Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Giáo án điện tử An toàn khu (atk) trung ương trong kháng chiến chống thực pháp (1945 1954)...

Tài liệu An toàn khu (atk) trung ương trong kháng chiến chống thực pháp (1945 1954)

.PDF
107
141
104

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TS. NGUYÊN XUÂN MINH AN TOÀN KHU (ATK) TRUNG ƯƠNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC PHÁP (1945 - 1954) LỜI GIỚI THIỆU Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược kéo dài 9 năm đã giành được thắng lợi to lớn, đánh dấu bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (71511954) và việc kí Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương. Thắng lợi của kháng chiến đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, trong đó có bài học về xây dựng, bảo vệ An toàn khu (ATK), nơi cư trú và hoạt động của các cơ quan đầu não kháng chiến. An toàn khu (gọi tắt là ATK) Trung ương là một vùng an toàn, nằm sâu trong căn cứ địa Việt Bắc, chủ yếu thuộc địa phận Nam Chợ Đồn (Bắc Cạn), Định Hoá, Đại Từ, Phú Lương, Võ Nhai (Thái Nguyên), Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hoá (Tuyên Quang). Đó là nơi ở và làm việc của các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ, Mặt trận, Bộ Tổng tư lệnh - Tổng chỉ huy và Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam trong những năm 1947 - 1954. An toàn khu Trung ương ở Việt Bắc có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự nghiệp kháng chiến của dân tộc. Nó là một trong những nhân tố có tính chất quyết định đối với thắng lợi của kháng chiến. Nhưng cho đến nay, trong nhận thức của người dân Việt Nam, nói đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, hầu như phần lớn chỉ biết đến Chiến khu Việt Bắc, ít người biết đến ATK Trung ương trong trong vùng đất nổi tiếng này. Để phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cán bộ, sinh viên bộ môn Khoa học Xã hội - Nhân văn nói chung và Khoa Lịch sử nói riêng, chúng tôi xin được giới thiệu tập chuyên đề: An toàn khu (ATK) Trung ương trong kháng chiến chống thực dân Pháp (]945 - 19S4). Công trình đã được Hội đồng khoa học cấp Nhà nước nghiệm thu năm 1996. Mặc dù được Hội đồng đánh giá vào loại Tốt, nhưng trải qua hơn 10 năm, với những nguồn tư liệu mới, chắc chắn công trình này cồn có những hạn chế, thiếu sót. Mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng của bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn. Tác giả. CHƯƠNG I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH AN TOÀN KHU TRUNG ƯƠNG TRONG CĂN CỨ ĐỊA VIỆT BẮC I - VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC VÀ TRUYỀN THỐNG CỦA VIỆT BẮC TRONG LỊCH SỬ CHỐNG NGOẬI XÂM 1. Việt Bắc - một địa bàn chiến lược hiểm yếu Việt Bắc là tên gọi một vùng lãnh thổ thuộc một phần thượng du và trung du Bắc Bộ; phía bắc và đông bắc giáp nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa; phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh; phía nam giáp đồng bằng Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh thuộc Tây Bắc. Nằm kề sát đất nước Trung Quốc rộng lớn vốn có mối quan hệ chặt chẽ với cách mạng Việt Nam từ nhiều năm trước, cùng chung một dải biên giới, với chiều dài 751km, đi qua địa phận 15 huyện, 97 xã (56.II), Việt Bắc có điều kiện thông thương quốc tế thuận lợi. Khu vực trung tâm của Việt Bắc gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang. Khu vực ngoại vi gồm một số địa phương thuộc các tỉnh: Vĩnh Yên, Phúc Yên, Phú Thọ, Yên Bái và Bắc Giang. Việt Bắc có diện tích tự nhiên khoảng 32.991 km2 (gần 1110 diện tích cả nước). Rừng núi chiếm khoảng 90% diện tích của khu (127.7), chủ yếu ở các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Cạn và phần lớn các lỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên, một phần phía bắc các tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bắc Giang. Rừng Việt Bắc có nhiều loại gỗ, tre, nứa, cây cối rậm rạp, xanh tết quanh năm. Núi đồi Việt Bắc trùng điệp, phần lớn là núi đá vôi, ở ba mặt: bắc, tây nam và đông đông nam là những dãy núi đá cao bao bọc, tạo thành một phòng tuyến thiên nhiên hùng vĩ. Trên các dãy núi đá có nhiều hang động. Đó chính là nơi ẩn nấp và cất giấu lương thực, thực phẩm khá an toàn của bà con các dân tộc trong vùng mỗi khi có giặc bên ngoài đến xâm lấn. Hang Phượng Hoàng (Võ Nhai, Thái Nguyên) là một hang đá rộng lớn, đã từng là nơi diễn ra cuộc chiến đấu quyết liệt của 75 chiến sĩ tự vệ cùng với 1500 dân chúng chống địch khủng bố hồi tháng 11/1944 (83.63). Hang Pác Bó (Hà Quảng, Cao Bằng) là một hang kín đáo, bí mật, đã từng gắn bó với cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ai Quốc trong những ngày đầu mới về nước. Các hang động ở Bắc Sơn (Lạng Sơn), hang Kéo Quảng (Nguyên Bình), động Bó Lình (Quảng Hoà, Cao Bằng) cũng đều gắn liền với phong trào cách mạng ở địa phương. Quần thể hang động ở Nà Pài (Xã Hằng Phúc, Chợ Đồn, Bắc Cạn) đã từng là nơi nhân dân công du kích xã cất giấu lương thực phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp trong những năm 1947 - 1954. Ven theo các chân núi là các thung lũng chạy dài, khá bằng phẳng, thuận lợi cho việc canh tác và xây dựng cơ quan công xưởng. Việt Bắc có nhiều sáng, suối, ao, hồ. Các con sông lớn (sông Hồng, sông Đà, sông Lô...) đều phát nguyên từ Trung Quốc, xuyên qua Việt Bắc đổ vào đồng bằng Bắc Bộ, rồi chảy ra biển. Một số con sông (Kỳ Cùng, Bằng Giang...) bắt nguồn từ địa phận Việt Bắc rồi chảy sang Trung Quốc. Những đoạn sông chảy qua vùng thượng du thường có lòng hẹp. nhiều ghềnh thác hiểm trở và độ dốc khá lớn. Vào mùa mưa, từ tháng 3 đến tháng 8, nước lũ dâng cao đột ngột, dòng sông chảy xiết, ảnh hưởng không tốt đến cơ động lực lượng và giao thông vận tải. Vào mùa khô, dòng sông cạn, thuyền bè khó đi lại. Việt Bắc thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 230C ở Vùng thấp, 200C đến 220C ở vùng Cao trung bình (từ 200 trên 500 mét) và dưới 200C ở vùng có độ cao từ 500 mét trở lên. Hàng năm, từ tháng 1đến tháng 4, thường có gió mùa đông bắc. gây ra mưa phùn, sương mù dày đặc khắp núi rừng. Cùng với sông ngòi, khe suối, Việt Bắc có các đường bộ, đường sắt được xây dựng từ thời thuộc Pháp. Những con đường này phần lớn xuất phát từ Hà Nội, toả ra các hướng, đi qua các tỉnh trong khu Việt Bắc đốn tận biên giới Việt - Trung. Quốc lộ số 3, số 2, 13A, 1B, số 4 đều là những con đường huyết mạch nối liền Việt Bắc với Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ. Những con đường này có bề mặt hẹp, hầu hết được rải đá, có nhiều đèo dốc quanh co khúc khuỷu. Nhiều đoạn đường chạy ven theo các sườn núi cao, một bên là vách đá dựng đứng, một bên là sông sâu vực thẳm. Ngoài các con đường lớn là hệ thống đường đất nhỏ, dường mòn ngang dọc, nối liền giữa các vùng trong khu với nhau, giữa khu với các vùng lân cận và giữa các địa phương hai bên biên giới Việt - Trung. Với hệ thống các đường thuỷ, bộ, địa hình đốc, núi rừng hiểm trở, việc giao thông - nhất là giao thông bằng phương tiện cơ giới trên địa phận Việt Bắc gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Ngược lại, địa thế đó rất thuận lợi cho hoạt động cách mạng trong thời kỳ trứng nước, đặc biệt là cho việc thực hiện chiến tranh du kích. Dựa vào địa hình phức tạp và hiểm trở của vùng Việt Bắc, phong trào cách mạng có thể dễ dàng gây dựng cơ sở, phát triển lực lượng, lúc thuận lợi có thể tiến công, lúc khó khăn có thể lui vào thố thủ, bảo toàn lực lượng. Việt Bắc cũng là một địa bàn rất cơ động về chiến lược. Thông qua hệ thống các con đường mòn, đường nhỏ xuyên rừng, từ Việt Bắc, phong trào cách mạng Việt Nam có thể dễ dàng liên lạc với quốc tế, trước hết là với cách mạng Trung Quốc. Từ Việt Bắc, phong trào cách mạng có thể mở rộng sang hướng Tây Bắc để liên lạc với cách mạng Lào. ớ hướng đông, Việt Bắc nối liền với rừng núi Quảng Ninh, Đông Triều, kéo dài xuống tận miền duyên hải. Về phía nam, Việt Bắc áp sát thủ đô Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ. Vì thế, về mặt quân sự mà xét, Việt Bắc là một nơi dụng binh lợi hại. Nằm ở vị trí trung tâm Việt Bắc là 4 huyện tiếp giáp nhau: Định Hoá Thái Nguyên), Chợ Đồn (Bắc Cạn), Sơn Dương và Yên Sơn (Tuyên Quang). Định Hoá là một huyện miền núi ở phía tây bắc tỉnh Thái Nguyên; Phía bắc giáp huyện Chợ Đồn và Bạch Thông (Bắc Cạn); Phía nam giáp huyện Đại Từ (Thái Nguyên); phía dông giáp huyện Phú Lương ( Thái Nguyên); phía tây giáp huyện Sơn Dương và Yên Sơn ( Tuyên Quang). Sông, suối ở Định Hoá tuy nhiều, nhưng đều nhỏ, không thuận lợi về giao thông. Việc đi lại trong huyện chủ yếu thông qua các con đường mòn. Sau khi chiếm đóng Định Hoá (năm 1889), nhằm phục vụ mục đích cai trị, đàn áp, bóc lột, thực dân pháp xây dựng con đường 38 chạy từ ki lô mét 31(quốc lộ 3) di Chợ Chu; rồi từ đày chúng mở đường nối liền Thành Cóc (Sơn Dương), đôn Nghĩa Tá (Chợ Đồn), đồn Quảng Nạp và Phú Mình (Đại Từ). Địa thế hiểm trở, núi rừng bạt ngàn là một trong những yếu tố đảm bảo cho Định Hoá trở thành địa điểm xây dựng ATK Trung ương, chủ yếu thuộc địa phận các xã: Phú Đình, Điềm Mặc, Thanh Định, Định Biên. Bốn xã này đều cách xa trục đường giao thông chính. Phía tây có dãy núi Hồng án ngữ, tạo nên bức trường thành kiên cố. Nối liền các xã là những con đường mòn nhỏ hẹp, kín đáo. Trong khu vực bốn xã có nhiều khe suối chảy qua, rất thuận lợi cho việc sinh hoạt và trồng trọt. Xen kẽ giữa các thôn, bản là những đồi cây rậm rạp, tạo thành bức màn phủ kín đường đi lối lại và nhà ở bên trong. Kề sát với khu vực bốn xã của Định Hoá, về phía tây, vượt qua dãy núi Hồng là huyện Sơn Dương, Yên Sơn (Tuyên Quang) và về phía bắc, vượt qua đỉnh đèo Xo là huyện Chợ Đồn (Bắc Cạn) Sơn Dương là một khu vực bán sơn địa, ở vào một vị trí thuận lợi. Về phía đông, Sơn Dương giáp tỉnh Thái Nguyên, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ,phía nam giáp tỉnh Vĩnh Yên, phía bắc giáp huyện Yên Sơn. Rừng núi Sơn Dương khá hiểm trở, phía đông có dãy núi Hồng nối liền với dãy núi Tam Đảo, phía nam có dãy núi Lịch, tạo thành ranh giới tự nhiên giữa huyện Lập Thạch ( Vĩnh Phú) và Sơn Dương; phía tây có sông Lô uốn khúc - một dòng sông đã đi vào lịch sử với những chiến công oai hùng. Vớt địa thế thuận lợi và có cơ sở quần chúng vững chắc từ trước, các xã: Tân Trào, Lương Thiện, Bình Yên, Minh Thanh (tức Minh Khai và Thanh La) thuộc Sơn Dương; Công Đã, Đạo Viện, Kim Quan, Hùng Lợi, Trung Sơn thuộc Yên Sơn; Vinh Quang, Xuân Quang thuộc Chiêm Hoá được Trung ương chọn làm An toàn khu trong những năm kháng chiến chống Pháp. Khu vực ba xã tây nam huyện Chợ Đồn: Thành Công, Thắng Lợi, Yên Thịnh là một vùng núi non trùng điệp. Khu vực ba xã trên, nay thuộc địa phận của bảy xã nối liền nhau: Bình Trung, Lương Bằng, Nghĩa Tá, Nam Bằng Lũng, Yên Thịnh, Yên Thượng và bản Ty. Phía nam vùng này có đèo Xo (giáp huyện Định Hoá) là một dãy núi lớn kéo dài từ Bình Trung (Tức Thành Công) đến Lương Bằng, là ranh giới tự nhiên giữa Chợ Đồn với các huyện Yên Sơn, Chiêm Hoá ( Tuyên Quang). Trên dãy núi nổi lên ngọn núi Khau Nhót, Khau Ty, Khau Bươn. Ngọn Khau Nhót cao chừng 500 - 600 mét, nằm ở địa phận của Nghĩa Tá và Lương Bằng, tựa như bức trường thành. Theo các con đường mòn, vượt Khau Bươn là sang địa phận Yên Sơn, Chiêm Hoá, Xen kẽ giữa các núi cao có nhiều khe sâu và thung lũng hẹp. Đó cũng chính là những "cửa ngõ" thông thương giữa vùng Tây Nam Chợ Đồn với vùng Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hoá (Tuyên Quang), Định Hoá (Thái Nguyên). Việt Bắc nói chung và khu vực 4 huyện: Định Hoá, Chợ Đồn, Sơn Dương, Yên Sơn nói riêng có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho việc xây dựng nền kinh tế kháng chiến tự cấp tự túc. Ruộng đất canh tác ở nơi này tuy không nhiều và không lốt như vùng đồng bằng, nhưng do mật độ dân cư thấp, nên bình quân diện tích chia cho đầu người ở đây nhiều hơn. Hơn nữa, ngoài ruộng vườn, Việt Bắc còn có nhiều đồng cỏ, nương rẫy có thể tận dụng để trồng lúa, ngô, khoai, sắn, các loại rau đậu, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hệ thống sống suối ở Việt Bắc không những đảm bảo nhu cầu canh tác và sinh hoạt của con người, mà còn là nguồn cung cấp tự nhiên khá dồi dào về thuỷ sản. Thiên nhiên ưu đãi khu Việt Bắc, dành cho nơi đây một nguồn tài nguyên khá phong phú và toàn diện. Ngoài đất và rừng, với nhiều loại lâm thổ sản có thể khai thác được như gỗ, tre, nứa, song, mây, nấm hương, mộc nhĩ và các loại chim muông, thú rừng, Việt Bắc còn dồi dào về khoáng sản và năng lượng. Việt Bắc nằm trong vùng kiến tạo Hecxini - Inđôxini bao quanh địa khối vòm sông Chảy. Nhiều đường đứt gãy theo nhiều hướng là những nơi sinh khoáng quan trọng. Quan trọng hơn là các đứt gãy phụ tạo nên nhiều loại khoáng sản liên quan đến các đá xâm nhập Granitôit phổ biến trong khu, như các đứt gãy Lạng Sơn - Thái Nguyên, đứt gãy Hà Giang - Bắc Cạn, có các mỏ đá kim loại ở Chợ Điền, Chợ Đồn, Tuần Muội, mỏ kẽm ở Tràng Đà, Lang Hit, mỏ thiếc ở Tĩnh Túc, mỏ Ăngtimoan ở Chiêm Hoá, mỏ thuỷ ngân ở Hà Giang. Mỏ Trầm tích cũng phong phú. đáng chú ý nhất là mỏ sắt Thái Nguyên, quanh dấy có nhiều mỏ than (57.93). Mỏ vàng đều có rái rác ở nhiều nơi trong khu. Sẵn có nguồn của cải phong phú đó, Việt Bắc có khả năng đáp ứng một phần nhu cầu vật chất cho kháng chiến, đảm bảo cho lực lượng kháng chiến có thể tồn tại và phát triển. Đối với nước ta, trong điều kiện chưa có kinh tế hàng hoá, giao thông khó khăn, lại bị đế quốc bao vây, phong tỏa, sự tồn tại nền kinh tế tự nhiên như ở Việt Bắc, trong chừng mực nhất định, có tác dụng tích cực đối với cuộc kháng chiến. 2. Việt Bắc - một vùng đất kiên cường, bất khuất. Sinh sống ở vùng Việt Bắc có trên 1.200:000 dân (tính đến trước Cách mạng tháng Tám), thuộc khoảng 30 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc tuy có phong tục tập quán riêng, nhưng họ sống không tách biệt: mà thường cư trú xen kẽ với nhau trong cùng một địa phương. Điều này thể hiện tính cộng đồng, thống nhất vốn có từ lâu đời giữa nhân dân các dân tộc Việt Bắc. Đồng bào các dân tộc Việt Bắc thực thà, chất phác, có quan hệ họ hàng, quan hệ thân tộc rất sâu sắc. Trong nhiều dân tộc, người thủ lĩnh hoặc tộc trưởng, gia trưởng có uy quyền rất lớn. Một số dân tộc ở Việt Bắc thường có phong tục kết nghĩa anh em (hất tồng, có nghĩa là kết nghĩa anh em, sống chết có nhau).Người dân Việt Bắc có tỉnh cảm chân thực. Một khi đã tin yêu thì họ hết lòng, sẵn sàng hy sinh vì nghĩa lớn. Sống gần gũi với thiên nhiên, người dân Việt Bắc rất yêu thiên nhiên, nhưng chính họ là nạn nhân trực liếp của những tai hoạ khủng khiếp và thường xuyên do thiên nhiên gây ra. Thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, mưa lũ cùng với thú dữ... luôn luôn đe doạ đến cuộc sống và tính mạng của người dân miền núi. Nhân dân các dân tộc Việt Bắc còn phải thường xuyên chịu những hậu quả nặng nề do chiến tranh gây ra. Xưa kia, Việt Bắc luôn luôn trở thành bãi chiến trường, nơi luôn phải đương đầu với cuộc tấn công xâm lược của các thế lực phong kiến phương Bắc. Có mỗi lần quân giặc tràn sang hoặc rút chạy, nhân dân các dân tộc Việt Bắc đều chịu bao tai hoạ khủng khiếp: chém giết, bắt bớ, cướp của, đốt phá... Từ giữa thế kỷ XVI, trong thời kỳ Trịnh - Mạc phân tranh, cuộc nội chiến ác liệt kéo dài trên nửa thế kỷ đã diễn ra giữa hai tập đoàn phong kiến thù địch đó. Nhiều địa phương trong vùng Việt Bắc cũng trở thành bãi chiến trường. Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" chép rằng: "Các xứ Kinh Bác, Thái Nguyên, Lạng Sơn can qua rất động". Nạn nhân trực tiếp của những cuộc chém giết ấy là nhân dân. Các tập đoàn phong kiến đã không từ một thủ đoạn nào để vơ vét nhân lực, vật lực của nhân dân để phục vụ cho cuộc tranh chấp quyền lực. Dưới chế độ thực dân phong kiến, nhân dân các dân tộc Việt Bắc hết sức cực khổ. Ngoài những nỗi khổ của người dân nghèo bị áp bức như ở nơi khác, đóng bào nơi đây phải chịu nhiều nỗi nhục riêng. Họ phải sống trong tình trạng trình độ văn hoá, khoa học thấp kém, phong tục tập quán lạc hậu và nạn mê tín dị đoan còn rất nặng nề. Lợi dụng tình hình này, bọn đế quốc và tay sai ở địa phương dùng cường quyền và thần quyền để cai trị, bóc lột nhân dân. Để dễ bề cai trị, thực dân Pháp ra sức thực hiện chính sách chia rẽ dân tộc. Chúng xuyên tạc, xúi giục, kích động, gây nên sự hằn thù giữa anh tộc này với dân tộc khác. Chúng còn dung túng cho bọn trộm cướp, thổ phỉ tự do hoành hành gây nên bao điều bất hạnh cho nhân dân. Đồng bào các dân tộc ít người luôn sống trong nỗi lo sợ bị hãm hại. Bởi vậy, một số dân tộc không thể chịu đựng nổi sự chèn ép, áp bức, dã phải chuyển đến những vùng xa xôi, hẻo lánh để sinh sống. Không cam chịu cuộc đời nô lệ, nhân dân các dân tộc Việt Bắc đã nhiều lần nổi dậy đấu tranh chống lại cường quyền và áp lực, chống lại các thế lực ngoại xâm. Tờ khi thực dân Pháp xâm lược, các dân tộc Việt Bắc đã đoàn kết cùng nhân dân cả nước liên lục tổ chức đấu tranh. Tiêu biểu cho những phong trào đó là cuộc khởi nghĩa của Lương Tuấn Tú ở Cao Bằng (1886 - 1895), của Hoàng Đình Kinh ở Lạng Sơn ( 1886 - 1888), của đồng bào Tày Bắc Cạn do Phùng Bá Chỉ lãnh đạo (1892 - 1896) và cuộc nổi dậy của đồng bào Mang ở Hà Giang dưới sự chỉ huy của Hà Quốc Trượng ( 1894 1896). Đó là không kể đến cuộc nổi dậy của quần chúng nhân dân do các đề, đốc, lãnh binh, thủ lĩnh lãnh đạo, nổ ra khắp vùng Việt Bắc. Trong số này, nổi bật nhất là cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo kéo dài gần 30 năm (1884 - 1913 ). Do biết dựa vào địa thế hiểm trở của núi rừng Việt Bắc để đánh du kích, phạm vi hoạt động của nghĩa quân Yên Thế lan rộng trong nhiều tỉnh từ Bắc Giang qua Thái Nguyên, Phúc Yêu, Vĩnh Yên lên Phú Thọ, Tuyên Quang. Trong những năm đầu thế kỷ 20, phong trào đấu tranh vũ trang ở Việt Bắc vẫn phát triển, (rong khi phong trào ở các tỉnh miền xuôi có phần tạm lắng và chuyển sang hình thức khác. Năm 1900 nhân dân các dân tộc huyện Quảng Hoà, Hoà An (Cao Bằng) cùng với các sĩ phu yêu nước và hội Tam Điểm của Lưu S Đường đánh đồn Phía Mạ của Pháp ở Nước Hai (Hoà An, Cao Bằng). Năm 1906 - 1907, Chúng A Dệt - người dân tộc Ngái ở Bằng Khẩu - đã cự tuyệt sự mua chuộc của giặc Pháp, kiên quyết lãnh đạo nhân dân địa phương đấu tranh chống Pháp trong gần 3 năm. Năm 1911 - 1912, đồng bào Mông ở Mường Hưu, Mèo Vạc. nổi dậy hoạt động khắp vùng Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang. Cùng thời gian trên. nghĩa quân Hoàng Hoa Thám mả rộng địa bàn hoạt động đến vùng Định Hoá. Con em đồng bào các dân tộc trong vùng gia nhập nghĩa quân và chiến đấu dũng cảm. Ngày 1/4/1912, một cuộc giao chiến ác liệt giữa nghĩa quân và quân pháp diễn ra trên đoạn đường từ Chợ Chu đi Quảng Nạp. Tiếp đó, ngày 13/9/1912 một toán quân Pháp đi càn đã bị nghĩa quân chặn đánh trên đoạn đường từ Chợ Chu đi Chợ Mới. Trong thời gian tiếp theo, các hoạt động chống Pháp ở Việt Bắc vẫn được duy trì. Năm 1914, nhân dân Bắc Cạn do Đội Kỳ, Đội Thân và Lý Thảo Long lãnh đạo, nổi dậy đánh chiếm tỉnh lị; sau đó rút vào Lũng Vài để chiến đấu đến cùng với giặc Pháp. Ngày 4/8/1916 nhân dân Phố Ngữ (Phú Tiến, Định Hoá) chiến đấu hỗ trợ cho cuộc nói dậy của một đoàn tù nhân bị quân Pháp áp giải từ nhà lao Thái Nguyên đến nhà lao Chợ Chu (Định Hoá) nổi dậy phá ngục, cướp vũ khí diệt địch, đồng thời tấn công nhà Bưu điện,... Đầu năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, lạo nên bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử phát triển của Cách mạng nước ta. Phong trào cách mạng ở các vùng dân tộc thiểu số cũng bước vào thời kỳ mới. Một vài nơi ở Việt Bắc lần lượt xác dựng cơ sở Đảng (xem chú thích ở cuối phần phụ lục) và cơ sớ cách mạng. Định Hoá (Thái Nguyên) và Sơn Dương, Yên Sơn (Tuyên Quang) là những ôm Phương sớm có đảng viên Cộng sản đến hoạt động.Cuối năm 1937, một cơ sở cách mạng ra đời ở Quán Vuông, gồm 7 người, do hai đảng viên (Vũ Hưng và Nguyên Đình Chiêm) lãnh đạo. Bước sang năm 1938, cơ sở cách mạng lan sang Bảo Cường Từ Quán Vuông - Bảo Cường, đường dây liên lạc được nối liền với cơ sở La Bằng (Đại Từ). Tại vùng Sơn Dương, Yên Sơn, ngay từ năm 1935, được sự lãnh đạo của cán bộ cách mạng, nông dân thôn Khe Thuyền (xã Văn Phú) tổ chức đấu tranh chống thuế. Năm 1939 vì bị bắt phu làm đường từ xã Thái Bình đi Thành Cóc, đến Chợ Chu, nhân dân các xã Kim Lộng (nay là Tân Trào), Khuổi Phát, Khuổi Chao (Kim Quan) bản Pìlth, bản Pài áo Búc, Khuổi Mòn, Thác Ràng... tổ chức đấu tranh. Cơ sở và phong trào cách mạng nhanh chóng lan rộng ra các xã thuộc Sơn Dương và Yên Sơn. Trong thời kỳ vận động Cách mạng tháng Tam ( 1939 1945), Việt Bắc là nơi xuất hiện những căn cứ địa đầu tiên, tạo thế đứng cho phong trào cả nước. Cuối năm 1940, căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai hình thành, và nhanh chóng mở rộng ra các vùng xung quanh, thuộc địa phận các tỉnh tạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang. Đầu năm 1941, ngay sau khi về nước để trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng, Nguyễn ái Quốc đã chọn Cao Bằng làm nơi thí điểm xây dựng các tổ chức Cứu quốc của Mặt trận Việt Minh. Từ một khu vực nhỏ hẹp Nà Xác - Pác Bó - Lục Khu (Hà Quảng), mà trung tâm là Pác Bó, phạm vi căn cứ địa phát triển rộng ra cả các vùng Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn. Cuối năm 1943, thông qua những "con đường quần chúng", hai trung tâm căn cứ địa Cao Bằng và Bắc Sơn - Võ Nhai được nối liền với nhau, tạo thành một khu liên hoàn vững chắc. Cùng thời gian này, chiến khu Hoàng Hoa Thám ra đời, đánh dấu bước phát triển mới của phong trào cách mạng ở Việt Bắc. Vùng Đại Từ, Định Hoá, Sơn Dương trở thành trung tâm của phân khu B thuộc Chiến khu Hoàng Hoa Thám. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (913/1945), Việt Bắc là nơi có phong trào phát triển mạnh nhất so với toàn quốc. Tại đây, ngay từ những ngày đầu tháng 3, tháng 4 năm 1945, nhiều nơi đã xoá bỏ được chính quyền địch và thành lập chính quyền cách mạng. Ngày 14/3/1945, ủy ban Cách mạng lâm thời châu Sơn Dương thành lập, đánh dấu thắng lợi to lớn của phong trào cách mạng địa phương. Sau một thời gian ngắn, chính quyền cách mạng lần lượt ra đời ở Chiêm Hoá, Yên Sơn. Tại Định Hoá, chinh quyền cách mạng cũng được thành lập từ 28/3/1945. Do chịu ảnh hưởng của các trung tâm căn cứ địa cách mạng Cao - Bắc - Lạng, Bắc Sơn - Võ Nhai và Đại Từ - Đỉnh Hoá Sơn Dương, phong trào cách mạng ở huyện Chợ Đồn, nhất khu vực phía tây nam, phát triển rất nhanh chóng và vững chắc. Cuối tháng 3/1945 nhân dân các xã trong huyện lần lượt nổi dậy xoá bỏ chính quyền địch và giành quyền làm chủ. Đầu tháng 4!1945, Uỷ ban nhân dân lâm thời huyện Chợ Đồn thành lập và ngay sau đó lãnh đạo nhân dân xây dựng cuộc sống mới. Giữa tháng 4/1945, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ đã đề ra nhiệm vụ xây đựng Việt Bắc thành khu căn cứ địa kháng chiến kiểu mẫu để mở rộng chiến tranh du kích. Ngày 4/6/1945 khu giải phóng chính thức ra đời, bao gồm sáu tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang và một số vùng thuộc các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Yên. Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang) được chọn làm thủ đô khu giải phóng, trở thành trung tâm chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước. Chính từ nơi đây, Hội nghị đại biểu Đảng toàn quốc ( 14 - 1518/1945 ) và Quốc dân đại hội ( 16 - 17/8/1945) đã quyết định phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc. Cũng chính từ Tân Trào, ngày 16/8/1945, Giải phóng quân tiến về thị xã Thái Nguyên để mở đường về Hà Nội. Theo nghị quyết hội nghị cán bộ Việt Minh (6/1945), khu giải phóng Việt Bắc phải trở thành một khu căn cứ địa vững chắc về mọi mặt : chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá để làm bàn đạp, giải phóng toàn quốc. Trong khu giải phóng, mười chính sách của mặt trận Việt Minh được thực hiện. Chính quyền cách mạng tịch thu ruộng đất của bọn thực dân Pháp và tay sai phản động, các loại công điền, công thổ chia cho dân cày nghèo, vận động đồng bào khai khẩn ruộng hoang, phát triển sản xuất. Một số nơi trong khu giải phóng còn tổ chức giúp nhau thóc giống, trâu cày. Những nhà có nhiều ruộng đất san xẻ cho những gia đình thiếu ruộng để cùng sản xuất. Chính quyền cách mạng và Mặt trận Việt Minh cũng hướng dẫn nhân dân cấy đúng kỹ thuật, đảm bảo đủ phân, nước để nâng cao sản lượng. Trong khu giải phóng, mỗi châu, huyện đều thành lập một Ban giáo viên chính trị Ban này có nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương, chính sách của Uỷ ban chỉ huy khu giải phóng, của Mã. trận Việt Milth, đồng thời đi xuống các xã mở các lớp huấn luyện ngắn ngày. Mỗi xã có một nhà Hội đồng Cứu quốc. Cứ 15 ngày một lần, dân chúng đều được nghe nói chuyện về tình hình nhiệm vụ cách mạng hoặc bàn giao các công việc ở địa phương. Khắp nơi trong khu giải phóng đều tràn ngập bầu không khí sinh hoạt chính trị sôi nổi. Hoạt động tuyên truyền được đẩy mạnh. Báo chí phát hành rộng rãi và trở thành một nhu cầu của nhân dân. Châu nào cũng có một tờ báo địa phương. Toàn khu có tờ "Nước Nam mới", "Quân giải phóng"; Cao - Bắc - Lạng có tờ "Việt Nam độc lập" Sự nghiệp văn hoá, giáo dục được quan tâm. Nhiều trường cấp I được mở hoặc phục hồi. Riêng Chợ Đồn, nơi có phong trào giáo dục mạnh nhất lúc đó, mở 5 lớp học cho con em đang vào Dao ở vùng Cốc Phường, Nà Pa (Quảng Bạch), Kéo Màng (Bản Thi), Nà Đeng nghĩa Tá), Bản Ca (Bình Trung). Để đáp ứng phèng trào giáo dục nhiều nơi trong khu giải phóng mờ các trường, lớp đào tạo giáo viên. Trường sư phạm sơ cấp cứu quốc đảo thành lập ở Chiêm Hoá (Tuyên Quang), đào tạo được 35 giáo viên; ở Chợ Đồn (Bắc Cạn) đào tạo được hơn 40 giáo viên. Hầu hết các huyện phủ, châu đều có một đội văn nghệ. ờ một số nơi như: Chiêm Hoá, Yên Sơn, Sơn Dương, Chợ Đồn... các đội văn nghệ được trang bị các loại nhạc cụ. Đội văn nghệ đi xuống các xã gày dựng phong trào và dạy các bài ca cách mạng cho nam nữ thanh niên (63, 65). Thông qua đó, thanh niên được hướng dần vào các hoạt động cách mạng. Cuộc sống mới được nhen nhóm và phát triển nhanh chóng, từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội do chế độ cũ để lại. ánh sáng cách mạng toả khắp vùng Việt Bắc và đem lại những đổi thay sâu sắc trong đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào các dân tộc. Truyền thống đoàn kết, thuỷ chung, kiên cường bất khuất hình thành qua nhiều thế kỷ đấu tranh chống giặc ngoại xâm, càng được phát huy cao độ. Như vậy, vùng Việt Bắc nói chung và khu vực 4 huyện: Định Hoá, Chợ Đồn, Sơn Dương, Yêu Sơn nói riêng không chỉ có địa thế thuận lợi cho việc che giấu lực lượng và kho tàng, mà còn có cơ sở quần chúng tốt. lại rất cơ động. Hơn nữa, nơi đây vốn đã là căn cứ địa, là trung tâm chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước. Vùng đất 4 huyện có đầy đủ các yếu tố: địa lợi và nhân hoà, vừa nằm sâu trong khu căn cứ địa Việt Bắc, lại vừa có điều kiện thông thương với vùng trung du và đồng bâng. Trung ương Đăng và Chính phủ đã phát hiện ra nơi đây có đủ những điều kiện cần thiết của một An toàn khu vững chắc của cơ quan đầu não kháng chiến. II. SỰ RA ĐỜI CỦA AN TOÀN KHU TRUNG ƯƠNG TRONG CĂN CỨ ĐỊA VIỆT BẮC Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (1419/1946) ký chưa ráo mực, thực dân Pháp đã ngang nhiên bội ước. Chúng liên tiếp gây ra các vụ khiêu khích và xâm lược ngày càng trắng trợn. Cùng với vụ đánh chiếm Hải Phòng (20/11/1946), quân Pháp tấn công ta ở Lạng Sơn. Với việc đánh chiếm hai cửa ngõ đường biển và đường bộ quan trọng này, thực dân Pháp đã thực sự bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược với quy mô lớn đối với miền Bắc nước ta. Trước tình hình ấy, ngay từ tháng 10 - 1946, Hội nghị quân sự toàn quốc của Đảng đã nhận định: "Nhất định không sớm thì muộn, Pháp sẽ đánh mình, và mình cũng nhất định phải đánh Pháp" (134.64). Trung ương Đảng kêu gọi toàn dân "Sẵn sàng chiến đấu để tự vệ bất cứ lúc nào và chỗ nào". Ban Thường vụ Trung ương Đảng tập trung chỉ đạo cả nước chuẩn bị bước vào chiến tranh. Nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến trong khi tiềm lực kinh tế. quân sự còn nhỏ yếu, sức dự trữ kháng chiến rất mỏng manh. Ngược lại, thực dân Pháp có một đội quân viễn chinh nhà nghề giầu kinh nghiệm đi xâm lược, được trang bị vũ khí hiện đại. Nước Pháp là một cường quốc tư bản có nền công nghiệp phát triển, nên tiềm lực kinh tế và quân sự rất mạnh. Trong điều kiện đổ, muốn giành được thắng lợi, chúng ta không thể : "Đem toàn lực dốc vào một vài trận hòng phân thắng bại", mà phải có thời gian để chuyển hoá lực lượng. Đánh lâu dài thì bên trong nhân dân đoàn kết, đồng lòng kháng chiến; bên ngoài, nhân dân thế giới càng hiểu rõ sự nghiệp chính nghĩa của ta, càng ra sức ủng hộ ta. Đánh lâu dài, chúng ta mới có điều kiện bồi dưỡng và phát triển lực lượng, chuyển thiếu thành đủ, chuyển yếu thành mạnh. Ngược lại, địch đánh lâu dài thì mục đích chiến tranh phi nghĩa của chúng càng lộ rõ và do đó sẽ bị nhân dân Pháp và nhân dân thế giới lên án, lực lượng của chúng bị tiêu hao và tiêu diệt, mệt mỏi, tử mạnh chuyển thành yếu, từ thắng chuyển thành bại. Đảng ta coi kháng chiến lâu dài là bí quyết của thắng lợi. Điều kiện cơ bản để thực hiện đường lối kháng chiến lâu dài là phải bảo tồn và phát triển lực lượng kháng chiến, đồng thời phải xây dựng được nền kinh tế có khả năng tự túc, tự cấp. Muốn vậy, điều quan trọng là phải xây dựng được những khu căn cứ vững chắc, an toàn, không chỉ có địa hình thuận lợi, mà phải có cơ sở và phong trào quần chúng vững mạnh. Lịch sử dân tộc và kinh nghiệm thành công của Cách mạng tháng Tám đã nót lên tầm quan trọng của căn cứ địa. Các căn cứ địa lúc bấy giờ, nhất là khu giải phóng Việt Bắc, là nơi đứng chân của các cơ quan lãnh đạo, là chỗ dựa vững chắc để duy trì và phát triển lực lượng vũ trang cách mạng, để giữ vững và mở rộng chiến tranh du kích cục bộ, thúc đẩy cao trào kháng Nhật cứu nước, góp phần quan trọng đưa cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám đến thắng lợi hoàn toàn. Khi cả nước bước vào kháng chiến, vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Trong điều kiện ấy, không thể không nói đến vấn đề căn cứ địa cách mạng, vấn đề hậu phương của chiến tranh cách mạng. "Căn cứ địa là chỗ đứng chân của cách mạng, đồng thời là chỗ dựa để xây dựng lực lượng và phát triển lực lượng vũ trang, đẩy mạnh đấu tranh vũ trang cách mạng, trên ý nghĩa đó, nó cũng là hậu phương của chiến tranh cách mạng" (47.l05) Trong hoàn cảnh chiến tranh ngày càng lan rộng, hầu hết các thành phố, thị xã, các đường giao thông quan trọng đang lần lượt bị thực dân pháp chiếm đóng, thì vấn để giữ nông thôn, xây dựng những vùng đất tự do đối với kháng chiến lại càng trở nên cần thiết. Trên những vùng đất tự do ấy, phải tạo dựng được những khu an toàn, chắc chắn và tiện lợi nhất cho việc đặt cơ quan đầu não để lãnh đạo mọi hoạt động kháng chiến - kiến quốc trong cả nước. Điều này càng trở nên quan trọng khi mà kẻ thù đang có âm mưu và kế hoạch đánh úp cơ quan đầu não kháng chiến hòng nhaanh chóng kết thúc chiến tranh. Bởi vậy, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, với tầm nhìn chiến lược sáng suốt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân công Phạm Văn Đồng cùng một số cán bộ ở lại Việt Bắc một thời gian để củng cố căn cứ địa. Cuối tháng 10 năm 1946, Trưởng ban tài chính Trung ương Đảng Nguyễn Lương Bằng được giao nhiệm vụ trở lại Việt Bắc để chuẩn bị địa điểm xây dựng căn cứ địa kháng chiến. Một số địa điểm thuộc huyện Định Hoá, Nam Chợ Đồn được chọn làm nơi ở và làm việc của các cơ quan Trung ương Đảng và Chính phủ trong trường hợp phải rời khỏi thủ đô Hà Nội. Tháng 11/1946, Trung ương Đảng quyết định thành lập dội công tác đặc biệt, do Trần Đăng Ninh phụ trách. Đội gồm đại biểu các ngành quân sự, an ninh, chính quyền đoàn thể, chuyên lo việc nghiên cứu di chuyển và chọn địa điểm an toàn đặt các cơ quan Trung ương. Công việc chuẩn bị cho các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ, Mặt trận rời khỏi thủ đô Hà Nội cũng được đẩy mạnh, nhất là từ sau vụ thực dân Pháp gây hấn ở Hải Phòng và Lạng Sơn. Giữa tháng 1211946, một số cán bộ trong Độ công tác đặc biệt lần lượt lên vùng Việt Bắc làm nhiệm vụ. Sau một thời gian khảo sát thực tế, cân nhắc kỹ mọi mặt, Đội quyết định chọn địa phận các huyện: Định Hoá, Đại Từ, Võ Nhai, Phú Lương (Thái Nguyên), Chợ Đồn (Bắc Cạn), Sơn Dương, Yêu Sơn, Chiến Hoá (Tuyên Quang), mà trung tâm là Định Hoá, Chợ Đồn, Sơn Dương, Yên Sơn, làm nơi xây dựng An toàn khu (ATK) của Trung ương. Cùng thời gian trên, các cơ quan Trung ương rời khỏi Hà Nội, chuyển dần về phía Tây Nam, thuộc địa phận các tỉnh Hà Đông, Sơn Tây. Trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trụ sở làm việc tại các địa điểm: Vạn Phúc (Hà Đông), Viên Nội (Thanh Oai, Hà Đông), Chùa Thầy, Cần Kiệm (Quốc Oai, Sơn Tây). Phần lớn các cơ quan, cơ sở hậu cần quân đội được chuyển ra vùng ven các thành phố, thị xã, rồi chuyển dần lên Việt Bắc. Ngày 26/12/1946, giữa lúc Hà Nội đang rực lửa chiến đấu, tại một địa điểm thuộc Hà Đông, Hội đồng Chính phủ họp phiên mở rộng. Sau khi nghe báo cáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng, mọi người đều tán thành kháng chiến đến cùng để giành lại nền độc lập hoàn toàn cho dân tộc. "Trong một gian phòng kín, bốn bề im lặng, dưới ánh sáng nhỏ của ngọn đèn dầu, sau lời tuyên bố quyết chiến của Hồ Chủ tịch, tất cả nắm tay giơ lên, biểu dương tất cả ý chí của cả dân toạ, (51.5). Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đi công tác ở Thanh Hoá (19/2/1947), Chính phủ ra quyết định chọn Việt Bắc làm chiến khu (51.40). Hàng vạn trấn máy móc, nguyên vật liệu, lương thực, thực phẩm... từ những vùng địch có thể đánh chiếm, được vận chuyển về các khu vực an toàn. Quân và dân ta đã vượt qua muôn vàn khổ khăn, gian khổ để hoàn thành việc di chuyển trước khi chiến sự lan tới. Trong hoàn cảnh chiến tranh ngày càng lâu rộng và ác liệt, để đảm bảo thực lực kháng chiến lâu dài, Trung ương đặc biệt coi trọng việc dự trữ gạo, muối là hai khu cần thiết yếu nhất. Nha tiếp tế (thuộc Bộ kinh tê) chuyên lo việc thu mua và dự trữ thóc gạo. Bộ Tài chính đặt kho dự trữ thóc gạo ở nhiều địa phương. Cục quân nhu cũng lập được hệ thống kho dự trữ ở các tỉnh: Hà Đông, Ninh Bình, Sơn Tây, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Cơ quan phân tán muối cũng được thành lập, trực thuộc Bộ Tài chính, có nhiệm vụ tổ chức vận chuyển muối thuế của Nhà nước và muối thu mua trên thị trường tự do về các địa điểm an toàn. Cùng thời gian trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị cho Trưởng ban tài chính Nguyễn Lương Bằng chuyển gần hai vạn tấn muối từ kho Văn Lý (Nam Định) lên Việc Bắc và Tây Bắc trước khi địch đánh chiếm vùng duyên hải (59.68). Công việc vận chuyển muối được tổ chức, chỉ đạo chặt chẽ. Đội vận chuyển muối được thành lập và khẩn trương nghiên cứu chu đáo đường vận chuyển. Từ ngày 25/12/1946, công việc vận chuyển muối bắt đầu được triển khai. Từ Văn Lí, muối được chuyển ngược dòng sông Đáy vào Vân Đình lên Ba Thá, qua sông Bùi đến cầu ái Mỗ (Sơn Tây), rồi ngược dòng sông Hồng lên Phú Thọ, Tuyên Quang; và tiếp tục chuyên chở lên Lào Cai, Sơn La, Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Cầu, Cao Bằng. Riêng Cục quân nhu (Bộ Quốc phòng) cũng chuyển được trên 400 tấn muối, 2,5 triệu mét vải, 3000 bao tải bằng và nhiều tấn sợi lên căn cứ địa Việt Bắc (62.91). Việc hoàn thành vận chuyển muối là một trong những thắng lợi quan trọng trong quá trình chuẩn bị xây dựng ATK Trung ương ở Việt Bắc. Nó đảm bảo cung cấp đầy đủ muối ăn cho cán bộ, bộ đội và nhân dân tại khu căn cứ ngay cả khi địch đánh chiếm miền duyên hải. Các máy móc, vật tư, các cơ quan y tế, giáo dục... cũng được nhanh chóng chuyển lên căn cứ. Một khối lượng lớn máy móc, dụng cụ, nguyên vật liệu... thuộc các tỉnh Ninh Bình trở ra, được đưa về Phủ Lạng Thương, ứng Hoà và chuyển dần lên Việt Bắc theo các tuyến đường: Hoà Bình - Hưng Hoá - Tuyên Quang - Chiêm Hoá; Phủ Lạng Thương lên Thái Nguyên - Chợ Chu Chợ Đồn. Trong đợt tổng di chuyển đầu tiên, ta đã đưa lên căn cứ địa Việt Bắc gần 40.000 tấn máy móc; nhờ vậy mà xây dựng được 57 cơ sở sản xuất khi toàn quốc bước vào kháng chiến. Kho bạc từ gà Nội cũng được kịp thời chuyển ra Chi Nê, sau đó lên Đầm Hồng, Bản Thi (62.91). Đầu năm 1947, đợt tổng di chuyển hoàn thành. Háu hết các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ, Mặt trận, Quân đội, các cơ quan kinh tế, văn hoá, giáo dục... đều lần lượt rời khỏi Thủ đô lên Việt Bắc. Đó đồng thời cũng là quá trình thực hiện kế hoạch nghi binh, đánh lạc hướng các mũi săn lùng của địch. Trong lúc địch đang chú ý vào hướng Tây Nam Hà Nội thì cơ quan Trung ương Đảng và nhà nước bí mật "thiên đô" lên hướng tây Bắc (62. 160). Nhờ vậy, từ cuối tháng 3, đầu tháng 4/1947, các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quân đội. .. đã có mặt tại các địa điểm trong
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Văn hóa anh mỹ...
200
20326
146