Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến sự sinh trưởng phát triển năng suất giống ...

Tài liệu ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến sự sinh trưởng phát triển năng suất giống lạc l14 vụ xuân 2008

.DOC
53
23
145

Mô tả:

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA NÔNG LÂM NGƯ TÊN ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ GIEO TRỒNG ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG - PHÁT TRIỂN NĂNG SUẤT GIỐNG LẠC L14 VỤ XUÂN 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH NÔNG HỌC Người thực hiện: Trần Thị Mỹ Hạnh Lớp: 45K2 – Nông học Người hướng dẫn: KS. Nguyễn Văn Hoàn 2 VINH – 1/2009 Lời Cam Đoan Tôi xin cam đoan những số liệu trong đề tài, những kết qyủa nghiên cứu và lời trích dẫn trong bài khõa luận tốt nghiêp của tôi là hoàn toàn chính xác và đúng sự thật. Nếu có gì không đúng tôi xin chụi hoàn toàn trách nhiệm. Vinh, tháng 1-2009 Trần Thị Mỹ Hạnh 3 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo KS. nguyễn Văn Hoàn đã dùi dắt, chỉ bảo tôi đến với những bước đi đầu tiên vào nghành khoa học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ quý báu đó. Xin chân thành cảm ơn tổ bộ môn Nông Học, khoa Nông Lâm Ngư đã tạo điều kiện giúp đỡ về cơ sở vật chất trang thiết bị thí nghiệm cũng như thời gian để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Xin chân thành cảm ơn sự động viên, cổ vũ, giúp đỡ của người thân và bạn bè tôi trong suốt quá trình tôi làm luận văn này. Vinh, thánh 1 - 2009 tác giả Trần Thị Mỹ Hạnh 4 MỤC LỤC MỞ 1 ĐẦU............................................................................................................. 1. Đặt vấn đề....................................................................................................... 2. Mục đích ........................................................................................................ 3. Yêu cầu........................................................................................................... 4. Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu............................................... 4.1 Đối tượng...................................................................................................... 4.2 Phạm vi và nội dung nghiên cứu................................................................ 4.2.1 Phạm vi ..................................................................................................... 4.2.3 Nội dung nghiên 1 3 3 3 3 3 3 3 cứu................................................................................. 5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 5.1 Ý nghĩa khoa học......................................................................................... 5.2 Ý nghĩa thực 3 3 3 tiễn.......................................................................................... CHƯƠNG I........................................................................................................ TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU....................................................... 1.1 Đặc điểm chung của cây lạc........................................................................ 1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam..................................... 1.2.1. Tình hình nghiên cứu lạc ở trên thế giới............................................... 1.2.2. Tình hình nghiên cứu lạc ở Việt Nam.................................................... 1.3. Tình hình sản xuất lạc ở Nghệ An............................................................. 1.4. Đặc điểm sinh lý, dinh dưỡng của cây lạc................................................ CHƯƠNG II....................................................................................................... NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................ 2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn....................................................................... 2.2. Địa điểm, thời gian nghiên 5 5 5 6 6 8 12 13 14 14 14 14 cứu.................................................................. 2.2.1. Địa điểm.................................................................................................... 2.2.2. Thời gian nghiên cứu............................................................................... 2.3. Vật liệu nghiên cứu..................................................................................... 2.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 2.4.1. Bố trí thí nghiệm...................................................................................... 2.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................... 2.4.2.1. Thời gian và tỷ lệ mọc mầm................................................................. 2.4.2.2. Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển …………………….......... 2.4.2.3. Thời gian ra hoa và động thái ra hoa…………............……….......... 2.4.2.4. Khả năng tích lũy chất khô..............………………………… …....... 2.4.2.5. Sâu bệnh hại…….............…………………………............................. 2.4.2.6. Các yếu tố cấu thành năng suất…................……………………....... 14 15 15 15 15 16 16 16 16 17 17 17 5 2.4.3. Quy trình kỹ thuật chăn sóc……….............………………………...... 2.4.3.1. Làm đất………...........……………………………………………....... 2.4.3.3. Phòng trừ sâu bện hại……..............……………………………........ 2.4.4. Thời tiết khí hậu trong vụ……..............…………………………......... 2.5. Xử lý số liệu................................................................................................. PHẦN III............................................................................................................ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................................ 3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian và tỷ lệ mọc mầm của lạc. 3.2. Ảnh hưởng của mật độ đến sự tăng trưởng chiều cao thân chính......... 3.3. Chiều dài cành cấp 1 trên cây ở giai đoạn phát triển.............................. 3.4. Ảnh hưởng của mật độ đến số lượng nốt sần........................................... 3.5. Ảnh hưởng của mật độ đến động thái ra 18 18 19 19 21 22 22 22 22 26 27 30 hoa........................................... 3.6. Ảnh hưởng của mật độ đến diện tích lá, chỉ số diện tích lá.................... 3.7. Ảnh hưởng của mật độ đến tình hình sâu, bệnh hại............................... 3.8. Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng tích lũy chất khô......................... 3.9. Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng 32 34 36 suất...................................................................................................................... 38 3.10. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất lạc.................................................... 41 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................................... 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 46 BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CT: công thức LAI: chỉ số diện tích lá NSCT: năng suất cá thể NSLT: năng suất lý thuyết NSTT: năng suất thực thu Đ/C: đối chứng 6 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Thời gían và tỷ lệ mọc mầm của các công thức thí nghiệm vụ xuân 2008. Bảng 2. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của cây lạc ở các công thức thí nghiệm vụ xuân 2008. Bảng 3. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao cành cấp 1 của các công thức thí nghiệm vụ xuân 2008. Bảng 4. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến sự hình thành nốt sần của các công thức thí nghiệm vụ xuân 2008. Bảng 5.a. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến số hoa nở và thời gian ra hoa của các công thức thí nghiệm vụ xuân 2008. Bảng 5.b. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến động thái ra hoa của các công thức thí nghiệm vụ xuân 2008. 7 Bảng 6. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến diện tích lá, chỉ số diện tích lá(LAI) của các công thức thí nghiệm vụ xuân 2008. Bảng 7.a. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến tình hình sâu hại của các công thức thí nghiệm vụ xuân 2008. Bảng 7.b. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến tình hình bệnh hại của các công thức thí nghiệm vụ xuân 2008. Bảng 8. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến khả năng tích lũy chất khô của các công thức thí nghiệm vụ xuân 2008. Bảng 9. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất của các công thức thí nghiệm vụ xuân 2008. Bảng 10. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến năng suất của các công thức thí nghiệm vụ xuân 2008. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. Biểu đồ sự tăng trưởng chiều cao thân chính ở các công thức thí nghiệm vụ xuân 2008. Hình 2. Biểu đồ sự tăng trưởng chiều cao cành cấp 1 ở các công thức thí nghiệm vụ xuân 2008. Hình 3. Biểu đồ sự tăng trưởng nốt sần ở các công thức thí nghiệm vụ xuân 2008. Hình 4. Biểu đồ sự tăng trưởng chất khô ở các công thức thí nghiệm vụ xuân 2008. Hình 5. Biểu đồ sự tăng trưởng năng suất ở các công thức thí nghiệm vụ xuân 2008. 8 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao, bộ phận sử dụng chính là hạt. Cây lạc (Arachis hypogae L.) trong đó hạt lạc từ lâu đã được sử dụng làm thực phẩm cho con người. Giá trị dinh dưỡng của hạt lạc là lipit (40 - 60%), Prôtêin (26 - 31%). Ngoài ra, trong hạt lạc còn chứa các vitamin như: A, D, E, B1, B2, PP, …Đồng thời sản phẩm lạc là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tương đối cao. Xuất khẩu đã đem lại lợi ích cho người sản xuất, nhờ thu mua xuất khẩu mà giá lạc thị trường nội địa tăng lên làm tăng lợi ích kinh tế của người trồng lạc. Ngày nay khi các ngành công nghiệp chế biến phát triển hạt lạc còn là nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp ép dầu. Dầu lạc còn được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất sơn, mực in, dầu đánh bóng, xà phòng,…Bên cạnh đó sản phẩm phụ là khô dầu lạc là nguồn thức ăn giàu đạm cho gia súc và làm phân bón tốt cho cây trồng. Thêm vào đó rễ lạc có chứa vi khuẩn cố định đạm (Rhizobium vigna), có khả năng sử dụng Nitơ khí quyển để tổng hợp thành đạm cung cấp cho cây trồng và tích lũy trong đất. Vì vậy, lạc còn được coi là cây trồng cải tạo đất rất có hiệu quả đặc biệt là trên các loại đất mới khai hoang, đất bạc màu khô hạn, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, tạo thêm công ăn việc làm và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất, lao động. 9 Ở nước ta, diện tích trồng lạc đặc biệt tăng nhanh trong khoảng 10 năm trở lại đây. Sản xuất lạc được phân bố trên tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp. Tuy vậy, hiện nay đã hình thành các vùng tập trung chuyên canh lớn như: Trung du Bắc Bộ, đồng bằng ven biển miền trung, đồng bằng sông Hồng và miền Đông Nam Bộ. Tuy nhiên năng suất lạc của Việt nam trong một thời gian dài không tăng, mấy năm gần đây năng suất lạc có xu hướng tăng nhưng tăng rất chậm và có sự chênh lệch lớn giữa các vùng trong cả nước và giữa Việt Nam với các nước trên thế giới. Ở Trung Quốc đã tạo ra năng suất 6-7,5 tấn/ha trên diện tích rộng khi mật độ đạt trên 35 cây/m2 ( Sun yanhao, tao Shouxiang, Wang eaibin:1996). Ở Viêt Nam với kỹ thuật che phủ nilông cũng đã tạo ra năng suất lạc 3-4 tấn/ha với mật độ 40 cây/m2( Ngô Thế Dân, 2000) .Tại Ấn Độ cho năng suất lạc cao khi trồng với mật độ 35-40 cây/m2(Bang Andhrra Pradesh,Maharashtra, Punjab), và mật độ trên 30 cây/m2(Bang Kanataka, Rajasthan) (Ready,1988); Vùng tây Bengal vụ hè thu cho năng suất cao với mật độ 25 cây/m 2 (Choudhury & cs, 1997) Vùng Manglang của Inđonesia trồng lạc sau cây lúa năng suất cao khi mật độ 25-27 cây/m2(Adisarwanto, 1988). Đối với các giống củ của Việt Nam đã xác định mật độ 33-35 cây/m2 cho năng suất cao( Nguyễn Dang Đông và & cs, 1984). Số cây thu hoạch trên đơn vị diện tích còn thấp là một nguyên nhân dẫn đến năng suất lạc của Việt Nam chưa cao, nhưng số cây thu hoạch trên đơn vị diện tích lại thấp do mật độ gieo chưa đảm bảo, mật độ gieo trồng là một yếu tố quan trọng tạo năng suất quần thể cây trồng và hiệu quả sản xuất. Mật độ gieo trồng một mặt ảnh hưởng đến năng suất cây trồng một mặt hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sâu hại, vì mật độ gieo trồng được coi là biện pháp phòng trừ sâu bệnh. Gieo trồng quá thưa tạo điều kiện thuận lợi cho cỏ dại phát triển tranh chấp dinh dưỡng với cây trồng, còn mật độ trồng dày làm cho ruộng không thông thoáng, độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển. Trong nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá của nước ta hiện nay, việc đầu tư về giống và phân bón cho cây trồng để đạt năng suất cao là rất cần thiết. Bên cạnh yếu tố phân bón thì mật độ cũng đóng vai trò khá quan trọng trong thâm 10 canh cây lạc, nếu mật độ quá dày cũng không tốt vì như vậy cây trồng sẽ cạnh tranh về dinh dưỡng, làm cho đồng ruộng không thông thoáng, độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển còn mật độ thưa sẽ làm cho cỏ dại phát triển cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng chính. Mật độ không phải cố định khắp mọi nơi mà thay đổi tùy thuộc vào giống, chất đất, phân bón, kỹ thuật canh tác. Vì vậy tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể của điều kiện canh tác, đất đai, địa hình cụ thể mà một mật độ thích hợp để cho năng suất cao. Xuất phát từ yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến sự sinh trưởng - phát triển năng suất giống lạc L14 vụ xuân 2008 tại xã Nghi Phong - huyện Nghi Lộc- Tỉnh Nghệ An”. 2. Mục đích Mục đích của nghiên cứu này là xác định ảnh hưởng của mật độ gieo trồng khác nhau đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc trong điều kiện vụ xuân tại xã Nghi Phong - huyện Nghi Lộc- Tỉnh Nghệ An. Qua đó xác định mật độ trồng thích hợp để có thể áp dụng trong sản xuất và bổ sung tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học. 3. Yêu cầu - Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của giống lạc L14 trên các mật độ gieo trồng khác nhau - Đánh giá tình hình sâu bệnh hại lạc trên các mật độ khác nhau. - Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lạc L14 trên các mật độ gieo trồng khác nhau. 4. Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu 4.1. Đối tượng - Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến khả năng sinh trưởng - phát triển năng suất giống lạc L14 vụ xuân 2008 4.2. Phạm vi và nội dung nghiên cứu: 4.2.1. Phạm vi 11 - Thí nghiệm được tiến hành trên giống lạc L14 trong điều kiện vụ xuân 2008 vùng Nghi Phong -Nghi lộc - Nghệ An 4.2.2. Nội dung nghiên cứu - Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng phát triển của cây lạc - Ảnh hưởng của mật độ tới việc hình thành nốt sần - Ảnh hưởng của mật độ đến tình hình sâu, bệnh hại - Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 5.1. Ý nghĩa khoa học - Cung cấp các dữ liệu khoa học về mức mật độ khác nhau cho cây lạc sinh trưởng và phát triển làm tăng năng suất đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế cao 5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Trên cơ sở nghiên cứu các chỉ tiêu sinh truởng, phát triển của cây lạc ở các mật độ trồng khác nhau có thể kết luận được nên trồng ở mật độ nào hợp lý cho năng suất cao. - Với các mật độ khác nhau đó thì mật độ nào đảm bảo cho năng suất cao nhất ở vùng đất cát pha xã Nghi Phong - Nghi lộc - Nghệ An 12 13 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Đặc điểm chung của cây lạc Lạc là cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới nên có thể trồng trong phạm vi điều kiện sinh thái khá rộng. Tuy nhiên cây lạc phát triển thuận lợi trong khoảng nhiệt độ từ 24 – 330C, phản ứng trung tính với ánh sáng. Cây thích hợp với điều kiện bán khô hạn, nhưng nước là yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, đặc biệt ở thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Tuy lạc được coi là cây trồng chịu hạn, song lạc chỉ có khả năng chịu hạn ở một giai đoạn nhất định. Vì vậy trong thực tế trồng lạc hiện nay thường áp dụng kỹ thuật che phủ nilon để khắc phục hiện tượng thiếu nước, đồng thời mang lại nhiều lợi ích khác cho cây lạc. Không đòi hỏi đất đai nghiêm ngặt, có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau có pH 5 – 8, lạc thường được trồng trên các vùng đất: cát ven biển, đất bạc màu, đất xám, đất đỏ bazan, đất dốc tụ miền núi và đất phù sa. Tuy nhiên cây lạc cho năng suất cao nhất trên đất thịt nhẹ, cát pha, có kết cấu viên tơi xốp, có khả năng giữ nước và thoát nước tốt, có pH 5,5 – 6,5. Cây lạc có thời gian sinh trưởng khoảng 100 – 130 ngày tuỳ theo giống và điều kiện canh tác. Trong quá trình sinh trưởng của cây, có giai đoạn vừa sinh trưởng dinh dưỡng vừa sinh trưởng sinh thực. Củ lạc là quả của cây lạc, có quá trình hình thành phức tạp, được bắt đầu từ việc ra hoa, thụ phấn và thụ tinh trên mặt đất thành tia quả, rồi nhanh chóng đâm xuống mặt đất ở độ sâu 3 – 7 cm và phình ra theo chiều ngang mà thành củ (quả). Cây lạc ra hoa từ 30 – 45 ngày sau khi gieo và kéo dài vài tuần, quá trình hình thành quả và hạt kéo dài. Trong kỹ thuật trồng lạc, phải tạo điều kiện cho lạc ra hoa tập trung (thời kỳ tấn/ha (Ngô Thế Dân, 2000). ra hoa rộ chỉ khoảng 10 – 15 ngày) và tạo điều kiện thuận lợi để tia quả phát triển [9]. Năng suất lạc ở Việt Nam còn thấp hơn nhiều so với các nước có mức năng suất bình quân cao. Năm 2000, năng suất lạc bình quân của Việt Nam (1,8 tấn/ha) mới bằng 65% năng suất lạc bình quân của Trung Quốc (2,8 tấn/ha), trong khi đó nhiều trang trại ở Hàn Quốc đã đạt năng suất trên 6 tấn/ha (Ngô Thế Dân, 2000). 14 1.2. Tình hình nghiên cứu về mật độ gieo trồng lạc trên thế giới và Việt Nam 1.2.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới Ở Trung Quốc đã tạo ra năng suất 6-7,5 tấn/ha trên diện tích rộng khi mật độ đạt trên 35 cây/m2 ( Sun yanhao, tao Shouxiang, Wang eaibin:1996). Ở Viêt Nam với kỹ thuật che phủ nilông cũng đã tạo ra năng suất lạc 3-4 tấn/ ha với mật độ 40 cây/m2( Ngô Thế Dân, 2000). Tại Ấn Độ cho năng suất lạc cao khi trồng với mật độ 35-40 cây/m2(Bang Andhrra Pradesh,Maharashtra, Punjab), và mật độ trên 30 cây /m2(Bang Kanataka, Rajasthan) (Ready,1988); Vùng tây Bengal vụ hè thu cho năng suất cao với mật độ 25 cây/m2(Choudhury & cs, 1997) Vùng Manglang của Inđonesia trồng lạc sau cây lúa năng suất cao khi mật độ 25-27 cây /m2(Adisarwanto, 1988) Thái Lan hiện nay đang áp dụng phương pháp gieo thích hợp là khoảng cách hàng 30 – 60, khoảng cách cây là 10 – 20 cm, gieo 1 – 2 hạt/hốc, mật độ gieo 150000 – 250000 cây/ha [24]. Áp dụng kĩ thuật trồng lạc với luống hẹp giúp cho việc tưới tiêu nước hiệu quả hơn và làm tăng năng suất 10 %, biện pháp kỹ thuật này hiện được áp dụng phổ biến ở Trung Quốc (XuZeyong 1992) [26]. Mật độ khuyến cáo cho các giống hạt to, thời gian sinh trưởng trung bình là 24 – 27 vạn cây/ha. Còn với các giống thuộc loại hình Spanish là 30 vạn cây/ha (Huang Xunbei, 1991) [21] Trong các cây trồng làm thực phẩm cho con người, lạc là cây có một vị trí rất quan trọng, mặc dù cây lạc có nguồn gốc từ lâu đời nhưng vai trò kinh tế của cây lạc mới chỉ được xác định trong khoảng hơn 100 năm trở lại đây. Trên thế giới hiện nay, nhu cầu sử dụng và tiêu thụ lạc ngày càng tăng đã và đang khuyến khích nhiều nước đầu tư phát triển sản xuất lạc với quy mô ngày càng mở rộng. Nhờ áp dụng những thành tựu khoa học trong sản xuất đã đem lại những bước phát triển vượt bậc về năng suất và sản lượng lạc trên thế giới. Theo thống kê của FAO (tổ chức Nông Lương thế giới) trong năm 2006 tổng diện tích trồng lạc trên thế giới là 22,23 triệu ha, tổng sản lượng là 47,76 triệu tấn lạc vỏ với năng suất trung bình là 2,14 tấn/ha. 15 Bảng 1.2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc trên thế giới trong những năm gần đây Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Diện tích Tổng sản lượng Năng suất (triệu ha) 23,32 (triệu tấn) 34,94 (tấn/ha) 1,49 23,01 36,10 1,56 22,74 32,95 1,44 22,84 36,24 1,58 23,58 36,33 1,54 23,59 51,30 2,17 22,23 47,76 2,14 (Nguồn: FAO 2007) Qua bảng trên ta thấy, từ năm 2000 trở lại đây thì diện tích không thay đổi lớn, tăng nhiều nhất vào năm 2005 sang năm 2006 thì diện tích lạc bị giảm đáng kể (5,79%) so với năm 2005. Trong năm 2005 – 2006 được coi là năm tăng trưởng vượt trội về sản lượng và năng suất đặc biệt là năm 2005 sản lượng đạt 51,3 triệu tấn và năng suất bình quân đạt 2,17 tấn/ha. Cây lạc có nguồn gốc từ Nam Mỹ, nhưng hiện nay được phân bố rộng trong phạm vi từ 400 vĩ Bắc đến 400 vĩ Nam, trên thế giới có hơn 100 nước trồng lạc. Các nước sản xuất lạc chính phải kể đến như Ấn Độ, Trung Quốc, Nigeria, Indonesia, Sudan và Mỹ, chiếm 96% diện tích lạc toàn cầu. Thống kê của FAO 2006 cho thấy, với 55,9% diện tích toàn cầu, Châu Á là nơi có diện tích trồng lạc lớn nhất thế giới, với sản lượng chiếm 68,1%. Theo sau là Châu Phi, Châu Mỹ…Ấn Độ là nước có diện tích trồng lạc lớn nhất thế giới (5,8 triệu ha) nhưng năng suất bình quân thấp (0,85 tấn/ha) chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu nội bộ, lượng xuất khẩu không lớn. Trung Quốc là nước đứng thứ hai sau Ấn Độ về diện tích trồng lạc (47,2 triệu ha) và đứng đầu thế giới 16 về sản lượng lạc (14,4 triệu tấn). Hiện nay, nước này đã có trên 60 viện, trường và trung tâm nghiên cứu triển khai các hướng nghiên cứu trên cây lạc [20]. Cùng sự phát triển của ngành công nghiệp ép dầu đã thúc đẩy thị trường xuất nhập khẩu lạc trên thế giới phát triển. Các thị trường nhập khẩu lạc nhiều nhất là Châu Âu, Nhật Bản và Canada thuộc những nước có khí hậu lạnh. 1.2.2.Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Ở Viêt Nam với kỹ thuật che phủ nilông cũng đã tạo ra năng suất lạc 3-4 tấn/ ha với mật độ 40 cây/m2( Ngô Thế Dân, 2000) Các giống lạc hiện đang gieo trồng ở nước ta chủ yếu thuộc kiểu hình Spanish và một số thuộc Valencia, thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, khối lượng chất khô tích luỹ thấp cho nên thường phải gieo với mật độ tương đối cao [1]. Tổng kết các kết quả nghiên cứu ở các tỉnh phía Bắc cho thấy: Muốn đạt được năng suất lạc cao với các giống hiện đang sử dụng, phải đảm bảo mật độ thực thu ít nhất 25 cây/m2. Trong điều kiện sản xuất, muốn đạt mật độ thực thu như trên, thường phải gieo với mật độ 30 – 35 cây/m2 mặt luống. Với mật độ trên, trong điều kiện canh tác thủ công ở nước ta, phương thức gieo có thể gieo hàng hoặc gieo hốc (2 cây/hốc). Khoảng cách hàng thích hợp cho các vùng trồng lạc là 30 – 40 cm. Với khoảng cách cây tương ứng là 7 – 15 cm hoặc khoảng cách hốc 15 – 20 cm. Bố trí khoảng cách căn cứ vào mật độ gieo, bề rộng mặt luống và kỹ thuật canh tác truyền thống của địa phương. Qua kết quả nghiên cứu về mật độ trồng lạc ở một số nước thấy rằng việc trồng dày không làm tăng năng suất quả đối với các loại hình Viginia thân bụi và thân bò, nhưng lại làm tăng năng suất loại hình Spanish thân bụi và thân đứng [22]. Sự thay đổi khoảng cách giữa các cây trong hàng ít có ảnh hưởng tới năng suất so với sự thay đổi khoảng cách giữa các hàng [18]. Ở các nước có trình độ cơ giới hoá cao, để phù hợp với điều kiện thi công cơ giới, người ta trồng lạc với khoảng cách hàng rộng (60 - 75 cm). Vì vậy để đảm bảo năng suất lạc, phải sử dụng bộ giống có thân bụi hoặc nửa bò, thời gian sinh trưởng tương đối dài và tăng mật độ bằng cách thu hẹp khoảng cách giữa các cây. 17 Khi nghiên cứu mật độ, khoảng cách trồng lạc đối với các loại hình khác nhau Reddy (1982) cho rằng tỷ lệ hạt gieo phải phụ thuộc chủ yếu vào khối lượng 1000 hạt, độ rộng giữa các hàng và khoảng cách giữa các cây trong hàng. Loại hình Spanish thân bụi khuyến cáo khoảng cách trồng là 30 cm x 10 cm, lượng hạt gieo 100 - 110 kg/ha, mật độ trồng tương đương 33,3 vạn cây/ha. Với loại hình thân bò Viginia thì khoảng cách trồng là 30 cm x 15 cm, lượng hạt 95 – 100 kg/ha và mật độ 22,2 vạn cây/ha [23]. Chúng ta đã có nhiều nghiên cứu xác định mật độ, khoảng cách trồng tối ưu. Tác giả Ưng Định và Đặng Phú (1987) tổng hợp các nghiên cứu và thấy rằng: Mật độ trồng tăng từ 22 cây/m 2 (30 cm x 15 cm x 1 cây) lên 33 cây/m 2 (30 cm x 10 cm x1 cây), năng suất lạc tăng từ 15 – 22 tạ/ha; mật độ trồng 44 cây/m 2 (30 cm x 15 cm x 2 cây), năng suất tăng lên 29 tạ/ha. Trên vùng đất bạc màu Bắc Giang, trồng mật độ 25 cây/m2 (40 cm x 20 cm x 2 cây) năng suất 12 tạ/ha; mật độ tăng 42 cây/m 2 (30 cm x 15 cm x 2 cây), năng suất tăng 15 tạ/ha. Những giống đứng cây, phân cành gọn, mật độ thích hợp cho vụ xuân là 40 cây/m2 (33 cm x 15 cm x 2 cây hoặc 20 cm x 25cm x 2 cây), năng suất cao hơn so với trồng 33 cây/m 2 ( 30 cm x 10 cm x 1 cây) là 27 – 36% [10]. Mật độ hợp lý đối với cây trồng là mật độ cho phép để có thể đạt năng suất thu hoạch tối đa trên một đơn vị diện tích. Các yếu tố cấu thành năng suất lạc gồm (năng suất quả): Năng suất quả = Số quả/cây x Trọng lượng trung bình quả x Số cây trên đơn vị diện tích. Đây là một phương trình cân bằng sinh học. Có mối tương quan nghịch giữa mật độ với các yếu tố của năng suất cá thể. Yếu tố động, dễ tác động nhất vào hệ thống cân bằng này là mật độ. Tác động vào mật độ là yếu tố kỹ thuật quan trọng để đạt năng suất lạc cao. Căn cứ vào điều kiện sinh trưởng, phát triển của lạc trên đồng ruộng để xác định mật độ hợp lý, chủ yếu dựa vào 3 nguyên tắc là: (i) Đặc điểm sinh trưởng của giống, các giống có thể sinh trưởng mạnh, trồng thưa hơn các giống sinh trưởng kém, phân cành ít; (ii) Điều kiện thời tiết khí hậu của mùa vụ gieo trồng; (iii) Điều kiện canh tác cụ thể. 18 Ở nước ta hiện nay lạc được trồng ở các vùng sinh thái nông nghiệp. Diện tích lạc chiếm 28% diện tích cây công nghiệp hàng năm tập trung chủ yếu ở 4 vùng lớn trong cả nước là: Bắc Trung Bộ chiếm diện tích lớn nhất (82600 ha), Đông Nam Bộ đứng thứ 2 (42000 ha), tiếp đến là Đông Bắc Bộ (37000 ha) và Đồng Bằng Sông Hồng đứng thứ tư (3600 ha). Còn lại là các vùng có diện tích ít và nhỏ là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Theo thống kê năm 2005, Việt Nam là nước có diện tích trồng lạc đứng thứ 12, sản lượng đứng thứ 9 thế giới, năng suất đứng thứ 4 trong số 15 nước có diện tích trồng lạc lớn. Năm 2006 trên cả nước tổng diện tích cây lạc đạt 0,24 triệu ha, tổng sản lượng 0,45 triệu tấn và năng suất bình quân trong cả nước đạt 1,74 tấn/ha (Bảng 2.2): Bảng 1.2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Việt Nam trong những năm gần đây Năm Diện tích Năng suất Sản lượng (1000 ha) (tấn/ha) (1000 tấn) 2000 244,90 1,45 355,30 2001 241,40 1,46 352,80 2002 246,80 1,61 397,00 2003 250,00 1,66 417,50 2004 254,60 1,79 462,00 2005 2006 260,00 244,10 1,74 1,74 453,00 453,00 (Nguồn: Tổng cục thống kê ) Mặc dù diện tích, năng suất và sản lượng ở nước ta trong những năm gần đây có tăng nhưng năng suất lạc của nước ta xếp vào loại thấp so với các nước trong khu vực. Năng suất bình quân năm 2005 đạt 17,4 tấn/ha, chỉ bằng khoảng 60% so với Trung Quốc và bằng 26,3% so với Israell là nước dẫn đầu thế giới về năng suất lạc. Có nhiều nguyên nhân làm hạn chế năng suất lạc ở Việt Nam, trong đó phải kể đến chưa coi trọng thâm canh, giống chưa tốt, các yếu tố đất đai, ánh sáng, nhiệt độ…cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lạc. So với các năm 80 của thế kỷ 20 19 (năng suất bình quân đạt chỉ đạt 9,8 tấn /ha) thấp hơn của thế giới là 1,2 tấn/ha, đến năm 2006 năng suất bình quân đạt 1,73 tấn/ha, vượt lên năng suất bình quân của thế giới (1,56 tấn/ha). Mặc dù diện tích, năng suất và sản lượng ở nước ta trong những năm gần đây có tăng nhưng năng suất lạc của nước ta xếp vào loại thấp so với các nước trong khu vực. Năng suất bình quân năm 2005 đạt 17,4 tấn/ha, chỉ bằng khoảng 60% so với Trung Quốc và bằng 26,3% so với Israell là nước dẫn đầu thế giới về năng suất lạc. Có nhiều nguyên nhân làm hạn chế năng suất lạc ở Việt Nam, trong đó phải kể đến các nguyên nhân chính như chưa coi trọng thâm canh, giống chưa tốt, các yếu tố đất đai, ánh sáng, nhiệt độ…cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lạc. Nhưng nhìn chung cây lạc ở nước ta chưa được đầu tư thâm canh thích đáng, vì vậy năng suất bình quân của cả nước một số năm gần đây có tăng nhưng vẫn xếp vào loại nước có năng suất thấp trên thế giới. Cùng với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, khoa học phát triển thì nền nông nghiệp cũng được chú trọng đầu tư phát triển thích đáng trong đó cây lạc là một trong những cây có tiềm năng phát triển lớn. Theo quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 đạt khoảng 450 ngàn ha, chủ yếu tập trung ở Duyên Hải Miền Trung, Đông Nam Bộ, Trung Du và miền núi phía Bắc. Để đạt được mục tiêu quan trọng này cần phải có sự đóng góp to lớn của các yếu tố: chọn tạo các bộ giống mới, chống chịu tốt, cho năng suất cao; áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiến bộ, hợp lý trong canh tác trên đồng ruộng; đảm bảo vệ sinh môi trường và giảm chi phí sản xuất. Đây là hướng đi cần các nhà khoa học giải quyết trong thời gian tới. Khi cây lạc phát triển, không những đóng góp cải thiện đời sống người nông dân, mà còn cung cấp nguyên liệu xuất khẩu cho quốc gia. Những năm gần đây, xuất khẩu lạc của Việt Nam giảm, trong khi đó sản lượng hàng năm lại tăng, chứng tỏ chúng ta đã đầu tư vào chế biến ép dầu…đó là tín hiệu đáng mừng, vì thông qua chế biến, giá trị kinh tế của lạc mới được tăng cao. 1.3. Tình hình sản xuất lạc ở Nghệ An Bảng 1.3 Diện tích và sản lượng lạc của tỉnh Nghệ An từ năm 2003-2006 ĐVT: Diện tích: ha; Sản lượng: tấn 20 Năm 2003 2004 2005 2006 Diện tích Sản lượng Diện tích Sản lượng 22625 36702 3626 7730 24086 48707 3879 9623 27194 45494 4267 9409 23324 46077 4007 9786 Diện tích Sản lượng 951 1118 1311 2381 1425 1966 1166 1743 Diện tích Sản lượng 2336 2919 2345 3743 2536 3941 2336 4005 Diện tích Sản lượng 4386 9128 5034 12769 6282 13424 5461 12921 Diện tích Sản lượng 2056 3724 1865 4243 1990 2910 1993 3287 Diện tích Sản lượng 1068 1449 1143 1943 1957 3156 1740 3174 Diện tích Sản lượng 1710 1701 1899 2748 1804 855 950 1498 Diện tích Sản lượng 830 756 686 1079 721 816 509 632 Diện tích Sản lượng 1061 1625 1089 1733 790 820 804 1170 Đơn vị Cả tỉnh Huyện Diễn Châu Huyện Yên Thành Huyện Quỳnh Lưu Huyện Nghi Lộc Huyện Nam Đàn Huyện Thanh Chương Huyện Tân Kỳ Huyện Kỳ hợp Huyện Con Cuông Nguồn: Niên giám thống kê 2007 Nghệ An là vùng trồng lạc lớn ở Việt Nam năm 2006 với diện tích 23324 ha, sản lượng đạt khoảng 46077 tấn lạc vỏ. Trong đó huyện Quỳnh Lưu với sản lượng 4005 tấn, diện tích là 2336 ha đứng đầu của tỉnh về sản xuất lạc tiếp theo là huyện Thanh Chương với sản lượng là 3174 tấn và diện tích là 1740 ha và huyện Nghi Lộc đứng thứ 3 với sản lượng là 12921 tấn và diện tích là 5461 ha. Vụ xuân 2008, sản lượng lạc toàn tỉnh nghện an ước đạt 50.000 tấn. Nghi Lộc là địa phương dẫn đầu của tỉnh về năng suất lẫn diện tích trồng lạc với 6300 ha, sản lượng hàng năm xấp xỉ 15.000 tấn. 1.4. Đặc điểm sinh lý, dinh dưỡng của cây lạc Trong quá trình sinh trưởng cây lạc trải qua các thời kỳ sau: mọc, cây con, ra hoa – làm hạt và chín.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng