Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị ...

Tài liệu ảnh hưởng cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam luận văn thạc sĩ

.PDF
146
114
76

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG *** BÙI VĂN THỤY ẢNH HƯỞNG CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Đồng Nai, Năm 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG *** BÙI VĂN THỤY ẢNH HƯỞNG CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS LÊ THỊ LANH Đồng Nai, Năm 2015 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tác giả xin gửi lời biết ơn đến gia đình đã luôn động viên, khích lệ và đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để hoàn thành tốt luận văn này. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy cô trường Đại Học Lạc Hồng đã truyền cho tác giả những kiến thức, nhiệt huyết quý báu trong suốt quá trình theo học và thực hiện luận văn này. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Cô PGS.TS Lê Thị Lanh, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian học tập tại trường cũng như suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Cuối cùng, tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo trường Đại học Lạc Hồng, Ban lãnh đạo Khoa sau đại học, Ban lãnh đạo Khoa Tài chính-Kế toán, đã tạo mọi điều kiện, cũng như hỗ trợ tác giả thực hiện luận văn này. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn học viên lớp 13CT911 đã hỗ trợ tác giả thực hiện luận này. Lời cuối, Tác giả xin gửi lời chúc Ban lãnh đạo nhà trường, Ban lãnh đạo khoa Sau đại học, Quý Thầy cô và các bạn học viên thật nhiều sức khỏe, gặt hái được nhiều thành công trong công việc và sự nghiệp giáo dục. Trân trọng cảm ơn. Đồng Nai, ngày 20 tháng 9 năm 2015 Học viên Bùi Văn Thụy LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Ảnh hưởng cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện, được xuất phát từ tình hình thực tiễn với sự hướng dẫn, hỗ trợ từ Cô PGS.TS Lê Thị Lanh. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận văn. Số liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Đồng Nai, ngày 20 tháng 09 năm 2015 Học viên Bùi Văn Thụy MỤC LỤC Trang Bìa chính Bìa phụ Lời cảm ơn. Lời cam đoan. Mục lục Tóm tắt luận văn Danh mục viết tắt Danh mục bảng biểu CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ......................................... 1 1.1 Lý do thực hiện đề tài ........................................................................................... 1 1.2 Các nghiên cứu có liên quan ................................................................................ 3 1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài ........................................................... 5 1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................... 5 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 6 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 6 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 6 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 6 1.5. Phương pháp thực hiện ........................................................................................ 6 1.6. Những đóng góp mới của đề tài .......................................................................... 6 1.7. Kết cấu của đề tài ................................................................................................ 7 Kết luận chương 1 ...................................................................................................... 8 CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ........................................................................................................... 9 2.1 Tổng quan về cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động ............................................... 9 2.1.1 Tổng quan cấu trúc vốn ................................................................................ 9 2.1.2 Tổng quan hiệu quả hoạt động .................................................................. 12 2.1.3 Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các công ty ...... 15 2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc và hiệu quả hoạt động ....................... 16 2.2.1 Nghiên cứu của Weixu ............................................................................... 16 2.2.2 Nghiên cứu của Dimitris Margaritis & Maria Psillaki .............................. 17 2.2.3 Nghiên cứu của Zeitun & Tian ................................................................... 18 2.2.4 Nghiên cứu của Onaolapo & Kajola ......................................................... 18 2.2.5 Nghiên cứu của Mahfuzah Salim & Dr.Raj Yadav ................................... 19 Kết luận chương 2 .................................................................................................... 21 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 22 3.1 Quy trình nghiên cứu . ........................................................................................ 22 3.2 Mô hình nghiên cứu và mô tả các biến . ............................................................. 23 3.2.1 Mô hình hồi quy với dữ liệu bảng .............................................................. 23 3.2.1.1 Theo mô hình Pooled .......................................................................... 23 3.2.1.2 Theo mô hình FEM ............................................................................ 23 3.2.1.3 Theo mô hình REM ............................................................................. 23 3.2.2 Mô tả các biến ............................................................................................ 25 3.2.2.1 Biến phụ thuộc .................................................................................... 25 3.2.2.2 Biến độc lập ........................................................................................ 26 3.2.2.3 Biến kiểm soát ..................................................................................... 26 3.3 Thu thập dữ liệu và mô hình nghiên cứu thực nghiệm . ..................................... 27 3.3.1 Thu thập dữ liệu ......................................................................................... 27 3.3.2 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm .............................................................. 28 3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu . ......................................................................... 31 3.4.1 Phân tích thống kê mô tả ............................................................................ 31 3.4.2 Phân tích ma trận tương quan .................................................................... 31 3.4.3 Phân tích hồi quy ........................................................................................ 31 3.4.3.1 Kiểm định đa cộng tuyến ................................................................... 31 3.4.3.2 Kiểm định hiện tượng tự tương quan ................................................. 32 3.4.3.3 Kiểm định sự phù hợp của mô hình ................................................... 32 Kết luận chương 3 .................................................................................................... 33 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 34 4.1 Kết quả phân tích thống kê mô tả các biến ........................................................ 34 4.2 Phân tích ma trận tương quan ............................................................................ 36 4.3 Kiểm định lựa chọn mô hình hồi quy ................................................................. 39 4.4 Kết quả hồi quy .................................................................................................. 45 4.4.1 Kết quả hồi quy mô hình 1 ......................................................................... 45 4.4.1.1 Kết quả hồi quy mô hình 1 theo tổng thể ........................................... 45 a. Kết quả hồi quy mô hình 1A ................................................................. 45 b. Kết quả hồi quy mô hình 1B ................................................................. 46 c. Kết quả hồi quy mô hình 1C ................................................................. 46 4.4.1.2 Kết quả hồi quy mô hình 1 theo ngành .............................................. 47 4.4.2 Kết quả hồi quy mô hình 2 ........................................................................ 48 4.4.2.1 Kết quả hồi quy mô hình 2 theo tổng thể ........................................... 48 a. Kết quả hồi quy mô hình 2A ................................................................. 48 b. Kết quả hồi quy mô hình 2B ................................................................. 49 c. Kết quả hồi quy mô hình 2C ................................................................. 49 4.4.2.2 Kết quả hồi quy mô hình 2 theo ngành .............................................. 50 4.4.3 Kết quả hồi quy mô hình 3 ........................................................................ 51 4.4.3.1 Kết quả hồi quy mô hình 3 theo tổng thể ........................................... 51 a. Kết quả hồi quy mô hình 3A ................................................................. 51 b. Kết quả hồi quy mô hình 3B ................................................................. 52 c. Kết quả hồi quy mô hình 3C ................................................................. 53 4.4.3.2 Kết quả hồi quy mô hình 3 theo ngành .............................................. 54 4.4.4 Kết quả hồi quy mô hình 4 ........................................................................ 54 4.4.4.1 Kết quả hồi quy mô hình 4 theo tổng thể ........................................... 55 a. Kết quả hồi quy mô hình 4A ................................................................. 55 b. Kết quả hồi quy mô hình 4B ................................................................. 55 c. Kết quả hồi quy mô hình 4C ................................................................. 56 4.4.4.2 Kết quả hồi quy mô hình 4 theo ngành .............................................. 57 4.5 Kiểm định mô hình ............................................................................................. 58 4.5.1 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ........................................................ 58 4.5.1.1 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến mô hình 1 ................................. 58 4.5.1.2 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến mô hình 2 ................................. 58 4.5.1.3 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến mô hình 3 ................................. 59 4.5.1.4 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến mô hình 4 ................................. 60 4.5.2 Kiểm định hiện tượng tự tương quan ........................................................ 60 4.5.2.1 Kiểm định hiện tượng tự tương quan mô hình 1 ................................. 60 4.5.2.2 Kiểm định hiện tượng tự tương quan mô hình 2 ................................. 61 4.5.2.3 Kiểm định hiện tượng tự tương quan mô hình 3 ................................. 61 4.5.2.4 Kiểm định hiện tượng tự tương quan mô hình 4 ................................. 61 4.5.3 Kiểm định sự phù hợp của mô hình .......................................................... 62 4.5.3.1 Kiểm định sự phù hợp của mô hình 1 ................................................. 62 4.5.3.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình 2 ................................................. 63 4.5.3.3 Kiểm định sự phù hợp của mô hình 3 ................................................. 64 4.5.3.4 Kiểm định sự phù hợp của mô hình 4 ................................................. 65 4.6 Thảo luận ............................................................................................................ 66 Kết luận chương 4 .................................................................................................... 67 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................. 68 5.1 Kết luận .............................................................................................................. 68 5.2 Khuyến nghị ....................................................................................................... 69 5.3 Hạn chế của đề tài và định hướng nghiên cứu tiếp theo .................................... 71 5.3.1 Hạn chế của đề tài ...................................................................................... 71 5.3.2 Định hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................... 71 Kết luận chương 5 .................................................................................................... 72 Kết luận .................................................................................................................... 73 Tài liệu tham khảo .................................................................................................... 74 Phụ lục ...................................................................................................................... 76 TÓM TẮT LUẬN VĂN Xác định và đánh giá mức độ tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của công ty là một chủ đề rất quan trọng, thu hút được sự quan tâm của các nhà quản trị doanh nghiệp cũng như các nhà nghiên cứu khoa học. Trong những thập niên vừa qua ở các nước phát triển đã có nhiều cuộc nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, vấn đề này được nghiên cứu áp dụng trong giai đoạn 2010-2014 ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào. Mục tiêu của tác giả trong nghiên cứu này là xem xét ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận văn của tác giả sẽ trả lời các câu hỏi: Cấu trúc vốn của công ty thể hiện ở những chỉ tiêu nào? Hiệu quả hoạt động của công ty thể hiện ở những chỉ tiêu nào? Cấu trúc vốn ảnh hưởng như thế nào tới hiệu quả hoạt động của công ty? Mô hình và giả thuyết nghiên cứu được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận và một số nghiên cứu có liên quan trên thế giới. Nghiên cứu sử dụng số liệu của 427 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2010-2014. Tác giả sử dụng phần mềm Eviews 18.0 để xử lý dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong các biến STD, LTD, TD, SIZE (Quy mô doanh nghiệp), GROWTH (tốc độ tăng trưởng tổng tài sản) tác động đến hiệu quả hoạt động của các công ty đo bằng ROE, ROA, Tobin’s Q, EPS. Ngài ra sự tác động của các biến trong mô hình cũng tác động lến hiệu quả hoạt động của công ty có sự khác biệt giữa các ngành, nghĩa là yếu tố ngành có ảnh hưởng tới ROE, ROA, Tobin’s Q, EPS. Kết quả nghiên cứu của tác giả cũng phù hợp với một số kết quả nghiên cứu có liên quan trước đây. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất các kiến nghị phù hợp đối với công ty nhằm cải thiện cơ cấu vốn và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty. DANH MỤC VIẾT TẮT AGE: Số năm thành lập của công ty. CSH: Chủ sở hữu. CTNY: Công ty niêm yết DN: Doanh nghiệp. EPS: Thu nhập trên mỗi cổ phiếu. FEM: Mô hình ảnh hưởng cố định GROWTH: Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản. HQHD: Hiệu quả hoạt động INDUST: Ngành nghề kinh doanh. INT: Tỷ trọng tài sản lưu động. LTD: Tỷ số nợ dài hạn trên tổng tài sản. MBVR: Tỷ số giá thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu. OLS: Phương pháp bình phương bé nhất. OWN: Cấu trúc vốn sở hữu. P/E: Giá mỗi cổ phần trên thu nhập mỗi cổ phần. REM: Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên. ROA: Tỷ suất lời nhuận trên tổng tài sản. ROE: Tỷ suất lời nhuận trên vốn chủ sở hữu. SIZE: Quy mô công ty. STD: Tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản. TANG: Tỷ trọng tài sản cố định. TAX: Thuế thu nhập. TD: Tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản. Tobin’s Q: Chỉ số Q của Tobin. TOBIN_Q: Chỉ số Q của Tobin. TURN: Vòng quay tài sản. VCSH: Vốn chủ sở hữu. DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 3.1: Danh sách các ngành nghề và số lượng công ty nghiên cứu .................. 28 Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu ....................................................... 34 Bảng 4.2: Ma trận tương quan ................................................................................. 37 Bảng 4.3: Kết quả của kiểm định Hausman cho mô hình 1A .................................. 39 Bảng 4.4: Kết quả của kiểm định Hausman cho mô hình 1B .................................. 40 Bảng 4.5: Kết quả của kiểm định Hausman cho mô hình 1C .................................. 40 Bảng 4.6: Kết quả của kiểm định Hausman cho mô hình 2A .................................. 41 Bảng 4.7: Kết quả của kiểm định Hausman cho mô hình 2B .................................. 41 Bảng 4.8: Kết quả của kiểm định Hausman cho mô hình 2C .................................. 42 Bảng 4.9: Kết quả của kiểm định Hausman cho mô hình 3A .................................. 42 Bảng 4.10 Kết quả của kiểm định Hausman cho mô hình 3B .................................. 43 Bảng 4.11: Kết quả của kiểm định Hausman cho mô hình 3C ................................ 43 Bảng 4.12: Kết quả của kiểm định Hausman cho mô hình 4A ................................ 44 Bảng 4.13: Kết quả của kiểm định Hausman cho mô hình 4B ................................ 44 Bảng 4.14: Kết quả của kiểm định Hausman cho mô hình 4C ................................ 45 Bảng 4.15: Kết quả hồi quy mô hình 1A .................................................................. 45 Bảng 4.16: Kết quả hồi quy mô hình 1B ................................................................... 46 Bảng 4.17: Kết quả hồi quy mô hình 1C ................................................................... 46 Bảng 4.18: Bảng tổng hợp kết quả hồi quy mô hình 1 ............................................. 47 Bảng 4.19: Kết quả hồi quy của mô hình 1 (ROE) theo ngành ................................ 48 Bảng 4.20: Kết quả hồi quy mô hình 2A .................................................................. 48 Bảng 4.21: Kết quả hồi quy mô hình 2B................................................................... 49 Bảng 4.22: Kết quả hồi quy mô hình 2C ................................................................... 50 Bảng 4.23: Bảng tổng hợp kết quả hồi quy mô hình 2 ............................................. 50 Bảng 4.24: Kết quả hồi quy của mô hình 2 (ROA) theo ngành ................................ 51 Bảng 4.25: Kết quả hồi quy mô hình 3A .................................................................. 52 Bảng 4.26: Kết quả hồi quy mô hình 3B ................................................................... 52 Bảng 4.27: Kết quả hồi quy mô hình 3C .................................................................. 53 Bảng 4.28: Bảng tổng hợp kết quả hồi quy mô hình 3 ............................................. 53 Bảng 4.29: Kết quả hồi quy của mô hình 3 (Tobin_q) theo ngành ........................... 54 Bảng 4.30: Kết quả hồi quy mô hình 4A ................................................................. 55 Bảng 4.31: Kết quả hồi quy mô hình 4B ................................................................... 55 Bảng 4.32: Kết quả hồi quy mô hình 4C ................................................................... 56 Bảng 4.33: Bảng tổng hợp kết quả hồi quy mô hình 4 ............................................. 57 Bảng 4.34: Kết quả hồi quy của mô hình 4 (EPS) theo ngành ................................. 57 Bảng 4.35: Hệ số VIF mô hình 1 .............................................................................. 58 Bảng 4.36: Hệ số VIF mô hình 2 .............................................................................. 59 Bảng 4.37: Hệ số VIF mô hình 3 .............................................................................. 59 Bảng 4.38: Hệ số VIF mô hình 4 .............................................................................. 60 Bảng 4.39: Kết quả Durbin – Watson mô hình 1. ..................................................... 60 Bảng 4.40: Kết quả Durbin – Watson mô hình 2. ..................................................... 61 Bảng 4.41: Kết quả Durbin – Watson mô hình 3. ..................................................... 61 Bảng 4.42: Kết quả Durbin – Watson mô hình 4. ..................................................... 62 Bảng 4.43: Kết quả Adjusted R-squared mô hình 1 ................................................. 62 Bảng 4.44: Kết quả F-statistic và Prob (Fstatistic) mô hình 1 .................................. 62 Bảng 4.45: Kết quả Adjusted R-squared mô hình 2 ................................................. 63 Bảng 4.46: Kết quả F-statistic và Prob (F-statistic) mô hình 2 ................................. 63 Bảng 4.47: Kết quả Adjusted R-squared mô hình 3 ................................................. 64 Bảng 4.48: Kết quả F-statistic và Prob (F-statistic) mô hình 3 ................................. 64 Bảng 4.49: Kết quả Adjusted R-squared mô hình 4 ................................................. 65 Bảng 4.50: Kết quả F-statistic và Prob (F-statistic) mô hình 4 ................................. 65 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do thực hiện đề tài. Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội thế giới có nhiều diễn biến phức tạp. Xung đột và thiên tai xảy ra nhiều nơi. Kinh tế thế giới phục hồi có phần chậm. Cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn tại các khu vực và có diễn biến phức tạp như khu vực Biển Đông, Biển Hoa Đông,… Thực trạng trên tác động bất lợi đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Tính đến năm 2015 là năm thứ 8, Việt Nam rơi vào trì trệ, tăng trưởng kinh tế chậm. Đây cũng là giai đoạn bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài nhất. Nhưng không phải vì thế mà nội lực phát triển kinh tế trong nước kém phát triển. Theo Ủy ban kinh tế quốc hội, tính đến thời điểm 9 tháng đầu năm 2014 có 53,2 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký tăng 13,9%, vốn bình quân 1 doanh nghiệp là 6 tỉ đồng, tăng 24,6%, tạo việc làm cho hơn 795 nghìn lao động. Cả nước đã có gần 11,9 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2013. Về tình trạng ngừng hoạt động, phá sản doanh nghiệp, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết số doanh nghiệp giải thể, phá sản là 51.244, số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động là 18.873. Có 213 nghìn doanh nghiệp kê khai lỗ không phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp, chiếm 68,6% tổng số doanh nghiệp nộp tờ khai. Số nợ thuế khó thu tăng 7,3% so với cuối năm 2013. Một số ngành có đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước như khí thiên nhiên, bia, xi măng có sản lượng sản xuất tăng trưởng thấp, thậm chí giảm so với cùng kỳ như than, khí hóa lỏng, thuốc lá, xe máy. Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Ở Việt Nam, hoạt động của doanh nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: Tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo,... Việc sống còn của mỗi doanh nghiệp là nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn sao cho tối ưu nhất. Chủ đề về cấu trúc vốn tối ưu là đề tài của nhiều nghiên cứu. Các nghiên cứu cho rằng, các doanh nghiệp hoạt động có lãi thường sử dụng ít nợ vay hơn các doanh nghiệp có lãi ít hơn. Các nghiên cứu cũng cho thấy các doanh nghiệp có tốc 2 độ tăng trưởng cao cũng có tỷ lệ nợ/Vốn chủ sở hữu cao. Các nhân tố tác động đến cơ cấu vốn cũng tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Cơ cấu vốn tối ưu là cơ cấu vốn mà tại đó giá trị công ty là lớn nhất, hay nói cách khác là chi phí là nhỏ nhất và do vậy cũng làm tối đa hóa doanh thu của doanh nghiệp. Nếu cơ cấu vốn tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, thì cơ cấu vốn cũng sẽ tác động đến sức khỏe tài chính cũng như khả năng phá sản của doanh nghiệp. Từ góc độ của chủ nợ thì tỷ lệ/vốn chủ sở hữu giúp ích cho việc hiểu được chiến lược quản lý rủi ro của ngân hàng và bằng cách nào ngân hàng xác định được khả năng phá sản liên quan đến các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính. Tóm lại, chủ đề về cơ cấu và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp rất quan trọng đối với các nhà nghiên cứu cũng như những người làm thực tế. Khái niệm về hiệu quả hoạt động là một chủ đề gây tranh cãi trong tài chính bởi do ý nghĩa lớn của nó. Nghiên cứu về hiệu quả hoạt động doanh nghiệp xuất phát từ lý thuyết tổ chức và quản trị chiến lược (Murphy,1996). Hiệu quả hoạt động đo lường trên cả phương diện tài chính và tổ chức. Hiệu quả hoạt động tài chính như tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa lợi nhuận trên tài sản, và tối đa hóa lợi ích của cổ đông là vấn đề cốt lõi của tính hiệu quả của doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng doanh thu và thị phần, cho một định nghĩa rộng hơn về hiệu quả hoạt động. Việc đo lường hiệu quả hoạt động có thể bị tác động bởi mục tiêu của công ty mà mục tiêu này có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn cách đo lường hiệu quả hoạt động của công ty và sự phát triển của thị trường chứng khoán và thị trường vốn. Các biến đại diện cho hiệu quả hoạt động phổ biến là ROA và ROE hay lợi nhuận trên đều tư ROI. Những đo lường hiệu quả hoạt động theo kế toán này đại diện cho các chỉ số tài chính thu được từ bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập đã được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng. Ngoài ra, còn có các đo lường hiệu quả hoạt động khác được gọi là đo lường hiệu quả hoạt động thị trường, như là giá mỗi cổ phần trên thu nhập mỗi cổ phần (P/E), tỷ số thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị số sách của vốn chủ sở hữu (MBVR), và chỉ số Tobin’s Q. Hiệu quả hoạt động đo lường bằng ROA và ROE thường được sử dụng nhiều nhất. 3 Nghiên cứu của Maslis (1983) cho thấy giá của cổ phiếu có tương quan thuận với mức độ tài trợ nợ, cũng như là mối liên hệ giữa hiệu quả hoạt động doanh nghiệp với cơ cấu vốn. Cấu trúc vốn vẫn là một vấn đề gây tranh cãi vấn đề tài chính hiện đại. Trong khi các lý thuyết dự đoán rằng tại sao các công ty có một cấu trúc vốn khác nhau thì nghiên cứu này nhằm xác định kết quả sự giống và khác biệt giữa các lý thuyết và thực tế. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều quyết định quan trọng, phải kể đến đầu tiên là các quyết định đầu tư, tài trợ, và quyết định về phân chia cổ tức. Trong đó, chính sách tài trợ (huy động vốn) đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng giá trị doanh nghiệp. Lợi ích của nợ là tận dụng được lá chắn thuế của lãi vay, nhưng đồng thời lại tạo ra chi phí hao mòn, phá sản và các chi phí khác. Tiêu biểu như, khi doanh nghiệp sử dụng phương thức tài trợ bằng vốn cổ phần, thì chi phí sử dụng vốn cổ phần (WACC) là vấn đề đặt ra đầu tiên mà doanh nghiệp phải nghĩ đến. Trong đó, chi phí sử dụng vốn được hiểu như là giá phải trả cho việc sử dụng nguồn tài trợ hay là tỷ suất sinh lợi mà các nhà đầu tư trên thị trường yêu cầu khi đầu tư vào của công ty. Với mỗi chính sách tài trợ mà doanh nghiệp lựa chọn hình thành một cấu trúc vốn cho doanh nghiệp đó. Như vậy, trong mỗi quyết định về cấu trúc vốn, doanh nghiệp sẽ đồng thời tác động đến giá trị doanh nghiệp cũng như chi phí sử dụng vốn của mình. Hiểu được tầm quan trọng của cấu trúc vốn, nghiên cứu được thiết kế để kiểm tra mối quan hệ của cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các công ty. Chính vì lý do này tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2 Các nghiên cứu có liên quan. Ở nước ta việc nghiên cứu về cấu trúc vốn, hiệu quả hoạt động của công ty và mối quan hệ của chúng không phải là chủ đề không quá mới, vấn đề này đã và đang được xem xét hằng ngày trong các quyết định của giám đốc tài chính các công ty. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, các công ty Việt Nam đang phải đối mặt với những bất ổn và tiềm ẩn nhiều rủi ro như hiện nay thì việc nâng cao hiệu quả quản trị công ty trong đó có cơ cấu nguồn vốn lại trở thành một chủ đề thu hút sự quan tâm đặc biệt từ góc độ nhà quản trị doanh nghiệp. 4 Đặc biệt, trong giai đoạn gần đây hàng loạt những công ty ở Việt Nam phải ngừng sản xuất, đóng cửa hoặc rơi vào tình trạng khốn khó, đã đặt ra dấu hỏi lớn về sự hữu hiệu của các chiến lược tài chính trước những thách thức cam go của nền kinh tế. Quản trị tài chính, cấu trúc vốn như thế nào để tăng hiệu quả hoạt động công ty là một vấn đề nan giải đối với các công ty, đặc biệt là các công ty vừa và nhỏ. Liên quan đến đề tài nghiên cứu, trong nước đã có nhiều bài liên quan đến vấn đề này đã được công bố như: - Trần Hùng Sơn & Trần Việt Hoàng (2008), Tạp chí phát triển Kinh tế (Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh) số 218 phát hành tháng 12 năm 2008, “Cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP. Hồ Chí Minh”. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bị tác động bởi cơ cấu vốn. (1) Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có tương quan dương với cơ cấu vốn. (2) Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có mối liên hệ bậc hai và bậc ba chặt chẽ với cơ cấu vốn của doanh nghiệp khi tỷ lệ nợ dưới 100%. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có tương quan âm với cơ cấu vốn khi tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu lớn hơn 1,812, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có tương quan dương với cơ cấu vốn khi tỷ lệ nợ/vốn chủ sở nằm trong khoảng 0,9755 và 2,799. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Maslis và Wei Xu[17]. - Trần Thị Thanh Tú (2010), Tạp chí phát triển Kinh tế (Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh) số 236 phát hành tháng 6 năm 2010, “Phân tích tác động của cơ cấu vốn đến khả năng sinh lời của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Trong nghiên cứu này, kết quả cho thấy, cơ cấu vốn của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bị tác động bởi nhiều nhân tố, và cơ cấu vốn lại tác động đến khả năng sinh lời của của các công ty. Tuy nhiên, tác động của cơ cấu vốn đến khả năng sinh lời là khác nhau giữa các công ty niêm yết trên HOSE và HNX. Trong khi các các công ty niêm yết trên HOSE sử dụng đòn bẩy tài chính có tác động tiêu cực thì các công ty niêm yết trên HNX lại tận dụng được tác động tích cực của đòn bẩy tài chính[18]. Để có thể chủ động xây dựng và lựa chọn cơ cấu vốn tối ưu, các công ty niêm yết cần nhận thức đầy đủ về vai trò cũng như tác động cả tích cực lẫn tiêu cực của đòn bẩy tài chính. Bên cạnh đó, cần giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại các công ty 5 niêm yết nhằm tăng quyền chủ động hơn nữa cho các công ty trong việc lựa chọn cơ cấu vốn tối ưu. Đây cũng là xu thế chung của các nước đang trong giai đoạn chuyển đổi như Trung Quốc hay các nước Trung Đông, một mặt vừa thúc đẩy các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá thực hiện niêm yết, tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển, mặt khác giúp các công ty niêm yết chủ động xây dựng cơ cấu vốn tối ưu để tối đa hoá giá trị cho chủ sở hữu. Ngoài các nghiên cứu trong nước, có các công trình nghiên cứu ngoài nước tiêu biểu như: - Taiwo Adewale Muritala (2012), “Một phân tích thực nghiệm về ảnh hưởng cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động tại các công ty ở Nigeria”. Nghiên cứu đưa ra giả thuyết mối quan hệ tương quan giữa cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động công ty. Các Nghiên cứu cho thấy rằng doanh thu tài sản là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả tài chính. Với ROE như một đo hiệu suất tài chính, quy mô và số năm hoạt động cũng được coi là yếu tố quyết định quan trọng tới hiệu quả tài chính trong mô hình. Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng của một mối quan hệ tiêu cực và đáng kể giữa tài sản hữu hình và ROA như một biện pháp hiệu quả trong mô hình. Ý nghĩa của việc này là các công ty lấy mẫu là không thể sử dụng các tài sản cố định thành phần của tổng số tài sản của mình một cách khôn ngoan để tác động tích cực về hoạt động của công ty cho. Bên cạnh đó, nghiên cứu khuyến cáo rằng tài sản hữu hình phải là một yếu tố thúc đẩy cơ cấu vốn vì các doanh nghiệp với tài sản hữu hình ít thì bị hạn chế về khả năng tài chính[16]. - Nghiên cứu của Wei Xu (2005), “Một nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động công ty”. Trong nghiên cứu này cho thấy có mối liên hệ vững chắc về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Đo lường bằng ROE) với cơ cấu tài chính: Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ; Khi tỷ lệ nợ nằm trong khoảng 24,52% đến 51,13% thì hiệu quả hoạt động có mối quan hệ theo phương trình bậc hai và bậc ba với tỷ lệ nợ[20]. Ngoài ra còn có rất nhiều bài nghiên cứu về vấn đề này trong và ngoài nước. Tuy nhiên, mỗi đề tài có một cách tiếp cận vấn đề, không gian và quy mô nghiên cứu khác nhau. 1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài. 1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 6 Mục tiêu chính của đề tài này là nghiên cứu sự ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2010-2014. Cụ thể, đề tài sẽ hướng đến các mục tiêu cụ thể sau: - Xác định ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. - Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo ngành. 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu của đề tài. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài cần trả lời các câu hỏi sau: Câu hỏi 1: Cấu trúc vốn của công ty thể hiện ở những chỉ tiêu nào? Câu hỏi 2: Hiệu quả hoạt động của công ty thể hiện ở những chỉ tiêu nào? Câu hỏi 3: Cấu trúc vốn ảnh hưởng như thế nào tới hiệu quả hoạt động của công ty? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu. Ảnh hưởng của cấu trúc vốn tới hiệu quả hoạt động của công ty niêm yết trên trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu. - Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2010 đến năm 2014. - Không gian nghiên cứu: Các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.5 Phương pháp thực hiện. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng các phương pháp như phương pháp so sánh, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích,... Dữ liệu được lấy từ các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Sau khi có dữ liệu, tác giả sẽ tiến hành phân tích bằng phần mềm Eviews cho thống kê mô tả, kiểm tra mối tương quan và phân tích hồi quy cho thấy mối liên hệ quan trọng của các biến trong nghiên cứu. Sau đó, những phát hiện và kết quả sẽ được thảo luận, từ đó kết luận và khuyến nghị có thể được rút ra. 1.6 Những đóng góp mới của đề tài. 7 Nghiên cứu này được thực hiện với dữ liệu của các công ty phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán trong giai đoạn 2010 - 2014. Trên cơ sở phân tích, đánh giá tác giả đề xuất những khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, những phát hiện trong đề tài này sẽ giúp cho Ban quản trị công ty quan tâm nhiều hơn đến hoạt động quản trị cơ cấu vốn của công ty. Riêng đối với nhà đầu tư cũng có thể dựa vào những kết quả của bài nghiên cứu này để chú ý nhiều hơn cơ cấu vốn của công ty để có thể đưa ra một quyết định đầu tư đúng đắn nhất. 1.7 Kết cấu của đề tài. Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục bảng biểu sơ đồ, luận văn được kết cấu gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu. Chương 2: Khung lý thuyết của đề tài và các nghiên cứu trước đây. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. Kết luận. Tài liệu tham khảo. Phụ lục. 8 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong điều kiện nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tham gia, việc nghiên cứu sự tác động để đưa ra hướng đi cụ thể cho khả năng sinh lời của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp niêm yết nói riêng có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Trong chương 1 tác giả đã trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, những đóng góp mới bên cạnh tóm lược lại lịch sử nghiên cứu,… các vấn đề liên quan tới đề tài. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài cũng như để có được sự hiểu biết toàn diện nhất về ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong chương 2, tác giả xin đề cập tới các cơ sở lý thuyết liên quan: cấu trúc vốn, hiệu quả hoạt động của công ty, mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các công ty.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng