Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Địa lý 4tmth_qhv_thainguyen_6_2015...

Tài liệu 4tmth_qhv_thainguyen_6_2015

.DOC
192
489
68

Mô tả:

Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035. MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU..................................................................................................................4 1.1 Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch:.......................................................................4 1.2 Các căn cứ lập quy hoạch:.......................................................................................5 1.2.1 Văn bản pháp lý:............................................................................................5 1.2.2 Các nguồn tài liệu, số liệu:............................................................................7 1.3 Nguyên tắc và mục tiêu:..........................................................................................8 1.3.1 Nguyên tắc lập quy hoạch:.............................................................................8 1.3.2 Mục tiêu của việc lập đồ án quy hoạch:.........................................................8 2 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÙNG...............9 2.1 Vị trí và giới hạn vùng lập quy hoạch:....................................................................9 2.2 Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên:.............................................................9 2.2.1 Đặc điểm địa hình:........................................................................................9 2.2.2 Khí hậu:.......................................................................................................10 2.2.3 Thủy văn:.....................................................................................................10 2.2.4 Địa chất:......................................................................................................11 2.2.5 Tài nguyên khoáng sản:...............................................................................11 2.2.6 Địa chấn:.....................................................................................................12 2.2.7 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên:.........................................................13 2.3 Đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội......................................................................13 2.3.1 Kinh tế:........................................................................................................13 2.3.2 Dân số - Xã hội:...........................................................................................16 2.4 Tình hình phát triển đô thị, điểm dân cư nông thôn:............................................17 2.4.1 Đô thị:..........................................................................................................17 2.4.2 Nông thôn:...................................................................................................19 2.5 Hiện trạng sử dụng đất đai:...................................................................................21 2.6 Hiện trạng hệ thống hạ tầng xã hội:......................................................................22 2.6.1 Giáo dục và đào tạo:....................................................................................22 2.6.2 Y tế:.............................................................................................................. 22 2.6.3 Văn hóa, thể thao và du lịch:.......................................................................23 2.6.4 Nhà ở:..........................................................................................................23 2.7 Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường:...........................................24 2.7.1 Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật:......................................................................24 2.7.2 Hiện trạng giao thông:.................................................................................26 2.7.3 Hiện trạng cấp nước:...................................................................................30 2.7.4 Hiện trạng nguồn và lưới điện:....................................................................30 2.7.5 Hiện trạng thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang:..............33 2.7.6 Hiện trạng môi trường:................................................................................36 2.8 Đánh giá tổng hợp thực trạng nguồn lực và ưu thế phát triển vùng:....................40 2.8.1 Vị thế và các mối quan hệ kinh tế liên vùng:................................................40 1 Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035. 2.8.2 Đánh giá chung về hiện trạng dân cư và xây dựng:.....................................41 2.8.3 Các ưu thế và nguồn lực chủ yếu phát triển vùng:.......................................42 2.8.4 Đánh giá tổng hợp (S.W.O.T):.....................................................................43 3 CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÙNG.............................................................44 3.1 Tầm nhìn:...............................................................................................................44 3.2 Tính chất của vùng quy hoạch:.............................................................................44 3.3 Các mục tiêu & quan điểm phát triển vùng:.........................................................44 3.3.1 Các mục tiêu chiến lược phát triển vùng:....................................................44 3.3.2 Quan điểm phát triển vùng:.........................................................................45 3.4 Các định hướng phát triển vùng:...........................................................................45 3.4.1 Các nhiệm vụ trọng tâm cần giải quyết:......................................................45 3.4.2 Các định hướng phát triển ngành:...............................................................48 3.5 Các dự báo phát triển vùng:..................................................................................51 3.5.1 Dự báo tăng trưởng kinh tế:........................................................................51 3.5.2 Dự báo quy mô dân số và lao động:............................................................52 3.5.3 Dự báo nhu cầu sử dụng đất đai:.................................................................55 3.5.4 Dự báo khả năng, quá trình đô thị hóa và hình thái phát triển:...................55 4 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN VÙNG................................60 4.1 Phân vùng chức năng, tổ chức khung phát triển và phân bố cơ sở kinh tế..........60 4.1.1 Phân vùng chức năng:.................................................................................60 4.1.2 Tổ chức các khung phát triển:.....................................................................62 4.1.3 Phân bố các khu, cụm sản xuất, cơ sở kinh tế:.............................................65 4.2 Tổ chức hệ thống đô thị, khu dân cư nông thôn...................................................71 4.2.1 Nguyên tắc chung:.......................................................................................71 4.2.2 Tổ chức hệ thống đô thị:..............................................................................72 4.2.3 Tổ chức khu dân cư nông thôn:....................................................................84 4.3 Hệ thống các trung tâm, công trình hạ tầng xã hội...............................................86 4.3.1 Trung tâm chính trị - hành chính:................................................................86 4.3.2 Công trình giáo dục và đào tạo:..................................................................86 4.3.3 Công trình y tế:............................................................................................88 4.3.4 Công trình văn hóa - TDTT:........................................................................88 4.3.5 Công trình thương mại - dịch vụ:.................................................................89 4.3.6 Trung tâm phục vụ du lịch:..........................................................................90 4.3.7 Nhà ở:..........................................................................................................90 5 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT.........91 5.1 Giao thông:............................................................................................................91 5.1.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển giao thông vùng:....................................91 5.1.2 Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông quốc gia:.......................91 5.1.3 Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng:.............................96 5.2 Chuẩn bị kỹ thuật:...............................................................................................103 5.2.1 Giải pháp phòng chống lũ và giảm nhẹ thiên tai:......................................103 2 Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035. 5.2.2 Tiêu thoát nước diện rộng:.........................................................................106 5.2.3 Định hướng thoát nước mưa tại các đô thị:...............................................108 5.2.4 Nền xây dựng cho các đô thị......................................................................113 5.3 Cấp nước:.............................................................................................................115 5.3.1 Chỉ tiêu và nhu cầu dùng nước:.................................................................115 5.3.2 Nguồn nước:...............................................................................................117 5.3.3 Giải pháp cấp nước:...................................................................................119 5.3.4 Bảo vệ nguồn nước:...................................................................................125 5.3.5 Kiến nghị:..................................................................................................125 5.4 Cấp điện:..............................................................................................................126 5.4.1 Tính toán nhu cầu:.....................................................................................126 5.4.2 Định hướng cấp điện:................................................................................127 5.5 Thoát nước thải và vệ sinh môi trường:..............................................................135 5.5.1 Các chỉ tiêu tính toán:................................................................................135 5.5.2 Quy hoạch thoát nước thải:.......................................................................137 5.5.3 Chất thải rắn (CTR):..................................................................................139 5.5.4 Nghĩa trang:...............................................................................................142 5.6 Đánh giá môi trường chiến lược:........................................................................144 5.6.1 Cơ sở đánh giá môi trường chiến lược:.....................................................144 5.6.2 Mục tiêu và chỉ tiêu môi trường:................................................................144 5.6.3 Dự báo diễn biến môi trường của phương án quy hoạch:..........................146 5.6.4 Định hướng phân vùng bảo vệ môi trường:...............................................151 5.6.5 Giải pháp bảo vệ môi trường tại các phân vùng khi thực hiện quy hoạch xây dựng: 151 5.6.6 Khu vực đầu mối hạ tầng kĩ thuâ ât:.............................................................153 5.6.7 Giải pháp thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu..................................154 5.6.8 Quan trắc môi trường................................................................................154 6 CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ..................................................................156 6.1 Các mục tiêu ưu tiên đầu tư:...............................................................................156 6.2 Các dự án ưu tiên đầu tư:....................................................................................156 6.2.1 Các dự án do Trung ương đầu tư trên địa bàn:..........................................156 6.2.2 Các dự án do Tỉnh quản lý:........................................................................156 6.2.3 Các dự án kêu gọi đầu tư:..........................................................................157 6.2.4 Các dự án quy hoạch đô thị:......................................................................158 7 CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN VÙNG.......................159 7.1 Chính sách quản lý phát triển:.............................................................................159 7.2 Biện pháp tổ chức thực hiện:...............................................................................160 8 KẾT LUẬN và KIẾN NGHỊ..........................................................................162 8.1 Kết luận:...............................................................................................................162 8.2 Kiến nghị:............................................................................................................162 9 PHỤ LỤC.............................................................................................................164 3 Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035. 4 Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035. 1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch: Tỉnh Thái Nguyên là một trong 10 đơn vị hành chính thuộc vùng Thủ đô Hà Nội; là trung tâm kinh tế - xã hội (KT-XH) của vùng Đông Bắc; là cửa ngõ giao lưu KT-XH giữa vùng Trung du và Miền núi phía Bắc (TD&MNPB) với vùng Đồng bằng Bắc Bộ; là trung tâm giáo dục - đào tạo, công nghiệp của vùng TD&MNPB; có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng và là vành đai bảo vệ cho Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Thái Nguyên có diện tích tự nhiên khoảng 3533,1891km 2, gồm 1 thành phố (TP), 1 thị xã (TX) và 7 huyện với 180 xã, phường, thị trấn, trong đó có 16 xã vùng cao và 108 xã miền núi, còn lại 56 xã đồng bằng và trung du. Dân số của tỉnh đến năm 2013 là 1.155.991 người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 29,78%. Với vị trí là cửa ngõ giao lưu giữa các tỉnh trong vùng TD&MNPB và vùng Đồng bằng sông Hồng; Điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp; Tài nguyên khoáng sản phong phú, nhiều địa danh thăm quan, du lịch hấp dẫn; Lợi thế về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chăm sóc bảo vệ sức khỏe cộng đồng là những động lực căn bản giúp KT-XH của tỉnh Thái Nguyên phát triển vừa là cơ sở quan trọng để tỉnh Thái Nguyên phấn đấu trở thành một trong những trung tâm KT-XH quan trọng của vùng và Quốc gia. Những dự án lớn gần đây được triển khai, như: Dự án đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, dự án Khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo, dự án Khu tổ hợp công nghệ cao Samsung Thái Nguyên, dự án vùng du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc đang và tiếp tục đem lại cho tỉnh Thái Nguyên những bước phát triển đột phá. Thời gian qua, một loạt các quy hoạch mang tính chiến lược của Quốc gia, Vùng, Tỉnh đã được phê duyệt, như: Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020, Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội, Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng TD&MNPB đến năm 2020, Quy hoạch xây dựng vùng TD&MNPB đến năm 2030, Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, có tác động chi phối và ảnh hưởng lớn đến phát triển KT-XH chung của toàn vùng và của tỉnh Thái Nguyên. Yêu cầu đặt ra là: 1. Liên kết phát triển để đáp ứng được các vị thế, chức năng của vùng đặt ra đối với tỉnh Thái Nguyên, đồng thời hạn chế những mâu thuẫn, xung đột với các tỉnh nội vùng trong quá trình phát triển. 2. Khai thác sử dụng hợp lý các nguồn lực, tài nguyên trong Tỉnh và liên kết trong mối liên hệ kinh tế vùng để phát triển, tổ chức tốt môi trường đô thị và nông thôn, đồng thời kiểm soát bảo vệ môi trường tự nhiên trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững. 3. Cùng với các chính sách, cơ chế thu hút đầu tư, thì việc quan trọng là phải tạo lập cho môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên một hình ảnh quy hoạch tổng thể không gian vùng tỉnh, thể hiện được những cơ hội và lộ trình phát triển, những thông tin về quy hoạch cho chính quyền, cộng đồng dân cư và nhà đầu tư. 4. Quy hoạch tổng thể không gian xây dựng trên địa bàn toàn tỉnh theo hướng tiếp cận lồng ghép các định hướng chuyên ngành, đặc biệt với các vấn đề về sử dụng đất đai, nông lâm nghiệp, thủy sản và các hướng đầu tư công nghiệp, du lịch..., giảm các xung đột trong phát triển nội vùng. 5 Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035. Trước những yêu cầu trên, cần thiết phải có một nghiên cứu quy hoạch trên địa bàn toàn tỉnh để vừa định hướng theo các khung phát triển chung do các quy hoạch của quốc gia đề ra vừa đáp ứng những yêu cầu cụ thể, phù hợp với các quy hoạch chuyên ngành của tỉnh, tạo sự thống nhất trong chỉ đạo, điều hành và thực hiện. Vì vậy, việc lập Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên là hết sức cần thiết. Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên là loại hình nghiên cứu tổng hợp về việc tổ chức không gian đô thị và điểm dân cư nông thôn, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật (HTKT), hạ tầng xã hội (HTXH), tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng các mục tiêu phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường. Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên được thể hiện thông qua các sơ đồ, bản đồ chính trên tỷ lệ 1/50.000 và thuyết minh nhằm đảm bảo cung cấp đủ thông tin để quản lý theo quy hoạch được duyệt. 1.2 Các căn cứ lập quy hoạch: 1.2.1 Văn bản pháp lý: - Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014. - Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009. - Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng. - Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/05/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị. - Nghị định số 62/2011/NĐ-CP ngày 26/07/2011 của Chính phủ về thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn. - Thông tư số 34/2009/TT-BXD ngày 30/09/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 42/2009/NĐ-CP. - Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/04/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng. - Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/03/2008 của Bộ Xây dựng ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với Nhiệm vụ và Đồ án QHXD. - Nghị quyết 37/NQ-TW ngày 01/07/2004 của Bộ Chính Trị về phương hướng phát triển KT - XH và bảo đảm an ninh quốc phòng vùng TD&MNPB. - Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 23/2/2013 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Thái Nguyên. - Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các KCN đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. - Quyết định số 260/QĐ-TTg, ngày 27/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. - Quyết định số 1734/QĐ-TTg ngày 01/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn sau 2020. 6 Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035. - Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. - Quyết định số 1327/2009/QĐ-TTg ngày 24/08/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến 2020 và định hướng đến 2030. - Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 10/09/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến 2030. - Quyết định số 2127/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/11/2011 về phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. - Quyết định số 1659/QĐ-TTG, ngày 07/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020. - Quyết định số 1758/QĐ-TTg, ngày 20/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. - Quyết định số 980/QĐ-TTg ngày 21/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Trung du và miền núi Bắc bộ. - Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt QHTT phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. - Quyết định số 1064/QĐ-TTg, ngày 08/07/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH vùng TD&MNPB đến năm 2020. - Quyết định số 3554/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt QHPT hệ thống đô thị tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025. - Quyết định số 3212/QĐ-UBND ngày 24/12/2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. - Quyết định số 3305/QĐ-UBND ngày 30/12/2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng các khu, cụm công nghiệp tỉnh Thái nguyên đến năm 2020. - Quyết định số 2796/QĐ-UBND ngày 24/11/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. - Quyết định số 2546/QĐ-UBND ngày 29/11/2013 của UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt Quy hoạch cấp nước các đô thị và khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. - Quyết định số 2547/QĐ-UBND ngày 29/11/2013 của UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt Quy hoạch thoát nước các đô thị và khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. - Quyết định số 2548/QĐ-UBND ngày 29/11/2013 của UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt Quy hoạch quản lý nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. 7 Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035. - Công văn số 1645/TTg-KTN ngày 15/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh bổ sung một số KCN của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020. - Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 13/12/2013 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới thị trấn Hùng Sơn thuộc huyện Đại Từ và điều chỉnh địa giới thị trấn Đu thuộc huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. - Quyết định số 1339/QĐ-BXD ngày 30/12/2013 của Bộ Xây dựng về việc công nhận thị trấn Ba Hàng mở rộng thuộc huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV. - Tờ trình số 103/TTr-UBND ngày 10/12/2012 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc xin chủ trương điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Đại Từ, Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên để thành lập thị xã Núi Cốc và thành lập các phường trực thuộc. - Tờ trình số 89/TTr-UBND ngày 30/12/2013 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Sông Công, thành lập phường thuộc thị xã Sông Công và thành lập thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. - Công văn số 886/TTg-KTN ngày 12/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phương án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển khu công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên. - Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐND ngày 26/4/2013 của HĐND tỉnh Thái Nguyên thông qua đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” - Nghị quyết số 47/2014/NQ-HĐND ngày 25/7/2014 của HĐND tỉnh Thái Nguyên thông qua đề án điều chỉnh địa giới thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công; thành lập phường thuộc thị xã Sông Công và thành lập thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. - Nghị quyết số 48/2014/NQ-HĐND ngày 25/7/2014 của HĐND tỉnh Thái Nguyên thông qua đề án thành lập thị xã Phổ Yên và thành lập 04 phường thuộc thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. - Nghị quyết số 49/2014/NQ-HĐND ngày 25/7/2014 của HĐND tỉnh Thái Nguyên thông qua nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035. - Quyết định số 1796/QĐ-UBND ngày 18/8/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035. 1.2.2 Các nguồn tài liệu, số liệu: - Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên. - Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng TD&MNPB đến 2020; Quy hoạch xây dựng vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030. - Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030; Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng tỉnh Thái Nguyên; Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025; Quy hoạch chung xây dựng các khu, cụm công nghiệp tỉnh Thái nguyên đến năm 2020. 8 Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035. - Quy hoạch xây dựng vùng chiến khu cách mạng ATK liên tỉnh Thái Nguyên Tuyên Quang - Bắc Kạn; Quy hoạch xây dựng vùng du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. - Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch cấp nước các đô thị và KCN tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch thoát nước các đô thị và khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch quản lý nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. - Đề án điều chỉnh địa giới hành chính huyện Đại Từ, Phổ Yên và TP Thái Nguyên để thành lập TX Núi Cốc và các phường trực thuộc. - Đề án điều chỉnh địa giới hành chính TP Thái Nguyên và TX Sông Công và thành lập phường Lương Sơn, TX Sông Công. - Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của huyện, thị, thành phố trong tỉnh. - Quy hoạch đô thị, quy hoạch khu dân cư nông thôn, khu du lịch và quy hoạch các khu chức năng khác đã được lập và phê duyệt trên địa bàn tỉnh. - Kết quả nghiên cứu các công trình, dự án của các ngành trên địa bàn toàn tỉnh. - Tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, KT-XH do địa phương cung cấp. - Bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất toàn tỉnh tỷ lệ 1/50.000. - Các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm liên quan. 1.3 Nguyên tắc và mục tiêu: 1.3.1 Nguyên tắc lập quy hoạch: - Quy hoạch được lập phải phù hợp với các nguyên tắc và định hướng phát triển không gian vùng TD&MNPB và vùng Thủ đô Hà Nội. - Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh Thái Nguyên và các thành phố, huyện, thị xã trong tỉnh. - Phù hợp với yêu cầu phát triển ngành có liên quan. - Phù hợp với các quy định của pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn về QHXD. 1.3.2 Mục tiêu của việc lập đồ án quy hoạch: - Cụ thể hóa các quy hoạch chiến lược, gồm: Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội, quy hoạch xây dựng vùng TD&MNPB và quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững, lâu dài để tỉnh Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế quan trọng của vùng TD&MNPB và của vùng Thủ đô Hà Nội. - Điều phối, kiểm soát sự phát triển, bảo đảm sự phát triển bền vững trên cơ sở phát triển KT - XH và bảo vệ môi trường. - Phục vụ công tác chỉ đạo, lập kế hoạch triển khai của UBND tỉnh Thái Nguyên và các sở ngành trong tỉnh. - Làm cơ sở pháp lý cho các công tác quản lý xây dựng phát triển, lập và điều chỉnh các quy hoạch chung đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn mới và các quy hoạch ngành; là cơ sở phục vụ công tác quản lý và đề xuất cơ chế chính sách quản lý phát triển vùng tỉnh. 9 Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035. 2 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÙNG 2.1 Vị trí và giới hạn vùng lập quy hoạch: Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch vùng tỉnh Thái Nguyên được xác định trên cơ sở diện tích toàn tỉnh Thái Nguyên hiện hữu, bao gồm TP Thái Nguyên, TX Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ và Phú Lương, được giới hạn cụ thể như sau: - Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn. - Phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội. - Phía Tây giáp các tỉnh Vĩnh Phúc và Tuyên Quang. - Phía Đông giáp các tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang. Tổng diện tích vùng lập quy hoạch là 3533,1891km 2. Tổng dân số năm 2013 của vùng lập quy hoạch là 1.155.991 người. Mật độ dân số là 327 người/km2. 2.2 Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên: 2.2.1 Đặc điểm địa hình: Là một tỉnh miền núi, nhưng địa hình Thái Nguyên ít bị chia cắt hơn so với các tỉnh miền núi khác trong vùng Trung du - Miền núi Bắc bộ. Độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 200 ÷ 300m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Các dãy núi cao gồm dãy núi Bắc Sơn và Tam Đảo, đỉnh cao nhất thuộc dãy Tam Đảo có độ cao 1.592 m. Tuy là một tỉnh miền núi nhưng độ dốc tương đối nhỏ, chỉ ở vùng núi phía Bắc là có độ dốc cao. Kết quả xác định trên bản đồ 1/50.000 của tỉnh cho thấy: - Độ dốc cấp I + II (độ dốc < 8O) chiếm 24,2%. - Độ dốc cấp III (độ dốc 8 - 15O) chiếm 19,4%. - Độ dốc cấp IV (độ dốc 15 - 25O) chiếm 17,5%. - Độ dốc trên cấp V (độ dốc trên 25O) chiếm 38,9%. Thái Nguyên có bốn hình thái địa hình với các đặc trưng khác nhau, bao gồm: - Nhóm địa hình đồng bằng: Kiểu địa hình đồng bằng aluvi, rìa đồng bằng Bắc Bộ có diện tích không lớn, phân bố ở phía Nam của tỉnh, chủ yếu thuộc hai huyện Phú Bình và Phổ Yên với độ cao địa hình 10  15m; Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải dạng bậc thềm cổ có diện tích lớn hơn, độ cao địa hình vào khoảng 20  30m và phân bố dọc hai con sông lớn là sông Cầu và sông Công thuộc huyện Phổ Yên và Phú Bình. Các kiểu đồng bằng còn lại phân bố rải rác ở độ cao lớn hơn. - Nhóm địa hình gò đồi được chia thành ba kiểu: Kiểu địa hình gò đồi thấp, trung bình, dạng đồi bát úp, với độ cao tuyệt đối 50  70m, phân bố ở các huyện Phú Bình, Phổ Yên; Kiểu địa hình đồi cao, đỉnh bằng hẹp, độ cao tuyệt đối phổ biến từ 100  125m, chủ yếu phân bố ở phía Bắc của tỉnh, kéo dài từ Đại Từ đến Định Hoá; Kiểu địa hình đồi cao sườn lồi, thẳng, đỉnh nhọn, hẹp, kéo dài dạng dãy, độ cao phổ biến từ 100  150m, phân bố ở phía Bắc của tỉnh trong lưu vực sông Cầu, từ huyện Đồng Hỷ, Phú Lương đến huyện Định Hoá. - Nhóm địa hình núi thấp: Chiếm tỷ lệ lớn, hầu như chiếm trọn vùng Đông Bắc của tỉnh. Nhóm cảnh quan địa hình núi thấp, phân bố dọc ranh giới Thái Nguyên với các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc. Các hình thái địa 10 Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035. hình núi thấp được cấu tạo bởi năm loại đá chính là đá vôi, đá trầm tích biến chất, đá bazơ và siêu bazơ, đá trầm tích phun trào và đá xâm nhập axít; Nhiều cảnh quan có cấu tạo xen kẽ các loại đá trên. Trước đây, phần lớn diện tích nhóm hình thái địa hình núi thấp có lớp phủ rừng nhưng hiện nay lớp phủ rừng đang bị suy giảm. - Nhóm hình thái địa hình nhân tác: Ở Thái Nguyên chỉ có một kiểu là các hồ chứa nhân tạo, trong đó các hồ lớn nhất là hồ Núi Cốc, Khe Lạnh, Bảo Linh, Cây Si, Ghềnh Chè... đây cũng là những địa điểm hấp dẫn đối với phát triển du lịch sinh thái. 2.2.2 Khí hậu: Khí hậu của tỉnh Thái Nguyên chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Theo số liệu của Tổng cục khí tượng thuỷ văn, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.500 - 2.500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. - Nhiệt độ trung bình chênh lệch giữa tháng nóng nhất (28,9 OC - tháng 6) với tháng lạnh nhất (15,2OC - tháng 1) là 13,7OC. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300  1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. - Tổng tích nhiệt độ vượt 7.500OC, thời kỳ lạnh (nhiệt độ trung bình tháng dưới 18OC) chỉ trong 3 tháng. Với lượng mưa khá lớn, trung bình 1.500  2.500mm, tổng lượng nước mưa tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên dự tính lên tới 6,4 tỷ m 3/năm. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đều theo thời gian và không gian. Lượng mưa tập trung nhiều ở TP Thái Nguyên, huyện Đại Từ, trong khi đó tại huyện Võ Nhai, Phú Lương lượng mưa ít hơn. Lượng mưa tập trung khoảng 87% vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), trong đó riêng lượng mưa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa cả năm và thường gây ra những trận lũ lụt lớn. Vào mùa khô, đặc biệt là tháng 12, lượng mưa trong tháng chỉ bằng 0,5% lượng mưa cả năm. - Do địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam nên khí hậu của tỉnh vào mùa đông được chia thành ba vùng: Vùng lạnh nhiều nằm ở phía Bắc huyện Võ Nhai; Vùng lạnh vừa gồm huyện Định Hoá, Phú Lương, Nam Võ Nhai; Vùng ấm gồm các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Bình, TX Sông Công và TP Thái Nguyên. - Với đặc điểm địa hình Thái Nguyên có dãy Tam Đảo ở phía Tây Nam với đỉnh cao nhất 1.590 m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Ngoài hai dãy núi kể trên còn có dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đến Võ Nhai tạo nên vùng ít mưa và dãy núi Bắc Sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Các dãy núi Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa Đông Bắc nên vì vậy Thái Nguyên ít chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa Đông Bắc. - Nhìn chung, điều kiện khí hậu - thuỷ văn của tỉnh Thái Nguyên tương đối thuận lợi về các mặt để có thể phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển các ngành nông, lâm nghiệp nói chung. Tuy nhiên, vào mùa mưa với lượng mưa tập trung lớn thường xảy ra tai biến về sụt lở, trượt đất, lũ quét ở một số triền đồi núi và lũ lụt ở khu vực dọc theo lưu vực sông Cầu và sông Công. 2.2.3 Thủy văn: Mùa lũ ở Thái Nguyên từ tháng 6 đến tháng 9, nhưng lớn nhất và tập trung xảy ra ở hai tháng 7 và tháng 8. Số lần xuất hiện đỉnh lũ lớn nhất trong năm xảy ra trong thời gian này chiếm 50%  60% vì lưu vực sông nhỏ nên chỉ sau một trận mưa lớn ngắn ngày cũng đủ gây ra lũ lớn trên sông. 11 Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035. Hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh Thái nguyên thuộc lưu vực sông Cầu và lưu vực sông Thương. Trong đó phần lớn diện tích tỉnh Thái Nguyên thuộc lưu vực sông Cầu, một phần nhỏ diện tích phía Đông Nam tỉnh thuộc về lưu vực sông Thương. Lưu vực sông Cầu có hai sông lớn là sông Cầu và sông Công, có ảnh hưởng lớn tới đời sống KT-XH tỉnh Thái Nguyên. Lưu vực sông Thương gồm có sông Rong và sông Trung, là một phụ lưu của sông Thương nằm ở phía Đông Nam tỉnh Thái Nguyên. Sơ đồ các lưu vực tỉnh Thái Nguyên 2.2.4 Địa chất: Cấu trúc địa tầng của tỉnh Thái Nguyên khá phức tạp, có nhiều nguồn gốc khác nhau. Tính phong phú của các giới hệ tầng quyết định rất lớn đến chất lượng đất và sự phong phú của các loại khoáng sản của Thái Nguyên. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là quy mô diện tích các loại đất cũng như trữ lượng khoáng sản ở mức hạn chế. Có tới 28 hệ tầng, phức hệ địa chất với nhiều loại đá khác nhau. Các hệ tầng này phần lớn có dạng tuyến và phân bố theo nhiều hướng khác nhau. Phần lớn các hệ tầng nằm ở phía Bắc của tỉnh có hướng thiên về Đông Bắc - Tây Nam, trong khi các hệ tầng ở phía Nam tỉnh lại thiên về hướng Tây Bắc - Đông Nam. Các hệ tầng có chứa đá vôi tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc của tỉnh, không thành khối liên tục mà xen kẽ với các tầng khác nhau như: Sông Hiến, Lạng Sơn, Bắc Bun,... thuộc vùng Tây Bắc của tỉnh. Huyện Định Hoá có hệ tầng Phố Ngữ, chiếm tỷ lệ diện tích lớn với các loại đá phổ biến là phiến sét, sét silic, cát bột kết ... Chiếm diện tích lớn ở vùng phía Nam là các hệ tầng Tam Đảo, hệ tầng Nà Khuất, hệ tầng Hà Cối với nhiều loại đá khác nhau. Với điều kiện địa chất như vậy, tỉnh Thái Nguyên có nhiều loại khoáng sản, cả nhiên liệu, kim loại, phi kim loại. 2.2.5 Tài nguyên khoáng sản: Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Hiện đã phát hiện 177 điểm quặng và mỏ khoáng sản với hơn 30 loại hình khác nhau phân bố tập trung ở các huyện Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, Võ Nhai… Tài nguyên khoáng sản của Tỉnh có thể chia thành bốn nhóm: - Nhóm nguyên liệu cháy gồm than đá và than mỡ với tổng trữ lượng gần 100 triệu tấn (hiện còn lại khoảng 63,8 triệu tấn), đứng thứ hai trong cả nước, chất lượng tương đối tốt. Các mỏ có trữ lượng lớn là Khánh Hòa 46 triệu tấn, Núi Hồng 15,1 triệu 12 Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035. tấn; hai mỏ Làng Cẩm và Phấn Mễ mỗi mỏ có trữ lượng trên 3,5 triệu tấn than mỡ. Thái Nguyên được đánh giá là tỉnh có trữ lượng than đủ đáp ứng các nhu cầu về luyện kim, sản xuất nhiệt điện và các nhu cầu khác không chỉ của bản thân tỉnh. - Nhóm khoáng sản kim loại gồm cả kim loại đen như sắt, mangan, titan và kim mầu loại như chì, kẽm, đồng, niken, nhôm, thiếc, vonfram, altimoan, thuỷ ngân, vàng… Khoáng sản kim loại là một trong những ưu thế của Thái Nguyên không chỉ so với các tỉnh trong vùng mà còn có ý nghĩa đối với cả nước. Cụ thể là: + Quặng sắt: Trữ lượng khoảng gần 34,6 triệu tấn với hàm lượng Fe 58,861,8%, được xếp vào loại chất lượng tốt. + Quặng titan gốc: Là mỏ duy nhất ở Việt Nam được phát hiện tính đến thời điểm hiện nay với trữ lượng trên 1 triệu tấn. + Quặng mangan - sắt có hàm lượng Mn+Fe khoảng 40-60%, trữ lượng thăm dò khoảng 5 triệu tấn. + Quặng thiếc, vonfram: Đây là các loại khoáng sản có tiềm năng ở Thái Nguyên, tổng trữ lượng SnO2 còn lại của cả ba mỏ chính là 16.648 tấn. Quặng vonfram - đa kim có trữ lượng trên 100 triệu tấn, thuộc loại mỏ lớn của thế giới. Riêng mỏ vonfram ở khu vực Đá Liền có quy mô lớn với trữ lượng khoảng 227.584 tấn. + Chì, kẽm: Tổng trữ lượng chì, kẽm còn lại ước khoảng 27,2 triệu tấn, hàm lượng chì kẽm trong quặng đạt từ 8% đến 30%. + Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh ở nhiều nơi còn tìm thấy vàng, bạc, đồng, niken, thuỷ ngân… Trữ lượng các loại này tuy không lớn nhưng có ý nghĩa về mặt kinh tế. - Nhóm khoáng sản phi kim loại gồm pyrit, barit, phốt-pho-rít, graphit…, trong đó đáng chú ý nhất là phốt-pho-rít với tổng trữ lượng khoảng 89.500 tấn. - Khoáng sản vật liệu xây dựng (VLXD): với nhiều loại như đá xây dựng, đất sét, đá vụn, cát sỏi… trong đó sét xi măng có trữ lượng khoảng 84,6 triệu tấn. Sét ở đây có hàm lượng các chất dao động như SiO 2 từ 51,9 đến 65,9%, Al2O3 khoảng từ 78%, Fe2O3 khoảng 7-8%. Ngoài ra, Thái Nguyên còn có sét làm gạch ngói, cát sỏi dùng cho xây dựng… Đáng chú ý nhất trong nhóm khoáng sản phi kim loại của tỉnh là đá carbonat bao gồm đá vôi xây dựng có trữ lượng xấp xỉ 100 tỷ m 3, đá vôi xi măng ở Núi Voi, La Giang, La Hiên có trữ lượng 194,7 triệu tấn. Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa trong phạm vi cả nước như quặng sắt, than (đặc biệt là than mỡ). Đây là một lợi thế lớn của tỉnh trong việc phát triển các ngành công nghiệp như luyện kim, khai khoáng, sản xuất xi măng, VLXD... 2.2.6 Địa chấn: Theo bảng phân vùng gia tốc nền trên phạm vi toàn quốc, tỉnh Thái Nguyên có nguy cơ động đất cấp 6, 7. Bảng: Phân vùng gia tốc nền theo địa danh hành chính tỉnh Thái Nguyên. Đơn vị hành chính TP Thái Nguyên TX Sông Công Huyện Đại Từ Đỉnh gia tốc nền tham chiếu trên nền loại A agR, m/s2 0,9101 0,8394 1,1621 Cấp động đất (thang MSK - 64) VII VII VII 13 Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035. Đơn vị hành chính Huyện Định Hoá Huyện Đồng Hỷ Huyện Phổ Yên Huyện Phú Bình Huyện Phú Lương Huyện Võ Nhai Đỉnh gia tốc nền tham chiếu trên nền loại A agR, m/s2 0,4590 0,9346 0,9267 0,6335 1,0120 0,4423 Cấp động đất (thang MSK - 64) VI VII VII VII VII VI 2.2.7 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên: Phần lớn diện tích đất đai nằm trong vùng bán sơn địa, cốt nền cao không bị lũ lụt, thuận lợi để xây dựng công nghiệp và đô thị. Điều kiện địa hình là một trong những yếu tố cho phép phát triển KT-XH đa dạng: Vùng đồng bằng, vùng trung du thuận lợi để hình thành các khu công nghiệp tập trung, đô thị và phát triển nông nghiệp; Vùng núi có lợi thế trong việc phát triển kinh tế đồi rừng, du lịch nghỉ dưỡng. 2.3 Đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội 2.3.1 Kinh tế: 1. Cơ cấu kinh tế: Tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng luôn chiếm đến hơn 40% từ năm 2009 đến năm 2013 là do phát huy được những lợi thế sẵn có của công nghiệp khai khoáng, sản xuất VLXD, công nghiệp chế biến, sản xuất sản phẩm cây công nghiệp... Về cơ cấu trong tổng sản phẩm năm 2014, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm cơ cấu 19,14%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 44,65% và khu vực dịch vụ chiếm 36,21% (năm 2013 có cơ cấu tương ứng là 19,74% - 41,44% 38,82%) 1 Bảng: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế. Đơn vị tính: Tỷ đồng T T Hạng mục A 1 Tổng sản phẩm 2 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 2 3 B 1 2 3 Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ Cơ cấu Nông, lâm nghiệp, thủy sản Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ 2010 20.368,1 0 4.561,70 8.485,50 2011 2012 22.152,5 23.661,1 0 0 4.795,00 5.074,10 9.453,10 10.118,00 7.320,90 100,00 22,40 41,66 35,94 7.904,40 100,00 21,64 41,41 36,94 8.469,00 100,00 20,78 41,31 37,91 2013 2014 25.212,6 0 30.426,90 5.293,40 5.547,50 10.807,3 0 15.184,30 9.111,90 9.695,10 100,00 100,00 19,74 19,14 41,44 44,65 38,82 36,21 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2013 & Báo cáo số 235/BC-UBND. 1 Báo cáo sô 235/BC-UBND ngày 21/11/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015. 2 Tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn theo giá so sánh 2010 phân theo khu vực kinh tế. 14 Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035. Bảng: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo giá hiện hành phân theo thành phần kinh tế. Đơn vị tính: Tỷ đồng T T Hạng mục A 1 Tổng số Kinh tế nhà nước 2 3 B 1 2 3 Kinh tế ngoài nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Cơ cấu Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 2010 2011 2012 2013 10.284,0 25.418,0 29.722,7 6 0 0 33.683,40 8.912,50 10.985,50 12.719,50 14.049,80 14.139,8 16.688,9 1.120,46 0 0 19.257,80 251,10 292,70 314,30 375,70 100,00 100,00 100,00 100,00 43,76 43,22 42,79 41,71 55,71 55,63 56,15 57,17 1,23 1,15 1,06 1,12 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2013. 2. Các ngành kinh tế: a. Công nghiệp - xây dựng: Tổng sản phẩm ngành công nghiệp - xây dựng theo giá hiện hành năm 2013 đạt 13.957,2 tỷ đồng, chiếm 41,44% tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất. Toàn tỉnh đã quy hoạch 06 KCN với tổng diện tích quy hoạch khoảng 1.420ha 3, phân bố tương đối hợp lý trên các trục giao thông chính và gần với các trung tâm phát triển lớn. Sản xuất thép, xi măng là những sản phẩm chủ lực của tỉnh gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ, mặc dù giá bán tăng nhưng sản lượng vẫn đạt thấp; tuy nhiên do trên địa bàn tỉnh có nhiều dự án đang đầu tư xây dựng và các dự án lớn đã đi vào sản xuất, tạo ra năng lực sản xuất tăng cao, đặc biệt là nhóm sản xuất sản phẩm điện tử, viễn thông và nhóm chế biến khoáng sản sau khai thác... tạo ra khối lượng sản phẩm lớn với giá trị cao, là đòn bẩy tạo đà tăng trưởng đột phá cho sản xuất công nghiệp trên địa bàn 4. b. Dịch vụ: Tổng sản phẩm ngành dịch vụ năm 2013 là 13.076 tỷ đồng, chiếm 38,82% tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Các loại hình dịch vụ được quan tâm đầu tư phát triển, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt khoảng 10%. Kết cấu hạ tầng được đầu tư, nâng cấp, xây mới, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt tiêu dùng của nhân dân. Hiện trên địa bàn toàn tỉnh có tổng cộng 137 chợ trong đó chợ loại I là 2 chợ, chợ loại II là 7 chợ, còn lại là chợ loại III; có trên 10 siêu thị đã xây dựng và đi vào hoạt động, tập trung chủ yếu tại trung tâm TP Thái Nguyên. 3 Công văn số 886/TTg-KTN ngày 12/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phương án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển khu công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên. 4 Sang tháng 3/2014 trên địa bàn bắt đầu có sản phẩm công nghiệp mới đã đóng góp vào mức tăng đột phá của công nghiệp toàn tỉnh nên tính chung 6 tháng giá trị sản xuất công nghiệp đã gấp 3,7 lần giá trị cùng kỳ, vượt 1,3% kế hoạch cả năm và về trước kế hoạch 6 tháng. Sản xuất tăng mạnh ở 6 tháng cuối năm (gấp hơn 2 lần so với 6 tháng đầu năm 2014) nên dự ước cả năm 2014, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh (theo giá so sánh 2010) đạt 160 nghìn tỷ đồng, gấp 6,3 lần (tăng 530%) so cùng kỳ và bằng 334% kế hoạch cả năm, trong đó công nghiệp nhà nước trung ương 12,8 nghìn tỷ đồng, bằng 80,4% kế hoạch; công nghiệp địa phương quản lý 13 nghìn tỷ đồng, bằng 80,8% kế hoạch và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 135 nghìn tỷ đồng, bằng 845% kế hoạch. 15 Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035. Đã hình thành và phát triển các loại hình dịch vụ mới như dịch vụ tư vấn, hỗ trợ xúc tiến sản xuất, đầu tư, pháp lý, xuất khẩu lao động, kinh doanh bất động sản, góp phần thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ phát triển. Dịch vụ khách sạn, nhà hàng tỉnh Thái Nguyên có tốc độ tăng trưởng khá cao. Năm 2013, giá trị dịch vụ lưu trú, ăn uống là 1054 tỷ đồng. Hiện có 524 cơ sở lưu trú du lịch trên toàn tỉnh bao gồm 49 khách sạn và 475 nhà nghỉ với tổng số 5.065 phòng và 7.976 giường. Khách du lịch đến Thái Nguyên chủ yếu là khách nội địa, khách nước ngoài còn ít. Năm 2013, số khách do các cơ sở lưu trú phục vụ đạt 837,5 nghìn người; trong đó có 823,2 nghìn người khách trong nước chiếm 98,29% và 14,3 nghìn người khách quốc tế chiếm 1,71%. Các loại hình du lịch từng bước được phát triển như: du lịch sinh thái, lịch sử, lễ hội, văn hoá, vui chơi, nghỉ dưỡng... đã bắt đầu thu hút được du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt, việc tổ chức thành công năm du lịch Quốc gia 2007 với chủ đề "Về Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"; lễ hội văn hóa Trà Thái Nguyên thường niên bắt đầu từ năm 2012 và các hoạt động văn hóa bên lề… đã tạo điều kiện cho du lịch của tỉnh phát triển. c. Nông - lâm nghiệp và thủy sản: Nhóm ngành nông - lâm - thủy sản chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong nền kinh tế tỉnh với tổng sản phẩm ngành nông - lâm nghiệp & thủy sản năm 2013 là 6.650,2 tỷ đồng, chiếm 19,74% . Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất với trên 93,54% trong khi tổng giá trị 2 ngành lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm khoảng 6,46%. Như vậy, mặc dù là tỉnh có diện tích rừng và đất rừng lớn, tỷ trọng GTSX lâm sản thấp cho thấy tiềm năng này chưa được khai thác và phát huy hiệu quả cho phục vụ phát triển kinh tế. Trong ngành trồng trọt, sản xuất lương thực đóng vai trò chủ đạo chiếm 44,6% GTSX của ngành, tiếp đến là cây công nghiệp lâu năm chiếm 18,1% tổng GTSX, rau đậu chiếm 17,4%, cây ăn quả chiếm 10,1%. Giá trị sản xuất thu được trên 1 ha đất trồng trọt năm 2013 đạt 72 triệu đồng. Ngành chăn nuôi phát triển theo hướng chuyển dịch sang hình thức tổ chức tập trung trang trại, gia trại. Tính đến năm 2013, trên địa bàn tỉnh có 411 trang trại chăn nuôi tập trung. Tỷ trọng của ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng nhanh từ 28,16% năm 2005 lên đến 41,04% năm 2013. Điều này cho thấy chăn nuôi đang trở thành ngành sản xuất nông nghiệp chính. Dịch vụ nông nghiệp phát triển nhanh với GTSX năm 2013 tính theo giá hiện hành đạt 842,34 tỷ đồng, chiếm 7,13% GTSX nông nghiệp. Các dịch vụ chuyển giao công nghệ, khuyến nông, bảo vệ thực vật, áp dụng các loại giống vật nuôi, cây trồng mới được phổ biến rộng rãi, góp phần gia tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. GTSX lâm nghiệp đạt 354,12 tỷ đồng năm 2013, chiếm 3,41% tổng giá trị nhóm ngành nông lâm thủy sản. Ngành thủy sản với tổng diện tích đang nuôi trồng thủy sản là 4.784 ha, trong đó chỉ có 58 ha nuôi thâm canh, nuôi bán thâm canh có 1.454 ha và nuôi quảng canh 3.272 ha. GTSX thuỷ sản năm 2013 đạt 250,21 tỷ đồng chiếm 6,40% GTSX khu vực nông nghiệp. Tốc độ tăng GTSX ngành thủy sản giai đoạn 2001-2013 đạt khoảng 8,7%/năm. Nhìn chung, tỉnh Thái Nguyên đã từng bước tạo ra được vùng sản xuất nông lâm nghiệp hàng hoá tập trung gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm như chuyên canh sản xuất lương thực, vùng chè chất lượng cao, vùng cây ăn quả, rừng nguyên liệu... Tuy nhiên chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp còn chậm, các dịch vụ cho nông lâm thuỷ sản chưa theo kịp yêu cầu sản xuất. 16 Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035. 2.3.2 Dân số - Xã hội: 1. Dân số và lao động: a. Dân số: Theo niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2013, dân số toàn tỉnh Thái Nguyên là 1.155.991 người chiếm 9,45% tổng dân số của vùng TD&MNPB và 1,33% dân số cả nước. Trong đó dân số thành thị là 344.210 người (chiếm 29,78% tổng dân số toàn tỉnh) và dân cư nông thôn là 811.781 người (chiếm 70,22%). Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,34%. Bảng: Dân số tỉnh Thái Nguyên theo đơn vị hành chính năm 2013. TT Đơn vị hành chính 1 2 3 4 5 6 7 8 9 TP Thái Nguyên TX Sông Công Huyện Phổ Yên Huyện Phú Bình Huyện Phú Lương Huyện Đồng Hỷ Huyện Đại Từ Huyện Định Hóa Huyện Võ Nhai Tổng Diện tích (km2) Dân số (người) 186,31 290.620 82,76 51.433 258,87 140.816 251,71 138.819 368,95 106.861 454,76 111.854 574,17 161.789 516,43 87.885 839,23 65.914 3.533,18 1.155.991 Dân số Dân số Mật độ thành thị nông thôn dân số (người) (người) (người /km2) 232.254 58.366 1.559,87 33.004 18.429 621,47 12.962 127.854 543,96 7.730 131.089 551,50 11.626 95.235 289,64 19.509 92.345 245,96 17.318 144.471 281,78 6.116 81.769 170,18 3.691 62.223 78,54 344.210 811.781 327,18 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2013. b. Lao động: Năm 2013, số người trong độ tuổi lao động toàn tỉnh có 709.393 người, chiếm 61,37% dân số. Lực lượng lao động nhìn chung thuộc loại trẻ với tỷ lệ thanh niên từ 15-29 tuổi chiếm đến 34% tổng số. Trình độ học vấn của nguồn nhân lực Thái Nguyên cao hơn mức bình quân của vùng TD&MNPB và của cả nước. Tỷ trọng người tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên là 69,6%, trong đó tốt nghiệp trung học cơ sở là 41,4%, tốt nghiệp trung học phổ thông là 28,2% (các chỉ tiêu tương ứng của cả nước là 53,5%; 32,7% và 20,8%). Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 56%, cao hơn so với mức trung bình của cả nước là 40%. Bảng: Tỷ lệ lao động theo các nhóm ngành chính năm 2013. T T 1 2 - Hạng mục Dân số Lao động trong độ tuổi Tỉ lệ lao động so với dân số Lao động nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản Tỉ lệ lao động NN so với lao động trong độ tuổi Lao động công nghiệp - xây dựng Tỉ lệ lao động CN so với lao động trong độ tuổi Lao động thương mại - dịch vụ Tỉ lệ lao động TM-DV so với lao động trong độ tuổi Đơn vị người người % người % người % người % Năm 2013 1.155.991 709.393 61,37 402.626 56,76 155.212 21,88 151.555 21,36 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2013. 17 Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035. 2. Xã hội: a. Dân tộc, tôn giáo: Trên địa bàn tỉnh hiện có 46 dân tộc sinh sống, trong đó 8 dân tộc đông dân nhất là: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, H’mông và Hoa. Không như nhiều tỉnh TD&MNPB khác, tỉnh Thái Nguyên có đa số dân cư là người Kinh (trên 70%), tỷ lệ người Kinh chiếm cao hơn tại thành phố, thị xã và các huyện phía Nam tỉnh như Phổ Yên, Phú Bình cũng như tại các thị trấn. Theo thống kê, số người có tôn giáo tại tỉnh Thái Nguyên chiếm khoảng 2,9% dân số của tỉnh. Hiện nay, Thái Nguyên có khoảng 100 chùa, gần 50 đền và khoảng 100 đình. Ðạo Tin Lành ở Thái Nguyên tập trung chủ yếu vào người Mông, Dao. Thái Nguyên có 4 xứ đạo Công giáo hoạt động là: Thái Nguyên, Tân Cương, Nhã Lộng (Phú Bình) và Yên Huy (Ðại Từ). b. Mức sống dân cư: Do nền kinh tế tăng trưởng khá cùng với việc triển khai có hiệu quả nhiều chương trình mục tiêu có liên quan tới xoá đói giảm nghèo nên đời sống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh từng bước được cải thiện, công tác xoá đói giảm nghèo đã đạt nhiều kết quả tốt, tỷ lệ hộ nghèo giảm liên tục qua các năm. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2007 là 21%, năm 2009 giảm xuống còn 14%, đến năm 2013 giảm xuống còn 11,6%. Các huyện còn tỷ lệ hộ nghèo cao là Võ Nhai (28,3%); Định Hoá (22,7%). Bảng: Tỷ lệ hộ nghèo. 2011 TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Hạng mục Huyện Định Hoá Huyện Đại Từ Huyện Đồng Hỷ Huỵên Phú Lương Huyện Võ Nhai Huyện Phú Bình Huyện Phổ Yên TX. Sông Công TP. Thái Nguyên Tổng cộng Số hộ nghèo (hộ) 6.911 10.782 5.389 4.907 5.986 6.991 4.572 760 2.322 48.620 Tỷ lệ (%) 28,01 23,53 19,45 17,30 36,69 19,67 12,64 6,10 3,61 16,69 2012 Số hộ Tỷ lệ nghèo (%) (hộ) 6.191 24,82 9.213 19,69 4.574 16,18 4.054 13,89 5.149 31,35 5.764 16,07 3.366 9,03 645 5,02 2.069 3,11 41.025 13,76 2013 Số hộ Tỷ lệ nghèo (%) (hộ) 5.727 22,72 7.626 16,10 3.853 13,51 3.561 12,18 4.659 28,30 4.783 13,04 2.819 7,00 551 4,19 1.779 2,62 35.358 11,60 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2013. 2.4 Tình hình phát triển đô thị, điểm dân cư nông thôn: 2.4.1 Đô thị: 1. Các cấp đô thị: Tính đến thời điểm 1/2013, hệ thống đô thị tỉnh Thái Nguyên có 15 đô thị, được chia thành hai cấp: Đô thị cấp tỉnh và đô thị cấp huyện. 2 đô thị cấp tỉnh là TP Thái Nguyên và TX Sông Công. 13 đô thị cấp huyện gồm 07 thị trấn huyện lỵ và 06 thị trấn khác thuộc huyện. 2. Tình hình đô thị hoá và phát triển dân cư đô thị: 18 Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035. a. Thái Nguyên là tỉnh có tỷ lệ đô thị hoá bằng mức trung bình toàn quốc là 29% và đứng thứ 2 trong vùng Thủ đô Hà Nội. Trong tỉnh, khu vực có tỷ lệ đô thị hoá cao tập trung tại TP Thái Nguyên, TX Sông Công, TT Ba Hàng, Bãi Bông (Phổ Yên), dọc theo QL 3 và đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên. Đây là khu vực tập trung khoảng 80% tổng số dân cư đô thị của tỉnh và là nơi tập trung nhiều dự án phát triển KCN và các điều kiện cung cấp HTKT cho phát triển đô thị, công nghiệp. b. Các đô thị của tỉnh Thái Nguyên đã đảm nhiệm được vai trò là hạt nhân phát triển KT-XH của từng vùng địa lý - kinh tế trong tỉnh, có thể chia thành hai khu vực phát triển có đặc trưng như sau: * Khu vực phía Nam: Dọc theo QL 3 và đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên là vùng trọng điểm phát triển công nghiệp, dịch vụ, các đô thị Thái Nguyên và Sông Công được đầu tư xây dựng tương đối tập trung về nhà ở, các công trình thương mại, du lịch và các công trình đầu mối HTKT phục vụ đô thị và công nghiệp. - TP Thái Nguyên là đô thị tỉnh lỵ, có cơ cấu kinh tế hiện đại với dịch vụ, công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, là trung tâm đào tạo lớn thứ 3 toàn quốc, trung tâm y tế vùng, đồng thời cũng là điểm đến du lịch. Đây là đô thị có sức thu hút dân cư, phát triển các dự án nhà ở, công trình HTXH, các chương trình cải tạo chỉnh trang đô thị. Tuy nhiên: Quỹ đất và không gian xây dựng đô thị còn hạn chế; Không gian, cơ sở vật chất của các trường đại học chưa tương xứng với quy mô; Khu lưu trú và dịch vụ còn đơn giản; Thiếu khu vui chơi giải trí, công viên cây xanh; Nhiều cơ sở công nghiệp nằm xen lẫn khu dân cư; Chưa có nhiều công trình mang tính chất điểm nhấn đô thị, chưa khai thác được giá trị cảnh quan sông Cầu và các yếu tố địa hình tự nhiên của thành phố; Hệ thống giao thông xuất hiện một số điểm ùn tắc; Hệ thống thoát nước chưa hoàn thiện. - TX Sông Công đã từ lâu là đô thị có vị trí quan trọng của Tỉnh. Thị xã có hệ thống hạ tầng xã hội tương đối đồng bộ. Hệ thống truờng học, cơ sở y tế, công trình văn hóa, TDTT được bố trí quy hoạch xây dựng khá hợp lý và thuận lợi. Hệ thống giao thông nội thị tốt với lộ giới một số tuyến trung tâm đạt tiêu chuẩn, nguồn điện nước đáp ứng đủ cho sản xuất và sinh hoạt của đô thị. Tuy nhiên, hệ thống thoát nước chưa hoàn thiện, chất lượng các đường cống còn chưa đảm bảo; sức thu hút dân cư của thị xã còn hạn chế, đây là vấn đề cần xem xét trong việc định hướng phát triển đô thị. - Thị trấn Ba Hàng là đô thị trung tâm huyện Phổ Yên, đã được mở rộng về quy mô và được công nhận là đô thị loại IV. Hướng phát triển từ một thị trấn nhỏ thành một đô thị lớn hơn đang được tỉnh chú trọng đầu tư. * Khu vực còn lại: Các đô thị khác trên địa bàn tỉnh đều có quy mô nhỏ, phân bố rải đều, bám theo các trục quốc lộ (QL) và tỉnh lộ (ĐT). Các đô thị hành chính (huyện lỵ) là các trung điểm của địa bàn mỗi huyện để đáp ứng chức năng dịch vụ tổng hợp cho huyện. Các đô thị huyện lỵ có tốc độ tăng trưởng dân cư và đô thị hoá mức thấp, trong những năm gần đây đã được chú trọng quy hoạch, phát triển HTKT đô thị. Tuy nhiên không gian của đô thị đang cần được rà soát xem xét để thực sự tạo lập được các đô thị hạt nhân phát triển cho địa bàn. Nhìn chung, các đô thị trong tỉnh phát triển tương đồng với các chức năng mà đô thị đảm nhận, nhưng sự phân bố cũng như tỷ trọng dân cư đô thị đang tập trung chủ 19 Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035. yếu ở vùng phía Nam tỉnh, đòi hỏi thúc đẩy sự hình thành thêm các đô thị mới ở các khu vực còn lại của tỉnh để khai thác phát triển KT-XH cho các vùng huyện và đặc biệt tạo các trung tâm hạt nhân cho các khu vực dân cư nông thôn. Đối với các đô thị hiện hữu, cần tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các chức năng sản xuất, dịch vụ, thương mại, nâng cao chất lượng đô thị. Bảng: Tổng hợp đô thị tỉnh Thái Nguyên năm 2013. T T 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Tên đô thị TP Thái Nguyên TX Sông Công Thị trấn Ba Hàng 5 Thị trấn Bắc Sơn Thị trấn Bãi Bông Thị trấn Hùng Sơn 6 Thị trấn Quân Chu Thị trấn Hương Sơn Thị trấn Chợ Chu Thị trấn Đu Thị trấn Giang Tiên Thị trấn Đình Cả Thị trấn Chùa Hang Thị trấn Trại Cau Thị trấn Sông Cầu Tổng cộng Trực thuộc Tỉnh Tỉnh H. Phổ Yên H. Phổ Yên H. Phổ Yên H. Đại Từ H. Đại Từ H. Phú Bình H. Định Hóa H. Phú Lương H. Phú Lương H. Võ Nhai H. Đồng Hỷ H. Đồng Hỷ H. Đồng Hỷ Loại I III V V V V V V V V V V V V V Diện tích (ha) 18.630,56 8.276,00 183,00 369,00 351,00 1.463,49 1.181,00 1.030,00 435,00 940,75 371,23 860,42 304,00 635,00 1.047,00 36.077,45 Dân số (người) 290.620 51.433 6.127 3.231 3.604 14.335 2.983 7.730 6.116 8.364 3.262 3.691 11.203 4.050 4.256 421.005 Nguồn: Niên giám thống kê các huyện, thị xã trong tỉnh Thái Nguyên năm 2013 và Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 13/12/2013 của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính… (Chi tiết xem phụ lục 1). 2.4.2 Nông thôn: Tổng dân số nông thôn tỉnh Thái Nguyên là 809.410 người, phân bố trong tổng số 142 xã, chiếm 70,37% tổng dân số toàn tỉnh. Tỷ lệ dân số nông thôn ở các huyện còn cao, 5/7 huyện có dân số nông thôn chiếm trên 90% tổng dân số toàn huyện. Diện tích đất ở tại nông thôn là 11.631,52ha, chiếm 3,29% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. 1. Hiện trạng phân bố dân cư nông thôn: 5 Thị trấn Ba Hàng mở rộng (gồm thị trấn Ba Hàng, thị trấn Bãi Bông cùng toàn bộ các xã Nam Tiến, Trung Thành, Thuận Thành và một phần các xã: Hồng Tiến, Đắc Sơn, Đồng Tiến thuộc huyện Phổ Yên) đã được Bộ Xây dựng công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV tại Quyết định số 1339/QĐ-BXD ngày 13/12/2013. Đây là tiền đề để thành lập TX Phổ Yên (TX công nghiệp). Sau khi TX Phổ Yên được thành lập, thị trấn Ba Hàng, Bãi Bông, Bắc Sơn sẽ trở thành một trong các phường nội thị của TX Phổ Yên (Nghị quyết số 48/2014/NQ-HĐND ngày 25/7/2014 của HĐND tỉnh Thái Nguyên thông qua đề án thành lập thị xã Phổ Yên và thành lập 04 phường thuộc thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên). 6 Thị trấn Đại Từ được mở rộng và đổi tên thành thị trấn Hùng Sơn trên cơ sở điều chỉnh toàn bộ 1359,86 ha diện tích tự nhiên và 10.262 nhân khẩu của xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ; Thị trấn Đu được mở rộng trên cơ sở điều chỉnh 339,77 ha diện tích tự nhiên và 2.333 nhân khẩu của xã Động Đạt, huyện Phú Lương theo Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 13/12/2013 của Chính phủ. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan