Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của fructo-oligosaccharide lên sự tăng trưởng cá tra giống pangasianod...

Tài liệu ảnh hưởng của fructo-oligosaccharide lên sự tăng trưởng cá tra giống pangasianodon hypophthalmus (sauvage 1878)

.PDF
57
287
67

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN TRẦN THỊ BÍCH THUẬN ẢNH HƯỞNG CỦA FRUCTO-OLIGOSACCHARIDE LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG CÁ TRA GIỐNG Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage 1878) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN TRẦN THỊ BÍCH THUẬN ẢNH HƯỞNG CỦA FRUCTO-OLIGOSACCHARIDE LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG CÁ TRA GIỐNG Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage 1878) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGS.TS. ĐỖ THỊ THANH HƯƠNG 2013 LỜI CAM ĐOAN Luận văn “Ảnh hưởng của fructo-oligosaccharide lên sự tăng trưởng cá tra giống (Pangasianodon hypophthalmus) ” được chỉnh sửa theo yêu cầu của hội đồng Sinh lý, bộ môn Dinh dưỡng và Chế Biến Thủy Sản, Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ. Xác nhận của CBHD Sinh viên thực hiện PGS.TS Đỗ Thị Thanh Hương Trần Thị Bích Thuận LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu, Ban lãnh đạo Khoa Thủy Sản, cùng toàn thể thầy cô và cán bộ của khoa đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập chuyên ngành ở khoa. Đặc biệt xin gởi lời cảm ơn chân thành đến cô Đỗ Thị Thanh Hương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Xin gởi lời cảm ơn đến chị Nguyễn Thị Kim Hà, cán bộ hướng dẫn trong bộ môn dinh dưỡng và chế biến thủy sản và các bạn lớp Nuôi Trồng Thủy Sản liên thông K37 đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ và truyền đạt những kinh nghiệm quý báo trong suốt quá trình thực hiện đề tài cũng như hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! i TÓM TẮT Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung fructooligosaccharide vào thức ăn đến tốc tăng trưởng, hệ số thức ăn, tỉ lệ sống và tiêu hao oxy của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với mật độ cá 300 con/500 L nước. FOS được bổ sung với 5 nồng độ (đối chứng, 0,5%, 1%, 1,5%, và 2%/kg thức ăn). Mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp lại. Thời gian thí nghiệm 60 ngày, kết quả cho thấy cá ăn thức ăn có bổ sung FOS tốc độ tăng trưởng được cải thiện, hệ số thức ăn FCR của cá giảm ở nồng độ 1%, tỷ lệ sống đạt 100% khi bổ sung FOS vào thức ăn với lượng 0,5% và 1%. Những kết quả này chỉ ra rằng FOS có thể được coi như là một chất có lợi cho việc cải thiện hiệu suất tăng trưởng, tỉ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn khi bổ sung vào khẩu phần ăn của cá tra. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... i TÓM TẮT........................................................................................................... ii MỤC LỤC ......................................................................................................... iii DANH SÁCH HÌNH............................................................................................v DANH SÁCH BẢNG ..........................................................................................v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. vi PHẦN I GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu ........................................................................................................ 2 1.3 Nội dung........................................................................................................ 2 PHẦN II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU..................................................................... 3 2.1 Đặc điểm sinh học cá tra................................................................................ 3 2.1.1 Phân loại..................................................................................................... 3 2.1.2 Hình thái..................................................................................................... 3 2.1.3 Đặc điểm sinh trưởng ................................................................................. 4 2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng ................................................................................. 4 2.2 Đặc điểm của Fructooligosacchride ............................................................... 4 2.2.1 Prebiotic là gì?............................................................................................ 4 2.2.2 Nguồn gốc và cấu tạo FOS ......................................................................... 6 2.2.3 Công dụng của FOS.................................................................................... 6 2.3 Những nghiên cứu về FOS trên động vật thủy sản ......................................... 7 PHẦN III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 9 3.1 Địa điểm và thời gian thực hiện đề tài............................................................ 9 3.2 Vật liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ........................................... 9 iii 3.2.1 Vật liệu nghiên cứu..................................................................................... 9 3.2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 9 3.2.2.1 Nguồn cá thí nghiệm................................................................................ 9 3.2.2.2 Bố trí thí nghiệm...................................................................................... 9 3.2.2.3 Chăm sóc quản lý ...................................................................................10 3.2.2.4 Các chỉ tiêu thu thập ...............................................................................12 3.2.2.5 Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................12 PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...........................................................13 4.1 Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm...............13 4.1.1. Biến động nhiệt độ, oxy, pH trong thí nghiệm ..........................................13 4.1.2 Hàm lượng TAN và NO2 ..........................................................................14 4.2 Ảnh hưởng của FOS lên các chỉ tiêu tăng trưởng của cá tra ..........................15 4.2.1 Tiêu hao oxy của cá tra..............................................................................15 4.2.2 Tăng trọng về khối lượng của cá tra sau 60 ngày .......................................17 4.2.3 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (DWG) .........................................................18 4.2.4 Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) của cá tra sau 60 ngày nuôi ................19 4.2.5.1 Tỉ lệ sống và hệ số thức ăn (FCR) của cá tra ...........................................20 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................22 5.1 Kết luận........................................................................................................22 5.2 Đề xuất.........................................................................................................22 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................23 PHỤ LỤC ..........................................................................................................27 iv DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1: Cá tra Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage 1878 )....................... 3 DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1 Các oligosaccharide được sử dụng phổ biến trong sản phẩm prebiotic.. 5 Bảng 4.1 Biến động nhiệt độ, oxy, pH trong thí nghiệm .....................................14 Bảng 4.2 Hàm lượng TAN và NO2 của các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm ...............................................................................................................15 Bảng 4.3 Tiêu hao oxy của cá tra qua các lần thu mẫu trong quá trình thí nghiệm . ...........................................................................................................................16 Bảng 4.4 Tăng trọng về khối lượng cá tra sau 60 ngày thí nghiệm......................18 Bảng4.5 Tốc độ tăng trưởng của cá tra sau 60 ngày nuôi ....................................19 Bảng 4.6 Tốc độ tăng trưởng đặc biệt SGR (%) của cá tra sau 60 ngày nuôi.......20 Bảng 4.7 Tỉ lệ sống và hệ số thức ăn (FCR) của cá tra sau 60 ngày nuôi ............21 Bảng 4.8 Lượng thức ăn cá tiêu thụ trong quá trình thí nghiệm ..........................22 v DANH MỤC VIẾT TẮT FOS Fructo- oligosacchride. GOS Galacto-oligosacchride. MOS Mangan-oligosacchride SCFA Các axit béo đoản mạch. E. ictaluri Vi khuẩn Edwardsiell ictaluri . FCR Food Conversion Ratio. ScFOS Fructo-oligosaccharides chuỗi ngắn. NT Nghiệm thức vi PHẦN I GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) thì cá tra là một trong những đối tượng được nuôi phổ biến và lâu đời nhất. Sản lượng và diện tích nuôi tăng liên tục trong những năm qua góp phần làm tăng sản lượng thủy sản xuất khẩu. Theo VASEP (2011) thì kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2011 đạt 1,8 tỷ USD cao hơn 400 USD so với năm 2010; dự kiến kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 2,0 tỷ USD vào năm 2012 (www.VnEconomy.vn) Bên cạnh đó, Việt Nam được gia nhập WTO tạo thuận lợi cho Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển nền kinh tế. Trong đó, ngành thuỷ sản được coi là một thế mạnh của ĐBSCL so với cả nước. Trước những giá trị lợi nhuận cao do cá tra mang lại đã dẫn đến mức độ nuôi thâm canh tương đối cao (40 – 60 con/m2 ) và diện tích nuôi nhanh chóng được mở rộng. Dịch bệnh do vi khuẩn gây ra là một trong những trở ngại chính của mô hình nuôi thâm canh (Kohler, 2000). Để điều trị bệnh do vi khuẩn người nuôi thường sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh thường gây ra một số hậu quả như để lại dư lượng kháng sinh trong cơ thịt, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng và dễ tạo ra những dòng vi khuẩn kháng thuốc (uv-vietnam.com.vn). Điều này dẫn đến việc điều trị gặp nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến nghề nuôi .Vì vậy, vấn đề đặt ra cần tìm hiểu, tập trung nghiên cứu và ứng dụng những hợp chất có hoạt tính sinh học như: Mannan-oligosaccharide (MOS), Galacto-oligosacchride (GOS), Fructooligosacchride (FOS), nhằm hạn chế việc sử dụng kháng sinh, cải thiện khả năng tăng trưởng, giảm chi phí thức ăn đồng thời giảm thiệt hại do dịch bệnh gây ra để người nuôi thu lợi nhuận cao (Đào Ngọc Thủy và ctv, 2012). Gần đây, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về bổ sung FOS trong khẩu phần ăn của các loài động vật như gia cầm, gia súc… các kết quả này đều cho thấy FOS có khả năng cải thiện sức khỏe vật nuôi, kích thích vật nuôi tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về tác động của FOS trên động vật đặc biệt là trong thủy sản. 1 Xuất phát từ thực tế trên nên đề tài: “Ảnh hưởng của FOS lên sự tăng trưởng cá tra giống Pangasianodon hypophthalmus ” được thực hiện. 1.2 Mục tiêu Nghiên cứu những ảnh hưởng của FOS lên sự tăng trưởng của cá tra nhằm góp phần vào việc nâng cao năng suất, hiệu quả của nghề nuôi cá tra. 1.3 Nội dung Theo dõi các chỉ tiêu tăng trưởng, tỉ lệ sống, hệ số FCR khi bổ sung FOS vào khẩu phần ăn của cá tra với các hàm lượng khác nhau. 2 PHẦN II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học cá tra 2.1.1 Phân loại Theo hệ thống phân loại của Robert and Vidthayanon (1991), thì cá tra thuộc: Ngành: Chordata Lớp: Orteichthyes Bộ: Siluriformes Họ: Pangasiidae Giống: Pangasianodon Loài: Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage 1878). Hình 2.1: Cá tra Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage 1878 ) 2.1.2 Hình thái Theo Mai Đình Yên và ctv (1992) thì cá tra có kích thước tương đối lớn, có thân hình dài, dẹp ngang, màu xám hơi xanh ở trên lưng, hai bên hông và bụng có màu nhạt, đầu cá nhỏ vừa phải, mắt tương đối to, miệng rộng, có hai đôi râu dài. Cá sống chủ yếu ở vùng nước ngọt, có thể sống ở vùng nước lợ (10-14%0), cá có thể chịu được nước phèn (pH>4) và cá không chịu được nhiệt độ dưới 150C và chịu nóng đến 390C ( Phạm Văn Khánh, 2000). 3 2.1.3 Đặc điểm sinh trưởng Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, là một trong hai loài có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong 10 loài thuộc giống Pangasius (Lazard, 1998). Cá tra lớn nhanh trong ao nuôi, sau 1 năm cá đạt khối lượng 1-1,5 kg/con, trong những năm sau cá lớn nhanh hơn, cá nuôi trong ao có thể đạt khối lượng đến 25 kg ở cá 10 tuổi (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). Cá còn nhỏ tăng nhanh về chiều dài, cá sẽ bước vào thời kỳ tích lũy mỡ khi đạt 2,5 kg. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của cá phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường, mật độ thả nuôi, đặc biệt là chất lượng của thức ăn được sử dụng (Dương Nhựt Long, 2003). 2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng Cá tra khi hết noãn hoàn thì thích ăn mồi tươi sống, vì vậy chúng ăn thịt lẫn nhau ngay trong bể ấp và chúng cũng tiếp tục ăn nhau nếu cá ương không được cho ăn đầy đủ. Dạ dày của cá phình to hình chữ U và co giản được, ruột cá tra ngắn, không gấp khúc lên nhau mà dính vào màng treo ruột ngay dưới bóng khí và tuyến sinh dục. Dạ dày cá to và ruột ngắn thể hiện đặc điểm của cá thiên về ăn thịt. Ngay khi vừa hết noãn hoàn cá thể hiên rõ tính ăn thịt và ăn lẫn nhau (Dương Nhựt Long, 2003). Cá tra trưởng thành là loài ăn tạp. Trong tự nhiên cá ăn được mùn bã hữu cơ, rễ cây thủy sinh, rau quả, tôm tép, cua, côn trùng, ốc và cá. Cá nuôi trong ao sử dụng được các loại thức ăn khác nhau như cá tạp, thức ăn viên, tấm, cám, rau muống,…thức ăn có nguồn gốc động vật sẽ giúp cá lớn nhanh hơn (Dương Nhựt Long, 2003). Khi ương nuôi trên bể cá có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau như ấu trùng Artemia, trùng chỉ, Moina, Rotifer, thức ăn chế biến,…Tuy nhiên, cho cá bột ăn artemia và trùng chỉ thì tỉ lệ sống cao và sinh trưởng của cá tốt nhất (Lê Thanh Hùng, 2000). 2.2 Đặc điểm của Fructooligosacchride 2.2.1 Prebiotic là gì? Prebiotic bao gồm carbohydrate không tiêu hóa được ở phần trên của đường tiêu hóa, nhưng được lên men có chọn lọc bằng vi khuẩn trong ruột kết. Sự lên men này có ảnh hưởng đến các thành phần của hệ vi sinh đường ruột bằng cách kích thích Bifidobacterium và Lactobacilii, ở cả người và động vật, nhưng vi 4 khuẩn này có tác dụng tăng cường sức khỏe (Gibson and Roberfroid (1995), Van Loo et al, (1999); Flamm et al, 2001). Prebiotic chủ yếu là oligosaccharides. Các chất dinh dưỡng đã được phát hiện có ý nghĩa prebiotic như lactulose, lactosucrose, lactitol, fructooligosaccharide (FOS), galactooligosaccharide (GOS) và inulin (Kiều Hữu Ảnh, 2010). Các prebiotic được nghiên cứu nhiều nhất là FOS, GOS (www.cesti.gov.vn). Những nguồn thức ăn có chứa prebiotic thường gặp là đậu nành, yến mạch thô, lúa mì nguyên cám và lúa mạch nguyên cám, hành, chuối, tỏi, a-ti-sô, nho…(www.cesti.gov.vn). Bảng 2.1 Các oligosaccharide được sử dụng phổ biến trong sản phẩm prebiotic Oligosaccharide Cấu trúc phân tử Liên kết Phương pháp sản xuất Fructooligosaccharie/Inulin (Fru)n-Glu β-1,2 Thủy phân/Đường hóa Galactooligosaccharide (Gal)n-Glu Isomaltooligosaccharide (Glu)n α-1,6 Thủy phân/Đường hóa Xylooligosaccharide (Xyl)n β-1,4 Thủy phân Lactulose Gal-Fru β-1,4 Đồng phân hóa Lactosucrose Gal-Glu-Fru β-1,4 Đường hóa Oligosaccharide từ đậu nành (Gal)n-Glu-Fru α-1,6 Chiết xuất β-1,4; β-1,6 Thủy phân/Đường hóa Ghi chú: Fru (fructose); Glu (glucose); Gal (galactose); Xyl (xylose). Nguồn (Yun, 1996). 5 2.2.2 Nguồn gốc và cấu tạo FOS FOS là chất tạo ngọt năng lượng thấp, không được hấp thu ở tuyến tiêu hóa trên, tuy nhiên được sử dụng chọn lọc bởi hệ vi khuẩn đường ruột Bifidobacteria, nên có đặc tính prebiotic. FOS hiện diện trong nhiều loại thực phẩm như măng tây, chuối, mận, đào, yến mạch, tỏi, atisô và rau diếp xoăn nhưng hàm lượng lại khá thấp (Yun, 1996). Trong tự nhiên, FOS được hình thành dưới tác dụng của enzyme chuyển hóa fructose. Quá trình trích ly FOS từ những loại thực vật này ở quy mô công nghiệp không có tính kinh tế do nồng độ rất thấp, lượng enzyme lại bị giới hạn bởi điều kiện thời tiết. Vì vậy, FOS thương mại được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp hoặc thủy phân. Cấu trúc hóa học của FOS: FOS là những oligosaccharide mà trong phân tử của chúng gồm một phân tử đường sucrose liên kết với 1, 2 hay 3 gốc fructose thông qua mối liên kết β-2,1-glucoside. Công thức tổng quát của đường FOS là GFn, trong đó n là số nhóm n = 2, 3, 4 (G là gốc đường glucose, F là gốc đường fructose), tương ứng là các đường 1-kestose (GF2), nystose (GF3) và fructofuranosylnystose (GF4). Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu khác cũng gộp cả các loại đường khác như fructan, glucofructosan và inulin vào nhóm đường FOS bao gồm glucose và fructose liên kết với nhau ( Yun, 1996). Tùy vào độ dài của mạch liên kết này mà FOS được chia thành 2 loại: + FOS có cấu trúc mạch ngắn được gọi là oligofructose + FOS có cấu trúc mạch dài được gọi là inulin (www.cesti.gov.vn). 2.2.3 Công dụng của FOS Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của FOS lên sức khỏe con người và động vật, người ta nhận thấy FOS có nhiều lợi ích như sau: Tái tạo sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột: các vi khuẩn hữu ích sống trong đường ruột như Bifidobacteria và Lactobacilli có thể ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh như Escherichia coli, Campylobacter, và Salmonella spp…(www.cesti.gov.vn). Tăng sự bảo vệ của niêm mạc ruột qua việc kích thích sản xuất axit béo mạch ngắn: khi prebiotic đến ruột già là nguồn cung cấp năng lượng cho sự sinh 6 trưởng và hoạt động trao đổi chất của vi sinh vật có lợi. Hoạt động lên men của các vi sinh vật này làm tăng hàm lượng các axit béo mạch ngắn như acetic, propionic, butyric, v.v…Sau đó, các vi sinh vật khác có thể sử dụng những axit này cho hoạt động trao đổi chất của chúng, làm tăng thêm hàm lượng và sự đa dạng của các axit béo mạch ngắn trong đường ruột. Ví dụ, hàm lượng axit isobutyric, valeric, lactic và capronic trong ruột heo tăng lên khi cho heo ăn FOS hoặc GOS. Các axit béo mạch ngắn được sinh ra trong quá trình lên men của vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng và sinh lý của mô ruột. Cụ thể, chúng đáp ứng khoảng 60-70% nhu cầu năng lượng của kết tràng. Khoảng 20 - 75% lượng axit acetic được hấp thu và phần lớn axit propionic đi đến gan, tham gia vào quá trình trao đổi chất chung của cơ thể (uv-vietnam.com.vn). Giảm glucose và cholesterol trong máu: nguyên nhân là do FOS không bị tiêu hóa ở ruột non bởi tác dụng của hệ enzym đường ruột, mà bị lên men trong ruột già dưới tác dụng của vi khuẩn Bifidobacterium. Kết quả là quá trình sinh ra các axit béo đoản mạch (SCFA) như acid acetic, acid propionic và acid butyric. Các chất này sau đó được thấm vào thành ruột già hoặc chuyển lên gan, ức chế sự gia tăng của glucose và chất béo trong máu (Yun, 1996). Tăng cường hấp thu khoáng chất: một số nghiên cứu trên động vật cho thấy prebiotic giúp tăng hấp thu canxi tại ruột kết. Ở chuột, FOS tăng cường hấp thu canxi, magiê, sắt, đồng và kích thích các vi khuẩn thủy phân acid phytic giúp nâng cao sự hấp thụ khoáng chất (www.cesti.gov.vn). 2.3 Những nghiên cứu về FOS trên động vật thủy sản Theo Lê Hồng Ngọc và ctv (2012). Nghiên cứu việc bổ sung chế phẩm Sangrovit®, sản phẩm thương mại có chứa hoạt chất isoquinoline alkaloid sangrovit vào khẩu phần ăn lên tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và khả năng kháng bệnh của cá tra. Sản phẩm Sangrovit ® được bổ sung vào khẩu phần ăn của cá tra trong 16 tuần ở các nồng độ 25, 50, 75 và 100 ppm. Sau 16 tuần cá được gây cảm nhiễm với E. ictaluri Kết quả nghiên cứu chứng minh rằng thức ăn được bổ sung Sangrovit ® có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng của cá tra ở nồng độ 75 ppm, đồng thời cũng giúp làm giảm FCR ở nồng độ 75 và 100 ppm. Nhưng bổ sung sản phẩm Sangrovit ® vào thức ăn thì không có tác dụng rõ ràng lên tỉ lệ sống của cá tra. 7 Hui-yuan et al (2007) cũng đã tiến hành một thử nghiệm trong 8 tuần để điều tra tác động fructo-oligosaccharides chuỗi ngắn (ScFOS, Profeed ®, 95%) lên tăng trưởng của cá rô phi lai (Oreochromis aureus ♂ × O. niloticus ♀). ScFOS được bổ sung ở 0; 0,8 hoặc 1,2 g/kg trong khẩu phần ăn. Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng lượng ScFOS bổ sung trong chế độ ăn có thể có tác dụng có lợi vào tăng trưởng và làm giảm hệ số chuyển hóa thức ăn. Kết quả cho thấy, ScFOS tối ưu là 1,2 g/kg thức ăn cho cá rô phi lai. Tương tự một thử nghiệm khác cũng được thực hiện trên cá bơn (Psette maxima). Nhằm điều tra ảnh hưởng của chế độ ăn có bổ sung inulin (Rafiline ST) và oligosaccharide (Raftilose P95) như prebiotic cho cá bơn tập ăn. Cá bột cá bơn được tập ăn với chế độ cho ăn bằng hợp chất có chứa 2% Rafiline ST, 2% Raftilose P95 hoặc lactosucrose 2%; 2% cellulose là nguồn carbon trong nghiệm thức kiểm chứng. Kết quả nghiên cứu như sau tỉ lệ sống sót của cá bơn cao, tốc độ tăng trưởng được cải thiện đáng kể với chế độ ăn có Raftilose P95 2%, số lượng vi khuẩn biến động rất khác nhau trong cá bơn đang tập ăn. Nghiệm thức bổ sung lactosucrose thì không cải thiện đáng kể sự tăng trưởng của cá bơn (Mahious et al, 2006). 8 PHẦN III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Địa điểm và thời gian thực hiện đề tài Thí nghiệm được thực hiện tại phòng thí nghiệm Sinh lý, bộ môn Dinh dưỡng và Chế Biến Thủy Sản, Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ. Từ tháng 5/2013 đến tháng 7/2013. 3.2 Vật liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: 3.2.1 Vật liệu nghiên cứu: + Cá tra giống: kích cỡ khoảng 12-13 g/con, cá được mua từ trại sản xuất giống cá tra, cá được thuần dưỡng khoảng 2 tuần để thích nghi với môi trường bể nuôi. + Thức ăn sử dụng cho cá tra là thức ăn công nghiệp hiệu Nafa 30% đạm. + FOS: hiệu Meji của Nhật. Nồng độ 95%. + Dụng cụ đo các yếu tố môi trường. + Hệ thống máy bơm và sục khí. + Cân điện tử. + Bể composite 500 lít. + Máy so màu quang phổ. + Hóa chất cần thiết cho thí nghiệm: MnSO4, KI-NaOH, H2SO4 đậm đặc, NaS2O3 0,01N,… 3.2.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.2.1 Nguồn cá thí nghiệm Cá tra được mua từ trại sản xuất giống với kích cỡ trung bình từ 12 - 13 g/con. Cá thí nghiệm được chọn từ những con khỏe mạnh, có kích thước đồng đều, không bị dị tật, dị hình. Cá được thuần dưỡng 2 tuần để thích nghi với môi trường bể nuôi. 3.2.2.2 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên trong bể composite thể tích 500 L với 5 nghiệm thức mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Thời gian thí nghiệm là 60 ngày. 9 - Nghiệm thức 1: đối chứng (không bổ sung FOS). - Nghiệm thức 2: bổ sung 0,5 % FOS trong thức ăn. - Nghiệm thức 3: bổ sung 1 % FOS trong thức ăn. - Nghiệm thức 4: bổ sung 1.5 % FOS trong thức ăn. - Nghiệm thức 5: bổ sung 2 % FOS trong thức ăn. Mật độ cá thí nghiệm 30 con/bể 500 L với lượng nước khoảng 400 L. Phương pháp trộn FOS vào thức ăn cho cá ăn như sau: cân FOS theo tỉ lệ của mỗi nghiệm thức so với thức ăn khô. Pha FOS vào 400ml nước trong 5 kg thức ăn khô, phun vào thức ăn sau đó áo dầu cho thức ăn với tỉ lệ khoảng 2% (thức ăn trước khi pha FOS). Thức ăn được bảo quản trong tủ đông (-200C). 3.2.2.3 Chăm sóc quản lý Cá được cho ăn theo khẩu phần và cho ăn 2 lần/ngày (sáng lúc 8 giờ và chiều lúc 16 giờ). Sau khi cho cá ăn 60 phút thì kiểm tra lượng thức ăn thừa để tính lượng thức ăn cá ăn vào. Hàng tuần thay khoảng 50% lượng nước trong bể. Cá được cân khối lượng và đo chiều dài trước khi bố trí, 30 ngày và 60 ngày để đánh giá tăng trọng, tốc độ trưởng tương đối, tăng trưởng tuyệt đối, tỷ lệ sống, hệ số thức ăn và tiêu hao oxy. Đồng thời xác định tiêu hao oxy của cá khi cá được 30 ngày nuôi, 60 ngày nuôi để đánh giá nhu cầu sử dụng oxy của cá. Xác định số lượng cá trước và sau khi kết thúc thí nghiệm để tính được tỉ lệ sống của cá tra. Phương pháp xác định tiêu hao oxy như sau: chuẩn bị hệ thống sục khí bao gồm một máy bơm nhỏ, dây sục khí, thùng chứa nước, bình tam giác 2 lít có 2 vòi, ống nhựa nhỏ để nối các bình lại với nhau và tiến hành sục khí trước 1 ngày để oxy trong bể chứa nước đạt bão hòa (100%). Sau đó cho hệ thống trên hoạt động, cho cá (1con/bình) vào bình để ổn định khoảng 2 giờ. Tiến hành lấy nước để phân tích O2 đầu, sau đó ngưng bơm nước, đóng nút bình chứa cá thật kín, sau 15 phút thí nghiệm thì dùng chai nút mài nâu thu mẫu nước để phân tích O2 cuối. Không bắt cá ra ngoài, bơm nước cho cá ổn định 1giờ, sau đó lặp lại chu trình như trên khoảng 3 lần. Nhiệt độ nước luôn giữ ổn định bằng heater ở nhiệt độ 290 C. 10 Xác định thể tích của bình và của cá, khối lượng cá, áp dụng công thức tính tiêu hao oxy: (O2 đầu - O2 cuối) x (Vbình - Vcá) THO = m.t Trong đó: THO: tiêu hao oxy của cá (mgO2/kg.giờ) O2 đầu: hàm lượng oxy đầu (mg/L) O2 cuối: hàm lượng oxy cuối (mg/L) Vbình: thể tích của bình kín 2 vòi (L) Vcá: thể tích của cá thí nghiệm (L) m: khối lượng cá thí nghiệm (kg) t: thời gian thí nghiệm (giờ) Phương pháp thu và phân tích oxy áp dụng theo phương pháp Winkler. Mẫu nước dùng đo oxy được thu vào lọ nút mài nâu 125 mL, cố định lần lượt bằng 1 mL MnSO4 và 1 mL KI-NaOH, đậy nắp lại, lắc đều, không để bọt khí xuất hiện và để yên 5 phút. Cho tiếp 2 mL H2SO4 đậm đặc, lắc đều cho kết tủa tan; dung dịch có màu vàng nâu. Cho 50 mL dung dịch trên vào bình tam giác 100 mL, đem chuẩn độ bằng Na2S2O3 0,01N, đến khi dung dịch có màu vàng nhạt, cho 3 giọt hồ tinh bột, lắc đều đến khi dung dịch có màu xanh, chuẩn độ tiếp đến khi dung dịch không màu thì dừng lại, ghi nhận thể tích Na2S2O3 0,01N đã chuẩn độ. Công thức tính oxy hòa tan DO (mg/L) = (VTB x N)/VM x 8 x 1000 Trong đó: VTB: thể tích trung bình của NaS2O3 dùng để chuẩn độ N: nồng độ đương lượng gam NaS2O3 (=0,01N) VM: thể tích nước đem chuẩn độ (=50 ml) 8: đương lượng gam của oxy 1000: hệ số chuyển đổi thành mg. Theo dõi các yếu tố môi trường như đo nhiệt độ, oxy bằng máy YSI, pH được xác định bằng máy YSI 556 MPS 2 lần/ngày. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng