Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của quản trị dòng tiền đến thành quả tài chính của các công ty niêm yế...

Tài liệu ảnh hưởng của quản trị dòng tiền đến thành quả tài chính của các công ty niêm yết việt nam

.PDF
114
242
125

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN ĐẾN THÀNH QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN ĐẾN THÀNH QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ UYÊN UYÊN TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016 DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ Bảng 2.1. Tóm lược các kết quả nghiên cứu ………………………………………….21 Bảng 3.1. Bảng thống kê số lượng công ty trong mẫu nghiên cứu …………………...26 Bảng 3.2. Tương quan kỳ vọng dấu giữa các biến độc lập và thành quả tài chính công ty……...…………………………………………………………………………..……31 Bảng 4.1. Thống kê mô tả giữa các chỉ tiêu trong mô hình…………………………...43 Bảng 4.2. Kết quả ma trận tương quan ……………………………………………….47 Bảng 4.3. Kết quả hồi quy phương trình 1 theo phương pháp GEE…………………..50 Bảng 4.4. Kết quả hồi quy phương trình 1 theo các phương pháp phân tích dữ liệu bảng truyền thống .................................................................................................................. 51 Bảng 4.5. Kết quả hồi quy phương trình 2 theo phương pháp GEE………………......53 Bảng 4.6. Kết quả hồi quy phương trình 2 theo các phương pháp phân tích dữ liệu bảng truyền thống……………………………………………………………..….................54 Bảng 4.7. Kết quả hồi quy phương trình 3 theo phương pháp GEE…………...……...55 Bảng 4.8. Kết quả hồi quy phương trình 3 theo các phương pháp phân tích dữ liệu bảng truyền thống…...………………………………………….………..………………… 56 Bảng 4.9. Kết quả hồi quy dòng tiền động theo phương pháp GEE phương trình 1……………………………………………………………………………………..... 58 Bảng 4.10. Kết quả hồi quy dòng tiền động theo các phương pháp truyền thống phương trình 1……………………………………………………….…………...…………….60 Bảng 4.11. Kết quả hồi quy hồi quy dòng tiền động theo phương pháp GEE với phương trình 2……………………………………………………………….…...……61 Bảng 4.12. Kết quả hồi quy dòng tiền động theo các phương pháp truyền thống với phương trình 2……………………………………………………….…………...……62 Bảng 4.13. Kết quả hồi quy dòng tiền động theo phương pháp GEE với phương trình 3………………………………………………………………………………………..63 Bảng 4.14. Kết quả hồi quy dòng tiền động theo các phương pháp truyền thống với phương trình 3…………………………………………………………………...…….64 Bảng 4.15. Kiểm định nhân quả giữa các chỉ tiêu dòng tiền (DSO;DIO;DPO) với Tobin_Q………….………………………………………………….…………...……66 Bảng 4.16. Kiểm định nhân quả giữa các chỉ tiêu dòng tiền tổng hợp (CCC và OCC) với Tobin_Q………………………………………………………..…………...……..67 Hình 2.1. Vòng quay chuyển đổi tiền mặt và chu kỳ kinh doanh……………………..11 DANH MỤC CÁC VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT CCC DEBT DIO DPO DSO FEM GEE HNX HSX OCC POOLED OLS REM SALEQ TOBIN_Q VIF VMI TÊN ĐẦY ĐỦ Vòng quay chuyển đổi tiền mặt Tỷ số nợ trên tài sản Kỳ lưu kho hàng tồn kho Kỳ phải trả người bán Kỳ thu tiền khoản phải thu Mô hình ảnh hưởng cố định Hàm ước lượng tổng quát Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM Vòng quay tiền mặt hoạt động Mô hình bình phương bé nhất gộp Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên Doanh thu Hệ số Tobin_Q Hệ số phóng đại phương sai Tồn kho do người cung cấp quản lý LỜI CAM ĐOAN Trong quá trình thực hiện Luận văn với đề tài “Ảnh hưởng của quản trị dòng tiền đến thành quả tài chính của các công ty niêm yết Việt Nam”, tôi đã vận dụng kiến thức học tập của mình và với sự trao đổi, hướng dẫn, góp ý của Giáo viên hướng dẫn để thực hiện đề tài Luận văn Thạc sĩ này. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu và kết quả trong Luận văn này là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Các kết quả của Luận văn chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên. TP Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 09 năm 2016 Người thực hiện Luận văn NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY 1 TÓM TẮT Dựa trên dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính theo năm trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2015 của 221 công ty phi tài chính được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HSX) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), kế thừa nghiên cứu của Jamess R. Kroes và Andrew S. Manikas (2014) bài nghiên cứu này thực hiện kiểm định ảnh hưởng của quản trị dòng tiền đến thành quả tài chính của các công ty niêm yết Việt Nam. Trong bài nghiên cứu, đầu tiên, tác giả dùng phương pháp Hàm số ước lượng tổng quát (Generalize Estimating Equations – GEE) để xem xét mối quan hệ giữa các chỉ tiêu dòng tiền tĩnh và các chỉ tiêu dòng tiền động với thành quả tài chính công ty. Sau đó, để kiểm định tính vững của kết quả ước lượng ở phương pháp GEE, tác giả thực hiện hồi quy theo 3 phương pháp phổ biến trong phân tích dữ liệu bảng (mô hình bình phương bé nhất gộp (Pooled OLS); mô hình các ảnh hưởng cố định (Fixed Effective Model – FEM) và mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effective Model – REM)). Cuối cùng, tác giả kiểm định Granger để xem xét mối quan hệ giữa các chỉ tiêu dòng tiền tĩnh và các chỉ tiêu dòng tiền động với thành quả tài chính của công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Thứ nhất, có tồn tại sự ảnh hưởng của quản trị dòng tiền đến thành quả tài chính của các công ty niêm yết Việt Nam. Cụ thể, khi các công ty niêm yết Việt Nam quản trị dòng tiền tốt thì sẽ làm gia tăng thành quả tài chính của công ty. Thứ hai, trong dòng tiền tĩnh, tồn tại mối tương quan âm giữa kỳ thu tiền khoản phải thu, kỳ lưu kho hàng tồn kho với thành quả tài chính của công ty. Điều này cho thấy, việc nới lỏng chính sách bán chịu hay gia tăng số ngày lưu kho hàng tồn kho sẽ làm cho thành quả tài chính của công ty giảm đi, nhưng bài nghiên cứu không tìm thấy ảnh hưởng giữa quản trị khoản phải trả thông qua chỉ tiêu kỳ phải trả người bán với thành quả tài chính của công ty. Điều này có nghĩa, chưa có cơ sở để kết luận việc chiếm dụng vốn đối với nhà cung cấp có tác động đến thành quả tài chính của công ty. Thứ ba, đối với dòng tiền động, những thay đổi trong quản trị dòng tiền có ảnh hưởng đến thành quả tài chính của các công ty Việt Nam. Cụ thể, tồn tại mối tương quan âm giữa những biến động của kỷ thu tiền 2 khoản phải thu, kỳ lưu kho hàng tồn kho với thành quả tài chính công ty Việt Nam. Điều này có nghĩa, việc gia tăng số ngày đối với biến động của chính sách bán chịu hay gia tăng số ngày đối với biến động lưu kho hàng tồn kho sẽ làm cho biến động trong thành quả tài chính của công ty giảm đi so với năm trước đó. Tương tự như dòng tiền tĩnh, tác giả không tìm thấy ảnh hưởng của những biến động trong kỳ phải trả người bán với những biến động trong thành quả tài chính công ty Việt Nam. Từ khóa: Dòng tiền, Quản trị dòng tiền, Thành quả tài chính, Phân tích dữ liệu bảng, Kỳ thu tiền khoản phải thu, Kỳ lưu kho hàng tồn kho, Kỳ phải trả người bán, Vòng quay chuyển đổi tiền mặt. 3 CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu trưng ra bằng chứng cho thấy, quản trị dòng tiền hiệu quả sẽ làm gia tăng thành quả tài chính của công ty (Richards và Laughlin, 1980; Stewart, 1995). Khi các công ty cải thiện được tính thanh khoản, sẽ cải thiện được vị thế cạnh tranh cho các công ty (Moss và Stine, 1993; Stewart, 1995; Christopher và Ryals, 1999; Brewer và Speh, 2000; Farris và Hutchison, 2002, 2003). Sự cải thiện thành quả tài chính của công ty đến từ tính thanh khoản tốt có được từ vị thế tiền mặt của công ty sẽ làm cho tình hình tài chính của công ty tốt hơn, giảm nguy cơ phá sản cho công ty và gia tăng tính tự chủ về tài chính, giúp công ty chủ động hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh (Richards và Laughlin, 1980; Stancill, 1987; Moss và Stine, 1993; Churchill và Mullins, 2001). Hơn nữa, khả năng chuyển đổi từ hàng tồn kho sang tiền mặt từ việc bán hàng sẽ phản ánh khả năng tạo ra tỷ suất sinh lợi hiệu quả từ các khoản đầu tư của các công ty (Gunasekaran và cộng sự., 2004). Tại Việt Nam, theo số liệu báo cáo trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia thì số lượng doanh nghiệp giải thể hoặc gặp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động trong năm 2015 là gần 71.391 công ty¹, phần lớn là các công ty tư nhân vừa và nhỏ, và gần đây cũng bắt đầu xuất hiện một số công ty lớn rơi vào tình trạng phá sản, giải thể. Dẫn đến tình trạng này có nhiều nguyên nhân, nhưng phải chăng việc quản trị dòng tiền không hiệu quả cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó khăn, phá sản của các công ty Việt Nam trong thời gian vừa qua? Tình trạng này đã đặt ra câu hỏi lớn về sự hữu hiệu của các chiến lược tài chính trước những thách thức cam go của nền kinh tế. Quản trị dòng tiền như thế nào để gia tăng khả năng sinh lợi trong điều kiện nền kinh tế hiện nay vẫn là điều nan giải đối với các công ty, đặc biệt là các công ty vừa và nhỏ. ___________________ ¹Nguồn: Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia: https://dangkykinhdoanh.gov.vn 4 Tác giả đề tài này đã kế thừa bài nghiên cứu của Jamess R. Kroes và Andrew S. Manikas (2014) thực hiện đề tài “Ảnh hƣởng của quản trị dòng tiền đến thành quả tài chính của các công ty niêm yết Việt Nam” cho Luận văn Thạc sĩ kinh tế của mình với mong muốn nới rộng phạm vi nghiên cứu về chủ đề này đến Việt Nam – một quốc gia thuộc thị trường mới nổi cũng như góp phần giúp các công ty Việt Nam có cơ sở để quản trị dòng tiền tốt hơn nhằm nâng cao thành quả tài chính công ty. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xem xét ảnh hưởng của quản trị dòng tiền đến thành quả tài chính của các công ty niêm yết Việt Nam. Theo đó, câu hỏi nghiên cứu của đề tài đặt ra là: Thứ nhất, có tồn tại ảnh hưởng của chiến lược quản trị dòng tiền đến thành quả tài chính của các công ty Việt Nam hay không? Nếu có, chiều hướng tác động là gì? Thứ hai, chiến lược quản trị dòng tiền thông qua chiến lược quản trị tiền mặt, quản trị hàng tồn kho, quản trị khoản phải thu, quản trị khoản phải trả có ảnh hưởng đến thành quả tài chính của các công ty Việt Nam hay không? Và thành quả tài chính có tác động ngược lại đến chiến lược quản trị dòng tiền của các công ty Việt Nam hay không? Thứ ba, mối quan hệ giữa những thay đổi trong quản trị tiền mặt, quản trị hàng tồn kho, quản trị khoản phải thu, quản trị khoản phải trả và những thay đổi trong thành quả tài chính của các công ty Việt Nam ra sao? 1.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dữ liệu nghiên cứu được tác giả thu thập từ báo cáo tài chính theo năm của 221 công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HSX) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Toàn bộ dữ liệu được thu thập trên trang dữ liệu Baoviet Securities (http://www.bvsc.com.vn), chứng khoán cafef (http://www.cafef.vn) và chứng khoán Vietstock (http://vietstock.vn). 5 Sau khi loại bỏ các công ty không đầy đủ dữ liệu, các công ty có dữ liệu không phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, kết quả còn lại là 221 công ty. Số quan sát thu được là 1.547 quan sát trải dài trong 8 năm, từ năm 2008 đến năm 2015. Tác giả sử dụng dữ liệu bảng cân bằng (panel data) được chạy trên phần mềm Stata để thực hiện hồi quy với phương pháp Hàm số ước lượng tổng quát (Generalize Estimating Equations – GEE). Sau đó, để kiểm định tính vững của kết quả ước lượng ở phương pháp GEE, tác giả thực hiện hồi quy theo 3 phương pháp phổ biến trong phân tích dữ liệu bảng (mô hình bình phương bé nhất gộp (Pooled OLS), mô hình các ảnh hưởng cố định (Fixed Effective Model – FEM) và mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effective Model – REM)). Từ kết quả có được, tác giả so sánh với kết quả ước lượng ở mô hình GEE để trả lời cho mục tiêu nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu của đề tài. 1.4 Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả kỳ vọng đề tài sẽ bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của quản trị dòng tiền đến thành quả tài chính công ty Việt Nam và giúp cho các nhà quản lý công ty Việt Nam có cơ sở thực hiện chiến lược quản trị dòng tiền tốt hơn nhằm nâng cao thành quả tài chính, gia tăng khả năng sinh lợi cho công ty. 1.5 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng, tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài gồm 5 chương, bao gồm: Chương 1: Giới thiệu đề tài. Trong chương này, tác giả trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu cũng như kết cấu của đề tài. Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây. Trong chương này, tác giả hệ thống hóa các nghiên cứu trước đây trên thế giới về quản trị dòng tiền và thành quả tài chính của công ty. Trên cơ sở những bằng chứng thực nghiệm này tác giả xây 6 dựng mô hình và thực hiện kiểm định với dữ liệu thu thập từ các công ty niêm yết Việt Nam về quản trị dòng tiền và thành quả tài chính của công ty. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Trong chương này, tác giả trình bày nguồn dữ liệu, cách thức thu thập, xử lý số liệu, mô hình, mô tả các biến sử dụng trong nghiên cứu cũng như phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Trong chương này, tác giả trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho 221 công ty Việt Nam với 1.547 quan sát trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2015 về ảnh hưởng của quản trị dòng tiền đến thành quả tài chính công ty Việt Nam và so sánh kết quả thu được với các kết quả thực nghiệm trước đó. Chương 5: Kết luận. Ở chương này, tác giả tổng kết lại vấn đề nghiên cứu; hạn chế của luận văn và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo. 7 CHƢƠNG 2. KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY 2.1 KHUNG LÝ THUYẾT VỀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÍNH HIỆU QUẢ CỦA CHIẾN LƢỢC QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN Quản trị dòng tiền đã trở thành một trong những chiến lược thiết yếu trong nhiều chiến lược quản trị hoạt động của công ty (Fisher, 1998; Quinn, 2011). Dòng tiền được quản trị hiệu quả sẽ giúp công ty chủ động trước tình hình thiếu hụt tiền mặt, giảm sự phụ thuộc vào nguồn tài trợ bên ngoài cũng như chủ động sử dụng nguồn tiền mặt dư thừa một cách hiệu quả, từ đó cải thiện được tính thanh khoản cũng như vị thế cạnh tranh của công ty trên thị trường (Brewer và Speh, 2000; Farris và Hutchison, 2002). Chiến lược quản trị dòng tiền của công ty thông qua việc quản trị khoản phải thu, quản trị hàng tồn kho và quản trị khoản phải trả đã được các công ty kết hợp và sử dụng rộng rãi trong việc cải thiện thành quả tài chính của các công ty (Richards và Laughlin, 1980; Stewart, 1995). Quản trị dòng tiền là quản trị dòng tiền vào và dòng tiền ra của các công ty từ hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài trợ nhằm giúp dự báo thành quả tài chính của công ty trong tương lai. Quản trị dòng tiền của công ty là xem xét kỳ luân chuyển của tiền thông qua kỳ luân chuyển của hàng tồn kho, kỳ thu tiền các khoản phải thu, kỳ phải trả người bán. Để đánh giá hiệu quả chiến lược quản trị dòng tiền có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu, trong đó chỉ tiêu tổng hợp là vòng quay chuyển đổi tiền mặt được đề xuất bởi Richards và Laughlin (1980) và các chỉ tiêu riêng lẻ như kỳ thu tiền khoản phải thu, kỳ lưu kho hàng tồn kho, kỳ phải trả người bán. 2.1.1 Kỳ thu tiền khoản phải thu (DSO - Days Sales Outstanding) và thành quả tài chính của công ty Kỳ thu tiền khoản phải thu (DSO) là khoảng thời gian được tính từ khi công ty bán hàng cho khách hàng đến khi công ty nhận được doanh thu bằng tiền. Kỳ thu tiền khoản phải thu được tính bằng cách lấy khoản phải thu cuối kỳ chia cho doanh thu, 8 nhân với số ngày trong kỳ. Theo đó, kỳ thu tiền khoản phải thu càng ngắn hay thời gian công ty nhận được thanh toán từ khách hàng cho việc phân phối hàng hóa và dịch vụ phải trả càng nhanh thì càng cải thiện được tính thanh khoản cho công ty (Gallinger, 1997). Tiền mặt nhận được từ khách hàng có thể được công ty sử dụng để đầu tư vào các hoạt động khác. Do đó, các khoản thanh toán mà công ty nhận được từ khách hàng càng nhanh thì cơ hội để công ty thực hiện được các hoạt động đầu tư càng nhiều ( auer, 2007). Tuy nhiên, khi công ty càng nới lỏng chính sách tín dụng thông qua việc mở rộng thời gian thu tiền từ khách hàng, rủi ro tín dụng mà công ty phải gánh chịu, các khoản phải thu không thu hồi được có nguy cơ chuyển thành nợ khó đòi, nợ xấu càng gia tăng (Tsai, 2011). Từ đây, lý thuyết quản trị dòng tiền cho rằng, kỳ thu tiền khoản phải thu càng ngắn, thành quả tài chính của công ty càng được cải thiện (Stewart, 1995; Churchill và Mullins, 2001; Farris và Hutchison, 2002, 2003). Mặc dù vậy, việc rút ngắn kỳ thu tiền khoản phải thu cũng được nhìn nhận là sẽ không đem đến thuận lợi cho khách hàng, do đó các công ty thường sử dụng những biện pháp nỗ lực rút ngắn kỳ thu tiền khoản phải thu mà không làm tổn hại đến mối quan hệ giữa công ty và khách hàng, chẳng hạn như khách hàng có thể nhận được khoản chiết khấu giảm giá nếu khách hàng thanh toán sớm (Moran, 2011). Wort và Zumwalt (1985) cho rằng, chính sách khuyến khích khách hàng thanh toán sớm thông qua việc cho khách hàng nhận một khoản chiết khấu giảm giá mặc dù làm cho doanh thu của công ty thu được ít hơn, nhưng từ việc nhận được tiền nhanh hơn sẽ cải thiện được khả năng thanh toán và làm giảm đi rủi ro tín dụng cho công ty. 2.1.2 Kỳ lưu kho hàng tồn kho (DIO - Days Inventory Outstanding) và thành quả tài chính của công ty Kỳ lưu kho hàng tồn kho (DIO) là khoảng thời gian được tính từ lúc nguyên vật liệu được mua vào cho đến khi được chuyển hóa thành thành phẩm và bán ra cho khách hàng. Kỳ lưu kho hàng tồn kho được tính bằng cách lấy lượng hàng tồn kho cuối kỳ 9 chia cho giá vốn hàng bán, nhân với số ngày trong kỳ. Hàng tồn kho là những tài sản mà công ty dự trữ để kịp thời cung cấp hàng hóa cho khách hàng, theo đó khi xảy ra tình trạng sụt giảm trong hàng tồn kho có thể dẫn tới việc công ty không có khả năng đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, việc nắm giữ nhiều hàng tồn kho lại làm cho công ty phải gánh chịu chi phí tồn trữ. Vì thế, việc cắt giảm hàng tồn kho sẽ giúp công ty giảm chi phí nắm giữ và giải phóng được một lượng tiền mặt, để từ đó công ty có thể sử dụng để tái đầu tư nhằm gia tăng doanh số. Việc giảm đầu tư vào hàng tồn kho vừa có ưu thế, vừa có bất lợi, nhưng nhiều bằng chứng cho thấy khi công ty nắm giữ hàng tồn kho ít hơn thường làm cải thiện tính thanh khoản và thành quả tài chính cho công ty (Chen, 2005; Swamidass, 2007; Koumanakos, 2008; Capkun., 2009). Hơn nữa, lượng hàng tồn kho quá dư thừa thường liên quan tới hoạt động bán hàng yếu kém (Singhal, 2005). Mặc dù việc giảm lượng hàng tồn kho có thể đặt công ty vào rủi ro do bị thiếu hàng, nhưng trong thực tế các công ty có thể thường xuyên giảm hàng tồn kho mà không phải đánh đổi giữa lợi ích và chi phí thông qua các phương pháp như chương trình quản trị hàng tồn kho Lean Just-In-Time, hệ thống bổ sung tự động, chương trình hàng tồn kho do nhà cung cấp quản lý (Vendor Managed Inventory – VMI) và chương trình gửi hàng tồn kho để bán (Harrington, 1996; Achabal., 2000; Myers., 2000). Chương trình sử dụng một hệ thống thông tin cập nhật tự động để bổ sung hàng tồn kho khi lượng hàng trong kho giảm xuống dưới một mức hạn định nào đó. Cách thức quản trị hàng tồn kho này chứng minh là đã làm giảm được mức độ hàng tồn kho một cách hiệu quả mà không gây thiệt hại tới thành quả tài chính của các công ty (Milgrom và Roberts, 1988). 2.1.3 Kỳ phải trả người bán (DPO - Days Payable Outstanding) và thành quả tài chính của công ty Kỳ phải trả người bán (DPO) là khoảng thời gian kể từ khi công ty mua nguyên vật liệu cho đến khi công ty thanh toán tiền cho nhà cung cấp. Kỳ phải trả người bán được tính bằng cách lấy khoản phải trả cuối kỳ chia cho giá trị hàng mua rồi nhân 10 với số ngày trong kỳ. Cũng giống như kỳ lưu kho hàng tồn kho, mối quan hệ giữa kỳ phải trả người bán và thành quả tài chính của công ty rất phức tạp. Việc mở rộng vòng quay các khoản phải trả một cách hiệu quả sẽ cho phép công ty nắm giữ tiền mặt lâu hơn, kết quả là cải thiện tính thanh khoản cho công ty (Stewart, 1995). Tuy nhiên, khi công ty mở rộng vòng quay các khoản phải trả của mình, công ty sẽ không nhận được các khoản chiết khấu từ nhà cung cấp do thanh toán sớm và có thể làm tổn hại tới mối quan hệ giữa công ty với các nhà cung cấp (Fawcett, 2010). Hơn nữa, khi một nhà cung cấp bị suy yếu tiền mặt do vòng quay các khoản phải trả quá dài, làm cho chuỗi cung ứng tổng thể có thể phải chịu tác động tiêu cực trong dài hạn (Raghavan và Mishra, 2011). Vòng quay các khoản phải trả dài hơn cũng có thể làm cho các nhà cung cấp cho công ty cung cấp hàng hóa với chất lượng thấp hơn (Timme và Wanberg, 2011). Hơn nữa, khi công ty trả nợ đúng hạn sẽ ngăn ngừa được việc kiện tụng, tranh chấp từ phía chủ nợ và từ đó nâng cao được vị thế của công ty. 2.1.4 Vòng quay chuyển đổi tiền mặt (CCC - Cash Conversion Cycle), vòng quay tiền mặt hoạt động (OCC - Operating Cash Cycle) và thành quả tài chính của công ty Vòng quay chuyển đổi tiền mặt – CCC được sử dụng rất thường xuyên nhằm đánh giá tình hình quản trị dòng tiền cho công ty. Vòng quay chuyển đổi tiền mặt (CCC cũng được gọi là the Cash-to-Cash Cycle) được kết hợp từ ba chỉ tiêu dòng tiền để cung cấp một chỉ số tổng thể cho vị thế tiền mặt của công ty. Vòng quay chuyển đổi tiền mặt là khoảng thời gian từ lúc mua nguyên vật liệu, chuyển đổi thành thành phẩm, bán sản phẩm và thu tiền khoản phải thu. Vòng quay chuyển đổi tiền mặt được tính toán bằng cách tính tổng kỳ thu tiền khoản phải thu (DSO) và kỳ lưu kho hàng tồn kho (DIO), trừ đi kỳ phải trả người bán (DPO). Từ các bằng chứng thực nghiệm cho thấy, vòng quay chuyển đổi tiền mặt càng ngắn do công ty bán hàng nhanh và thu tiền nhanh, mật độ hàng tồn kho thấp, tín dụng thương mại được sử dụng như một công cụ tài trợ trong ngắn hạn thì thành quả tài 11 chính của công ty sẽ càng cao. Chu kỳ luân chuyển tiền = Kỳ thu tiền Khoản phải thu + Kỳ lưu kho hàng tồn kho - Kỳ phải trả người bán Hình 2.1: Vòng quay chuyển đổi tiền mặt (CCC) và chu kỳ kinh doanh Vòng quay tiền mặt hoạt động - OCC được xem là một tập con của chỉ tiêu vòng quay chuyển đổi tiền mặt - CCC. Vòng quay tiền mặt hoạt động được tính bằng cách tính tổng kỳ thu tiền khoản phải thu (DSO) và kỳ lưu kho hàng tồn kho (DIO). Vòng quay tiền mặt hoạt động khác vòng quay chuyển đổi tiền mặt ở chỗ vòng quay tiền mặt hoạt động chỉ bao gồm doanh thu chưa được thu tiền và hàng tồn kho. Vòng quay tiền mặt hoạt động không xét đến các khoản phải trả, và do đó tương đương với số ngày mà tiền mặt bị trói buộc trong hàng tồn kho trước khi công ty nhận được thanh toán từ khách hàng. Churchil và Mullins (2001) đã trưng ra bằng chứng cho thấy, các công ty có vòng quay tiền mặt hoạt động ngắn hơn sẽ ít đầu tư tiền mặt vào vốn luân chuyển hơn và do vậy chi phí tài trợ của những công ty này thường thấp hơn. Churchill và Mullins (2001) cũng cho rằng, vòng quay tiền mặt hoạt động ngắn hơn cũng đưa đến tính thanh khoản và thành quả tài chính của công ty tốt hơn. Bằng cách sử dụng vòng quay tiền mặt hoạt động, các nhà quản trị công ty có thể xem xét làm thế nào để công ty quản lý dòng tiền hiệu quả trong chu kỳ kinh doanh 12 của công ty. Vòng quay tiền mặt hoạt động bắt đầu từ khi công ty mua các nguồn nguyên vật liệu, sản xuất, bán sản phẩm và đến khi nhận được tiền từ các sản phẩm bán ra. Nhìn chung, các công ty có vòng quay tiền mặt hoạt động ngắn hơn sẽ có lợi hơn và tạo ra nhiều giá trị hơn trong thời gian dài (Mansoori và Muhammad, 2012). 2.2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY Tác động của quản trị dòng tiền đến thành quả tài chính của công ty đã là chủ đề chính của rất nhiều nghiên cứu lý thuyết lẫn thực nghiệm trong nhiều năm qua ở nhiều quốc gia khác nhau. Các nghiên cứu đều trưng ra bằng chứng cho thấy rằng, quản trị dòng tiền hiệu quả sẽ cải thiện được tính thanh khoản để từ đó cải thiện thành quả tài chính cho công ty (Gitman và cộng sự, 1979). Bên cạnh đó, sự cải thiện tính thanh khoản từ vị thế tiền mặt của công ty được cải thiện, tình hình tín dụng tốt hơn, giảm rủi ro phá sản, gia tăng tự chủ tài chính giúp công ty chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh (Richards và Lughlin, 1980; Stancill, 1987; Moss và Stine, 1993; Churchill và Mullins, 2001). Hơn nữa, việc rút ngắn vòng quay chuyển đổi tiền thông qua việc rút ngắn vòng quay khoản phải thu, rút ngắn thời gian nắm giữ hàng tồn kho và kéo dài vòng quay khoản phải trả sẽ cải thiện thành quả tài chính của công ty (Deloof, 2003; Garcia – Teruel và Martinez – Solano, 2007). Jimmy D. Moss và Bert Stine (1993) trong nghiên cứu của mình đã phát hiện có mối quan hệ giữa vòng quay chuyển đổi tiền mặt, quy mô và thành quả tài chính của các công ty. Jimmy D. Moss và ert Stine đã trưng ra bằng chứng cho thấy, vòng quay chuyển đổi tiền mặt thể hiện tốc độ luân chuyển tiền của các công ty có quy mô nhỏ luôn dài hơn so với các công ty có quy mô lớn. Bên cạnh đó, vòng quay chuyển đổi tiền mặt có mối tương quan âm với thành quả tài chính của công ty, điều này hàm ý rằng các nhà quản trị của các công ty nhỏ có thể cải thiện hiệu quả quản trị dòng tiền cho công ty thông qua việc rút ngắn độ dài vòng quay chuyển đổi tiền mặt. Sự rút ngắn này có thể thực hiện bằng những chiến lược như thu hẹp hoạt động tín dụng thương mại, cắt giảm số ngày lưu kho của hàng tồn kho, kéo dài thời gian chiếm dụng tiền của nhà cung cấp hoặc kết hợp cùng lúc các chiến lược này.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng