Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của levamisole lên một số chỉ tiêu huyết học và tăng trưởng của cá tra...

Tài liệu ảnh hưởng của levamisole lên một số chỉ tiêu huyết học và tăng trưởng của cá tra (pangasianodon hypophthalmus)

.PDF
14
128
65

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN CAO SANH ẢNH HƯỞNG CỦA LEVAMISOLE LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU HUYẾT HỌC VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN CAO SANH ẢNH HƯỞNG CỦA LEVAMISOLE LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU HUYẾT HỌC VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Gs. Ts NGUYỄN THANH PHƯƠNG 2014 ẢNH HƯỞNG CỦA LEVAMISOLE LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU HUYẾT HỌC VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) Nguyễn Cao Sanh1 và Nguyễn Thanh Phương1 1 Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ TÓM TẮT Nghiên cứu ảnh hưởng của Levamosole đến các chỉ tiêu huyết học và tăng trưởng của các tra được tiến hành trong giai (1x1x2,5 m) có kích cỡ mắc lưới 5 mm. Cá có khối lượng trung bình 30,21±0,52 g/con. Gồm 4 nghiệm thức: đối chứng, 150 mg/kg thức ăn cho ăn gián đoạn trong các tuần 1, 2, 5, 6, 9, 10; 150 mg/kg thức ăn cho ăn liên tục trong 12 tuần và 250 mg/kg thức ăn cho ăn gián đoạn trong các tuần 1, 2, 5, 6, 9, 10; mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Mẫu được thu để phân tích các chỉ tiêu hồng cầu, bạch cầu, hematorit, hemoglobin và các chỉ tiêu tăng trưởng thành 5 đợt tại các thời điểm bắt đầu thí nghiệm 0 ngày, 14 ngày, 28 ngày, 56 ngày và 84 ngày của từng nghiệm thức. Kết quả thí nghiệm cho thấy ở các nghiệm thức 150 mg/kg thức ăn cho ăn gián đoạn, 150 mg/kg thức ăn cho ăn liên tục và 250 mg/kg thức ăn cho ăn gián đoạn đều làm tăng các chỉ tiêu huyết học và tăng trưởng so với đối chứng. Đặc biệt ở nồng độ 250 mg/kg cho ăn gián đoạn vào ngày 56 đều làm tăng cao nhất mật độ hồng cầu (3,05x106 tế bào/mm3), bạch cầu (0,28x106 tế bào/mm3), hàm lượng hemoglobin (12,89 mmol/L), chỉ số hematocrit (36,61%), tỉ lệ sống (87,22%), tốc độ tăng trưởng tuyệt đối trên ngày về khối lượng 0,90 g/ngày), tốc độ tăng trưởng tương đối (1,49%/ngày), tăng trưởng của cá sau mỗi đợt thu mẫu (81,54 g) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng (p<0,05). Tuy nhiên đối với hệ số FCR thì ngược lại, đạt cao nhất ở nghiệm thức đối chứng và thấp nhất ở nghiệm thức 250 mg/kg thức ăn cho ăn gián đoạn so với nghiệm thức đối chứng (p<0,05). Qua thí nghiệm cho thấy khi bổ sung Levamisole vào thức ăn cho ăn gián đoạn sẽ góp phần vào nâng cao tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá tra trong nuôi thâm canh. Từ khóa: Cá tra, Levamisole, huyết học, tăng trưởng. ABSTRACT To study the effect of Levamosole to hematological and growth of the investigation was conducted during the period (1x1x2,5 m) with 5 mm mesh size. The average weight of fish is 30.21 ± 0.52 g/ fish. The experiment included 4 treatments: control; 150 mg/kg feed that was interruptedly fed in weeks: 1, 2, 5, 6, 9, 10; 150 mg/kg feed that was continuously fed within 12 weeks and 250 mg/kg feed that was interruptedly fed in weeks: 1, 2, 5, 6, 9, 10. Each treatment had 3 replicates. The samples were collected for analysis of target erythrocytes, leukocytes, hematorit, hemoglobin and growth targets of 5 waves at the start of the experiment time 0 days, 14 days, 28 days, 56 days and 84 days of each treatment. The results showed that hematological parameters and growth at 3 treatments: 150 mg/kg feed with interrupted feeding, 150mg/kg feed with continuous feeding and 250mg/kg feed with interrupted feed increased compared to control treatment. Typically, at the 56th day of treatment 250 mg/kg feed with interrupted feeding, all parameters reached the highest value including erythrocytes (3.05 x 106 cells/mm3), leukocytes (0.28 x 106 cells/mm3), hemoglobin (12.89 mmol/L), hematocrit (36.61%), survival rate (87.22%), standard growth rate per day about weight 0.9 g/day), specific growth rate (1.49 %/day), the fish growth after each sampling (81.54 g) and significantly different compare to control treatment (p<0.05). However, FCR was highest at control treatment and lowest at treatment 250 mg/kg feed with interrupted feeding compare to control treatment (p<0.05). Through experiments show that the addition of levamisole to interrupt eating food will contribute to enhance the survival and growth of fish in intensive culture. 1 Keywords: catfish, Levamisole, hematology, growth. 1. Giới thiệu Cá tra (Pangasianodon hypophthamus) là đối tượng nuôi quan trọng và có giá trị kinh tế cao ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ở Việt Nam cá tra hiện nay là đối tượng nuôi quan trọng nhất. Theo Hiệp hội cá Tra Việt Nam năm 2013 diện tích nuôi cá tra tại đồng bằng sông Cửu Long là khoảng 4.679 ha, bằng 87% so cùng kỳ năm 2012 (Trích dẫn từ Hiệp hội cá Tra Việt Nam, 2013). Tuy nhiên trong những năm gần đây, nghề nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long gặp nhiều khó khăn. Trước thực trạng này, các địa phương trong khu vực đã đưa ra giải pháp cũng như hướng dẫn nông dân thực hiện quy trình nuôi cá bền vững đạt chất lượng cao theo tiêu chuẩn tiên tiến như Global GAP, ASC, … Với mục đích đưa ra sản phẩm cá tra chất lượng, giảm thiểu dịch bệnh và sử dụng thuốc trong quá trình nuôi nên đưa áp dụng Levamisole vào trong nuôi thâm canh, Levamisole là chất kích thích miễn dịch, theo Vũ Triệu An and Homber (2001) thì Levamisole cũng là một chất làm hồi phục miễn dịch ở những trường hợp thiếu hụt miễn dịch tế bào và làm tăng hoạt tính của tế bào lympho T trong điều kiện thực nghiệm. Trong điều kiện in-vitro cho thấy rõ vai trò của Levamisole cũng làm tăng sức đề kháng miễn dịch. Levamisole kích thích sự hình thành kháng thể với các kháng nguyên khác nhau, làm tăng đáp ứng tế bào T bằng cách hoạt hóa và tăng sinh tế bào T, làm tăng tiềm lực của tế bào đơn nhân gồm cả chức năng thực bào. Theo nghiên cứu của Siwicki et al., (1990) đã nêu được vai trò của Levamisole là một chất kích thích miễn dịch, mặc dù đặc biệt phải chú ý đến liều lượng sử dụng và thời gian như tác động của Levamisole được liều chặt chẽ và phụ thuộc thời gian. Việc sử dụng Levamisole với liều cao có thể ức chế miễn dịch phản ứng và liều thấp hơn nhiều có thể không hiệu quả. Mặt khác, nhiều báo cáo về hiệu quả của chất kích thích miễn dịch cho cá chép (Cyprinus carpio), cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss), cá tráp (Sparus aurata) và hồi Đại Tây Dương (Salmosalar) của các tác giả Siwicki (1987); Mulero et al., (1998); Sakai (1999) và Findlay and Munday (2000) chính là Levamisole. Từ thực tế đó, đề tài “Ảnh hưởng của Levamisole lên một số chỉ tiêu huyết học và tăng trưởng của cá tra (Pangasianodon hypophthalamus)” được thực hiện. Sẽ góp phần cung cấp thêm thông tin hữu ích về ảnh hưởng của Levamisole đến tăng trưởng của cá tra. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1 Thời gian, địa điểm và vật liệu nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01/2014 đến tháng 05/2014. Cá tra được nuôi trong giai, giai được đặt trong ao nuôi thương phẩm tại xã Tân Lộc, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. Phân tích các chỉ tiêu huyết học tại Bộ môn Dinh dưỡng và Chế biến Thủy sản - Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ. Giai thí nghiệm có kích cỡ mắc lưới 5 mm, kích cỡ 1x1x2,5 m. Cá thí nghiệm là cá giống với kích cỡ trung bình từ 30,21±0,52 g/con. Thức ăn được sử dụng trong thí nghiệm là thức ăn viên công nghiệp của công ty Hiệp Thanh 26% đạm cỡ 3 mm/viên, sản phẩm Levamisole (Tetramisole hydrochloride) của công ty Sigma-Aldrich. Phương pháp 2 trộn Levamisole vào thức ăn cho cá ăn: pha Levamisole vào nước theo nồng độ của mỗi nghiệm thức và phun đều vào thức ăn, để khô tự nhiên, thức ăn sau khi trộn Levamisole được phủ lớp áo dầu mực (10 mL/kg thức ăn) và được trữ trong tủ lạnh đến khi cho cá ăn. 2.2 Bố trí thí nghiệm 2.2.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của Levamisole đến các chỉ tiêu huyết học của cá tra Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức: đối chứng, 150 mg Levamisole/kg thức ăn cho ăn gián đoạn trong các tuần 1, 2, 5, 6, 9, 10; 150 mg Levamisole /kg thức ăn cho ăn liên tục trong 12 tuần và 250 mg Levamisole /kg thức ăn cho ăn gián đoạn trong các tuần 1, 2, 5, 6, 9, 10; mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần với mật độ là 100 con/giai. Thời gian thí nghiệm là 84 ngày, cá được cho ăn 3% khối lượng thân và cho ăn 2 lần/ngày, thức ăn thừa được vớt ra khỏi giai sau khi cho ăn 30 phút. Suốt quá trình thí nghiệm mẫu máu cá được thu để phân tích các chỉ tiêu hồng cầu, bạch cầu, hematorit, hemoglobin. Mẫu được thu bao gồm 5 đợt tại các thời điểm ngày 0, 14 ngày, 28 ngày, 56 ngày và 84 ngày sau khi cho cá ăn đã bổ sung Levamisole vào thức ăn. Mỗi lần thu 6 con/bể. Máu được thu bằng kim tiêm 1 mL đã tráng qua heparin, khoảng 0,5-0,7 mL/mẫu và chứa trong ống ependoff 1,5 mL được ký hiệu riêng cho từng nghiệm thức. Mẫu được giữ lạnh bằng nước đá trong suốt thời gian lấy mẫu, chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích mẫu. 2.2.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của Levamisole đến tăng trưởng của cá tra Thí nghiệm cũng gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần với các nồng độ Levamisole tương tự như thí nghiệm 1. Mật độ cá thí nghiệm là 60 con/giai. Thời gian thí nghiệm là 84 ngày, cá được cho ăn 3% khối lượng thân và cho ăn 2 lần/ngày, thức ăn thừa được vớt ra khỏi giai sau khi cho ăn 30 phút. Thu mẫu tăng trưởng được thực hiện 4 đợt tại các thời điểm ngày 0, 28 ngày, 56 ngày và 84 ngày của từng nghiệm thức. Mỗi lần thu 30 con/giai, cân khối lượng của từng con, toàn bộ cá và đếm cá còn lại trong giai. 2.3 Phương pháp phân tích mẫu 2.3.1 Chỉ tiêu huyết học của cá a) Phương pháp đếm hồng cầu Hồng cầu được đếm bằng buồng đếm hồng cầu neubauer, đếm số lượng hồng cầu trong 5 ô của buồng đếm hồng cầu, đếm 2 lần ở 2 vị trí đếm trên buồng đếm và lấy trung bình của 2 lần đếm. Số lượng hồng cầu được tính theo công thức: A (tb/mm3) = ax200/0,02. 3 Trong đó: A: số lượng hồng cầu trên 1 mm3 máu; a: tổng số hồng cầu trên 5 vùng đếm; 200: độ pha loãng hồng cầu (1:200); 0,02: thể tích của 5 vùng đếm (5x16x0,0025mm2x0,1mm) b) Phương pháp xác định tế bào bạch cầu Cách phết mẫu máu: cho một giọt máu lên lame rồi dùng một lame khác đặt ngay trước giọt máu và để máu tràn ra hết chiều ngang của cạnh lame rồi đẩy lame về phía trước. Mẫu được để khô tự nhiên sau đó cố định trong methanol trong 1-2 phút và tiến hành nhuộm mẫu: Nhuộm tiêu bản bằng dung dịch Wright trong 3-5 phút, tiếp theo ngâm tiêu bản trong dung dịch pH 6,2-6,8 trong 5-6 phút, sau đo nhuộm tiêu bản với dung dịch Giemsa trong 20-30 phút, ngâm tiêu bản trong dung dịch pH 6,2 trong 15-30 phút, cuối cùng rửa sạch tiêu bản bằng nước cất, để khô tự nhiên và đọc kết quả dưới kính hiển vi. Bạch cầu được xác định bằng cách đếm trên lame phết mẫu máu và đếm 1500 tế bào bao gồm cả hồng cầu, bạch cầu. Công thức tính tổng số lượng bạch cầu: TBC = (số bạch cầu trong 1.500 tế bào x A) / (số hồng cầu trong 1.500 tế bào) (tế bào/mm3). Trong đó: TBC: mật độ tổng bạch cầu (tế bào/mm3); A: mật độ tế bào hồng cầu xác định được từ buồng đếm Neubauer (tế bào/mm3). c) Phương pháp đo hàm lượng Hb Phương pháp đo hàm lượng Hb, pha loãng 10 µl máu cá với 2,5 mL thuốc thử Drabkin trong cuvet, sau đó dùng máy so màu quang phổ (Thermo Spectronic) đo mức độ hấp thụ ánh sáng của dung dịch ở bước sóng 540 nm và nhiệt độ 20ºC 25ºC. Số lượng huyết sắc tố được tính theo công thức: Số lượng huyết sắc tố mol/L (A) = (0,019 + 37,74 x a) x 0,621 (trong đó: a là mức độ hấp thụ ánh sáng) Hb (g/100 mL) = A x 1,6125. d) Phương pháp đo Hematocrit (tỉ lệ huyết sắc tố %) Phương pháp đo Hematocrit (tỉ lệ huyết sắc tố, %), máu thu được cho vào ống thủy tinh (hematocrit tube) để đo tỉ lệ huyết sắc tố, ly tâm hematocrit tube bằng máy ly tâm chuyên biệt trong 3 phút với tốc độ 12.000 vòng/phút. Dùng thước đo có chia vạch từ 0 – 20 cm, đo chiều dài huyết cầu và chiều dài huyết tương để xác định tỉ lệ huyết cầu. 2.3.2 Các chỉ tiêu tăng trưởng a) Tỉ lệ sống (SR)(%) = (số cá thể cuối thí nghiệm/số cá thể ban đầu) x 100 b) Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối trên ngày về khối lượng (DWG): DWG (g/ngày) = (Wt-Wo)/t c) Tốc độ tăng trưởng tương đối (SGR) (%/ngày) = 100 x [Ln(Wt) – Ln(Wo)]/t Trong đó: Wo: Khối lượng (KL) cá ban đầu. 4 Wt: Khối lượng cá ở thời điểm t. t: Thời gian nuôi. d) Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR): FCR = KL thức ăn cá sử dụng / Tăng trọng Ghi chú: Lượng thức ăn cá sử dụng = KL lượng cho ăn (g) - KL lượng thừa (g) Tăng trọng (g) = (KL cá thu–KL cá ban đầu) + KL cá chết Ghi chú: Khối lượng thức ăn thừa được xác định bằng cách đếm số viên thức ăn dư sau mỗi lần cho ăn (30 phút) để qui đổi ra khối lượng khô từ đó xác định được thức ăn cá đã dùng. 2.4 Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được trình bày dùng phần mềm Excel 2010 và phần mềm SPSS phiên bản 16.0 để tính toán giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và so sánh sự khác biệt về các chỉ tiêu theo dõi giữa các nghiệm thức dựa vào phân tích ANOVA và phép thử DUNCAN (mức ý nghĩa p<0,05). 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Ảnh hưởng của Levamisole lên các chỉ tiêu huyết học của cá tra Bảng 2: Các chỉ tiêu huyết học của cá tra khi bổ sung Levamisole vào thức ăn với các nồng độ khác nhau. Chỉ tiêu NT Ngày 0 Ngày 14 Ngày 28 Ngày 56 Ngày 84 a a a a Hồng cầu (106 ĐC 150 mg/kg GĐ 1,41±0,06 1,39±0,54a 1,34±0,05 1,45±0,07ab 2,32±0,17 2,39±0,13a 2,47±0,20 2,57±0,16a 2,01±0,15a 2,42±0,09a tb/mm3) 150 mg/kg LT 1,43±0,46a 1,44±0,07ab 2,06±0,15a 2,47±0,20a 2,31±0,12a 250 mg/kg GĐ 1,43±0,44a 1,60±0,08b 2,49±0,15a 3,05±0,22a 2,38±0,11a Bạch cầu ĐC 0,12±0,02a 0,12±0,03a 0,19±0,06a 0,22±0,12a 0,18±0,04a (106 150 mg/kg GĐ 0,11±0,02a 0,15±0,05ab 0,21±0,09a 0,26±0,09a 0,20±0,04a tb/mm3) 150 mg/kg LT 0,11±0,02a 0,14±0,02b 0,23±0,01a 0,25±0,09a 0,18±0,05a 250 mg/kg GĐ 0,11±0,02a 0,20±0,05c 0,23±0,08a 0,28±0,11a 0,20±0,06a ĐC 8,07±,0,55a 8,36±0,44a 9,88±1,20a 9,33±0,84a 7,97±1,08a a a a ab 12,51±1,13b Hemoglobin (g/100mL) Hematocrit (%) 150 mg/kg GĐ 8,18±0,31 150 mg/kg LT 9,77±0,74a 8,02±0,81a 11,10±0,73a 10,87±0,86ab 7,18±1,07a 250 mg/kg GĐ 9,92±0,98a 10,27±0,36b 11,12±1,07a 12,89±0,68b 10,06±1,18ab ĐC 28,57±1,23a 24,42±1,23a 27,93±1,03a 33,97±1,34b 32,20±1,51b 150 mg/kg GĐ 27,52±1,69a a 150 mg/kg LT 27,99±1,52 250 mg/kg GĐ 26,08±1,27a 8,45±0,77 31,35±0,97b 30,28±1,28 b 35,29±1,27c 10,99±0,78 32,26±0,47b 35,29±0,64 c 35,51±0,98c 10,28±1,14 34,11±1,46b 36,96±0,65c a 25,78±0,86a 36,61±1,27b 31,86±0,87b 27,84±1,12 Ghi chú: Các giá trị thể hiện trên bảng là trung bình ± độ lệch chuẩn. Các chữ cái a, b, c, giống nhau trên cùng một cột, một chỉ tiêu thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Sự thay đổi về các chỉ tiêu huyết học của cá tra như hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng hemoglobin và chỉ số hematocrit của cá tra khi bổ sung Levamisole vào thức ăn với các hàm lượng khác nhau được trình bày trong bảng 2. Các chỉ tiêu huyết học 5 ở thời điểm ngày 0 (trước khi cho cá ăn có bổ sung Levamisole) đều không chênh lệch nhiều và không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết quả thí nghiệm cho thấy qua các lần thu mẫu 14, 28, 56 ngày ở các nghiệm thức 150 mg/kg thức ăn cho ăn gián đoạn, 150 mg/kg thức ăn cho ăn liên tục và 250 mg/kg thức ăn cho ăn gián đoạn đều làm tăng các chỉ tiêu huyết học so với đối chứng. Đặc biệt khi bổ sung Levamisole vào thức ăn ở nghiệm thức 250 mg/kg thức ăn cho ăn gián đoạn làm tăng cao nhất mật độ hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng hemoglobin và chỉ số hematocrit và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng (p<0,05). Qua bảng 2, ta thấy mật độ hồng cầu qua các lần thu mẫu không khác biệt có ý nghĩa thống giữa các nghiệm thức (p>0,05). Nhưng mật độ hồng cầu ở nghiệm thức 250 mg/kg cho ăn gián đoạn ở lần thu mẫu 14 ngày khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các lần thu mẫu còn lại (p<0,05). Mật độ hồng cầu vào thời điểm trước khi cho ăn thức ăn bổ sung Levamisole dao động từ 1,39x106 -1,43x106 tế bào/mm3 máu và khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p>0,05). Ở lần thu mẫu 14 và 28 ngày mật độ hồng cầu ở nghiệm thức 250 mg/kg thức ăn cho ăn gián đoạn tăng cao nhất và khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng (p>0,05). Đến lần thu mẫu 56 ngày mật độ hồng cầu đạt cao nhất ở nghiệm thức 250 mg/kg thức ăn cho ăn gián đoạn (3,03x106 tế bào/mm3 máu) và thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức 150 mg/kg thức ăn cho ăn liên tục (2,47x106 tế bào/mm3 máu) (p>0,05). Nhưng đến lần thu mẫu 84 ngày thì mật độ hồng giảm so với lần thu mẫu 56 ngày ở các nghiệm thức bổ sung Levamisole cao hơn so với nghiệm thức đối chứng (p>0,05) đều này cho thấy khi bổ sung lượng Levamisole cho ăn trong thời gian dài sẽ làm giảm mật độ hồng cầu trong máu cá. Số lượng hồng cầu biến động theo tình trạng, sinh lý của cá, theo giống loài, theo chế độ dinh dưỡng, theo giới tính, theo tuổi, … Số lượng hồng cầu trong máu cá thay đổi rất lớn. Ở cá nước ngọt số lượng hồng cầu dao động trong khoảng 1-3,5 triệu tế bào/mm3 (Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Văn Tư, 2010). Cũng qua bảng 2, hàm lượng hemoglobin ở nghiệm thức đối chứng và 150 mg/kg thức ăn cho ăn liên tục đều không khác biệt có ý nghĩa thống kê qua các lần thu mẫu (p>0,05). Nhưng nghiệm thức 150 mg/kg cho ăn gián đoạn ở lần thu mẫu 84 ngày khác biệt có ý nghĩa so với những lần thu mẫu khác (p<0,05) nhưng không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lần thu mẫu 56 ngày. Tuy nhiên nghiệm thức 250 mg/kg cho ăn gián đoạn ở lần thu mẫu 14 và 56 ngày khác biệt có ý nghĩa so với những lần thu mẫu khác (p<0,05) nhưng không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lần thu mẫu 84 ngày. Kết quả thí nghiệm cho thấy hàm lượng hemoglobin vào lần thu mẫu đầu tiên, dao động trong khoảng 8,07–9,92 g/mL và khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p>0,05). Đến lần thu mẫu thứ 14 và 28 ngày thì hàm lượng hemoglobin ở nghiệm thức 250 mg/kg thức ăn cho ăn gián đoạn tăng cao nhất và 6 khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại (p<0,05). Nhưng đến lần thu mẫu 56 ngày thì hàm lượng hemoglobin nghiệm thức 250 mg/kg thức ăn cho ăn gián đoạn vẫn cao nhất (p<0,05). Đến lần thu mẫu cuối cùng thì hàm lượng hemoglobin có xu hướng giảm so với lần thu mẫu 56 ngày ở các nghiệm thức, nhưng hàm lượng hemoglobin ở nghiệm thức 150 mg/kg thức ăn cho ăn gián đoạn lại tăng so với nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức 150 mg/kg thức ăn cho ăn liên tục (p<0,05). Sự biến đổi các chỉ tiêu sinh lý máu trong thí nghiệm có liên quan chặt chẽ với nhau. Khi số lượng hồng cầu tăng, hàm lượng hemoglobin thường sẽ tăng cao và ngược lại. Hàm lượng hemoglobin trong máu dao động khoảng 5- 10 g/100 mL, thấp hơn so với động vật bậc cao. (Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Văn Tư, 2010). Qua bảng 2, ta thấy chỉ số hematocrit ở nghiệm thức đối chứng qua lần thu mẫu 56 và 84 ngày khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các lần còn lại (p<0,05). Còn nghiệm thức 150 mg/kg cho ăn gián đoạn ở lần thu mẫu 14, 28, 56 ngày khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các lần thu mẫu còn lại (p<0,05). Nhưng nghiệm thức 150 mg/kg cho ăn liên tục ở lần thu mẫu 14 và 28 ngày khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các lần còn lại (p<0,05) và 2 lần thu mẫu này khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhau (p<0,05). Mặt khác, nghiệm thức 250 mg/kg cho ăn gián đoạn qua các lần thu mẫu 14, 28, 56, 84 ngày khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lần thu mẫu ngày 0 (p<0,05) và 2 lần thu mẫu 14, 28 ngày khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lần thu mẫu 56 và 84 ngày (p<0,05). Khi phân tích chỉ số hematocrit ở lần thu mẫu đầu tiên dao động trong khoảng 27,52–28,57% và khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p>0,05). Nhưng bắt đầu từ lần thu mẫu thứ ngày 14 và 28 sau khi bổ sung Levamisol vào thức ăn thì chỉ số này ở các nghiệm thức đều cao hơn nghiệm thức đối chứng và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p<0,05). Đến lần thu mẫu thứ 56 thì chỉ số hematocrit ở nghiệm thức 150 mg/kg thức ăn cho ăn liên tục đạt thấp nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p<0,05). Chỉ số hematocrit vào ngày 84 đạt cao nhất ở nghiệm thức 150 mg/kg thức ăn cho ăn gián đoạn (p<0,05). Tỉ lệ huyết cầu thông thường trong khoảng 2035%, tuy nhiên cũng có một số loài cá trích (Clupea harengus) chiếm 54% và cá tuyết (Gadus morhua) 32% (Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Văn Tư, 2010). Đã có một số nghiên cứu ảnh hưởng của Levamosole lên các chỉ tiêu sinh lý máu của động vật thủy sản. Theo nghiên cứu của Sajid Maqsood et al., (2009) bổ sung Levamisole trong thức ăn ở 4 nghiệm thức (đối chứng, 125 mg, 250 mg, 500 mg/kg thức ăn) trên cá chép giống (Cyprinus carpio). Kết quả thí nghiệm cho thấy tổng số lượng hồng cầu, hemoglobin, giá trị hematocrit tăng cao và khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức so với đối chứng (p<0,05). Điều này phù hợp với kết quả của thí nghiệm hàm lượng lượng hồng cầu, hemoglobin, giá trị hematocrit, tăng cao so với đối chứng. 7 Nghiên cứu của Lê Thị Mai Anh, (2013) thì sau khi bổ sung FOS (Fructoligosaccharide) với các nồng độ (đối chứng, 0,5%, 1,%, 1,5%, 2%). Kết quả cho thấy số lượng hồng cầu, hàm lượng hemoglobin, chỉ số hematocrit đạt cao nhất ở nghiệm thức 0,5% và 1% và thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng và 2%, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Chỉ số hematocrit vào ngày 90 ở hai nghiệm thức trên tương ứng là 51,8% và 52,3%. Qua thí nghiệm trên ngoài Levamisole thì FOS tác động và làm tăng các chỉ tiêu sinh lý của cá tra. Như vậy khi bổ sung Levamisole vào thức ăn ở nghiệm thức 250 mg/kg thức ăn cho ăn gián đoạn đều làm tăng mật độ hồng cầu, hàm lượng hemoglobin và chỉ số hematocrit của cá tra giống. Qua bảng 2, ta thấy mật độ bạch cầu qua các lần thu mẫu không khác biệt có ý nghĩa thống giữa các nghiệm thức (p>0,05). Nhưng mật độ bạch cầu ở nghiệm thức 250 mg/kg cho ăn gián đoạn và nghiệm thức 150mg/kg cho ăn liên tục ở lần thu mẫu 14 ngày khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các lần thu mẫu còn lại (p<0,05). Mật độ bạch cầu vào thời điểm trước khi cho ăn thức ăn bổ sung Levamisole mật độ bạch cầu trong khoảng 0,11x106- 0,12x106 tế bào/mm3 máu và khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p>0,05). Nhưng đến lần thu mẫu 14 ngày sau khi bổ sung Levamisole thì mật độ bạch cầu ở nghiệm thức 250 mg/kg thức ăn cho ăn gián đoạn tăng cao so với nghiệm thức đối chứng (p<0,05). Ở lần thu mẫu 28 và 56 ngày thì mật độ bạch cầu ở 3 nghiệm thức bổ sung Levamisole luôn tăng cao hơn nghiệm thức đối chứng (p>0,05). Vào ngày thứ 84 thì mật độ bạch cầu có xu hướng giảm, không dao động nhiều với nhau ở các nghiệm thức (p>0,05). Bạch cầu trong cơ thể cá đảm nhận nhiều chức năng sinh lý quan trọng như bảo vệ cơ thể thông qua quá trình thực bào và tạo ra kháng thể. Số lượng bạch cầu biến đổi phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi, tình trạng dinh dưỡng, nhiệt độ, sự thành thục của tuyến sinh dục,… (Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Văn Tư, 2010). Đa phần các nghiên cứu đều cho thấy rằng bổ sung Levamisole ở các liều lượng khác nhau đều có tác dụng nhất định. Cũng từ nghiên cứu gần đây của Azarakhsh Shahidi et al., (2011) ảnh hưởng của hydrochlorideas Levamisole trên cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) ở giai đoạn cá giống, tắm hàng ngày với liều 3, 5 và 10 mg/kg và liều đối chứng trong 15 phút. Kết quả thí nghiệm sau 18 ngày, cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) về số lượng bạch cầu trung tính trong máu cá ở liều 5 và 10 mg/L. Tới lần thu mẫu ngày 35 thì số lượng bạch cầu trung tính trong máu cá đạt cao nhất ở liều 3mg/L, (p<0,05). Tương tự như nghiên cứu của Wijendra and Pathiratne, (2007) trên cá chép Ấn Độ (Labeo rohita) khi bổ sung Levamisole vào thức ăn với liều 5 mg/kg trọng lượng cơ thể vào 0 giờ, ngày thứ 3, 6, 9, 12, 15 của thí nghiệm thì số lượng tổng bạch cầu cũng như từng loại bạch cầu đã tăng đáng kể vào ngày 12 và 15 ngày sau khi sử dụng Levamisole. Qua 8 đó cũng cho thấy được khi bổ sung Levamisole vào thức ăn với hàm lượng nhỏ cũng làm tăng mật độ bạch cầu. Ngoài phương pháp bổ sung vào thức ăn, nghiên cứu của Pereca & Pathiratne (2008) đã sử dụng Levamisole tắm cá thát lát (Catla catla) với nồng độ 1,25 hoặc 2,5 mg/L trong 2 giờ và thu mẫu vào ngày thứ 14, 21, 28, 42 và 56 ngày. Kết quả cho thấy tổng bạch cầu tăng đáng kể ở các nghiệm thức có sử dụng Levamisole so với các nghiệm thức đối chứng (p>0,05). Như vậy so với kết quả của các nghiên cứu trên, kết quả của thí nghiệm này cũng chỉ ra rằng levamisole có ảnh hưởng đến chỉ tiêu sinh lý máu cá tra. Khi bổ sung Levamisole vào thức ăn ở nồng độ 250 mg/kg thức ăn cho ăn gián đoạn đều làm tăng mật độ hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng hemoglobin và chỉ số hematocrit và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng p<0,05) và kết quả này cho thấy khi bổ sung lượng Levamisole vào thức ăn ở nồng độ 150 mg/kg thức ăn cho ăn liên tục trong thời gian dài sẽ làm giảm mật độ hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng hemoglobin và chỉ số hematocrit trong máu cá. 3.2 Ảnh hưởng của Levamisole lên tăng trưởng của cá tra Nhìn chung, các chỉ tiêu tăng trưởng như: tỉ lệ sống, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối trên ngày về khối lượng, tốc độ tăng trưởng tương đối của cá tra giống với ảnh hưởng của Levamisole được thể hiện qua bảng 3 và 4. Tương tự như kết quả về chỉ tiêu huyết học, kết quả thí nghiệm cho thấy ở các nghiệm thức 150 mg/kg thức ăn cho ăn gián đoạn, 150 mg/kg thức ăn cho ăn liên tục và 250 mg/kg thức ăn cho ăn gián đoạn đều làm tăng các chỉ tiêu tăng trưởng so với đối chứng. Bảng 3: Khối lượng (g/con) của cá tra khi bổ sung Levamisole vào thức ăn qua mỗi đợt thu mẫu. Nghiệm thức ĐC 150 mg/kg GĐ 150 mg/kg LT 250 mg/kg GĐ Ngày 0 30,21±0,52a 30,00±0,23a 29,94±0,38a 30,18±0,14a Ngày 28 48,80±0,47a 51,12±0,08b 52,18±0,58b 54,55±0,34c Ngày 56 74,42±0,72a 80,37±0,48b 74,40±1,32a 81,54±0,40b Ngày 84 96,35±0,46a 102,41±1,00b 98,54±1,57a 105,77±0,42c Ghi chú: Các giá trị thể hiện trên bảng là trung bình ± độ lệch chuẩn. Các chữ cái a, b, c, giống nhau trên cùng một cột, một chỉ tiêu thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Bảng 3 cho thấy khối lượng của cá giữa các nghiệm thức trước khi bố trí thí nghiệm có kích cỡ đồng đều dao động trong khoảng 29,94-30,21 g và khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p>0,05). Sau 28 ngày thí nghiệm thì trọng lượng của cá tăng lên đáng kể và dao động trong khoảng 48,80-54,55 g trong đó tăng trưởng của nghiệm thức 250 mg/kg thức ăn cho ăn gián đoạn cao hơn các nghiệm thức khác (p>0,05). Tuy nhiên, sau 56 và 84 ngày của thí nghiệm thì 9 nghiệm thức 150 và 250 mg/kg thức ăn cho ăn gián đoạn tăng cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức còn lại (p<0,05). Bảng 4: Các chỉ tiêu tăng trưởng của cá tra khi bổ sung Levamisole vào thức ăn với các nồng độ khác nhau. Nghiệm thức ĐC 150 mg/kg GĐ 150 mg/kg LT 250 mg/kg GĐ Tỷ lệ sống(%) 76,11±0,55a 82,22±1,11b 80,00±0,96b 87,22±0,55c DWG(g/ngày) 0,78±0,00a 0,86±0,01bc 0,81±0,02ab 0,90±0,00c SGR(%/ngày) 1,38±0,02a 1,46±0,02b 1,41±0,03ab 1,49±0,01c FCR 1,61±0,00c 1,51±0,008a 1,55±0,00b 1,50±0,00a Ghi chú: Các giá trị thể hiện trên bảng là trung bình ± độ lệch chuẩn. Các chữ cái a, b, c, giống nhau trên cùng một cột, một chỉ tiêu thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Qua bảng 4 cho thấy tỉ lệ sống ở các nghiệm thức bổ sung Levamisole vào thức ăn cao hơn so với đối chứng. Đặc biệt là nghiệm thức 250 mg/kg thức ăn cho ăn gián đoạn đạt cao nhất (87,22%) và khác biệt có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức còn lại (p<0,05). Mặt khác, 2 nghiệm thức 150 mg/kg thức ăn cho ăn gián đoạn, 150 mg/kg thức ăn cho ăn liên tục có tỷ lệ sống cũng cao (82,22% và 80,00%) và khác biệt có ý nghĩa thống kê với 2 nghiệm thức còn lại (p<0,05). Không chỉ tỷ lệ sống tăng mà tốc độ tăng trưởng tuyệt đối trên ngày về khối lượng, tốc độ tăng trưởng tương đối cũng tăng và tăng cao nhất ở nghiệm thức 250 mg/kg thức ăn cho ăn gián đoạn (0,90 g/ ngày và 1,49 %/ngày) (p<0,05). Mặt khác, 2 nghiệm thức 150 mg/kg thức ăn cho ăn gián đoạn, 150 mg/kg thức ăn cho ăn liên tục có tốc độ tăng trưởng tuyệt đối trên ngày về khối lượng, tốc độ tăng trưởng tương đối cũng cao (0,86 g/ngày, 0,81 g/ngày và 1,46 %/ngày, 1,41 %/ngày) so với nghiệm thức đối chứng. Tuy nhiên, đối với hệ số FCR thì ngược lại, đạt cao nhất ở nghiệm thức đối chứng (1,61) và thấp nhất ở nghiệm thức 150 và 250 mg/kg thức ăn cho ăn gián đoạn (1,51và 1,05) so với nghiệm thức đối chứng (p<0,05). Nghiên cứu về ảnh hưởng của Levamisole đã được tiến hành trên một số đối tượng thủy sản. Theo nghiên cứu của Sajid Maqsood et al., (2009) bổ sung Levamisole trong thức ăn ở 4 nghiệm thức (đối chứng, 125 mg, 250 mg, 500 mg/kg thức ăn) ở cá giống Cyprinus carpio. Kết quả thí nghiệm cho thấy tốc độ tăng trưởng (SGR) ở nghiệm thức 250 mg/kg thức ăn tăng cao nhất (2,67%) và thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng (1,82%). Hệ số FCR tốt nhất ở nghiệm thức 250 mg/kg thức ăn (1,81), tiếp theo là 500 mg/kg (1.85), 100 mg/kg (2,02) và nhóm đối chứng (2,32), khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức với nhau (p<0,05). So với kết quả này thì thì kết quả thí nghiệm của đề tài cũng tương tự, bổ sung Levamisole ở nghiệm thức 250 mg/kg thức ăn cho ăn gián đoạn thì các chỉ tiêu tăng trưởng đạt cao hơn so với các nghiệm thức khác. Hiện nay có một số nghiên cứu giữa levamisole và hợp chất khác lên động vật thủy sản. Theo nghiên cứu của Milad Kasiri et al., (2011) ảnh hưởng của 10 Levamisole và Echinacea purpurea trong thức ăn trên cá (Pterophyllum scalare) gồm 3 chế độ cho ăn (đối chứng, bổ sung 0,25 ppt Levamisole (T1), bổ sung 0,25 ppt Echinacea purpurea chiết xuất (T2)). Tăng trưởng của cá ở chế độ cho ăn bổ sung 0,25 ppt Levamisole (T1), bổ sung 0,25 ppt Echinacea purpurea chiết xuất (T2) là cao hơn so với nghiệm thức đối chứng, (p>0,05). Tương tự như nghiên cứu của Ayyaru and Arul (2006) về sự ảnh hưởng của chitin (10 g/kg thức ăn), chitosan (10 g/kg thức ăn) và Levamisole (0,25 g/kg thức ăn) lên sự tăng trưởng của cá cho kết quả tăng trưởng khi bổ sung Levamisole vào thức ăn tương đối cao, chỉ sau chitosan. Ngoài ra, ở ngày 45 của thí nghiệm trên, nghiệm thức sử dụng Levamisole cho tỉ lệ sống là khá cao (66,7%) khi cảm nhiễm vi khuẩn A. hydrophila gây bệnh xuất huyết. Ngoài Levamisole thì có hợp chất FOS cũng làm tăng các chỉ tiêu tăng trưởng của cá tra. Như theo nghiên cứu của Lê Thị Mai Anh, (2013) bổ sung FOS vào thức ăn ở 5 nghiệm thức (đối chứng, 0,5%, 1,0%, 1,5%, 2%) kết quả thí nghiêm cho thấy các chỉ tiêu tăng trưởng khi bổ sung FOS với nồng độ 0,5% và 1,0% cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức khác (p<0,05). Đối với hệ số FCR thì ngược lại, nghiệm thức 0,5% và 1,0% có FCR thấp nhất và các nghiệm thức còn lại có hệ số FCR tương đối cao. Qua các thí nghiệm trên, có thể nhận thấy rằng khi bổ sung Levamisole vào thức ăn đều có tác dụng tốt lên tăng trưởng, cải thiện được sức khỏe cho động vật thủy sản. Tuy nhiên tùy theo đặc tính của mỗi loài thủy sản, theo giai đoạn của sự phát triển sẽ cho kết quả bổ sung Levamisole ở một nồng độ thích hợp. Kết quả thí nghiệm cho thấy bổ sung Levamisole vào thức ăn ở liều lượng 150 và 250 mg/kg thức ăn cho ăn gián đoạn có tác dụng cải thiện tăng trưởng của cá, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với chứng (p<0,05). Kết quả này có thể hỗ trợ cho nghề nuôi cá tra đạt kết quả cao hơn. 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 4.1 Kết luận. - Bổ sung Levamisole vào thức ăn ở nồng độ 250 mg/kg cho ăn gián đoạn đến 56 ngày đều làm tăng mật độ hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng hemoglobin và chỉ số hematocrit của cá tra giống. - Bổ sung Levamisole vào thức ăn ở nồng độ 150 và 250 mg/kg cho ăn gián đoạn có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng của cá, hệ số tiêu tốn thức ăn thấp. 4.2 Đề xuất Qua thí nghiệm trên hoàn toàn cho thấy ảnh hưởng của Levamisole lên tăng trưởng của cá tra ở nồng độ 150 mg/kg cho ăn gián đoạn cho ăn trong khoảng 3 tháng. Cần áp dụng để góp phần vào nâng cao tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá tra trong nuôi thâm canh. 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO Ayyaru Gopalakannan and Venkatesan Arul, 2006. Immunomodulatory effects of dietary intake of chitin, chitosan and levamisole on the immune system of Cyprinus carpio and control of Aeromonas hydrophila infection in ponds. Aquaculture 255: 179187. Azarakhsh Shahidi, Vahabzade H, Zamini A, Sadeghpour A., 2011 The Effect of Levamisole on the Immune Response of Fingerling Grass Carp (Ctenopharyngodon idella) International Conference on Medical, Biological and Pharmaceutical Sciences (ICMBPS'2011) Pattaya Dec.: 511- 514. Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Văn Tư, 2010. Một số vấn đề về sinh lý cá và giáp xác. NXB Nông nghiệp. 152 trang. Findlay, V.L. and B.L. Munday, 2000. The immunomodulatory effects of levamisole on the nonspecific immune system of Atlantic salmon, Salmo salar L. Journal of Fish Disease, 23: 369-378. Milad Kasiri, Farahi A., Sudagar M., 2011 Effects of supplemented diets by levamisole and Echinacea purpurea extract on growth and reproductive parameters in angelfish (Pterophyllum scalare). AACL Bioflux 4(1):46-51. Mulero, V., M.A. Esteban, J. Munoz and J. Meseguer, 1998. Dietary intake of levamisole enhances the immune responses and disease resistance of the marine teleost gilthead seabream (Sparus aurata L.). Fish Shellfish Immunolo, 8: 49-62. Lê Thị Mai Anh, 2013. Ảnh hưởng của Fructcoligo Saccharide trong thức ăn lên một số chỉ têu sinh lý và tăng trưởng của cá tra giống (Pangasianodon hypophthamus). Luận văn tốt nghiệp cao học ngành Nuôi trồng thủy sản. Đại học Cần Thơ. Cần Thơ. Perera, H.A.C.C. and A. Pathiratne, 2008. Enhancement of immune responses in Indian carp, Catla catla, following adistration of levamisole by immersion, pp. 129-142. In: M.G.Bondad-Reantaso, C.V. Mohan, M. Crumlish and R.P. Subasinghe (Editors). Diseases in Asian Aquaculture VI. Fish Health Section, Asian Fisheries Society, Manila, Philippines. 505 pp. Sajid Maqsood, Samoon M. H., Singh B., 2009 Immunomodulatory and growth promoting effect of dietary levamisole in Cyprinus carpio fingerlings against the challenge of Aeromonas hydrophila. Turkish Journal of Fisheries and Aquatic Sciences 9:111-120. Sakai, M., 1999. Current research status of fish immunostimulants. Aquaculture, 172: 6392. Siwicki, A.K. 1987. Immunomodulating activity of levamisole in carp spawners, Cyprinus carpio. Journal of Fish Biology. 31: 245-246. Siwicki, A.K., D.P. Anderson and O.W. Dixon, 1990. InVitro immunostimulation of rainbow trout (Onchorynchus mykiss) spleen cells with levamisole.Developmental and Comparative Immunology, 14(2):231-237. Wijendra, G.D.N.P. and A. Pathiratne, 2007. Evaluation of immune responses in an indian carp, labeo rohita (hamilton) fed with levamisole incorporated diet. Kelaniya 3: 1728. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng