Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của nước dừa, agar và saccarozơ đến sinh trưởng của cây cẩm chướng in ...

Tài liệu ảnh hưởng của nước dừa, agar và saccarozơ đến sinh trưởng của cây cẩm chướng in vitro (2018)

.PDF
43
194
58

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH – KTNN ====== TRỊNH THU TRANG ẢNH HƢỞNG CỦA NƢỚC DỪA, AGAR VÀ SACCAROZƠ ĐẾN SINH TRƢỞNG CỦA CÂY CẨM CHƢỚNG IN VITRO (Dianthus caryophyllus L.) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Sinh lý học thực vật HÀ NỘI - 2018 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH – KTNN ====== TRỊNH THU TRANG ẢNH HƢỞNG CỦA NƢỚC DỪA, AGAR VÀ SACCAROZƠ ĐẾN SINH TRƢỞNG CỦA CÂY CẨM CHƢỚNG IN VITRO (Dianthus caryophyllus L.) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Sinh lý học thực vật Ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS. TS. NGUYỄN VĂN ĐÍNH HÀ NỘI - 2018 LỜI CẢM ƠN Trƣớc hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Văn Đính đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, Ban Chủ nhiệm khoa Sinh - KTNN, Phòng thí nghiệm Sinh lý học thực vật, khoa Sinh - KTNN, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài. Trong thời gian thực hiện đề tài tôi cũng nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của thầy La Việt Hồng và cô Mai Thị Hồng - Phòng thí nghiệm Sinh lý học thực vật đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành khóa luận này, nhân đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học tập cũng nhƣ hoàn thành khóa luận. Hà Nội, tháng 05 năm 2018 Sinh viên thực hiện Trịnh Thu Trang LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu đề tài: “Ảnh hƣởng của nƣớc dừa, agar và saccarozơ đến sinh trƣởng của cây Cẩm chƣớng in vitro” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi do PGS. TS. Nguyễn Văn Đính hƣớng dẫn. Các số liệu, kết quả trong nghiên cứu này là trung thực và không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của ngƣời khác. Hà Nội, tháng 05 năm 2018 Sinh viên thực hiện Trịnh Thu Trang DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐC Đỏ chùm ĐN Đỏ nhung HCS Hồng cánh sen MS Murashige và Skoog Nxb Nhà xuất bán TVĐ Trắng viền đỏ VC Vàng chanh DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Các công thức thí nghiệm ảnh hƣởng của nƣớc dừa đến sinh trƣởng của cây Cẩm chƣớng in vitro ................................................................. 13 Bảng 2.2. Các công thức thí nghiệm ảnh hƣởng của agar đến sinh trƣởng của cây Cẩm chƣớng in vitro .............................................................................. 14 Bảng 2.3. Các công thức thí nghiệm ảnh hƣởng của saccarozơ đến sinh trƣởng của cây Cẩm chƣớng in vitro ................................................................. 14 Bảng 3.1. Ảnh hƣởng của nƣớc dừa đến đến sinh trƣởng của năm giống Cẩm chƣớng in vitro ........................................................................................... 18 Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của agar đến sinh trƣởng của năm giống Cẩm chƣớng in vitro. ................................................................................................................. 22 Bảng 3.3. Ảnh hƣởng của saccarozơ đến sinh trƣởng của năm giống Cẩm chƣớng in vitro. ................................................................................................... 26 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Ảnh hƣởng của nƣớc dừa đến sinh trƣởng của năm giống Cẩm chƣớng in vitro ....................................................................................................20 Hình 3.2. Ảnh hƣởng của agar đến sinh trƣởng của năm giống Cẩm chƣớng in vitro. .....................................................................................................................25 Hình 3.3. Ảnh hƣởng của saccarozơ đến sinh trƣởng của năm giống Cẩm chƣớng in vitro. ...................................................................................................29 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................2 4. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................3 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn .............................................................................3 NỘI DUNG............................................................................................................4 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................4 1.1. Giới thiệu về họ Cẩm chƣớng (Caryophyllaceae) .......................................4 1.1.1.Nguồn gốc, phân loại và phân bố ...............................................................4 1.1.2. Đặc điểm sinh học ......................................................................................5 1.1.3. Tính thẩm mỹ và giá trị kinh tế..................................................................6 1.1.4. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ..............................................................7 1.1.5. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc ..............................................................9 Chƣơng 2: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................12 2.1. Vật liệu nghiên cứu ......................................................................................12 2.2. Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm ....................................................................12 2.2.1. Dụng cụ .....................................................................................................12 2.2.2. Thiết bị.......................................................................................................12 2.3. Môi trƣờng nuôi cấy ....................................................................................12 2.4. Điều kiện nuôi cấy .......................................................................................12 2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................13 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................16 3.1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của nƣớc dừa đến sinh trƣởng của cây Cẩm chƣớng in vitro. ...................................................................................................16 3.2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của agar đến sinh trƣởng của cây Cẩm chƣớng in vitro. .....................................................................................................................21 3.3. Nghiên cứu ảnh hƣởng của saccarozơ đến sinh trƣởng của cây Cẩm chƣớng in vitro. ...................................................................................................25 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................30 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................31 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hoa Cẩm chƣớng (Dianthus caryophyllus L.) có nguồn gốc từ Địa Trung Hải. Tên Carnation có nguồn gốc từ chữ Latin 'carnatio', Caryophyllus có nghĩa là màu hồng [24]. Đây là một trong những loài hoa cắt đƣợc trồng phổ biến trên thế giới với những đặc điểm: đa dạng về màu sắc, màu sắc đẹp, chịu đƣợc vận chuyển đƣờng dài...[17]. Châu Âu, Châu Mỹ Latinh và Israel đang là các nhà xuất khẩu Cẩm chƣớng lớn nhất thế giới. Các nƣớc Nhật Bản, Ấn Độ và Pakistan cũng đang tập trung vào việc tiêu dùng hoa Cẩm chƣớng [22]. Ở trong nƣớc, các giống Cẩm chƣớng đa số nhập khẩu từ Trung Quốc, Hà Lan,…[7]. Ở Việt Nam việc nhân giống những loài hoa thƣờng đƣợc làm theo phƣơng pháp truyền thống nhƣ là gieo hạt, giâm hom, cắt cành... Tuy nhiên cách làm này có nhƣợc điểm là sau một thời gian thì giống sẽ bị thoái hoá làm cho năng suất và chất lƣợng hoa giảm đi đáng kể. Nhờ sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, để khắc phục những nhƣợc điểm của những phƣơng pháp truyền thống ngƣời ta đã áp dụng kỹ thuật nuôi cấy in vitro trong nhân giống hoa Cẩm chƣớng. Với những đặc điểm vƣợt trội so với các phƣơng pháp truyền thống là tạo ra cây con với số lƣợng lớn, có kiểu hình đồng nhất, năng suất và chất lƣợng cây con cao, sạch bệnh, không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và đặc biệt có thời gian sinh trƣởng và phát triển ngắn thêm [3]. Để cây sinh trƣởng và phát triển tốt trong điều kiện nuôi cấy in vitro thì môi trƣờng nuôi cấy cây là vô cùng quan trọng. Tùy vào bộ phận nuôi cấy của cây thì có môi trƣờng dinh dƣỡng nuôi cấy khác nhau. Mặt khác để tăng hệ số nhân giống thì cần phải điều chỉnh các điều kiện nuôi cấy (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm…) thích hợp kết hợp bổ sung thêm vào môi trƣờng nuôi cấy các chất 1 điều hòa sinh trƣởng (auxin, cytokinin, gibberellin…) cùng các chất nhƣ nƣớc dừa, nƣớc chiết nấm men… Muốn cây sinh trƣởng và phát triển tốt thì phải thƣờng xuyên kiểm tra và cấy chuyển qua môi trƣờng mới. Ngoài những ƣu điểm thì vẫn còn một số tồn tại trong nuôi cấy cây Cẩm chƣớng in vitro, đặc biệt là hiện tƣợng thủy tinh làm giảm tới 60% sản lƣợng. Trong nghiên cứu của Deberh, nuôi cấy ở môi trƣờng thể rắn và thể lỏng đều có thể xuất hiện hiện tƣợng thủy tinh hóa [27]. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tƣợng thủy tinh hóa ở cây Cẩm chƣớng nhƣ nồng độ và loại chất dùng làm đông (gel) môi trƣờng và chất điều hòa sinh trƣởng thực vật. Sự tích lũy các dạng oxy gây độc, độ ẩm tƣơng đối và thế nƣớc cao là các yếu tố quan trọng liên quan tới hiện tƣợng thủy tinh hóa trong nuôi cấy [14]. Vì vậy việc nghiên cứu môi trƣờng thích hợp để nuôi cấy là yêu cầu cấp thiết, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “Ảnh hƣởng của nƣớc dừa, agar và saccarozơ đến sinh trƣởng của cây Cẩm chƣớng in vitro” nhằm cải thiện môi trƣờng nuôi cấy in vitro để cây Cẩm chƣớng sinh trƣởng tốt hơn. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu ảnh hƣởng của nƣớc dừa, agar và saccarozơ đến sinh trƣởng của cây Cẩm chƣớng in vitro góp phần xây dựng, hoàn thiện quy trình nhân giống cây Cẩm chƣớng bằng phƣơng pháp nuôi cấy mô đem lại hiệu quả và chất lƣợng. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hƣởng của nƣớc dừa đến sinh trƣởng của cây Cẩm chƣớng in vitro. - Nghiên cứu ảnh hƣởng của agar đến sinh trƣởng của cây Cẩm chƣớng in vitro. - Nghiên cứu ảnh hƣởng của saccarozơ đến sinh trƣởng của cây Cẩm chƣớng in vitro. 2 4. Phạm vi nghiên cứu Thực hiện các thí nghiệm trong điều kiện nuôi cấy in vitro tại Phòng thí nghiệm Sinh lý học thực vật, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Ý nghĩa lý luận: Bổ sung nguồn tài liệu khoa học về ảnh hƣởng của nồng độ nƣớc dừa, agar và saccarozơ đến quá trình tái sinh chồi in vitro. Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần hoàn thiện quy trình nhân giống cây hoa Cẩm chƣớng cắt cành bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật, nhằm cung cấp nguồn giống sạch bệnh, chất lƣợng cao. 3 NỘI DUNG Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu về họ Cẩm chƣớng (Caryophyllaceae) 1.1.1.Nguồn gốc, phân loại và phân bố Cẩm chƣớng (Dianthus Caryophylus L.) thuộc họ Caryophyllaceae, nguồn gốc từ Địa Trung Hải. Gồm gồm 88 chi với 1750 loài [22]. Ở Việt Nam gặp trên 10 chi với 25 loài [10]. Đầu thế kỷ XX, Cẩm chƣớng có mặt ở Việt Nam tuy nhiên giống cây phần lớn phải nhập ngoại [7]. Giới: Plantae (Giới Thực vật) Ngành: Magnoliophyta (Ngành Hạt Kín) Lớp: Magnoliosida (Lớp Hai Lá Mầm) Bộ: Caryophyllales (Bộ Cẩm chƣớng) Họ: Caryophyllaceae (Họ Cẩm chƣớng) Chi: Dianthus Loài: Caryophylus Tên khoa học: Dianthus Caryophylus L. Tên Việt Nam: Cẩm chƣớng, Phăng, Cẩm nhung, Hƣơng nhung hoa,... [6]. Hoa Cẩm chƣớng có hai loại là loại hoa đơn và hoa kép, có nhiều màu sắc đa dạng nhƣ: trắng viền , hồng, đỏ, vàng… Mùa ra hoa là vào mùa hè (mùa đông nếu không quá lạnh) [34]. Cẩm chƣớng bắt đầu đƣợc nuôi trồng để thƣởng ngoạn từ thế kỷ XVI. Lần đầu tiên vào năm 1750, các nhà làm vƣờn Pháp đã tạo ra giống Cẩm chƣớng Remontant, cây cao, ra hoa nhiều lần trong năm. Năm 1846, họ đã trồng đƣợc rất nhiều giống Cẩm chƣớng hoang dại và điều khiển cho chúng ra hoa quanh năm [2]. 4 Hiện nay, nƣớc sản xuất hoa Cẩm chƣớng nhất trên thế giới là Columbia. Cây hoa Cẩm chƣớng đƣợc trồng phổ biến ở Châu Á, Châu Âu, Châu Phi và Châu Mỹ. Ở Châu Á, hoa Cẩm chƣớng đƣợc trồng nhiều ở Trung Quốc, Malaysia, Srilanca…[32]. Ở nƣớc ta Cẩm chƣớng trồng phổ biến ở Hà Nội, Đà Lạt, Hải Phòng…[7]. 1.1.2. Đặc điểm sinh học Cây hoa Cẩm chƣớng (Dianthus caryophyllus L.) dạng cây bụi cao 0,5 - 1 m, không lông. Lá mọc đối, phiến hẹp nhọn, xanh. Hoa đơm thành phát hoa thƣa, không có sọc đồng tâm, thơm [5]. Rễ: hoa Cẩm chƣớng có bộ rễ chùm phát triển mạnh, có chiều dài từ 15 - 20 cm. Khi vun gốc cây Cẩm chƣớng sẽ ra rễ phụ ở các đốt [5]. Thân: Cây dạng thân thảo. Thân có màu xanh nhạt bao phủ một lớp phấn trắng để bảo vệ cây. Ở Việt Nam hiện trồng hai loại Cẩm chƣớng: Giống Cẩm chƣớng thấp cây (30 – 35 cm) thƣờng mọc thành bụi, và giống Cẩm chƣớng cao cây (50 - 80cm). Mỗi đốt có một mắt, trên mắt mang lá và mầm nách” [7]. Lá: Lá kép mọc đối diện với nhau từ các đốt thân. Phiến lá dày có hình lƣỡi mác, mép lá trơn. Mặt lá nhẵn không có độ bóng. Trên mặt lá có phủ một lớp phấn trắng mỏng và mịn [5]. Hoa: Hoa đều, lƣỡng tính, cụm hoa hình xim hai ngả. Hoa chuẩn của loài D. Caryophylus có 5 cánh màu sắc đa dạng từ trắng tới hồng hay đỏ tía. Cẩm chƣớng viền có thể có hoa kép và số cánh hoa có thể nhiều tới 40 cánh. Khi đƣợc trồng trong vƣờn, đƣờng kính hoa có thể đạt tới 6 - 8 cm. Một vài loài trồng trong nhà kính thì đƣờng kính hoa có thể lớn hơn 10 cm. Cánh hoa có xẻ răng cƣa. Hoa Cẩm chƣớng là hoa lƣỡng tính, có cả cơ quan sinh dục đực (nhị) và cái (nhụy). Hoa nở thành từng bông, phân nhánh hay thành dạng bó. Nhị hoa có thể xuất hiện một hay hai lớp [16]. 5 Quả: Quả nang mở, quả hình trụ có một đầu nhọn, trong quả có 5 ngăn hạt. Mỗi quả có từ 300 - 600 hạt [5]. Hạt: Hạt nhỏ và nằm bên trong quả có màu đen, hình dẹt và hơi cong. Phôi thành vòng bao lấy phôi nhũ. Cẩm chƣớng là loài ƣa sáng, cƣờng độ thấp nhất là 2,15 x 104 Lux, cho nên phải đủ ánh sáng mới sinh trƣởng tốt. Cẩm chƣớng ƣa sống nơi mát mẻ, không chịu nóng, nhiệt độ thích hợp từ 12 - 200C. Những loài có màu hoa khác nhau thì yêu cầu nhiệt độ khác nhau, màu vàng 20 - 250C, màu đỏ cao hơn 250C [1]. Cẩm chƣớng thích nghi với môi trƣờng không khí tƣơng đối khô. Thích hợp vào mùa hè mát mẻ, độ ẩm thấp, mùa đông thông gió, ấm. Cẩm chƣớng ƣa đất thịt, hơi kiềm, nhiều mùn, tơi xốp và thoát nƣớc. Đất trồng phải giữ ẩm, tránh liên canh và ngập nƣớc [1]. 1.1.3. Tính thẩm mỹ và giá trị kinh tế Cẩm chƣớng là loại hoa đang đƣợc ƣa chuộng ở Việt Nam và là cây hoa có hiệu quả kinh tế cao. Trong những năm gần đây nhu cầu về Cẩm chƣớng của thị trƣờng trong nƣớc và ngoài nƣớc lớn do sự đa dạng về màu sắc, kiểu dáng,... dùng làm cây trang trí (nội thất, văn phòng,…), làm quà tặng… Hoa Cẩm chƣớng (Dianthus caryophyllus L.) là một trong những loại hoa cắt thƣơng mại phổ biến nhất thế giới, có giá trị kinh tế cao, chỉ đứng thứ 2 sau hoa hồng. Nƣớc Ý là nƣớc có diện tích trồng Cẩm chƣớng nhiều nhất với sản lƣợng đạt 3200 triệu cành (năm 2001), sau là Hà Lan với 2500 triệu cành. Trung Quốc là nƣớc có nhiều vùng sản xuất hoa Cẩm chƣớng [3]. Trong nƣớc, Đà Lạt và Lâm Đồng đƣợc ví nhƣ “vƣơng quốc” hoa với hàng trăm loại rực rỡ sắc màu. Trong đó, Cẩm chƣớng chiếm 2% trên 2.700 ha diện tích trồng hoa của tỉnh Lâm Đồng. Hoa Cẩm chƣớng phân bố chủ yếu 6 ở làng Thái Phiên, Vạn Thành... Mỗi dịp Tết, những bông hoa đầy màu sắc rực rỡ lại đƣợc vận chuyển đến nhiều tỉnh thành, phục vụ nhu cầu của hàng triệu ngƣời dân trên khắp cả nƣớc. Mùa cao điểm, ngƣời trồng hoa có thể thu 4.000 cành trên một ha mang lại nguồn thu cho ngƣời trồng đồng thời xuất khẩu hoa sang Nhật giá trị kinh tế mang lại cao gấp đôi so với khi bán trong nƣớc[33]. Trồng hoa Cẩm chƣớng sau 3 - 4 tháng đã bắt đầu cho thu hoạch. Một sào Bắc Bộ trong một vụ cho thu từ 96000 - 120000 bông. Thâm canh đúng kỹ thuật thì mỗi vụ phần lãi thu đƣợc là 17 - 30 triệu đồng/sào [2]. Nhƣ vậy có thể thấy Cẩm chƣớng là một loại hoa có tiềm năng phát triển trong ngành sản xuất hoa trong nƣớc và thế giới. 1.1.4. Tình hình nghiên cứu trong nước - Đề tài: Nghiên cứu nhân giống hoa Cẩm chƣớng bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro do Nguyễn Thị Thu Hằng (ThS. Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp) thực hiện. Đã xác định môi trƣờng thích hợp cho nhân nhanh và kích thích tăng trƣởng chồi: MS+ 0,05mg/l BAP +0,1mg/l K + 0,1mg/l NAA + 30g/l saccarozơ [4]. - Nghiên cứu chuyển gen IPT tạo cytokinin nhằm làm tăng tuổi thọ hoa Cẩm chƣớng (Dianthus caryophyllus L.) nhờ vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens thực hiện bởi Nguyễn Thị Thanh, Lê Thị Phƣơng Quyên, Nguyễn Phƣơng Thảo (2012). Kết quả đã nhận đƣợc một số dòng cây chuyển nạp gen. Qua phân tích các dòng cây này sinh trƣởng in vitro bình thƣờng trên môi trƣờng có hygromycin 10mg/l, nhuộm xanh với thuốc thử GUS [11]. - Kết quả nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân giống, trồng và chăm sóc một số giống hoa Cẩm chƣớng (Dianthus Caryophyllus L.) tại huyện Bắc Hà, Lào Cai thực hiện bởi La Việt Hồng, La Thị Hạnh, Ngô Tuyết Dung (ĐHSPHN 2), Bùi Văn Thắng (Viện Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp, 7 Trƣờng Đại học Lâm nghiệp) (2017). Thu đƣợc: môi trƣờng phù hợp để tái sinh và nhân nhanh chồi in vitro của các giống Cẩm chƣớng: MS, 3% saccarozơ, 0,7% agar có bổ sung BAP 0,1 mg/l. Ở công thức tái sinh này, tỷ lệ mẫu bị thủy tinh hóa thấp. Môi trƣờng phù hợp để ra rễ cho chồi in vitro: MS, 3% saccarozơ, 0,7% agar có bổ sung NAA 0,1 mg/l. Chế phẩm kích thích ra rễ N3M nồng độ 20 g/ml phù hợp để tạo rễ cho chồi ex vitro. Khoảng cách trồng là 25 x 30 cm hoặc 30 x 35 cm, bón lót bằng phân bón vi sinh hữu cơ (30 kg/360 m2), bón thúc bằng phân bón NPK Đầu trâu (13: 13: 13) tƣới hàng tuần (20 - 30 kg/360 m2) và phun chế phẩm Atonik (0,5 mg/l) là phù hợp sinh trƣởng và phát triển của các giống Cẩm chƣớng [6]. - Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phƣơng, Nguyễn Thị Lý Anh, Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Hồng Thắm (2014) về ảnh hƣởng của một số loại đèn chiếu sáng và bình nuôi cấy đến sự sinh trƣởng, phát triển của giống Cẩm chƣớng Hồng hạc cấy mô: loại đèn chiếu sáng cũng có ảnh hƣởng rất lớn tới tỷ lệ cây bị thủy tinh hóa. Đèn LED 13R - 4B - 3W cho tỷ lệ cây bị thủy tinh hóa với tỷ lệ cao nhất lần lƣợt là 10% khi nuôi cấy trên bình trụ nút bông; 26,67% khi nuôi cấy trong túi nilon thoáng khí và 50,00% khi nuôi cấy trong túi nilon không thoáng khí. Nhƣ vậy, trong giai đoạn nhân giống, sử dụng đèn LED 17R - 3B và bình trụ nút bông hoặc túi nilon thoáng khí để nuôi cấy sẽ cho chất lƣợng cây giống tốt nhất đối với giống Cẩm chƣớng Hồng Hạc [9]. - Kết quả của Nguyễn Thị Thanh Vân, ThS. Nguyễn Thị Bích Ngọc, PGS.TS Nguyễn Văn Đính (Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2) trong “Nghiên cứu quy trình nhân nhanh cây hoa Cẩm chƣớng đơn (Dianthus caryophyllus L.) bằng kĩ thuật phát sinh chồi nách in vitro”: sau 9 tuần nuôi cấy, môi trƣờng bổ sung nƣớc dừa từ 5% - 25% đề cho kết quả về chiều cao chồi và số mẫu/chồi tốt. Khối lƣợng tƣơi của cụm chồi cũng tăng lên khi cụm chồi sinh trƣởng 8 trong môi trƣờng có bổ xung nƣớc dừa tối nhất ở công thức bỏ sung 20% và 25%. 1.1.5. Tình hình nghiên cứu ngoài nước - Nghiên cứu về ảnh hƣởng của axit indole - 3 - butyric (IBA) trên mƣời hai kiểu gen của Cẩm chƣớng (Dianthus caryophyllus L.) do Purnachandra Gowda G., Dhananjaya M. V. và Rajiv Kumar (2017) thực hiện. Kết quả cho thấy các kiểu gen Cẩm chƣớng phản ứng khác nhau về việc sử dụng IBA đối với trọng lƣợng tƣơi và khô của rễ: kiểu gen Bizet đƣợc ghi nhận với trọng lƣợng tƣơi cao nhất (7,19 g) và trọng lƣợng khô (57,51 mg) rễ, trọng lƣợng tƣơi thấp nhất đƣợc ghi nhận trong kiểu gen Darjeeling (4.60g) và ngang bằng với kiểu gen Gioele (4.62 g). Khi nó là trọng lƣợng khô của rễ thấp nhất đƣợc ghi nhận trong kiểu gen Darjeeling (27,47 mg). - Nghiên cứu ảnh hƣởng của nồng độ muối đƣợc mô tả bởi Murashige và Skoog (MS) trong thời gian nuôi cấy in vitro bảo tồn hoa Cẩm chƣớng Tây Ban Nha thực hiện bởi Liudmila Jiménez - Mariña, Juan José Silva - Pupo, Misterbino Borges - García, Milvia Fonseca - Arias (2016). Các thí nghiệm bổ sung các muối MS (100; 75; 50; 25%) và (100% + chất điều hòa sinh trƣởng) trong môi trƣờng nuôi cấy thu đƣợc kết quả khi giảm tới 25% nồng độ muối trong môi trƣờng nuôi cấy thì làm giảm tốc độ phát triển, có thể bảo tồn cây trong sáu tháng dƣới những điều kiện này. Sự sống sót và phục hồi thu đƣợc là 91,3%. - Fariman Z. K., Tehranifar A. (2011) tiến hành nghiên cứu: Ảnh hƣởng của tinh dầu, ethanol và methanol để kéo dài tuổi thọ của hoa Cẩm chƣớng (Dianthus caryophyllus L.). Hoa Cẩm chƣớng đƣợc bảo quản trong dung dịch chứa tinh dầu cây húng tây, thì là đen và bạc hà (50 và 100 mgL- 1), ethanol, methanol (4, 7 và 10%). Kết quả chỉ có dung dịch chứa ethanol 7% có thể làm tăng tuổi thọ của hoa so với đối chứng. Tuổi thọ bình và hoa tƣơi giảm dần 9 trong dung dịch chứa tinh dầu không có sự khác biệt đáng kể so với đối chứng, ethanol và methanol [20]. - Môi trƣờng nuôi cấy in vitro của hoa Cẩm chƣớng (Dianthus caryophyllus L.) tập trung vào vấn đề thủy tinh hóa do Mahdiyeh Kharrazi, Hossein Nemati, Ali Tehranifar, Abdolreza Bagheri và Ahmad Sharifi (2011) thực hiện. Kết quả cho thấy giống cây trồng, loại chất điều hòa sinh trƣởng và nồng độ các chất điều hòa sinh trƣởng làm ảnh hƣởng đến sự thủy tinh hóa, rễ của cây Cẩm chƣớng. Nồng độ cytokinin tăng thì số lƣợng chồi tái sinh và tỷ lệ thủy tinh hóa tăng. Sự hình thành chồi lớn nhất thu đƣợc trên môi trƣờng với BAP 4 mg /l, tuy nhiên tốc độ thủy tinh hóa cao. Sử dụng BAP với nồng độ thấp để thu đƣợc số chồi mong muốn cùng với tốc độ thủy hóa thấp hơn [23]. - Cải thiện chất lƣợng hoa Cẩm chƣớng sau thu hoạch (Dianthus caryophyllus L.) bằng axit gibberellic, benzyl adenine và nano bạc đƣợc thực hiện bởi Elham Hamidimoghadam, Vali Rabiei, Amrollah Nabigol và Javad Farrokhi (2014). Kết quả thu đƣợc: GA3 các nồng độ đều có tác động tích cực đến các đặc tính và tuổi thọ của hoa cắt. Đối với hầu hết các đặc điểm, không có sự khác biệt đáng kể giữa GA3 và NS ở thí nghiệm nồng độ 5 và 10 mgl- 1. Ứng dụng của 5 mgl-1 của NS và GA3 kết hợp với 80 mgl -1 BA có tác dụng tốt nhất đối với tuổi thọ bình và chất lƣợng sau thu hoạch hoa cắt “Pinkcastellaro” [15]. - Takashi Onozaki(2018): chăm sóc hoa Cẩm chƣớng (Dianthus caryophyllus L.) cho tuổi thọ trong bình dài hơn. Các phân tích sử dụng 6 giống và 123 dòng đƣợc lựa chọn từ thế hệ thứ 1 đến thế hệ thứ 7 cho thấy tuổi thọ bình dài có liên quan chặt chẽ với hàm lƣợng ethylene [29]. - Khatun M. , Roy P.K. và Razzak M. A. (2018) đã nghiên cứu ảnh hƣởng của nƣớc dừa (CW) cùng với hooc môn cytokinine trên sự tăng trƣởng 10 hiệu quả của hoa Cẩm chƣớng. Tỷ lệ cảm ứng cao nhất quan sát đƣợc ở môi trƣờng nƣớc dừa (cw) ở mức 10% + BAP 1,0 mg/l [25]. Các kết quả này có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp các nhà nghiên cứu và sản xuất hoa Cẩm chƣớng kế thừa kinh nghiệm, tiết kiệm đƣợc thời gian và kinh phí để đem lại hiệu quả cao trong việc nhân giống, nuôi trồng và bảo quản cây Cẩm chƣớng. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan