Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của bức xạ ion hóa lên cơ thể người và những biện pháp khắc phục...

Tài liệu ảnh hưởng của bức xạ ion hóa lên cơ thể người và những biện pháp khắc phục

.PDF
55
337
111

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN SƯ PHẠM VẬT LÝ ẢNH HƯỞNG CỦA BỨC XẠ ION HÓA LÊN CƠ THỂ NGƯỜI VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Luận văn tốt nghiệp Ngành: SƯ PHẠM VẬT LÝ – CÔNG NGHỆ Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Ths.GVC. Hoàng Xuân Dinh Ngô Hồng Yến MSSV: 1107653 Lớp: Sư phạm vật lý – CN Khóa: 36 Cần Thơ, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình tìm tòi và nghiên cứu tài liệu về bức xạ ion hóa cũng như những tác hại và cách khắc phục, bên cạnh những nỗ lực của bản thân, em còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trong bộ môn SP. Vật lý, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong bộ môn. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Hoàng Xuân Dinh đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn em nghiên cứu cũng như đôn đốc em trong suốt quá trình làm bài luận văn này. Đồng thời, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình đã tạo mọi điều kiện vật chất và tinh thần cho em suốt 4 năm học tập tại môi trường đại học này. Em cũng chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp hữu ích của bạn bè. Mặc dù đã cố gắng để hoàn thành bài luận văn một cách hoàn thiện nhất bằng năng lực của mình. Tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót vì thế em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô cũng như của các bạn để giúp cho đề tài luận văn này thêm hoàn chỉnh hơn. Một lần nữa, em xin kính chúc quý thầy cô và các bạn dồi dào sức khỏe, công tác và học tập tốt. Cần Thơ, ngày 28 tháng 04 năm 2014 Sinh viên thực hiện Ngô Hồng Yến MỤC LỤC  Phần MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................ 1 2. Mục đích của đề tài .................................................................................................... 1 3. Giới hạn của đề tài ..................................................................................................... 1 4. Phương pháp và phương tiện thực hiện ...................................................................... 1 5. Các bước thực hiện .................................................................................................... 1 Phần NỘI DUNG........................................................................................................... 3 Chương 1: CÁC LOẠI BỨC XẠ ................................................................................... 3 1.1 Đại cương ................................................................................................................ 3 1.1.1 Bức xạ là gì? ......................................................................................................... 3 1.1.2 Sự phân rã phóng xạ là gì? .................................................................................... 3 1.1.3 Các đơn vị đo liều bức xạ...................................................................................... 4 1.1.3.1 Hoạt độ phóng xạ ............................................................................................... 4 1.1.3.2 Liều hấp thụ ....................................................................................................... 4 1.1.3.3 Liều tương đương............................................................................................... 5 1.1.3.4 Suất liều hấp thụ................................................................................................. 6 1.1.3.5 Liều chiếu .......................................................................................................... 6 1.1.3.6 Thông lượng bức xạ ........................................................................................... 6 1.1.3.7 Kerma và suất Kerma ......................................................................................... 7 1.1.4 Quy luật phân rã phóng xạ..................................................................................... 7 1.2 Các loại bức xạ......................................................................................................... 8 1.2.1 Bức xạ Alpha ........................................................................................................ 8 1.2.2 Bức xạ Beta........................................................................................................... 9 1.2.3 Bức xạ Gamma...................................................................................................... 9 1.2.4 Bức xạ Neutron ................................................................................................... 10 1.2.5 Bức xạ tia X ........................................................................................................ 10 Chương 2: CÁC NGUỒN BỨC XẠ ............................................................................ 11 2.1 Nguồn bức xạ tự nhiên ........................................................................................... 11 2.1.1 Bức xạ vũ trụ....................................................................................................... 11 2.1.1.1 Các nhân phóng xạ từ vũ trụ............................................................................. 11 2.1.1.2 Bức xạ vũ trụ.................................................................................................... 12 2.1.2 Bức xạ trong vỏ trái đất ....................................................................................... 12 2.1.2.1 Bức xạ từ mặt đất ............................................................................................. 12 2.1.2.2 Bức xạ từ không khí ......................................................................................... 13 2.1.2.3 Bức xạ trong vật liệu xây dựng nhà ở ............................................................... 13 2.1.2.4 Bức xạ trong nước và thức ăn ........................................................................... 14 2.1.2.5 Những vùng có nhân phóng xạ cao trên thế giới ............................................... 14 2.2 Bức xạ nhân tạo ..................................................................................................... 15 2.2.1 Bức xạ trong y tế................................................................................................. 15 2.2.2 Bức xạ trong công – nông nghiệp ........................................................................ 17 2.2.3 Bức xạ trong những sản phẩm tiêu dùng, khử trùng và bảo quản thực phẩm........ 18 2.2.4 Tro bụi phóng xạ ................................................................................................. 19 Chương 3: TÁC HẠI CỦA BỨC XẠ ION HÓA LÊN CƠ THỂ CON NGƯỜI ........... 22 3.1 Cơ chế tác dụng bức xạ ion hóa lên cơ thể con người ............................................. 22 3.1.1 Cơ chế trực tiếp................................................................................................... 22 3.1.2 Cơ chế gián tiếp .................................................................................................. 22 3.1.2.1 Giai đoạn 1: Giai đoạn sinh lý .......................................................................... 23 3.1.2.2 Giai đoạn 2: Giai đoạn hóa lý ........................................................................... 23 3.1.2.3 Giai đoạn 3: Giai đoạn hóa học......................................................................... 24 3.1.2.4 Giai đoạn 4: Giai đoạn sinh học........................................................................ 24 3.2 Các tổn thương do bức xạ ion hóa .......................................................................... 25 3.2.1 Tổn thương ở mức nhiễm sắc thể AND ............................................................... 25 3.2.2 Tổn thương ở mức phân tử .................................................................................. 25 3.2.3 Tổn thương ở mức tế bào .................................................................................... 26 3.3 Các hiệu ứng và biểu hiện ...................................................................................... 27 3.3.1 Hiệu ứng sớm...................................................................................................... 27 3.3.2 Hiệu ứng muộn.................................................................................................... 28 3.3.2.1 Hiệu ứng sinh thể ............................................................................................. 28 3.3.2.2 Hiệu ứng di truyền............................................................................................ 29 3.3.3 Các hiệu ứng ngẫu nhiên và tất nhiên .................................................................. 29 3.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu ứng sinh học của bức xạ ion hóa......................... 30 3.3.4.1 Suất liều chiếu.................................................................................................. 30 3.3.4.2 Diện tích bị chiếu xạ......................................................................................... 30 Chương 4: NHỮNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC......................................................... 32 4.1 Mức chiếu xạ được phép giới hạn........................................................................... 32 4.1.1 Đối với công nhân ............................................................................................... 33 4.1.2 Đối với công chúng ............................................................................................. 33 4.1.3 Đối với bệnh nhân............................................................................................... 33 4.1.4 Đối với những người đến thăm bệnh và chăm sóc bệnh nhân .............................. 34 4.2 An toàn bức xạ ion hóa đối với chiếu xạ ngoài và trong ......................................... 35 4.2.1 An toàn bức xạ ion hóa đối với chiếu xạ ngoài .................................................... 35 4.2.2 An toàn bức xạ ion hóa đối với chiếu xạ trong..................................................... 36 4.2.2.1 Các nguy cơ của chiếu xạ trong ........................................................................ 36 4.2.2.2 Các biện pháp quản lý an toàn bức xạ để giảm liều chiếu trong ........................ 37 Chương 5: MỘT SỐ VỤ TAI NẠN ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG ĐẾN CON NGƯỜI........................................................................................................................ 39 5.1 Vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản là Nagasaki và Hiroshima .................................................................................................................... 39 5.2 Vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Chernolbyl ở Priyat, Ukraina .................................. .40 5.3 Một số vụ tai nạn ở Việt Nam ................................................................................ 42 5.3.1 Sự cố kẹt nguồn phóng xạ trong chụp ảnh phóng xạ công nghiệp tại Khánh Hòa 42 5.3.2 Sự cố mất nguồn phóng xạ Cs – 137 tại Công ty cổ phần Xi măng Việt Trung.... 43 5.4 Một số vụ tai nạn do động đất – sóng thần và thiệt hại nhà máy điện hạt nhân tại Nhật Bản...................................................................................................................... 44 5.4.1 Trận động đất – Sóng thần Tohoku...................................................................... 44 5.4.2 Thiệt hại nhà máy điện hạt nhân......................................................................... 45 5.4.1.1 Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I và Fukushima II ....................................... 46 5.4.1.2 Nhà máy điện hạt nhân Onagawa ...................................................................... 48 5.4.1.3 Nhà máy điện hạt nhân Tokai ........................................................................... 48 Phần KẾT LUẬN......................................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành SP Vật Lý - CN Phần MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chúng ta đã biết chất phóng xạ là một bộ phận không thể tách rời của trái đất chúng ta, nó đã tồn tại cùng trái đất. Các chất phóng xạ tồn tại trong tự nhiên, có trên mặt đất, có trong không khí và thực phẩm. Chất phóng xạ tồn tại ở dạng khí trong không khí khi chúng ta hít thở. Cả trong cơ thể của chúng ta bao gồm cơ, xương và các mô đều chứa các nguyên tố phóng xạ có trong tự nhiên. Con người vẫn thường phải chịu sự chiếu xạ của các bức xạ tự nhiên từ trái đất, cũng như từ bên ngoài trái đất. Bức xạ mà chúng ta nhận được từ bên ngoài trái đất được gọi là các tia vũ trụ hay bức xạ vũ trụ. Chúng ta cũng bị chiếu bởi các bức xạ nhân tạo. Chẳng hạn như tia X, các bức xạ được sử dụng để chuẩn đoán bệnh và điều trị bệnh ung thư. Bụi từ các vụ nổ thử nghiệm hạt nhân và lượng nhỏ các chất phóng xạ từ các nhà máy điện hạt nhân và điện than đá thải vào môi trường cũng như là những nguồn bức xạ chiếu vào cơ thể con người. Hãy cùng đi vào bài luận văn này để hiểu rõ thêm về ảnh hưởng của tia bức xạ. Và trả lời câu hỏi tia bức xạ ảnh hưởng lên cơ thể con người như thế nào cũng như các cơ chế tác dụng của chúng lên cơ thể con người. Đồng thời gây ra những hiệu ứng ra sao để từ đó có thể có được những biện pháp khắc phục đúng đắn và thích hợp. 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Tìm hiểu về các ảnh hưởng của bức xạ ion hóa lên cơ thể người đồng thời đưa ra những biện pháp đề phòng. 3. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI Đề tài chỉ tìm hiểu về các bức xạ có mặt xung quanh cuộc sống con người và những biểu hiện bệnh cũng như những tác hại có những biểu hiện ra ngoài một cách rõ nhất. 4. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN Đề tài nghiên cứu dựa trên những thông tin, hình ảnh về những phân tử, những tác hại của bức xạ ion hóa lên cơ thể người thông qua các phương tiện sách, báo, mạng internet,… nên phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài này là phương pháp tổng hợp. 5. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN - Nhận đề tài. - Tìm kiếm tài liệu. - Nộp đề cương để GVHD chỉnh sửa. - Viết và nộp luận văn cho GVHD. - Chỉnh sửa luận văn. - Báo cáo luận văn. GVHD : Ths.GVC. Hoàng Xuân Dinh 1 SVTH: Ngô Hồng Yến Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành SP Vật Lý - CN Phần NỘI DUNG Chương 1: CÁC LOẠI BỨC XẠ 1.1 ĐẠI CƯƠNG 1.1.1 Bức xạ là gì? - Ở các hạt nhân ổn định thì protron và nơtron liên kết với nhau bởi lực hút rất mạnh của hạt nhân mà không phần tử nào thoát ra ngoài. Trong trường hợp như vậy, hạt nhân sẽ tồn tại bền vững. Tuy nhiên, mọi việc sẽ khác đi nếu số lượng nơtron và proton không còn cân bằng nữa. Trong trường hợp này, thì hạt nhân sẽ có năng lượng dư và sẽ không liên kết được với nhau. Sớm hay muộn nó cũng phải thoát phần năng lượng dư thừa đó. Hạt nhân khác nhau thì việc thoát năng lượng dư cũng khác nhau, dưới dạng các sóng điện từ và các dòng phân tử. Năng lượng đó được gọi là bức xạ. Xung quanh chúng ta có rất nhiều nguồn phát ra bức xạ như là mặt trời, máy phát bức xạ,… - Bức xạ được phân loại theo năng lượng (tần số) cao hay thấp. Bức xạ tần số thấp còn gọi là bức xạ không ion hóa do không có đủ năng lượng cắt đứt các liên kết hóa học, không tạo ra các ion có hoạt tính cao (như ánh sáng mặt trời, tia UV năng lượng thấp, tia hồng ngoại, sóng radio,…. ). Bức xạ ion hóa là bức xạ có đủ năng lượng cắt đứt các liên kết hóa học, đánh bật các điện tử ra khỏi các nguyên tử, hay tạo ra các ion có hoạt tính cao. 1.1.2 Sự phân rã phóng xạ là gì? - Một số dạng bức xạ ion hóa phổ biến như hạt alpha, hạt beta, tia gamma, tia X. Hạt alpha (tia α) là hạt nhân He (He2+) bị phân rã ở trạng thái kích thích để cho phân rã gamma nhằm giải phóng năng lượng hay nói cách khác phân rã gamma xảy ra khi một đồng vị phóng xạ ở trạng thái kích thích cao chuyển về trạng thái kích thích thấp hơn hoặc trạng thái cơ bản của chính đồng vị đó, còn hạt beta là tên chung cho các điện tử (e-, β-) và positron (e+, β+) trong quá trình phân rã beta. Để có được các dạng bức xạ ion hóa nói trên thì một số hạt nhân nguyên tử sẽ phân rã phóng xạ. - Phóng xạ là hiện tượng một số hạt nhân nguyên tử không bền tự biến đổi và phát ra các bức xạ hạt nhân (thường được gọi là các bức xạ ion hóa) - Hiện tượng phân rã phóng xạ là hiện tượng mà một hạt nhân đồng vị này chuyển thành hạt nhân đồng vị khác thông qua việc phóng ra các hạt alpha, beta hoặc chiếm electron quỹ đạo. GVHD : Ths.GVC. Hoàng Xuân Dinh 2 SVTH: Ngô Hồng Yến Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành SP Vật Lý - CN - Trong đó có phân rã gamma xảy ra khi một đồng vị phóng xạ ở trạng thái kích thích cao chuyển về trạng thái kích thích thấp hơn hoặc trạng thái cơ bản của chính đồng vị đó. Phân rã phóng xạ có thể kéo theo hoặc không kéo theo phân rã gamma. 1.1.3 Các đơn vị đo liều bức xạ 1.1.3.1 Hoạt độ phóng xạ - Hoạt độ phóng xạ chỉ khả năng phát ra bức xạ của một chất. Hoạt độ không có nghĩa là cường độ của bức xạ được phát ra hay những rủi ro có thể xảy ra đối với sức khoẻ con người. - Hoạt độ phóng xạ của một tập hợp các hạt nhân phóng xạ được tính bởi số các phân rã trong nó trong một đơn vị thời gian. Ví dụ số lượng phân rã là 1/1 giây, thì hoạt độ của chất đó được tính là 1 Bq. Nó không liên quan gì đến kích thước hay khối lượng của một chất. Một nguồn phóng xạ có độ lớn bằng điếu thuốc lá dùng trong một dụng cụ quan trắc phóng xạ có thể có hoạt độ lớn hơn hoạt độ cả thùng lớn chất thải phóng xạ hàng tỷ lần. Nếu số lượng phân rã xảy ra ở một lượng nhỏ của một chất là 1000/1 giây, hoạt độ của chất đó lớn hơn 100 lần so với một số lượng lớn chất chỉ có 10 phân rã xảy ra trong 1 giây. - Hoạt độ được tính theo công thức: H = - (dN/dt) (1.1) Trong đó N là số hạt nhân chưa bị phân rã, tính theo công thức : N = N0.e-λt . Như vậy : H = λ.N = λ. N0. e-λt (1.2) - Đơn vị đo hoạt độ phóng xạ trong hệ SI là Becquerel (kí hiệu là Bq). 1 Bq là một phân rã trong một giây. Đơn vị thường dùng khác là Curie (kí hiệu là Ci), liên hệ với đơn vị Bq như sau: 1 Ci = 3,7.1010 Bq. Mối liên hệ giữa các bội số của Bq và các ước số của Ci được thể hiện trong bảng 1.1. Bảng 1.1 Liên hệ giữa các bội số của Bq và Ci và các ước số của Ci Đơn vị Bq Đơn vị Ci 1 GBq = 109 Bq 1 Ci = 37 GBq 1MBq = 106 Bq 1 mCi = 37 MBq 1 kBq = 103 Bq 1 µCi = 37 kBq 1.1.3.2 Liều hấp thụ GVHD : Ths.GVC. Hoàng Xuân Dinh 3 SVTH: Ngô Hồng Yến Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành SP Vật Lý - CN Liều hấp thụ là năng lượng của bức xạ được 1 đơn vị khối lượng của môi trường đó hấp thụ. D = dE/dm = dE/ρdV (1.3) Đơn vị của liều hấp thụ trong SI là Gray (Gy). 1 Gy = 1 J/kg =100 rad = 104 erg/g. Ước số của Gray là: centiGray: (1 cGry = 10-2 Gy) miliGray: (1 mGy = 10-3 Gy) microGray: (µGy = 10-6 Gy). 1.1.3.3 Liều tương đương Liều hấp thụ rất tiện lợi về mặt vật lý nhưng lại không tiện lợi về mặt sinh học. Cùng một liều lượng hấp thụ đối với các loại bức xạ khác nhau lại không gây ra các tổn thương sinh học giống nhau. Chẳng hạn liều 0,05 Gy của neutron nhanh có thể gây ra tổn thương sinh học như liều 1 Gy của bức xạ gamma. Sự khác nhau về hiệu ứng sinh học có thể được hiệu chỉnh bằng cách đưa hệ số chất lượng Q vào liều hấp thụ. Ví dụ, trong trường hợp trên ta đưa vào liều hấp thụ của neutron nhanh hệ số chất lượng Q = 20 để ở cùng một liều (gọi là liều tương đương) ta thu được hiệu ứng sinh học như liều gamma. Khi đó: Liều tương đương (rem) = liều hấp thụ x Q Q: gọi là hệ số chất lượng, nó phản ánh khả năng gây ra tổn thương sinh học của một loại bức xạ. Q càng lớn khả năng này càng mạnh. Gía trị hệ số chất lượng Q của các bức xạ thể hiện ở bảng 1.2. Liều tương đương Sievert (Sv) = liều hấp thụ Gray (Gy).Q.N Trong đó, N là hệ số suất liều, thông thường N = 1. Do đó, Sv = Q.Gy Ước số của Sievert (Sv) là : centiSievert (1cSv = 10-2 Sv) miliSievert ( 1 mSv = 10-3Sv) microSievert (1µSv = 10-6 Sv) Bảng 1.2 Gía trị hệ số chất lượng Q của bức xạ Loại bức xạ Q Tia X, tia γ, electron 1 Neutron nhiệt 5 GVHD : Ths.GVC. Hoàng Xuân Dinh 4 SVTH: Ngô Hồng Yến Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành SP Vật Lý - CN Neutron nhanh 20 Hạt alpha 20 1.1.3.4 Suất liều hấp thụ Gray và Sievert là đơn vị biểu diễn bức xạ nhận được trong một khoảng thời gian bất kì. Để đánh giá tác động của bức xạ người ta cần biết tốc độ hấp thụ năng lượng hay còn gọi là suất chiếu D’ : D’ = dD/dt = dE/dmdt (1.4) Đơn vị của suất liều là Gys-1, Svs-1, Gyh-1, Svh-1 1Gys-1 = 1 J.s-1.kg-1 = 1Wkg-1 1Svs-1 = 1 Gys-1 .Q 1.1.3.5 Liều chiếu Liều chiếu cho biết khả năng ion hóa không khí của một bức xạ tại một vị trí nào đó. Liều chiếu X là tỉ số giữa giá trị tuyệt đối tổng điện tích dQ của tất cả các ion cùng dấu được tạo ra trong một thể tích nguyên tố của không khí, khi tất cả các electron và positron thứ cấp do các gamma tạo ra bị hãm hoàn toàn trong thể tích không khí đó, và khối lượng dm của thể tích nguyên tố không khí đó. X = dQ/dm (1.5) Đơn vị liều chiếu trong hệ SI là C/kg. Đơn vị ngoài hệ SI thường dùng là Roentgen (kí hiệu là R). 1R = 2,58.10-4C/kg. Suất liều chiếu X’ là liều chiếu trong một đơn vị thời gian X’ = dQ/ dt. Đơn vị suất liều chiếu trong hệ SI là C/kg/s hay A/kg. Đơn vị ngoài hệ SI thường dùng là R/h hay mR/h. 1.1.3.6 Thông lượng bức xạ Khái niệm số hạt bức xạ hoặc photon đặt vuông góc với diện tích 1m2trong 1s rất tiện lợi trong tính toán và được gọi là thông lượng. Giả sử có nguồn neutron phóng ra với tốc độ Q hạt trong 1s. Khi đó thông lượng neutron tại khoảng cách r sẽ là : ϕ (n) = Q/4πr2 (1.6) Đơn vị của thông lượng bức xạ là n/m2s. Ví dụ : Q = 3,14.107 n/s ; r = 1m. GVHD : Ths.GVC. Hoàng Xuân Dinh 5 SVTH: Ngô Hồng Yến Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành SP Vật Lý - CN ϕ (n) = Q/4πr2 = (3,14. 107)/(4π) 1.1.3.7 Kerma và suất Kerma Kerma K – động năng giải phóng trong vật chất, là tổng động năng ban đầu của các hạt mang điện giải phóng trong một đơn vị khối lượng. K = dEK/dm = dEK/ρdV (1.7) Đơn vị trong hệ SI là J/kg. Suất Kerma K’ được coi là tốc độ giải phóng tổng động năng của hạt trong một đơn vị thời gian dt : K’ = dK/dt (1.8) 1.1.4 Quy luật phân rã phóng xạ Tính phóng xạ phụ thuộc vào hai nhân tố, thứ nhất là tính không bền vững của hạt nhân do số N quá cao hoặc quá thấp so với Z và thứ hai là quan hệ khối lượng giữa hạt nhân mẹ, hạt nhân con và hạt nhân được phát ra. Tính phóng xạ không phụ thuộc vào tính chất hóa học và vật lí của hạt nhân đồng vị vì vậy không thể thay đổi bằng bất cứ cách nào. Khi phân rã phóng xạ, số hạt nhân chưa bị phân rã sẽ giảm theo thời gian. Giả sử ở thời điểm t, số hạt nhân phóng xạ chưa bị phân rã là N. Sau thời gian dt số đó trở thành N – dN vì có dN hạt nhân đã bị phân rã. Độ giảm số hạt nhân chưa bị phân rã – dN tỉ lệ với N và dt : -dN = λ.N.dt (1.9) Trong đó hệ số tỉ lệ λ gọi là hằng số phân rã, có giá trị xác định đối với mỗi đồng vị phóng xạ. Từ công thức trên ta suy ra : dN/N = -λ.dt (1.10) Thực hiện phép lấy tích phân ta có : N = No.e- λ.t (1.11) Trong đó No là số hạt nhân chưa bị phân rã ở thời điểm ban đầu t = 0, N là số hạt nhân chưa bị phân rã ở thời điểm t. Đây là quy luật phân rã của hạt nhân phóng xạ. Thời gian sống trung bình của hạt nhân được tính theo công thức : τ = 1/ λ. Công thức cho thấy thời gian sống trung bình của hạt nhân phóng xạ bằng nghịch đảo của hằng số phân rã. Khi thay t = T vào (1.11) ta có : N(τ) = No e-λ.τ = No/e GVHD : Ths.GVC. Hoàng Xuân Dinh 6 (1.12) SVTH: Ngô Hồng Yến Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành SP Vật Lý - CN Để phân biệt tốc độ phân rã của hạt nhân phóng xạ người ta dùng đại lượng thời gian bán rã T. Đó là thời gian để số hạt nhân phóng xạ giảm đi một nữa. thay t = T vào (1.11) ta có: N(T) = No/2 = No.e-λt (1.13) Do đó: T = ln2/λ = 0,693/ λ (1.14). Trên hình 1.1 trình bày sự phụ thuộc N(t) theo thời gian dựa vào công thức (1.11). Quy luật này rất đơn giản là cứ sau một thời gian bán rã T thì số hạt nhân phóng xạ giảm đi còn một nửa. N(t) No 1/2 No 1/4 No 1/8 No T 2T 3T Hình 1.1. Quy luật phân rã phóng xạ t Từ định nghĩa của thời gian bán rã T suy ra rằng số hạt nhân đồng vị phóng xạ N còn lại sau n khoảng thời gian bán rã liên hệ với hạt nhân đồng vị phóng xạ ban đầu No theo công thức sau: N/No = (No.e- λ.t )/No = e- λ.t = e-ln2/T (1.15) 1.2 CÁC LOẠI BỨC XẠ Các nguồn phóng xạ phát ra các hạt bức xạ như hạt alpha, beta, gamma và neutron. Các bức xạ này có những ảnh hưởng khác nhau lên cơ thể con người. 1.2.1 Bức xạ Alpha Bức xạ alpha được phát bởi các nguyên tử của các nguyên tố nặng như Uran, Radi, Radon, và Plutoni. Trong không gian, bức xạ alpha không truyền đi được xa và bị cản lại toàn bộ bởi một tờ giấy hoặc bởi lớp màng bên ngoài của da. Tuy nhiên, nếu một chất phát tia alpha được đưa vào trong cơ thể, nó sẽ phát ra năng lượng ảnh hưởng tới các GVHD : Ths.GVC. Hoàng Xuân Dinh 7 SVTH: Ngô Hồng Yến Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành SP Vật Lý - CN tế bào xung quanh. Ví dụ như trong phổi, nó có thể tạo ra liều chiếu trong đối với các mô nhạy cảm, mà các mô này thì không có lớp bảo vệ bên ngoài giống như da. Do bức xạ alpha gồm các hạt mang điện tích dương, có điện tích +2e và có khối lượng gần bằng bốn lần khối lượng proton. Vì khối lượng lớn như thế nên vận tốc của chúng tương đối nhỏ, vì thế tính đâm xuyên kém do bị mất năng lượng nhanh khi đi vào vật chất. Một điểm đáng nói là, mỗi nguyên tố phóng xạ phát ra các hạt alpha luôn luôn với một năng lượng xác định ( hoặc một vài giá trị năng lượng xác định), gọi là đơn năng. 1.2.2 Bức xạ Beta Bao gồm các electron có khối lượng gần bằng 1/2000 khối lượng của một proton hay neutron, vì khối lượng nhỏ hơn rất nhiều so với hạt alpha và các hạt beta có động năng vào khoảng vài MeV nên vận tốc của chúng lớn và nó có thể xuyên sâu hơn. Một điểm khác biệt nữa là trong khi năng lượng của hạt alpha là đơn năng thì năng lượng trong phóng xạ beta là đa năng, năng lượng của nó trải dài trên mọi giá trị liên tục trong một khoảng giới hạn nào đó. Bức xạ beta được phát ra từ một số vật liệu phóng xạ, chẳng hạn như Triti, Cacbon-14, Photpho-32, và Stronti-90. Tuy bức xạ beta có khả năng đâm xuyên sâu hơn nhưng nó vẫn bị cản lại bởi tấm kim loại, kính hay quần áo bình thường và nó có thể xuyên qua được lớp ngoài da. Nó có thể làm tổn thương lớp da bảo vệ. Trong vụ tai nạn ở nhà máy điện hạt nhân Chernobyl năm 1986, các tia beta mạnh đã làm cháy da những người cứu hỏa. Nếu các bức xạ beta phát ra trong cơ thể, nó có thể chiếu xạ trong lên các mô trong đó. Hình 1.1 Khả năng Về sau, người ta cũng phát hiện ra một loại phóng xạ beta khác có bản chất giống như phân rã beta đã nói trên, đâm xuyên của tia beta, alpha, gamma chỉ khác nó là dòng các hạt mang điện tích dương, độ lớn điện tích bằng độ lớn điện tích electron, gọi là positron. Người ta gọi phân rã này là phân rã β+, phân biệt với nó là phân rã β-. 1.2.3 Bức xạ Gamma Bức xạ gamma là dạng năng lượng sóng điện từ, là dòng các photon năng lượng cao. Các photon này có bước sóng vào khoảng 10-10 cm, tức là ngắn hơn bước sóng ánh sáng khả kiến hàng triệu lần. Nó đi được khoảng cách lớn trong không khí và có độ đâm GVHD : Ths.GVC. Hoàng Xuân Dinh 8 SVTH: Ngô Hồng Yến Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành SP Vật Lý - CN xuyên mạnh. Tia gamma được tạo ra do sự tự phân rã của chất phóng xạ, chẳng hạn như Cobalt-60, Xedi-137. Điểm đáng chú ý là phân rã gamma không làm thay đổi thành phần cấu trúc của hạt nhân mà chỉ thay đổi trạng thái năng lượng của nó. Khi tia gamma bắt đầu đi vào vật chất, cường độ của nó cũng bắt đầu giảm. Trong quá trình xuyên vào vật chất, tia gamma va chạm với các nguyên tử. Các va chạm đó với tế bào của cơ thể sẽ làm tổn hại cho da và các mô ở bên trong. Các vật liệu đặc như chì, bê tông là tấm chắn lý tưởng đối với tia gamma. 1.2.4 Bức xạ Neutron Neutron là hạt trung hòa về điện. Các neutron thường gặp trong các nguồn neutron hay các nhà máy phát neutron, các lò phản ứng hạt nhân. Trong đó, nguồn neutron mạnh nhất là lò phản ứng hạt nhân. Hạt neutron được giải phóng sau phản ứng phân hạch hạt nhân Uranium hoặc Plutonium, bản thân nó không phải là bức xạ ion hóa nhưng nếu va chạm với các hạt nhân khác, nó có thể kích hoạt các hạt nhân hoặc gây ra tia gamma hay các hạt điện tích thứ cấp gián tiếp gây ra bức xạ ion hóa. Neutron có sức xuyên mạnh hơn tia gamma và chỉ có thể bị ngăn chặn lại bởi tường bê tông dày, bởi nước hoặc tấm chắn Paraphin. Bức xạ neutron chỉ tồn tại trong lò phản ứng hạt nhân và các nhiên liệu hạt nhân. 1.2.5 Bức xạ tia X Tia X có những đặc điểm tương tự như tia gamma, nhưng bức xạ gamma được phát bởi hạt nhân nguyên tử, còn tia X do con người tạo ra trong một ống tia X mà bản thân nó không có tính phóng xạ. Tia X bao gồm một hỗn hợp của các bước sóng khác nhau, trong khi năng lượng tia gamma có một giá trị cố định (hoặc hai) đặc trưng cho các chất phóng xạ. GVHD : Ths.GVC. Hoàng Xuân Dinh 9 SVTH: Ngô Hồng Yến Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành SP Vật Lý - CN Chương 2 : CÁC NGUỒN BỨC XẠ Các nguồn bức xạ bao gồm các nguồn phóng xạ nhân tạo do con người chế tạo bằng cách chiếu các chất trong các lò phản ứng hạt nhân hay máy gia tốc. Và nguồn phóng xạ tự nhiên gồm các chất phóng xạ có nguồn gốc bên ngoài trái đất như các tia vũ trụ và các chất phóng xạ có nguồn gốc từ trái đất như các chất phóng xạ có trong đất đá, trong khí quyển, trong nước. Sau đây, chúng ta sẽ xem xét các nguồn bức xạ thường gặp. 2.1 NGUỒN BỨC XẠ TỰ NHIÊN Theo các chuyên gia, con người hằng năm vẫn phải chịu một nguồn bức xạ tự nhiên chiếu xạ vào cơ thể. Sau khi tìm hiểu và tập hợp số liệu từ nhiều nước trên thế giới, tổ chức khoa học Liên Hợp Quốc về đánh giá ảnh hưởng của phóng xạ (UNSCEAR là viết tắt của cụm từ ‘‘United Nations Scientific Committee on the Effects of Atomic Radiation’’) đã đưa ra con số về liều bức xạ trung bình toàn cầu là 2,4 mSv/ năm. Nguồn bức xạ tự nhiên là các chất đồng vị phóng xạ có mặt trên trái đất, trong nước, hay trong bầu khí quyển. 2.1.1 Bức xạ vũ trụ 2.1.1.1 Các nhân phóng xạ từ vũ trụ Các bức xạ vũ trụ có rất nhiều trong không gian, chúng tồn tại chủ yếu ngoài hệ mặt trời của chúng ta. Chúng có nhiều dạng khác nhau, từ những hạt nặng có vận tốc rất lớn đến các photon năng lượng cao. Tầng trên của khí quyển trái đất tác dụng với nhiều loại tia vũ trụ (tia vũ trụ là các bức xạ proton, alpha, ... năng lượng cao rơi vào khí quyển trái đất từ không gian bên ngoài) và làm sinh ra các nhân phóng xạ. Phần lớn các nhân phóng xạ này có thời gian bán rã ngắn hơn các nhân phóng xạ tự nhiên có trên trái đất. Trong bảng 2.1 đã trình bày các nhân phóng xạ chủ yếu bắt nguồn từ vũ trụ. Bảng 2.1 Các nhân phóng xạ chủ yếu bắt nguồn từ vũ trụ. Nhân phóng xạ Thời gian bán rã Nguồn gốc Hoạt độ tự nhiên C14 5600 năm Các tương tác vũ trụ. 0,22 Bq/g H3 12,3 năm Các tương tác vũ trụ với N hay O. 1,2.10-3 Bq/kg Be7 53,28 ngày Các tương tác vũ trụ với N và O. 0,01 Bq/kg GVHD : Ths.GVC. Hoàng Xuân Dinh 10 SVTH: Ngô Hồng Yến Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành SP Vật Lý - CN Ngoài ra, còn có các nhân phóng xạ vũ trụ khác là Be10, Al26, Cl36, C14, Si32, Na22, S35, Na24, S38,... 2.1.1.2 Bức xạ vũ trụ Cùng với các nhân phóng xạ tạo nên khi các tia vũ trụ tương tác với lớp khí quyển, bản thân các tia vũ trụ cũng góp phần vào tổng liều hấp thụ của con người. Bức xạ vũ trụ được chia làm hai loại là bức xạ sơ cấp và bức xạ thứ cấp. Bức xạ vũ trụ sơ cấp được tạo nên bởi những hạt năng lượng cực kì cao (lên tới 1018 eV), và chủ yếu là các proton cùng với một số hạt khác có năng lượng lớn hơn. Phần lớn các tia vũ trụ sơ cấp đến từ bên ngoài hệ mặt trời còn một phần đến từ mặt trời do quá trình cháy sáng của mặt trời. Một số nhỏ bức xạ vũ trụ sơ cấp xuyên xuống bề mặt trái đất, còn phần lớn chúng tương tác với khí quyển. Khi tương tác với khí quyển, chúng sinh ra các bức xạ vũ trụ thứ cấp hoặc ánh sáng mà ta có thể nhìn thấy được trên mặt đất. Những phản ứng này làm sinh ra các bức xạ có năng lượng thấp hơn, bao gồm việc hình thành các photon ánh sáng, các electron, các neutron và các hạt muyon rơi xuống mặt trái đất. Lớp khí quyển và từ trường trái đất có tác dụng như một lớp vỏ bọc che chắn các tia vũ trụ, làm giảm số lượng của chúng có thể đến được bề mặt trái đất. Như vậy liều bức xạ con người nhận được sẽ phụ thuộc vào độ cao mà người đó đang ở. Từ bức xạ vũ trụ, hằng năm con người có thể nhận một liều cỡ 0,27 mSv và con số này nhân lên gấp đôi cứ một lần tăng độ cao lên 2000m. Khi đi máy bay có thể cộng thêm vài mSv vào liều hằng năm của người đó, tùy thuộc vào mức độ bay thường xuyên hay không cũng như thời gian bay trong khoảng không. 2.1.2 Bức xạ trong vỏ trái đất Các nhân phóng xạ trong vỏ trái đất gồm các họ phóng xạ Uranium, Thorium và các hạt nhân phóng xạ nhẹ khác như K40, Rb87,... Chiếu xạ này trung bình khoảng 0,45 mSv/ năm. Tuy nhiên có thể đạt đến 1,8 mSv/ năm và nhiều nơi trên trái đất lên tới 16 mSv/ năm (bang Nimasgerais ở Brazil, bang Kerela ở Ấn Độ). 2.1.2.1 Bức xạ từ mặt đất Trong tự nhiên có nhiều đồng vị phóng xạ, tuy nhiên các nhân phóng xạ phổ biến nhất trong vỏ trái đất thường là các đồng vị sống lâu, được nêu trong bảng 2.2. Trong bảng này cũng dẫn ra hàm lượng trung bình của chúng trong đất đá ở bề mặt trái đất. GVHD : Ths.GVC. Hoàng Xuân Dinh 11 SVTH: Ngô Hồng Yến Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành SP Vật Lý - CN Bảng 2.2 Các nhân phóng xạ tự nhiên phổ biến nhất trong vỏ trái đất. Nhân phóng xạ Hoạt động tự nhiên U235 0,72% của tổng số uran tự nhiên. Th232 1,6 đến 20 g/kg trong tất cả các loại đá. Rn222 (Dạng khí) nồng độ trung bình hàng năm tại Mỹ từ 0,6 Bq/m3 đến 18 Bq/m3. K40 Có trong đất (37 – 1100) Bq/kg. U238 99,2745% của tổng số uran tự nhiên. Uranium tự nhiên chiếm từ 0,5 đến 4,7 g/kg trong đất đá. Ra226 16 Bq/kg trong các loại đá vôi và 48 Bq/kg trong đá nham thạch. 2.1.2.2 Bức xạ từ không khí Do khí phóng xạ bốc lên từ vỏ trái đất chủ yếu là khí Radon. Khí Radon này lẫn vào không khí, con người hít khí Radon và tạo ra phóng xạ con người, sau đó khí này lại đâm từ cơ thể ra ngoài tự nhiên. Tuy nhiên, chiếu xạ gây ra bởi nguyên nhân này là tương đối yếu, trung bình 0,05 mSv/ năm. Radon-222 (Rn222) và các sản phẩm phân rã sống ngắn của nó (Po214, Pb214, Bi214, Po214) xâm nhập cơ thể người qua đường hô hấp. Trong không khí gần mặt đất, lượng Rn222 thay đổi trong khoảng từ 0,1 đến 10 Bq/ m3 (trung bình là 3 Bq/ m3). Chu kỳ bán rã của Rn222 là 3,8 ngày. 2.1.2.3 Bức xạ trong vật liệu xây dựng nhà ở Trong các vật liệu xây dựng nhà ở có một số nhân phóng xạ. Bảng 2.3 trình bày một số vật liệu xây dựng cơ bản thường gặp trong các công trình xây dựng và những số liệu ước tính về Uranium, Thorium, và Potassium. GVHD : Ths.GVC. Hoàng Xuân Dinh 12 SVTH: Ngô Hồng Yến Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành SP Vật Lý - CN Bảng 2.3 Hoạt độ các nhân phóng xạ có trong một số vật liệu xây dựng cơ bản. (Được tính theo đơn vị Bq/kg). Vật liệu Uranium Thorium Kali - 40 Cát sỏi 6 7 414 Xi măng 46 21 237 Bê tông cát sỏi 11 8,5 385 Thạch cao thiên nhiên 15 7,4 148 Radon thoát ra từ đất và các vật liệu xây dựng, do đó lượng Radon trong các phòng kín lớn hơn rất nhiều so với ngoài trời. Trên phạm vi toàn cầu, trong quy mô của từng nước, người ta đã nghiên cứu xác định lượng Radon trong các nhà ở: Ở Châu Âu trung bình từ 20 đến 50 Bq/ m3, ở Mỹ trung bình là 55 Bq/ m3. Ở Việt Nam chưa có đầy đủ số liệu thống kê. Tuy nhiên kết quả của một số nghiên cứu cho thấy lượng Radon trong nhà ở khu vực Hà Nội vào khoảng 30 Bq/ m3, ở miền núi thường lớn hơn vài lần. Lượng Radon trong nhà ở phụ thuộc vào từng vùng địa lý, khí hậu,… Trong một nhà tầng thấp có lượng Radon nhiều hơn tầng cao, trong phòng thoáng lượng Radon ít hơn so với phòng kín. 2.1.2.4 Bức xạ trong nước và thức ăn Nước có chứa K40 và các nguyên tố phóng xạ khác gây chiếu xạ lên cơ thể trung bình đạt tới 0,25 mSv/ năm. Theo Trưởng ban kế hoạch và quản lý khoa học (Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam) cho biết nguồn bức xạ tự nhiên có từ cây, cỏ, hoa, lá, thực phẩm,... Do các đồng vị phóng xạ sinh ra mà mắt thường ta không thể nhìn thấy được. Phóng xạ này có ảnh hưởng từ ngàn xưa đến nay và ảnh hưởng đến con người từ đời này sang đời khác. Các bức xạ tự nhiên này chiếu xạ lên cơ thể người theo hai cách : chiếu xạ trong do ăn uống, hít phải và chiếu xạ ngoài. 2.1.2.5 Những vùng có nhân phóng xạ cao trên thế giới Mức nhân phóng xạ được hình thành từ các nguồn thuộc vỏ trái đất (K40, Th232, Ra226,...) và các tia vũ trụ hay tro bụi phóng xạ. Mức nhân phóng xạ gần như không đổi trên phạm vi toàn thế giới và nằm trong khoảng từ 0,08 đến 0,15 µGy/h. Có một số khu vực trên thế giới với mật độ dân cư đông và mức nhân phóng xạ cũng cao. Mức nhân cao nhất được tìm thấy ở Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc. Mức nhân phóng xạ cao chủ yếu do GVHD : Ths.GVC. Hoàng Xuân Dinh 13 SVTH: Ngô Hồng Yến Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành SP Vật Lý - CN nồng độ các chất khoáng có các nguyên tố đất hiếm rất khó hòa tan có trong các bãi cát ven biển cùng với khoáng chất ilmenit, cát có màu đen đặc trưng. Các nhân phóng xạ chính có trong monazit là các nhân trong dãy Thorium, và đôi khi cũng có cả Uranium và con cháu của nó là Ra226. Tại Brazil, quặng monazit tìm thấy ở một số dãy bờ biển nhất định. Mức phóng xạ của những loại cát đen này có thể lên đến 50 µGy/h, vào khoảng 400 lần cao hơn mức bình thường. Một số đường phố chính của các thành phố xung quanh có mức nhân phóng xạ cao cỡ 1,3 µGy/h, tức là khoảng 10 lần cao hơn mức bình thường. Một số vùng khác tại Brazil có mức nhân phóng xạ cao hơn bình thường là do các vùng đó hình thành các vỉa quặng đất hiếm lớn có dạng những quả đồi cao khoảng 250 m so với các vùng xung quanh. Phần chính của mỏ quặng nằm gần đỉnh quả đồivà chứa một lượng phóng xạ ước tính khoảng 30.000 tấn Thorium và 100.000 tấn các nguyên tố đất hiếm. Mức phóng xạ gần đỉnh quả đồi khoảng 10 – 20 µGy/h trên một diện tích khoảng 30.000 m2. Các cây cối thực vật ở đây do hấp thụ quá nhiều Ra226 nên tự chúng có thể phát tia X. Bên bờ biển phía tây – nam Ấn Độ quặng monazit còn lớn hơn cả ở Brazil. Mức liều bức xạ trung bình ở đây cũng vào cỡ mức liều ở Brazil, vào khoảng 5 – 6 mGy/năm, một số điểm lên tới 32,6 mGy/năm. Tại một vùng ở Trung Quốc có suất liều bức xạ tự nhiên cỡ 3 – 4 mGy/năm. Kết quả này cũng do monazit chứa Thorium gây nên. Theo tài liệu của Hội đồng về các hiệu ứng sinh học do bức xạ ion hóa BEIR V (Committee on the Biological Effects of Ionizing Radiation), báo cáo về ảnh hưởng của các mức phóng xạ thấp đối với sức khỏe thì trong các vùng có nhân phóng xạ cao có hiện tượng biến đổi nhiễm sắc thể xảy ra cao hơn. Đã quan sát thấy hiện tượng này ở những nhân viên bức xạ và những người bị chiếu ở liều cao. Không có sự gia tăng các trường hợp bị ung thư trong số dân chúng cư trú trong các vùng có mức phóng xạ cao nêu trên. 2.2 BỨC XẠ NHÂN TẠO Những hoạt động của con người cũng tạo ra các chất phóng xạ được tìm thấy trong môi trường và cơ thể. Hiện nay, các bức xạ có ngay trong các lĩnh vực trong đời sống hằng ngày của con người như là trong y tế, công – nông nghiệp,… Một số chất đã được thải vào khí quyển do các vụ thử vũ khí hạt nhân và phần nhỏ hơn nhiều là các nhà máy điện hạt nhân,… 2.2.1 Bức xạ trong y tế Trong lĩnh vực y tế hiện nay đang sử dụng phổ biến các nguồn bức xạ để phục vụ cho việc chẩn đoán, điều trị bệnh (đặc biệt là điều trị ung thư) như máy X – quang chẩn đoán, máy xạ trị và dược chất phóng xạ. Tuy nhiên, đây cũng chính là “ con dao hai lưỡi” cực kì nguy hiểm, bởi nếu không được trang thiết bị dù điều kiện an toàn và kiểm GVHD : Ths.GVC. Hoàng Xuân Dinh 14 SVTH: Ngô Hồng Yến Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành SP Vật Lý - CN soát chặt chẽ thì đây lại là một tác hại nguy hiểm đối với nhân viên y tế, người bệnh và môi trường. Trong chiếu xạ nhân tạo thì chiếu xạ y học là nguồn chủ yếu. Trong đó liều lượng đóng góp chủ yếu là do chẩn đoán bằng X – quang. Bảng 2.4 Liều lượng do chiếu xạ y học Nguồn gốc mSv/năm X – quang và chẩn đoán 0,6 X – quang và phóng xạ điều trị 0,03 Chẩn đoán y học hạt nhân 0,002 Hiện nay, trong y tế các nguồn phóng xạ được sử dụng để chẩn đoán và điều trị bệnh. Có thể phân nguồn phóng xạ trong y tế thành hai loại chính: nguồn từ máy X – quang (nghĩa là dùng chùm tia X có cường độ tương đối mạnh chiếu nhanh trong thời gian ngắn dùng trong chụp hình giúp cho việc chẩn đoán bệnh dễ dàng và chính xác hơn. Ngoài ra, còn có nguồn từ máy phát tia X, các nguồn phóng xạ phát ra các chùm tia tương đối yếu và được chiếu liên tục trong soi hình). Nguồn thứ hai là sử dụng các đồng vị phóng xạ để điều trị bệnh. Nguồn này lại được chia làm hai loại: nguồn kín và nguồn hở. Nguồn kín là các máy có sử dụng đồng vị phóng xạ như máy xạ trị Cobalt, máy gia tốc điện từ tuyến tính tạo chùm electron hay tia X với năng lượng 4 – 25 MeV, dao phẫu thuật bằng tia gamma,… Nguồn hở là các chất phóng xạ được đưa trực tiếp vào trong cơ thể qua đường tiêu hóa hoặc tiêm để chẩn đoán và chữa trị bệnh (hay còn gọi là phương pháp điều trị chiếu trong) bằng cách tiêm hoặc uống.các nguồn này thường phát ra năng lượng bức xạ Beta. Bảng 2.5 Một số đồng vị phóng xạ (ĐVPX) được sử dụng trong y tế ĐVPX Bi-213 (46 m) Co-60 (5,27 y) Ho-166(26h), Cu-64 (13 h) I-125 (60d) Ir-192 (74 d), Pd-103 (17 d) Fe-59 (46 d) Lu-177 (6,7 d), I-131 (8 d) P-32 (14 d), Y-90 (64 h) Re-186 (3,8 d), Sm-153 (47 h), Sr-89 GVHD : Ths.GVC. Hoàng Xuân Dinh Phát ra bức xạ Alpha Gamma Tia X Gamma Tia X, beta Gamma Gamma Beta Beta, gamma 15 Ứng dụng Điều trị ung thư Xạ trị ngoài, khử trùng Chẩn đoán, điều trị Chẩn đoán Xạ trị trong Chẩn đoán Chụp ảnh Xạ trị Giảm đau SVTH: Ngô Hồng Yến
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng