Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ẩn dụ trong tiếng anh và các thủ pháp chuyển dịch sang tiếng việt trên tư liệu n...

Tài liệu ẩn dụ trong tiếng anh và các thủ pháp chuyển dịch sang tiếng việt trên tư liệu nghĩa ẩn dụ của các từ ngữ chỉ vài bộ phận điển hình trên cơ thể người

.PDF
116
1089
84

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------- TRẦN THỊ HẢI VÂN ẨN DỤ TRONG TIẾNG ANH VÀ CÁC THỦ PHÁP CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG VIỆT (TRÊN TƯ LIỆU NGHĨA ẨN DỤ CỦA CÁC TỪ NGỮ CHỈ MỘT SỐ BỘ PHẬN ĐIỂN HÌNH TRÊN CƠ THỂ NGƯỜI) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ MÃ SỐ: 60 22 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN HỒNG CỔN Hà Nội, 2007 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ẩn dụ là hiện tượng ngôn ngữ xảy ra ở tất cả ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng. Hiện tượng này gặp ở rất nhiều trường từ vựng nhưng mạnh nhất là các từ trong trường chỉ bộ phận cơ thể người. Rất nhiều từ chỉ bộ phận cơ thể người được dùng để gọi tên các sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh con người. Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này là quan điểm lấy con người làm trung tâm để nhận thức thế giới. Nhờ có ẩn dụ mà việc biểu đạt của văn bản trở nên có sắc thái và không bị nhàm chán. Hiện tượng này đã được đề cập đến từ xa xưa của văn minh loài người. Người ta đã thấy nó từ rất lâu trong lịch sử ở các ghi chép của Aristotle, Platon (văn minh Hy Lạp). Có thể nói, ẩn dụ là một trong những nhân tố tạo nên bản sắc của ngôn ngữ. Trong tiếng Việt, cũng như trong tiếng Anh, ẩn dụ là một trong những biện pháp tu từ được sử dụng với tần suất đáng chú ý. Việc xử lý hay chuyển dịch các ẩn dụ giữa tiếng Anh sang tiếng Việt thường gặp khó khăn chính là do việc gìn giữ bản sắc của mỗi ngôn ngữ. Thủ pháp chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt đều đã được các dịch giả trong và ngoài nước đề cập trong các bài nghiên cứu hoặc các bài phát biểu trong các hội thảo như: “Đặc điểm không tương đương ở các ngôn ngữ đối dịch trong từ điển song ngữ và dịch thuật” (Nguyễn Trọng Báu - 1993), “Lý luận dịch thuật trước hiện tượng di chuyển đảo thành tố cú pháp” (Lưu Văn Lăng - 1993), “Dịch văn học và văn học dịch” (Thuý Toàn - 1996)…. Tuy nhiên những thủ pháp chuyển dịch được đề cập đến trong các bài viết nói trên chỉ dừng lại ở việc đưa ra một lý thuyết chuyển dịch nói chung mà không đi vào khảo sát các đối tượng cụ thể, điều đó dẫn tới việc người dịch thường lúng túng và loay hoay với các giải pháp. Chẳng hạn, khi dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, việc tìm các tương 1 đương ẩn dụ để dịch một cách có hiệu quả là một vấn đề không đơn giản do sự ảnh hưởng của các nhân tố: đặc trưng văn hoá - ngôn ngữ, hàm ý của tác giả văn bản nguồn, đặc trưng xã hội hoặc ngữ cảnh của văn bản. Để góp phần tìm hiểu về những tương đương và khác biệt của ẩn dụ trong tiếng Anh và tiếng Việt và cách thức chuyển dịch các ẩn dụ Anh - Việt, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Ẩn dụ trong tiếng Anh và các thủ pháp chuyển dịch sang tiếng Việt”(trên tư liệu nghĩa ẩn dụ của các từ ngữ chỉ một số bộ phận điển hình trên cơ thể người) làm đề tài nghiên cứu của luận văn. 2. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn chính là nghĩa ẩn dụ của các từ ngữ chỉ một số bộ phận điển hình trên cơ thể người trong tiếng Anh (có liên hệ với tiếng Việt). Tuy nhiên vì thời gian và phạm vi của luận văn, chúng tôi chỉ xem xét các ẩn dụ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Anh ở 6 từ chính là body, head, face, eye, tongue, heart. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài này là: - Góp phần làm sáng tỏ thêm đặc trưng của các ẩn dụ trong tiếng Anh qua nghĩa ẩn dụ của một số từ ngữ chỉ các bộ phận cơ thể người. - Tìm hiểu những tương đồng và khác biệt trong nghĩa ẩn dụ của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người của tiếng Anh và tiếng Việt, và cách thức chuyển dịch các ẩn dụ này từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Để thực hiện mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: - Tổng quan các lí thuyết về ẩn dụ trên cơ sở một số lí thuyết về ẩn dụ. Trên cơ sở đó thống nhất các thuật ngữ, quan điểm ẩn dụ và phương pháp tiếp cận để nghiên cứu ẩn dụ. - Tìm hiểu nghĩa ẩn dụ của các từ ngữ chỉ một số bộ phận điển hình trên cơ thể người trong tiếng Anh (có liên hệ với tiếng Việt). 2 - Tìm ra các tương đương khi chuyển dịch các ẩn dụ nói trên từ tiếng Anh sang tiếng Việt. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Về phương pháp nghiên cứu chung (phương pháp luận), luận văn tiếp cận đến đối tượng nghiên cứu chủ yếu là bằng phương pháp quy nạp: Thông qua việc phân tích, mô tả nghĩa ẩn dụ của các từ ngữ cụ thể chỉ các bộ phận cơ thể người của tiếng Anh và tiếng Việt để rút ra những nhận xét về những tương đồng và khác biệt trong nghĩa ẩn dụ của hai ngôn ngữ. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn cũng sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học khác nhau để phân tích, mô tả tư liệu và rút ra các nhận xét, kết luận trong đó đóng vai trò quan trọng là các phương pháp mô tả, phân tích ngữ nghĩa, so sánh đối chiếu và thống kê. Tư liệu của luận văn bao gồm 561 phát ngôn có chứa các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người được lấy từ các văn bản tiếng Anh và tiếng Việt. Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng một số tư liệu được lấy từ Internet, khẩu ngữ hoặc từ công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm ba chương: Chương I: Lịch sử vấn đề và một số khái niệm có liên quan đến đề tài. Chương II: Khảo sát các ẩn dụ có nghĩa gốc chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Anh (có liên hệ với tiếng Việt). Chương III: Các thủ pháp chuyển dịch ẩn dụ từ tiếng Anh sang tiếng Việt (trên tư liệu nghĩa ẩn dụ của các từ ngữ chỉ một số bộ phận điển hình trên cơ thể người). 3 Chương I LỊCH SỬ VẤN ĐỀ VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 1.1 Tình hình nghiên cứu ẩn dụ trong tiếng Anh Trong nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ, ẩn dụ đã được nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau. Người đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về ẩn dụ là Aristotle, triết gia người Hy Lạp. Trong cuốn Thi học (Poetics), ông cho rằng ẩn dụ là sự áp dụng cho một sự vật nào đó một cái tên vốn thuộc về một sự vật khác. Ông đã đưa ra lý thuyết về phép so sánh rút gọn (substitution theory) , theo đó ẩn dụ được xem như một phép so sánh rút gọn bằng cách loại bỏ từ so sánh “như là”, “là”… Ví dụ, ẩn dụ (1) Men is a wolf (Người là chó sói), là sự rút gọn từ phép so sánh: Men are like a wolf (Con người giống như là chó sói). Khác với Aristotle, một số triết gia cổ đại khác lại nhìn ẩn dụ như là một hình thức trang trí cho ngôn ngữ và họ không chú ý nhiều cách sử dụng của ẩn dụ. Chẳng hạn, Platon (triết gia người Hy Lạp – 2500 trước Công Nguyên) đã kịch liệt phê phán việc sử dụng ẩn dụ, ông cho rằng ẩn dụ: “chỉ miêu tả cái gì như nó vốn thế”. Quan điểm này còn được sự ủng hộ trong một thời gian dài của các triết gia Samuel Parker (1666), John Lock (1690). Đầu thế kỷ XIX, các nhà văn và các nhà nghiên cứu đã có cái nhìn khác về ẩn dụ. Họ muốn tìm hiểu sâu hơn, nghiên cứu ứng dụng ẩn dụ vào đời sống thực tế, cố gắng đưa ra những lý thuyết đúng đắn về ẩn dụ (Sigmund Freud, Milton Erickson). Nhưng phải đến thế kỷ XX, mới thực sự có một sự bùng nổ của các lý 4 thuyết ẩn dụ. Ivan A. Richards (nhà văn Anh, 1936), một trong người sáng lập ra chủ nghĩa phê bình văn học hiện đại, đã đề cao tầm quan trọng của ẩn dụ. Trong tập bài giảng về tu từ học (The Philosophy of Rhetoric, 1965), ông cho rằng, ẩn dụ gồm hai phần, phần thứ nhất là cái dùng để so sánh (vehicle phương tiện so sánh), phần thứ hai là đối tượng so sánh (tenor - chủ đề hay cái được so sánh). Chúng ta sẽ thấy rõ qua ví dụ sau đây: (2) All the world’s a stage. (Tất cả thế giới là một sân khấu) Trong ví dụ trên, the world (thế giới) là chủ đề hay cái được so sánh, còn a stage (sân khấu) là cái dùng để so sánh. Theo ông, ẩn dụ không chỉ nằm trong các từ được dùng mà nằm trong sự liên hệ giữa các ngữ cảnh được tạo nên bởi nền tảng so sánh, chủ đề, đối tượng so sánh. Ông còn chỉ ra vai trò của ẩn dụ trong việc tạo ra so sánh chứ không đơn thuần chỉ là phản ánh sự so sánh, đặc biệt là nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa chúng. Lý thuyết ẩn dụ của Richards cho thấy ẩn dụ không chỉ xuất hiện duy nhất ở một từ nào mà có mặt và liên quan đến mọi đơn vị của cấp độ từ vựng. Tiếp thu quan điểm đó của Richards, Max Black (1962) cho rằng ẩn dụ không phải là một từ độc lập. Theo ông, ẩn dụ không phải là một từ mới, một cách gọi tên sự vật mới và ý nghĩa của ẩn dụ không thể hiện trong một từ mà được biểu đạt bằng cả một câu. ẩn dụ không phải gọi tên một sự vật mà là một sự trình bày, nó giống một diễn ngôn có nghĩa chứ không phải là một từ. Nếu như Richards nghiên cứu ẩn dụ ở cấp độ từ vựng thì Black hướng đến nghiên cứu ẩn dụ ở cấp độ câu. Ông đã đưa ra một lý thuyết mới về ẩn dụ, đó là lý thuyết tương tác về ẩn dụ (The interaction theory). Lý thuyết này cho rằng đối tượng so sánh và cái để so sánh đều có một loạt những điểm giống nhau. Lý thuyết tương tác của Black đã đưa ra cái nhìn rất mới về ẩn dụ thể 5 hiện ở ba lĩnh vực: 1. Suy nghĩ được tiếp nhận như là một phép ẩn dụ. 2. Ẩn dụ cũng có thể tạo ra sự tương tự, so sánh giữa mọi thứ. 3. Ẩn dụ được tạo ra trong sự tương tác giữa hai phạm trù và trong đó ẩn dụ được sử dụng. Trọng tâm của lý thuyết này nói đến những ẩn dụ tiểu thuyết, ẩn dụ văn học có tính sáng tạo. Quan điểm của Black nhận được sự ủng hộ của John (1981), Ricoeur (1987), Ortony (1993). Nhưng phải đến khi lý thuyết nhận thức về ẩn dụ của Lakoff và John (1980) xuất hiện thì ẩn dụ mới được nghiên cứu sâu hơn và thực tế hơn. Lý thuyết này là sự mở rộng lý thuyết tương tác của Black (1962). Lý thuyết này chỉ ra rằng hệ thống ý niệm đời thường của chúng ta tức là chúng ta suy nghĩ và hành động, về bản chất là có tính ẩn dụ. Theo hai ông, hệ thống ý niệm của con người được cấu trúc một cách ẩn dụ, nói cách khác đó là những khái niệm văn hoá phổ biến. Điều này tạo cho ẩn dụ một vai trò quan trọng trong việc xác định cách chúng ta tiếp cận thế giới và cách chúng ta suy nghĩ, hành động. Với cách nhìn này, ẩn dụ được xác định như là sự liên kết giữa một phạm trù nguồn và một phạm trù đích. Chúng ta xem xét ví dụ sau: (3) Life is a journey. (Cuộc đời là một chuyến đi) Ẩn dụ này gồm có phạm trù nguồn (a source domain) là journey - chuyến đi và phạm trù đích (a target domain) là life - cuộc đời. Giữa hai phạm trù này có một mối liên hệ giao thoa vì đặc điểm của chuyến đi và đặc điểm cuộc đời có những điểm chung (Lakoff và Turner 1989). Vì vậy, một số đặc điểm của chuyến đi được sử dụng để nhấn mạnh một số đặc điểm của cuộc đời. Theo các tác giả của lý thuyết tri nhận về ẩn dụ (Lakoff và Johnson, 1980; 6 Lakoff và Turner, 1990; Lakoff, 1993) thì hệ thống ý niệm của con người có nguồn gốc chủ yếu từ những kinh nghiệm thuộc về cơ thể con người nhưng được đặt lên một phạm trù trừu tượng hơn (more abstract categories). Hai ông đã phân biệt ẩn dụ ý niệm (conceptual metaphor) với những cách diễn đạt thông thường (ẩn dụ ý niệm vẫn còn có sự hàm ẩn), ví dụ như cách diễn đạt: At the crossroad of life: Ở ngã ba cuộc đời, Dead-end in life: Điểm cuối của cuộc đời. Có thể là những phần của sự hàm ẩn trong ẩn dụ: Life is a journey - Cuộc đời là một chuyến đi Tiếp thu quan điểm của Lakoff và Johnson (1980) có Kaplan (1990), Forceville (1994, 1996), Rohrer (2000). Nhưng lý thuyết về ẩn dụ của Lakoff và Johnson (1980) còn gây rất nhiều tranh cãi. Chẳng hạn, Indurkhya (1982), Kennedy (2000) phê bình nó đã không giải thích được sự sáng tạo tiềm ẩn của ẩn dụ và có một cái nhìn quá công thức, cứng nhắc về ẩn dụ. Green và Kennedy (1997), Chiappe (1998), Maasen và Weingart (2000) thì tranh luận rằng, những kinh nghiệm liên quan đến con người chỉ là một phần nhỏ tạo nên ẩn dụ mà thôi. Các lý thuyết thay thế (Aristotle), lý thuyết tương tác (Black, 1962), lý thuyết tri nhận về ẩn dụ (Lakoff và Johnson, 1980) đã phản ánh những cái nhìn khác nhau về bản chất, vai trò của ẩn dụ. Xét một cách toàn diện, mặc dù có sự khác nhau như vậy nhưng những lý thuyết trên đã đưa ra những nguyên tắc cơ bản và khái niệm, công cụ cần thiết trong nghiên cứu ẩn dụ. Ngoài ra, trong các công trình nghiên cứu về ẩn dụ còn xuất hiện nhiều quan điểm khác về ẩn dụ. Chẳng hạn, Mary Hass (1966) quan niệm ẩn dụ như là sự liên tưởng có tính chất hệ thống, một liên tưởng rất giống và gần với các mô hình khoa học. Nelson Gootman (1968) lại nhấn mạnh tính hệ thống của ẩn dụ. Năm 1987, Kittay đã dùng lý thuyết về trường ngữ nghĩa để phát triển các quan niệm của Black (1962) và Gootman (1968) lên một tầm cao mới. 7 Ông cho rằng ẩn dụ đã chuyển cấu trúc ngữ nghĩa từ một phạm trù, một trường ngữ nghĩa gốc sang trường ngữ nghĩa của chủ đề, điều đó dẫn đến việc sẽ có một cấu trúc mới trong các trường của chủ đề. Gibbs (1979) đã đưa ra một miêu tả chung nhất về ẩn dụ. Theo đó, ẩn dụ là một cách diễn đạt có hai phạm trù ý niệm (knowledge fields - phạm trù kiến thức), trong đó ý niệm này được hiểu dựa vào ý niệm kia. Dựa trên quan điểm của Giggs (1979), Fauconnier (1996) cho rằng hai phạm trù này được coi như là phạm trù nguồn và phạm trù đích, trong đó nguồn là phần thực tế được nói đến, đích là phần được sử dụng để nói đến thực tế. Thực tế, hai phạm trù này thậm chí còn giải thích lẫn cho nhau. Nếu Backman (1991) và Tepper (1993) dựa vào lý thuyết đầu tiên của Aristotle, thì Tepper dựa trên khái niệm chuyển nghĩa để đưa ra lý thuyết thay thế hiện đại hơn (The substitution theory): ẩn dụ được dùng làm thay đổi nghĩa của một từ, nói một cách ẩn dụ (bóng bẩy) thì ẩn dụ là cách dùng làm cho một từ có nghĩa tiêu cực được thể hiện với một nghĩa tốt đẹp hơn. Đây là một lý thuyết hiện đại về ẩn dụ nhấn mạnh sự tương tác giữa hai phạm trù, hai khái niệm. Những nghiên cứu hiện đại về ẩn dụ đã chỉ ra rằng ẩn dụ không chỉ là một phương tiện tu từ học và có tính hình thức mà chắc chắn là có liên quan tới cách suy nghĩ và hiểu về thế giới của con người. Sự chuyển nghĩa dường như là một trong những tiêu chí được chấp nhận nhất của ẩn dụ nhưng Searle (1979) đã đặt câu hỏi về sự chuyển nghĩa này. Theo ông, chừng nào mà sự tương tác giữa hai phạm trù còn tồn tại thì nghĩa của một trong hai phạm trù đó còn nguyên vẹn. Sadock (1979), Rumelhart (1979) và Recanati (2001) cũng đặt câu hỏi liệu có một sự phân biệt duy nhất nào về loại hình giữa ẩn dụ và biểu thức có nghĩa đen. Dựa vào Goodman (1968) và Searle (1979), Sperber, Wilson (1986) đã phản đối những sự phân biệt các hình thái của ngôn ngữ ẩn dụ (bóng bẩy). Thay vào đó họ coi ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, cải 8 dung như là một hiện tượng thống nhất đơn nhất. Có thể nói, ẩn dụ đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu. Trong tất cả các biện pháp tu từ, ẩn dụ thường được sử dụng phổ biến nhất, là vì ẩn dụ thường làm sinh động ngôn ngữ thông thường. Ngoài ra, ẩn dụ còn tạo nên những nghĩa mới cho phép người viết thể hiện được tâm trạng, suy nghĩ, kinh nghiệm… những điều vốn không dễ có được những từ ngữ thể hiện chính xác. Vì vậy, chúng rất cần thiết trong mọi mặt của hoạt động ngôn ngữ. Quả thật, ẩn dụ là một biện pháp tu từ hiệu quả, giúp người ta “nói ít hiểu nhiều” đặc biệt ẩn dụ rất dễ tiếp cận với người nghe. Ẩn dụ là dấu hiệu của những tư tưởng tuyệt vời: “điều vĩ đại nhất cho đến nay là nắm vững được ẩn dụ” (Poetics-Aristotle). 1.2. Tình hình nghiên cứu ẩn dụ trong tiếng Việt “Trong tiếng Việt những bản sắc độc đáo cũng là bản sắc của các từ” [ĐHC: 6, 13]. Ẩn dụ cũng góp phần không nhỏ tạo nên bản sắc độc đáo đó của tiếng Việt. Trong tiếng Việt, ẩn dụ cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của các học giả và có nhiều bài nghiên cứu về nó. Cho đến nay, trong Việt ngữ học, ẩn dụ thường được xem xét trên ba góc độ: 1.2.1. Ẩn dụ là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa Theo Cù Đình Tú, về mặt nội dung ẩn dụ tu từ giống với so sánh tu từ, phải liên tưởng rút ra nét tương đồng giữa hai đối tượng khác loại (cơ sở hình thành lên ẩn dụ tu từ và so sánh tu từ là nét tương đồng), về hình thức ẩn dụ tu từ khác với so sánh tu từ ở điểm chỉ phô bày một đối tượng, dùng để biểu thị, đối tượng định nói đến được biểu thị thì ẩn đi, người nghe phải tự tìm ra đối tượng bị ẩn đi trong câu nói. Ẩn dụ tu từ có chức năng là công cụ diễn đạt để bày tỏ tình cảm và cũng là công cụ thể hiện nhận thức sâu sắc về đối tượng. Tóm lại, ẩn dụ tu từ là cách lâm thời lấy tên gọi biểu thị đối tượng này dùng để biểu thị đối tượng kia dựa trên cơ sở của mối quan hệ liên tưởng về nét tương đồng giữa hai đối tượng [1, 280]. Ví dụ, trong câu ca dao: 9 (4) Tằm ơi say đắm nơi đâu Mà tằm bỏ nghĩa cành dâu không nhìn. Tằm và cành dâu là những ẩn dụ, hệ quả của phép ẩn dụ hoá (so sánh ngầm). Phép so sánh ngầm chỉ còn hiển ngôn vế cái so sánh đó là tằm và cành dâu còn cái được so sánh và cái so sánh đều bị ẩn đi. Tằm và cành dâu trong ví dụ này đã được nhân hoá. Ta nhận biết được điều này nhờ tằm và cành dâu được kết hợp với các từ ngữ biểu thị hành vi và tâm trạng của con người như: say đắm, bỏ nghĩa chứ không nhìn vào lời gọi tằm ơi [17, 23]. Cũng trên quan điểm đó, Nguyễn Hữu Đạt (2001) nhận xét: “Ẩn dụ là kiểu so sánh không nói thẳng ra. Người tiếp nhận văn bản khi tiếp cận với phép ẩn dụ phải dùng năng lực liên tưởng để quy chiếu giữa các yếu tố hiện diện trên văn bản với các sự vật, hiện tượng tồn tại ngoài văn bản. Vậy thực chất của phép ẩn dụ chính là việc dùng tên gọi này để biểu hiện sự vật khác dựa trên cơ chế tư duy và ngôn ngữ dân tộc” [21, 409]. Chẳng hạn chúng ta có câu sau: (5) Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa. (Ca dao) Đọc cả câu ca dao, ta mới hiểu rằng đó là lời người con trai, muốn biết về người con gái, sở dĩ ta hiểu được điều đó là do văn cảnh tạo ra, và do hành động hỏi của chàng trai với cô gái. Hình ảnh “mận” và “đào” ta ngầm được hiểu là người con trai và người con gái. Vậy trong trường hợp này ẩn dụ không nằm trong cơ cấu nghĩa của từ mà là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa do văn cảnh. Theo Trần Trí Dõi - Hữu Đạt - Đào Thanh Lan (1998): “Ẩn dụ là cách nói gián tiếp về các sự vật, hiện tượng. Ẩn dụ thực chất được hình thành từ biện pháp so sánh nhưng đó chỉ là so sánh một vế - so sánh ngầm” [50, 81]. Ví dụ: (6) Thuyền về có nhớ bến chăng 10 Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền (ca dao) Có thể hiểu câu ca dao trên gián tiếp nói về con người mặc dù trên bề mặt văn bản chỉ xuất hiện những từ thuyền, bến. Thuyền ở đây thể hiện hình ảnh chàng trai, bến là biểu tượng hình ảnh cô gái. Việc “khăng khăng” chờ đợi thuyền của bến giúp cho người đọc hiểu rằng đó là hình ảnh của con người, người con gái quyết tâm chờ đợi người con trai. Vậy thuyền và bến là các ẩn dụ về con người. Dưới góc độ một biện pháp tu từ ngữ nghĩa thì ẩn dụ thường được khảo sát trong những ngữ cảnh cụ thể gắn liền với văn bản. Ẩn dụ tu từ là một trong những phép tu từ được dùng rộng rãi trong các phong cách tiếng Việt đặc biệt là trong khẩu ngữ, trong ngôn ngữ văn chương. Hơn nữa, ẩn dụ không chỉ được dùng trong văn học mà còn được sử dụng rất rộng rãi trong đời sống hàng ngày ở nhiều lĩnh vực khác nhau. 1.2.2. Ẩn dụ là một phương thức chuyển nghĩa từ vựng Theo Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến: “Ẩn dụ là một phương thức chuyển tên gọi dựa trên sự liên tưởng so sánh những mặt, những thuộc tính... giống nhau giữa các đối tượng được gọi tên. Chẳng hạn ta có T là tên gọi cho đối tượng Đ1 (tất nhiên T có nghĩa S1). Khi cần gọi tên cho một đối tượng Đ2 nào đó người ta thấy Đ1 và Đ2 có những nét, những mặt nào đó giống nhau, nên dùng T gọi luôn cho cả Đ2. Lúc này, một nghĩa S2 tương ứng được xác lập trong T. Vậy ở đây đã diễn ra một phép ẩn dụ” [27, 176]. Chúng ta sẽ thấy rõ hơn quá trình chuyển nghĩa ẩn dụ qua ví dụ dưới đây: Từ “chân” trong tiếng Việt có nghĩa đen là bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng như chân người, chân hổ, chân gà...Trên cơ sở so sánh nhiều sự vật khác nhau có hình dạng tương tự người ta đã chuyển “chân” sang gọi tên cho những bộ phận giống nó ở một số vật: chân tủ, chân 11 giường, ... (những tên gọi sau này đã khác rất xa so với “chân người”). Theo Đỗ Hữu Châu: “Ẩn dụ là một hình thức ngữ âm h, x và y là những ý nghĩa biểu vật. A vốn là tên gọi của x (x là ý nghĩa biểu vật chính của A). Phương thức ẩn dụ là phương thức lấy tên gọi chính A của x để gọi tên y (để biểu thị y), nếu như x và y giống nhau” [6, 156]. Các sự vật được gọi tên (x, y) không có liên hệ khách quan, chúng thuộc những phạm trù hoàn toàn khác nhau. Sự chuyển tên gọi diễn ra tuỳ thuộc vào nhận thức chủ quan của con người về sự giống nhau giữa chúng. Ẩn dụ không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên mà là một hiện tượng ngôn ngữ, vừa là kết quả cách tiếp cận thực tế của dân tộc, vừa là kết quả của những quy luật điều khiển sự tạo nghĩa mới cho từ. Ví dụ như: Khi nói "đầu bài", “cổ chai”, “lòng thuyền”, “miệng núi lửa”, "lõi của vấn đề”, không phải là những sự vật này có hình dáng giống như sự vật chính mà là vì tương quan vị trí của chúng với các sự vật khác (như so với cả bài viết, so với cả cái chai, so với con thuyền, ngọn núi…), cũng giống như tương quan vị trí của các sự vật vừa nói so với toàn bộ cơ thể hay so với một cái cây [6, 159]. Như vậy, ẩn dụ từ vựng là đối tượng nghiên cứu của từ vựng học. Ẩn dụ từ vựng là nguồn tạo nên những tên gọi chứ không phải là loại ẩn dụ nhằm phát hiện những sắc thái nghĩa, nó không tác động vào trực giác để gợi mở mà tác động vào cách nhìn để chỉ xuất. Theo góc độ này, trong tiếng Việt, ẩn dụ mới chỉ được nghiên cứu, khảo sát ở đơn vị từ vựng – là các từ, ẩn dụ trên quan hệ ngữ nghĩa trong từ. 1.2.3. Ẩn dụ tri nhận Theo truyền thống văn học và tu từ học, ẩn dụ thường được coi là một trong hai (cùng với hoán dụ) kiểu chính của phép dùng từ theo nghĩa bóng, được xây dựng dựa trên những khái niệm về tương tác và sự so sánh giữa nghĩa đen và nghĩa bóng của từ ngữ, chẳng hạn: chân núi (so với chân người), ánh sáng chân lý (so với ánh sáng mặt trời). Nhưng chúng ta chưa thấy được ẩn dụ còn có mặt trong 12 ngôn ngữ đời thường hàng ngày và nhất là như một công cụ tri nhận mạnh mẽ để ý niệm hoá các phạm trù trừu tượng. Theo Lý Toàn Thắng (2005), trong quan niệm truyền thống, ẩn dụ luôn mang tính quy ước do được tạo thành trong một cộng đồng văn hoá ngôn ngữ và được từ vựng hoá trong các hình thức từ ngữ, điển hình là các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người, hầu hết được dùng theo lối ẩn dụ như thế này [25, 29]. Ví dụ: đầu trang giấy, đầu hàng, đầu giường; cổ áo sơ mi; mặt núi, mặt sông, mặt đồng hồ; mắt bão, mắt khoai tây; vai áo, cành cây… Ẩn dụ không chỉ xem xét ở riêng phạm vi từ ngữ mà còn phải xét ở các phạm vi tư duy và hành động, ta sẽ có ẩn dụ ý niệm (conceptual metaphor). Theo Lý Toàn Thắng, từ góc nhìn tri nhận luận, ẩn dụ ý niệm là một sự chuyển đi hay một sự đồ hoạ cấu trúc và các quan hệ nội tại của một lĩnh vực hay mô hình tri nhận nguồn sang một lĩnh vực hay mô hình tri nhận đích. Thông thường các phạm trù ở mô hình nguồn cụ thể hơn, còn các phạm trù ở mô hình đích thì trừu tượng hơn, nghĩa là chúng ta thường dựa vào kinh nghiệm của mình về con người, sự vật và hiện tượng cụ thể thường nhật để ý niệm hoá các phạm trù trừu tượng. Ví dụ: (7) Nguồn Đích Sinh vật nguy hiểm tức giận Chiến tranh tranh luận Ra đi cái chết Hành trình cuộc đời Cây cỏ con người [25, 30] Có thể nhận xét rằng các mô hình tri nhận về các hiện tượng trừu tượng đều được dựa trên những kinh nghiệm cơ sở, hay cụ thể hơn, dựa trên những thuộc tính nổi trội của các phạm trù ở cấp cơ sở. 13 Như vậy, ẩn dụ tri nhận là một trong những hình thức ý niệm hoá, một quá trình tri nhận biểu hiện và hình thành những khái niệm mới mà không có nó thì không thể nhận được tri thức mới. Về nguồn gốc, ẩn dụ tri nhận đáp ứng năng lực của con người nắm bắt và tạo ra sự giống nhau giữa những cá thể và những lớp đối tượng khác nhau. Lý thuyết về ẩn dụ của ngôn ngữ học tri nhận cho chúng ta thấy ẩn dụ là phương thức tư duy quan trọng nhất trong đời sống hàng ngày của con người, là hiện tượng ngôn ngữ chính tắc. Ẩn dụ là quá trình tri nhận phổ biến nhất, nổi trội nhất nhằm liên kết khái niệm với ngôn ngữ, nó không tồn tại trong bản thân ngôn ngữ mà trong chính tâm trí của chúng ta. Ngôn ngữ kí gửi trên ẩn dụ và là hướng đạo sinh của ẩn dụ. 2. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 2.1. Khái niệm ẩn dụ Như trên đã phân tích, ẩn dụ được xem xét dưới ba góc độ là ẩn dụ tu từ, ẩn dụ từ vựng và ẩn dụ tri nhận. Trong luận văn này, chúng tôi chỉ tiếp cận đến ẩn dụ từ vựng. Chúng tôi lấy quan niệm về ẩn dụ từ vựng của Đỗ Hữu Châu làm cơ sở để nghiên cứu cho luận văn này. Quan niệm này được trình bày như sau: “Cho ẩn dụ một hình thức ngữ âm h, x, và y là những ý nghĩa biểu vật. A vốn là tên gọi của x (x là ý nghĩa biểu vật của A). Phương thức ẩn dụ là phương thức lấy tên gọi chính A của x để gọi tên y (để biểu thị y), nếu như x và y giống nhau” [6, 156-157]. Ví dụ từ các từ chỉ bộ phận cơ thể người như chân, tay, cổ, má… chúng ta có các kết hợp từ như: chân trời, tay ghế, cổ lọ, má phanh… Những từ này xuất hiện như những ẩn dụ từ vựng, được tạo nên bằng việc thay thế một tên gọi này bằng một tên gọi khác có hình thức đồng âm. Chẳng hạn trường hợp tay ghế: bộ phận giống về vị trí (tay người: ở hai bên thân người - tay ghế: ở hai bên thân ghế) và chức năng (để vịn), do vị trí và chức năng giống hai cánh 14 tay người nên được gọi là tay (tay ghế), kết quả của sự giống nhau này là thực tế có hai từ đồng âm: tay người, tay ghế. Như vậy, xét về bản chất, ẩn dụ nằm trong một khái niệm rộng hơn mà truyền thống ngữ văn học Việt Nam gọi là thể tỷ (tức là so sánh ngầm). Ẩn dụ được hiểu là so sánh ngầm, không hiển ngôn, nghĩa là, trong cấu trúc so sánh ẩn đi cái được so sánh và từ ngữ biểu thị quan hệ so sánh. Ví dụ, trong câu ca dao: (8) Tằm ơi say đắm nơi đâu Mà tằm bỏ nghĩa cành dâu không nhìn Tằm và cành dâu là những ẩn dụ, hệ quả của phép ẩn dụ hoá (so sánh ngầm). Nếu kí hiệu phép so sánh là: “A t như B” thì ở phép so sánh ngầm chỉ còn hiển ngôn vế B, vế cái so sánh đó là tằm và cành dâu còn A, t và từ ngữ so sánh đều bị ẩn đi. Tằm và cành dâu trong ví dụ này đã được nhân hoá. Ta nhận biết được điều này nhờ tằm và cành dâu được kết hợp với các từ ngữ biểu thị hành vi và tâm trạng của con người như: say đắm, bỏ nghĩa chứ không nhìn vào lời gọi tằm ơi [18, 23-24]. 2.2. Phân biệt ẩn dụ với các phƣơng thức chuyển nghĩa khác 2.2.1. Phân biệt ẩn dụ với so sánh So sánh (simile) và ẩn dụ (metaphor) là hai biện pháp tu từ điển hình của ngôn ngữ được dùng theo cách bóng bẩy. So sánh là cách miêu tả một điều gì đó, đối tượng đem ra so sánh thường chỉ một cách rõ ràng, cụ thể tới một đối tượng khác. Người viết hay dùng phép so sánh vì sự so sánh giúp người đọc dễ dàng hiểu nội dung câu chuyện, bài thơ đang nói đến, làm cho bài viết sinh động hơn và phép so sánh tạo nên một hình ảnh sống động, thực tế hơn. Vậy phép so sánh được hiểu như sau: so sánh là một phép tu từ giống ẩn dụ, so sánh những đối tượng khác nhau sử dụng các từ “as”, “like” làm sự kết 15 nối hai điều đem ra so sánh, nhằm mục đích miêu tả điều gì đó. Cần lưu ý rằng, phép so sánh không chỉ trực tiếp .sự vật này chính là một sự vật khác. Xét ví dụ sau: (9) The boy imitates like a parrot. (Thằng bé bắt chước như con vẹt) Khi đọc câu trên, không thể hiểu rằng thằng bé là con vẹt mà từ “like” (như) đã kết nối việc so sánh thằng bé - con vẹt ở một điểm tương đồng: nói nhiều. Vậy phép so sánh cho người đọc hiểu một hình ảnh rất sinh động thằng bé nói nhiều như con vẹt. (10) His temper as explosive as a volcano. (Tính khí anh ta hung dữ như núi lửa) [77, 8] Tương tự như vậy, tính khí anh ta được đem ra so sánh với núi lửa ở nét giống nhau quan trọng là rất hung dữ và thất thường. Điểm tương đồng đem ra so sánh đã thể hiện đầy đủ, toàn diện ý tưởng của người viết: miêu tả tính cách một người. Đặc điểm chính của so sánh là sự so sánh mở giữa hai vật, sự tương đồng giữa hai vật đem ra so sánh thể hiện rất rõ ràng, không hàm ẩn, được thể hiện bởi những từ “as” “like’’, ví dụ: as pretty as a picture (đẹp như tranh) So sánh và ẩn dụ rất hay bị nhầm lẫn vì bản chất chúng khá giống nhau nên việc phân biệt giữa so sánh và ẩn dụ là thực sự cần thiết. Theo chúng tôi so sánh và ẩn dụ khác nhau ở bốn điểm cơ bản sau đây: a) So sánh là việc sử dụng “as”, “like” để thể hiện quan hệ so sánh giữa hai điều khác nhau, tạo nên sự so sánh trực tiếp gọi là so sánh mở (open comparision), gợi ý điều này giống một điều khác. Ví dụ: (11) The surface of the water looked as smooth as glass. (Mặt nước lặng như gương) 16 (12) Her gaze was like ice. (Cái nhìn của cô ấy như băng) (13) A good book is like a good meal. (Một quyển sách tốt giống như một bữa ăn ngon) Ở ví dụ (13), phép so sánh cho ta hiểu một quyển sách cũng có thể rất bổ ích và thoả mãn con người như một bữa ăn. Tuy nhiên, thực tế người ta hay nói: “A book is food for thought”, sách là món ăn (thực phẩm) cho tư duy chứ không nói như ẩn dụ trên vì so sánh đồ ăn và văn học là không tương xứng nhưng ví dụ trên vẫn được chấp nhận vì có thể từ một cái nhìn nào đó chỉ ra rằng đồ ăn và văn học (food - book) là một, giống y hệt nhau. Đặc biệt trong trường hợp một người đọc đang rất cần thông tin, cần mọi chi tiết để tiêu hoá cho sự ham đọc sách của bộ não thì với người đó văn học không chỉ tương tự thức ăn mà văn học chính là thức ăn. - Ẩn dụ không sử dụng “as”, “like” để thể hiện quan hệ so sánh giữa hai điều khác nhau, ẩn dụ tạo nên một sự so sánh ngầm (hàm ẩn - hidden comparison), gợi ý điều này là một điều khác, nói một điều này nhưng thể hiện một điều khác, có thể hiểu ẩn dụ là một sự thay thế. Người ta rất hay nhầm so sánh và ẩn dụ vì bản chất chúng khá giống nhau. Chúng ta hãy quan sát ví dụ dưới đây: (14) A wire is a road for electron. (Tạm dịch: Dây thép là con đường dẫn điện). Đây là một ẩn dụ, khi đọc ta hiểu rằng điện thường dùng dây thép để dẫn truyền như là đường bộ được sử dụng để đi lại. - Ẩn dụ thiết lập mối quan hệ ngay tức khắc, nó để lại sau câu nói nhiều hình ảnh liên tưởng, nó là dạng nói tắt, đặt hai thứ không giống nhau ở cạnh nhau và làm cho chúng ta nhận thấy sự giống nhau giữa chúng. Ví dụ: (15) Her gaze was icy. 17 (Cái nhìn của cô ấy thật lãnh đạm) Lưu ý rằng, trong thực tế “like” đôi lúc còn được thể hiện với hàm ý là sự giống nhau (the same) nếu câu nói xuất hiện “like” với nghĩa trên thì đó không phải là một phép so sánh mà là một phép ẩn dụ. Vì vậy, nếu câu sử dụng “to be like” hoặc “to be as” thì có thể đó là phép so sánh, còn nếu câu nói sử dụng “to be” không có “as”, “like” thì đó là phép ẩn dụ. b) Ẩn dụ là một sự ngang bằng còn so sánh là một sự xấp xỉ Với bản chất đó, thực tế xuất hiện nhiều ẩn dụ giống nhau. Ví dụ: (16) A road is a road for cars. (Xa lộ là đường dành cho xe cộ) (17) A wire is a road for electrons. (Dây điện là đường cho điện đi qua) (18) A vien is a road for blood cells. (Mạch máu là đường máu chảy) (19) The sea is a road for ships. (Biển là con đường lưu thông của tàu bè) (20) The railway is a road for trains. (Đường sắt là đường của tàu hoả) Để chỉ rõ hơn những sự hoán đổi như thể này chúng ta xem một số cách sử dụng rất phổ biến như: Shipping lane/ highway lane /bowling alley/lane (Tạm dịch: đường biển/ đường cao tốc/ đường bóng), Electric line/ railway line/ gas line /(Tạm dịch: đường điện, đường sắt, đường dẫn ga), Electron flow/ blood flow (Tạm dịch: dòng điện, dòng máu) So sánh rất khó mở rộng như vậy. c) Ẩn dụ luôn luôn có thể được mở rộng tối đa trong khi so sánh luôn tiến đến sự giới hạn của nó. 18 d) Nếu câu nói cần sự giải thích kỹ hơn đó là phép so sánh, so sánh luôn có tính thơ, rất bóng bẩy và được dùng phổ biến trong văn thơ. Ẩn dụ luôn diễn tả sự thực hiển nhiên. Ngoài việc sử dụng trong văn học, ẩn dụ còn được dùng phổ biến trong giao tiếp hàng ngày đến nỗi nhiều khi chúng ta không nhận thức được việc sử dụng chúng. Ví dụ: (21) That salesman was a shark. (Người bán hàng là con cá mập) (22) Your letter was buried under my paper. (Thư của bạn dưới tập giấy của tôi) Việc sử dụng ẩn dụ và so sánh trong thực tế không có quy tắc.Việc sử dụng chúng phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng người viết muốn đạt tới qua câu văn, câu thơ, phụ thuộc vào cách gieo vần của bài thơ, trật tự của từ ngữ. Nhưng tóm lại, đây là hai phương pháp rất hiệu quả trong viết văn, thơ, việc sử dụng chúng gợi hình ảnh rất ấn tượng, cuối cùng phép ẩn dụ và phép so sánh tạo nên tính miêu tả rất lớn so với văn xuôi. 2.2.2. Phân biệt ẩn dụ với hoán dụ (Metonymy) Cùng với ẩn dụ (metaphor) và cải dung (synecdoche), hoán dụ (metonymy) là dạng quen thuộc nhất của tu từ học cổ đại bắt nguồn từ thời Hy Lạp cổ. Trong tu từ học cũng như từ vựng học, hoán dụ được xem là việc sử dụng một đặc trưng riêng lẻ để nhận dạng một thực thể phức tạp hơn, và được gọi là sự đặt tên hay định danh (denomination). Cụ thể hơn, trong tu từ học hoán dụ là một sự thay thế một từ này cho một từ khác có mối quan hệ liên tưởng với nhau. Hoán dụ xuất hiện dựa trên sự liên tưởng chứ không phải sự so sánh. Chẳng hạn như trong ví dụ dưới đây: (23) “The White House said...” (Nhà Trắng nói...) 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan