Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ 5 đề tài thảo luận môn kinh tế vĩ mô nâng cao...

Tài liệu 5 đề tài thảo luận môn kinh tế vĩ mô nâng cao

.PDF
26
282
84

Mô tả:

PHẦN 1: Chủ đề 1: Trong mô hình Mundell-Fleming (hoặc mô hình IS-LM-BP nếu có) với tỷ giá hối đoái thả nổi, tư bản vận động tự do, hãy giải thích điều gì xảy ra với tổng thu nhập, tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại khi chính phủ tăng thuế. khi hạn ngạch nhập khẩu được dỡ bỏ. khi cung tiền giảm xuống. chính phủ giảm thuế nhập khẩu. Điều gì sẽ xảy ra ở các ý của câu a) và câu b), c) và d) nếu tỷ giá hối đoái được cố định chứ không phải thả nổi? Bạn có ngụ ý gì cho chính sách kinh tế của Việt Nam? a) b) c) d) e) I. Lý thuyết Trong mô hình Mundel-Fleming (hoặc mô hình IS-LM-BP nếu có) với tỷ giá hối đoái thả nổi, tư bản vận động tự do, hãy giải thích điều gì xảy ra với tổng thu nhập, tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại khi Mô hình Mundel-Fleming, có một số giả định chính như sau: - Nền kinh tế nhỏ mở cửa với luồng chu chuyển vốn hoàn hảo : r = r* Thị trường hàng hóa cân bằng – Đường IS* Y = C(Y-T) + I(r*) + G + NX(e) Trong đó: e= tỷ giá hối đoái danh nghĩa = Mỗi đơn vị ngoại tệ/mỗi đơn vị nội tệ Đường IS* là đường thị trường hàng hó cân bằng, có: Y = C(Y-T) + I(r*) + G + NX(e) Đường IS* cho ta biết, ứng với mỗi mức lãi suất nhất định r*, khi e giảm làm cho NX tăng (đồng nội tệ mất giá dẫn đến khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập khẩu) dẫn đến Y tăng. Đường LM* là đường tiền tệ cân bằng M/P = L (r*, Y) Với mức lãi suất r* nhất định, đường LM* là đường thẳng đứng 1 Cân bằng trong mô hình Mundel-Fleming là cân bằng trong cả thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ II. Bài tập a. Khi chính phủ tăng thuế  Tỷ giá hối đoái thả nổi. Ban đầu, thị trường cân bằng ở mức r* với e1 và Y1. Khi chính phủ tăng thuế, trong ngắn hạn, thuế tăng làm giảm chi tiêu hàng hóa trong nước. Đường IS dịch chuyển sang trái từ IS1 đến IS2, trong khi đường LM đứng yên), dẫn đến đồng ngoại tệ lên giá so với nội tệ. Đồng ngoại tệ lên giá làm tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu, khả năng cạnh tranh của khu vực xuất khẩu sẽ tăng lên, xuất khẩu ròng sẽ tăng đúng bằng mức giảm mua sắm của chính phủ để cho sản lượng không đổi 2 Như vậy, trong ngắn hạn dưới chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi và vốn chu chuyển hoàn hảo thì chính phủ tăng thuế không có hiệu lực trong việc điều tiết tổng cầu của nền kinh tế.  Tỷ giá hối đoái cố định Khi Chính phủ tăng thuế làm đường IS dịch chuyển sang trái từ IS1 sang IS2, để duy trì được tỷ giá hối đoái cố định, ngân hàng trung ương phải giảm cung tiền, làm đường LM dịch chuyển sang trái một khoản tương ứng. Như vậy, trong ngắn hạn với tỷ giá hối đoái cố định, nếu chính phủ tăng thuế sẽ làm giảm Y. Bài học: Đối với nền kinh tế nhỏ, tỷ giá hối đoái cố định không nên áp dụng chính sách tăng thuế để tăng sản lượng. b. Khi hạn ngạch nhập khẩu được dỡ bỏ  Tỷ giá hối đoái thả nổi. 3 Khi tỷ giá hối đoái thả nối, hạn ngạch nhập khẩu được dỡ bỏ dẫn tới nhu cầu về hàng hóa tăng lên, khuyến khích tăng nhập khẩu. Xuất khẩu ròng bằng xuất khẩu trừ đi nhập khẩu, tăng nhập khẩu sẽ làm cho giảm tỷ giá hối đoái và giảm xuất khẩu ròng, đường xuất khẩu ròng dịch chuyển sang trái. Đường xuất khẩu ròng (NX) dịch chuyển sang trái làm cho đường IS dịch chuyển sang trái. Như vậy, khi hạn ngạch nhập khẩu được dỡ bỏ làm giảm tỷ giá hối đoái và làm cho tổng cầu không đổi, Việt Nam nên áp dụng chính sách này để khuyến khích xuất nhập khẩu.  Tỷ giá hối đoái cố định Chính phủ dỡ bỏ hạn ngạch nhập khẩu làm tăng nhập khẩu (làm giảm xuất khẩu ròng), làm dịch chuyển đường IS sang trái. Để giữ cho tỷ giá hối đoái cố định thì chính phủ phải giảm cung tiền lên làm đường LM dịch chuyển sang trái, sản lượng Y giảm. 4 Bài học với nền kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn với tỷ giá hối đoái cố định thì không nên áp dụng chính sách dỡ bỏ hạn ngạch thương mại. c. Khi cung tiền giảm xuống  Tỷ giá hối đoái thả nổi. Ban đầu, thị trường cân bằng ở mức r* với e1 và Y1. Khi cung tiền giảm, đường LM dịch chuyển sang trái từ LM1 đến LM2. Với nền kinh tế nhỏ, mở r* không bị giảm, nhưng cung tiền giảm làm cho lãi suất trong nước có chiều hướng tăng, làm cho tỷ giá hối đoái giảm, khuyến khích nhập khẩu, giảm xuất khẩu dẫn đến NX giảm và do đó Y giảm từ Y1 đến Y2. Hai thị trường cân bằng tại (e2, Y2) Với chính sách kinh tế của Việt Nam, là một nền kinh tế nhỏ, mở; chính sách tiền tệ thắt chặt bằng giảm lượng cung tiền trong nước, làm cho e giảm.  Tỷ giá hối đoái cố định Việc giảm cung tiền làm tăng tỷ giá hối đoái. Để kéo tỷ giá hối đoái trở lại, ngân hàng trung ương bán tăng dự trữ ngoại hối bằng việc mua ngoại tệ, đưa thêm tiền nội tệ, giảm ngoại tệ ra ngoài lưu thông. Việc này loại bỏ ngoại tệ ra ngoài lưu thông, tăng nội tệ trong lưu thông, gây ra cung tiền tăng làm đường LM dịch chuyển sang phải từ LM2 sang LM1. Tỷ giá hối đoái giảm, làm khuyến khích nhập khẩu trở lại và hạn chế xuất khẩu. NX giảm. 5 Bài học cho Việt Nam: Khi cung tiền giảm, với một nền kinh tế nhỏ, mở như nước ta, vệc áp dụng tỷ giá hối đoái cố định chỉ làm cân bằng trên 2 thị trường trở về mức cân bằng vốn có của nó, không có hiệu quả nào khác. d, Chính phủ giảm thuế nhập khẩu  Tỷ giá hối đoái thả nổi Tại mức tỷ giá hối đoái nhất định, mức thuế nhập khẩu giảm làm nhu cầu hàng hóa nhập khẩu tăng lên, nhu cầu hàng nội địa giảm xuống, làm NX giảm. Việc tăng nhu cầu của người tiêu dùng đối với hàng hóa nước ngoài sẽ làm tăng tương ứng cầu ngoại tệ trong thị trường ngoại hối. Điều này làm cho tỷ giá giảm. Khi tỷ giá giảm, kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu làm NX tăng. Vì vậy, nhìn chung, việc chính phủ giảm thuế nhập khẩu không làm ảnh hưởng đến NX mà chỉ khuyến khích thương mại. Vì NX không thay đổi nên không làm thay đổi gì đến tổng thu nhập Y (giả định các yếu tố khác không đổi). Tác động của việc chính phủ giảm thếu nhập khẩu được thể hiện trên biểu đồ như sau: ban đầu thị trường tài chính và tiền tệ cân bằng ở mức r*, e1, Y1. Khi chính phủ giảm thuế nhập khẩu, như đã nói ở trên, làm cho cầu về hàng hóa nhập khẩu tăng, cầu hàng nội địa giảm, cầu ngoại tệ tắng, làm e giảm từ e1 đến e2, đường IS dịch chuyển sang phải từ IS1 đến IS2. Tổng thu nhập Y không đổi, đường IS2 cắt đường LM1 tại (e2,Y) – điểm cân bằng mới trên cả 2 thị trường. 6 Bài học cho Việt Nam: có thể sử dụng chính sách giảm thuế nhập khẩu với tỷ giá hối đoái thả nổi để khuyến khích hoạt động thương mại xuất nhập khẩu mà không làm ảnh hưởng đến tổng thu nhập của nền kinh tế.  Tỷ giá hối đoái cố định Khi chính phủ giảm thuế nhập khẩu để khuyến khích nhập khẩu, làm cho e giảm xuống từ e1 đến e2, như đã phân tích ở trên. Trong trường hợp tỷ giá hối đoái cố đinh, chính phủ muốn giữ mức e1, Ngân hàng TW mua ngoại tệ, bán nội tệ làm cho e tăng trở lại từ e2 lên e1. Mua bán này làm M giảm, đường LM dịch chuyển sang bên trái, từ LM1 đến LM2, cân bằng mới tại (e1, Y2) Việc Chính phủ giữ mức tỷ giá cố định khi tăng thuế nhập khẩu làm thổng thu nhập của nền kinh tế giảm. Đối với nền kinh tế nhỏ, mở như ở Việt Nam, chính sách này làm kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, chỉ dùng khi nền kinh tế tăng trưởng nóng. 7 PHẦN 2: Chủ đề 2: Hãy dùng mô hình Mundell-Fleming (hoặc mô hình IS-LM-BP nếu có) để dự đoán điều gì xảy ra với tổng thu nhập, tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại trong điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi và cố định, tư bản vận động tự do khi a) có sự suy giảm niềm tin của người tiêu dùng về tương lai làm cho họ chi tiêu ít hơn và tiết kiệm nhiều hơn. b) khi Thái Lan đưa ra thị trường một loại sản phẩm mỳ ăn liền rất hợp thị hiếu của người Việt Nam (thích mỳ ăn liền Thái Lan hơn mỳ ăn liền sản xuất trong nước). c) khi việc sử dụng rộng rãi máy rút tiền tự động làm giảm nhu cầu về tiền. Bạn có ngụ ý gì cho chính sách kinh tế của Việt Nam? I. Lý thuyết 1.1. Đường LM* Cách dựng LM*: Phương trình LM* : M / P = L ( r* , Y ) Đường LM* là đường LM trong đồ thị Y-e. Đường LM* là một đường thẳng đứng, vì tỷ giá hối đoái không được đưa vào trong phương trình của LM*. - Lãi xuất r* nhất định Y e IM* - Là đường thẳng đứng: với r * nhất định, chỉ có yếu tố thu nhập Y làm cho cung tiền và cầu tiền cân bằng ứng tại các mức tỷ giá khác nhau. 1.2. Đường IS* Cách dựng IS* : Phương trình đường IS* : Y = C ( Y - T ) + I ( r* ) + G + NX ( e ) Đường IS* là đường IS thể hiện trong đồ thị Y-e. Đường IS* dốc xuống vì tỷ giá hối đoái cao hơn làm giảm xuất khẩu ròng ( NX ),qua đó làm giảm tổng thu nhập. 8 e Y IS* 1.3. Nền kinh tế nhỏ, tỷ giá hối đoái thả nổi 1.3.1. Chính sách tài chính(Chính sách tài khóa) Ảnh hưởng của chính sách tài chính mở rộng trong ngắn hạn,tỷ giá hối đoái thả nổi: Để tăng sản lượng Y, chính phủ có thể sử dụng chính sách tài chính mở rộng (tăng chi tiêu chính phủ hoặc giảm thuế). Trong ngắn hạn, chi tiêu chính phủ tăng làm tăng chi tiêu hàng hóa trong nước (đường IS dịch chuyển sang phải trong khi đường LM đứng yên), dẫn đến đồng nội tệ lên giá so với ngoại tệ (do nhu cầu về đồng nội tệ lớn). Đồng nội tệ lên giá làm giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu. Trong dài hạn, sự gia tăng của tỷ giá hối đoái làm giảm xuất khẩu ròng, là nguyên nhân làm mất ảnh hưởng của sự mở rộng tổng cầu trong nước về hàng hóa và dịch vụ. Điều này làm triệt tiêu ảnh hưởng mở rộng ban đầu của chính sách tài chính và đưa lãi suất trong nước về mức lãi suất thế giới. 9 Do vậy: trong ngắn hạn, dưới chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi và vốn chu chuyển hoàn hảo thì chính sách tài chính hoàn toàn không có hiệu lực trong việc điều tiết tổng cầu của nền kinh tế. 1.3.2. Chính sách tiền tệ Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ mở rộng trong ngắn hạn với tỷ giá hối đoái thả nổi: Để tăng sản lượng Y thì chính phủ tăng cung tiền làm lãi suất trong nước tạm thời giảm xuống so với lãi suất nước ngoài, tạo ra một dòng vốn lớn chảy ra nước ngoài. Chính sách tiền tệ mở rộng làm đường LM dịch chuyển sang phải, còn đường IS thì đứng yên. Nhà đầu tư trong nước tìm cách chuyển từ đồng nội tệ sang đồng ngoại tệ, làm giá của đồng nội tệ giảm. Trong dài hạn, tỷ giá hối đoái giảm làm tăng xuất khẩu và làm giảm nhập khẩu. Việc chuyển đổi đồng nội tệ sang đồng ngoại tệ diễn ra cho đến khi tỷ giá hối đoái tăng đủ để lãi suất trong nước tăng ngang bằng với lãi suất nước ngoài. Do vậy: Trong ngắn hạn, với tỷ giá hối đoái thả nổi và vốn chu chuyển hoàn hảo thì chính sách tiền tệ là có hiệu quả. 1.3.3. Chính sách thương mại 10 Ảnh hưởng của chính sách hạn chế thương mại với tỷ giá hối đoái thả nổi ,trong ngắn hạn: Chính phủ dùng biện pháp hạn chế thương mại: Chính phủ cắt giảm nhu cầu về hàng nhập khẩu bằng cách đặt ra hạn ngạch nhập khẩu hoặc thuế quan. Xuất khẩu ròng bằng xuất khẩu trừ đi nhập khẩu, giảm nhập khẩu sẽ làm cho tăng tỷ giá hối đoái và tăng xuất khẩu ròng, đường xuất khẩu ròng dịch chuyển sang phải. Đường xuất khẩu ròng (NX) dịch chuyển sang phải làm cho đường IS dịch chuyển sang phải. Do vậy : Trong ngắn hạn, với tỷ giá hối đoái thả nổi thì biện pháp hạn chế thương mại chỉ làm tăng tỷ giá hối đoái mà không tác động đến sản lượng Y. 1.4. Nền kinh tế nhỏ, tỷ giá hối đoái cố định 1.4.1. Chính sách tài chính 11 Ảnh hưởng của chính sách tài khóa mở rộng trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định: Trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định thì chính sách mở rộng tài chính của chính phủ sẽ làm dịch chuyển đường IS sang phải. Để duy trì tỷ giá hối đoái cố định thì ngân hàng trung ương phải tăng cung tiền, làm dịch chuyển đường LM sang phải với quy mô tương ứng. Do vậy: Trong ngắn hạn, với tỷ giá hối đoái cố định thì chính sách tài chính mở rộng sẽ làm tăng sản lượng Y. 1.4.2. Chính sách tiền tệ Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ mở rộng trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định: Khi chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng bằng việc tăng cung tiền sẽ tạo áp lực làm tăng tỷ giá hối đoái, đường LM dịch chuyển sang phải. Để giữ cho tỷ giá hối đoái cố định thì cung tiền phải giảm dẫn đến đường LM phải dịch chuyển sang trái về vị trí ban đầu. Do vậy: Trong ngắn hạn, với tỷ giá hối đoái cố định thì chính sách tiền tệ không có hiệu quả. 1.4.3. Chính sách thương mại 12 Ảnh hưởng của chính sách hạn chế thương mại trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định: Chính phủ sử dụng thuế quan hoặc hạn ngạch làm giảm nhập khẩu (làm tăng xuất khẩu ròng), làm dịch chuyển đường IS sang phải. Để giữ cho tỷ giá hối đoái cố định thì chính phủ phải tăng cung tiền lên làm đường LM dịch chuyển sang phải, sản lượng Y tăng lên. => Do vậy: Trong ngắn hạn với tỷ giá hối đoái cố định thì chính sách thương mại là có hiệu quả. II. Bài tập Đề Tài: Hãy dùng mô hình Mundell-Fleming (hoặc mô hình IS-LM-BP nếu có) để dự đoán điều gì xảy ra với tổng thu nhập, tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại trong điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi và cố định, tư bản vận động tự do khi: a) Có sự suy giảm niềm tin của người tiêu dùng về tương lai làm cho họ chi tiêu ít hơn và tiết kiệm nhiều hơn. b) Khi Thái Lan đưa ra thị trường một loại sản phẩm mỳ ăn liền rất hợp thị hiếu của người Việt Nam (thích mỳ ăn liền Thái Lan hơn mỳ ăn liền sản xuất trong nước). c) Khi việc sử dụng rộng rãi máy rút tiền tự động làm giảm nhu cầu về tiền.Bạn có ngụ ý gì cho chính sách kinh tế của Việt Nam? Ba mô hình sau đây mô tả mô hình Mundell – Fleming: (IS): Y = C(Y-T) + I(r) + G + NX(e) (LM): M/P = L(r, Y) r = r* 13 Giả thiết mức giá cố định trong ngắn hạn, có nghĩa là tỷ giá danh nghĩa e bằng tỷ giá thực tế €. a. Sự suy giảm niềm tin của người tiêu dùng về tương lai làm cho họ chi tiêu ít hơn và tiết kiệm nhiều hơn. C↓→AD↓ (đường IS* dịch chuyển sang trái), MD↓và r ↓(trong nước) thấp hơn lãi suất thế giới. Một dòng vốn sẽ chảy ra nước ngòai để thu được lãi suất cao. Trên thị trường ngoại hối D làm đồng ngoại tệ tăng giá. Do vậy, khả năng cạnh tranh của hàng nội tăng làm xuất khẩu IM↓ . Kết quả là NX (xuất khẩu ròng) đúng bằng mức tiêu dùng giảm đúng bằng C. Kết luận: Đồng nội tệ giảm giá, cán cân thương mại được cải thiện, sản lượng không thay đổi. Khi tỷ giá cố định, đường IS dịch chuyển sang trái, nhưng tỷ giá không thể giảm Y. Vì tỷ giá không thay đổi nên cán cân thương mại cũng không thay đổi. b. Khi Thái lan đưa ra thị trường một loại sản phẩm mỳ ăn liền hợp thị hiếu người Việt Nam, làm cho một số người tiêu dùng Việt Nam thích mỳ ăn liền Thái Lan hơn mỳ ăn liền sản xuất trong nước. Khi xảy ra trường hợp như trên→NX dịch chuyển sang trái. Tức là, tại mỗi tỷ giá cho trước, NX thấp hơn trước đây→ đường IS dịch chuyển sang trái trong trường hợp tỷ giá thả nổi. Vì LM* cố định, Y không đổi trong khi P↓. Cán cân thương mại không đổi dù tỷ giá giảm, vì NX = S– I, cả S và I không thay đổi. Trong trường hợp tỷ giá cố định: khi IS* dịch chuyển sang trái→tỷ giá ↓. Ngân hàng trung ương mua tiền đồng và bán ngoại tệ để giữ e không đổi: điều này làm M↓→ LM* dịch chuyển sang trái. Kết quả là Y↓ . 14 Cán cân thương mại giảm vì sự dịch chuyển của đường NX, nghĩa là NX thấp hơn tại mỗi mức tỷ giá. c. Việc sử dụng máy rút tiền tự động làm giảm cầu tiền. Trên thị trường tiền tệ đòi hỏi cung tiền bằng cầu tiền: M/P = L(r * , Y). Cầu tiền giảm nghĩa là thu nhập và lãi suất không đổi, vế phải phương trình giảm. Vì M và P cố định; vế phải phương trình không thể điều chỉnh khôi phục trạng thái cân bằng. Lãi suất cố định tại mức của thế giới. Điều này có nghĩa: thu nhập – biến số duy nhất có thể điều chỉnh – cần phải tăng để tăng cầu tiền. Tức là, đường LM* dịch chuyển sang phải. Khi tỷ giá thả nổi, thu nhập tăng, tỷ giá giảm và cán cân thương mại tăng. Trường hợp tỷ giá cố định, đường LM* dịch chuyển sang phải → r trong nước ↓ và đồng nội tệ giảm giá. Ngân hàng trung ương mua tiền đồng và bán ngoại tệ để ngăn cản tỷ giá giảm làm cung tiền Y 15 và đường LM* dịch chuyển sang trái. Đường LM* tiếp tục dịch chuyển trở lại khi trạng thái cân bằng được khôi phục thu nhập → tỷ giá và cán cân thương mại không thay đổi. III. Ngụ ý cho chính sách kinh tế của Việt Nam Chính sách kinh tế vĩ mô là các chính sách kinh tế nhằm mục đích ổn định kinh tế vĩ mô và đạt trạng thái toàn dụng lao động. Hai chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng là chính sách tài chính và chính sách tiền tệ. Có thể có một số chính sách kinh tế khác cũng có tác động tới kinh tế vĩ mô, như chính sách thương mại (quota, thuế quan) song mục đích chính của chúng không phải là ổn định kinh tế vĩ mô, nên không được coi là chính sách kinh tế vĩ mô. Chính sách tài chính là chính sách thông qua chế độ thuế và đầu tư công cộng để tác động tới nền kinh tế. Khi nền kinh tế đang ở pha suy thoái, nhà nước có thể giảm thuế, tăng chi tiêu (đầu tư công cộng) để chống lại. Chính sách tài chính như thế gọi là chính sách tài chính nới lỏng. Ngược lại, khi nền kinh tế ở pha bùng nổvà có hiện tượng nóng, thì nhà nước có thể tăng thuế và giảm chi tiêu của mình để ngăn cho nền kinh tế khỏi rơi vào tình trạng quá nóng dẫn tới đổ vỡ. Chính sách tài chính như thế này gọi là chính sách tài chính thắt chặt. Chính sách tiền tệ là quá trình kiểm soát lượng cung tiền của nền kinh tế để đạt được những mục đích như kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá hối đoái. Khi cần kích thích kinh tế tăng trưởng, ngân hàng trung ương sẽ làm tăng lượng cung tiền. Chính sách tiền tệ thế này gọi là nới lỏng tiền tệ. Ngược lại, khi cần hạ nhiệt cho nền kinh tế, chống lạm phát, ngân hàng trung ương sẽ làm giảm lượng cung tiền. Chính sách tiền tệ khi đó gọi là thắt chặt tiền tệ. PHẦN 3: Chủ đề 3: Mô hình Mundell-Fleming coi lãi suất thế giới là biến ngoại sinh (giả sử tư bản vận động tự do). Điều gì sẽ xảy ra với tổng thu nhập, tỷ giá hối đoái, cán cân thương mại trong mô hình Mundell- Fleming với tỷ giá hối đoái cố định, khi lãi suất thế giới tăng? Một trường hợp khác, giả sử thu nhập cao hàm ý nhập khẩu cao hơn và như vậy xuất khẩu ròng thấp hơn. Nghĩa là, hàm xuất khẩu ròng có dạng NX = NX(e,Y). Hãy sử dụng mô hình Mundell-Fleming để xem xét các ảnh hưởng của chính sách tài khóa mở rộng đối với thu nhập và cán cân thương mại trong nền kinh tế nhỏ và mở cửa trong điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi. Trong cả 2 trường hợp bạn có ngụ ý gì cho các chính sách kinh tế của Việt Nam? I. Lý thuyết về Mô hình Mundell- Fleming Giả thiết: Nền kinh tế nhỏ mở cửa với luồng chu chuyển vốn hoàn hảo r = r * 16 Đường IS*: Thị trường hàng hóa cân bằng: Y= C (Y-T) + I (r *) + G + NX (e) Đường IS* cho biết ứng với mức lãi xuất nhất định r* e Y IS* Đường IM*: Thị trường tiền tệ cân bằng M/P = L(r*,Y) - Lãi xuất r* nhất định - Là đường thẳng đứng: với r * nhất định, chỉ có yếu tố thu nhập Y làm cho cung tiền và cầu tiền cân bằng ứng tại các mức tỷ giá khác nhau. Y e IM* Cân bằng trong Mô hình Mundell- Fleming Mô hình Mundell- Fleming II. Bài tập 17 Mô hình Mundell-Fleming coi lãi suất thế giới là biến ngoại sinh (giả sử tư bản vận động tự do). Điều gì sẽ xảy ra với tổng thu nhập, tỷ giá hối đoái, cán cân thương mại trong mô hình Mundell- Fleming với tỷ giá hối đoái cố định, khi lãi suất thế giới tăng? Một trường hợp khác, giả sử thu nhập cao hàm ý nhập khẩu cao hơn và như vậy xuất khẩu ròng thấp hơn. Nghĩa là, hàm xuất khẩu ròng có dạng NX = NX(e,Y). Hãy sử dụng mô hình Mundell-Fleming để xem xét các ảnh hưởng của chính sách tài khóa mở rộng đối với thu nhập và cán cân thương mại trong nền kinh tế nhỏ và mở cửa trong điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi. Trong cả 2 trường hợp bạn có ngụ ý gì cho các chính sách kinh tế của Việt Nam? a, Trong mô hình Mundell- Fleming với tỷ giá hối đoái cố định (e), khi lãi suất thế giới tăng đồng nghĩa lãi suất trong nước nhỏ hơn so với lãi suất thế giới, cung tiền nội tệ tăng, đường LM* dịch chuyển sang phải, e giảm. Các nhà đầu tư trong nước sẽ tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nước ngoài. Xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm, NX tăng. Khi này, để giữ cho tỷ giá hối đoái không đổi, NHTW phải bán dự trữ ngoại tệ. Quá trình này kéo dài cho tới khi lãi suất trong nước bằng với lãi suất thế giới (LM*2 dịch chuyển quay trở lại về LM*1). b, Giả sử thu nhập cao hàm ý nhập khẩu cao hơn và như vậy xuất khẩu ròng thấp hơn. Nghĩa là, hàm xuất khẩu ròng có dạng NX = NX(e,Y). Hãy sử dụng mô hình Mundell-Fleming để xem xét các ảnh hưởng của chính sách tài khóa mở rộng đối với thu nhập và cán cân thương mại trong nền kinh tế nhỏ và mở cửa trong điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi. Trong mô hình Mundell-Fleming , khi chính phủ sử dụng chính sách tài khóa mở rộng (↑G, T↓) → AD↑ → đường IS* dịch chuyển sang phải. Nếu tỷ giá hối đoái thả nổi thì đường LM* không bị ảnh hưởng. Như thể hiện qua hình …, tỷ giá hối đoái tăng trong khi tổng thu nhập vẫn không đổi. Tăng tỷ giá hối đoái sẽ làm giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế 18 việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên. Như vậy, trong một nền kinh tế nhỏ, mở cửa dưới cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi chính sách tài khóa mở rộng không có hiệu quả khi làm thay đổi sản lượng. III. Ngụ ý kinh tế của Việt gì cho các chính sách Nam? 3.1. Tình của Việt Nam hình quản lý tỷ giá  Giai đoạn trước 1989: cố định và đa tỷ giá  Giai đoạn 1989-2005: - 1989- 1991: “thả nổi” tỷ gia hối đoái -1992-1994: tỷ giá chính thức được hình thành trên cơ sở đấu thầu tại trung tâm giao dịch ngoại tệ. - Năm 1994: tỷ giá chính thức giữa ngoại tệ với VND theo tỷ giá mua bán trên thị trường chỉ giao động trong biên độ cho phép là ±0.5% so với tỷ giá chính thức. - 1995-1999: tỷ giá được hình thành trên cơ sở tỷ giá liên ngân hàng. - Năm 1996 thì biên độ giao động được nâng lên ±1%. - 1997- 1998: NHNN mở rộng biên độ giao dịch từ 1% lên 5% - Ngày 13/10/1997: tăng biên độ dao động lên 10%.  Giai đoạn 1999-2012: thả nổi có điều tiết -1999-2006: chuyển từ cơ chế tỷ giá cố định sang cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết. 19 - Năm 2007: thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt, nới rộng biên độ tỷ giá từ 0.25% lên 0.5% vào đầu năm, và tới 12/12/2007 tiếp tục nới rộng biên độ lên 0.75%. - Năm 2008: được giới phân tích tài chính coi là “ năm bất ổn của tỷ giá” với những biếndộng tỷ giá phức tạp. Trước tình hình suy thoái kinh tế ảnh hưởng mạnh đến Việt Nam, các dòng vốn vào Việt Nam bị hạn chế NHNN đã chủ động điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng đểtăng tính thanh khoản trên thị trường ngoại tệ. Tính đên ngày 26/12/2008 NHNN đã điều chỉnh biên độ tỷ giá ngoại tệ liên ngân hàng 2% lên 3%. - Năm 2009: NHNN thực hiện nới rộng biên độ tỷ giá lên ±5% khiến cho tỷ giá ngoạitệ liên ngân hàng đã có đợt tăng đột biến. Tỷ giá giữa USD/VND trong năm 2009 đã trải qua 2 lần điều chỉnh, một lần vào tháng 3 tăng biên độ giao dịch từ 3% lên 5% và lần gần nhất là vào tháng 11 (+3,4%). Ngày 26/11/2009 tỷ giá bình quân liên ngân hàng được điều chỉnh tăngthêm 5.44% so với hôm trước.Đồng thời biên độ tỷ giá giảm từ 5% xuống còn 3%. Mặc dù,sau mỗi lần điều chỉnh, tỷ giá chính thức đều lên kịch trần nhưng tỷ giá thị trường tự do vẫn luôn nằm ngoài biên độ cho phép của NHNN. - Năm 2010 -2011: ngày 10/02/2010, NHNN quyết định điều chỉnh tăng tỷ giá liên ngân hàng từ mức 17.941 đồng/USD lên 18.544 đồng/USD tăng khoảng 3,3%. Ngày 17/08/2010, NHNN Việt Nam thực hiện điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 2%, biên độ tỷ giá giữ nguyên ở mức ± 3%. Ngày 11/02/2011, thực hiện Nghị quyết số 02/NQ_CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 và nhằm tăng tính thanh khoản của thị trường ngoại hối, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 18.932 lên mức 20.693 VND/USD và thu hẹp biên độ giao dịch từ ±3% xuống ±1%. - Năm 2012, NHNN chính thức tham gia thị trường vàng bằng việc quốc hữu hóa thương hiệu SJC nhằm mục đích giảm sự liên thông giữa thị trường vàng và thị trường ngoại tệ. Ngoài ra việc nhập siêu trong năm 2012 giảm cùng với lượng kiều hối tăng mạnh cũng góp phần ổn định tỷ giá. Và rất nhiều các thông tư khác hướng dẫn thực hiện, ổn định tỷ giá. 3.2. Nhận xét: Chính sách tỷ giá hối đoái hiện nay nặng về quản lý tỷ giá hối đoái danh nghĩa, thiếu các phân tích và đánh giá thường xuyên về tỷ giá hối đoái thực và mức độ tác động đến lạm phát xuất khẩu, … để có chính sách điều chỉnh thích hợp. - Chính sách nới lỏng biên độ tỷ giá hối đoái hiện nay là đúng hướng, tuy nhiên mức độ nới lỏng quá ít và lộ trình nới lỏng quá chậm chạp. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan