Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên tại một số khu du lịch b...

Tài liệu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên tại một số khu du lịch biển tỉnh khánh hòa

.PDF
95
668
59

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------ VÕ THỊ KIM DUNG ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TẠI MỘT SỐ KHU DU LỊCH BIỂN TỈNH KHÁNH HOÀ Chuyên ngành : Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. NGUYỄN THỊ HẢI Hà Nội – 2010 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... 5 DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... 6 MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 7 1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................. 7 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................... 9 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 9 4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 10 5. Đóng góp của luận văn ............................................................................. 10 6. Bố cục của luận văn.................................................................................. 11 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH BIỂN VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH TỚI MÔI TRƢỜNG TỰ NHIÊN .......................... 12 1.1. Du lịch biển ....................................................................................... 12 1.1.1. Khái niệm .............................................................................................................. 12 1.1.2. Lịch sử phát triển .................................................................................................. 12 1.1.3. Đặc điểm ............................................................................................................... 13 1.1.4. Xu thế, triển vọng .................................................................................................. 13 1.2. Môi trƣờng ....................................................................................... 14 1.2.1. Khái niệm môi trường........................................................................................... 14 1.2.2. Khái niệm môi trường du lịch .............................................................................. 15 1.2.3. Môi trường du lịch tự nhiên.................................................................................. 16 1.3. Tác động của du lịch biển tới môi trƣờng tự nhiên............................. 17 1.3.1. Các tác động tích cực ........................................................................................... 18 1.3.2. Các tác động tiêu cực ........................................................................................... 18 1.3.3. Tác động môi trường của các dự án phát triển du lịch biển ............................... 23 1.4. Bảo vệ môi trƣờng và phát triển du lịch bền vững ............................. 24 1.4.1 Bảo vệ môi trường ........................................................................... 24 1 1.4.2. Phát triển du lịch bền vững ............................................................. 26 Chƣơng 2: HIỆN TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN MÔI TRƢỜNG TỰ NHIÊN TẠI MỘT SỐ ĐIỂM DU LỊCH Ở KHÁNH HÒA .. 31 2.1 Khái quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh Khánh Hòa ..... 31 2.1.1. Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ................................................ 31 2.1.2. Các điều kiện kinh tế-xã hội ................................................................................. 34 2.2. Thực trạng phát triển du lịch biển của tỉnh Khánh Hòa ...................... 37 2.2.1. Một số khu du lịch biển trọng điểm của tỉnh Khánh Hòa ................................... 37 2.2.2. Các tuyến du lịch .................................................................................................. 40 2.2.3. Số lượng khách du lịch đến Khánh Hòa .............................................................. 41 2.2.4. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ................................... 44 2.3. Tác động cuả du lịch tới môi trƣờng tự nhiên tại các khu du lịch biển của tỉnh Khánh Hòa .................................................................................. 49 2.3.1. Nguồn gây áp lực tới môi trường tự nhiên........................................................... 49 2.3.2. Các yếu tố môi trường bị tác động....................................................................... 49 2.4. Hiện trạng môi trường tại một số khu du lịch biển trọng điểm tỉnh Khánh Hòa ............................................................................................... 54 2.4.1. Vị trí quan trắc và các chỉ tiêu quan trắc môi trường các khu du lịch biển trọng điểm Khánh Hòa............................................................................................................. 54 2.4.2. Kết quả quan trắc môi trường .............................................................................. 56 Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG DU LỊCH KHÁNH HOÀ ............................ 68 3.1. Mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa .............. 68 3.1.1. Mục tiêu phát triển................................................................................................ 68 3.1.2. Các mục tiêu cụ thể.............................................................................................. 69 3.1.3. Phương hướng phát triển ..................................................................................... 70 3.2. Một số giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trƣờng..... 71 3.2.1. Các giải pháp đối với môi trường đất.................................................................. 72 2 3.2.2. Các giải pháp đối với môi trường nước biển ven bờ........................................... 72 3.2.3. Các giải pháp đối với môi trường nước ngầm .................................................... 73 3.2.4. Các giải pháp đối với môi trường không khí ....................................................... 73 3.2.5. Các giải pháp đối với đa dạng sinh học .............................................................. 74 3.3. Một số giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng du lịch tỉnh Khánh Hòa......... 76 3.3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách.................................................................. 76 3.3.2. Nhóm giải pháp về quy hoạch, kế hoạch ............................................................. 77 3.3.3. Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý...................................................................... 77 3.3.4. Nhóm giải pháp về môi trường ............................................................................ 77 3.3.5. Nhóm giải pháp về liên kết với cộng đồng địa phương....................................... 78 3.3.6. Nhóm giải pháp về tuyên truyền quảng cáo ........................................................ 79 3.3.7.Nhóm giải pháp về đào tạo, giáo dục môi trường................................................ 79 3.3.8.Nhóm giải pháp về áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.................................. 79 3.4. Kiến nghị ........................................................................................... 80 3.4.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương ......................................... 81 3.4.1.1. Đối với Bộ Tài Nguyên và Môi trường ............................................................. 81 3.4.2. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh...................................................... 82 3.4.3. Đối với các doanh nghiệp du lịch ........................................................................ 83 3.4.4. Đối với cộng đồng địa phương và khách du lịch................................................. 84 KẾT LUẬN .................................................................................................. 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 89 PHỤ LỤC 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BVMT: Bảo vệ môi trƣờng KCN: Khu công nghiệp GDP: Tổng thu nhập quốc dân KT-XH: Kinh tế xã hội ODA: Viện trợ không hoàn lại AFEC: Hội nghị chuyên viên tài chính TNHH: Trách nhiệm hữu hạn ĐDSH: Đa dạng sinh học HST: Hệ sinh thái NTB: Nam Trung bộ TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam COD: Chemical Oxygen Demand: nhu cầu oxy hóa học BOD: Biochemical Oxygen Demand: nhu cầu oxy sinh hoá DO: Demand Oxygen: lƣợng oxy hoà tan trong nƣớc cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nƣớc pH: Độ axit hay độ chua của nƣớc 4 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Số lượng khách du lịch đến Khánh Hòa ....................................................... 42 Hình 2.2: Biểu đồ lượng khách đến Khánh Hòa qua các năm ..................... 43 Bảng 2.2: Số lượng cơ sở lưu trú của Khánh Hòa ............................................. 46 tính đến tháng 6 năm 2010 .............................................................................. 46 Hình 2.3: Biểu đồ số lượng cơ sở lưu trú của Khánh Hòa ............................ 46 từ năm 2006 - 2010 ...................................................................................... 46 Bảng 2.3: Vốn đầu tƣ cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch..................................... 48 Bảng 2.4. Vị trí lấy mẫu ............................................................................... 55 Bảng 2.5. Vị trí lấy mẫu môi trƣờng không khí ............................................ 56 Bảng 2.6 : Kết quả quan trắc chất lƣợng môi trƣờng không khí.................... 56 Bảng 2.7. Vị trí lấy mẫu chất lượng nước sinh hoạt ..................................... 57 Bảng 2.8 : Kết quả quan trắc chất lƣợng nƣớc sinh hoạt .............................. 58 Bảng 2.9: Vị trí lấy mẫu nƣớc mặt ............................................................... 59 Bảng 2.10: Kết quả quan trắc chất lƣợng nƣớc mặt ......................................... 59 Bảng2.11: Vị trí các điểm quan trắc chất lƣợng nƣớc ngầm ......................... 61 Bảng 2.12. Kết quả quan trắc chất lƣợng nƣớc ngầm....................................... 62 Bảng2.13: Vị trí các điểm quan trắc chất lƣợng môi trƣờng đất ................... 63 Bảng 2.14: Kết quả quan trắc chất lƣợng môi trƣờng đất ............................. 63 Bảng2.15. Vị trí các điểm quan trắc chất lƣợng nƣớc thải sinh hoạt ............... 65 Bảng 2.16. Kết quả quan trắc chất lƣợng nƣớc thải sinh hoạt ...................... 65 5 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 : Biểu đồ cơ cấu kinh tế Khánh Hòa năm 2009 .............................. 35 Hình 2.2: Biểu đồ lƣợng khách đến Khánh Hòa qua các năm ...................... 43 Hình 2.3: Biểu đồ số lƣợng cơ sở lƣu trú của Khánh Hòa ............................. 46 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.260 km, 125 bãi tắm lớn, nhỏ, khoảng 2.273 đảo ven bờ, 44 vũng-vịnh nhỏ, 1.120 rạn san hô, 252.500 ha rừng ngập mặn và các thảm cỏ biển phân bố từ Bắc đến Nam. Đây là tiềm năng quan trọng cho việc phát triển du lịch biển. Thực tế là trong thời gian gần đây, du lịch biển ở nước ta phát triển khá mạnh với lượng khách và doanh thu tăng liên tục hàng năm. Theo dự báo, đến năm 2013 sẽ đạt 7-7,5 triệu lượt khách và trên 2 tỷ USD doanh thu. Trong đó du lịch biển thu hút khoảng 80% lượng khách đến Việt Nam và chiếm khoảng trên 70% doanh thu từ du lịch của cả nước. Khánh Hòa sở hữu 385 km bờ biển, trong đó có gần 100 km bãi cát trắng mịn, khoảng 200 hòn đảo lớn, nhỏ và nhiều vũng, vịnh kín. Khánh Hòa từ lâu đã nổi tiếng bởi cảnh quan đẹp, thuận lợi trong phát triển kinh tế biển nói chung và du lịch biển nói riêng và có lợi thế vượt trội về khí hậu với nắng ấm gần như quanh năm và nhất là ít chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa bão. Những năm gần đây, du lịch Khánh Hòa có bước chuyển mình mạnh mẽ với nhiều thành tựu khá ấn tượng và được đánh giá là mạnh nhất của khu vực duyên hải miền Trung. Cùng thời gian này, Vịnh Nha Trang đã vinh dự trở thành thành viên thứ 29 của Câu lạc bộ các Vịnh biển đẹp thế giới và sau đó được công nhận là danh thắng cấp quốc gia. Thương hiệu du lịch biển Nha Trang - Khánh Hòa đã và đang từng bước được khẳng định trên "bản đồ du lịch" trong và ngoài nước. Tuy nhiên, thực tế khai thác tài nguyên và phát triển du lịch tại các khu du lịch biển nói chung và vùng du lịch tỉnh Khánh Hòa nói riêng còn nhiều bất cập, dẫn tới những tác động tiêu cực đối với môi trường. Tình trạng khai 7 thác tài nguyên du lịch ở Khánh Hòa thời gian qua cũng đang trong tình trạng mất cân đối. Tuy đã có sự thống nhất, phối hợp giữa các ngành và chủ thể quản lý, khai thác các danh lam thắng cảnh ở Khánh Hòa, nhưng nhiều nơi vẫn chưa có được quy chế quản lý, giám sát thống nhất. Việc khai thác các tài nguyên du lịch ở một số nơi chưa gắn liền với quy hoạch, thiếu các định hướng phát triển lâu dài, nên chưa phát huy đúng ý nghĩa, chức năng của từng điểm và cụm du lịch. Hoạt động lấn biển, xây dựng các công trình ven biển, trên đảo chưa hợp lý, gây nhiều sức ép và quá tải, làm cho việc quản lý phát triển bền vững vùng biển ven bờ không hiệu quả. Sự phát triển của bất kỳ ngành kinh tế nào cũng gắn liền với những vấn đề về môi trường. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa đối với sự phát triển của ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng, và xã hội hoá cao như du lịch. Môi trường được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, qua đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách, đến sự tồn tại của hoạt động du lịch. Hoạt động phát triển du lịch đồng nghĩa với việc gia tăng lượng khách du lịch tới các địa điểm tham quan du lịch, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên..., từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực của phát triển du lịch đến môi trường. Tại nhiều khu vực, do tốc độ phát triển quá nhanh của hoạt động du lịch vượt ngoài khả năng và nhận thức về quản lý nên đã tạo sức ép lớn đến khả năng đáp ứng của tài nguyên và môi trường, gây ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái lâu dài. Trong bối cảnh có nguy cơ suy thoái chung về môi trường và cạn kiệt về tài nguyên trên phạm vi cả nước, những ô nhiễm, suy thoái cục bộ này đã góp phần làm giảm sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch. Đây được xem là một trong những nguyên nhân làm lượng khách quốc tế quay lại du lịch ở Việt Nam nói chung và Khánh Hoà nói riêng 8 không nhiều. Chính vì vậy, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch là yêu cầu cấp bách, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành và toàn xã hội. Trước thực tế đó, việc nghiên cứu tác động môi trường của hoạt động du lịch tại các khu du lịch biển Khánh Hòa làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, nhằm phát triển du lịch bền vững trong khu vực là vô cùng cần thiết. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên tại một số khu du lịch biển của tỉnh Khánh Hòa” để thực hiện luận văn của mình, hy vọng đóng góp một phần nhỏ bé vào việc bảo vệ môi trường của địa phương. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu của đề tài là làm rõ những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên, đề xuất các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác hại và nâng cao chất lượng môi trường du lịch biển của tỉnh Khánh Hòa. * Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, nhiệm vụ chính của luận văn là: - Tổng quan cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa phát triển du lịch biển và bảo vệ môi trường. - Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch tại các khu du lịch biển trọng điểm của tỉnh Khánh Hòa và Phân tích, đánh giá thực trạng môi trường những tác động tới môi trường tự nhiên của khu vực. - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm giảm thiểu và phòng ngừa các tác động tiêu cực của du lịch biển đến môi trường tự nhiên, nhằm nâng cao chất lượng môi trường và phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Khánh Hòa. 3. * Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu 9 Đề tài tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển du lịch và vấn đề môi trường, cụ thể là môi trường tự nhiên như đất, nước, không khí... * Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Về không gian: đề tài giới hạn không gian nghiên cứu là dải ven biển từ Vạn Ninh (Đại Lãnh) đến Cam Ranh (Cam Lập) và các đảo ven bờ tỉnh Khánh Hoà . - Về thời gian: số liệu thống kê và các vấn đề liên quan được sử dụng từ năm 2006 đền 6 tháng đầu năm 2010. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn đã sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu sau: - Khảo sát thực tế, thu thập số liệu Khảo sát thực tế, thu thập số liệu nhằm thu thập, thống kê trực tiếp tài liệu trong quá khứ, hiện tại về sự phát triển của du lịch và chất lượng môi trường; xem xét các yếu tố, điều kiện có khả năng tác động đến môi trường, đồng thời góp phần kiểm tra kiểm chứng các tư liệu đã thu thập được. - Phương pháp thống kê Phương pháp này là thống kê tập hợp nhiều tài liệu số liệu về các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, chỉ tiêu phát triển ngành có liên quan tác động đến môi trường để đưa ra các yếu tố tác động và nguồn tác động. Đối với môi trường, phương pháp này nhằm thống kê diễn biến các chỉ tiêu môi trường để phục vụ cho công tác dự báo diễn biến môi trường. - Phương pháp phân tích tổng hợp. Trên cơ sở tài liệu thu thập qua khảo sát, tài liệu về kết quả phân tích về kinh tế - xã hội, môi trường chung của tỉnh trong một số năm. 5. Đóng góp của luận văn 10 - Đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch và những tác động tới môi trường tự nhiên trong khu vực nhằm cảnh báo cho các cấp quản lý cũng như các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng dân cư về vấn đề phát triển du lịch bền vững. - Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên tại một số khu du lịch biển của tỉnh Khánh Hòa để tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục. - Đề xuất các giải pháp giảm thiểu và phòng ngừa ô nhiễm môi trường do các tác động tiêu cực của du lịch, nhằm nâng cao chất lượng môi trường du lịch tại tỉnh Khánh Hòa. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục thành 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về du lịch biển và những tác động của du lịch tới môi trường tự nhiên Chương 2. Hiện trạng tác động của du lịch đến môi trường tự nhiên tại một số điểm du lịch ở Khánh Hoà Chương 3. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực và bảo vệ môi trường du lịch Khánh Hoà 11 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH BIỂN VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH TỚI MÔI TRƢỜNG TỰ NHIÊN 1.1. Du lịch biển 1.1.1. Khái niệm Du lịch biển là một dạng hoạt động của dân cư vào những thời điểm có điều kiện thời tiết thuận lợi, ở các vùng biển, nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi sức khỏe. Du lịch biển cũng bao gồm hoạt động du lịch trên bãi biển hoặc tại các đảo ngoài biển, do đó còn có thể gọi là du lịch biển đảo.[26, tr.5] 1.1.2. Lịch sử phát triển Du lịch biển là loại hình du lịch ra đời sớm và là một trong hai trào lưu du lịch nổi bật ở thế kỷ XVIII, dẫn đến sự phát triển ồ ạt giai đoạn sau đó [26, tr.8]. Ngay trong thời kỳ cổ đại, đã có những ghi chép liên quan đến hoạt động du lịch các bãi biển miền Tây nước Ý của cư dân Roma, mà tiêu biểu là vịnh Naples [35, tr.41]. Nhưng DL biển phát triển mạnh mẽ nhất sau thời kỳ Cách mạng Công nghiệp, đặc biệt trong thế kỷ XIX. Một số nhà nghiên cứu cho rằng du lịch biển thu hút khách du lịch trước hết vì mục đích phục hồi sức khỏe và những bãi biển đẹp là địa điểm nghỉ dưỡng hấp dẫn không chỉ với tầng lớp trung lưu và dân thường mà cả giới thượng lưu [35, tr.50]. Với sự phát triển của cách mạng Công nghiệp, những rào cản đối với du lịch giảm bớt, người dân có điều kiện tham gia các chuyến đi nhiều hơn thì du lịch biển trở thành một lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu giải trí, thư giãn, với những nghiên cứu về du lịch 4S trong địa lý du lịch. Du lịch ồ ạt phát triển mà điểm đến đầu tiên là du lịch ở các bãi biển. Vì vậy, một số người đánh đồng du lịch biển với những chuyến nghỉ hè dài ngày “Du lịch biển là một dạng hoạt động của du lịch dài ngày thường được tổ chức 12 vào mùa hè” [26, tr.7]. Ngày nay, hoạt động du lịch biển đã và đang được đa dạng hóa, phù hợp với nhiều nhu cầu khác nhau của khách du lịch. Từ du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, nghiên cứu, tiềm hiểu tài nguyên biển cho đến những loại hình thể thao biển như kayking, canoing, scuba driving… 1.1.3. Đặc điểm Do tài nguyên du lịch biển phụ thuộc rất lớn vào yếu tố tự nhiên đặc biệt là yếu tố khí hậu nên nhìn chung du lịch biển có tính mùa vụ rõ nét hơn hẳn so với các loại hình du lịch khác. Du lịch biển thường diễn ra mạnh mẽ nhất vào những tháng hè vì vậy du lịch biển đặc trưng bởi tính thời vụ rõ nét (tập trung vào một khoảng thời gian nhất định và lặp đi lặp lại hàng năm), cường độ lớn. Nhìn chung, du lịch biển thường tồn tại với nhiều hình thức kết hợp. Mặt khác, phần lớn dân cư và thành phố của thế giới đều nằm ở khu vực ven biển, tốc độ phát triển kinh tế ở các vùng này nói chung đều mạnh hơn so với các nơi khác [24,tr.19]. Trên thực tế, tất cả các dự án phát triển kinh tế, kể cả các dự án phát triển du lịch tại vùng ven biển đều tác động sâu sắc đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do đó cần quy hoạch kỹ lưỡng để hạn chế hoặc loại trừ những tác động tiêu cực. 1.1.4. Xu thế, triển vọng Cho đến nay, du lịch biển vẫn là một trong những điểm du lịch thu hút lượng khách đông nhất trên quy mô toàn thế giới (trên 70%) và cũng là một trong những loại hình đem lại tỷ lệ doanh thu cao nhất trong toàn ngành. Du lịch biển là thế mạnh phát triển của nhiều quốc gia có biển, trong đó có Việt Nam. Theo Boris Fabres, cố vấn cao cấp của Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng, Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam thì có 80% du khách chọn biển làm nơi nghỉ ngơi, hơn 70% điểm đến trong nước là biển, kế hoạch của Việt Nam là tới năm 2020 khu vực biển 13 sẽ đóng góp 50% GDP quốc gia [43]. Từ đó có thể thấy được rằng lợi ích của du lịch biển là rất lớn. Việc nâng cao hiệu quả khai thác các sản phẩm du lịch biển đã tận dụng được tiềm năng tài nguyên biển phục vụ đời sống cộng đồng địa phương. Du lịch biển mang lại giá trị kinh tế lớn với việc thu hút lượng khách du lịch quốc tế đáng kể, đem lại nguồn thu cho ngành du lịch các tỉnh ven biển. Phát triển du lịch biển còn đồng nghĩa với việc tạo được nhiều cơ hội việc làm, thu nhập ổn định và nâng cao mức sống cho cộng đồng dân cư ven biển. Đối với các doanh nghiệp, đó còn là cơ hội kinh doanh du lịch thu lợi nhuận, bên cạnh đó là việc đẩy mạnh thu hút đầu tư từ các tập đoàn lớn cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, phục vụ cho hoạt động du lịch tiến xa hơn nữa. Không chỉ có vậy, một phần nguồn thu từ du lịch biển có thể được đầu tư để nâng cấp cho các sản phẩm du lịch, góp phần vào việc tôn tạo những giá trị văn hóa, các làng nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ và các hoạt động nghệ thuật khác tại các dải không gian ven biển. Hơn thế nữa, giá trị kinh tế do du lịch biển mang lại sẽ góp phần khuyến khích dân cư địa phương giữ gìn, sáng tạo những hoạt động văn hóa và sản phẩm du lịch mang bản sắc riêng cho địa phương mình nhằm đem lại lợi ích cho tỉnh mình cũng như cho ngành kinh doanh dịch vụ của cả nước. 1.2. Môi trƣờng 1.2.1. Khái niệm môi trường Theo nghĩa rộng, môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài, có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc sự kiện nào đó. Khái niệm chung đó được cụ thể hóa đối với từng đối tượng và mục đích nghiên cứu. Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học, sinh học, xã hội bao quanh, có ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của con người. [10, tr.18 ]. 14 Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. [28, tr.9] Môi trường chung bao gồm môi trường tự nhiên, dù bị con người tác động ở các mức độ khác nhau nhưng vẫn phát triển theo các quy luật đặc thù; môi trường nhân tạo được hình thành bởi lao động và ý thức của con người từ nguồn vật liệu tự nhiên, các sản phẩm đó khác nhiều hoặc khác hẳn các vật thể tự nhiên trong thiên nhiên. Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học, khoa học, sinh học và xã hội bao quanh có ảnh ưởng tới sự sống và pahst triển của từng cá thể cũng như của cộng đồng. Tùy theo mục đích và nội dung nghiên cứu, môi trường sống của con người được phân thành môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường nhân tạo. 1.2.2. Khái niệm môi trường du lịch Môi trường du lịch được hiểu là các điều kiện, các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhân văn của từng lãnh thổ cụ thể mà trong đó các hoạt động du lịch tồn tại và phát triển [24, tr.54]. Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch. [27, tr.11] Cách tiếp cận của định nghĩa trên là dựa trên thực tế hoạt động du lịch luôn gắn liền với việc khai thác các tiềm năng tài nguyên môi trường tự nhiên và các giá trị văn hóa, nhân văn. Do vậy, hình thành mối quan hệ tác động qua lại giữa hoạt động du lịch với môi trường. Sự suy giảm môi trường đồng nghĩa với việc ảnh hưởng xấu tới hoạt động du lịch, và ngược lại hoạt động du lịch gây ra những tác động lên các thành phần của môi trường xung quanh. 15 Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mà sự tồn tại và phát triển của nó gắn liền với môi trường, nên môi trường du lịch có tác động qua lại với tất cả các yếu tố môi trường chung. Sự suy giảm của môi trường nói chung ở một khu vực đồng nghĩa với sự đi xuống của hoạt động du lịch cũng như chất lượng môi trường du lịch ở khu vực đó. Hơn nữa môi trường du lịch còn có mối quan hệ mật thiết đến nguồn tài nguyên và các hoạt động của du lịch, góp phần chi phối đến đời sống của người dân địa phương cũng như sức hấp dẫn du lịch ở khu vực. Môi trường du lịch theo khái niệm trên có liên quan mật thiết đến tài nguyên du lịch. Việc khai thác hợp lý, phục hồi, cải tạo và tái tạo các tài nguyên du lịch sẽ làm tốt lên chất lượng môi trường du lịch, làm tăng sức hấp dẫn du lịch tại các điểm du lịch, các khu du lịch. Ngược lại, việc khai thác không đồng bộ, không có các biện pháp phục hồi, tái tạo tài nguyên du lịch sẽ dẫn đến phá vỡ cân bằng sinh thái của khu vực, giảm sút chất lượng môi trường và từ đó suy giảm sức hút du lịch. 1.2.3. Môi trường du lịch tự nhiên Môi trường du lịch tự nhiên là một bộ phận cấu thành nên môi trường tự nhiên nói chung, bao gồm tập hợp các đối tượng tự nhiên sống (hữu cơ) và không sống (vô cơ); trong đó có những đối tượng tự nhiên chưa bị con người tác động và những đối tượng tự nhiên đã bị con người tác động, cải tạo ở mức độ khác nhau, song vẫn bảo tồn được một phần hoặc toàn bộ các đặc tính tự phục hồi và phát triển. [24, tr.53] Môi trường du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố thiên nhiên như đất, nước, không khí... Đối với môi trường du lịch tự nhiên, các thành phần chủ yếu cần được xem xét bao gồm: 16 Môi trường địa chất: là các tai biến địa chất có ảnh hưởng tới hoạt động du lịch như các quá trình sụt lún, trượt lở, động đất, mức độ phóng xạ của khoáng chất. Môi trường nước: liên quan đến khả năng cấp nước và chất lượng nước (nước ngọt, nước biển, nước khoáng...) phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vui chơi giải trí và tắm biển, nghỉ dưỡng và chữa bệnh của du khách. Môi trường không khí: bao gồm mức độ ô nhiễm không khí, mức độ thuận lợi và thích hợp của thời tiết và khí hậu đối với việc tổ chức hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe của du khách. Môi trường sinh học: liên quan đến tính đa dạng sinh học, cảnh quan rừng tạo ra sự hấp dẫn trong hoạt động du lịch. 1.3. Tác động của du lịch biển tới môi trƣờng tự nhiên Tác động môi trường là những ảnh hưởng (xấu hay tốt) do hoạt động phát triển du lịch gây ra cho môi trường. Tác động của du lịch lên các yếu tố sinh thái tự nhiên có thể là tác động tích cực hoặc tiêu cực. Với tỷ lệ khoảng 71% bề mặt trái đất được bao phủ bởi biển và các đại dương, một khi ảnh hưởng đến môi trường biển sẽ tác động rất lớn không chỉ đối với phạm vi quốc gia mà còn mang tầm quốc tế. Trong Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển có nêu rằng “Biển và đại dương là di sản chung của nhân loại” [45]. Do đó, buộc mỗi quốc gia phải có một cách nhìn nhận nghiêm túc trong hoạt động khai thác du lịch biển và bảo vệ môi trường biển. Việc khai thác trực tiếp tài nguyên biển trong thời gian dài để phục vụ du lịch đã đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển, môi trường tự nhiên bị thoái hóa, ảnh hưởng tiêu cực đến sự sống của các loài sinh vật biển, đặc biệt ở các rạn san hô và các khu bảo tồn biển. Bên cạnh đó, các cơ sở lưu trú, khu vui chơi hiện đại và quy hoạch thiết kế không đúng sẽ làm mất đi giá trị văn hóa truyền thống của làng chài, làm 17 mất đi tính thẩm mỹ của các công trình kiến trúc và bản sắc của cộng đồng ven biển. Môi trường nước cũng bị đe dọa khi khai thác quá mức phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt. Nhất là vào mùa cao điểm, lượng nước thải từ các hoạt động du lịch là rất lớn, tác động đến chất lượng nước của các mạch nước ngầm. 1.3.1. Các tác động tích cực  Bảo tồn thiên nhiên: Du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần vào việc bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các Khu Bảo tồn và Vườn Quốc gia.  Tăng cường chất lượng môi trường: Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc.  Đề cao môi trường: Việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt có thể đề cao giá trị các cảnh quan.  Cải thiện hạ tầng cơ sở: Các cơ sở hạ tầng của địa phương như sân bay, đường sá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc có thể được cải thiện thông qua hoạt động du lịch.  Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua việc trao đổi và học tập với du khách. 1.3.2. Các tác động tiêu cực  Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước: Du lịch là ngành công nghiệp tiêu thụ nước nhiều, đặc biệt là các trung tâm du lịch, góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước. Lượng chất thải trung bình từ sinh hoạt của khách du lịch khoảng 0,67kg chất rắn và 100 lít chất thải lỏng/khách/ ngày. 18 Khả năng cung cấp nước sạch cho sinh hoạt, xử lý nước thải không tương xứng với khả năng đồng hóa ô nhiễm của môi trường nước tại chỗ, các vấn đề nảy sinh trong việc thu gom và xử lý chất thải rắn. Trong mọi trường hợp cần nhận thấy rằng khách du lịch, đặc biệt là khách từ các nước phát triển thường sử dụng nhiều nước và những tài nguyên khác, đồng thời lượng chất thải tính theo đầu người thường lớn hơn đối với dân cư địa phương.[33, tr.94] Cùng với việc tăng số lượng khách, nhu cầu nước cho sinh hoạt của của khách du lịch tăng nhanh (trung bình tối thiểu khoảng 100 - 150 lít/ ngày đối với khách du lịch nội địa, 200 – 250 lít/ ngày đối với khách quốc tế so với 80 lít/ ngày đố với nhu cầu sinh hoạt của người dân bản địa.) Điều này sẽ làm tăng mức độ suy thoái và ô nhiễm các nguồn nước ngầm hiện đang khai thác, đặc biệt ở vùng ven biển do khả năng ngập mặn cao khi áp lực các bể chứa giảm mạnh vì bị khai thác quá mức cho phép.[33, tr.95]  Nước thải: Nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn, nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc các thuỷ vực lân cận (sông, hồ, biển) làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm các thuỷ vực gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thủy sản.  Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Đây là nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội.  Ô nhiễm không khí: Tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói", nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông. Bên cạnh đó hiện tượng xe du lịch tập trung chuyên chở khách đến các trung tâm đo thị du lịch gây nên tình trạng ách tắc giao thông và làm tăng 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan