Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của nhịp cho ăn lên hoạt tính enzyme tiêu hóa của cá lóc (channa stria...

Tài liệu ảnh hưởng của nhịp cho ăn lên hoạt tính enzyme tiêu hóa của cá lóc (channa striata)

.PDF
13
150
114

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGÔ THỊ PHƯƠNG HỒNG ẢNH HƯỞNG CỦA NHỊP CHO ĂN LÊN HOẠT TÍNH ENZYME TIÊU HÓA CỦA CÁ LÓC (Channa striata) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGÔ THỊ PHƯƠNG HỒNG ẢNH HƯỞNG CỦA NHỊP CHO ĂN LÊN HOẠT TÍNH ENZYME TIÊU HÓA CỦA CÁ LÓC (Channa striata) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGs. Ts. ĐỖ THỊ THANH HƯƠNG 2014 ẢNH HƯỞNG CỦA NHỊP CHO ĂN LÊN HOẠT TÍNH ENZYME TIÊU HÓA CỦA CÁ LÓC (Channa striata) Ngô Thị Phương Hồng1 và Đỗ Thị Thanh Hương1 Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ ABSTRACTA Studying on the effect offeeding interruption on digestive enzyme activity of snakehead (Channa striata). The experiment consisted of four treatments, each treatment is repeated 3 times including (1) fish are fed daily (control); (2) Stop feeding 1 day and feed 6 days; (3) Stop feeding2 days andfeed 5 days; (4) Stop feed 3 days and feed4 days. Fingerling (4-5g) was released in 12 tanks with densitywas 50 fish/tank. Digestive enzymeactivity (amylase in stomach and intestine, pepsin in the stomach and chymotrypsin inintestine) of snakehead in feeding interruption treatment is higher than treatment feed daily. Chymotrypsin enzyme activity of snakehead reached the highest value in treatment stop feeding three days, and lowest in treatment feed daily. The result showed that, the efficiency of using feed increased through ability to digestfeed and rise the activity of digestive enzymes thereby reducing the cost of feed in the culture processing and contributing to limit environmental pollution. Keywords:Channa striata, restricted feeding,digestive enzyme. TÓM TẮT Nghiên cứu ảnh hưởng của việc cho cá ăn gián đoạn lên hoạt tính enzyme tiêu hóa của cá lóc (Channa striata) nhằm tìm ra giải pháp cho ăn phù hợp để cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn, giảm chi phí sản xuất trong quá trình nuôi và đồng thời góp phần hạn chế tác động môi trường. Thí nghiệm được bố trí gồm 4 nghiệm thức mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần: (1) cá được cho ăn hàng ngày (đối chứng); (2) Dừng cho ăn 1 ngày và cho ăn 6 ngày kế tiếp; (3) Dừng cho ăn 2 ngày và cho ăn 5 ngày kế tiếp; (4) Dừng cho ăn 3 ngày và cho ăn 4 ngày kế tiếp. Kích cỡ cá lóc giống 4 – 5 g được thả vào 12 bể (composite) mỗi bể có thể tích 500 L với mật độ bố trí là 50 con/bể. Kết quả cho thấy, hoạt tính các enzyme tiêu hóa (amylase trong dạ dày và ruột, pepsin trong dạ dày và chymotrypsin trong ruột) của cá lóc ở nghiệm thức cho ăn gián đoạn cao hơn so với nghiệm thức cá cho ăn hàng ngày. Từ khóa: Cá lóc, ăn gián đoạn, enzyme tiêu hóa. I. Giới thiệu Trong những năm gần đây, sản xuất thủy sản đã đạt được những thành tựu đáng kể và có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) toàn khu vực vào năm 2011 đạt gần 740 ngàn ha với sản lượng 2,1 triệu tấn, hơn 70% sản lượng NTTS cả nước (Tổng cục thống kê, 2012), góp phần cải thiện đời sống của người dân nuôi thủy sản ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng và cả nước nói chung. Theo Bộ Kế hoạch 1 và Đầu tư cho biết, năm 2013 kim ngạch xuất khẩu cả vùng ĐBSCL đạt 10.573 triệu USD, bằng 94,6% kế hoạch, tăng 8% so với năm 2012 (trong đó các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thủy sản chiếm 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước). Khi nói đến sự gia tăng sản lượng NTTS nước ngọt thì phải kể đến sự gia tăng sản lượng cá tra, cá basa, cá rô phi, cá rô đồng, cá lóc và tôm càng xanh. Theo Nguyễn Văn Thường (2004) cá lóc hiện là đối tượng nuôi quan trọng ở ĐBSCL, cá phân bố rộng trong tự nhiên, là loài cá đặc trưng ở Việt Nam và ở các tỉnh ĐBSCL. Cá lóc (Channa striata) được nuôi với nhiều loại hình như: nuôi ao đất, vèo, đăng quầng, bể lót bạt. Các mô hình nuôi cá lóc hiện nay chủ yếu là tự phát và sử dụng thức ăn tươi sống như cá tạp nước ngọt, cá biển, ốc bươu vàng, cua đồng làm ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản tự nhiên, chủ yếu là cá nước ngọt (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009). Tuy nhiên, nguồn cá tạp ngoài tự nhiên ngày càng khan hiếm và giá thức ăn viên dành cho cá lóc tương đối khá cao, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) khi nuôi cá lóc khá cao, FCR đối với cho ăn bằng cá tạp là 4,45, thức ăn viên là 1,44 (Nguyễn Hoàng Huy, 2011) làm giảm đáng kể lợi nhuận của người nuôi cá lóc. Hiện nay, nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng trên cá lóc (Channa striata): Mohanty và Samantaray (1996) nghiên cứu về ảnh hưởng các hàm lượng đạm khác nhau trong khẩu phần lên tăng trưởng và hiệu quả chuyển đổi thức ăn của cá lóc giai đoạn cá bột. Nghiên cứu của Triêu et al, (2001) về nhu cầu đạm của cá lóc giống và Qin J et al, (1996) đã nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ cho ăn lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và FCR của cá lóc giai đoạn ấu niên,… Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về nhịp cho ăn cũng như sự thay đổi hoạt tính của men tiêu hóa khi cho ăn gián đoạn trên cá lóc... Vì thế, đề tài: “Ảnh hưởng của nhịp cho ăn lên hoạt tính enzyme tiêu hóa của cá lóc(Channa striata)” được thực hiện nhằm tìm hiểu làm thế nào cá có thể thích ứng được trong điều kiện nuôi có sự thay đổi về dinh dưỡng, phương thức cho ăn có liên quan đến hoạt tính của các men tiêu hóa, hiệu quả chuyển hóa chất đạm và cơ chế của sự thiếu thức ăn sau thời gian gián đoạn thức ăn ăn vào, từ đó người nuôi có thể giảm được chi phí thức ăn, giảm ô nhiễm môi trường, cũng như giảm nhu cầu về cá tạp làm thức ăn cho cá lóc. II. Phương pháp nghiên cứu 2.1 Thời gian và địa điểm Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 2/2014 đến tháng 5/2014. Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ. 2.2 Bốtríthínghiệm Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần:(i) Cá được cho ăn hằng ngày (đối chứng); (ii) Dừng cho ăn 1 ngày và cho ăn 6 ngày kế tiếp; (iii) Dừng cho ăn 2 ngày và cho ăn 5 ngày kế tiếp; (iv) Dừng cho ăn 3 ngày và cho ăn 4 ngày kế tiếp.Các nghiệm thức thí nghiệm cho ăn gián đoạn được tiến hành bằng cách cho cá ăn liên tục và giống với nghiệm 2 thức đối chứng 1-2 tuần trong bể thí nghiệm, sau đó cho cá dừng ăn 1, 2 và 3 ngày và cho ăn 6, 5 và 4 ngày theo từng nghiệm thức, sau đó lặp lại chu kỳ. Thí nghiệm đượctiếnhành trong bể composite có thể tích là500L,sụckhívànước chảytràn. Nguồn nước ngọt sử dụng cho thí nghiệm cấp từ nước máy sinh hoạt.Cá thínghiệmcókíchcỡ 4 - 5g/con vàmậtđộbố trílà50con/bể. Cá được chọn thí nghiệm có kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng, không bị dị tật, dị hình,… Cá mua tại các trại sản xuất giống và được thuần hóa trong bể lớn 4 m3 ít nhất là 1 tuần và cho ăn thức ăn giống nhau trước khi đưa vào hệ thống thí nghiệm. Bắt đầu thí nghiệm chọn ngẫu nhiên cá trong bể thuần dưỡng cho vào các bể thí nghiệm. Thờigian thínghiệmlà 64 ngày. 2.3 Chăm sóc cá Thức ăn sử dụng là thức ăn viên Cá Vàng 42% protein, kích cỡ viên thức ăn phù hợp với cỡ miệng cá thí nghiệm. Khẩu phần 5% khối lượng thân, cho ăn 2 lần/ngày.Thay 20 - 30% nước trong bể hàng ngày bằng phương pháp chảy tràn trước khi cho cá ăn vào buổi sáng và trước khi cho ăn vào buổi chiều. Định kỳ vệ sinh đáy bể thí nghiệm 2 - 3 ngày/lần. 2.4 Phương pháp thu mẫu Môi trường: Nhiệt độ được đo 2 lần/ngày bằng nhệt kế (sáng 8 giờ, chiều 14 giờ) đo hàng ngày. Oxy đo bằng máy YSI Discover 2 lần/tuần. pH đo bằng máy đo pH YSI 556 MPS 2 lần/tuần. Thu mẫu các hoạt tính enzyme của cá ở các nghiệm thức: mẫu được thu vào các ngày thứ 16 (sau 2 chu kỳ cho ăn và dừng cho ăn từ khi bắt đầu thí nghiệm (ngày thứ 14) thì cho bỏ đói cá 1 ngày (ngày thứ 15) và thu mẫu ngày thứ 16), tiếp tục lặp lại chu kỳ và thu mẫu vào ngày thứ 31, 46 và 61. Cá được bỏ đói 1 ngày trước khi thu mẫu, giải phẩu lấy dạ dày (phân tích pepsin) và ruột (phân tích α-amylase và chymotrypsin) mỗi lần thu 3 con/bể. Dùng pen làm sạch thức ăn trong ruột và dạ dày (lấy khoảng 2 – 3 cm ruột cá) các thao tác đều làmtrên nước đá để tránh ảnh hưởng đếnhoạt tính của cácenzyme tiêu hóa. Sau đó nghiền mẫu qua dung dịch buffer KH2PO4 20Mm và NaCl 6mM với pH 6.9, ly tâm mẫu với 4200 vòng trong 30 phút ở 4⁰C. Lấy phần trong (phần nổi) đem trữ ở tủ âm -80⁰C cho đến khi phân tích mẫu. 2.5 Phân tích mẫu và xử lý số liệu Phân tích hoạt tính enzyme α-amylase theo phương pháp của Bernfeld (1951). Pepsin được phân tích theo phương pháp của Worthington (1982). Chymotrypsin được phân tích theo phương pháp của Worthington (1982). Số liệu sau khi thu thập sẽ dùng phần mềm Excel 2003 và SPSS for windows phiên bản 13 để tính toán giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và sự khác biệt về giá trị trung bình của các chỉ tiêu theo dõi giữa các nghiệm thức sẽ dùng phương pháp ANOVA và phép thử Duncan để phân tích. 3 III. Kết quả thảo luận 3.1 Biến động của các yếu tố môi trường Do thí nghiệm được tiến hành trong các bể composite được xử lý tốt và thay nước đồng loạt nên các yếu tố môi trường trong tất cả các bể là tương đương nhau. Số liệu trình bày trong bảng 1 là các giá trị môi trường của bể thí nghiệm. Bảng 1. Một số yếu tố môi trường trong bể thí nghiệm ở các nghiệm thức khác nhau Nhiệt độ (0C) pH Oxy (mg/L) Nghiệm thức Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều NT1 (đối chứng) 27,5±0,52 28,4±0,64 7,16±0,32 7,23±0,39 4,91±0,56 5,02±0,65 NT2 (Dừng ăn 1 ngày) 27,5±0,48 28,5±0,72 7,04±0,41 7,37±0,40 4,86±0,85 5,00±0,72 NT3 (Dừng ăn 2 ngày) 27,5±0,53 28,5±0,77 7,09±0,47 7,36±0,36 4,88±0,66 5,12±0,78 NT4 (Dừng ăn 3 ngày) 27,5±0,60 28,3±0,78 7,14±0,42 7,29±0,34 4,84±0,73 5,07±0,71 Trong quá trình thí nghiệm các yếu tố môi trường: nhiệt độ, pH và oxy không có biến động lớn giữa buổi sáng và chiều. Nhiệt độ dao động từ 27,5⁰C vào buổi sáng và 28,5⁰C vào buổi chiều thích hợp cho sinh trưởng của cá. Do cá là động vật biến nhiệt nên nhiệt độ ảnh hưởng rất rõ lên quá trình tiêu hóa thức ăn, khi nhiệt độ tăng thì tốc độ tiêu hóa cũng tăng và tăng hoạt tính men tiêu hóa. Khi nhiệt độ giảm thì hoạt tính của men giảm, tỉ lệ tiêu hóa giảm có thể làm cho cá bỏ ăn (Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Văn Tư, 2010). Giá trị pH của các nghiệm thức dao động trong khoảng 7,04 - 7,37 trong suốt quá trình nuôi. Theo Trương Quốc Phú (2006), khoảng pH trên hoàn toàn nằm trong khoảng thích hợp đối với đời sống thủy sinh vật. pH quá cao hay quá thấp đều không thuận lợi cho quá trình phát triển của thủy sinh vật. Hàm lượng oxy hòa tan ở các nghiệm thức đều nằm trong khoảng thích hợp cho động vật thủy sản phát triển và oxy hòa tan trong quá trình thí nghiệm dao động từ 4,84 - 5,12 mg/L. Nhìn chung, các yếu tố môi trường: nhiệt độ, pH và oxy trong các bể nuôi tương đối ổn định, nằm trong giới hạn thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá lóc. 3.2 Hoạt tính enzyme amylase trong dạ dày và ruột khi cho cá ăn gián đoạn Ảnh hưởng của cho ăn gián đoạn lên hoạt tính enzyme amylase trong dạ dày và ruột được trình bày qua bảng 2 và bảng 3. Kết quả cho thấyqua các đợt thu mẫu ngày thứ 16, 31, 46 thì hoạt tính enzyme amylase trong dạ dày giữa các nghiệm thức 2, nghiệm thức 3 và nghiệm thức 4 khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 1. Hoạt tính enzyme đạt giá trị cao nhất ở nghiệm thức 3là 1,66±0,08 mU/min/mg protein, kế tiếp nghiệm thức 2 là 1,65±0,07 mU/min/mg protein và nghiệm thức 4 là 1,64 ±0,12mU/min/mg protein, thấp nhất ở nghiệm thức 1 (đối chứng) là 1,50±0,06 mU/min/mg protein. Tuy nhiên ở ngày thu mẫu thứ 61 thì hoạt 4 tính enzyme ở nghiệm thức 4 và nghiệm thức 3 khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 1 nhưng không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 2 và đạt giá trị cao ở nghiệm thức 3 là 1,55±0,12mU/min/mg protein, kế tiếp là nghiệm thức 4 1,53±0,05 mU/min/mg protein và nghiệm thức 2 là 1,49±0,11 mU/min/mg protein, thấp nhất là ở nghiệm thức 1 cho ăn hàng ngày 1,23±0,01 mU/min/mg protein. Nhìn chung hoạt tính enzyme ở các nghiệm thức dừng cho ăn cao hơn nghiệm thức 1 cho ăn hàng ngày (đối chứng). Do nghiệm thức 2, nghiệm thức 3 và 4 là những nghiệm thức cho cá ăn gián đoạn, nên sau một thời gian cá nhịn ăn khi cho cá ăn trở lại thì lượng enzyme tiêu hóa đổ vào ruột cá tăng lên. Vì vậy, ở những nghiệm thức dừng cho ăn thì hoạt tính enzyme cao hơn nghiệm thức cho ăn hàng ngày. Theo những nghiêncứu vềhoạttínhmentiêuhóa trên cá tuyết Gadus morhua, cá bơn Nhật BảnParalichthys olivaceus,cáColossoma macropomum,cáhồiĐạiTâyDươngchothấy cásaukhichoănlạisauthờigianbỏđóithì hoạttính cácmentiêu hóacao hơnsovớicá đượcchoănhàngngày(Bélanger, 2002; Bolasina, 2006;Almeidaetal.,2006;Krogdahl etal.,2005). Hoạt tính enzyme amylase trong ruột giữa các nghiệm thức 2, nghiệm thức 3 và nghiệm thức 4 khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 1 cho ăn hàng ngày (đối chứng). Qua các đợt thu mẫu thì hoạt tính enzyme ở ngày thu mẫu thứ 16 là cao nhất sau đó giảm dần đến ngày thu mẫu thứ 61, do hoạt tính enzyme tiêu hóagiảmtheo thành phần của thức ăn,trong khi đó amylase là enzyme thủy phân tinh bột nhưng trong quá trình thí nghiệm cá được cho ăn thức ăn viên có hàm lượng đạm cao 42% protein. Từ đó, sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa chất đạm. Vì vậy, hoạt tính enzyme tiêu hóa giảm qua các đợt thu mẫu. Kết quả cho thấy, hoạt tính enzyme ở nghiệm thức 2, nghiệm thức 3 và 4 cao hơn so với nghiệm thức 1 cho ăn hàng ngày. Khi dừng cho ăn cá nhịn đói trong thời gian ngắn làm giảm hoạt tính các men tiêu hóa, khi cho cá ăn trở lại thì kích thích mạnh các hoạt tính của men trong đường tiêu hóa. Chính vì vậy, ở các nghiệm thức dừng cho ăn khi cho ăn lại thì làm gia tăng các hoạt tính enzyme trong đường tiêu hóa.TheoLêThanh Hùng (2008) thìsaumộtthờigiancánhịnăn,khicho cáăntrởlạilượngmentiêuhóa đổvàoruộtcá tănglên. Từ kết quả của bảng 2 và bảng 3 cho thấy hoạt tính enzyme amylase ở dạ dày của cá lóc cao hơn hoạt tính enzyme amylase ở ruột của cá lóc. Thức ăn ở dạ dày sẽ bị phân giải một phần sau đó mới chuyển xuống ruột. Do đó, hoạt tính enzyme amylase ở dạ dày cao hơn so với amylase ở ruột. Bảng 2. Hoạt tính enzyme amylase trong dạ dày của cá lóc ở các nghiệm thức khác nhau Hoạt tính enzyme (mU/min/mg protein) Nghiệm thức 16 ngày 31 ngày 46 ngày 61 ngày NT1(đối chứng) 1,50±0,06a 1,33±0,16a 1,48±0,14a 1,23±0,01b NT2 (Dừng cho ăn 1 ngày) 1,65±0,07a 1,51±0,26a 1,56±0,10a 1,49±0,11ab NT3 (Dừng cho ăn 2 ngày) 1,66±0,08a 1,47±0,31a 1,51±0,08a 1,55±0,12a NT4 (Dừng cho ăn 3 ngày) 1,64 ±0,12a 1,56±0,26a 1,57±0,10a 1,53±0,05a 5 Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn. Các số liệu cùng nằm trong một cột có chữ số giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa p>0,05 Bảng 3. Hoạt tính enzyme amylase trong ruột của cá lóc ở các nghiệm thức khác nhau Hoạt tính enzyme amylase ở ruột (mU/min/mg protein) Nghiệm thức 16 ngày 31 ngày 46 ngày 61 ngày NT1 (đối chứng) 1,38±0,17a 0,82±0,05a 0,85±0,05a 0,77±0,02a NT2 (Dừng cho ăn 1 ngày) 1,17±0,04a 0,81±0,04a 0,83±0,09a 0,85±0,09a NT3 (Dừng cho ăn 2 ngày) 1,14±0,04a 0,84±0,01a 1,03±0,08a 0,74±0,03a NT4 (Dừng cho ăn 3 ngày) 1,15±0,02a 0,90±0,11a 0,89±0,11a 0,88±0,07a Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn. Các số liệu cùng nằm trong một cột có chữ số giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa p>0,05 Amylase là enzyme thủy phân tinh bột thành glucose, được tìm thấy hầu hết các loài cá ăn tạp và cá ăn thực vật như: nhóm cá chép, cá rô phi và cá măng biển (Chanos chanos). Có nhiều tranh luận về sự hiện diện không đáng kể ở cá hồi, lươn biển và cá cam (Serola quiquradiata).Theo Guillaume et al. (1999) thì amylase được tìm thấy trong tất cả các loài cá, ngay loài cá biển ăn động vật mà thành phần thức ăn thiên nhiên rất ít carbohydrates. Amylase thủy phân nối đôi α-1,4 của đường amylose, các nhánh thẳng của amylosepeptin hay của glycogen, nhưng amylase không thủy phân được các nối α-1,6 của các nhánh ngang. So sánh hoạt tính amylase trên một số loài cá nuôi người ta thấy amylase ở cá ăn động vật thấp hơn cá ăn thực vật. Kết quả cho thấy, cho cá ăn gián đoạn thì hoạt tính enzyme amylase cao hơn so với cá được cho ăn hàng ngày. Theo Harpaz et al., 2005; Krogdahl and BakkeMckellep, 2005 được trích bởi Lê Thị Tiểu Mi và ctv, 2012 khi cá bị bỏ đói hoặc giảm thức ăn ăn vào có thể dẫn đến việc gia tăng các hoạt tính của men tiêu hóa trong các phần khác của đường tiêu hóa.Nghiên cứu về mối quan hệ giữa hoạt tính men tiêu hóa α-amylase, pepsin và sự tiêu hóa thức ăn theo chu kỳ cho ăn gián đoạn ở cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn giống (Lê Thị Tiểu Mi, 2012). Khi cho ăn theo chu kỳ gián đoạn có thể tăng hiệu quả sử dụng thức ăn thông qua tăng khả năng tiêu hóa thức ăn và tăng hoạt tính men tiêu hóa từ đó có thể giảm chi phí thức ăn và giảm ô nhiễm môi trường. 3.3 Hoạt tính enzyme pepsin trong dạ dày khi cho cá ăn gián đoạn Ảnh hưởng của cho ăn gián đoạn lên hoạt tính enzyme pepsin trong dạ dày được trình bày qua bảng 4. Kết quả cho thấy hoạt tính enzyme pepsin của cá lóc đạt giá trị cao nhất ở nghiệm thức 2 là 2,37±0,04 mU/mL/mg protein, tiếp đến là nghiệm thức 4 là 2,28±0,01 mU/mL/mg protein, nghiệm thức 3 là 2,25±0,01 mU/mL/mg protein và thấp nhất ở nghiệm thức cho ăn hàng ngày là 1,80±0,09mU/mL/mg protein và nghiệm thức 2 khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 1 cho ăn hàng ngày, không có ý nghĩa thống kê với 2 nghiệm thức còn lại (ở ngày 6 thu mẫu thứ 61). Các ngày thu mẫu còn lại thì hoạt tính enzyme cũng cao ở các nghiệm thức dừng cho ăn và thấp ở nghiệm thức cho ăn hàng ngày. Nhìn chung, thì hoạt tính enzyme pepsin trong dạ dày cá lóc ở các nghiệm thức dừng cho ăn cao hơn so với nghiệm thức đối chứng. Tương tự, như hoạt tính enzyme amylase thì hoạt tính enzyme pepsin cũng cao ở nghiệm thức dừng cho ăn.Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh cá bị bỏ đói hoặc giảm thức ăn ăn vào có thể dẫn đến việc gia tăng các hoạt tính của enzyme tiêu hóa trong các phần khác nhau của đường tiêu hóa (Harpaz et al.. 2005; Krogdahl and Bakke-McKellep, 2005). Bảng 4. Hoạt tính enzyme pepsin trong dạ dày cá lóc ở các nghiệm thức khác nhau Hoạt tính enzyme pepsin (mU/mL/mg protein) Nghiệm thức 16 ngày 31 ngày 46 ngày 61 ngày NT1(đối chứng) 1,68±0,06b 1,90±0,03ab 1,94±0,06b 1,80±0,09b NT2(Dừng cho ăn 1 ngày) 1,97±0,02a 1,87±0,02b 2,02±0,02ab 2,37±0,04a NT3(Dừng cho ăn 2 ngày) 1,96±0,12a 2,01±0,05a 2,10±0,04ab 2,25±0,01ab NT4(Dừng cho ăn 3 ngày) 1,88±0,06ab 1,89±0,02ab 2,12±0,05a 2,28±0,01ab Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn. Các số liệu cùng nằm trong một cột có chữ số giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa p>0,056 Kết quả cho thấy, hoạt tính enzyme pepsin giữa các nghiệm thức tăng từ ngày thu mẫu thứ 16 đến ngày thu mẫu thứ 61. Tiêu hóa chất đạm là một quá trình phức tạp ở cá và xảy ra không chỉ ở dạ dày mà còn xảy ra ở các phần khác của đường tiêu hóa. Enzyme pepsin là enzyme tiêu hóa chủ yếu chất đạm trong đường tiêu hóa. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt tính enzyme pepsin ở nghiệm thức dừng cho ăn cao hơn so với nghiệm thức cho ăn hàng ngày. Như vậy, khi cá dừng ăn thì tăng hoạt tính enzyme pepsin ở dạ dày, làm tăng khả năng tiêu hóa tối đa chất đạm trong nghiệm thức dừng cho ăn. Cá lóc là loài cá dữ, ăn động vật trong quá trình thí nghiệm cá được cho ăn thức ăn có hàm lượng đạm cao. Do đó, hoạt tính enzyme pepsin cao và tăng theo thời gian thu mẫu.Theo Gildberg (2004)khinghiêncứumen tiêuhóaởcátuyết(Gadusmorhua) chorằng hoạttínhcủacácmen tiêuhóa ởcácloàicáăn động vậtnhưcátuyếtthìhoạttínhnàyvẫnở mứccaongaycảtrong thờigiandàibịbỏđói. Chính vì vậy, hoạt tính enzyme pepsin trong dạ dày cá lóc ở các nghiệm thức dừng cho ăn cao hơn so với nghiệm thức cho ăn hàng ngày. 3.4 Hoạt tính enzyme chymotrypsin trong ruột khi cho cá ăn gián đoạn Ảnh hưởng của cho ăn gián đoạn lên hoạt tính enzyme chymotrypsin trong ruột được trình bày qua bảng 5. Nhìn chung, hoạt tính enzyme ở các ngày thu mẫu thứ 16, 31 và 46 khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng và các nghiệm thức cho ăn gián đoạn thì hoạt tính enzyme cao hơn so với nghiệm thức cá được cho ăn hằng ngày, sau 16 ngày thu mẫu hoạt tính enzymeđạt giá trị cao nhất ở nghiệm thức 3 là 144,7±7,1mU/mg protein, kế tiếp là nghiệm thức 4 7 120,8±17,7mU/mg protein, nghiệm thức 2 là 112,9±13,3mU/mg protein và thấp nhất ở nghiệm thức 1 cho ăn hàng ngày là110,4±27,8mU/mg protein. Sau 31 ngày thu mẫu thì hoạt tính enzyme giảm nhưng không đáng kể so với ngày thu mẫu thứ 16, đạt giá trị cao ở các nghiệm thức dừng cho ăn dao động từ 106,5±4,6mU/mg protein đến116,7±7,1mU/mg protein và thấp nhất ở nghiệm thức 1 cho ăn hàng ngàylà 98,6±7,1mU/mg protein. Sau 46 ngày thu mẫu thì hoạt tính enzymecao hơn so với ngày thu mẫu thứ31 đạt giá trị caoở các nghiệm thứcdừng cho ăn dao động từ 111,8±6,3mU/mg proteinđến126,2±4,3mU/mg protein và thấp nhất ở nghiệm thức 1 cá được cho ăn hàng ngày là 110,3±5,5mU/mg protein.Tuy nhiên, ở ngày thu mẫu thứ 61 thì hoạt tính enzyme chymotrypsin ở nghiệm thức 2 khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 3 và không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 1, nghiệm thức 4 đạt giá trị cao nhất ở nghiệm thức dừng cho ăn 1 ngày là 139,1±11 mU/mg protein và thấp ở nghiệm thức cho ăn hàng ngày là 109,7±6,5 mU/mg protein. Bảng 5. Hoạt tính enzyme chymotrypsin trong ruột cá lóc ở các nghiệm thức khác nhau Hoạt tính enzyme chymotrypsin (mU/mg protein) Nghiệm thức 16 ngày 31 ngày 46 ngày 61 ngày NT1 (đối chứng) 110,4±27,8a 98,6±7,1a 110,3±5,5a 109,7±6,5ab NT2 (Dừng cho ăn 1 ngày) 112,9±13,3a 106,8±8,4a 111,8±6,3a 139,1±11a NT3 (Dừng cho ăn 2 ngày) 144,7±7,1a 106,5±4,6a 126,2±4,3a 105±10b NT4 (Dừng cho ăn 3 ngày) 120,8±17,7a 116,7±7,1a 112,4 ±4,9a 114±7,3ab Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn. Các số liệu cùng nằm trong một cột có chữ số giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa p>0,05 Trypsin là các protease hoạt động trong môi trường kiềm. Ở động vật thượng đẳng, enzyme trên được tụy tạng sản sinh ra, dưới dạng các tiền enzyme bất hoạt trypsinogen và chymotrypsinogens. Trypsinogen chuyển thành trypsin hoạt động do chính trypsin hay một enterokinases tiết ra, từ các tế bào tiết trong thành ruột. Trypsin cũng có tác động như chất xúc tác, để biến đổi chymotrypsinogen thành chymotrypsin. Đối với cá và động vật thủy sinh, tụy tạng là cơ quan chính sản sinh ra trypsin và chymotrypsin. Kết quả cho thấy, hoạt tính enzyme chymotrypsin trong ruột cá lóc ở nghiệm thức 2, nghiệm thức 3 và nghiệm thức 4 cao hơn so với nghiệm thức cho ăn hàng ngày. Trong thời gian cá dừng ăn thì hoạt tính enzyme giảm so với đối chứng, nhưng khi cho ăn lại thì hoạt tính enzyme tăng lên so với thời gian bị bỏ đói.Thí nghiệm của Bolasina (2006) nghiên cứu hoạt tính của enzyme tiêu hóa trong suốt thời gian tăng trưởng và ảnh hưởng của việc cho ăn gián đoạn trên cá bơn nhật Bản (Paralichthys Olivaceus). Kết quả cho thấy trong ngày cá bị bỏ đói thì hoạt tính enzyme giảm so với đối chứng, nhưng khi cho ăn lại thì hoạt tính enzyme tăng lên có ý nghĩa so với thời gian bị bỏ đói. Theo Krogdahl et al., 2005 nghiên cứu ảnh hưởng cho ăn gián đoạn lên hoạt tính các enzyme ở cá hồi Đại Tây Dương, kết quả cho thấy 8 khi cho ăn lại thì hoạt tính enzyme tăng trở lại sau một tuần.Theo Bélanger (2002) khi nghiên cứu khả năng tiêu hóa và sự tăng trưởng bù ở cá tuyết (Gadus morhua).Kết quả cho thấy, cá bỏ đói 10 tuần sau đó cho ăn lại có sự tăng trưởng bù, hoạt tính các enzyme tiêu hóa trong thời gian gián đoạn thức ăn cao hơn so với đối chứng. IV. Kết luận và đề xuất 4.1 Kết luận Hoạt tính enzyme tiêu hóa α-amylase trong dạ dày và ruột của cá lóc ở các nghiệm thức 2, nghiệm thức 3 và nghiệm thức 4 cao hơn so với nghiệm thức cho ăn hàng ngày (đối chứng). Hoạt tính enzyme pepsin trong dạ dày cá lóc ở nghiệm thức 2, nghiệm thức 3 và 4 cao hơn so với nghiệm thức cho ăn hàng ngày. Hoạt tính enzyme chymotrypsin trong ruột cá lóc ở 3các nghiệm thức dừng cho ăn cao hơn so với nghiệm thức cá được cho ăn hàng ngày. 4.2 Đề xuất Hoạt tính enzyme tiêu hóa ở các nghiệm thức khi cho cá ăn gián đoạn cao hơn so vớinghiệm thứccá cho ăn hàng ngày. Vì vậy, trong quá trình nuôi người nuôi có thể cho cá ăn gián đoạnnhằm cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn để giảm chi phí sản xuất trong quá trình nuôi và đồng thời góp phần hạn chế tác động môi trường. Tài liệu tham khảo Almeida, L.C., Lundstedt, L.M. and Moraes, G,2006. Digestivemenresponsesoftambaqui (Colossoma macropomum) fed on different levels of proteinand lipid. Aquacult.Nutr.,10:443-450 Bolasina, S., Pérez, A. and Yamashita, Y, 2006. Digestive enzymes activity during ontogenetic development and effect of starvation in Japanese flounder, Paralichthys olivaceus. Aquaculture, 252: 503-515. Bélanger, F., Blier, P.U, Dutil, J.D,2002.Digestive capacity andcompensatory growth inAtlantic cod (Gadusmorhua).J.FishBiol.26:121-128. .Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Văn Tư. 2010.Một số vấn đề về sinh lý cá và giáp xác.Nhà xuất bản nông nghiệp.Thành Phố Hồ chí Minh.152 trang. Fagbenro, O.A, Anedire, C.O and Aiyegbeni, 2001.Food composition and digestive enzymes in the gut of the African electric catfish, Malapterurus electricus (Gmelin 1789) (Malapteruridae).Tropical Zoology 14: 1-6. Gabriela Dumitru, 2009. On the activity of some intestinal enzymes in Cyprinus carpio, Aristichthys nobilis and Carassius auratus gibelio species. Alaxandru Ioan Cuza University of Iaşi, Faculty of Biology X: 69-72. 9 Guillaume, J., Kaushik, S., Bergot, P., Metailler, R, 1999.Nutriob and feeding of fish and crustaceans.Praxis Publishing, Chichester, UK. 407pps. Gildberg,A.,2004. Digestivemenactivities in starved preslaughterfarmedand wildcaptured, Atlantic cod (Gadusmorhua). Aquaculture238: 343-353. Harms J, K Anger, S Klaus, B Seeger, 1991. Nutritional effects on ingestion rate, digestive enzyme activity, growth and biochemical composition of Hyas araneus L. (Decapoda: Majidae) larvae. J. Exp. Mar. Biol. Ecol. 145: 233-265. Harpaz, S.,Hakim,Y.,Slosman,T., Barki,A., Karplus,I.,Eroldoğan,O.T.,2005.Effectsof different feeding levels during day and/or night on growthandbrush bordermenactivity in juvenile Latescalcariferfishrearedin freshwaterre-circulating tanks. Aquaculture 248:325-335. Johnston DJ, AJ Ritar, CW Thomas, 2004. Digestive enzyme profiles reveal digestive capacity and potential energy sources in fed and starved spiny lobster (Jasus edwardsii) phyllosoma larvae. Comp. Biochem. Physol. B 138: 137144. Krogdahl, Å. and Bakke-McKellep, A.M, 2005. Fasting and refeeding cause rapid changes in intestinal tissue mass and digestive enzyme capacities of Atlantic salmon (Salmo salar L.). Comp. Biochem. Physiol., 141A: 450-460. Lê Thị Tiểu Mi, 2012. Khảo sát mối liên hệ giữa hoạt tính men tiêu hóa α-amylase, pepsin và sự tiêu hóa thức ăn theo chu kỳ cho ăn gián đoạn ở cá tra giống (Pangasianodon hypopthalmus). Luận văn tốt nghiệp cao học, ĐHCT. Lê Thanh Hùng.2008. Thứcăn và dinh dưỡng thủy sản.Nhà xuấtbản Nông nghiệp.Thành phố HồChí Minh.299trang. Mohanty S. S., and K.Samantary, 1996. Effect of varying levels of dietary protein on the growth erformance and feed conversion efficiency of snackehead Channa striata fry.Aquaculture Nutrition 2: 89 – 94. Nguyễn Hoàng Huy, 2011. Đánh giá khả năng sử dụng thức ăn chế biến nuôi cá lóc (Channa striata) thương phẩm. Luận văn tốt nghiệp cao học, ĐHCT. Nguyễn Trường Tịnh, 2013. Ảnh hưởng của độ mặn đến hoạt tính men tiêu hóa và tốc độ tăng trưởng của cá lóc (Channa striata). Luận văn tốt nghiệp cao học, ĐHCT. Nguyễn Văn Thường (2004).Tổng quan về thành phần loài và phân bố của cá họ Channidae.Tạp chí khoa học Cần Thơ, chuyên ngành thủy sản. Nguyen Van Trieu, D.N.L.a. L.M.L., 2001. Effect of Dietary Protein Level on the Growth and Survival Rates of Snakehead (Channa striata Bloch) Fingerling.In Development of new technologies anh their practice for 10 sustainable farming in Mekong Delta, Cuu Long rice research institute Omon, Cantho, Vietnam. Qin, J., A.W.F, 1996. Effect of feed application rates on growth, survival, and feed conversion of juvenile snakehead Channa striatus. Journal of the word aquaculture society 27, 52 -56. Tengjaroenkul, B.; Smith, B.J.; Caceci, T. and Smith, S.A, 2000. Distribuition of intestinal enzyme activities along the intestinal tract of cultured Nile tilapia, Oreochromis niloticus L. Aquaculture 182: 317-327. Tổng cục thống kê (2012).Niên giám thống kê Việt Nam.Nhà xuất bản thống kê. Timtailieu.Vn/tai lieu/bao cao nguon loi thuy san dong bang song cuu long 28732/. Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn. 2009. Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Thành Phố Hồ Chí Minh. 191 trang. Trương Quốc Phú, 2006.Giáo trình quản lý chất lượng nước. Trường Đại học Cần Thơ. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan