Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Môi trường A chính thức đề cương báo cáo nghiên cứu khoa học ...

Tài liệu A chính thức đề cương báo cáo nghiên cứu khoa học

.PDF
31
268
54

Mô tả:

Khoáng sản Opal núi Chứa Chan, Xuân Lộc, Đồng Nai
1 NỘI DUNG MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................ 2 PHẦN A: TỔNG QUAN ......................................................................................................................... 5 CHƢƠNG I.KHÁI QUÁT VÙNG NGHIÊN CỨU. ............................................................................. 5 I.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ ......................................................................................................................... 5 I.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN. ............................................................................................. 5 I.3. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ NHÂN VĂN .......................................................................................... 7 CHƢƠNG II.ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÙNG ..................................................................................... 9 II.1.ĐỊA TẦNG ............................................................................................................................... 9 II.2. KIẾN TẠO............................................................................................................................. 13 II.3. KHOÁNG SẢN ..................................................................................................................... 16 PHẦN B: CHUYÊN ĐỀ ........................................................................................................................ 17 CHƢƠNG III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC .......................................................................... 17 CHƢƠNG IV. ĐẶC ĐIỂM THẠCH HỌC KHOÁNG VẬT .............................................................. 18 CHƢƠNG V.NGUỒN GỐC .............................................................................................................. 22 V.1.TỔNG QUAN VỀ NGUỒN GỐC: .......................................................................................... 22 V.2.NGUỒN GỐC OPAL – CHALCEDONY KHU VỰC NGHIÊN CỨU - XUÂN LỘC – ĐỒNG NAI ............................................................................................................................................... 22 CHƢƠNG VI. CHẤT LƢỢNG CỦA OPAL – CHALCEDONY KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............ 24 VI.1.ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG ................................................................................................. 24 VI.2.KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CỦA OPAL - CHALCEDONY ...................................................... 24 KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................................... 28 PHẦN PHỤ LỤC .................................................................................................................................. 29 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, đá quý và đá bán quý là một trong những thị trƣờng đƣợc quan tâm không chỉ trong nƣớc mà trên toàn thế giới. Song song với việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trƣờng, thì việc nghiên cứu về nguồn gốc hình thành cũng nhƣ chất lƣợng của đá là một trong những nhu cầu cần thiết nhất là đối với sinh viên Địa chất nói riêng và những nhà Địa chất nói chung. Opal và Chalcedony là hai loại đá bán quý rất đƣợc ƣa chuộng trên thị trƣờng và đƣợc tìm thấy ở nhiều nơi trên đất nƣớc ta. Với điểm mỏ khoáng nhỏ Opal - Chalcedony ở khu vực Xuân Lộc - Đồng Nai, chúng em xin thực hiện đề tài nghiên cứu “Đặc điểm thạch học, nguồn gốc và chất lƣợng Opal - Chalcedony ở núi Chƣ́a Chan, Xuân Lộc, Đồng Nai”. 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài. 2.1. Mục đích của đề tài. Làm sáng tỏ nguồn gốc hình thành của Opal - Chalcedony của khu vực cần nghiên cứu. Cũng nhƣ các mối quan hệ địa chất của chúng với các đá vây quanh. 2.2. Nhiệm vụ Với mục đích đó, nhiệm vụ của đề tài đặt ra là: -Nghiên cứu nguồn gốc thành tạo của Opal - Chalcedony của khu vực -Nghiên cứu đặc điểm thạch học, khoáng vật của chúng. -Nghiên cứu chất lƣợng sản phẩm của Opal - Chalcedony trong khu vực. -Nghiên cứu mối quan hệ địa chất của các lớp đá trong khu vực. 3 3. Phƣơng pháp nghiên cứu. 3.1. Thu thập tài liệu Tài liệu thu thập bao gồm tài liệu địa chất, địa lý…và các tài liệu khác liên quan đến khu vực núi Chứa Chan - Xuân Lộc – Đồng Nai cần khảo sát. 3.2. Lộ trình địa chất. -Ghi nhận tất cả các đặc điểm địa lý tự nhiên trong vùng nghiên cứu. -Ghi nhận đặc điểm địa chất, địa mạo và sự phân bố của các loại đá trong vùng nghiên cứu. -Thu thập mẫu đá về phân tích. 3.3 .Nghiên cứu, phân tích lát mỏng. -Sắp xếp và chọn lọc các mẫu có đƣợc đem đi mài lát mỏng. -Soi lát mỏng, phân tích thành phần khoáng vật và định tên đá. -Sắp xếp thứ tự địa chất và quan hệ của các loại đá trong khu vực. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 4.1.Ý nghĩa khoa học Góp phần làm rõ đặc điểm địa chất và đặc điểm thạch học của các đá trong khu vực nghiên cứu. 4.2.Ý nghĩa thực tiễn. Góp phần chuyên sâu và làm rõ đặc điểm địa chất và thạch học trong khu vực khảo sát. Giúp cho các đối tƣợng muốn tìm hiểu về Opal - Chalcedony có thêm nhiều thông tin bổ ích. 4 TÓM TẮT ĐỀ TÀI Đề tài gồ m 2 phầ n: A.TỔNG QUAN: CHƢƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU I.1. Vị trí địa lý: Khái quát vị trí địa lý của khu vực . Khu vƣ̣c khảo sát nằ m ở chân núi Chƣ́a Chan – Suối Cát - Xuân Lô ̣c – Đồng Nai . Hệ tọa độ VN2000, tọa độ : X = 0450 91’06”; Y = 1200 74’66’’. I.2. Đặc điểm địa lý tự nhiên Bao gồ m các đă ̣c điể m về điạ hin ̀ h , điạ ma ̣o, đă ̣c điể m sông suố i và khí hậu của khu vực. I.3. Đặc điểm kinh tế nhân văn. Khái quát về dân cƣ và điều kiện kinh tế của khu vực CHƢƠNG II. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CỦA VÙNG . II.1. Điạ tầ ng. II.2. Kiế n ta ̣o. II.3. Khoáng sản. B. CHUYÊN ĐỀ: CHƢƠNG III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC. CHƢƠNG IV. ĐẶC ĐIỂM THẠCH HỌC KHOÁNG VẬT CHƢƠNG V. NGUỒN GỐC V.1 Tổ ng quan về nguồ n gố c V.2 Nguồ n gố c Opal-Chalcedony khu vƣ̣c nghiên cƣ́u. CHƢƠNG VI. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨN OPAL -CHALCEDONY KHU VƢ̣C NGHIÊN CƢ́U. VI.1 Đánh giá chấ t lƣơ ̣ng: VII. Khả năng sử dụng Opal-Chalcedony của khu vực nghiên cứu: Opal – Chalcedony của khu vực nghiên cứu có nhiều màu sắc khác nhau và có độ trong cao nên chúng đƣợc ứng dụng trong các lĩnh vƣ̣c đồ mỹ nghê ̣ , làm trang sƣ́c, vòng tay, mă ̣t dây chuyề n,… KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 5 PHẦN A: TỔNG QUAN CHƢƠNG I.KHÁI QUÁT VÙNG NGHIÊN CỨU. I.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ Vùng nghiên cứu thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 80km về phía Đông Bắc, cách Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 60km về phía Bắc. Đƣợc giới hạn bởi tọa độ địa lý: . 10047’00” – 11058’25’’ vĩ độ Bắc. . 107007’19’’ – 107022’46’’ kinh độ Đông. I.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN. I.2.1. Đặc điểm địa hình- địa mạo. I.2.1.1. Địa hình Xuân Lộc thuộc loại địa hình cao nguyên đất đỏ, thấp dần về phía Đông Bắc. Độ dốc trung bình từ 30 đến 50.Độ cao trong bình so với mặt nƣớc biển khoảng 150m. Độ cao nhỏ nhất là 100m (Suối Rết) ở về góc Đông Bắc, cao nhất 444m (đỉnh núi Hang Dơi) về phía Tây Nam. Các núi lửa cổ còn lại khá rõ, các miệng núi lửa còn sót lại nằm về phía Tây vùng nghiên cứu, kéo dài từ Tây Bắc xuống phía Nam. Các miệng núi lửa là các núi có dạng nhọn hoặc lõm lòng chảo nhƣ trong núi Trƣng, núi Thiên Phƣớc, núi Đầu Rìu, núi Tân Phong, núi Hang Dơi. Dọc theo các miệng núi lửa tạo thành các dãy địa hình cao dạng bát úp, sƣờn núi khá dốc từ 50 đến 100. Về phía Đông, Đông Bắc địa hình thoải và thấp dần, khá bằng phẳng. Nhìn chung địa hình vùng nghiên cứu khá bằng phẳng, ít bị phân cắt. I.2.1.2. Địa mạo Theo đặc điểm nguồn gốc và hình thái có thể rút ra những nét chính về địa mạo của vùng nhƣ sau: + Các bề mặc các thành tạo phun trào basalt. Phổ biến toàn khu vực là các thành tạo và sản phẩm phong hóa của basalt với tổng số 5 đợt phun trào. Qua công tác và lập bản đồ địa chất cấp tỷ lệ 1/50.000 thì các thành 6 tạo basalt khu vực đƣợc xếp vào hai hệ tầng: hệ tầng Túc Trƣng ứng với phun trào đợt 1; hệ tầng Xuân Lộc gồm 4 pha ứng với phun trào 2, 3, 4 và 5. + Các bề mặt sƣờn Phát triển mạnh ở Tây Nam, đó là các vách suối, các sƣờn của họng núi lửa. Các vách núi phân cách ở độ sâu 20-80m, nhiều chỗ có độ sâu lớn hơn. + Các miệng núi lửa Tất cả gồm khoảng 8 miệng núi lửa, một số tập chung thành từng cụm, có 2 loại: .Dạng phễu: phổ biến nhất, đƣờng kính lớn nhất là 625m, nhỏ nhất 100m. Miệng phễu quay về hƣớng Đông Bắc, Đông Nam. . Dạng chóp: ít phổ biến, đƣờng kính từ 150-300m. Các miệng núi lửa hiện tại lấp đầy tro, tuff và đá bọt xen kẽ ít basalt, tạo lớp vỏ phong hóa đều khắp. + Các bề mặt thành tạo do quá trình ngoại sinh Chủ yếu xảy ra hiện tƣợng phong hóa, xói mòn, rửa trôi bề mặt basalt, lớp vỏ phong hóa do tác nhân phong hóa hóa học là chủ yếu, chứng tỏ quá trình này xảy ra mạnh. Những chỗ lộ basalt gốc do dòng nƣớc xói mòn và rửa trôi phần đất phong hóa vào mùa mƣa. Ngoài ra còn có các hoạt động bóc mòn trọng lực ở các sƣờn, vách dốc. Các quá trình đó đã làm phẳng dần địa hình basalt và hạ thấp dần cao nguyên. I.2.2. Đặc điểm sông suối. Mạng lƣới thủy văn trong vùng kém phát triển, chỉ có một hệ thống sông suối bắt nguồn từ phía Tây, Tây Nam chảy ra hƣớng Đông, Đông Bắc, gồm suối Cát, suối Gia Liêu, suối Rết, suối Háp và suối Đá Bàn. Các suối có dòng chảy khá thẳng, độ dốc nhỏ, mặt cắt qua suối thƣờng có dạng chữ V hoặc U. Nguồn cung cấp nƣớc cho các suối trong khu vực là nƣớc mƣa và nƣớc dƣới đất. Trƣớc năm 1985, các suối thƣờng có nƣớc quanh năm. Nhƣng từ năm 1986 trở lại đây các suối chỉ có nƣớc vào mùa mƣa đến đầu mùa khô, từ giữa mùa khô đến đầu mùa mƣa suối không còn nƣớc. Nguyên nhân chủ yếu là do khai thác nƣớc dƣới đất và nƣớc mặt với quy mô rộng lớn ngày càng nhiều để phục vụ tƣới vào mùa khô. Mùa khô mực nƣớc dƣới đất bị hạ thấp, các mạch lộ bị khô cạn, nguồn cung cấp nƣớc cho các suối vào mùa khô không còn. Lƣu lƣợng các suối thay đổi theo mùa, mùa mƣa lƣu lƣợng lớn, mùa khô lƣu lƣợng nhỏ dần đến cạn kiệt hoàn toàn. 7  Suối Nhạn có lƣu lƣợng lớn nhất là 20421/s (tháng 9 năm 1984), lƣu lƣợng nhỏ nhất là 5011/s (tháng 4 năm 1985).  Suối Gia Liêu có lƣu lƣợng lớn nhất là 2.9201/s (tháng 9 năm 1984), nhƣng tháng 3 và tháng 4 năm 1985 bị khô cạn hoàn toàn. I.2.3. Đặc điểm khí hậu Vùng nghiên cứu mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm chuyển tiếp từ vùng cao trung bình xuống miền ven biển và đƣợc chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mƣa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. - - Lƣợng mƣa: Mƣa nhiều nhất vào các tháng 6, 7, 8 có tháng mƣa tới 20 ngày, có nhiều ngày mƣa liên tục. Lƣợng bốc hơi: Lƣợng bốc hơi lớn nhất trong một tháng là 20.6mm. Lƣợng bốc hơi hàng năm là 976.8mm. Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ không khí trong vùng ít thay đổi. Thƣờng nhiệt độ các tháng 3, 4 và 5 cao hơn các tháng khác. Nhiệt độ không khí thấp nhất thƣờng vào tháng 12 và tháng 1 hàng năm. Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trong vùng thay đổi theo mùa. Độ ẩm của không khí mùa mƣa lớn, mùa khô nhỏ. Độ ẩm không khí trung bình cả năm là 82%. Độ ẩm không khí nhỏ nhất là 72%, lớn nhất là 89%. I.3. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ NHÂN VĂN I.3.1 Đặc điểm dân cƣ Xuân Lộc là một trong những huyện tiếp nhận nhiều dân di cƣ từ ngoài tỉnh vào nên tốc độ tăng dân số trong thời kì 1991 – 1995 khá nhanh, vài năm gần đây có xu hƣớng châm lại. Cuối năm 1997 toàn huyện có 290.832 ngƣời, trong đó 96% dân số sống ở nông thôn và 4% dân số ở thành thị. Mật độ trung bình 308 ngƣời/km2, thấp hơn mức trung bình tỉnh Đồng Nai (330 ngƣời/km2) và rất thấp ở các xã vùng sâu. Dân tộc ít ngƣời gồm: ngƣời Hoa, Châu Ro, Mạ, Nùng,…Xuân Lộc hiện có khoảng 135.615 ngƣời trong độ tuổi lao động, chiếm 46.6% dân số. Trong đó lao động nông – lâm nghiệp chiếm 81%, lao động phi nông nghiệp chiếm 19%. 8 I.3.2 Đặc điểm kinh tế Xuân Lộc là trung tâm trồng, nghiên cứu và khai thác mủ cao su, loại cây công nghiệp có giá trị ổn định nhất hiện nay. Mấy năm qua phát triển trồng cà phê, hạt tiêu, điều và cây ăn quả. Ngoài sản phẩm cây công nghiệp, trong vùng còn có các nhà máy chế biến đƣờng, chuối sấy xuất khẩu, hạt tiêu, hạt điều, đặc biệt là chế biến mủ cao su để xuất khẩu. Trong vùng có hai khu nghỉ mát và du lịch khá nổi tiếng là công viên Hòa Bin ̀ h (K4) và Suối Tre. I.3.3 Đặc điểm giao thông Mạng lƣới đƣờng bộ với tổng chiều dài 352km, mật độ đƣờng: 0.373km/km2, bao gồm: - Quốc lộ: 44km, đƣờng bê tông nhựa cấp III. - Tỉnh lộ: 87.6km, nền đƣờng hƣ hỏng trên 50%, giao thông trong mùa mƣa gặp nhiều khó khăn. - Huyện lộ: 97.2km, giao thông khó khăn. - Đƣờng nội xã: 119.4km, hầu hết các tuyến này đều là đƣờng đất, chỉ có 30% đảm bảo giao thông quanh năm. - Đƣờng chuyên dùng: 33.5km. - Đƣờng sắt: chạy qua huyện dài 33km với 3 nhà ga: Trảng Táo, Gia Ray, Bảo Chánh. 9 CHƢƠNG II.ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÙNG Cấu trúc địa chất vùng Xuân Lộc - Đồng Nai đƣợc xác lập trên cơ sở tài liệu của các báo cáo địa chất nhóm tờ bản đồ bến Khế - Đồng Nai tỷ lệ 1/200.000 do đoàn 20B – Liên đoàn bản đồ địa chất miền Nam thực hiện (1979-1988), nhóm tờ bản đồ Đông Thành Phố Hồ Chí Minh tỷ lệ 1/50.000 do Ma Kông Cọ và nnk của Liên đoàn bản đồ địa chất miền Nam thực hiện (1987-1993). Báo cáo địa chất công trình và địa chất thủy văn tỉnh Đồng Nai tỷ lệ 1/100.000 do Đoàn Văn Tín và nnk thuộc Đoàn 801 thực hiện(19841987). Báo cáo biên hội địa chất tỉnh Đồng Nai tỷ lệ 1/50.000 do Đỗ Công Dự và nnk thuộc Liên đoàn địa chất Thủy văn – Địa chất Công trình Miền Nam thực hiện. II.1.ĐỊA TẦNG GIỚI MEZOZOI HỆ JURA THỐNG TRUNG HỆ TẦNG LA NGÀ (J2ln) Các thành tạo trầm tích xếp vào hệ tầng La Ngà phân bố ở phía Nam vùng núi Chứa Chan, ngã 3 Hàm Tân,... với diện lộ nhỏ. Mặt cắt tốt nhất lộ dọc theo một suối cạn của suối Cao, phía Bắc và Nam khối xâm nhập Granitoid Chứa Chan. Thứ tự mặt cắt từ dƣới lên bao gồm 2 tập: +Tập 1: cát kết phân lớp dày từ 0.2 – 1.2m, trung bình 0.3 – 0.6m, xen kẹp lớp mỏng sét kết, bột kết, cát bột kết. Đá có màu xám tro, xám đen. Bề dày 300m. +Tập 2: phiến sét, cát kết xen kẽ bột kết, cát bột kết, trong cát kết đôi nơi có chứa pyrit tự hình. Bề dày 420m. Hiện nay chƣa tìm đƣợc quan hệ trên, dƣới của mặt cắt, do ảnh hƣởng của các hoạt động magma, kiến tạo trong khu vực và do bị phủ nhiều bởi các thành tạo magma phun trào nên mặt cắt này tuy đƣợc coi là tốt nhất nhƣng vẫn chƣa phản ánh đƣợc đầy đủ đặc điểm của các trầm tích xếp vào hệ tầng La Ngà . GIỚI KAINOZOI HỆ NEOGEN THỐNG PLIOCEN (N2) 10 Thành phần vật chất của trầm tích vụn thô bao gồm: cát, sạn, cát sét, cát bột chứa lớp mỏng sét kaolinit lẫn cát sét hoặc lớp mỏng sạn sỏi. Bề dày 1 – 13.3m Quan hệ dƣới phủ trực tiếp lên đá Granit, phía trên bị basalt hệ tầng Túc Trƣng phủ bất chỉnh hợp. HỆ ĐỆ TỨ THỐNG PLIOCEN PHỤ THỐNG PLEISTOCEN HẠ HỆ TẦNG TÚC TRƢNG( N2-QItt) Các thành tạo phun trào basalt của hệ tầng Túc Trƣng phân bố dạng lớp phủ. Thành tạo basalt ( N2-QItt) trên bản đồ địa chất tỷ lệ 1/200.000 nhóm tờ Gia Ray – Bà Rịa đƣợc xếp chung với hệ tầng basalt Xuân Lộc. Trong bản đồ địa chất 1/50.000 đƣợc chia nhỏ ra đƣợc tách ra và ghép vào hệ tầng Túc Trƣng. Thành phần thạch học bao gồm các đá: basalt olivin, basalt olivin augit, basalt olivin augit plagioclas. Đá có màu xám đến xám đen, cấu tạo khối đặt sít, lỗ hổng, hạnh nhân và cấu tạo bọt. Phổ biến kiến trúc porphyr với nền ophit, gian phiến, dolerit, đôi khi gặp kiến trúc hyalopylit. Thành phần ban tinh thƣờng chiếm từ (5-20)% gồm: plagioclas (45 – 70)%, augit (10-30)%, olivin(0-15)%, paragonit(0-15)%, titanomangetit (1-15)%, zeolit(0-3)%, thủy tinh núi lửa(5-35)%. Đặc điểm thạch địa hóa các đá basalt hệ tầng Túc Trƣng. Kết quả phân tích hóa silicat cho hàm lƣợng các oxit nhƣ sau: SiO2 = (43.7854.36)%, Al2O3 = (13.24-14.67)%, tổng kiềm = (2.48-5.03)%, Na2O > K2O, thuộc trƣờng tholeit. HỆ ĐỆ TỨ THỐNG PLEISTOCEN PHỤ THỐNG PLEISTOCEN TRUNG HỆ TẦNG XUÂN LỘC ( QIIxl) 11 Phân tầng basalt Xuân Lộc: Dựa vào sự khác nhau giữa phun trào kiểu chảy tràn và kiểu phun nổ, càng về sau tƣớng phun nổ càng tăng lên. Các thành tạo tầng basalt Xuân Lộc đƣợc chia làm 4 đợt phun trào, ứng với bốn giai đoạn hoạt động: + Pha 1(( QIIxl1): basalt phun trào kiểu chảy tràn dày 20-30m. + Pha 2 (( QIIxl2): basalt phun trào kiểu chảy tràn xen ít kiểu phun nổ, dày 3040m. + Pha 3 (( QIIxl3): basalt phun trào kiểu chảy tràn xen kiểu phun nổ, dày 4050m. + Pha 4 (( QIIxl4): basalt kiểu phun nổ chiếm chủ yếu xen kẹp kiểu chảy tràn, dày 40-60m. Tùy theo mức độ phong hóa chia ra dƣới đá tƣơi và vỏ phong hóa. Đá tƣơi chia theo thành phần thạch học bao gồm các loại basanit, basalt olivin và basalt. Vỏ phong hóa tùy theo mức độ chia ra: + Basalt bị phong hóa triệt để tạo thành đất có màu đỏ, nâu đỏ, phân bố trên các khu vực địa hình thoải. Đất đỏ phong hóa từ basalt thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp. + Basalt bị phong hóa thành đất màu đen hoặc xám đen, phát triển trên các vùng đồi, sƣờn, so với loại trên thì mức độ phong hóa kém hơn, thƣờng thấy các đới bán phong hóa, phong hóa chƣa triệt để với sự hiện diện của các mảnh và cuội đá. Đặc điểm thạch học và khoáng vật: basalt Xuân Lộc phân dị cao. Dãy phân dị đƣợc lập lại sau mỗi giai đoạn, hoạt động theo trình tự: basanit-basalt olivin-basalt. Sự chuyển tiếp từ loại này sang loại kia xảy ra từ từ. + Basanit : đá có màu xám đen, cấu tạo đặt sít, giàu khoáng vật màu, kiến trúc porphyr. Đôi nơi có dạng dăm thể hiện tính phun nổ rõ, thƣờng phân bố xung quanh các trung tâm phụt nổ. + Ban tinh olivin 4-5%, pyroxen 1xiên 1-2%, cả hai khoáng vật đều có hình dạng tinh thể dạng đẳng thƣớc. Nền có kiến trúc vi tinh tới nửa thủy tinh. Vi tinh chủ yếu là plagioclas, canxi, pyroxen, olivin. 12 + Basalt olivin: đá có cấu tạo dạng đặc sít tới dạng bọt, đôi nơi có cấu tạo hạnh nhân. Độ kết tinh thay đổi từ dạng gần nhƣ toàn tinh- dolerit olivin tới giàu thủy tinhhyalobasalt.Đá có kiến trúc porphyr với ban tinh là olivin, pyroxen xiên đơn dạng tinh thể hoàn chỉnh. Nền có kiến trúc dolerit với vi tinh plagioclas hình que và các vi tinh pyroxen tự hình xen giữa; kiến trúc gian phiến; kiến trúc hyalopylit. Phần trên cùng của dòng dung nham có kiến trúc thủy tinh và cấu tạo bọt. Basalt olivin kiềm thƣờng phân bố ở độ cao trung bình của cao nguyên basalt. + Basalt plagioclas: là loại basalt có khoáng vật plagioclas chiếm ƣu thế. Đá thƣờng có cấu tạo đặc sít và lổ rỗng, kiến trúc porphyr, với ban tinh ngoài olivin, pyroxen còn có plagioclas. Ban tinh plagioclas thƣờng có song tinh đa hợp, dải song tinh rộng. Ban tinh olivin thƣờng có dạng đẳng thƣớc, tinh tể tự hình. Pyroxen xiên có dạng tinh thể tự hình lăng trụ ngắn. Nền có kiến trúc gian phiến, đôi nơi có kiến trúc pilotaxit. Thành phần hóa học của basalt Xuân Lộc có hàm lƣợng silic từ thấp đến trung bình, SiO2 = (43.02-51.36)%. Tổng kiềm cao, Na2O + K2O (4.4-6.7))%. Lƣợng kiềm giảm theo chiều tăng SiO2. Phần lớn basalt Xuân Lộc qua các nghiên cứu về thạch địa hóa đều cho kết quả các đá thuộc trƣờng basalt kiềm. Basalt Xuân Lộc nằm phủ lên trên các trầm tích có tuổi Neogen, các trầm tích nằm trên basalt Xuân Lộc có tuổi Pleistocen muộn (QIII). Các kết quả phân tích đồng vị phóng xạ K_Ar cho tuổi khoảng 700 ngàn năm. Do đó việc xếp basalt Xuân Lộc có tuổi Pleistocen giữa (QII) là hợp lý. THỐNG PLEISTOCEN PHỤ THỐNG PLEISTOCEN TRUNG –THƢỢNG Trầm tích sông hồ (laQII-III ) Các trầm tích nguồn gốc sông hồ phân bố ở khu vực Tây-Tây Nam núi Chứa Chan, trên độ cao địa hình 60-80m. Thành phần trầm tích gồm sét, bột cát màu xám, có chứa mùn thực vật, màu loang lổ nâu vàng do phong hóa. Bề dày trầm tích từ 5-15m. THỐNG HOLOCEN PHỤ THỐNG HOLOCEN HẠ -TRUNG Trầm tích sông (aQIV1-2) 13 Các trầm tích Holocen hạ -trung phân bố với diện lộ nhỏ theo sông suối, nguồn gốc sông suối. Thành phần trầm tích sông (aQIV1-2) chủ yếu là cát cuội sỏi màu xám nhạt trong đó cát chiếm phần lớn. Bề dày trầm tích thay đổi từ 1-4m đến 6-8m. PHỤ THỐNG HOLOCEN TRUNG – THƢỢNG Trầm tích Holocen trung – thƣợng phân bố với diện rất nhỏ trong khu vực, chúng có nguồn gốc sông hỗn hợp sông đầm lầy. Trầm tích sông (aQIV2-3) có thành phần cát, bột, sét, màu xám nhạt gắn kết yếu. Dày 1-5m. CÁC THÀNH TẠO XÂM NHẬP PHỨC HỆ ANKROET (K2ak) Các đá thuộc phức hệ Ankroet phân bố ở núi Chứa Chan và núi Le. Phức hệ có 2 pha xâm nhập chính: + Pha 1: granit biotit, granit biotit có amphibol, granodiorit, granit porphyr. + Pha 2: granit sáng màu, granit biotit có muscovit, granit 2 mica. + Pha đá mạch aplit. Thành phần khoáng vật:plagioclas(26-34)%, feldspar kali (35-40)%, thạch anh (3040)%, biotit (1-4)%, muscovit(0-3)%, một lƣợng rất ít các khoáng vật apatit,epidot, quặng, sphen. Các đá của phức hệ thuộc loạt kiềm vôi, thuộc loại Granit kiểu S. Tuổi tuyệt đối đạt giá trị 92 ± 2.3 triệu năm, đƣợc xếp vào Kreta sớm. II.2. KIẾN TẠO II.2.1.Vị trí kiến tạo Vùng nghiên cứu nằm trong phụ đới Bà Rịa- Xuân Lộc của đới Đà Lạt thuộc miền kiến tạo Nam Việt Nam. 14 II.2.2.Các tầng cấu trúc II.2.2.1.Tầng cấu trúc dƣới Dày 750-800m, gồm các thành tạo hệ tầng La Ngà. II.2.2.2.Tầng cấu trúc trên Dày 79-280m, gồm các thành tạo trầm tích Pliocen và Basalt hệ tầng Túc Trƣng và Xuân Lộc. Trầm tích Pliocen chiếm khối lƣợng không đáng kể, phân bố rất hạn chế trong khu vực. Phổ biến nhất là các thành tạo Basalt phun trào kiểu phun nổ và chảy tràn từ các miệng núi lửa tạo nên các vòm và đồng bằng Basalt. Tổng số đợt phun là 5, mạnh nhất là đợt 3. Các đợt phun trào đƣợc phân cách bởi các vỏ phong hóa. II.2.3.Các khe nứt kiến tạo Trong phƣơng án tìm kiếm và đánh giá triển vọng nƣớc dƣới đất vùng Xuân Lộc - Đồng Nai do Liên đoàn địa chất công trình - thủy văn miền Trung, qua các tài liệu đo địa vật lý và kết hợp vài giếng khoan thăm dò cho thấy trong vùng tồn tại 8 khe nứt kiến tạo, chia làm 2 nhóm: + Nhóm Đông Bắc – Tây Nam: - Khe nứt suối Sảng Đốc, dài khoảng 5km. - Khe nứt suối Đá Bàn, dài khoảng 6.7km. - Khe nứt suối Tre, dài khoảng 6.8km. - Khe nứt suối Râm-Gia Góp dài khoảng 9km từ suối Râm đến ấp Phú Hòa. - Khe nứt suối Dec dài khoảng 3km cắt vào vòm suối Râm. + Nhóm Tây Bắc – Đông Nam - Khe nứt Chứa Chan- Hàm Tân. Dọc theo đới khe nứt này có sự hiện diện của nƣớc khoáng. Ở góc Đông Bắc và Nam núi Chứa Chan gần khe nứt này đã gặp nƣớc khoáng thuộc loại nƣớc khoáng cacbonic. - Khe nứt suối Râm – Bình Lộc, dài khoảng 12km. - Khe nứt khóm Năm - núi suối Râm, dài khoảng 6.8km. 15 So sánh các tài liệu địa chất đã công bố thì các khe nứt trên có thể liên quan đến hoạt động của hệ thống đứt gãy theo phƣơng Tây Bắc – Đông Nam xảy ra trong thời kì nâng Jura - Pecmi (J3 – P1). II.2.4.Lịch sử hình thành các cấu trúc địa chất tỉnh Đồng Nai Qua kết quả nghiên cứu và tổng hợp của đoàn 20B về địa chất và kiến tạo, cho thấy: Móng cấu trúc lãnh thổ Đồng Nai đƣợc hoàn thành về cơ bản vào cuối hệ Jura, thành phật vật chất tạo móng là các thành tạo lục nguyên. Các thành tạo này đƣợc nâng lên khỏi mực nƣớc biển vào cuối Jura nhờ đứt gãy biển Đông và sau đó đƣợc tiếp tục nâng lên, vò nhàu uốn nếp bởi các chuyển động kiến tạo tiếp theo. Chúng bị xuyên thủng bởi các phun trào từ trung tính đến axit và các thành tạo xâm nhập granit, granodiorit, granobiotit thuộc phức hệ Ankroet - Định Quán và phức hệ Đèo Cả diễn ra vào cuối Jura và đầu Kreta. Các chuyển động kiến tạo này đã làm cho móng cấu trúc bị xáo động và nâng lên theo những mức độ khác nhau tạo thành các uốn nếp lớn có đƣờng phát triển chủ yếu theo hai hƣớng Bắc Nam và Tây Bắc – Đông Nam với góc dao động từ 300-600. Các chuyển động kiến tạo còn tạo nên hệ thống 4 đứt gãy trên các đá theo các phƣơng sau đây: - Phƣơng Tây Bắc- Đông Nam nhƣ đứt gãy Bửu Long – Vũng Tàu, Chứa Chan – Hàm Tân. - Phƣơng Đông Bắc – Tây Nam nhƣ đứt gãy Đạ Hoai- Xuân Lộc. - Phƣơng Bắc Nam hoặc gần Bắc Nam nhƣ đứt gãy Định Quán – Gia Ray - Phƣơng Đông Tây nhƣ đứt gãy Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong số này hai hệ thống đầu tiên có ý nghĩa quan trọng gây nên những biến động về hình dáng cấu trúc móng.Hai hệ thống sau chỉ có tác dụng phát triển thêm trạng thái biến dạng có trƣớc. Hậu quả cuối cùng của những biến dạng kiến tạo là bề mặt móng cấu trúc bị chia cắt và đƣợc nâng lên tới độ cao rất khác nhau: 300-400m ở Đạ Hoai- Phƣơng Lâm, trên dƣới 200m ở Nam Định Quán, trên dƣới 100m ở Vĩnh Cửu và các khu vực bị chìm xuống nhƣ ở Biên Hòa – Hố Nai - Long Thành. Bề mặt móng có xu hƣớng chìm sâu dần theo phƣơng Đông Bắc- Tây Nam, ở những nơi bị các khối xâm nhập xuyên đội chúng đạt đƣợc độ cao cục bộ so với nền xung quanh và hình thành các khối nâng dạng vòm. Một trong những nét dộc đáo của kiến tạo 16 của vùng theo các nhà địa chất 20B là sự hòa nhập và tính kế thừa của các chuyển động kiến tạo cũ và mới khiến cho bề mặt móng cấu trúc và bề mặt địa hình hiện đại liên tục đƣợc nâng cao, đây cũng là cơ sở để tạo nên một số bậc thác trên hệ thống sông Đồng Nai. Tuy nhiên một số khu vực cục bộ trong lãnh thổ Đồng Nai đƣợc hạ xuống nhƣ Biên Hòa - Hố Nai - Long Thành và một vài khu vực nhỏ ở phía Nam vào khoảng thời gian từ Pliocen đến Pleistocen. Nếu các phun trào trung tính và axit xảy ra trƣớc khi xuất hiện các khối xâm nhập của phức hệ Đèo Cả không gây nên một sự xáo trộn hoặc biến động nào đáng kể đối với cấu trúc chung của lòng đất Đồng Nai, thì ngƣợc lại các phun trào basalt xảy ra từ Pliocen đến Pleistocen đã làm thay đổi đáng kể bề mặt địa hình địa mạo của khu vực. Hoạt động phun trào với kiểu chảy tràn và phun nổ vừa lấp đầy các phần địa hình trũng, chặn lấp các dòng chảy, chôn vùi các bề mặt địa hình cổ hơn nó và xác lập bề mặt địa hình mới của địa phƣơng nhƣ ta thấy hiện nay. Tóm lại các hoạt động địa chất đã thành tạo nên cấu trúc của khu vực dựa trên 4 nét chính sau: - Sự chia cắt, nâng hạ và xáo trộn mạnh mẽ thành tạo nền Mezozoi và Kainozoi với sự hiện diện của 4 đứt gãy kiến tạo. Sự nối tiếp liên tục của các hoạt động kiến tạo cổ và tân kiến tạo. Sự xuyên đội của các pha xâm nhập gây nứt vỡ và xáo trộn cấu trúc đá nền Jura. Các phun trào basalt tiếp tục làm biến đổi và phức tạp thêm bề mặt địa hình và cấu tạo lòng đất. II.3. KHOÁNG SẢN Trong vùng có số khoáng sản sau, nhƣng chƣa rõ trữ lƣợng của chúng: - Vàng: dạng sa khoáng ở các bãi bồi nhỏ, ven suối Gia Ray, Gia Lào, phía Bắc chân núi Chứa Chan, khả năng liên quan mạch vàng gốc kiểu thạch anh- sulfua nằm trong đới phá hủy của đứt gãy Chứa Chan – Hàm Tân. - Đá quý và bán quý: gồm các loại đá quý nhƣ zircon, pyrop, chalcedony, đặc biệt chalcedony gặp rất phổ biến ở miệng núi lửa. - Vật liệu xây dựng: chủ yếu là basalt đƣợc khai thác làm đá chèn móng, đá dăm rải đƣờng. 17 PHẦN B: CHUYÊN ĐỀ CHƢƠNG III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC Khu vực khảo sát nằm ở vị trí: tọa độ: X = 045091’06”; Y = 1200 74’66’’.Hệ tọa độ VN2000. Đây là khu vực chân núi Chứa Chan, địa hình hơi nhô cao so với vùng xung quanh, dân cƣ thƣa thớt, lớp phủ thực vật khá dày và phong phú. Điểm khảo sát là một điểm mỏ khoáng có sự khai thác của con ngƣời nên lộ ra các lớp đá gốc khá rõ. Quan sát ta nhận thấy trong khu vực có 2 loại đá chính là granit và basalt, xen kẹp và cắt ngang qua các đá này là các mạch Opal và Chalcedony kích thƣớc không lớn. Đây là một mỏ đang khai thác, diện tích gần 500m2. Đá gốc lộ ra do khai thác, lớp vỏ phong hóa 3 - 5m, đƣợc phong hóa từ đá basalt rất màu mỡ nên ngƣời dân trồng nhiều hồ tiêu, điều… Đá gốc lộ ra trong khu vực nghiên cứu là đá Granit thuộc phức hệ Ankroet (K2ak ). Các đá của phức hệ Ankroet phân bố ở vùng núi Chứa Chan và núi Le. Phức hệ có hai pha xâm nhập chính: Pha 1: granit biotit, granit biotit có amphibol, granitdiorit, granit porphyr. Pha 2: granit sáng màu, granit biotit có muscovit, granit 2 mica Pha đá mạch aplit. Thành phần khoáng vật: plagioclas (26-34%), feldspar kali (35-40%), thạch anh (3040%), biotit (1-4%), muscovit (0-3%), một lƣợng rất ít gồm các khoáng vật apatit, epidot, quặng, sphen. Các đá của phức hệ thuộc loạt kiềm vôi, thuộc loạt Granit kiểu S. Tuổi tuyệt đối đạt giá trị 92 ± 2.3 triệu năm, đƣợc xếp vào Kreta sớm. 18 CHƢƠNG IV. ĐẶC ĐIỂM THẠCH HỌC KHOÁNG VẬT Đá basalt tƣơi có màu xanh đen, cấu tạo khối đặc sít. Đá có nền vi tinh chứa plagioclas, olivin, pyroxen xiên đơn, ngoài ra còn có epidot, chlorit. Đặc điểm các khoáng vật trong nền đá: - - Plagioclas là những que có kích thƣớc rất nhỏ 0.1-0.2mm, ở 1N- plagioclas không màu có độ nổi thấp, ở 2N+ plagioclas có màu xám vàng bậc I, trên bề mặt bị biến đổi sericite hoàn toàn. Olivin: có dạng đẳng thƣớc kích thƣớc rất bé. Dƣới1N-, Olivin có độ nổi cao, nhiều khe nứt ngoằn nghèo, 2N+ có màu giao thoa là vàng cam- nâu đỏ bậc II-III. Pyroxen xiên đơn: dạng lăng trụ ngắn, kích thƣớc rất bé, hầu hết là những hạt nhỏ li ti. 2N+ các hạt tắt nghiêng. Epidot: Là những hạt có kích thƣớc rất bé, ở 1N- có độ nổi cao, 2N+ có màu giao thoa sặc sỡ là màu tím hồng bậc II. Chlorit: hầu hết là những biến đổi thứ sinh xung quanh khe mứt và ven rìa của pyroxen xiên đơn. 1N- có màu xanh lá. Ngoài ra còn xuất hiện thấy các ổ hạnh nhân có kích thƣớc lớn 1.2 x 1.5mm – 1.5 x 2.0mm, bên trong ổ là các khoáng vật Opal và Chalcedony có dạng tỏa tia. 19 Hình 4.1 Một phần của khu khai thác (núi Chƣ́a Chan – Xuân Lộc – Đồng Nai) Hình 4.2 Lớp vỏ phong hóa dày 3 -5m ở khu vực khai thác. 20 Hình 4.3 Mạch Opal – Chalcedony xuyên qua khe nứt đá Granit. Hình 4.4. Mạch Opal – Chalcedony lô ̣ ra trong khu vƣ̣c nghiên cƣ́u.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan