 11 55 51 32 17 166 Cao 12 5 5 16 9 47 36 77 77 69 41 300 Thấp Total 60 50 40 30 thấế p trung bình cao 20 10 0 8. mức độ sử dụng thường xuyên Sử dụng ĐTTM để học thường xuyên Valid Frequenc y 38 Percent 12,7 Valid Percent 12,7 Cumulative Percent 12,7 174 58,0 58,0 70,7 Thường xuyên 74 24,7 24,7 95,3 Ý kiến khác 14 4,7 4,7 100,0 300 100,0 100,0 Không bao giờ Khi nào cần mới dùng Total Trang 16 Sử dụng ĐTTM đ ể học thường xuyến 12.67% 4.67% Không bao giờ Khi nào cấề n mớ i dùng Thườ ng xuyến Ý kiếến khác 24.67% 58.00% Từ thông tin trên cho thấy phần lớn sinh viên sử dụng ĐTTM cho việc học một cách không chủ động, có tới 58% là đến khi cần mới dùng, tức là nước đến chân mới nhảy. 12% không bao giờ sử dụng cho việc học, một phần lớn hơn là 25% có mức độ sử dụng thường xuyên. 9. Mục đích sử dụng ĐTTM. Sử dụng ĐTTM Valid Frequency 96 Percent 32,0 Valid Percent 32,0 Cumulative Percent 32,0 Chơi game 48 16,0 16,0 48,0 Vào mạng xã hội, nhắn tin, gọi điện 97 32,3 32,3 80,3 Tìm thông tin, nghiên cứu 33 11,0 11,0 91,3 Ý kiến khác 26 8,7 8,7 100,0 300 100,0 100,0 Lướt web, đọc tin tức Total Trang 17 Sử dụng ĐTTM 8.67% 11.00% 32.00% Lướ t wẽb, đọc tin tức Chơ i gamẽ Vào mạng xã hội, nhăế n tin, gọi đi ện Tìm thông tin, nghiến c ứu Ý kiếến khác 32.33% 16.00% Từ số liệu trên cho thấy phần lớn sinh viên sử dụng ĐTTM là để lướt web, đọc tin tức (32%) và vào mạng xã hội, nhắn tin, gọi điện (32%). Một phần nhỏ khác là để chơi game (16%), tìm thông tin, nghiên cứu (11%). Chứng tỏ rằng ĐTTM vẫn chưa hoàn toàn tác động tốt đến việc học tập của sinh viên, phần nhỏ là để tìm thông tin nghiên cứu, còn lại đến 81% là sử dụng cho mục đích ngoài việc học. Trang 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng