Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ 8 phương pháp đột phá dạy từ vựng tiếng anh...

Tài liệu 8 phương pháp đột phá dạy từ vựng tiếng anh

.PDF
33
244
123

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp Sở Chúng tôi ghi tên dưới đây: TT Họ và tên Ngày tháng Nơi công tác Chức vụ năm sinh Trình Tỷ lệ (%) độ đóng góp chuyên vào việc môn tạo ra sáng kiến 1 Nguyễn Thu Hà 03/11/1983 THPT Bình Minh Giáo viên Đại học 40 2 Phạm Thị Thanh 20/10/1994 THPT Bình Minh Giáo viên Đại học 30 Giáo viên Thạc sĩ 30 Thảo 3 Phạm Thị Hồng 05/08/1980 THPT Bình Minh 1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “8 phương pháp đột phá dạy từ vựng Tiếng Anh” Lĩnh vực áp dụng: Tiếng Anh 2. Nội dung 2.1. Giải pháp cũ thường làm Trong thực tế, các hoạt động dạy và học từ vựng tiếng Anh chủ yếu vẫn theo phương pháp truyền thống, tức là phương pháp ngữ pháp - dịch. Với phương pháp này, người học được rèn luyện chủ yếu về ngữ pháp và tiếp thu một lượng từ vựng một cách đơn lẻ. 1 Bên cạnh những ưu điểm, phương pháp truyền thống cũng tồn tại một số nhược điểm. Người học gặp khó khăn trong giao tiếp. Người thầy vẫn đóng vai trò trung tâm, làm chủ mọi hoạt động dạy học. Học sinh đóng vai trò thứ yếu, chủ yếu là nghe – chép. Giáo viên cung cấp cho học sinh một danh sách các từ đơn lẻ. Sau đó, người học ghi chép tiếp nhận thông tin một cách rời rạc và thường ghi nhớ các bản dịch trong tiếng mẹ đẻ. Khi nói hoặc viết tiếng Anh, người học thường có khuynh hướng nghĩ đến từ đó bằng tiếng mẹ đẻ, sau đó cố gắng nhớ lại bản dịch trong đầu bằng tiếng Anh. Đôi khi học sinh kết hợp các cụm từ một cách máy móc, không tự nhiên. Điều này dẫn đến việc học sinh sử dụng từ vựng không đúng ngữ cảnh và làm giảm dần hiệu quả giao tiếp. Hơn nữa, đa số học sinh cảm thấy việc học từ vựng tiếng Anh khá nhàm chán và khó nhớ. Học sinh có thể học thuộc từ đó rồi, nhưng vì không sử dụng thường xuyên nên rất dễ bị quên từ. Với phương pháp dạy truyền thống do giáo viên không áp dụng đa dạng các hình thức dạy học, học sinh sẽ không có hứng thú và động lực để học từ vựng. 2.2. Giải pháp mới cải tiến * Xây dựng cơ sở lý luận - Tìm hiểu về mặt lý luận chương trình dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng các kĩ năng sử dụng tiếng Anh trong quá trình giáo dục toàn diện cho học sinh ở trường THPT. - Phân tích kế hoạch giáo dục của nhà trường, kế hoạch giáo dục của môn học tiếng Anh để từ đó xây dựng phương pháp dạy từ vựng một cách có hiệu quả. * Xây dụng và triển khai thực hiện giải pháp Giải pháp 1: Học theo cụm từ- không học từ đơn lẻ 2 Theo tác giả A.J Huge của cuốn sách Effortless English, giáo viên không dạy học sinh các từ vựng đơn lẻ, rời rạc. Thay vào đó, người học sẽ được cung cấp nhóm từ vựng thường đi kèm với nhau, được chấp nhận và sử dụng hàng ngày bởi người bản ngữ ở dưới dạng các cụm từ (phrases), kết hợp từ (collocation), hoặc các thành ngữ (idioms). (Nội dung cụ thể mô tả chi tiết trong bảng minh họa tính mới, tính sáng tạo, tính ưu việt của giải pháp mới so với giải pháp cũ ở phần phụ lục) Giải pháp 2: Nghe và Trả lời các câu hỏi lựa chọn ngắn (Listen- Answer Questions) Để kiểm tra học sinh về các cụm từ các em đã được học ở bài trước, giáo viên tiến hành đặt câu hỏi với dạng lựa chọn là A hoặc B. Rất đơn giản, nhiệm vụ của học sinh là lắng nghe kĩ câu hỏi và nói to lựa chọn của mình (là A hoặc B). Ngoài ra, giáo viên cũng có thể áp dụng giải pháp này vào dạng bài tập học sinh nghe điền từ vào đoạn văn hoặc đoạn hội thoại tiếng Anh còn thiếu. (Nội dung cụ thể mô tả chi tiết trong bảng minh họa tính mới, tính sáng tạo, tính ưu việt của giải pháp mới so với giải pháp cũ ở phần phụ lục) Giải pháp 3: Học từ vựng tiếng Anh theo phương pháp của người Do Thái Người Do Thái có một phương pháp học ngoại ngữ vô cùng độc đáo, đó là ở mỗi cộng đồng, người ta đều phát minh ra một ngôn ngữ mới có sự kết hợp giữa tiếng Do Thái thiêng liêng và tiếng địa phương nơi đó. Họ hòa trộn tiếng địa phương với những từ tiếng Do Thái để giữ ngọn lửa của tiếng Do Thái rực cháy mãi. Áp dụng phương pháp trên, giáo viên chuẩn bị một đoạn văn xen lẫn tiếng Việt (tiếng mẹ đẻ) và tiếng Anh (ngôn ngữ muốn học) theo chủ đề bất kỳ, sau đó 3 người học sẽ đọc to, rõ ràng nội dung đoạn văn bằng tiếng Anh nếu gặp từ tiếng Việt. Ngược lại, nếu họ gặp từ tiếng Anh, họ đọc to cụm từ bằng tiếng Việt. Như vậy, khả năng giao tiếp với ngôn ngữ mới sẽ được hình thành rất nhanh và dễ hiểu. Rồi họ nâng dần mật độ sử dụng tiếng Việt trong câu đó lên nhiều hơn. (Nội dung cụ thể mô tả chi tiết trong bảng minh họa tính mới, tính sáng tạo, tính ưu việt của giải pháp mới so với giải pháp cũ ở phần phụ lục) Giải pháp 4: Đoán cụm từ có nghĩa tương đương - Với học sinh khá, giỏi, giáo viên cung cấp cho học sinh một danh sách các cụm từ tiếng Việt và yêu cầu các em ngồi tại chỗ học thuộc các cụm từ này trong vòng 02 phút. Giáo viên kiểm tra khả năng ghi nhớ của các em. Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh mở sách giáo khoa hoặc các tài liệu có liên quan để tìm các cụm từ tiếng Anh có nghĩa tương đương. Cuối cùng, giáo viên chỉ tập trung dạy học sinh cách phát âm, cách sử dụng các cụm từ tiếng Anh đó. - Với học sinh trung bình, yếu, giáo viên cho học sinh làm bài tập ghép nghĩa tương đương. Giáo viên làm phiếu học tập có 2 cột (cột A ghi các cụm từ tiếng Việt và cột B ghi các cụm từ tiếng Anh có nghĩa tương đương). Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh ghép. Lưu ý, giáo viên chỉ nên cung cấp 5-6 cụm từ. (Nội dung cụ thể mô tả chi tiết trong bảng minh họa tính mới, tính sáng tạo, tính ưu việt của giải pháp mới so với giải pháp cũ ở phần phụ lục) Giải pháp 5: Học tiếng Anh theo phương pháp tráo thẻ Glendoman Giáo viên tráo nhanh các tấm thẻ có chứa các cụm từ tiếng Anh hoặc tiếng Việt để kiểm tra khả năng ghi nhớ từ và phản xạ của học sinh. Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn thẻ tiếng Anh đọc nghĩa tiếng Việt và nhìn các cụm từ tiếng Việt thì phải đọc to các cụm từ tiếng Anh có nghĩa tương đương. (Nội dung cụ thể mô tả chi tiết trong bảng minh họa tính mới, tính sáng tạo, tính ưu việt của giải pháp mới so với giải pháp cũ ở phần phụ lục) 4 Giải pháp 6: Học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và đặt câu Trong quá trình cung cấp cho học sinh từ mới, giáo viên hoàn toàn có thể mở rộng vốn từ cho các em bằng cách cung cấp thêm cho các em một số từ đồng nghĩa và trái nghĩa. Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh người đặt câu có sử dụng các từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa. (Nội dung cụ thể mô tả chi tiết trong bảng minh họa tính mới, tính sáng tạo, tính ưu việt của giải pháp mới so với giải pháp cũ ở phần phụ lục) Giải pháp 7: Phương pháp kiểm tra 2 chiều Để kiểm tra từ vựng của bài cũ, giáo viên tiến hành kiểm tra đồng thời hai học sinh A và B. Học sinh A sẽ di chuyển về phía giáo viên và đứng trước cả lớp. Học sinh B sẽ đứng tại chỗ. Học sinh B sẽ đọc to các cụm từ bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt theo cấp độ nhanh dần. Học sinh A nghe và đưa ra câu trả lời nhanh nhất và đúng nhất. Nếu học sinh B ngập ngừng chưa nghĩ ra từ tiếp theo để hỏi học sinh A, học sinh A sẽ hỏi lại học sinh B. (Nội dung cụ thể mô tả chi tiết trong bảng minh họa tính mới, tính sáng tạo, tính ưu việt của giải pháp mới so với giải pháp cũ ở phần phụ lục) Giải pháp 8: Sử dụng các cụm từ đã học để viết đoạn văn Giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng ít nhất 70 % các từ mới hoặc cụm từ mới đã được học ở bài trước để viết một đoạn văn tiếng Anh. Sau đó, giáo viên thu lại, sửa lỗi chính tả, ngữ pháp hoặc lỗi diễn đạt trong bài viết của học sinh. Bài viết nào hay nhất sẽ được chọn phô tô làm tài liệu cho cả lớp tham khảo. Trong quá trình đọc tham khảo, học sinh sử dụng bút nhớ dòng hoặc bút đỏ đánh dấu những cụm từ mà tác giả của bài viết đã sử dụng. (Nội dung cụ thể mô tả chi tiết trong bảng minh họa tính mới, tính sáng tạo, tính ưu việt của giải pháp mới so với giải pháp cũ ở phần phụ lục) * Tính mới và tính sáng tạo của giải pháp: 5 - Giúp giáo viên có thể sử dụng một cách linh hoạt các hình thức dạy và kiểm tra từ mới. - Học sinh được coi là một chủ thể tích cực tham gia vào hoạt động giảng dạy của giáo viên. - Học sinh có thêm nhiều hứng thú để học tiếng Anh. - Học sinh nhớ lâu và biết cách sử dụng chính xác hơn các cụm từ đã học một cách tự nhiên, trôi chảy và có hệ thống. 3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được 3.1. Hiệu quả kinh tế Những cách dạy và học từ vựng trong đề tài sáng kiến của chúng tôi đòi hỏi rất ít chi phí và thời gian chuẩn bị, có thể tận dụng các nguyên vật liệu có sẵn trong lớp học và phù hợp với học sinh như bảng, phấn, bảng phụ, bút dạ, bút nhớ dòng, giấy hoặc bìa các tông nhưng hiệu quả mang lại rất tốt. Học sinh thấy hứng thú hơn với việc học từ vựng, đồng thời các em cũng thấy tự tin khi các em có thể cùng tham gia vào quá trình chuẩn bị như làm thẻ học, hoặc viết đoạn văn. Rất khó định lượng được hiệu quả về kinh tế cụ thể với đề tài nhưng chắc chắn đề tài này giúp tiết kiệm cho giáo viên và các nhà trường rất nhiều, trong khi hiệu quả về giáo dục lại rất tốt. 3.2 Hiệu quả xã hội Những cách dạy và học từ vựng được trình bày trong sáng kiến này là phương pháp dạy học tích cực, nhằm hướng đến việc tăng hứng thú và hiệu quả của việc dạy, học từ vựng vốn được coi là khó và nhàm chán theo những cách dạy, học cũ. 6 Từ việc tăng hứng thú và hiệu quả của việc dạy và học từ vựng có thể làm tăng sự yêu thích của học sinh đối với môn Tiếng Anh trong nhà trường, từ đó nâng cao chất lượng dạy, học môn Tiếng Anh nói chung. Giải pháp góp phần làm thay đổi tư tưởng của người học về môn Tiếng Anh, là một môn học rất quan trọng trong chương trình giáo dục và trong lộ trình phát triển của giáo dục nước nhà. 4. Điều kiện và khả năng áp dụng 4.1. Điều kiện áp dụng Các chương trình học theo chủ đề cụ thể, phù hợp với trình độ của người học. Từ vựng được chọn để dạy, học phải trọng tâm phù hợp với chủ đề đang được dạy và có tính ứng dụng cao. 4.2. Khả năng áp dụng Các cách dạy và học từ vựng được trình bày trong sáng kiến này có thể được áp dụng thực hiện linh hoạt trong mọi tình huống dạy học như trong lớp học, trong các nhóm học tập hoặc học sinh có thể áp dụng để tự học và ghi nhớ từ vựng. Chúng tôi mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm này tới các bạn đồng nghiệp và nhận được sự góp ý chân thành nhất để phương pháp dạy từ vựng trở nên hiệu quả hơn, góp phần thúc đẩy chất lượng của việc dạy tiếng Anh. 7 XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO Bình Minh, ngày22 tháng 4 năm 2019 ĐƠN VỊ CƠ SỞ Người nộp đơn Nguyễn Thu Hà Phạm Thị Hồng Phạm Thị Thanh Thảo 8 PHỤ LỤC Giải pháp 1: Học theo cụm từ- không học từ vựng đơn lẻ - Mục đích: + Các cụm từ giúp học sinh dễ ghi nhớ hơn do chúng có nghĩa sâu hơn, chúng đưa đến cho người học một bức tranh hoặc một câu chuyện, đặc biệt khi họ học được nó từ thứ họ nghe được, đọc được hoặc nhìn thấy. + Các cụm từ giúp học sinh học học ngữ pháp một cách đơn giản và chính xác. + Cụm từ cũng giúp người học cải thiện khả năng phát âm (về cả ngữ điệu và nhịp điệu). Như chúng ta đều biết, nhịp điệu của tiếng Anh được tạo thành bởi các điểm ngưng nghỉ tự nhiên giữa các cụm từ. Người bản xứ khi nói tiếng Anh thường có độ trầm bổng, dừng một cách tự nhiên giữa các cụm từ nên cách phát âm của họ rõ ràng, rất dễ hiểu. Ngược lại, nếu học sinh học từ tiếng Anh bằng cách ghi nhớ các từ vựng đơn lẻ, khi nói tiếng Anh họ cố gắng phát âm từng từ một cách rời rạc và ngưng nghỉ theo ý muốn của mình. Điều này khiến câu nói của họ nghe lạ tai và không tự nhiên. - Ví dụ minh họa: Khi nói về hành động mua sắm ở trong các cửa hàng, giáo viên cung cấp cho học sinh cụm từ go shopping hoặc do the shopping. Bất cứ khi nào ai đó yêu cầu đặt câu với từ shopping học sinh sẽ dùng được luôn mà không phải bỏ thời gian ra tra từ điển xem hành động đi là gì, mua sắm là gì. Người học sẽ biết rằng “go shopping” nhưng “ do” thì phải kết hợp với “the shopping”. 9 Example: Girls go shopping/ Girls do the shopping - Nguồn học các cụm từ: + Trên mạng Internet (các từ điển online hoặc các websites) + Trong từ điển kết hợp từ (Online Oxford Collocation of Dicitionary of English) + Trong các bộ phim + Trong các bài hát + Trong sách giáo khoa ……. - Cách tiến hành: Khi dạy về một cụm từ vựng nào đó, giáo viên luôn yêu cầu học sinh ghi lại nguồn của cụm từ đó. Chúng giúp người học nhớ lâu và sâu hơn về việc cụm từ đó được sử dụng như thế nào. - Ví dụ minh họa: 10 Ví dụ minh họa về cách ghi các cụm từ mới của học sinh ở lớp 10D trường THPT Bình Minh khi các em học Unit 14: The World Cup/ Reading Giải pháp 2: Nghe và Trả lời các câu hỏi lựa chọn ngắn. (Listen- Answer Questions) - Mục đích của phương pháp nghe và trả lời: + Áp dụng để kiểm tra khả năng ghi nhớ từ vựng của học sinh đã học ở bài trước. + Giúp rèn tư duy cho não bộ, nâng cao phản xạ trả lời bằng tiếng Anh. Với những câu hỏi dạng lựa chọn A hay B, người nghe sẽ phải tập trung để chọn ra một đáp án chính xác. + Khuyến khích được học sinh tham gia một cách tích cực và chủ động vào quá trình dạy học của giáo viên. Hạn chế được tình trạng một số học sinh ngồi nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học trong khi giáo viên kiểm tra bài cũ các bạn khác vì khi thực hiện phương pháp này, giáo viên sẽ đứng trước cả lớp để đặt câu hỏi và bao quát được tất cả các học sinh trong lớp. 11 + Khai thác được sự hỗ trợ tối đa của những học sinh học tốt trong phần thiết kế câu hỏi. - Cách thức tiến hành: + Giáo viên đọc to các câu hỏi có dạng lựa chọn là A hoặc B. + Học sinh ngồi tại chỗ, lắng nghe câu hỏi, đưa ra một đáp án duy nhất (là A hoặc B). Học sinh không được chọn cả hai đáp án vì giáo viên đã cố tình đưa ra một đáp án sai so với kiến thức của bài học trước. - Ví dụ minh họa 1: Unit 14: The World Cup/ English 10- Reading page 142 Một số cụm từ vựng giáo viên muốn học sinh ghi nhớ sau khi học sinh Unit 14: The World Cup- Reading: 1. the world cup: cúp vô địch thế giới 2. the international football tournament: Giải bóng đá quốc tế 3. a world championship: giải vô địch thế giới 4. host nation: nước đăng cai, chủ nhà (Lưu ý: Đây là những cụm từ học sinh đã được học và phương pháp nghe – trả lời có tác dụng giúp học sinh củng cố lại các từ vựng đã học) - Giáo viên đọc to câu hỏi. Học sinh lắng nghe và trả lời: Giáo viên: Unit 14 is about the World cup or the World glass ? Học sinh: the World Cup Giáo viên: It is the international football tournament or the national football tournament? Học sinh: the international football tournament Giáo viên: World Cup is a world championship or a Vietnam’s championship? 12 Học sinh: a world championship Giáo viên: Russia was the host nation or the host village of the 2018 Word Cup? Học sinh: the host nation - Ví dụ minh họa 2: Nghe điền từ Giáo viên phát phiếu bài tập, yêu cầu học sinh nghe và điền từ vào chỗ trống trong đoạn văn sau. World Cup, the international (1)____________, is held every four years. It is considered the most (2)__________ sporting event in the world. The World Cup is followed with passionate interest around the (3)____________ the (4)__________of the 2002 World Cup tournament attracted more than one billion viewers. *Keys: (1): football tournament (2): popular (3): globe (4): final game Giải pháp 3: Học từ vựng tiếng Anh theo phương pháp của người Do Thái - Mục đích: + Giúp giáo viên củng cố lại từ vựng học sinh đã học ở bài trước. + Giúp người học rèn tư duy ngôn ngữ và trí nhớ cho não bộ thông qua việc học các cụm từ bằng tiếng mẹ đẻ, người học sẽ học được cách chuyển ngữ nhanh và tự nhiên. + Giúp giáo viên có thể thiết kế bất cứ một tài liệu nào một cách dễ dàng. - Ví dụ minh họa: 13 Unit 14: The World Cup- Reading page 142 (trích đoạn số 1 trong bài đọc) World Cup, the international football tournament, is held every four years. It is considered the most popular sporting event in the world. The World Cup is followed with passionate interest around the globe - the final game of the 2002 World Cup tournament attracted more than one billion viewers. (Những cụm từ in đậm là những cụm từ học sinh đã được học ở bài trước) 1. the international football tournament(np) cuộc thi đấu bóng đá quốc tế 2. the most popular sporting event (np) sự kiện thể thao được nhiều người yêu thích nhất 3. passionate interest (np) sự say mê cuồng nhiệt 4. around the globe (prp) trên khắp toàn cầu 5. the final game( np) trận chung kết Phiên bản 1: Trộn tiếng Việt vào tiếng Anh (Học sinh nhìn thấy cụm từ tiếng Việt nhưng phải đọc to thành các cụm từ tiếng Anh) World Cup, cuộc thi đấu bóng đá quốc tế, is held every four years. It is considered sự kiện thể thao được nhiều người yêu thích nhất in the world. The World Cup is followed with sự say mê cuồng nhiệt trên khắp toàn cầu – trận chung kết of the 2002 World Cup tournament attracted more than one billion viewers. Phiên bản 2: Trộn tiếng Anh vào tiếng Việt (Học sinh nhìn thấy cụm từ tiếng Anh nhưng phải đọc to thành tiếng Việt) Giải vô địch bóng đá thế giới là the international football tournament được tổ chức bốn năm một lần. Đây là the most popular sporting event trên thế giới. Giải vô địch bóng đá được theo dõi với passionate interest around the globe -the final game của giải thi đấu năm 2002 thu hút hơn một tỉ người xem. 14 - Bốn nguyên tắc cần lưu ý khi sử dụng phương pháp: + Một là, cách học này ưu tiên cho việc ghi nhớ các từ vựng. + Thứ hai, người học phải tìm hiểu cặn kẽ ý nghĩa của từng câu tiếng Anh. + Thứ ba, người học nhớ từ vựng trong bối cảnh của bài nghe, bài đọc hay tình huống cụ thể để kích thích khả năng sáng tạo cho não bộ. + Thứ tư, người học nhất thiết phải đọc to từ tiếng Anh được chuyển từ tiếng Việt sang để tạo âm thanh vào tai nghe, đến não. Điều này giúp người học định hình được cấu trúc của cụm từ. Giải pháp 4: Đoán cụm từ có nghĩa tương đương - Mục đích: + Giúp giáo viên trong phần cung cấp từ vựng trong bài mới cho học sinh. + Giúp học sinh nhớ nghĩa của các cụm từ vựng một cách dễ dàng. + Giúp giáo viên tiết kiệm thời gian trong phần giải thích nghĩa của các cụm từ và có thêm thời gian để tập trung dạy học sinh cách phát âm, sử dụng các cụm từ tiếng Anh một cách chính xác hơn. + Tăng tư duy, khả năng tự học, tự quan sát của học sinh trong quá trình tìm ra cụm từ tiếng Anh có nghĩa tương đương. - Cách thức tiến hành: + Bước 1: Giáo viên cung cấp cho học sinh từ 6- 10 cụm từ mới cần học bằng tiếng mẹ đẻ trước. + Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, ngồi tại chỗ đọc to để học thuộc lòng 6- 10 cụm từ đó trong thời gian khoảng 02 phút. 15 + Bước 3: Giáo viên yêu cầu một số học sinh đứng dậy đọc to các cụm từ tiếng Việt đó để kiểm tra khả năng ghi nhớ nghĩa của cụm từ. + Bước 4: Học sinh tìm các cụm từ tiếng Anh có nghĩa tương đương và chép vào cột nghĩa tiếng Việt bên cạnh. + Bước 5: Giáo viên kiểm tra lại với cả lớp và hướng dẫn học sinh phát âm các cụm từ tiếng Anh. + Bước 6: Giáo viên yêu cầu một số học sinh đọc to các cụm từ tiếng Anh trước cả lớp. - Ví dụ minh họa 1: ( dành cho nhóm học sinh khá, giỏi) Trích Engish 10- Unit 14 – The World Cup- Reading trang 142 Giáo viên cung cấp cho học sinh phiếu có các cụm từ cần học thuộc lòng bằng tiếng Việt. Find out the English equivalent phrases in the textbook. 1. cơ quan quản lý bóng đá → 2. tổ chức giải vô địch bóng đá thế giới → 3. Nước chủ nhà → 4. chứng kiến 17 kỳ thi đấu tranh giải vô → địch bóng đá 5. thi đấu ở vòng loại → 6. được tổ chức chung → 7.năm lần đoạt chức vô địch → 8. giành được danh hiệu cao quí → - Ví dụ minh họa 2: (dành cho học sinh trung bình, yếu) Match the Vietnamese phrases with the English equivalent ones: 16 A 1. một giải vô địch thế giới 2. nước chủ nhà 3. chứng kiến 17 trận đấu vòng tranh cúp thế giới 4. năm lần đoạt chức vô địch 5. giành được danh hiệu cao quý B a. win the trophy five times b. witness 17 World Cup tournaments c. a host nation d. win the honoured title e. a world championship Trích đoạn văn có chứa các cụm từ có nghĩa tương đương trong sách giáo khoa tiếng Anh 10: Unit 14: The World Cup- English 10/ Reading In 1904, FIFA, the governing body for football, was set up. At its first meeting. FIFA planned to organize a world championship. But it was not until 1930 that the first World Cup was held. Only 13 teams took pan in the first tournament. The host nation, Uruguay, gained a victory over Argentina in the final and became the first champion in the history of the World Cup. Bv 2002, the world had witnessed 17 World Cup tournaments. National football teams must now compete in elimination games within their own regions before becoming one of the 32 finalists. The 2002 World Cup final was jointly held by Japan and South Korea. It was the first time the World Cup was played in Asia and the first time it was hosted by two nations. With the victory over Germany in the final match, Brazil became the first team to win the trophy five times. Although Europe and South America arc the only continents to have produced World Cup champions, countries on other continents hope that one day they will win the honoured title. - Sản phẩm minh họa của học sinh khá giỏi: 17 Sản phẩm của học sinh Đào Thi Thanh Loan- lớp 10H, THPT Bình Minh - Sản phẩm của học sinh nhóm trung bình, yếu: 18 Sản phẩm của học sinh Phạm văn Tuyên- lớp 10H Giải pháp 5: Học tiếng Anh theo phương pháp tráo thẻ Glendoman - Mục đích: + Giúp giáo viên kiểm tra lại khả năng ghi nhớ các cụm từ học sinh đã học ở bài trước. + Tăng khả năng tư duy, phản xạ của học sinh trong quá trình nhìn thẻ trả lời. + Giúp giáo viên tận dụng được sự hỗ trợ của mọi đối tượng học sinh trong quá trình tận dụng các tờ lịch treo tường cũ để làm thẻ. + Giúp giáo viên nâng cao được ý thức của học sinh khi biết tái chế và tận dụng những đồ vật có sẵn. - Cách tiến hành: 19 + Trước khi tiến hành tráo thẻ, giáo viên yêu cầu học sinh tập trung chú ý và bắt đầu đảo thẻ. + Các thẻ được tráo không cần phải theo thứ tự, có thể lẫn cả tiếng Anh và tiếng Việt. + Nhiệm vụ của học sinh là phải tập trung chú ý và đưa ra câu trả lời phù hợp với nội dung thẻ. - Ví dụ minh họa thẻ do học sinh làm: Unit 14: The World Cup/ English 10 A: Reading 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan