Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng bổ sung chế phẩm selevit - e trong khẩu phẩn lên năng suất, chất lượng...

Tài liệu ảnh hưởng bổ sung chế phẩm selevit - e trong khẩu phẩn lên năng suất, chất lượng trứng gà hisex brown từ 35 - 40 tuần tuổi

.PDF
63
197
94

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG NGUYỄN THỊ LAN THANH ẢNH HƯỞNG BỔ SUNG CHẾ PHẨM SELEVIT - E TRONG KHẨU PHẨN LÊN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG TRỨNG GÀ HISEX BROWN TỪ 35 - 40 TUẦN TUỔI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG NGUYỄN THỊ LAN THANH ẢNH HƯỞNG BỔ SUNG CHẾ PHẨM SELEVIT - E TRONG KHẨU PHẨN LÊN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG TRỨNG GÀ HISEX BROWN TỪ 35 - 40 TUẦN TUỔI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ts. NGUYỄN THỊ THỦY 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG NGUYỄN THỊ LAN THANH ẢNH HƯỞNG BỔ SUNG CHẾ PHẨM SELEVIT - E TRONG KHẨU PHẨN LÊN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG TRỨNG GÀ HISEX BROWN TỪ 35 - 40 TUẦN TUỔI Cần Thơ, ngày.…tháng….năm 2014 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Cần Thơ, ngày.…tháng….năm 2014 DUYỆT BỘ MÔN TS. Nguyễn Thị Thủy Cần Thơ, ngày…..…tháng….….năm 2014 DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Lan Thanh i LỜI CẢM TẠ Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng đến ba mẹ tôi, người đã sinh thành, nuôi dưỡng tôi khôn lớn và dành trọn lòng yêu thương cũng như trao cho tôi nhiều niềm tin trong cuộc sống. Tôi xin chân thành biết ơn quý Thầy Cô trường Đại học Cần Thơ cũng như quý thầy cô Bộ môn Chăn Nuôi - Thú Y đã hết lòng dạy bảo, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập. Xin chân thành cám ơn đến cô Nguyễn Thị Thủy đã hết lòng hướng dẫn, dạy bảo, luôn tận tình động viên, giải quyết mọi thắc mắc và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin cảm ơn anh chủ trại Nguyễn Hoài An cùng các anh chị công nhân trong trại đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiến hành thí nghiệm tại trại gà đẻ của anh An. Xin cám ơn tập thể lớp Chăn nuôi - Thú Y K37 đã sát cánh bên tôi, vui buồn cùng tôi. Cuối cùng, tôi xin kính chúc tất cả quý thầy cô và mọi người thật nhiều sức khỏe và thành công! Tôi xin chân thành cám ơn! Cần Thơ, ngày……tháng…..năm 2014 Sinh viên thực tập Nguyễn Thị Lan Thanh ii MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................... i Lời cảm tạ ......................................................................................................... ii Mục lục.............................................................................................................iii Danh sách chữ viết tắt ..................................................................................... v Danh mục bảng .............................................................................................. vii Danh mục hình - biểu đồ ..............................................................................viii Tóm tắt..........................................................................................................viiii Chương 1: Đặt vấn đề...................................................................................... 1 Chương 2: Lược khảo tài liệu ......................................................................... 2 2.1 Giới thiệu sơ lược về giống gà Hisex Brown .............................................. 2 2.2 Nhu cầu dinh dưỡng gà đẻ ........................................................................... 5 2.2.1 Nhu cầu năng lượng.................................................................................. 5 2.2.2 Nhu cầu chất béo....................................................................................... 9 2.2.3 Nhu cầu protein....................................................................................... 10 2.2.4 Nhu cầu các vitamin và khoáng.............................................................. 12 2.3 Vai trò vitamin E và Selenium trong dinh dưỡng gà đẻ ............................ 13 2.3.1 Vitamin E ................................................................................................ 13 2.3.2 Vai trò của Selenium............................................................................... 14 2.4 Quy luật đẻ trứng của gia cầm ................................................................... 14 2.5 Các yếu tố ảnh hưởng sức sản xuất trứng của gia cầm.............................. 16 2.5.1 Di truyền giống ....................................................................................... 16 2.5.2 Tuổi của gà.............................................................................................. 16 2.5.3 Dinh dưỡng ............................................................................................. 16 2.5.4 Chăm sóc và điều kiện ngoại cảnh ......................................................... 17 2.6 Các chỉ tiêu đánh giá năng suất chất lượng trứng của gà đẻ thương phẩm .......................................................................................................................... 18 2.6.1 Sản lượng trứng ...................................................................................... 18 2.6.2 Khối lượng trứng .................................................................................... 19 2.6.3 Hình dạng trứng ...................................................................................... 19 iii 2.6.4 Chất lượng vỏ trứng................................................................................ 20 2.6.5 Chỉ số lòng trắng..................................................................................... 21 2.6.6 Chỉ số lòng đỏ ......................................................................................... 21 Chương 3: Phương tiện và phương pháp thí nghiệm................................. 22 3.1 Phương tiện thí nghiệm.............................................................................. 22 3.1.1 Địa điểm và thời gian thực hiện thí nghiệm ........................................... 22 3.1.2 Động vật thí nghiệm ............................................................................... 22 3.1.3 Chuồng trại thí nghiệm ........................................................................... 22 3.1.4 Thức ăn thí nghiệm ................................................................................. 25 3.1.5 Thuốc thú y dùng trong thí nghiệm ........................................................ 27 3.2 Phương pháp thí nghiệm............................................................................ 27 3.2.1 Bố trí thí nghiệm ..................................................................................... 27 3.2.2 Qui trình nuôi dưỡng chăm sóc .............................................................. 28 3.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................... 28 3.3 Phương pháp xử lí số liệu .......................................................................... 30 Chương 4: Kết quả và thảo luận .................................................................. 31 4.1 Nhận xét chung về đàn gà thí nghiệm ....................................................... 31 4.2 Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Selevit - E lên tiêu tốn thức ăn và tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm ................................................................................ 31 4.3 Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Selevit - E lên dưỡng chất ăn vào .......................................................................................................................... 35 4.4 Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Selevit - E lên chất lượng trứng . 36 4.5 Hiệu quả kinh tế......................................................................................... 38 Chương 5: Kết luận và đề nghị..................................................................... 40 5.1 Kết luận...................................................................................................... 40 5.2 Đề nghị....................................................................................................... 40 Tài liệu tham khảo……………………………..…………………………....41 Phụ chương iv DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu Giải thích Ca Canxi Co Coban Cu Đồng CGC Cúm gia cầm CSHD Chỉ số hình dáng CSLT Chỉ số lòng trắng CSLĐ Chỉ số lòng đỏ E0 Nghiệm thức không bổ sung Selevit - E E2 Nghiệm thức bổ sung Selevit - E 2 g/kg thức ăn E4 Nghiệm thức bổ sung Selevit - E 4 g/kg thức ăn Fe Sắt P Phosphor Na Natri Cl Clo K Kali Zn Kẽm Mn Mangan Mg Magie I Iot Se Selen ME Năng lượng trao đổi KPCS Khẩu phần cơ sở TĂ Thức ăn TTTĂ Tiêu tốn thức ăn v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Nhu cầu dinh dưỡng của giống gà chuyên trứng Hisex Brown ........ 3 Bảng 2.2: Tỷ lệ đẻ và trọng lượng trứng chuẩn từ 30 - 45 tuần tuổi gà Hisex Brown................................................................................................................. 4 Bảng 2.3: Khối lượng chuẩn cơ thể và thời gian chiếu sáng của gà Hisex Brown................................................................................................................. 5 Bảng 2.4: Mức năng lượng cần thiết trong khẩu phần theo tỷ lệ đẻ của gia cầm ............................................................................................................................ 8 Bảng 2.5: Tỷ lệ tiêu hóa của chất béo.............................................................. 10 Bảng 2.6: Bổ sung các vitamin vào khẩu phần ăn cho gà đẻ trứng thương phẩm................................................................................................................. 12 Bảng 2.7: Ảnh hưởng của tuổi gia cầm đến sản lượng trứng (%) ................... 16 Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng của chế phẩm Selevit - E ......................... 25 Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần cơ sở................................. 26 Bảng 3.3: Thuốc thú y dùng cho gà Hisex Brown sử dụng ở trại ................... 27 Bảng 3.4: Cách bố trí thí nghiệm..................................................................... 28 Bảng 4.1: Ảnh hưởng các khẩu phần thí nghiệm lên tỷ lệ đẻ và tiêu tốn thức ăn .......................................................................................................................... 31 Bảng 4.2: Ảnh hưởng của bổ sung Selevit - E trong khẩu phần lên CP và ME ăn vào ............................................................................................................... 35 Bảng 4.3: Ảnh hưởng của khẩu phần thí nghiệm lên chất lượng trứng.......... 36 Bảng 4.4: Hiệu quả kinh tế .............................................................................. 38 vi DANH MỤC HÌNH – BIỂU ĐỒ Hình 2.1 Gà mái đẻ trứng thương phẩm Hisex Brown...................................... 2 Hình 3.1 Dãy chuồng nuôi thí nghiệm............................................................. 22 Hình 3.2 Cửa ra vào trại gà thí nghiệm............................................................ 23 Hình 3.3 Cảnh quan xung quanh trại ............................................................... 23 Hình 3.4: Hệ thống máng ăn, máng hứng trứng và núm uống cho gà............. 24 Hình 3.5: Hệ thống quạt thông gió .................................................................. 24 Hình 3.6: Hệ thống làm mát ............................................................................ 25 Hình 3.7 Thức ăn hỗn hợp 7606 ...................................................................... 26 Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ đẻ của gà thí nhiệm qua các tuần ........................................ 32 Biểu đồ 4.2 Tiêu tốn thức ăn của các nghiệm thức.......................................... 33 Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ đẻ và khối lượng trứng của các nghiệm thức...................... 34 vii TÓM TẮT Thí nghiệm: “Ảnh hưởng bổ sung chế phẩm Selevit - E trong khẩu phần lên năng suất sinh sản gà Hisex Brown từ 35 - 40 tuần tuổi”. Thí nghiệm được tiến hành với 120 con gà được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 3 nghiệm thức và 10 lần lặp lại. Các nghiệm thức bao gồm: Nghiệm thức 1 (E0): Khẩu phần cơ sở không bổ sung chế phẩm Selevit – E. Nghiệm thức 2 (E2): KPCS + 2 g/kg thức ăn Selevit – E. Nghiệm thức 3 (E4): KPCS + 4 g/kg thức ăn Selevit – E. Các chỉ tiêu theo dõi gồm: Tỷ lệ đẻ, tiêu tốn thức ăn, khối lượng trứng, độ dày vỏ, màu sắc lòng đỏ, chỉ số hình dáng, chỉ số lòng trắng, chỉ số lòng đỏ, đơn vị Haugh và hiệu quả kinh tế. Sau thời gian 6 tuần thí nghiệm thu được một số kết quả như sau: Tỷ lệ đẻ: Các mức độ bổ sung chế phẩm Selevit - E cho thấy tỷ lệ đẻ giữa các nghiệm thức có sự khác nhau tuy nhiên không có ý nghĩa về mặt thống kê, trong đó E4 là cao nhất (94,40%), kế tiếp là E2 (91,65%) và cuối cùng là nghiệm thức E0 (89,70%). Tiêu tốn thức ăn/gà/ngày: Giữa các nghiệm thức lần lượt là E2 (114,80 g), E0 (116,10 g), E4 (117,20 g). Tiêu tốn thức ăn/ trứng: Nghiệm thức E0 là cao nhất (130,30 g/trứng), nghiệm thức E2 (125,30 g/trứng) và thấp nhất là E4 (124,60 g/trứng), có sự chênh lệch nhau nhưng không có ý nghĩa thống kê. Khối lượng trứng: Ở nghiệm thức E4 có khuynh hướng cao hơn (62,46 g) so với E2 (61,19 g) và nghiệm thức E0 (60,27 g). Chỉ số lòng đỏ: Các nghiệm thức đều đạt chuẩn, ở 2 nghiệm thức E2 và E4 (0,43) là cao hơn so với E0 (0,41) và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Màu sắc lòng đỏ: Màu lòng đỏ cao nhất ở nghiệm thức E4 (8,30), kế đến là E2 (7,70) và thấp nhất là E0 (7,50). Nhìn chung thì nên sử dụng khẩu phần được bổ sung chế phẩm Selevit - E với mức 4 g/kg thức ăn cho gà đẻ trứng vì có khuynh hướng cải thiện được năng suất trứng. viii Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Chăn nuôi là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng đối với nền nông nghiệp nước ta. Trong thời gian gần đây thì chăn nuôi gia cầm đang phát triển mạnh, đặc biệt là nuôi gà đẻ trứng công nghiệp, các loài gia cầm có chu kỳ sản xuất ngắn, sinh sản mạnh. Các sản phẩm từ gia cầm như thịt và trứng là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, dễ chế biến, thơm ngon và dễ tiêu hóa nên so với các loại thực phẩm khác (trâu, bò, lợn) thì gia cầm được ưa chuộng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, chăn nuôi gà đã vận dụng được nhiều tiến bộ khoa học vào thực tiễn sản xuất là tạo ra những dòng gà chuyên thịt và trứng cao sản, có chất lượng cao như Hisex Brown, Loghorn, Isa Brown,… Để chăn nuôi gà thành công thì ngoài tạo ra những giống gia cầm cho năng suất cao còn phải tạo ra nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng, phù hợp với đặc tính sinh học và mục đích sản xuất của giống gà đó. Đối với giống gà đẻ chuyên trứng thì để đáp ứng nhu cầu sản xuất trứng, ngoài việc cung cấp protein, chất béo, chất khoáng,… Bên cạnh đó thì nguồn vitamin là rất cần thiết không thể thiếu trong khẩu phần ăn cho gà. Theo Hội chăn nuôi Việt Nam (2002) thì việc bổ sung vitamin E cho gia cầm là rất cần thiết cho hoạt động sinh dục, ngăn cản quá trình oxy hóa, kích thích sự tạo thành các hoocmon thùy trước tuyến yên, tăng cường sự hấp thu vitamin A và D, giúp ổn định thành mạch và màng tế bào của tuyến sinh dục. Nếu khẩu phần ăn thiếu vitamin E, gà sẽ giảm tỷ lệ đẻ, buồng trứng gà mái bị teo làm giảm tỷ lệ thụ tinh, trứng đã thụ tinh có phôi phát triển kém hoặc chết nên tỷ lệ ấp nở thấp, gà sơ sinh đầu cổ gật ngữa. Ngoài ra, Puthpongiriporn (2001) đã báo cáo rằng việc bổ sung vitamin E trong khẩu phần của gà mái có thể làm giảm bớt một số suy giảm chất lượng trứng gà khi chúng tiếp xúc nhiệt độ cao. Vì vậy, việc bổ sung các premix vitamin E là rất cần thiết đối với chăn nuôi gà. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sản phẩm bổ sung vitamin từ các công ty nhưng Selevit - E là chế phẩm có hàm lượng vitamin E khá cao. Do đó, chúng tôi bước đầu tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng bổ sung chế phẩm Selevit - E trong khẩu phần lên năng suất sinh sản của gà đẻ Hisex Brown 35 - 40 tuần tuổi”. Mục tiêu chính của đề tài này là đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Selevit - E ở các mức khác nhau lên tỷ lệ đẻ, tiêu tốn thức ăn, chất lượng trứng cũng như hiệu quả kinh tế. 1 Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Giới thiệu sơ lược về giống gà Hisex Brown Hisex Brown là giống gà được nhập vào Việt Nam năm 1997, được Công ty Emivest nhập về nuôi và nhân giống năm 2007. Theo Nguyễn Thị Mai và ctv. (2009), đây là giống gà chuyên trứng màu nâu có nguồn gốc từ hãng Euribreed - Hà Lan (Hình 2.1). Gà giống bố mẹ có tỉ lệ nuôi sống cao 96 - 98% lúc 17 tuần tuổi. Mái lúc đầu đẻ nặng khoảng 1,7 kg/con. Năng suất trứng 290 quả/năm. Trứng nặng khoảng 60 - 65 g/quả. Bình quân 1 kg trứng tiêu tốn 2,36 kg thức ăn, 1 quả cần tiêu thụ 149 g. Gà loại thải lúc 78 tuần tuổi đạt 2,15 kg (Bùi Xuân Mến, 2008). Nguồn: www.actualidadavipecuaria.com Hình 2.1: Gà mái đẻ trứng thương phẩm Hisex Brown Gà mái đẻ thương phẩm đạt tỉ lệ đẻ đạt 5% ở 20 tuần tuổi, đỉnh cao tỉ lệ đẻ khoảng 90%. Thời gian đạt tỉ lệ đẻ cao trên 90% kéo dài khoảng 10 tuần. Khối lượng trứng trong tuần đẻ đầu là 46 g và tăng dần cho đến khi kết thúc là 67 g. Sản lượng trứng đến 78 tuần tuổi là 307 quả/mái. Tỉ lệ chết trong thời kì đẻ trứng là 5,8%. Khối lượng gà mái khi kết thúc đẻ khoảng 2,15 kg/con. Lượng thức ăn tiêu thụ đến hết 78 tuần tuổi là 47 kg/con. Theo Handrix genetics company (2006), gà bắt đầu chuyển giao nuôi trên lồng trễ nhất là tuần thứ 17, cung cấp cho 24 giờ chiếu sáng trong 3 ngày đầu tiên. 2 Bảng 2.1: Nhu cầu dinh dưỡng của giống gà chuyên trứng Hisex Brown Thành phần dinh dưỡng Giai đoạn (tuần) Đơn vị 0-3 3-9 Protein % Năng lượng Kcal Xơ (max) 9 - 17 17 19 19 45 70kết thúc 45 70 20 20 15,5 16,5 16,7 16,2 15,3 297 5 2750 2750 2775 2750 % 297 5 6 6 5 5,5 272 5 Béo (max) % 3,5 3,5 6 6 8 8,5 5,5 Linoleic acid % 6,5 6,5 1,25 1,25 2,2 1,6 8,5 1,5 1,5 1,25 Acid amin tiêu hóa Methionine % Methionine + Cysteine % 0,54 0,54 0,92 0,92 0,34 0,38 0,41 0,39 0,61 0,68 0,75 0,69 0,36 0,63 Lysine Trytophan Threonine % 0,75 0,8 0,8 0,75 % 1,2 1,2 0,14 0,15 0,17 0,16 0,7 % 0,23 0,23 0,49 0,52 0,56 0,53 0,15 0,78 0,78 0,5 Khoáng Calcium Phosphor hữu dụng % 0,9 2,2 3,7 4 % 1 1 0,45 0,42 0,42 0,4 4,2 Sodium % 0,5 0,5 0,15 0,15 0,15 0,15 0,38 Chloride % 0,16 0,16 0,22 0,22 0,22 0,2 0,15 0,22 0,22 0,18 0,20 Nguồn: Công ty TNHH Emivest Việt Nam, 2011 3 Bảng 2.2: Tỷ lệ đẻ và trọng lượng trứng chuẩn từ 30 - 45 tuần tuổi gà Hisex Brown Tuần tuổi Tỷ lệ đẻ (%) Khối lượng trứng (g) 30 94,5 60,4 31 94,3 60,6 32 94,1 60,9 33 93,9 61,2 34 93,6 61,5 35 93,3 61,8 36 93,0 62,0 37 92,7 62,2 38 92,5 62,4 39 92,2 62,6 40 91,9 62,7 41 91,6 62,7 42 91,3 63,1 43 91,0 63,2 44 90,7 63,3 45 90,4 63,4 Nguồn: Công ty TNHH Emivest Việt Nam, 2011 4 Bảng 2.3: Khối lượng chuẩn cơ thể và thời gian chiếu sáng của gà Hisex Brown Thời gian chiếu sáng (giờ) Tuần tuổi Khối lượng chuẩn cơ thể gà (g) Chuồng kín Chuồng hở 18 1500 13 14 19 1560 14 14,5 20 1630 14.5 15 21 1700 15 15,5 22 1740 15,5 16 23 1780 16 16 24 1800 16 16 25 1815 16 16 26 1830 16 16 27 1840 16 16 28 1850 16 16 41 1930 16 16 51 1950 16 16 62 1970 16 16 73 1980 16 16 80 2000 16 16 Nguồn: Công ty TNHH Emivest Việt Nam, 2010 2.2 Nhu cầu dinh dưỡng gà đẻ 2.2.1 Nhu cầu năng lượng Năng lượng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Năng lượng tỏa nhiệt tùy thuộc vào môi trường nuôi dưỡng, thành phần dinh dưỡng của khẩu phần và trạng thái, chức năng sinh lý của cơ thể (Vũ Duy Giảng và ctv. 1997). 5 Năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể: Tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, sinh sản, bài tiết trao đổi chất. Nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể gia cầm chủ yếu là tinh bột, dầu, protein trong thức ăn. Mục đích của việc sử dụng thức ăn để sản xuất năng lượng cung cấp cho các hoạt động cơ thể. Theo Lưu Hữu Mãnh (1999) nhu cầu để sản xuất một quả trứng tiêu chuẩn nặng 57 g là 122 Kcal. Nhu cầu năng lượng của gia cầm thay đổi theo nhiệt độ môi trường, giống loài, giới tính và khả năng sản xuất của gia cầm (Nguyễn Đức Hưng, 2006). Theo Scott (1998) thì yêu cầu thức ăn gà đẻ phù thuộc vào hướng giống (trứng hay thịt) hàm lượng protein trong thức ăn mùa vụ. Gà mái tiêu thụ thức ăn giảm khi hàm lượng năng lượng trong khẩu phần tăng và nhiệt độ môi trường tăng, như vậy khi tăng hàm lượng năng lượng thì phải tăng hàm lượng protein trong khẩu phần để đảm bảo cung cấp đủ protein và acid amin cho gà. 2.2.1.1 Nhu cầu năng lượng cho duy trì Theo Bùi Xuân Mến (2008), nuôi gia cầm cho mục đích sản xuất, trước hết phải nuôi dưỡng để duy trì sự sống, mặc dù chúng có sản xuất hay không. Một lượng đáng kể thức ăn tiêu tốn của gia cầm là để sử dụng cho duy trì sự sống. Nhu cầu năng lượng để duy trì của gia cầm bao gồm sự trao đổi cơ bản của hoạt động bình thường. Trao đổi cơ bản là sự tiêu phí năng lượng tối thiểu hoặc sự sinh nhiệt trong những điều kiện khi ảnh hưởng của thức ăn, nhiệt độ môi trường và hoạt động chủ động bị loại ra. Sự sinh nhiệt cơ bản thay đổi theo độ lớn của vật nuôi, nhìn chung thì độ lớn vật nuôi tăng thì sự sinh nhiệt cơ bản trên một đơn vị thể trọng giảm. Sự sinh nhiệt cơ bản của gà con mới nở vào khoảng 5,5 calo trên một gam thể trọng trong một giờ, nhưng trái lại đối với gà mái trưởng thành thì chỉ bằng phân nữa số lượng này. Năng lượng yêu cầu cho hoạt động cơ thể thay đổi đáng kể, thường được ước tính bằng khoảng 50% của sự trao đổi cơ bản. Điều này có thể ảnh hưởng bởi những điều kiện chuồng trại cũng giống như gia cầm được nuôi. Sử dụng chuồng lồng làm giới hạn các hoạt động sẽ dẫn đến tiêu phí năng lượng thấp hơn, cỡ khoảng 30% của trao đổi cơ bản so với nuôi nền. Mặc dù thực tế những động vật lớn hơn yêu cầu nặng lượng duy trì thấp hơn trên một đơn vị thể trọng, nhưng tổng năng lượng cho những động vật lớn hơn lại cao hơn nhiều so với vật nhỏ hơn. Từ quan điểm thực tiễn cho thấy, một gà mái sản xuất trứng có độ lớn cơ thể nhỏ nhất, đẻ trứng lớn và sức sống 6 cao sẽ có khả năng chuyển đổi thức ăn thành sản phẩm hiệu quả nhất, vì tiêu phí năng lượng duy trì thấp. Chăn nuôi gà tây thịt đạt đến độ bán trong một thời gian ngắn nhất sẽ đạt hiểu quả nhất về biến đổi thức ăn thành sản phẩm, vì nếu kéo dài thời gian nuôi sẽ phải chi phí duy trì lớn hơn. Hầu hết gà đang đẻ trứng và gà thịt đang sinh trưởng điều được cho ăn tự do theo yêu cầu sản xuất. Lượng thức ăn gia cầm tiêu thụ có liên quan trước hết đến nhu cầu năng lượng của gia cầm thời gian đoạn này. Khi các chất dinh dưỡng khác có đủ lượng trong thức ăn thì khả năng tiêu thụ thức ăn được xác định trước tiên dựa trên mức năng lượng của khẩu phần. Mức tiêu thụ năng lượng của gia cầm hằng ngày có thể đó bằng Kcal năng lượng trao đổi thì chắc chắn sẽ ổn định hơn là tổng lượng thức ăn tiêu thụ, nếu trong khẩu phần có chứa các mức năng lượng khác nhau (Bùi Xuân Mến, 2008). Theo Dương Thanh Liêm và ctv. (2002) thì gà mái trọng lượng 2 kg có năng lượng trao đổi chất cơ bản là 0,6 MJ/ngày. Nếu nhu cầu này bằng 80% thì nhu cầu năng lượng cho duy trì là: 0,6 : 0,8 = 0,75 MJ/ngày 2.2.1.2 Nhu cầu năng lượng cho sinh trưởng Theo Bùi Xuân Mến (2008) thì trong hầu hết các trường hợp, nhu cầu năng lượng không được trình bày một cách chính xác như các nhu cầu về acid amin, vitamin và khoáng, tốc độ tăng trưởng tốt có thể đạt được với một biên độ rộng của các mức năng lượng. Bởi vì gia cầm có khả năng điều chỉnh lượng thức ăn ăn vào để duy trì một mức tiêu thụ năng lượng khá ổn định. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng tối đa sẽ không đạt được với khẩu phần khởi động cho gà và gà tây con có mức năng lượng dưới 2640 Kcal ME/kg. Gà thịt thường được cho ăn mức năng lượng cao hơn gà hậu bị thay thế. Trong sản xuất gà thịt, tốc độ tăng trọng tối đa là yêu cầu cần thiết để gà đạt trọng lượng bán trong thời gian ngắn nhất, nhưng với những gà hậu bị thay thế thì tốc độ tăng trưởng nhanh lại ít quan trọng hơn. Thực tế sản xuất cho thấy, khẩu phần khởi động cho gà con làm gà hậu bị thấy thế có từ 2750 - 2970 Kcal/kg, ngược lại khẩu phần khởi động của gà thịt lại chứa mức năng lượng cao hơn, trong phạm vi từ 3080 - 3410 Kcal/kg. 2.2.1.3 Nhu cầu năng lượng cho sản xuất Năng lượng thuần cho một mái đang có tỷ lệ đẻ cao gồm năng lượng tiêu phí cho duy trì và năng lượng dự trữ trong trứng. Nếu tốc độ cơ bản trao đổi (lũy thừa của 0,75 của trọng lượng sống), hoạt động duy trì coi như bằng 50% của trao đổi cơ bản và một trứng lớn chứa 90 Kcal. Một gà mái nặng 1,8 kg, 7 trong môi trường thích hợp đẻ một trứng một ngày cần khoảng 250 Kcal năng lượng trong mỗi ngày. Hiệu quả sử dụng năng lượng trao đổi cho mục đích sản xuất này là 75%, do đó năng lượng trao đổi cần ăn vào khoảng 330 Kcal ME. Như vậy, lượng thức ăn cần thiết để đáp ứng cần thiết cho gà đẻ là 110 g. Những giả định này sẽ tạo cơ sở cho ước lượng tiêu thụ thức ăn của gia cầm. Gà mái còn có khả năng thay đổi mức tiêu thụ thức ăn theo mức năng lượng trong khẩu phần. Tuy nhiên mức năng lượng tối thiểu trong khẩu phần của gà đang đẻ không thể dưới mức 2640 Kcal ME/kg. Khi gà mái phải chịu đựng trong môi trường lạnh thì mức năng lượng không thể thấp hơn 2750 Kcal ME/kg thường thì mức năng lượng trong khẩu phần sẽ tùy thuộc vào mức độ của giá thức ăn trong thực tế sản xuất (Bùi Xuân Mến, 2008). Lượng ăn vào cũng như nhu cầu năng lượng cho duy trì chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường và độ mọc lông của gà. Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường lớn khi gà không mọc lông đầy đủ. Nhu cầu này giảm 1 - 2% cho mỗi 1oC năng lên ở nhiệt độ từ 10 - 30oC. Hay một gà trọng lượng 2 kg thích ứng ở nhiệt độ 25oC cần thêm 0,018 MJ/ngày cho mỗi độ dưới 25oC. Theo Dương Thanh Liêm và ctv. (2002) đặc trưng gia cầm là không có vùng nhiệt độ trung hòa rõ rệt. Khi nhiệt độ môi trường cao lên hay giảm thấp thì chúng ăn thức ăn ít hay nhiều lên. Nếu dựa vào trao đổi chất cơ bản (hay nhiệt lượng tỏa ra do phân giải lúc đói) thì nhu cầu cho duy trì phải cao hơn 20% nhu cầu trao đổi chất cơ bản. Trong thực tế khi được cho thức ăn tự do, gà tự tăng đối năng lượng ME ăn vào với nhu cầu của chúng. Thường hàm lượng ME trong thức ăn gà đẻ từ 10 - 20 MJ/kg (11,5 - 13,5 MJ/kg chất khô). Nếu tăng hay giảm 1% hàm lượng năng lượng trong thức ăn (lớn hơn 12 MJ hay dưới 10 MJ) gây nên sự tăng hay giảm tương ứng lượng thức ăn khoảng 0,5%. Nếu gà ăn khẩu phần chứa ít hơn 12 ml/kg thức ăn có thể làm tăng tích lũy mỡ, làm mau hư gà mái nhưng không làm tăng số lượng trứng đẻ (mặc dù trọng lượng trứng có thể tăng). Bảng 2.4: Mức năng lượng cần thiết trong khẩu phần theo tỷ lệ đẻ của gia cầm Tỷ lệ đẻ (%) ME (Kcal/con/ngày) 1-5 245 5 - 10 265 10 - 20 285 20 - 30 305 30 - 40 325 8 40 - 50 335 50 - 60 345 60 - 70 355 70 - 80 363 80 - 90 370 Nguồn: ISA Pháp, 1997 2.2.2 Nhu cầu chất béo Chất béo cần thiết cho sự sống của động vật và thực vật trong nhiều mặt. Chúng thường được biết đến như năng lượng từ thức ăn. Trong thức ăn hỗn hợp cho gà, thành phần chất béo không nhiều nhưng không thể thiếu. Hầu hết các lipid thực vật đều có chưa acid béo bão hòa và cá acid béo chưa bảo hòa. Trong các acid béo chứa bão hòa như acid linoleic, acid lenolenic và acid arachinoic, đây là những acid béo thiết yếu cho cơ thể gà (Võ Bá Thọ, 1996). Lipid cần thiết cho sự hình thành trứng. Trong lòng đỏ trứng gà có chứa 31% lipid trung tính, 9% photphatid và 1,7% cholesterol (Melekhin and Gridin, 1997). Chất béo làm thành trên 40% lượng vật chất khô trong trứng, 17% trong gà thịt và 12% trong gà Tây thịt. Trong thức ăn gia cầm lại chứa một lượng chất béo thấp hơn nhiều và hầu hết các thực liệu chỉ chứa từ 2 - 5% chất béo. Chất béo có thể là nguồn cung cấp năng lượng kinh tế trong khẩu phần của gia cầm và nó thường được bổ sung trong thức ăn của gà thịt và gà đẻ trứng hiện nay. Chất béo có tác dụng bôi trơn khi gà nuốt thức ăn, cung cấp các acid béo thiết yếu, cần thiết cho cơ thể như acid linoleic, acid linolenic, acid arachidonic,… Linoleic acid rất cần thiết cho sự sinh trưởng và mọc lông của gia cầm, nếu thiếu thì chúng sẽ bị còi cọc, rụng lông, lỡ da, gan bị tích dầu, khả năng chống đỡ đường tiêu hóa giảm, chất lượng trứng kém. Từ acid linoleic, cơ thể có thể chuyển thành acid arachidonic với sự có mặt của vitmin B6. Từ chất béo, cơ thể chúng có thể chuyển hóa thành chất khác và cùng tham gia tạo nên sản phẩm thịt trứng của gia cầm (Dương Thanh Liêm và ctv., 2002). 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan