Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của môi trường lên một số chỉ tiêu sinh lý và sức khỏe của dân cư làng...

Tài liệu ảnh hưởng của môi trường lên một số chỉ tiêu sinh lý và sức khỏe của dân cư làng nghề chế biến hải sản phường Quang Tiến, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

.DOC
103
214
50

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ---------------------------- NGÔ THỊ HIỀN ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ VÀ SỨC KHOẺ CỦA DÂN CƯ LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN HẢI SẢN PHƯỜNG QUẢNG TIẾN, THỊ XÃ SẦM SƠN, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC NGHỆ AN - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ---------------------------- NGÔ THỊ HIỀN ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ VÀ SỨC KHOẺ CỦA DÂN CƯ LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN HẢI SẢN PHƯỜNG QUẢNG TIẾN, THỊ XÃ SẦM SƠN, TỈNH THANH HÓA Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm Mã số: 60.42.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HỢI NGHỆ AN - 2014 i LỜI CẢM ƠN Luận văn này được thực hiện và hoàn thành tại trường Đại học Vinh dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hợi. Tác giả xin trân trọng bày tỏ sự kính trọng, lòng biết ơn chân thành sâu sắc nhất của mình đối với thầy giáo hướng dẫn, thầy đã tận tình dẫn dắt chỉ bảo, luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ tác giả ngay từ những bước đi đầu tiên cũng như trong suốt thời gian hoàn thành luận văn. Đối với tác giả, được học tập và nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của thầy là một niềm hạnh phúc. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo trong khoa Sinh Học, khoa Đào tạo Sau Đại Học, cán bộ tham gia giảng dạy tại lớp cao học, các anh/ chị học viên đồng thời tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cơ quan chuyên môn và các hộ dân cư trên địa bàn phường Quảng Tiến, xã Quảng Cư đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả cảm ơn những quan tâm, chăm sóc và động viên của gia đình trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đã qua. Cuối cùng xin gửi đến các thầy giáo, bạn bè và người thân lòng biết ơn chân thành cùng lời chúc sức khỏe và thành công trong cuộc sống. Vinh, tháng 9 năm 2014 Ngô Thị Hiền ii MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN....................................................................................................i MỤC LỤC.........................................................................................................ii DANH MỤC VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU..........................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................................................vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ.................................................................................viii MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.....................................................................3 3. Nội dung nghiên cứu.....................................................................................3 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........................5 1.1. Cơ sở phương pháp luận của đề tài............................................................5 1.1.1. Môi trường và sức khỏe..........................................................................5 1.1.1.1. Môi trường…………………………………………………………... 5 1.1.1.2. Ô nhiễm môi trường………………………………………………… 8 1.1.1.3. Sức khỏe và bệnh tật……………………………………………….. 10 1.1.1.4. Ảnh hưởng của môi trường lên sức khỏe………………………….. 10 1.1.2. Tổng quan về ngành chế biến hải sản...................................................16 1.1.2.1. Tình hình ngành chế biến hải sản………………………………….. 16 1.1.2.2. Vấn đề môi trường tại các cơ sở chế biến hải sản…………………. 17 1.1.2.3. Đặc điểm lao động sản xuất kinh doanh chế biến hải sản…………. 25 1.1.3. Khái quát về làng nghề chế biến hải sản phường Quảng Tiến..............27 1.2. Tình hình nghiên cứu...............................................................................28 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới........................................................28 1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.........................................................29 iii Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............36 2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu...........................................................36 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................36 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.........................................................37 2.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................37 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết........................................................37 2.2.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu môi trường.....................................37 2.2.3. Phương pháp xác định các chỉ số sinh lý..............................................38 2.2.4. Phương pháp điều tra phỏng vấn...........................................................39 2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................39 2.3. Thiết kế nghiên cứu..................................................................................39 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN............................41 3.1. Thực trạng môi trường làng nghề chế biến hải sản Quảng Tiến..............41 3.1.1. Thực trạng môi trường không khí tại làng nghề....................................41 3.1.1.1. Nhiệt độ không khí ………………………………………………… 42 3.1.1.2. Độ ẩm không khí…………………………………………………... 43 3.1.1.3. Tốc độ gió………………………………………………………….. 44 3.1.1.4. Khí độc…………………………………………………………….. 44 3.1.1.5. Mùi hôi ……………………………………………………………..46 3.1.2. Thực trạng môi trường nước làng nghề chế biến hải sản phường Quảng Tiến.48 3.1.2.1. Thực trạng môi trường nước mặt Lạch Hới……………………….. 48 3.1.2.2. Thực trạng môi trường nước thải làng nghề chế biến hải sản phường Quảng Tiến…………………………………………………………………. 54 3.1.2.3. Chất lượng nước ngầm làng nghề chế biến hải sản Quảng Tiến…... 63 3.2. Thực trạng và đánh giá một số chỉ tiêu sinh học ở đối tượng nghiên cứu........65 3.2.1. Một số chỉ tiêu sinh lý của đối tượng nghiên cứu.................................65 iv 3.2.2. Một số chỉ tiêu huyết học của đối tượng nghiên cứu............................70 3.3. Tình hình sức khỏe của dân cư làng nghề chế biến hải sản phường Quảng Tiến.73 3.3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...........................................74 3.3.2. Thực trạng bệnh tật của các đối tượng nghiên cứu...............................77 3.3.2.1. Thực trạng bệnh tật chung ở các địa điểm nghiên cứu…………….. 77 3.3.2.2. Thực trạng bệnh tật chung của dân cư làng nghề………………….. 78 3.3.2.3. Thực trạng bệnh tật dân cư làng nghề theo lứa tuổi……………….. 80 3.3.2.4. Thực trạng bệnh tật dân cư làng nghề theo thâm niên làm nghề…... 82 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................84 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................86 PHỤ LỤC.......................................................................................................93 v DANH MỤC VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU BTNMT: Bộ tài nguyên môi trường CBHS: Chế biến hải sản ĐĐNC: Địa điểm nghiên cứu HATT: Huyết áp tâm thu HATTr: Huyết áp tâm trương HSSH: Hằng số sinh học QCVN: Quy chuẩn Việt Nam TB: Trung bình TCVSLĐ: Tiêu chuẩn vệ sinh lao động BOD (Biochemical Oxygen Demand): Nhu cầu oxy sinh hóa COD (Chemical Oxygen Demand): Nhu cầu oxy hóa học SS (Solid Solved): Chất rắn lơ lững TSS: Tổng chất rắn lơ lững n: Số lượng mẫu GRAN: Bạch cầu trung tính HGB (Hemoglobin): Nồng độ hemoglobin trong máu LYM (Lymphocyte): Bạch cầu lympho MCH (Mean Corpusular Hemoglobin): Lượng huyết sắc tố trung bình trong hồng cầu RBC (Red Blood Cell): Số lượng hồng cầu TST: Tần số tim WBC (White Blood Cell): Số lượng bạch cầu WHO (World Health Organization): Tổ chức Y tế thế giới vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1. Các dạng nước thải công nghiệp chế biến hải sản .........................22 Bảng 1.2. Kết quả nghiên cứu nước thải ngành chế biến thủy hải sản...........24 Bảng 3.1. Kết quả đo đạc các chỉ số vi khí hậu và khí độc hại trong môi trường không khí tại làng nghề chế biến hải sản phường Quảng Tiến...........41 Bảng 3.2. So sánh nồng độ trung bình khí H 2S và NH3 tại khu vực nghiên cứu với các kết quả nghiên cứu khác ....................................................................46 Bảng 3.3. Nhận xét của các hộ dân về mức độ mùi do việc chế biến hải sản phát tán............................................................................................................47 Bảng 3.4. Kết quả phân tích mẫu nước mặt Lạch Hới....................................49 Bảng 3.5. Kết quả phân tích mẫu nước thải tại các hộ gia đình làng nghề.....54 Bảng 3.6. Kết quả phân tích mẫu nước thải tại các điểm xả thải cống Lạch Hới.59 Bảng 3.7. Kết quả phân tích mẫu nước ngầm tại 3 công ty lớn tại làng nghề chế biến hải sản Quảng Tiến...........................................................................63 Bảng 3.8. Một số chỉ tiêu về tim mạch ở các đối tượng nghiên cứu...............66 Bảng 3.9. Phân loại tăng huyết áp ..................................................................67 Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu tim mạch trên đối tượng nghiên cứu của phường Quảng Tiến......................................................................................................68 Bảng 3.11. Một số chỉ số sinh lý của đối tượng nghiên cứu theo thâm niên làm việc...........................................................................................................69 Bảng 3.12. Một số chỉ tiêu hồng cầu và bạch cầu của đối tượng nghiên cứu tại phường Quảng Tiến và xã Quảng Cư..............................................................70 Bảng 3.13. Một số chỉ tiêu hồng cầu và bạch cầu của các đối tượng nghiên cứu thuộc phường Quảng Tiến........................................................................71 Bảng 3.14. Phân bố theo nhóm tuổi, giới của đối tượng nghiên cứu thuộc phường Quảng Tiến.........................................................................................74 Bảng 3.15. Phân bố theo thâm niên làm việc của đối tượng nghiên cứu tham gia trực tiếp làm nghề tại phường Quảng Tiến................................................75 vii Bảng 3.16. Phân bố theo nhóm tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu xã Quảng Cư........................................................................................................76 Bảng 3.17. Tỷ lệ bệnh tật của đối tượng nghiên cứu ở phường Quảng Tiến và xã Quảng Cư....................................................................................................77 Bảng 3.18. Tỷ lệ bệnh tật của đối tương nghiên cứu trực tiếp làm nghề và không làm nghề ở phường Quảng Tiến...........................................................78 Bảng 3.19. Tỷ lệ bệnh tật của dân cư phường Quảng Tiến theo lứa tuổi lao động 80 Bảng 3.20. Tỷ lệ bệnh tật của đối tượng nghiên cứu theo thâm niên làm nghề...82 viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1. So sánh nồng độ trung bình khí H2S ở hai ĐĐNC......................44 Biểu đồ 3.2. So sánh nồng độ trung bình khí NH3 tại hai ĐĐNC...................45 Biểu đồ 3.3. So sánh hàm lượng trung bình TSS nước mặt ở hai ĐĐNC.......51 Biểu đồ 3.4. So sánh hàm lượng trung bình BOD5 nước mặt ở hai ĐĐNC....51 Biểu đồ 3.5. So sánh hàm lượng trung bình COD nước mặt ở hai ĐĐNC.....52 Biểu đồ 3.6. So sánh hàm lượng trung bình N tổng nước mặt ở hai ĐĐNC...52 Biểu đồ 3.7. So sánh hàm lượng trung bình P tổng, dầu mỡ động vật nước mặt ở hai ĐĐNC.....................................................................................................53 Biểu đồ 3.8. So sánh thông số coliform nước mặt ở hai ĐĐNC.....................53 Biểu đồ 3.9. Hàm lượng trung bình BOD 5, COD nước thải tại các hộ gia đình làng nghề CBHS..............................................................................................56 Biểu đồ 3.10. Hàm lượng trung bình TSS, N tổng nước thải của các hộ gia đình tại làng nghề CBHS.................................................................................57 Biểu đồ 3.11. Hàm lượng trung bình P tổng, dầu mỡ động thực vật nước thải tại các hộ gia đình làng nghề CBHS...............................................................57 Biểu đồ 3.12. Số lượng coliform trung bình trong nước thải ở các hộ gia đình làng nghề.........................................................................................................58 Biểu đồ 3.13. So sánh hàm lượng trung bình TSS, N tổng nước thải cống tại ĐĐNC..............................................................................................................61 Biểu đồ 3.14. So sánh hàm lượng trung bình BOD 5, COD nước thải cống tại ĐĐNC..............................................................................................................61 Biểu đồ 3.15. Hàm lượng trung bình P tổng, dầu mỡ động thực vật nước thải cống tại ĐĐNC................................................................................................62 Biểu đồ 3.16. Số lượng coliform trung bình nước thải cống tại ĐĐNC.........62 Biểu đồ 3.17. Hàm lượng trung bình COD, coliform nước ngầm tại các ĐĐNC..............................................................................................................64 Biểu đồ 3.18. Hàm lượng trung bình NH4+ nước ngầm tại các ĐĐNC.........65 ix Biểu đồ 3.19. So sánh các chỉ số sinh học giữa các đối tượng nghiên cứu nữ...66 Biểu đồ 3.20. So sánh các chỉ số sinh học giữa các đối tượng nghiên cứu nam. .66 Biểu đồ 3.21. So sánh cơ cấu bệnh tật của đối tượng nghiên cứu ở phường Quảng Tiến và xã Quảng Cư...........................................................................77 Biểu đồ 3.22.a – 3.22.b. So sánh cơ cấu bệnh tật của đối tượng nghiên cứu trực tiếp làm nghề và không làm nghề ở phường Quảng Tiến.......................81 Biểu đồ 3.24.a – 3.24.b. So sánh tỷ lệ bệnh tật của đối tượng phường Quảng Tiến theo thâm niên làm việc..........................................................................83 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đối với Việt Nam, làng nghề là một nét đặc thù quan trọng không thể thiếu. Bởi lẻ, lịch sử phát triển của các làng nghề luôn gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa ở nước ta. Do trước đây nền kinh tế của nước ta nghèo nàn và lạc hậu nên các làng nghề truyền thống thường có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất thấp với thiết bị cũ và công nghệ lạc hậu. Nhưng trong những năm gần đây, các làng nghề đã và đang dần thay đổi bộ mặt. Những làng nghề truyền thống trước đây đã được đầu tư phát triển với quy mô lớn và kĩ thuật cao hơn. Hàng hóa sản xuất ra không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn cho xuất khẩu với giá trị lớn, góp phần tăng nhanh nền kinh tế của đất nước. Song, đi kèm với sự thay đổi đó ở các làng nghề hiện nay cũng đã và đang có sự chuyển biến xấu về sự thay đổi môi trường. Theo nhiều nghiên cứu gần đây, các làng nghề ở Việt Nam đã có sự xuất hiện hiện tượng ô nhiễm môi trường. Trong đó, vấn đề ô nhiễm môi trường nước hầu như là xảy ra ở tất cả các làng nghề. Theo Đặng Kim Chi [32], từ kết quả khảo sát tại 52 làng nghề điển hình trong cả nước thì có đến 46% làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng, 27% làng nghề ô nhiễm vừa và 27% làng nghề là ô nhiễm nhẹ. Theo kết quả quan trắc trong thời gian gần đây cho thấy mức độ ô nhiễm ở các làng nghề không những không giảm mà ngày càng tăng cao [28], [32]. Sự ô nhiễm môi trường là vấn đề có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển và sản xuất của làng nghề, đến nền kinh tế của đất nước. Đồng thời, nó còn kéo theo một cách mạnh mẽ sự tác động lên sức khỏe của con người [06]. Theo Đào Ngọc Phong (1983) [60], [61] sức khỏe theo quan niệm hiện nay là một khái niệm tổng hợp về tính trạng cơ thể liên quan mật thiết với môi trường. Mỗi sự thay đổi môi trường bên trong hay bên ngoài đều tác động lên sức khỏe ở một mức độ nhất định. Và cũng cho tới nay, theo nhiều nghiên 2 cứu thì tình hình sức khỏe, bệnh tật và tỉ lệ tử vong ở các nước đang phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng bị chi phối, phụ thuộc chủ yếu bởi các yếu tố sinh học trong môi trường như: môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí và chất lượng vệ sinh thực phẩm [06], [34]. Theo báo cáo môi trường làng nghề 2010, so sánh giữa khu vực làng nghề và khu vực không tham gia làm nghề cho thấy tỷ lệ mắc bệnh của các đối tượng tại khu vực làng nghề cao hơn hẳn. Tại nhiều làng nghề tỉ lệ người mắc bệnh (đặc biệt là người trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất tại làng nghề) đang có xu hướng tăng cao, tuổi thọ trung bình của dân cư tại các làng nghề ngày càng giảm đi, thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình toàn quốc và so với khu vực không làm nghề tuổi thọ này cũng thấp hơn 5 năm đến 10 năm [06]. Điều này càng chứng tỏ rằng mức độ ô nhiễm môi trường tại các làng nghề đã có ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe của cộng đồng dân cư. Thanh Hóa là một tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có chiều dài đường bờ biển dài hơn 102km, đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngành nghề khai thác hải sản và chế biến hải sản. Vậy nên, hiện nay ở Thanh Hóa có rất nhiều làng nghề đánh bắt và chế biến hải sản. Trong đó, tại phường Quảng Tiến thuộc địa bàn thị xã Sầm Sơn – nơi có khu du lịch biển Sầm Sơn nổi tiếng, từ lâu đã được nhiều người biết đến với truyền thống nghề đánh bắt và chế biến hải sản nhất nhì ở xứ Thanh. Làng nghề không chỉ giải quyết việc làm cho người dân lao động, giải quyết đầu ra cho lượng rất lớn hàng hóa hằng năm mà còn là nơi thu hút sự tò mò của những người khách du lịch đã đặt chân đến biển Sầm Sơn. Sản phẩm chính của làng nghề khá đa dạng, ngoài những đặc sản đặc trưng như nước mắm, các loại đồ hải sản khô và tươi sống như: tôm, cá, mực, ốc, cua, ghẹ… thu hút khách du lịch; hiện nay tại làng nghề đã và đang đầu tư chế biến và xuất khẩu thức ăn chăn nuôi với quy mô công nghiệp. Thế nhưng, cũng như các làng nghề khác, làng nghề đánh bắt và chế biến hải sản phường Quảng Tiến không tránh khỏi những hạn chế về vấn đề 3 môi trường. Hơn nữa đây còn là làng nghề nằm gần một khu du lịch biển nổi tiếng. Vì vậy ô nhiễm môi trường làng nghề và giải pháp khắc phục là vấn đề cấp bách cần được quan tâm và xử lý kịp thời. Xuất phát từ nhu cầu thực tế với mong muốn tìm hiểu rõ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường ở làng nghề phường Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn lên đời sống dân cư nhằm đóng góp cho công tác bảo vệ môi trường và cho công tác bảo vệ, chăm sóc tốt sức khỏe người dân ở làng nghề, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của môi trường lên một số chỉ tiêu sinh lý và sức khỏe của dân cư làng nghề chế biến hải sản phường Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Đánh giá thực trạng môi trường không khí, môi trường nước tại làng nghề đánh bắt và CBHS phường Quảng Tiến 2.2. Bước đầu đánh giá ảnh hưởng của môi trường lên tình trạng sức khỏe và cơ cấu bệnh tật của dân cư làng nghề đánh bắt và CBHS Quảng Tiến 3. Nội dung nghiên cứu 3.1. Tìm hiểu nội dung phương pháp luận về ô nhiễm môi trường từ các hoạt động của làng nghề đánh bắt và CBHS trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước 3.2. Điều tra về thực trạng ô nhiễm môi trường 3.2.1. Điều tra thực trạng môi trường không khí tại làng nghề - Chỉ số khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió. - Hàm lượng khí độc hại trong môi trường: khí NH2, khí H2S… 3.2.2. Điều tra thực trạng môi trường nước - Thành phần, tính chất vật lý, tính chất hóa học của nước. - Ô nhiễm môi trường hóa chất. - Ô nhiễm vi sinh vật. 3.3. Điều tra thực trạng một số chỉ tiêu sinh lý và cấu trúc bệnh tật ở dân cư làng nghề đánh bắt và CBHS Quảng Tiến 3.3.1. Thực trạng các chỉ tiêu sinh lý 4 3.3.2. Thực trạng cấu trúc bệnh tật thông thường như: các bệnh về đường tiêu hóa, các bệnh về đường hô hấp, các bệnh về tim mạch, thần kinh, giác quan… 3.4. Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường lên các chỉ tiêu sinh lý và cơ cấu bệnh tật của dân cư làng nghề đánh bắt và CBHS Quảng Tiến 5 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở phương pháp luận của đề tài 1.1.1. Môi trường và sức khỏe 1.1.1.1. Môi trường * Khái niệm về môi trường là một chủ đề đã được đưa ra thảo luận rất nhiều từ rất lâu. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm chung nhất về môi trường trong khoa học sinh học. Tùy vào cách nghiên cứu và cách tiếp cận khác nhau mà các tác giả đưa ra những định nghĩa khác nhau về môi trường. Cụ thể, ta có thể điểm qua một số khái niệm sau: Theo Masn và Langenhim (1957) cho rằng môi trường là tổng hợp các yếu tố tồn tại xung quanh sinh vật. Theo Joe Whiteney (1993) thì cho rằng môi trường là tất cả những gì ngoài cơ thể, có liên quan mật thiết và có ảnh hưởng đến sự tồn tại của con người như: đất, nước, không khí, ánh sáng mặt trời, rừng, biển, tầng ozôn, sự đa dạng của các loài. Theo UNEP chương trình môi trường của liên hợp quốc (1980) môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế, xã hội tác động lên từng cá thể hay cả cộng đồng. Theo Vũ Trung Tạng (2000) môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các thực thể của tự nhiên… mà ở đó cá thể, quần thể, loài… có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình. Từ định nghĩa này ta có thể phân biệt được đâu là môi trường của loài này mà không phải là môi trường của loài khác. Theo một số tài liệu nước ngoài khác như: The Random House College Dictionary – USA cho rằng môi trường là tập hợp các vật thể hoàn cảnh và ảnh hưởng bao quanh một đối tượng nhất định nào đó; theo G.Tyler môi trường là tất cả các hoàn cảnh bên ngoài tác động lên một cơ thể sinh vật hoặc 6 một cơ thể nhất định đang sống, là mọi vật bên ngoài một cơ thể nhất định; hay môi trường là hoàn cảnh vật lý, hóa học, sinh học bao quanh các sinh vật theo Encyclopelia of Environmental – USA (1992) [36]. Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường Viêt Nam do Quốc hội khóa XI (ngày 29/ 11/ 2005) đưa ra khái niệm về môi trường: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người. có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên” [18], [40]. Đối với con người, môi trường chứa đựng nội dung rộng hơn. Theo định nghĩa của UNESCO (1981) thì môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (đô thị. hồ chứa…) và những cái vô hình (tập quán, niềm tin, nghệ thuật…), trong đó con người sống bằng lao động của mình, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình. Như vậy, môi trường sống đối với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật là con người mà còn là “khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự nghỉ ngơi của con người” [51]. Như vậy hiểu một cách khái quát nhất thì môi trường của khách thể bao gồm các vật chất, điều kiện hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh khách thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng. * Phân loại môi trường Có nhiều cách phân loại môi trường khác nhau tuy nhiên có hai phương pháp phổ biến nhất là: Theo thành phần tự nhiên, môi trường được chia thành: - Môi trường không khí Môi trường không khí được giới hạn trong lớp không khí bao quanh Địa cầu có khối lượng 5,2.108 Kg < 0,0001% trọng lượng Trái đất. Gồm nhiều lớp khí khác nhau. Đây là một hỗn hợp phức tạp của nhiều loại khí: dưỡng khí 7 (O2), đạm khí (N), than khí (CO2) và một số khí hiếm như argon, neon, heli và còn chứa một số khí trơ, hơi nước, bụi, vi sinh vật…[21]. Không khí là một trong các yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với sự sinh trưởng và phát triển của con người và các loài sinh vật [71]. - Môi trường nước Thủy quyển bao gồm tất cả các thành phần nước của Trái đất như: nước ao hồ, sông ngòi, suối, đại dương, băng tuyết, nước ngầm…. Thủy quyển là thành phần không thể thiếu được của môi trường toàn cầu, nó duy trì sự sống cho con người và sinh vật [67]. Nước là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của môi trường sống. Nước là một loại tài nguyên thiên nhiên quý giá và có hạn, là động lực chủ yếu chi phối mọi hoạt động dân sinh kinh tế của con người. Nước được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, thủy điện, giao thông vận tải, chăn nuôi, thủy sản…. Bởi vậy, tài nguyên nước có giá trị kinh tế và được coi như là một loại hàng hóa [52]. - Môi trường đất Thạch quyển hoặc địa quyển hoặc môi trường đất bao gồm lớp vỏ Trái đất có độ dày 60 – 70 Km trên phần lục địa và từ 2 – 8 Km dưới đáy đại dương, trên đó có các quần xã sinh vật [36]. Môi trường đất là môi trường sinh thái hoàn chỉnh, bao gồm vật chất vô sinh sắp xếp thành cấu trúc nhất định, các thực vật, động vật và vi sinh vật sống trong lòng Trái đất. Các thành phần này có liên quan mật thiết và chặt chẽ với nhau. Môi trường đất được xem như là môi trường thành phần của hệ môi trường bao quanh nó gồm nước, không khí, khí hậu…[59]. Theo chức năng, môi trường sống của con người được chia thành: - Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố tự nhiên như vật lý, hóa học, sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. 8 - Môi trường xã hội: là tổng thể các quan hệ giữa người và người tạo nên sự thuận lợi hoặc khó khăn cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và của toàn cộng đồng loài người. - Môi trường nhân tạo: là tất cá các yếu tố tự nhiên, xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người. 1.1.1.2. Ô nhiễm môi trường * Khái niệm: Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam định nghĩa: “Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường” [18]. Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường, thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc tính vật lý, hóa học, nhiệt độ, sinh học, chất hòa tan, chất phóng xạ… ở bất kỳ thành phần nào của môi trường hay toàn bộ môi trường vượt quá mức cho phép đã được xác định. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì sự ô nhiễm là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây tác hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Theo định nghĩa này các tác nhân gây ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí hoặc rắn chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học hoặc các dạng năng lượng. Tuy nhiên, môi trường chỉ được gọi là bị ô nhiễm nếu hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu hoặc vượt mức cho phép được quy định ở các Tiêu chuẩn chất lượng môi trường. Như vậy ô nhiễm môi trường là sự tích lũy trong môi trường các yếu tố (vật lý, hóa học, sinh học) vượt quá tiêu chuẩn chất lượng môi trường, khiến cho môi trường trở lên độc hại đối với con người, vật nuôi, cây trồng [40]. Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường [21]. 9 * Các dạng ô nhiễm môi trường - Ô nhiễm môi trường nước Hiến chương Châu Âu đã định nghĩa: “Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã” [52]. Ô nhiễm nguồn nước do nông nghiêp và công nghiệp sẽ gây hậu quả là ô nhiễm nguồn nước uống và sinh hoạt. Một cách tổng quát, bất cứ sự thay đổi chất lượng nước về mặt vật lý, hóa học hay sinh học, mà sự thay đổi này có tác hại đến sinh vật, hay sự thay đổi này làm cho nước không thích hợp cho bất cứ mục đích sử dụng nào thì được xem là ô nhiễm môi trường nước [59]. - Ô nhiễm môi trường không khí Ô nhiễm không khí xảy ra khi không khí có chứa các thành phần độc hại như các loại khí, bụi lơ lửng, khói, mùi. Hay nói cách khác những chất này trong không khí có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe hoặc sự thoải mái của con người, động vật hoặc có thể dẫn đến nguy hại đối với thực vật và các vật chất khác. Trong không khí bị ô nhiễm có chứa các loại khí, các hạt vật chất lơ lửng và các hạt chất lỏng dưới dạng bụi (aerosol) làm thay đổi thành phần tự nhiên của khí quyển. Một số loại khí là những thành phần của không khí sạch như CO2 cũng sẽ trở nên nguy hại và là chất ô nhiễm không khí khi nồng độ của nó cao hơn mức bình thường. Ô nhiễm không khí có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe con người và những thành phần khác của môi trường như đất, nước [31], [56]. Ô nhiễm không khí là sự có mặt của chất khí trong bầu khí quyển do các hoạt động của con người hoặc thiên nhiên và một nồng độ đủ lớn tồn tại trong thời gian đủ lâu ảnh hưởng tới sự thoải mái của con người, động vật [42], [71].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất