Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của năng lực nhà khởi nghiệp và môi trường khởi nghiệp đến kết quả hoạ...

Tài liệu ảnh hưởng của năng lực nhà khởi nghiệp và môi trường khởi nghiệp đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại lào

.PDF
252
148
62

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH __________ SATTAKOUN VANNASINH ẢNH HƢỞNG CỦA NĂNG LỰC NHÀ KHỞI NGHIỆP VÀ MÔI TRƢỜNG KHỞI NGHIỆP ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI LÀO LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH __________ SATTAKOUN VANNASINH ẢNH HƢỞNG CỦA NĂNG LỰC NHÀ KHỞI NGHIỆP VÀ MÔI TRƢỜNG KHỞI NGHIỆP ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI LÀO Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Mã số: 62340501 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. NGÔ QUANG HUÂN 2. TS. NGÔ THỊ ÁNH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án này do chính tác giả nghiên cứu và thực hiện. Các kết quả nghiên cứu chưa được công bố bất kỳ ở đâu. Các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận án được chú thích nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Nghiên cứu sinh VANNASINH SATTAKOUN ii TÓM TẮT Luận án “Ảnh hưởng của năng lực nhà khởi nghiệp và môi trường khởi nghiệp đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Lào” nhằm phân tích các yếu tố thuộc năng lực nhà khởi nghiệp và môi trường khởi nghiệp tác động đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Lào. Từ đó, đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao kết quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Lào. Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính. Kỹ thuật thảo luận nhóm được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp phát hiện các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu, là căn cứ quan trọng để đưa ra mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng: phỏng vấn các nhà khởi nghiệp tại Lào bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản với kích thước mẫu hợp lệ là 524, dữ liệu thu thập được tiến hành phân tích thống kê mô tả và phân tích hồi quy tuyến tính. Nghiên cứu đã giới thiệu, kết hợp đo lường, phân tích và kiểm định các yếu tố thuộc về năng lực nhà khởi nghiệp và môi trường khởi nghiệp tác động đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Lào. Thang đo năng lực nhà khởi nghiệp, môi trường khởi nghiệp được chia thành 9 nhóm với 67 biến quan sát. Nghiên cứu cũng đã kiểm định được ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê và ảnh hưởng cùng chiều của 8 yếu tố: (1) năng lực khởi nghiệp, (2) năng lực quản trị và kinh doanh, (3) năng lực nhân sự, (4) năng lực nhận thức và mối quan hệ, (5) sự tiếp cận các nguồn lực tài chính, (6) chính sách hỗ trợ của Chính phủ, (7) sự tiếp cận các tổ chức về đào tạo và hỗ trợ khởi nghiệp, (8) việc tiếp cận thị trường. Yếu tố văn hóa thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp bị bác bỏ do không có ý nghĩa thống kê. iii Nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt về kết quả hoạt động của doanh nghiệp giữa các nhóm: loại hình doanh nghiệp, trình độ học vấn và truyền thống kinh doanh của gia đình. Dựa trên kết quả khảo sát, nghiên cứu đã đề xuất các kiến nghị cụ thể áp dụng nhằm gia tăng kết quả hoạt động của các doanh nghiệp khởi nghiệp vừa và nhỏ tại Lào. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Cụm từ ADB Tiếng Anh The Asian Development Bank Tiếng Việt Ngân hàng Phát triển châu Á ANOVA Analysis Of Variance Phương pháp phân tích phương sai ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á Business environment Môi trường kinh doanh BMC Business Management capability Năng lực quản trị và kinh doanh BOT Built-Operation-Transfer Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao Business Perfoment Kết quả hoạt động kinh doanh BE BP Cộng hòa dân chủ nhân dân CHDCND CRC Cognitive and relationship capacities Cul.A Cultural Approach EC Edu.A Entrepreneurial competencies Education Approach Năng lực nhận thức và quan hệ Các chuẩn mực về văn hoá thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp Năng lực khởi nghiệp Việc tiếp cận các tổ chức đào tạo và hỗ trợ khởi nghiệp Chính sách tiền tệ CSTT EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá EPS Earning Per Share Thu nhập trên mỗi cổ phần FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài Finance Approach Tiếp cận tài chính Fin.A v GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội Gov.S Government support Sự hỗ trợ của chính phủ Giá trị gia tăng GTGT HRC Human resources capacity KMO Kaiser - Mayer – Olkin KPI Mar.A Năng lực nhân sự Hệ số kiểm định sự phù hợp của mô hình EFA Key Performance Indicator Chỉ số đánh giá thực hiện công việc Market access Việc tiếp cận thị trường Ngân hàng Trung ương NHTW Phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS Ordinal Least Squares P/E Price to Earning Ratio Tỷ số lợi nhuận trên cổ phần ROA Return On Assets Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản ROE Return on common equyty ROI Return On Investment Lợi tức đầu tư SE Startup Environment Môi trường khởi nghiệp thông thường Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu vi SME Small and medium enterprise Doanh nghiệp vừa và nhỏ TNCN Thu nhập cá nhân TNDN Thu nhập doanh nghiệp VIF Variance Inflation Factor Nhân tử phóng đại phương sai WB World Bank Ngân hàng thế giới vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i TÓM TẮT ..................................................................................................................ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... iv MỤC LỤC ................................................................................................................vii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. xi DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ................................................................ xiii CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ................................................... 1 1.1. LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI ................................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 6 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 7 1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................. 7 1.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 8 1.6. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU ................................................................... 9 1.7. KẾT CẤU CỦA NGHIÊN CỨU ................................................................ 10 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................. 11 2.1. LÝ THUYẾT VỀ KHỞI NGHIỆP KINH DOANH ................................. 11 2.2. LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC NHÀ KHỞI NGHIỆP ............................ 17 2.2.1. Một số khái niệm liên quan đến khởi nghiệp và nhà khởi nghiệp ......... 17 2.2.2. Năng lực ................................................................................................ 20 2.2.3. Năng lực nhà khởi nghiệp ..................................................................... 21 2.3. LÝ THUYẾT VỀ MÔI TRƢỜNG KINH DOANH VÀ MÔI TRƢỜNG KHỞI NGHIỆP ........................................................................................... 26 2.3.1. Môi trường kinh doanh .......................................................................... 26 2.3.2. Lý thuyết các yếu tố quyết định đầu tư ở khu vực tư nhân .................... 28 2.3.3. Môi trường khởi nghiệp ........................................................................ 29 2.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP ................................. 31 2.4.1. Định nghĩa kết quả hoạt động của doanh nghiệp ................................... 31 2.4.2. Đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp ...................................... 34 viii 2.4.3. Mối quan hệ giữa năng lực nhà khởi nghiệp và kết quả hoạt động của doanh nghiệp .......................................................................................... 38 2.4.4. Mối quan hệ giữa môi trường khởi nghiệp và kết quả hoạt động của doanh nghiệp .......................................................................................... 40 2.5. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC CÓ LIÊN QUAN ..... 41 2.5.1. Nghiên cứu về năng lực nhà khởi nghiệp ............................................... 41 2.5.2. Nghiên cứu về môi trường khởi nghiệp ................................................. 45 2.5.3. Nghiên cứu về kết quả hoạt động của doanh nghiệp .............................. 47 2.6. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................................................... 51 2.6.1. Xác định khe hổng nghiên cứu ............................................................... 51 2.6.2. Mô hình nghiên cứu................................................................................ 54 2.6.2.1. Các yếu tố năng lực nhà khởi nghiệp ................................................ 54 2.6.2.2. Các yếu tố môi trường khởi nghiệp.................................................... 59 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 68 3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ..................................................................... 68 3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 70 3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu................................................................. 70 3.2.2. Kỹ thuật xử lý số liệu ............................................................................. 71 3.3. THANG ĐO CÁC KHÁI NIỆM TRONG NGHIÊN CỨU .................... 72 3.3.1. Nghiên cứu định tính cho thang đo của các khái niệm nghiên cứu ....... 73 3.3.1.1. Thang đo Năng lực khởi nghiệp ......................................................... 73 3.3.1.2. Thang đo Năng lực quản trị và kinh doanh ....................................... 74 3.3.1.3. Thang đo Năng lực nhân sự ............................................................... 76 3.3.1.4. Thang đo Nhận thức và quan hệ ........................................................ 77 3.3.1.5. Thang đo Sự tiếp cận các nguồn lực tài chính ................................... 78 3.3.1.6. Thang đo Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ ............................... 79 3.3.1.7. Thang đo sự tiếp cận các tổ chức đào tạo và hỗ trợ về khởi nghiệp . 79 3.3.1.8. Thang đo Việc tiếp cận thị trường ..................................................... 80 3.3.1.9. Thang đo Văn hóa thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp .......................... 81 ix 3.3.1.10. Thang đo kết quả hoạt động của doanh nghiệp ............................... 81 3.3.2. Thang đo các khái niệm trong mô hình nghiên cứu sau điều chỉnh ....... 84 3.3.2.1. Năng lực của nhà khởi nghiệp ........................................................... 84 3.3.2.2. Môi trường khởi nghiệp ..................................................................... 86 3.3.2.3. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp ................................................ 87 3.4. THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI ..................................................................... 90 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................. 92 4.1. NGHIÊN CỨU SƠ BỘ ................................................................................ 92 4.2. NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC .................................................................. 93 4.2.1. Đối tượng khảo sát. ................................................................................ 93 4.2.2. Đặc điểm mẫu ......................................................................................... 94 4.2.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo ......................................................... 99 4.2.4. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ...................................................... 100 4.3. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH HỒI QUY......................................................... 104 4.3.1. Phân tích tương quan giữa các biến ..................................................... 107 4.3.2. Phân tích mô hình hồi quy .................................................................... 108 4.3.3. Kiểm tra các giả định của mô hình ....................................................... 109 4.3.4. Kiểm định giả thuyết của mô hình ....................................................... 112 4.3.5. Phân tích sự khác biệt giữa các nhóm theo phương thức phân loại ..... 114 4.4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ .......................................................................... 119 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .......................................... 128 5.1. KẾT LUẬN ................................................................................................. 128 5.1.1. Kết quả mô hình đo lường .................................................................... 128 5.1.2. Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết ................................................... 129 5.2. HÀM Ý QUẢN TRỊ ................................................................................... 130 5.2.1. Quan điểm định hướng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ......... 130 5.2.2. Hàm ý quản trị về năng lực các nhà khởi nghiệp tại Lào ..................... 132 5.2.2.1. Hàm ý quản trị đối với năng lực quản trị và kinh doanh ................ 133 5.2.2.2. Hàm ý quản trị đối với năng lực khởi nghiệp .................................. 134 x 5.2.2.3. Hàm ý quản trị đối với năng lực nhận thức và quan hệ .................. 137 5.2.2.4. Hàm ý quản trị đối với năng lực nhân sự ........................................ 144 5.2.3. Hàm ý chính sách về môi trường khởi nghiệp ..................................... 146 5.2.3.1. Sự tiếp cận các nguồn lực tài chính ................................................. 147 5.2.3.2. Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước............................................... 149 5.2.3.3. Việc tiếp cận các tổ chức đào tạo và hỗ trợ về khởi nghiệp ............ 151 5.2.3.4. Việc tiếp cận thị trường ................................................................... 154 5.3. HẠN CHẾ VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ......................... 155 5.3.1. Hạn chế của nghiên cứu ....................................................................... 155 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................. 156 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TẠI NƢỚC CỘNG HÕA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO I. Bối cảnh vĩ mô II. Tổng quan môi trường đầu tư tại Lào III. Các doanh nghiệp khởi nghiệp vừa và nhỏ tại Lào PHỤ LỤC 2: THANG ĐO GỐC PHỤ LỤC 3: DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM PHỤ LỤC 4: BIÊN BẢN THẢO LUẬN TỔNG HỢP PHỤ LỤC 5: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT PHỤ LỤC 6: BẢNG KHẢO SÁT BẰNG TIẾNG LÀO PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUI xi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tóm tắt các nghiên cứu về năng lực nhà khởi nghiệp ............................. 44 Bảng 2.2. Tóm tắt các nghiên cứu về môi trường khởi nghiệp ................................ 46 Bảng 2.3. Tóm tắt các nghiên cứu trước .................................................................. 49 Bảng 2.4: Mối quan hệ giữa các khái niệm lý thuyết và các khái niệm nghiên cứu 65 Bảng 3.1: Tiến độ thực hiện nghiên cứu .................................................................. 68 Bảng 3.2: Đo lường khái niệm năng lực của nhà khởi nghiệp ................................. 84 Bảng 3.3: Đo lường khái niệm “Môi trường khởi nghiệp” ...................................... 86 Bảng 4.1: Thống kê kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach‟s Alpha ........................ 92 Bảng 4.2: Thống kê theo giới tính ........................................................................... 95 Bảng 4.3: Thống kê theo độ tuổi .............................................................................. 95 Bảng 4.4: Thống kê theo truyền thống kinh doanh của gia đình ............................. 96 Bảng 4.5: Thống kê theo kinh nghiệm trước khi khởi nghiệp ................................. 96 Bảng 4.6: Thống kê theo quy mô doanh nghiệp ...................................................... 97 Bảng 4.7: Thống kê theo dân tộc ............................................................................. 97 Bảng 4.10: Thống kê theo thời gian hoạt động ........................................................ 97 Bảng 4.8: Thống kê theo trình độ học vấn ............................................................... 98 Bảng 4.9: Thống kê theo trình độ chuyên môn ........................................................ 98 Bảng 4.11: Thống kê theo loại hình doanh nghiệp .................................................. 99 Bảng 4.12: Thống kê theo lĩnh vực kinh doanh ....................................................... 99 Bảng 4.13: Thống kê kiểm định độ tin cậy Cronbach‟s Alpha .............................. 100 Bảng 4.14: Kết quả phân tích nhân tố các biến độc lập ......................................... 101 Bảng 4.15: Kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc ........................................... 104 Bảng 4.16: Kiểm định tương quan giữa các biến ................................................... 107 Bảng 4.17: Kết quả của mô hình hồi qui ................................................................ 109 Bảng 4.18: Tương quan hạng Spearman giữa ........................................................ 111 các biến độc lập với phần dư .................................................................................. 111 Bảng 4.19: Kết quả phân tích ANOVA theo loại hình doanh nghiệp .................... 115 xii Bảng 4.20: Kết quả phân tích ANOVA theo trình độ học vấn .............................. 117 Bảng 4.21: Kết quả phân tích ANOVA theo truyền thống kinh doanh của gia đình ............................................................................................................. 117 Bảng 4.22: Kết luận về giả thuyết nghiên cứu ....................................................... 119 xiii DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa năng lực của nhà khởi nghiệp, môi trường khởi nghiệp và kết quả hoạt động sau khi hình thành doanh nghiệp .................................................................................................... 66 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 69 Hình 4.1: Biểu đồ phân tán phần dư và giá trị dự đoán kết quả hoạt động của doanh nghiệp .................................................................................................. 110 Hình 4.2: Biểu đồ Histogram ................................................................................. 112 Hình 5.1: Đồ thị biểu diễn giá trị trung bình của thang đo trong nghiên cứu ........ 132 Hình 5.2: Đồ thị biểu diễn giá trị trung bình của thang đo năng lực quản trị và kinh doanh ................................................................................................... 133 Hình 5.3: Đồ thị biểu diễn giá trị trung bình của thang đo năng lực khởi nghiệp . 135 Hình 5.4: Đồ thị biểu diễn giá trị trung bình của thang đo năng lực nhận thức và quan hệ ................................................................................................. 139 Hình 5.5: Đồ thị biểu diễn giá trị trung bình của thang đo năng lực nhân sự ........ 145 Hình 5.6: Đồ thị biểu diễn giá trị trung bình của thang đo sự tiếp cận các nguồn lực tài chính ............................................................................................... 147 Hình 5.7: Đồ thị biểu diễn giá trị trung bình của thang đo các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.............................................................................................. 150 Hình 5.8: Đồ thị biểu diễn giá trị trung bình của thang đo .................................... 152 việc tiếp cận các tổ chức đào tạo và hỗ trợ về khởi nghiệp ................................... 152 Hình 5.9: Đồ thị biểu diễn giá trị trung bình của thang đo .................................... 155 việc tiếp cận thị trường ........................................................................................... 155 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU Nội dung chương 1 sẽ giới thiệu tổng quan về lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu, đồng thời kết cấu luận án sẽ được trình bày ở phần cuối chương này. 1.1. LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI Khởi nghiệp kinh doanh qua việc tạo lập các doanh nghiệp mới là động lực cho phát triển kinh tế. Một nền kinh tế phát triển được là nhờ sự phát triển về cả số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp. Các nghiên cứu trên thế giới của Radas và Bozic (2009), Zain và Kassim (2012) chỉ ra rằng có mối quan hệ chặt chẽ giữa việc khởi nghiệp kinh doanh với tăng trưởng kinh tế vùng và địa phương. Những nơi có tỷ lệ thành lập doanh nghiệp cao thường có tốc độ phát triển kinh tế cao. Các doanh nghiệp mới thành lập ngoài việc đóng góp vào GDP của nền kinh tế còn tạo ra nhiều việc làm cho xã hội và làm giàu cho bản thân chủ doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, Chính phủ các nước phát triển cũng như đang phát triển đều dành nhiều chính sách hỗ trợ và nỗ lực để thúc đẩy việc khởi nghiệp kinh doanh trong giới trẻ, đặc biệt trong giới sinh viên, khuyến khích họ không đi làm thuê mà hãy tự tạo việc làm, gia tăng số lượng doanh nghiệp cho phát triển kinh tế. Lý do có sự quan tâm đặc biệt đến thúc đẩy tinh thần doanh nhân là vì các nhà nghiên cứu hy vọng rằng những doanh nhân được đào tạo tốt sẽ tạo ra các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh và mạnh hơn doanh nghiệp của những người có trình độ thấp. Ở Châu Âu và Mỹ, thúc đẩy tinh thần doanh nhân được coi là hạt nhân cho tăng trưởng kinh tế. Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng khởi nghiệp kinh doanh là một loại hành vi có kế hoạch. Krueger và Brazeal (1994) trên cơ sở này cho rằng một cá nhân trước khi đi tới hành vi khởi nghiệp kinh doanh cần phải có tiềm năng khởi nghiệp, tức là phải có thái độ tích cực và sự tự tin về khả năng khởi nghiệp kinh doanh của mình; tiềm năng sẽ dẫn tới dự định và hành vi khởi nghiệp kinh doanh tương lai. Các nghiên cứu theo lý thuyết khởi nghiệp kinh doanh với nhiều góc nhìn khác nhau như 2 Hood và Young (1993), Chandler và Hanks (1994), Lerner và Almor (2002),... Năng lực khởi nghiệp được thực hiện bởi các cá nhân (nhà khởi nghiệp) là người bắt đầu hay thực hiện sự chuyển hóa tổ chức, là người tạo nên giá trị gia tăng cho tổ chức. Bird (1995) cho rằng năng lực khởi nghiệp được định nghĩa như là những đặc trưng cơ bản như các kiến thức cụ thể, các đặc điểm, khả năng nhận thức về bản thân, vai trò xã hội và những kỹ năng giúp cho một người hình thành, duy trì sự tồn tại và tạo sự tăng trưởng cho một doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu tập trung tại quốc gia đang phát triển; thiếu nghiên cứu kết hợp tác động của các yếu tố môi trường với trải nghiệm cá nhân và trải nghiệm qua hoạt động kinh doanh tác động của các hoạt động đào tạo khởi nghiệp và chưa có nghiên cứu định lượng nào kiểm định tác động của các yếu tố môi trường và năng lực kinh doanh của cá nhân tại Lào. Trong quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia đang phát triển, khu vực kinh tế tư nhân ngày càng có vai trò quan trọng không những trong việc gia tăng tỷ lệ đóng góp vào GDP của quốc gia vào nguồn thu ngân sách của Chính phủ mà còn có vai trò quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng lao động lớn trong xã hội, góp phần giải quyết áp lực thất nghiệp đang đè nặng lên các nền kinh tế của các quốc gia này. Tại Lào, trong những năm gần đây, mặc dù có nhiều tập đoàn và các công ty lớn trong khu vực kinh tế tư nhân đã hình thành và phát triển mạnh mẽ và có nhiều đóng góp lớn vào sự tăng trưởng cũng như việc phát triển kinh tế quốc gia, những vai trò của các doanh nghiệp khởi nghiệp trong khu vực kinh tế này cũng rất quan trọng. Sự phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ có đặc trưng rất cơ bản đó là sự bùng nổ nhanh chóng trong giai đoạn nào đó khi nền kinh tế đang tăng trưởng và mọi yếu tố từ môi trường kinh doanh đang thuận lợi trong giai đoạn đó. Tuy nhiên, khi nền kinh tế suy thoái hay đứng trước những bất ổn lớn thì một số lượng lớn các doanh nghiệp quy mô nhỏ này lại phá sản và rút lui ra khỏi thị trường. Hiện tượng này cho thấy sự dễ tổn thương của các doanh nghiệp vừa mới khởi nghiệp, nhưng nguyên nhân cốt lõi gây ra vấn đề này đang nằm ở đâu? Rất nhiều 3 nghiên cứu đã chỉ ra sự thất bại của các doanh nghiệp khởi nghiệp xuất phát từ việc khó tiếp cận nguồn vốn, khó khăn về nguồn lực tài chính để có thể dự trữ bảo hiểm vật tư nguyên liệu nhằm hạn chế rủi ro tài chính hay tỷ giá hối đoái, việc thiếu các chính sách hỗ trợ thiết thực từ Chính phủ và nhiều nguyên nhân khác tương tự như thế (Bird, 1995; Dawes, 1999; Capaldo và cộng sự 2004; Doris và cộng sự, 2013,…). Bên cạnh đó, một số trong những nguyên nhân chính là việc thiếu các điều kiện hỗ trợ cho việc phát triển bền vững của các doanh nghiệp và từ bản thân doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa xuất phát từ các yếu tố thuộc về môi trường khởi nghiệp và từ bản thân năng lực của nhà doanh nghiệp, đặc biệt trong những năm đầu sau khi doanh nghiệp vừa hình thành. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã xác định năng lực cần thiết của các nhà khởi nghiệp, các yếu tố về môi trường khởi nghiệp ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp vừa và nhỏ. Bird (1988) cho rằng cả hai đặc điểm: cá nhân và yếu tố môi trường ảnh hưởng đến việc khởi nghiệp. Aldrich và Wiedenmaver (1993) tin rằng các đặc điểm cá nhân của nhà khởi nghiệp có tầm quan trọng thứ hai và chỉ đóng góp một phần vào sự hiểu biết và quá trình thành lập của công ty, trong khi đó môi trường khởi nghiệp có tác động mạnh đến quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Xuất phát từ đó việc nghiên cứu về ảnh hưởng của năng lực nhà khởi nghiệp và môi trường khởi nghiệp đến kết quả hoạt động doanh nghiệp khởi nghiệp tại Lào là một yêu cầu bức thiết hiện nay. Về mặt lý thuyết, nghiên cứu về khởi nghiệp kinh doanh là đề tài đang nổi lên trong thập kỷ vừa qua với số lượng bài nghiên cứu ngày càng gia tăng. Tầm quan trọng của doanh nghiệp khởi nghiệp trong tăng trưởng kinh tế và thay đổi công nghệ được tranh cãi sôi nổi trên các diễn đàn học thuật. Các doanh nghiệp lớn thường có lợi thế hơn so với các doanh nghiệp nhỏ vì họ có được tính kinh tế do quy mô, có năng lực cạnh tranh quốc tế và khả năng tồn tại lớn hơn. Còn các doanh nghiệp nhỏ thường bị lu mờ bởi qui mô và khó có được những lợi thế như các doanh nghiệp lớn. Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu chứng minh rằng các doanh nghiệp nhỏ đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế và hoạt động khởi nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế, tạo động lực cho phát triển kinh tế xã hội của nhiều nước 4 trên thế giới (Verzat và Bachelet, 2002). Khởi nghiệp kinh doanh được xem như là biến thứ tư trong “lý thuyết về phát triển” được gọi là biến “vốn khởi sự entrepreneurship capital” bên cạnh ba biến truyền thống là vốn vật chất, nhân lực và tri thức (Audretsch và Keilbach, 2004). Theo Carree và Thurik (2003) hoạt động khởi nghiệp kinh doanh tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, những nơi có tỷ lệ thành lập doanh nghiệp cao thường có tốc độ tăng trưởng cao. Khởi nghiệp kinh doanh góp phần tăng trưởng kinh tế theo ba phương diện: tăng cường đổi mới và chuyển giao tri thức, tăng cạnh tranh và mức độ đa dạng hóa. Các nghiên cứu về khởi nghiệp kinh doanh rất đa dạng và có thể chia thành bốn (4) lĩnh vực khác nhau: (i) nghiên cứu về quá trình khai thác và phát triển các cơ hội kinh doanh, (ii) nghiên cứu về đặc điểm cá nhân và nhóm, quá trình hình thành vốn tri thức và vốn con người cho khởi nghiệp, (iii) nghiên cứu về các phương thức khởi nghiệp kinh doanh và (iv) nghiên cứu về các yếu tố văn hóa, thể chế và môi trường tạo thuận lợi hay cản trở sự kinh doanh (Lowell, 2003). Thời gian gần đây, mối quan tâm về năng lực khởi nghiệp bắt nguồn từ mối quan hệ giữa năng lực và sự hình thành, tồn tại và tăng trưởng của một doanh nghiệp (Bird, 1995 và Baun, 1994). Một số nhà nghiên cứu đã cố gắng phân biệt giữa năng lực bẩm sinh và năng lực tích lũy thông qua học tập và kinh nghiệm (Muzychenko và Saee, 2004). Theo cách tiếp cận này, các yếu tố thuộc về năng lực bẩm sinh (hay các yếu tố bên trong) bao gồm phẩm chất cá nhân, động lực, hình tượng, các vai trò xã hội; trong khi đó các kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm thuộc về năng lực tích lũy được (hay còn gọi là yếu tố bên ngoài). Các yếu tố nội tại của năng lực hầu như khó thay đổi, nhưng sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài là khả thi nhờ vào các chương trình đào tạo thích hợp và từ những trải nghiệm trong công việc. Ngoài ra, việc hình thành một công ty mới đòi hỏi phải có một số nguồn lực bên ngoài và những thông tin có liên quan từ thị trường, những yếu tố đó đến từ môi trường. Môi trường là nơi tập hợp các nguồn lực và mức độ dồi dào của chúng sẽ tác động đến quá trình khởi nghiệp. Có nhiều cách tiếp cận về môi trường như xem xét tác động của môi trường kinh doanh đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp (Covin 5 và Slevin, 1997; Naman & Slevin, 1993). Kết quả nghiên cứu từ các tác giả này đã chỉ ra sự tác động của năng lực của nhà khởi nghiệp vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp không bao giờ tách rời với yếu tố môi trường kinh doanh. Bên cạnh đó, khởi nghiệp tại các nước phát triển và nước đang phát triển có nhiều điểm khác nhau. Tại các nước phát triển, các doanh nghiệp mới thường hưởng lợi thế từ sự hỗ trợ của Chính phủ về thuế, xuất khẩu, cùng nhiều hỗ trợ khác. Còn tại các nước đang phát triển, môi trường vĩ mô thường có nhiều cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh và khởi nghiệp. Các vấn đề thường gặp là sự thiếu phát triển của hệ thống tài chính, hay thay đổi chính sách, lạm phát cao, tỷ lệ thất nghiệp cao, cạnh tranh không công bằng, nạn hàng giả, hàng nhái,… (Estrin và Bytchkova, 2009). Chính phủ cũng thường can thiệp vào hoạt động kinh doanh, ưu ái hơn cho doanh nghiệp có vốn Nhà nước, mặt khác sự phát triển nhanh của các doanh nghiệp tư nhân mới thành lập, cùng với sự tự do hóa kinh doanh dẫn đến sự hạn chế và thiếu thốn các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Về mặt thực tiễn, trong nhiều năm qua, khởi nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp, phát triển xã hội (Sesen, 2013). Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ có vai trò quan trọng trong việc tạo ra những cải tiến, môi trường cạnh tranh và việc làm trong nền kinh tế. Ngay cả tại Hoa Kỳ - một quốc gia với nhiều công ty đa quốc gia có quy mô lớn và lợi thế cạnh tranh cao thì sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ cũng đóng góp đáng kể cho nền kinh tế nước này trên nhiều phương diện: chúng đóng góp rất lớn và những đổi mới như tạo ra số lượng các bằng phát minh sáng chế tính trên một lao động cao gấp 13 lần so với các doanh nghiệp có quy môn lớn; những doanh nghiệp có tuổi đời từ 5 năm trở lại đã tạo ra khoảng 40 triệu công việc trong gần 25 năm vừa qua và chiến 20% trong tổng số lao động được tạo ra tại Hoa Kỳ trong khoảng thời gian nêu trên (Lewis và Molnar, 2011). Tuy nhiên, sự phát triển của các SME, đặc biệt là doanh nhiệp nhỏ có một đặc trưng rất cơ bản đó là sự dễ tổn thương, trong nhiều nghiên cứu quốc tế. Nguyên nhân cốt lõi gây ra vấn đề này đang nằm ở bản thân năng lực của nhà khởi nghiệp,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng