Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ảnh hưởng của các loại dung môi khác nhau lên tính kháng khuẩn Streptococcus spp...

Tài liệu Ảnh hưởng của các loại dung môi khác nhau lên tính kháng khuẩn Streptococcus spp. của dịch chiết thảo dược và thử nghiệm khả năng trị bệnh lở loét do Streptococcus spp. trên cá trê lai

.DOC
77
337
81

Mô tả:

0 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN THỊ LAM GIANG ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI DUNG MÔI KHÁC NHAU LÊN TÍNH KHÁNG KHUẨN Streptococcus spp. CỦA DỊCH CHIẾT THẢO DƯỢC VÀ THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG TRỊ BỆNH LỞ LOÉT DO Streptococcus spp. TRÊN CÁ TRÊ LAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC 1 NGHỆ AN - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN THỊ LAM GIANG ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI DUNG MÔI KHÁC NHAU LÊN TÍNH KHÁNG KHUẨN Streptococcus spp. CỦA DỊCH CHIẾT THẢO DƯỢC VÀ THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG TRỊ BỆNH LỞ LOÉT DO Streptococcus spp. TRÊN CÁ TRÊ LAI Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm Mã số: 60.42.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN NGỌC HÙNG 1 NGHỆ AN - 2014 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến tiến sỹ Trần Ngọc Hùng - Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 1, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, là người đã định hướng và hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Trương Thị Thành Vinh, cô giáo Nguyễn Thị Kim Chung và các giáo viên phòng thí nghiệm khoa Nông Lâm Ngư đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy cô giáo Khoa Sinh học, Phòng sau đại học, trường Đại học Vinh đã dạy dỗ, trang bị cho tôi nền tảng kiến thức và giúp đỡ tôi trong suốt những năm học qua. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè, tập thể lớp K20 - Sinh học thực nghiệm những người đã luôn bên cạnh, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Cuối cùng với tất cả lòng biết ơn và kính trọng tôi xin gửi tới bố mẹ, các em và toàn thể đại gia đình đã chăm sóc, nuôi dạy và giành cho tôi những tình cảm tốt đẹp nhất! Vinh, tháng 10 năm 2014 Học viên Trần Thị Lam Giang ii MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN.................................................................................................... DANH MỤC HÌNH VẼ.................................................................................. DANH MỤC BẢNG........................................................................................ MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 3. Nội dung nghiên cứu.................................................................................. Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................. 1.1. Vài nét về đối tượng nghiên cứu............................................................. 1.1.1. Cá trê lai............................................................................................ 1.1.2. Vi khuẩn Streptococcus spp.............................................................. 1.1.3. Cây chó đẻ răng cưa Phyllanthus urinaria L.................................. 1.1.4. Tỏi Allium sativum L...................................................................... 1.2. Những hạn chế của việc sử dụng kháng sinh trong phòng, trị bệnh cho ĐVTS............................................................................................ 1.3. Tình hình nghiên cứu và sử dụng thảo dược trong phòng, trị bệnh nhiễm khuẩn trên động vật thủy sản............................................................. 1.3.1. Tình hình nghiên cứu sử dụng thảo dược trên thế giới................... 1.3.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng thảo dược trong nước................ Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................................................................... 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 2.2. Vật liệu nghiên cứu............................................................................... 2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 2.3.1. Phương pháp thu dịch chiết thảo dược............................................ iii 2.3.2. Phương pháp định lượng mật độ vi khuẩn...................................... 2.3.3. Phương pháp thử kháng sinh đồ...................................................... 2.3.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm........................................................ 2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................................... Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN................................... 3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các loại dung môi đến khả năng kháng khuẩn của dịch chiết củ tỏi, lá cây chó đẻ răng cưa.................. 3.2. Kết quả thử nghiệm khả năng trị bệnh của dịch chiết củ tỏi đối với vi khuẩn Streptococcus spp gây ra trên cá trê lai................................... KẾT LUẬN..................................................................................................... CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI.................................................................................... TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. PHỤ LỤC iv DANH MỤC HÌNH VẼ Trang Hình 1.1. Cá trê lai........................................................................................ Hình 1.2. Vi khuẩn Streptococcus spp.......................................................... Hình 1.3. Cây Chó đẻ răng cưa................................................................... Hình 1.4. Củ tỏi........................................................................................... Hình 2.1. Sơ đồ khối nghiên cứu................................................................. Hình 2.2. Các bước pha loãng nồng độ vi khuẩn........................................ Hình 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1............................................................. Hình 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2............................................................. Hình 2.5. Đường cấy vi khuẩn trên đĩa lồng............................................... Hình 3.1. Ảnh hưởng của các loại dung môi đến khả năng kháng khuẩn của dịch chiết củ tỏi.......................................................... Hình 3.2. Ảnh hưởng của các loại dung môi đến khả năng kháng khuẩn của dịch chiết lá chó đẻ răng cưa...................................... Hình 3.3. Nồng độ ức chế tối thiểu MIC của dịch chiết củ tỏi.................... Hình 3.4. Nồng độ ức chế tối thiểu MIC của dịch chiết lá chó đẻ răng cưa....................................................................................... Hình 3.5. Tỷ lệ sống của cá của ở các công thức trong thí nghiệm trị bệnh......................................................................................... Hình 3.6. Cá bị gan phù nề.......................................................................... Hình 3.7. Phân lập vi khuẩn ở gan, thận..................................................... v DANH MỤC VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Viết đầy đủ 1 Ctv Cộng tác viên 2 H Giờ 3 NTTS Nuôi trồng thủy sản 4 Tb/ml Tế bào/ ml 5 ThS Thạc sĩ 6 TS 7 Tiến sĩ VK Vi khuẩn 8 VKK Vòng kháng khuẩn vi DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1. Ảnh hưởng của các loại dung môi đến khả năng kháng khuẩn của dịch chiết thảo dược................................................... Bảng 3.2. Ảnh hưởng của các loại dung môi đến khả năng kháng khuẩn của dịch chiết củ tỏi.......................................................... Bảng 3.3. Ảnh hưởng của các loại dung môi đến khả năng kháng khuẩn của dịch chiết lá cây chó đẻ răng cưa............................... Bảng 3.4. Nồng độ ức chế tối thiểu MIC của dịch chiết củ tỏi.................... Bảng 3.5. Nồng độ ức chế tối thiểu MIC của dịch chiết lá chó đẻ răng cưa....................................................................................... Bảng 3.6. Diễn biến bệnh lý của cá sau khi tiêm cảm nhiễm Streptococcus spp........................................................................ Bảng 3.7. Kết quả phân lập vi khuẩn gây bệnh lở loét trên cá trê lai ..................................................................................................... 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cá trê lai (Clarias macrocephalus female x Clarias gariepinus male) là loài cá có giá trị kinh tế cao có tốc độ sinh trưởng nhanh, chất lượng thịt thơm ngon và được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận. Do có những ưu điểm vượt trội, các trê lai dần trở thành đối tượng nuôi chủ yếu ở nước ta với sản lượng 80 - 100 tấn/ ha/ năm. Nhiều mô hình nuôi cá trê lai ở các tỉnh như Vĩnh Long, Kiên Giang, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình… đã đem lại lợi nhuận rất cao cho người nuôi, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Có thể nói nghề nuôi cá trê lai thực sự đã đem lại cuộc sống ấm no cho người dân, đưa họ từng bước thoát nghèo và có cuộc sống ổn định [4]. Nhu cầu về cá trê lai tiếp tục tăng trên toàn thế giới với sản lượng ước đạt 3 triệu tấn trên toàn cầu trong năm 2010 so với 2,6 triệu trong năm 2007. Với doanh thu ước tính lên tới 5 tỉ USD vào năm 2010, ngành nuôi cá trê lai tăng trưởng liên tục với sự đa dạng hóa về sản phẩm [21]. Tuy nhiên, loài cá này rất mẫn cảm với nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau trong ao nuôi như virus, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng. Trong đó, bệnh do vi khuẩn Streptococcus spp là tác nhân gây thiệt hại lớn trên các đối tượng cá nước ngọt đặc biệt là trên cá trê lai, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của ngành nuôi trồng thuỷ sản thế giới. Ước tính tổng thiệt hại bệnh do vi khuẩn gây ra hàng năm là khoảng 150 triệu USD [30]. Một trong những giải pháp để phòng trị các bệnh do vi khuẩn hiện nay là sử dụng các loại kháng sinh tổng hợp. Tuy nhiên hiện nay có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc điều trị không hiệu quả đối với các bệnh nhiễm khuẩn trên động vật thủy sản như: các loại kháng sinh trước đây được sử dụng đặc trị bệnh nhiễm khuẩn trên các nước ngọt không còn hiệu quả do các dòng vi 2 khuẩn kháng thuốc ngày càng tăng, danh mục kháng sinh bị cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy hải sản ngày càng nhiều…Mặt khác nếu sử dụng kháng sinh không đúng cách thì không những không chữa được bệnh cho đối tượng nuôi mà còn có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, môi trường sinh thái và tạo ra các dòng vi khuẩn kháng thuốc. Ngoài ra việc sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh động vật có thể để lại dư lượng trong sản phẩm sẽ gây hại cho người tiêu dùng và khả năng tiêu thụ sản phẩm. Trước tình hình đó việc nghiên cứu sử dụng các loại kháng sinh có nguồn gốc thảo dược trong phòng và trị bệnh nhiễm khuẩn cho các đối tượng động vật thủy sản được coi là một hướng đi mới, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vừa thân thiện với môi trường. Hướng đi này đặc biệt phù hợp với nước ta vì Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng đa dạng sinh học cao, có nhiều loại thảo dược quí đã được ghi nhận là có tính kháng khuẩn và đã được ứng dụng vào việc chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn trên người và một số loài động vật khác. Trong số các loại thảo dược nghiên cứu thì tỏi (Allium sativum L)và cây chó đẻ răng cưa (Phyllanthus amarus Schum.et Thonn) là hai loài thảo dược có nhiều ưu điểm, đã được minh chứng có các hoạt chất kháng khuẩn và được sử dụng làm những bài thuốc chữa bệnh cho người. Một số đề tài đã nghiên cứu về khả năng kháng khuẩn của củ tỏi ở dạng dịch ép và dạng bột còn cây chó đẻ răng cưa thì chưa được nghiên cứu nhiều. Tuy nhiên, hầu như các nghiên cứu này chỉ mới dừng ở thử nghiệm tính kháng khuẩn của các loại thảo dược đó. Trên cơ sở đó, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của các loại dung môi khác nhau lên tính kháng khuẩn streptococcus spp. của dịch chiết thảo dược và thử nghiệm khả năng trị bệnh lở loét do streptococcus spp. trên cá trê lai”. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được ảnh hưởng của các loại dung môi khác nhau lên tính kháng khuẩn streptococcus spp. - Đánh giá được khả năng trị bệnh lở loét do streptococcus spp. trên cá trê lai của dịch chiết thảo dược với loại dung môi tối ưu đã được lựa chọn. 3. Nội dung nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài triển khai các nội dụng sau: - Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại dung môi khác nhau đến khả năng kháng khuẩn của dịch chiết củ tỏi, lá cây chó đẻ răng cưa với vi khuẩn Streptococcus spp. - Thử nghiệm khả năng phòng trị bệnh lở loét do vi khuẩn Streptococcus spp gây ra trên cá trê lai (Clarias macrocephalus female x Clarias gariepinus male) của dịch chiết thảo dược. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Vài nét về đối tượng nghiên cứu 1.1.1. Cá trê lai Ngành động vật có xương sống: Vestebrata Lớp cá xương: Osteichthys Phân lớp cá vây tia: Actinopterygi Bộ cá chép: Cipriniformes Họ cá trê: Giống: Pangasidae Clarias Tên tiếng Việt: Cá trê lai (Clarias macrocephalus female x Clarias gariepinus male) Hình 1.1. Cá trê lai - Đặc điểm hình thái: Cá trê lai được lai giữa cá trê phi và cá trê vàng, có ngoại hình tương tự cá trê vàng, da trơn nhẵn, đầu dẹp, thân hình trụ, dẹp ở đuôi. Thân có màu xám có những chấm nhỏ mờ, u lồi xương chẩm có hình gần giống chữ M với 5 các góc tròn, trong khi ở cá trê vàng là chữ U còn có trê phi là chữ M có các góc nhọn và rõ nét [2]. - Đặc điểm thích ứng môi trường: Cá trê lai thích ứng rộng với môi trường nước, cá có thể sống trong giới hạn nhiệt độ từ 11-39,5oC; pH: 3,5-10,5; độ mặn dưới 15‰. Do có cơ quan hô hấp phụ nên cá trê có thể thở bằng oxy không khí, sống được ở môi trường nước có hàm lượng oxy thấp thậm chí sống được ở trên cạn 1 giờ nếu giữ được độ ẩm cho cá [2]. - Đặc điểm dinh dưỡng: Từ khi cá mới nở đến 48 giờ cá sử dụng noãn hoàng. Sau đó bắt đầu ăn động vật phù du cỡ nhỏ như trứng nước, ấu trùng muỗi… Sau vài ngày có thể ăn bọ gậy… Khi cá đạt cỡ 4-6cm bắt đầu ăn tạp thiên về động vật thối rữa, tôm cá nhỏ, ruốc, tép, côn trùng, các loại phế phẩm chế biến và thức ăn tinh khác như cám gạo, bã rượu, phân gia súc… [2]. - Đặc điểm sinh trưởng: Cá trê lai lớn rất nhanh, trong điều kiện môi trường nuôi tốt, mật độ thích hợp và chăm sóc tốt có thể tăng trọng 100-150g/con/tháng. Sau 6 tháng nuôi đạt trọng lượng bình quân 0,4-0,6kg/con [2]. - Tập tính sống: Cá trê lai nuôi ít bị bệnh, chúng thường chui rúc đào hang dễ làm hỏng bờ ao. Khi mặt nước ao nuôi cao xấp xỉ bờ ao, cá thường phóng lên bờ. Cá trê lai hoạt động bơi lội và ăn mạnh vào chiều tối và mờ sáng. - Cá trê lai có những đặc điểm nổi trội hơn so với cá trê vàng và cá trê phi. + Cá trê phi: Có nguồn gốc từ Châu Phi. Tên khoa học là Clarias gariepinus. Thân có màu xám có những mảng vân đen to, cá lớn nhanh. Cá trê phi trong vòng 6 tháng đạt bình quân 1kg/con. Trọng lượng cá đạt tối đa là 12,8kg nhưng thịt mềm ít thơm. 6 Vì vậy ít được sử dụng nuôi thương phẩm vì giá trị tiêu thụ của loài này thấp. + Cá trê vàng: Tên khoa học Clarius macrocephalus có màu vàng nâu điểm đốm nhỏ màu vàng thành hàng trên thân, thịt rất thơm ngon nhưng có kích thước nhỏ, nuôi chậm lớn, nuôi 1 năm chỉ đạt 300g/con. + Cá trê lai: Cá trê lai dễ nuôi, mau lớn, nuôi tốt có thể tăng trọng bình quân 100g/con/tháng. Do được lai giữa 2 loài cá trê phi và cá trê vàng nên nó có nhiều đặc điểm nổi trội của cả 2 loài trên. Tuy nhiên cá Trê lai sinh sản kém, không có hiệu quả trong sản xuất. Chủ yếu chỉ sử dụng con lai F1 để làm cá thịt. Gần đây đã có một số nghiên cứu bệnh lở loét trên cá bống bớp, cá rô phi, cá trắm cỏ... Trên đối tượng cá trê lai cũng có một vài nghiên cứu sử dụng dịch ép củ tỏi, củ gừng, lá húng... để trị bệnh lở loét do vi khuẩn Streptococcus spp gây ra. [26]. Thử nghiệm dịch ép lá ổi và củ tỏi trong phòng trị bệnh do vi khuẩn Streptococcus spp trên cá Trê lai kết quả cho thấy. Dịch ép lá ổi và dịch ép củ tỏi có khả năng phòng bệnh tốt đối với cá trê lai bị bệnh do vi khuẩn Streptococcus spp. Sử dụng dịch ép lá ổi với liều lượng 300ml và 400 ml/kg thức ăn cho tỷ lệ sống đạt lần lượt là 83,33% và 86,67%. Còn dịch ép củ tỏi với liều lượng 400ml/kg tỷ lệ sống đạt 73,3 %. Sử dụng dịch ép lá ổi liều lượng 300ml/kg thức ăn có thể trị khỏi bệnh sau 7 ngày nuôi, tỷ lệ sống đạt 50%, Dịch ép từ củ tỏi liều lượng 300 ml/kg thức ăn có thể trị khỏi bệnh sau 6 ngày nuôi, tỷ lệ sống đạt 43,3%. [27] 1.1.2. Vi khuẩn Streptococcus spp Có rất nhiều hệ thống phân loại vi khuẩn Streptococcus spp khác nhau. Theo Bergey 1957, Streptococcus spp thuộc: Ngành: Lớp: Bacteria Schizomycetes 7 Họ: Streptococcaceae Giống: Streptococcus spp Hình 1.2. Vi khuẩn Streptococcus spp Theo Bergey (1984), Streptocuccus spp có hình dạng cầu hoặc hình ovan, có thể đứng riêng lẻ, thành cặp hay tạo thành chuỗi dài nên gọi là cầu khuẩn. Vi khuẩn bắt màu tím của Gram dương không di động, hầu hết yếm khí tùy tiện, lên men trong môi trường Glucoze, nhu cầu phát triển phức tạp. Vi khuẩn có kích thước 0,5 x 1- 1,5 μm. Streptococcus spp là vi khuẩn thường gây bệnh lở loét trên cá hay còn gọi là bệnh đốm đỏ [5]. Nó thường tìm thấy trong các khu vực có khí hậu ấm, ngoài ra chúng ta còn tìm thấy trong muối tươi, biển và nơi cửa sông, được phân lập từ người và động vật. Vi khuẩn này có khả năng gây bệnh trên cá, người và động vật lưỡng cư như ếch, thằn lằn, cá sấu… [11]. Streptocuccus spp phát triển tốt trên các môi trường thạch Tryptic Soy, Brain Heart Infusion, Muller-Hinton, Nutrien agar và thạch máu cừu. Nhiệt độ nuôi cấy thích hợp 25 - 28oC. Sau 48 giờ nuôi cấy, vi khuẩn tạo khuẩn lạc nhỏ (0,5 - 0,7mm) màu trắng đục, hình tròn, hơi lồi. Một số chủng vi khuẩn tạo khuẩn lạc trong suốt 8 có tính nhầy sau 24 giờ nuôi cấy. Vi khuẩn không phát triển ở điều kiện pH 9,6, NaCl 6.5%, nhiệt độ 10oC và 45oC. Streptococcus spp là tác nhân chính của các bệnh nguy hiểm gây nên thiệt hại lớn ở cá Rô phi nói riêng và cá nước ngọt nói chung, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của ngành nuôi trồng thủy sản thế giới [30]. Những loài cá khác nhau khi bị nhiễm vi khuẩn Streptococcus spp cho một số dấu hiệu chung điển hình như: * Các dấu hiệu bên ngoài - Hành vi bất thường: Do vi khuẩn gây bệnh có hướng tấn công vào hệ thống thần kinh trung ương của cá nên cá bị bệnh sẽ có biểu hiện bị hôn mê và mất phương hướng. Những tổn thương mắt có thể gặp như viêm mắt hoặc lồi mắt, chảy máu mắt. Tuy nhiên không phải con cá nào bị bệnh cũng bị những tổn thương về mắt. - Các vết áp-xe: Những con cá bị nhiễm bệnh do vi khuẩn Streptococcus thường thấy những vết áp-xe có đường kính từ 2-3mm và những vết loét này nhanh chóng vỡ ra tạo thành những vết lở loét xuất huyết không lành. Những vết áp-xe lớn hơn có thể gặp thấy ở vây ngực và phần đuôi của cá và những vết áp-xe đó có chứa vật chất như mủ ở bên trong. - Xuất huyết ở da: Bệnh do vi khuẩn Streptococcus là nguyên nhân gây xuất huyết bên ngoài da. Nhìn chung các điểm xuất huyết thường được nhìn thấy ở quanh miệng cá hoặc ở các gốc vây. Đôi khi cũng có thể quan sát thấy những vùng da hơi đỏ xung quanh hậu môn hoặc lỗ sinh dục của cá. - Dịch cổ trướng: Sự có mặt của dịch chất lỏng trong bụng của cá là dấu hiệu của dịch bệnh ở thời kỳ cấp tính. Dịch này có thể được nhìn thấy chảy ra từ hậu môn của cá. * Các dấu hiệu bên trong: Các dấu hiệu bên trong bệnh này có nhiều điểm tương đồng với bệnh nhiễm trùng máu của cá. 9 - Cá bỏ ăn: Nhìn chung không có sự hiện diện của thức ăn khô trong dạ dày hoặc ruột của những con cá bị bệnh. Tuy nhiên trong các ao nuôi cá thương phẩm khi cá bị bệnh ở giai đoạn đầu bệnh mới bùng phát cá vẫn có thể ăn bằng cách lọc thức ăn. Khi ruột và dạ dày của cá trống rỗng thức ăn thì sẽ quan sát thấy túi mật rất to, đó là đặc trưng của sự vắng mặt hoạt động tiêu hoá trong cơ thể. - Nhiễm trùng máu: Trong giai đoạn cấp tính của bệnh vi khuẩn nhanh chóng đi đến hệ thống máu và lan toả đến tất cả các cơ quan nội tạng. Những dấu hiệu lâm sàng chính liên quan đến sự nhiễm trùng máu là sự xuất huyết, viêm gan, thận, lá lách, tim, mắt và ống ruột. Lá lách thường mở rộng ra (trương và sưng nhẹ). - Viêm màng bụng: Khi cá bị nhiễm bệnh nặng có sự dính nhau của các cơ quan nội tạng với màng trong khoang bụng của cá. Hơn nữa lúc này sự hiện diện của các tơ huyết (fibrinous) có thể được quan sát thấy trong màng ở khoang bụng của cá. Ngoài ra khi cá bị nhiễm bệnh nặng, bệnh còn kết hợp với những vi khuẩn cơ hội khác gây bệnh cho cá có sẵn trong môi trường như vi khuẩn Aeromonas spp ở nước ngọt hay vi khuẩnVibrio spp ở trong nước lợ. Gần đây đã có một vài nghiên cứu về bệnh do vi khuẩn Steptococcus spp gây ra như: thử nghiệm cho thấy dịch ép nguyên chất của củ tỏi (Allium sativum L) có tính kháng khuẩn đối với vi khuẩn Streptococcus spp và giảm dần ở các mức pha loãng. Sử dụng dịch ép củ tỏi với liều lượng 400 ml/kg thức ăn có khả năng phòng bệnh tốt đối với cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus) bị bệnh do vi khuẩn Streptococcus spp, tỷ lệ sống đạt 70%. Dùng liều lượng 800ml/kg thức ăn có thể trị khỏi bệnh sau 6 ngày nuôi, tỷ lệ sống đạt 43,3%. [14] Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của dịch ép củ tỏi đối với vi khuẩn Streptococcus spp gây bệnh xuất huyết trên cá rô phi vằn cho thấy ở 10 nồng độ 100% dịch ép củ tỏi có tính kháng khuẩn cao với đường kính vòng kháng khuẩn đạt 20,75mm [7]. 1.1.3. Cây chó đẻ răng cưa Phyllanthus urinaria L. Hình 1.3. Cây Chó đẻ răng cưa Thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae. - Đặc điểm: Cây thảo sống hàng năm hoặc sống dai. Thân cứng màu hồng, lá thuôn hay hình bầu dục ngược, cuống rất ngắn. Lá kèm hình tam giác nhọn. Cụm hoa đực mọc ở nách gần phía ngọn, hoa có cuống rất ngắn hoặc không có, đài 6 hình bầu dục ngược, đĩa mật có 6 tuyến, nhị 3 chỉ nhị rất ngắn, dính nhau ở gốc. Hoa cái mọc đơn độc ở phía dưới các cành, dài 6 hình bầu dục mũi mác, đĩa mật hình vòng phân thùy, các vòi nhụy rất ngắn xẻ đôi thành 2 nhánh uốn cong, bầu hình trứng. Quả nang không có cuống, hạt hình 3 cạnh. Cây mọc hoang ở khắp nơi, trong nước cũng như ở các nơi trong các vùng nhiệt đới. - Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất (Herba Phylanthi). - Phân bố: Cây mọc hoang khắp nơi ở nước ta. - Thu hái: vào mùa hè, rửa sạch phơi nắng gần khô, đem phơi trong râm rồi cất dùng. - Tác dụng dược lý:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng