Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu 84 cau ly thuyet tong hop qldt

.PDF
14
434
134

Mô tả:

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT CĐ ĐH MÔN SINH HỌC CÂU LẠC BỘ LUYỆN THI LONG BIÊN – TÀI LIỆU ÔN THI ĐẠI HỌC https://www.facebook.com/doanthithanhhuong.1993 TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA 2018 MÔN SINH HỌC 84 CÂU LÝ THUYẾT TỔNG HỢP QLDT Giáo viên : Doãn Thị Thanh Hương ( 0988.163.160 ) Group thảo luận bài tập: https://www.facebook.com/groups/caulacboluyenthilongbien/ Câu 1: Khi cho chuột lông xám nâu giao phối với chuột lông trắng (kiểu gen đồng hợp lặn) được 48 con lông xám nâu, 99 con lông trắng và 51 con lông đen. Quy luật tác động nào của gen đã cho phối sự hình thành màu lông của chuột? A. Tác động cộng gộp của các gen không alen. B. Cặp gen lặn át chế các gen không tương ứng. C. Gen trội át chế không hoàn toàn gen lặn tương ứng. D. Tương tác bổ trợ giữa các gen không alen. Đáp án : D Tỷ lệ kiểu hình: 1 xám nâu : 2 trắng : 1 đen => 4 tổ hợp giao tử aabb (đồng hợp lặn) chỉ cho 1 giao tử => chuột xám nâu có kiểu gen AaBb => A_B_ : xám nâu aabb: trắng A_bb: 1 kiểu cho lông trắng, aaB_: 1 kiểu cho lông đen => Phép lai trên theo kiểu tương tác A-B - khác aaB- khác A-bb = aabb => kiểu tương tác 9 : 3 : 4 => Tương tác bổ trợ ( 2 alen trội khác alen kết hợp với nhau tạo ra kiểu hình mới ) Câu 2: Ở một loài thực vật, cho lai giữa các cây thuộc 2 dòng thuần chủng đầu có hoa mầu trắng với nhau được F1 toàn cây đỏ. Cho F1 lai phân tích, đời Fb có tỉ lệ kiểu hình 3 trắng : 1 đỏ, màu sắc hoa di truyền theo qui luật nào? A. Liên kết gen. B. Tương tác bổ sung. C. Phân li. D. Hoán vị gen. Đáp án : B F1 lai phân tích tạo ra 4 tổ hợp giao tử, tương ứng 4 giao tử do F1 tạo ra= => F1 dị 2 cặp => Tương tác gen. Lai 2 dòng thuần chủng trắng, ra F1 đỏ  vp aaBB  F1: AaBb => Phép lai P là: AAbb x m  \fn c m \small n => A_B_ cho kiểu hình đỏ, các kiểu gen ko có cả A và B cho kiểu hình trắng => Tương tác bổ sung Câu 3: Trường hợp nào sau đây được xem là lai thuận nghịch ? A. ♂AA × ♀aa và ♂Aa × ♀aa. B. ♂AA × ♀aa và ♂AA × ♀aa. C. ♂AA × ♀aa và ♂aa × ♀AA. D. ♂Aa × ♀Aa và ♂Aa × ♀AA. Đáp án : C Lai thuận nghịch là phép lai thay đổi vị trí của bố mẹ (khi thì dùng dạng này làm bố, khi lại dùng dạng đó làm mẹ). Câu 4: Để phát hiện tần số hoán vị gen giữa hai gen người ta hay sử dụng phương pháp nào là kinh tế nhất: A. Lai kinh tế. B. Lai cơ thể F1 với nhau. C. Lai phân tích. D. Lai thuận nghịch. Đáp án : C Sử dụng phép lai phân tích là kinh tế nhất. Vì ta có 1 bên P luôn chỉ cho giao tử mang các gen lặn, nên từ tỷ lệ kiểu hình F1 suy ra được tỷ lệ các giao tử do cây được đem lai phân tích tạo ra. Từ đó suy ra được tần số hoán vị gen Câu 5: Thực chất của sự tương tác gen không alen là: A. Mỗi một gen đóng góp một phần như nhau vào sự phát triển của cùng một tính trạng. B. Sự tác động qua lại giữa các sản phẩm của gen khác lôcut trong quá tình hình thành một kiểu hình. CÂU LẠC BỘ LUYỆN THI LONG BIÊN: SỐ 1 – NGÕ 12 – THẠCH BÀN – LONG BIÊN – HÀ NỘI SĐT: 0164.588.5193 – 0988.163.160 CÂU LẠC BỘ LUYỆN THI LONG BIÊN – TÀI LIỆU ÔN THI ĐẠI HỌC https://www.facebook.com/doanthithanhhuong.1993 C. Sự tác động qua lại giữa các gen khác lôcut trong quá trình hình thành một kiểu hình. D. Hiện tượng gen này kìm hãm sự biểu hiện của một gen khác không cùng lôcut. Đáp án : B Câu 6: Trong quá trình di truyền tính trạng, nhiều tính trạng có thể luôn đi cùng nhau. Điều này có thể giải thích trên hai hiện tượng: gen đa hiệu hoặc di truyền liên kết hoàn toàn. Vậy làm thế nào để phân biệt được 2 hiện tượng nói trên? A. Thực hiện phép lai phân tích. B. Thực hiện phép lai thuận nghịch. C. Gây dột biến số lượng NST. D. Gây dột biến gen quy định tính trạng. Đáp án : D Câu 7: Dùng phép lai thuận nghịch có thể phát hiện ra: A. Liên kết gen và hoán vị gen. B. Di truyền phân li độc lập và tương tác gen. C. Di truyền giới tính và di truyền liên kết giới tính. D. Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân. Đáp án : D Dùng phép lai thuận nghịch có thể phát hiện ra di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân. Câu 8: Nhận định nào sau đây là chính xác khi nói về quy luật di truyền liên kết không hoàn toàn: A. Các gen càng gần nhau càng dễ xảy ra trao đổi dẫn tới hiện tượng hoán vị gen và ngược lại. B. Tùy loài mà hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới đực, giới cái hay cả hai giới. C. Ở các thế hệ con có mang gen hoán vị thực chất là có sự sắp xếp lại trật tự các gen có sẵn ở P. Do đó, có thể nói rằng vật chất di truyền không có gì thay đổi, không làm tăng số lượng biến dị tổ hợp vốn có ở quy luật phân li độc lập, tổ hợp tự do. D. Hoán vị gen xảy ra do tiếp hợp, chao đổi chéo trong quá trình giảm phân hình thành giao tử. Quá trình tiếp hợp chao đổi chéo xảy ra ở tất cả các kì đầu giảm phân I trong quá trình phát sinh giao tử. Đáp án : B Tùy loài mà hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới đực, giới cái hay cả hai giới. Ở ruồi giấm hoán vị gen xảy ra ở giới cái. Ở tằm hoán vị gen xảy ra ở giới đực. Câu 9: Loại biến dị chỉ di truyền qua sinh sản sinh dưỡng và không di truyền qua sinh sản hữu tính là: A. Thường biến và biến dị tổ hợp. B. Đột biến xôma. C. Đột biến xôma và biến dị tổ hợp. D. Thường biến và đột biến gen. Đáp án : B Đặc điểm di truyền của các loại biến dị là: - Thường biến không di truyền được vì thường biến là những biến đổi về kiểu hình còn kiểu gen không thay đổi. - Đột biến gen di truyền được chi thế hệ sau nếu nó phát sinh ở tế bào sinh dục thì có thể di truyền qua sinh sản sinh dưỡng nà không di truyền được qua sinh sản hữu tính. - Biến dị tổ hợp là biến dị phát sinh do tổ hợp lại vật chất di truyền của đời bố mẹ tạo nên các tổ hợp gen mới; biến dị tổ hợp di truyền được qua sinh sản hữu tính. - Đột biến xôma là những đột biến phát sinh ở tế bào sinh dưỡng nên chỉ di truyền được qua sinh sản sinh dưỡng. Câu 10: Điểm có ở ADN ngoài nhân mà không có ở ADN trong nhân là: A. Được chứa trong nhiễm sắc thể. B. Có số lượng lớn trong tế bào. C. Hoạt động độc lập với nhiễm sắc thể. D. Không bị đột biến. Đáp án : C ADN ngoài nhân là ADN chứa trong tế bào chất của tế bào có thể trong ti thể, lục lạp...là dạng ADN vòng có kích thước nhỏ, không kết hợp với prôtêin , hoạt động độc lập với ADN trong nhân, có khả năng bị đột biến, có thể di truyền cho đời con theo quy luật di truyền theo dòng mẹ. Còn ADN trong nhân là ADN dạng sợ kết hợp với prôtêin để tạo thành NST, các gen trên đó di truyền theo các quy luật khác nhau, chúng cũng có thể chịu tác động của nhiều nhân tố đột biến làm phát sinh các đột biến khác nhau. Câu 11: Trong thí nghiệm của Moocgan tiến hành ở ruồi giấm, giả sử các gen liên kết hoàn toàn ở cả 2 giới, nếu cho F1 tự giao với nhau thì tỉ lệ kiểu hình xuất hiện ở F2 là: CÂU LẠC BỘ LUYỆN THI LONG BIÊN: SỐ 1 – NGÕ 12 – THẠCH BÀN – LONG BIÊN – HÀ NỘI SĐT: 0164.588.5193 – 0988.163.160 CÂU LẠC BỘ LUYỆN THI LONG BIÊN – TÀI LIỆU ÔN THI ĐẠI HỌC https://www.facebook.com/doanthithanhhuong.1993 A. 50% thân xám, cánh dài: 50% thân đen, cánh ngắn. B. 75% thân xám, cánh dài: 25% thân đen, cánh ngắn. C. 50% thân xám, cánh ngắn: 50% thân đen, cánh dài. D. 75% thân xám, cánh ngắn: 25% thân đen, cánh dài. Đáp án : B Thí nghiệm của Moocgan nếu các gen liên kết hoàn toàn thì khi cho F1 giao phấn ta có sơ đồ lai: BV bv - Ptc Thân xám, cánh dài x đen, cụt BV bv F1 100% thân xám, cánh dài . BV BV F1 thân xám, cánh dài x thân xám, cánh dài bv bv GF1: BV; bv BV BV bv ( 3 thân xám, cánh dài: 1 thân đen, cánh cụt). F2: 1 : 2 :1 BV bv bv Câu 12: Phép lai thuận nghịch là: A. Phép lai theo 2 hướng, hướng này lấy dạng thứ nhất làm bố thì hướng kia lấy chính dạng đó làm mẹ. B. Phép lai trở lại khi con lai có kiểu hình trội với cá thể có kiểu hình lặn để xác định kiểu gen của cá thể trội. C. Phép lai trở lại khi con lai có kiểu hình lặn với cá thể có kiểu hình trội để xác định kiểu gen của cá thể trội. D. Phép lai giữa các cá thể F1 với nhau để xác định sự phân li của các tính trạng. Đáp án : A Phép lai thuận nghịch là 2 phép lai thay đổi vai trò làm bố làm mẹ cho nhau. Loại trừ các đáp án B. Phép lai trở lại khi con lai có kiểu hình trội với cá thể có kiểu hình lặn để xác định kiểu gen của cá thể trội và C. Phép lai trở lại khi con lai có kiểu hình lặn với cá thể có kiểu hình trội để xác định kiểu gen của cá thể trội vì cả 2 phép lai này đều là phép lai phân tích không phân biệt vai trò làm bố làm mẹ. Loại trừ đáo án D. Phép lai giữa các cá thể F1 với nhau để xác định sự phân li của các tính trạng vì các cá thể F1 có kiểu gen như nhau nên có vai trò như nhau không phân biệt vai trò làm bố làm mẹ. Đáp án A. Phép lai theo 2 hướng, hướng này lấy dạng thứ nhất làm bố thì hướng kia lấy chính dạng đó làm mẹ. Câu 13: Ở người, trên NST thường, gen A quy định thuận tay phải, gen a quy định thuận tay trái. Trên NST giới tính X, gen M quy định nhìn màu bình thường và gen m quy định mù màu. Đứa con nào sau đây không thể được sinh ra từ cặp bố mẹ AaXMXm x aaXMY? A. Con trai thuận tay phải, mù màu. B. Con gái thuận tay trái, nhìn màu bình thường. C. Con gái thuận tay phải, mù màu. D. Con trai thuận tay trái, nhìn màu bình thường. M m M Đáp án : C Xét bố mẹ AaX X x aaX Y, sinh những người con: A.Con trai thuận tay phải, mù màu có kiểu gen AXM từ mẹ và aY từ bố (hợp lý). B. Con gái thuận tay, nhìn màu bình thường có kiểu gen aaXMX- nhận aX- từ mẹ và aXM từ bố ( hợp lý). C.Con gái thuận tay phải, mù màu có kiểu gen A-XmXm nhận aXm từ mẹ và aXm từ bố (không hợp lí vì bố không chứa Xm). D.Con trai thuận tay trái, nhìn màu bình thường có kiểu gen aaXMY nhận aXM từ mẹ và aY từ bố (hợp lí ) Câu 14: Giống cây trồng X cho năng suất khi trồng ở Vĩnh Long là 9 tấn/ ha, ở Thanh Hóa là 5 tấn/ ha, ở Thái Bình là 7 tấn/ ha. Phát biểu nào sau đây là đúng: A. Năng suất của giống X phụ thuộc hoàn toàn vào môi trường. B. Tập hợp các kiểu hình về năng suất( 9 tấn/ ha, 5 tấn/ ha, 7 tấn/ ha...) gọi là mức phản ứng của KG quy định năng suất. C. Điệu kiện môi trường làm thay đổi KG của giống X. D. Điệu kiện môi trường tốt đã phá vỡ giới hạn về năng suất. Đáp án : B Trong mỗi quan hệ giữa gen, môi trường và tính trạng ta có: CÂU LẠC BỘ LUYỆN THI LONG BIÊN: SỐ 1 – NGÕ 12 – THẠCH BÀN – LONG BIÊN – HÀ NỘI SĐT: 0164.588.5193 – 0988.163.160 CÂU LẠC BỘ LUYỆN THI LONG BIÊN – TÀI LIỆU ÔN THI ĐẠI HỌC https://www.facebook.com/doanthithanhhuong.1993 Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Tập hợp các kiểu hình khác nhau của cùng một kiểu gen gọi là mức phản ứng. - Mức phản ứng do kiểu gen quy định có giới hạn nhất định, và di truyền được. - Mỗi tính trạng có một mức phản ứng riêng: tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng, tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp. Trong sản xuất nông nghiệp thì giống chính là kiểu gen có quy định giới hạn năng suất, còn năng suất là kiểu hình cụ thể đạt được của mỗi giống tương ứng với các môi trường khác nhau. Câu 15: Quy luật di truyền nào sau đây không phát hiện được khi dùng phép lai phân tích A. Hoán vi một bên. B. Hoán vị 2 bên. C. Phân li độc lập. D. Liên kết gen hoàn toàn. Đáp án : B Phép lai phân tích là phép lai giữa cơ thể có kiểu hình trội và cơ thể có kiểu hình lặn để kiểm tra kiểu gen của cơ thể trội. Vì cơ thể có kiểu hình lặn có kiểu gen đồng hợp lặn nên chỉ cho 1 loại giao tử mang toàn gen lặn. Nên kiểu hình, kiểu gen đời con như thế nào ta sẽ suy luận được giao tử của cơ thể trội như vậy từ đó xác định kiểu gen và hiện tượng di truyền chi phối tính trạng. Dùng phép lai phân tích ta không thể xác định được quy luật hoán vị gen 2 bên vì một bên đồng hợp lặn khi xảy ra hoán vị gen không có ý nghĩa về ab mặt di truyền (cơ thể có kiểu gen hoán vị hay không hoán vị thì giảm phân cũng chỉ cho 1 loại giao tử ab ab) Câu 16: Trong bảng sau là những thông tin về thường biến. Sự ghép nhóm nào là đúng? I.Ý chí của khái niệm II. Tính chất III.Ý nghĩa IV. Mức phản ứng a.giúp đỡ cư thể phản ứng linh hoạt về kiểu hình b. là những biến đổi đồng loạt c. không liên quan đến kiểu gen d. là những biến đội kiểu hình của một kiểu ge e. khả năng biến đổi của tính trạng f. không di truyền qua sinh sản g. giới hạn thường biến đổi của một kiểu gen h. giới hạn thường biến của một gen nào đó A. I: e, b ; II: f ; III: e ; IV: b, g. B. I: b ; II: d, e ; III: a ; IV: h. C. I: d ; II: b, f ; III: a ; IV: g. D. I: d ; II: b, c, f ; III: a ; IV: g, h. Đáp án : C Khi nói về thường biến ta có: * Thường biến là nhũng biến đổi về kiểu hình của cùng một kiểu gen phát sinh trong đời sống cá thể do ảnh hưởng của môi trường. - Đặc điểm: + Biến đổi đồng loạt có hướng xác định tương ứng với biến đổi của môi trường. + Biến đổi kiểu hình không biến đổi kiểu gen nên không di truyền. A. Vàng  nâu  đỏ  trắng. B. Nâu  vàng  đỏ  trắng. C. nâu  đỏ  vàng  trắng. D. Đỏ  nâu  vàng  trắng Đáp án : C Lôcút A nằm trên NST thường quy định tính trạng màu mắt có 4 alen. Tiến hành hai phép lai: Phép lai 1: mắt đỏ x mắt nâu  25% đỏ, 59% nâu, 25% vàng( tỉ lệ 1: 2: 1)  cả 2 bên P đều mang cặp tính gen dị hợp cho 2 loại giao tử, mặt khác xuất hiện tính trạng mới là mắt vàng, và kiểu hình mắt nâu chiếm tỉ lệ 2/4  thứ tự trội lặn là mắt nâu  mắt đỏ  mắt vàng. phép lai 2: vàng x vàng  75% vàng, 25% trắng( tỉ lệ 3:1  mắt vàng trội hoàn toàn so với mắt trắng. Vậy thứ tự trội lặn về màu sắc mắt là : nâu  đỏ  vàng  trắng. Câu 20: Hoán vị gen có vai trò: 1. Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp. 2.Tạo điều kiện cho các gen tốt tổ hợp lại với nhau. CÂU LẠC BỘ LUYỆN THI LONG BIÊN: SỐ 1 – NGÕ 12 – THẠCH BÀN – LONG BIÊN – HÀ NỘI SĐT: 0164.588.5193 – 0988.163.160 CÂU LẠC BỘ LUYỆN THI LONG BIÊN – TÀI LIỆU ÔN THI ĐẠI HỌC https://www.facebook.com/doanthithanhhuong.1993 3. Sử dụng để lập bản đồ di truyền. 4.Làm thay đổi cấu trúc NST. Phương án đúng: A. 1,2,4. B. 2,3,4. C. 1,2,3. D. 1,3,4. Đáp án : C Hoán vị gen là hiện tượng các gen trong cặp NST tương đồng đổi chỗ cho nhau trong quá trình di truyền; giúp các gen có thể tái tổ hợp lại với nhau làm xuất hiện biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống. Ngoài ra người ta còn đưa vào tần số hoán vị đề xác định khoảng cách di truyền tương đối giữa các gen trên NST từ đó thiết lập bản đồ di truyền của các loài. Câu 21: Ở ruồi giầm gen B quy định thân xám ;gen b quy định thân đen; gen V quy định cách dài; gen v quy định cánh cụt. Hai cặp gen trên nằm trên một cặp NST, khi đem lai ruồi giấm cái dị hợp về 2 cặp gen Câu 23: Điều nào sau đây là không đúng về qui luật hoán vị gen: A. Tần số hoán vị gen được tính bằng tỉ lệ phần trăm số cá thể có tái tổ hợp gen. B. Tần số hoán vị gen được tính bằng tỉ lệ phần trăm số cá thế có kiểu hình khác bố mẹ. C. Tần số hoán vị giữa 2 gen không bao giờ vượt quá 50%. D. Hai gen nằm càng gần nhau thì tần sổ trao đổi chéo càng thấp. Đáp án : B Tần số hoán vị gen được tính bằng tỉ lệ số cá thế có tái tổ hợp gen hoặc ti lệ các loại giao tử mang gen hoán vị. Trên NST các gen càng gần thì lực liên kết càng lớn nên càng khó hoán vị tần số hoán vị càng thấp. Tuy nhiên tần số hoán vị không vượt quá 50%. Hoán vị gen làm xuất hiện các biến dị tổ hợp tuy nhiên người ta không tính tần số hoán vị bằng kiểu hình khác bố mẹ. Câu 24: Đặc điểm nào không phải của thường biến? A. Xảy ra đồng loạt trong phạm vi một thứ, một nòi hay một loài B. Không là nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống C. Có thể di truyền được cho các thế hệ sau D. Là các biến dị định hướng Đáp án : C Thường biến là những biến đổi về kiểu hình của cùng một kiểu gen phát sinh trong đời sống cá thể do ảnh hưởng của môi trường. Thường biến có các đặc điểm sau: + Biến đổi đồng loạt có hướng xác định tương ứng với biến đổi của môi trường (có tính định hướng) + Biến đối kiểu hình không biến đổi kiểu gen nên không di truyền + Những cơ thể có kiểu gen giống nhau có phản ứng như nhau trong cùng điều kiện môi trường. Đặc điếm không phải của thường biến là di truyền được cho thế hệ sau. Câu 25: Trường hợp nào dưới đây di truyền được: A. Biến đổi màu sắc của cá trong môi trường nước B. Thường biến C. Mức phản ứng D. Thấy chanh người tiết nước bọt Đáp án : C Các trường hợp dưới đây có đặc điểm: A. Biến đổi màu sắc của cá trong môi trường nước là sự thay đổi kiểu hình của cùng 1 kiểu gen trong các môi trường khác nhau nên không di truyền được. B. Thường biến là sự thay đổi kiểu hình của cùng 1 kiểu gen trong các môi trường khác nhau nên không di truyền được. C. Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của cùng 1 kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau. Mức phản ứng do kiểu gen qui định nên di truyền được. D. Thấy chanh người tiết nước bọt là một phản xạ có điều kiện được hình thành do tập luyện không phải do kiểu gen qui định nên không di truyền được. Câu 26: Lôcut A nằm trên NST thường qui định tính trạng màu mắt có 4 alen. Tiến hành hai phép lai CÂU LẠC BỘ LUYỆN THI LONG BIÊN: SỐ 1 – NGÕ 12 – THẠCH BÀN – LONG BIÊN – HÀ NỘI SĐT: 0164.588.5193 – 0988.163.160 CÂU LẠC BỘ LUYỆN THI LONG BIÊN – TÀI LIỆU ÔN THI ĐẠI HỌC https://www.facebook.com/doanthithanhhuong.1993 Phép lai 1: mắt đỏ x mắt nâu -» 25% đỏ, 50% nâu, 25% vàng Phép lai 2- vàng x vàng -» 75% vàng, 25% trắng Thứ tự từ trội đển lặn là: A. Vàng -»nâu ->đỏ -»trắng B. Nâu -» vàng -»đỏ-» trắng, C. Nâu -» đỏ -» vàng -» trắng. D. Đỏ -»nâu -»vẳng -»trắng. Đáp án : C Lôcut A nằm trên NST thường qui định tính trạng màu mắt có 4 alen. Tiến hành hai phép lai Phép lai 1: mắt đỏ X mắt nâu -»25% đỏ, 50% nâu, 25% vàng (Tỉ lệ 1:2:1)=* cả 2 bên p đều mang cặp gen dị hợp cho 2 loại giao tử, mặt khác xúất hiện tính trạng mới là mắt vàng, và kiểu hình mắt nâu chiếm tỉ lệ 2/4 => thứ tự trội lặn là: mắt nâu -> mắt đỏ mắt vàng Phép lai 2: vàng X vàng ->75% vàng, 25% trắng (Tỉ lệ 3:1)=> mắt vàng trội hoàn toàn so với mắt trắng. Vậy thứ tự trội lặn về màu sắc mắt là : mắt nâu -» mắt đỏ -» mắt vàng -» mắt trắng. Câu 27: Điều nào sau đây là không đúng về quy luật hoán vị gen: A. Hai gen nằm càng gần nhau thì tần số trao đổi chéo càng thấp. B. Tần số hoán vị gen được tính bằng tỉ lệ phần trăm số cá thể có tái tổ hợp gen. C. Tần số hoán vị gen được tính bằng tỉ lệ phần trăm số cá thể có kiểu hình khác bố mẹ. D. Tần số hoán vị giữa 2 gen không bao giờ vượt quá 50%. Đáp án : C Tần số hoán vị gen được tính bằng tỉ lệ phần trăm số cá thể có tái tổ hợp gen Tần số hoán vị giữa 2 gen không bao giờ vượt quá 50% Hai gen nằm càng gần nhau thì tần số trao đổi chéo càng thấp. Câu 28: Tính xác suất để bố có nhóm máu A và mẹ có nhóm máu B sinh con gái có nhóm máu AB? A. 50% B. 12,5% C. 28,125% D. 24% Đáp án : C Bố có nhóm máu A có thể có kiểu gen lAIA hoặc IAI° Xác suất mỗi kiểu gen là 1/2. 1 1 1 3 Như vậy bố có thể tạo giao tử IA với xác suất    2 2 2 4 Mẹ có nhóm máu B có thể có kiểu gen IBIB hoặc IBI° Xác suất mỗi kiểu gen là 1/2. 1 1 1 3 Như vậy mẹ có thế tạo giao tử IB với xác suất    2 2 2 4 Vậy họ có thể sinh con gái có nhóm máu AB (IAIB)với xác suất: 3 3 1 9 (hay 28,125%)    4 4 2 32 Câu 29: Tỉ lệ kiểu hình trong di truyền liên kết giống phân li độc lập trong trường hợp nào? A. 2 gen qui định 2 tính trạng nằm cách nhau 50cM và tái tổ hợp gen cả hai bên B. 2 gen qui định 2 tính trạng nằm cách nhau không nhỏ hơn 50cM và tái tổ hợp gen 1 bên C. 2 gen qui định 2 tính trạng nằm cách nhau 40cM và tái tổ hợp gen cả hai bên D. 2 gen qui định 2 tính trạng nằm cách nhau 25cM và tái tổ hợp gen 1 bên Đáp án : A Trong trường hợp phân li độc lập cơ thể tạo các loại giao tử có tỉ lệ như nhau và đồng đều ở 2 giới, nên tỉ lệ kiểu hình trong di truyền liên kết giổng phân li độc lập trong trường hợp A. 2 gen qui định 2 tính trạng nằm cách nhau 50cM (tức là xảy ra hoán vị với tần số 50% khi đó các loại giao tử hoán vị và liên kết được tạo ra với tỉ lệ như nhau) và tái tổ hợp gen cả hai bên (tức là các giao tử ờ 2 giới bằng nhau). Câu 30: Tế bào ban đầu có 3 cặp NST tương đồng kí hiệu là AaBbDd tham gia nguyên phân. Giả sử 1 NST của cặp Aa và một NST của cặp Bb không phân li. Có thể gặp các tế bào con có thành phần NST là: A. AAaaBBDd và AaBBbDd hoặc AAabDd và aBBbDd B. AaBbDd và AAaBbbdd hoặc AAaBBbDd và abDd C. AaBBbbd và abDd hoặc AAabDd và AaBbbDd D. AAaBBbDd và abDd hoặc AAabDd và aBBbDd CÂU LẠC BỘ LUYỆN THI LONG BIÊN: SỐ 1 – NGÕ 12 – THẠCH BÀN – LONG BIÊN – HÀ NỘI SĐT: 0164.588.5193 – 0988.163.160 CÂU LẠC BỘ LUYỆN THI LONG BIÊN – TÀI LIỆU ÔN THI ĐẠI HỌC https://www.facebook.com/doanthithanhhuong.1993 Đáp án : D Tế bào ban đầu có 3 cặp nhiễm sắc thế tưo-ng đồng kí hiệu là AaBbDd tham gia nguyên phân trải qua các giai đoạn là: Kì trung gian: Vào pha S NST nhân đôi thành NST kép có dạng AAaaBBbbDDdd. Kì đầu, kì giữa: NST co xoắn, sắp xếp trên thoi tơ vô sắc. Kì sau: Các NST kép tách thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tê bào thành 2 nhóm AaBbDd. Giả sử một NST của cặp Aa và một NST của cặp Bb không phân li (Giả sử AA và BB không phân li) thì 2 nhóm NST sẽ là AAaBBbDd và abDd hoặc AAabDd và aBBbDd. Tương tự nếu AA và bb hoặc aa và BB hoặc aa và bb không phan li sẽ tạo 2 nhóm NST khác nhau. Kì cuối: tạo thành 2 tế bào có NST khác nhau. Giả sử AA và BB không phân li thì 2 tế bào mang NST là AAaBBbDd và abDd hoặc AAabDd và aBBbDd. Câu 31: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe x AaBbDdEe cho đời con có kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ: A. 7/128 B. 27/256 C. 9/128 D. 27/64 Đáp án : D Xét riêng từng cặp gen qui định các cặp tính trạng là: Đời P Tỉ lệ kiểu gen Tỉ lệ kiểu hình Aa X Aa 1/4 AA: 1/2 Aa: 1/4 aa 3/4 trội A-: 1/1- lặn aa Bb X Bb 1/4 BB: 1/2 Bb: 1/4 bb 3/4 trội B-: 1/4 lặn bb Dd X Dd .1/4 DD: 1/2 Dd: 1/4 dd 3/4 trội D-: 1/4 lặn dd Ee X Ee 1/4 EE: 1/2 Ee: 1/4 ee 3/4 trội E-: 1/4 lặn ee Đời con có kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trang lặn chiếm tỉ lệ: C34 . (3/4)3 . 1/4 = 27/64 Câu 32: Những quá trình nào sau đây không tạo ra được biến dị di truyền? A. Cấy truyền phôi và nhân bản vô tính động vật. B. Chuyến gen từ tế bào thực vật vào tế bào vi khuẩn. C. Cho lai hữu tính giữa các cá thể có kiểu gen khác nhau. D. Dung hợp tế bào trần, nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa. Đáp án : A Biến dị di truyền là những biến dị phát sinh do sự thav đối vật chất di truyền của sinh vật; vì có sự thay đổi vật chất di truyền nên nó có thể di truyền được cho đời sau. Xét các đáp án: A. Cấy truyền phôi và nhân bàn vô tính động vật. Đây là các phương pháp nhân giống làm tăng số lượng cá thể nhưng không làm thay đổi hệ gen của sinh vật. B. Chuyến gen từ tế bào thực vật vào tế bào vi khuẩn. Tạo ra các giống sinh vật mới vi khuẩn mang gen của thực vật, tức là hệ gen của vi khuấn đã bị thay đối. C. Cho lai hữu tính giữa các cá thể có kiểu gen khác nhau. Tạo ra các tổ hợp gen mới làm xuất hiện biến dị tổ hợp. D. Dung hợp tế bào trần tạo ra tế bào lai mang hệ gen của cả 2 tế bào ban đầu, nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa tạo được cơ thể có kiểu gan đồng hợp về tẩt cả các cặp gen. CÂU LẠC BỘ LUYỆN THI LONG BIÊN: SỐ 1 – NGÕ 12 – THẠCH BÀN – LONG BIÊN – HÀ NỘI SĐT: 0164.588.5193 – 0988.163.160 CÂU LẠC BỘ LUYỆN THI LONG BIÊN – TÀI LIỆU ÔN THI ĐẠI HỌC https://www.facebook.com/doanthithanhhuong.1993 Câu 33: Có thể phát hiện gen trên nhiễm sắc thể thường, gen trên nhiễm sắc thể giới tính và gen trong tế bào chất bằng phép lai nào sau đây? A. Lai thuận nghịch B. Lai phân tích C. Tự thụ phấn ở thực vật D. Giao phối cận huyết ở động vật Đáp án : A Có thế phát hiện gen trên nhiễm sắc thể thường, gen trên nhiễm sắc thế giới tính và gen trong tế bào chất bằng phép lai thuận nghịch: - Nếu kết qdả phép lai thuận nghịch giống nhau thì gen nằm trên NST thường. - Nếu kết quà phép lai thuận nghịch khác nhau, tính trạng biểu hiện ờ 2 giới khác nhau thì gen nằm trên NST giới tính. - Nếu kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau, đời con có kiểu hình giống mẹ thì gen nằm trong tế bào chất. Câu 34: Phép lai thuận nghịch là A. Phép lai theo hai hướng, hướng này lấy dạng thứ nhất làm bổ, thì hướng kia lấy chính dạng đó làm mẹ B. Phép lai trờ lại của con lai có kiểu hình trội với cá thể có kiếu hình lặn đế xác định kiểu gen của cá thể trội C. Phép lai trở lại của con lai có kiếu hình lặn với cá thế có kiểu hình trội để xác định kiểu gen của cá thể trội. D. Phép lai giữa các cá thể Fi với nhau để xác định sự phân li của cấc tính trạng Đáp án : A Câu 35: Hiện tượng làm cho vị trí gen trên nhiễm sắc thể có thể thay đổi là A. Nhân đôi nhiễm sắc thể B. Phân li nhiễm sắc thể C. Co xoắn nhiễm sắc thể D. Trao đổi chéo nhiễm sắc thể Đáp án : D Hiện tượng làm cho vị trí gen trên nhiễm sắc thể có thể thay đổi là D. trao dổi chéo nhiễm sắc thế làm cho các gen alen trên 2 crômatit đổi chỗ cho nhau. Loại trừ các đáp án: A. nhân đôi nhiễm sắc thể tạo thành NST kép gồm 2 crômatit giống nhau nên có trình tự các gen giống nhau không đổi. B. phân li nhiễm sắc thể là hoạt động các NST tách nhau ra phân li về 2 cực của tế bào không ảnh hưởng đến vị trí các gen trên NST. c. co xoắn nhiễm sắc thể là NST cuộn xoắn lại giúp rút gọn chiều dài và tăng độ bền cùa cíu trúc NST, hoạt động này cũng không ảnh hưởng đến vị trí các gen trên NST. Câu 36: Gen đột biến sau đây luôn biếu hiện kiểu hình kể cả khi ở trạng thái dị hợp là: A. Gen qui định bệnh bạch tạng B. Gen qui định bệnh mù màu C. Gen qui định máu khó đông. D. Gen qui định bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm. Đáp án : D Gen đột biến sau đây luôn biểu hiện kiểu hình kể cả khi ỏ- trạng thái dị hợp là D. gen qui định bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm là gen trội HbS nên luôn biếu hiện thành kiểu hình; ờ trạng thái dị họp HbSHbs là thể thiếu máu nhẹ; còn dạng đông hợp HbSHbS là thể thiếu máu nặng. Loại trừ các đáp án: A. gen qui định bệnh bạch tạng,thành cặp alen nên gen lặn chỉ được biểu hiện thành kiểu hình khi tồn tại ở trạng thái đồng hợp lặn aa (có cả 2 gen lặn mới biểu hiện thành kiểu hình). Nên gen đột biến lặn trên NST X của người lại dễ được phát hiện hơn so với gen đột biến lặn nằm trên NST thường. Câu 42: Điều khác nhau giữa quy luật liên kết gen với hoán vị gen được biểu hiện ở: A. Tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình của F1 B. Tỉ lệ giao tử và số kiểu tổ hợp giao tử của F1 C. Sự xuất hiện biến dị tổ hợp cũng như tỉ lệ phân li kiểu gen và phân li kiểu hình ở F2 D. Câu B và C đúng. CÂU LẠC BỘ LUYỆN THI LONG BIÊN: SỐ 1 – NGÕ 12 – THẠCH BÀN – LONG BIÊN – HÀ NỘI SĐT: 0164.588.5193 – 0988.163.160 CÂU LẠC BỘ LUYỆN THI LONG BIÊN – TÀI LIỆU ÔN THI ĐẠI HỌC https://www.facebook.com/doanthithanhhuong.1993 Đáp án : D Câu 43: Khi xét 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng trội hoàn toàn, điểm khác nhau giữa quy luật phân li độc lập và hoán vị gen thể hiện ở: I. Tỉ lệ giao tử của F1 II. Số kiểu hình xuất hiện ở F2 III. Tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình ở F2 IV. Số kiểu tổ hợp giao tử giữa F1 V. Số biến dị tổ hợp xuất hiện ở F2 Phương án đúng là: A. I. B. I, II. C. I, III. D. I, III, IV. Đáp án : C Câu 44: Khi xét 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng trội hoàn toàn, điểm giống nhau giữa quy luật phân li độc lập và hoán vị gen là: I. F1 đều dị hợp 2 cặp gen, đồng tính về kiểu hình và F2 đều có sự phân li kiểu hình. II. F1 đều tạo 4 kiểu giao tử, F2 đều xuất hiện 16 kiểu tổ hợp giao tử. III. F2 đều có 9 kiểu gen và có 4 kiểu hình. IV. F2 đều xuất hiện các biến dị tổ hợp. Phương án đúng là: A. I, II. B. II, IV. C. I, II, IV. D. I, II, III, IV. Đáp án : C Câu 45: Lai phân tích là 1 trong các phương pháp phát hiện quy luật di truyền hoán vị gen vì A. Kết quả FB hoàn toàn phụ thuộc vào tỉ lệ giao tử của đối tượng đem lai. B. Sự xuất hiện các kiểu hình với tỉ lệ không bằng nhau ở FB C. Kết quả lai phân tích luôn luôn xuất hiện các kiểu hình ở FB với tỉ lệ không bằng nhau. D. Câu A và B đúng. Đáp án : D Câu 46: Tần số hoán vị gen nhỏ hơn 50% vì: A. Xu hướng liên kết gen thường xuyên xảy ra hơn hoán vị gen. B. Không phải bất cứ tế bào nào khi giảm phân cũng đều xảy ra hoán vị gen. C. Loại tế bào phát sinh giao tử hoán vị cũng tạo giao tử liên kết. D. Câu A, B và C đúng. Đáp án : D Câu 47: Tần số hoán vị gen là: A. Tổng phần trăm số tế bào xảy ra hoán vị gen tính trên tổng số tế bào tham gia quá trình giảm phân. B. Tỉ lệ giữa số kiểu giao tử hoán vị với số kiểu giao tử liên kết. C. Tổng phần trăm các loại giao tử hoán vị tính trên tổng số giao tử được sinh ra. D. Tổng phần trăm số giao tử cái hoán vị tính trên tổng số giao tử cái được sinh ra. Đáp án : C Câu 48: Nội dung nào sau đây sai? I. Tần số hoán vị gen là tổng phần trăm các loại giao tử hoán vị. II. Dấu hiệu hoán vị gen biểu hiện ở kết quả lai phân tích khi kiểu gen của cá thể đem lai có ít nhất 1 cặp gen dị hợp. III. Tần số hoán vị gen càng lớn khi khoảng cách giữa các gen trên NST càng xa. IV. Hoán vị gen làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp, cung cấp nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa. V. Ở loài ruồi giấm, hoán vị gen chỉ xảy ra ở ruồi giấm cái, không xảy ra ở ruồi giấm đực còn ở bướm tằm thì ngược lại. Phương án đúng là: A. I. B. II. C. II, V. D. I, II. CÂU LẠC BỘ LUYỆN THI LONG BIÊN: SỐ 1 – NGÕ 12 – THẠCH BÀN – LONG BIÊN – HÀ NỘI SĐT: 0164.588.5193 – 0988.163.160 CÂU LẠC BỘ LUYỆN THI LONG BIÊN – TÀI LIỆU ÔN THI ĐẠI HỌC https://www.facebook.com/doanthithanhhuong.1993 Đáp án : B Dấu hiệu hoán vị gen biểu hiện ở kết quả lai phân tích khi kiểu gen của cá thể đem lai có ít nhất 2 cặp gen dị hợp. Câu 49: Cơ sở tế bào học của hoán vị gen là: A. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 crômatit của cặp NST tương đồng ở kì trước I giảm phân. B. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của 2 cặp NST đồng dạng. C. Sự tiếp hợp theo chiều dọc của 2 crômatit của cặp NST tương đồng ở thể kép khi giảm phân. D. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 crômatit của 1 NST kép xảy ra vào kì trước I giảm phân. Đáp án : A Câu 50: Hoán vị gen là gì? A. Trường hợp hai gen cùng lôcut đổi chỗ cho nhau. B. Trường hợp hai alen cùng cặp đổi chỗ trên cặp NST tương đồng khi xảy ra trao đổi đoạn NST. C. Trường hợp hai cặp alen đổi chỗ trên các cặp NST tương đồng. D. Trường hợp các gen trên cùng 1 NST đổi chỗ cho nhau khi giảm phân tạo giao tử. Đáp án : B Hai alen cùng cặp đổi chỗ trên cặp tương đồng. Câu 51: Để phát hiện quy luật hoán vị gen, Moocgan tiến hành (A) và thu được kết quả (B). (A) và (B) lần lượt là: A. Lai phân tích ruồi giấm đực F1; 50% thân xám, cánh dài : 50% thân đen, cánh cụt. B. Lai giữa bố mẹ đều thuần chủng thân xám, cánh dài với thân đen, cánh cụt; 100% thân xám, cánh dài. C. Lai phân tích ruồi giấm cái F1; 41% thân xám, cánh dài : 41% thân đen, cánh cụt : 9% thân xám, cánh cụt : 9% thân đen, cánh dài. D. Lai phân tích ruồi giấm cái F1; 50% thân xám, cánh dài : 50% thân đen, cánh cụt. Đáp án : C Lai phân tích ruồi giấm cái F1 , FB xuất hiện tỉ lệ 0,41 : 0,41 : 0,9 : 0,9. Câu 52: Cá thể có kiểu gen nào không tạo được giao tử ab ? aB Ab AB AB AB Ab aB Ab A. B. C. D. va va va va . . . aB ab Ab ab aB aB ab ab Đáp án : A Câu 53: Cho P thuần chủng khác nhau 2 cặp gen, quy định hai cặp tính trạng trội lặn hoàn toàn. Điêrm khác nhau giữa định luật phân li độc lập với liên kết gen là: I. Tỉ lệ phân li kiểu hình của F1 II. Tỉ lệ phân li kiểu hìnhvà phân li kiểu gen của F2 III. Tỉ lệ phân li kiểu hình đối với mỗi cặp tính trạng ở đời F2 IV. Sự xuất hiện các biến dị tổ hợp nhiều hay ít. Phương án đúng là: A. II. B. II và III. C. II và IV. D. I, III và IV. Đáp án : C Câu 54: Điều nào sau đây không đúng đói với quy luật liên kết gen? I. Các gen cùng nằm trên 1 NST đều phải liên kết gen hoàn toàn. II. Liên kết gen xảy ra phổ biến còn hoán vị gen đôi lúc mới xảy ra. III. Nhờ liên kết gen đã tạo ra nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình chọn lọc giống và tiến hóa. Trong trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng trội, lặn hoàn toàn kết quả phân li kiểu hình của phép lai (Aa, Bb) x (Aa, Bb) có điểm nào giống nhau giữa 3 quy luật phân li dộc lập, liên kết gen và hoán vị gen? A. % (A-bb) = %(aaB-). B. % (A-bb) + % (aabb) = 25%. C. % (aaB ) + % (aabb) = 25%. D. Các câu A, B, C đều đúng. Đáp án : D Trong điều kiện của đề, tỉ lệ kiểu hình của phép lai P: (AaBb) X (Aa, Bb) Trong cả ba quy luật phân li độc lập, liên kết gen và hoán vị gen đều là: CÂU LẠC BỘ LUYỆN THI LONG BIÊN: SỐ 1 – NGÕ 12 – THẠCH BÀN – LONG BIÊN – HÀ NỘI SĐT: 0164.588.5193 – 0988.163.160 CÂU LẠC BỘ LUYỆN THI LONG BIÊN – TÀI LIỆU ÔN THI ĐẠI HỌC https://www.facebook.com/doanthithanhhuong.1993 %(A-bb) = %(aaB-) %(A-bb) + %(aabb) = 25% %(aaB-) + %(aabb) = 25%. Câu 60: Thường biến có giá trị thích nghi: A. Sinh thái. B. Địa lí. C. Kiểu gen. D. Kiểu hình. Đáp án : D Câu 61: Sự biến đổi hình dạng lá và thân cây Mao Lương nước theo môi trường được gọi là: A. Đột biến gen. B. Đột biến nhiễm sắc thể. C. Thường biến. D. Biến dị tổ hợp. Đáp án : C Câu 62: Sự phản ứng của cùng một kiểu gen thành những kiểu hình khác nhau trước sự thay đổi của môi trường được gọi là: A. Thích nghi môi trường. B. Thích nghi sinh thái. C. Thích nghi kiểu gen. D. Thích nghi thụ động. Đáp án : B Câu 63: Điều nào sau đây đủng khi nghiên cứu thường biến về số lượng? I. Biến số (v) được ghi trên trục hoành tương ứng với tần số (p) được ghi trên trục tung khi vẽ đồ thị. n II. Đường biểu diễn có hình chuông úp tương tự đường biểu diễn của nhị thức Newtơn  a  b  III.Trị sô trung binh về tình trạng nghiên cứu được xác định bằng biểu thức:  vp m= n (m: trị sổ trung bình; V là biến số; p là tần số; n là số cá thể được nghiên cứu). IV. Các biên sổ càng xa trị số trung bình càng có tần số cao. Phương án đúng là: A. I, II. B. I, II và IV. C. I, II và III. D. II và III. Đáp án : C Câu 64: Nội dung nào sau đây không đúng? A. Bố mẹ không di truyền cho con các tính trạng có sẵn mà chỉ truyền một kiểu gen. B. Kiểu gen quy định giới hạn của thường biến. C. Giới hạn của thường biến phụ thuộc vào môi trường. D. Môi trường sẽ quy định kiểu hình cụ thể trong giới hạn cho phép của kiểu gen. Đáp án : C Câu 65: Khi đề cập đến mức phản ứng, điều nào sau đây không đúng? A. Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau. B. Mức phản ứng của tính trạng do kiểu gen quy định. C. Năng suất của vật nuôi, cây trồng phụ thuộc chủ yếu vào mức phản ứng, ít phụ thuộc môi trường. D. Các tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng, các tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp. Đáp án : C Câu 66: Nguyên nhân chủ yếu nào đã dẫn đến xuất hiện đột biến về số lượng NST' CÂU LẠC BỘ LUYỆN THI LONG BIÊN: SỐ 1 – NGÕ 12 – THẠCH BÀN – LONG BIÊN – HÀ NỘI SĐT: 0164.588.5193 – 0988.163.160 CÂU LẠC BỘ LUYỆN THI LONG BIÊN – TÀI LIỆU ÔN THI ĐẠI HỌC https://www.facebook.com/doanthithanhhuong.1993 A. Do sự phá hủy thoi vô sắc trong phân bào. B. Do tế bào già nên có một số cặp NST không phân li trong quá trình phân bào giảm nhiễm. C. Do rối loạn cơ chế phân li NST ở kì sau của quá trình phân bào. D. Do NST nhân đôi không bình thường. Đáp án : C Mọi đột biến số lượng NST đều liên quan đến sự phân li bất thường của NST ở kì sau quá trình phân bào Câu 67: Hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập có đặc điểm chung là A. Các gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. B. Các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do. C. Các gen phân li và tổ hợp cùng nhau trong giảm phân và thụ tinh. D. Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp. Đáp án : D Hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập có đặc điểm chung là đều làm xuất hiện các biến dị tổ hợp Các NST trong cặp tương đồng thì phân li độc lập và tổ hợp tự do nhưng các gen chưa chắc phân li độc lập và tổ hợp tự do Hiện tượng phân li độc lập, các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau Hiện tượng liên kết và hoán vị gen, các gen phân li và tổ hợp cùng nhau trong giảm phân và thụ tinh Câu 68: Các gen không alen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng thì di truyền theo định luật nào sau đây? A. Di truyền độc lập. B. Tương tác gen. C. Di truyền thẳng. D. Liên kết và hoán vị gen. Đáp án : D Các gen không alen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng thì di truyền theo quy luật liên kết và hoán vị gen Câu 69: Ở động vật, để nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó cần tạo ra các cá thể A. Có cùng kiểu gen. B. Có kiểu hình khác nhau. C. Có kiểu hình giống nhau. D. Có kiểu gen khác nhau. Đáp án : A Để nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó người ta cần tạo ra các cá thể có cùng kiểu gen. Câu 70: Thường biến xuất hiện do nguyên nhân nào? A. Do điều kiện môi trường thay đổi. B. Do tác động các nhân tố hóa học như EMS, consixin làm thay đổi cấu trúc của ADN. C. Do sự trao đổi đoạn của NST. D. Do các tia phóng xạ, tia tử ngoại làm đứt gãy NST. Đáp án : A Thường biến xuất hiện do điều kiện của môi trường thay đổi. Câu 71: Các biến dị nào sau đây không là thường biến? I. Lá rụng vào mùa thu mỗi năm. II. Da người, sạm đen khi ra nắng. III. Người di, cư lên vùng cao nguyên có số lượng hồng cầu tăng. IV. Sự xuất hiện bệnh loạn sắc ở người. V. Cùng một giống nhưng trong điều kiện chăm sóc tốt, lợn tănq trọng nhanh hơn những cá thể ít được chăm sóc. A. I. B. IV. C. I và IV. D. IV và V. Đáp án : B Câu 72: Thường biến là: A. Những biến đổi kiểu gen do tác động của môi trường. B. Những biến đổi ở kiểu hình do sự thay đổi của kiểu gen. C. Những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trinh phát triển cá thế dưới ảnh hưởng của môi trường. D. Những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, xuất hiện ở thế hệ sau do tác động của môi trường. Đáp án : C+ Thường biến là những biến đối kiểu hình của cùng một kiểu gen. phát sinh trong quá trình phát triển của cá thể, do tác động trực tiếp của điều kiện môi trường. Câu 73: Điều nào sau đây không đúng đốì với biến dị tổ hợp? A. Đó là các biến dị do tổ hợp lại các tính trạng có sẵn ở bố mẹ. CÂU LẠC BỘ LUYỆN THI LONG BIÊN: SỐ 1 – NGÕ 12 – THẠCH BÀN – LONG BIÊN – HÀ NỘI SĐT: 0164.588.5193 – 0988.163.160 CÂU LẠC BỘ LUYỆN THI LONG BIÊN – TÀI LIỆU ÔN THI ĐẠI HỌC https://www.facebook.com/doanthithanhhuong.1993 B. Có thế biếu hiện hoàn toàn khác với bố mẹ. C. Là những hiến dị không làm biến đổi vật chất di truyền nên không di truyền cho thế hệ sau. D. Là những biến đổi không xuất hiện trong quá trình phát triển của cá thể. Đáp án : C Câu 74: Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, nhận định nào sau đây không đúng? A. Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. B. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. C. Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền đạt một kiểu gen. D. Kiểu hình của cơ thể chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà không phụ thuộc vào môi trường. Đáp án : D Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường (mức phản ứng) Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền đạt một kiểu gen Câu 75: Khi nói về mức phản ứng, nhận định nào sau đây không đúng? A. Các giống khác nhau có mức phản ứng khác nhau. B. Tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng. C. Tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp. D. Mức phản ứng không do kiểu gen quy định. Đáp án : D Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của cùng 1 kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau. Mức phản ứng do kiểu gen quy định, di truyền được Tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng, tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp Câu 76: Ở thực vật, do thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau nên lá của những loài thuộc nhóm cây ưa bóng có đặc điểm về hình thái là: A. Phiến lá mỏng, lá có màu xanh đậm. B. Phiến lá dày, lá có màu xanh đậm. C. Phiến lá mỏng, lá có màu xanh nhạt. D. Phiến lá dày, lá có màu xanh nhạt. Đáp án : A Lá của những loài thuộc nhóm cây ưa bóng có đặc điểm về hình thái là phiến lá mỏng, ít hoặc không có lớp tế bào mô giậu. Lá có màu xanh đậm, thường nằm ngang, lục lạp có kích thước lớn Đáp án : D Một trong các đặc điểm của thường biến là các cá thể bị biến đổi kiểu hình mang tính đồng loạt và theo hướng xác định, tương ứng với môi trường. Câu 84: Cho các bước sau: (1) Tạo ra các cây có cùng một kiểu gen. (2) Tập hợp các kiểu hình thu được từ những cây có cùng kiểu gen. (3) Trồng các cây có cùng kiểu gen trong những điều kiện môi trường khác nhau. Để xác định được mức phản ứng của một kiểu gen ở thực vật cần tiến hành các bước lần lượt như sau: A. (2) → (1) → (3). B. (1) → (3) → (2). C. (1) → (2) → (3). D. (3) → (1) → (2). Đáp án : B Các bước tiến hành để xác định mức phản ứng của một kiểu gen ở thực vật lần lượt là: Tạo các cây có cùng một kiểu gen. Trồng các cây có cùng một kiểu gen trong những điều kiện môi trường khác nhau. Tập hợp kiểu hình từ những cây có cùng kiểu gen phát triển trong môi trường tương ứng với kiểu gen đó, sau đó so sánh giữa các kiểu hình. CÂU LẠC BỘ LUYỆN THI LONG BIÊN: SỐ 1 – NGÕ 12 – THẠCH BÀN – LONG BIÊN – HÀ NỘI SĐT: 0164.588.5193 – 0988.163.160
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan