Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Hóa học 499 câu hỏi amin - amino axit - protein...

Tài liệu 499 câu hỏi amin - amino axit - protein

.PDF
21
700
58

Mô tả:

499 CÂU HỎI CHUYÊN ĐỀ: AMIN – AMINO AXIT – PROTEIN ÔN THI THPT QUỐC GIA 2020 . BẢN ĐỌC THỬ . Ø Full khóa học: http://bit.ly/2M0VIrr → 499 câu hỏi Amin – Amino Axit - Protein | https://www.facebook.com/hoctothoahoc/ TYHH | Page 1 Lời giới thiệu: Các bạn học sinh thân mến, Trong những năm qua, Tôi yêu Hóa Học (TYHH) đã cho ra đời rất nhiều tài liệu học tập môn Hóa và dần trở thành địa chỉ luyện thi môn Hóa tốt cho các bạn học sinh trên cả nước. Và năm nay cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt so với năm trước đó là năm nay các tài liệu của TYHH sẽ bài bản, hệ thống và đầy đủ hơn. Các tài liệu sẽ biên tập thành các bộ, đầy đủ, chi tiết và luôn cập nhật theo xu hướng ra đề mới nhất. Song song với đó, các đề thi, chương trình thi thử Online vẫn diễn ra suốt trong năm học. Từ đó sẽ giúp các bạn học tập một cách tốt nhất. Để làm được điều đó, đội ngũ admin và các thầy cô của TYHH phải dành rất nhiều thời gian, công sức cũng như tâm huyết. Bởi để cho ra đời một bộ tài liệu hay và hấp dẫn cũng như đầy đủ - chi tiết không phải là một điều dễ dàng. Vì vậy, năm học 2019 – 2020 TYHH sẽ tiến hành thu một khoản phí nhỏ nếu các bạn học sinh muốn sở hữu tài các tài liệu quý giá này. Khoản phí này không hề đắt đỏ nhưng nó chính là động lực để thầy cô có thể có thêm nhiều tài liệu hay hơn nữa. Về chi tiết chương trình Tài liệu VIP như sau: ü Link đăng ký: http://bit.ly/2nLNASg ü Lệ phí: 200.000 (có lúc TYHH sẽ giảm còn 100.000) ü Quyền lợi: sẽ nhận full toàn bộ tài liệu của TYHH 2020 Hi vọng, với những nỗ lực mà TYHH mang lại sẽ được các bạn học sinh đón nhận và đặc biệt là đạt kết quả cao trong quá trình học tập cũng như kỳ thi quan trọng nhất trong đời học sinh – kỳ thi THPT Quốc Gia Thầy Nguyễn Thành – Sáng lập Tôi yêu Hóa Học → 499 câu hỏi Amin – Amino Axit - Protein | https://www.facebook.com/hoctothoahoc/ TYHH | Page 2 MỤC LỤC PHẦN 1: LÝ THUYẾT ............................................................................................................................. 4 Chuyên đề 1: LÝ THUYẾT AMIN ...................................................................................................... 4 Chuyên đề 2: LÝ THUYẾT AMINO AXIT .......................................................................................... 6 Chuyền đề 3: LÝ THUYẾT PEPTIT – PROTEIN ............................................................................... 9 Chuyên đề 4: LÝ THUYẾT TỔNG HỢP AMIN – AMINO AXIT – PROTEING ........................... 12 PHẦN 2: BÀI TẬP .................................................................................................................................. 21 Dạng 1: ĐỐT CHAY AMIN ............................................................................................................... 21 Dạng 2: AMIN TÁC DỤNG VỚI HCl, H2SO4 .................................. Error! Bookmark not defined. Dạng 3: GIẢI TOÁN AMINO AXIT, MUỐI AMONI ....................... Error! Bookmark not defined. Dạng 4: GIẢI TOÁN PEPTIT – PROTEIN ....................................... Error! Bookmark not defined. Dạng 5: PEPTIT VẬN DỤNG CAO ................................................... Error! Bookmark not defined. Dạng 6: BÀI TẬP HỖN HỢP CHẤT .................................................. Error! Bookmark not defined. ĐÁP ÁN + HƯỚNG DẪN GIẢI ............................................................... Error! Bookmark not defined. Lưu ý: - Sẽ có một bản cập nhật của tài liệu này vào tháng 3 với các câu hỏi bổ sung từ đề thi thử các trường năm học 2020 – 2021 và đặc biệt là bổ sung các dạng đặt biệt có trong ĐỀ MINH HỌA 2020. Nếu chưa đăng ký VIP thì nhanh tay đăng ký (chỉ 100k) để cập nhật tài liệu “xịn xò” này nhé! → 499 câu hỏi Amin – Amino Axit - Protein | https://www.facebook.com/hoctothoahoc/ TYHH | Page 3 PHẦN 1: LÝ THUYẾT Câu 1: Anilin có công thức là A. C6H5OH B. CH3OH C. CH3COOH D. C6H5NH2 Câu 2: Chất nào sau đây không có trạng thái khí, ở nhiệt độ thường? A. Trimetylamin B. Metylamin C. Etylamin D. Anilin Câu 3: Trong phân tử chất nào sau đây có chứa vòng benzen? A. Phenylamin B. Metylamin C. Propylamin D. Etylamin Câu 4: Dung dịch amin nào sau đây không làm quỳ tím hóa xanh? A. C2H5NH2 B. CH3NH2 C. (CH3)2NH D. C6H5NH2 Câu 4: Hợp chất CH3NHCH2CH3 có tên đúng là A. đimetylmetanamin B. đimetylamin C. N-etylmetanamin D. etylmetylamin Câu 6: Amin nào sau đây là amin bậc hai? A. (CH3)3N B. CH3NH2 C. CH3-NH-CH3 D. C6H5NH2 Câu 7: Công thức phân tử của đimetylamin là A. C4H11N B. C2H6N2 C. C2H6N D. C2H7N Câu 8: Chất ứng với công thức cấu tạo nào sau đây là amin bậc hai? A. CH3-NH-CH2CH3 B. (CH3)2CH-NH2 C. CH3CH2CH2-NH2 D. (CH3)3N Câu 9: Anilin (C6H5NH2) có phản ứng với dung dịch A. NaOH B. Na2CO3 C. NaCl D. HCl Câu 10: Chất nào dưới đây tạo kết tủa trắng với dung dịch brom? A. glyxin B. metylamin C. anilin D. vinyl axetat Câu 11: Chất nào dưới đây làm quỳ tím hóa xanh? A. CH3COOH B. C6H5NH2 C. CH3OH D. C2H5NH2 Câu 12: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một? A. CH3NH2 B. CH3CH2NHCH3 C. (CH3)3N D. CH3NHCH3 Câu 13: Tên gọi các amin nào dưới đây không đúng với công thức cấu tạo? A. CH3NHCH3: đimetylamin B. H2NCH(CH3)COOH: anilin C. CH3CH2CH2NH2: propylamin D. CH3CH(CH3)NH2: isopropylamin Câu 14: Hợp chất không làm đổi màu giấy quỳ tím ẩm là A. CH3NH2. B. CH3COOH. C. C6H5NH2. D. NH3. Câu 15: Ở điều kiện thường, amin X là chất lỏng, dễ bị oxi hóa khi để ngoài không khí. Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím nhưng tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng. Amin X là → 499 câu hỏi Amin – Amino Axit - Protein | https://www.facebook.com/hoctothoahoc/ TYHH | Page 4 A. đimetylamin. B. benzylamin. C. metylamin. D. anilin. Câu 16: Biết rằng mùi tanh của cá (đặc biệt là cá mè) là hỗn hợp các amin và một số chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu ta có thể dùng dung dịch nào sau đây? A. Dung dịch xút B. Nước vôi trong C. Giấm ăn D. Nước muối Câu 17: Dung dịch nước brom tác dụng với dung dịch của chất nào sau đây ở nhiệt độ thường, tạo kết tủa trắng? A. H2NCH2COOH B. CH3NH2 C. C6H5NH2 D. C2H5COOCH3 Câu 18: Nhúng đũa thủy tinh vào dung dịch axit HCl đặc rồi đưa vào miệng bình chứa khí A thấy có "khói trắng" khí A là A. etylamin. B. anilin. C. amoniclorua. D. hiđroclorua. Câu 19: Dãy các chất đều làm quỳ tím ẩm hóa xanh là A. metylamin, amoniac, natri axetat. B. amoniac, natri hiđroxit, anilin. C. amoniac, metylamin, anilin. D. natrihi đroxit, amoni clorua, metylamin. Câu 20: Số đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là A. 4 B. 2 C. 6 D. 3 Câu 21: C7H9N có số đồng phân chứa nhân thơm là A. 6 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 22: Số đồng phân amin bậc một, chứa vòng benzen, có cùng công thức phân tử C7H9N là A. 3 B. 2 C. 5 D. 4 Câu 23: Số đồng phân amin bậc hai có cùng công thức phân tử C4H11N là A. 4 B. 5 C. 3 D. 2 Câu 24: Ứng với công thức phân tử C4H11N, có x đồng phân amin bậc nhất, y đồng phân amin bậc hai và z đồng phân amin bậc ba. Giá trị của x, y và z lần lượt là A. 4, 3 và 1. B. 4, 2 và 1. C. 3, 3 và 0. D. 3, 2 và 1. Câu 25: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C3H9N là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 26: Số đồng phân cấu tạo amin bậc một ứng với công thức phân tử C3H9N là: A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 127: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Có thể phân biệt metylamin và glyxin bằng quỳ tím. B. Metylamin không làm đổi màu quỳ tím. C. Dung dịch anilin có phản ứng với dung dịch HCl. D. Alanin không có phản ứng với dung dịch Br2. Câu 28: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl. B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan trong nước. C. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm. D. Tất cả các amin đều làm quì tím ẩm chuyển màu xanh. → 499 câu hỏi Amin – Amino Axit - Protein | https://www.facebook.com/hoctothoahoc/ TYHH | Page 5 Câu 29: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước. B. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl. C. Metyl amin là chất khí, không màu, không mùi. D. Alanin làm quỳ tím ẩm chuyên màu xanh. Câu 30: Cho anilin vào nước, lắc đều. Thêm lần lượt dung dịch HCl dư, rồi dung dịch NaOH dư, hiện tượng quan sát được là A. dung dịch bị dục, sau đó trong suốt B. lúc đầu trong suốt, sau đó bị đục, rồi phân lớp C. dung dịch bị đục, rồi trong suốt, sau đó bị đục D. lúc đầu trong suốt, sau đó phân lớp Câu 31 à Câu 40: chỉ dành cho VIP Để nhận FULL TÀI LIỆU cũng như FULL khóa học, các bạn vui lòng đăng ký Tài liệu VIP 2020 của TYHH nhé. Khi đăng ký VIP các bạn sẽ nhận được rất nhiều các tài liệu khác. Ø Tài liệu VIP: http://bit.ly/2mGot2f Ø Full khóa học: http://bit.ly/2mDrEs5 Câu 1: Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit ? A. HCOONH4. B. H2NCH2CH2COOH. C. CH3COOC2H5. D. C2H5NH2. Câu 2: Chất X vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với bazơ. Chất X là A. CH3COOH B. CH3CHO C. CH3NH2 D. H2NCH2COOH Câu 3: Aminoaxit X có tên thường là Glyxin. Vậy công thức cấu tạo của X là: A. CH3CH(NH2)COOH B. H2N[CH2]2COOH C. H2NCH2COOH D. H2N[CH2]3COOH Câu 4: Chất nào sau đây là valin? A. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH B. CH3CH(NH2)COOH C. H2NCH2COOH D. (CH3)2CHCH(NH2)COOH Câu 5: Công thức cấu tạo nào sau đây tương ứng với α-amino axit? A. CH3CH(NH2)COONa B. H2NCH2CH2COOH → 499 câu hỏi Amin – Amino Axit - Protein | https://www.facebook.com/hoctothoahoc/ TYHH | Page 6 C. CH3CH(NH2)COOH D. H2NCH2CH(CH3)COOH Câu 6: Hợp chất C3H7O2N tác dụng được với NaOH, H2SO và không làm mất màu dung dịch Br2 có công thức cấu tạo là A. CH2=CHCOONH4 B. HCOONH3CH2CH3 C. CH3CH2CH2-NO2 D. H2NCH2CH2COOH Câu 7: Để chứng minh X có cấu tạo H2NCH2COOH là hợp chất lưỡng tính, ta cho X tác dụng với A. HCl, NaOH. B. NaOH, NH3. C. Na2CO3, HCl. D. HNO3, CH3COOH. Câu 8: Tên gọi của H2NCH2COOH là A. glyxin. B. axit glutamic. C. metylamin. D. alanin. Câu 9: Axit nào sau đây thuộc loại amino axit? A. Axit axetic CH3COOH. B. Axit stearic C17H35COOH. C. Axit glutamic H2NC3H5(COOH)2. D. Axit adipic C4H8(COOH)2 Câu 10: Amino axit có phân tử khối nhỏ nhất là A. alanin. B. glyxin. C. valin. D. lysin. Câu 11: Trong các chất sau, chất nào là chất rắn, không màu, đễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường ? A. C6H5NH2 B. (C6H10O5)n C. Mg(OH)2 D. H2NCH2COOH Câu 12: Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính? A. H2N-CH2-COOH. B. CH3COONH4. C. NaHCO3. D. H2N-(CH2)6-NH2. Câu 13: Chất rắn kết tinh, nhiệt độ nóng chảy cao, dễ tan, là tính chất của chất nào sau đây? A. C6H5NH2. B. C2H5OH. C. CH3COOH. D. H2NCH2COOH. Câu 14: Valin có tên thay thế là: A. axit 3 – amino -2- metylbutanoic B. axit amioetanoic C. axit 2 – amino -3- metylbutanoic D. axit 2 – aminopropanoic Câu 15: Alanin là một α - amino axit có phân tử khối bằng 89. Công thức của alanin là A. H2NCH2COOH B. H2NCH2CH2COOH C. H2NCH(CH3)COOH D. CH2=CHCOONH4 + NaOH + HCl Câu 16: Cho sơ đồ biến hóa sau: Alanin ¾¾¾® X ¾¾¾ ® Y. Chất Y là chất nào sau đây ? A. CH3CH(NH2)COONa. B. H2NCH2CH2COOH. C. CH3CH(NH3Cl)COOH. D. CH3CH(NH3Cl)COONa. Câu 17: α-amino axit là amino axit có nhóm amino gắn với cacbon ở vị trí số A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 18: Tên gọi nào sai với công thức tương ứng? A. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH: axit glutamic. B. H2N[CH2]6NH2: hexan-l,6-điamin. C. CH3CH(NH2)COOH: glyxin. D. CH3CH(NH2)COOH: alanin Câu 19: Ứng dụng nào của amino axit là không đúng? → 499 câu hỏi Amin – Amino Axit - Protein | https://www.facebook.com/hoctothoahoc/ TYHH | Page 7 A. Muối đinatri glutamat dùng làm gia vị thức ăn (gọi là mì chính hay bột ngọt). B. Aminoaxxit thiên nhiên (hầu hết là a-amino axit) là cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống. C. Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh. D. Một số amino axit là nguyên liệu đẻ sản xuất tơ nilon. Câu 20: Tên bán hệ thống của alanin [CH3CH(NH2)COOH] là A. axit gultaric. B. axit α-aminobutiric. C. axit α-aminopropionic. D. axit α-aminoaxetic. Câu 21: Chất X có CTPT C2H7NO2 tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH. Chất X thuộc loại hợp chất nào sau đây? A. Muối amoni hoặc muối của amin với axit cacboxylic. B. Aminoaxit hoặc muối của amin với axit cacboxylic. C. Aminoaxit hoặc este của aminoaxit. D. Este của aminoaxit hoặc muối amoni. Câu 22: Số đồng phân amino axit có công thức phân tử C3H7O2N là A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 23: Kí hiệu viết tắt Glu là chỉ chất amino axit có tên là: A. axit glutamic. B. axit glutaric. C. glyxin. D. glutamin. Câu 24: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Khẳng định về tính chất vật lí nào của amino axit dưới đây không đúng: A. Tất cả đều là chất rắn. B. Tất cả đều là tinh thể màu trắng. C. Tất cả đều tan trong nước. D. Tất cả đều có nhiệt độ nóng chảy cao. Câu 25: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Từ 3 α-amino axit: glyxin, alanin, valin có thể tạo ra mấy tripeptit mạch hở trong đó có đủ cả 3 amino axit đó? A. 4. B. 6. C. 3. D. 2. Câu 26: Axit aminoaxetic không tác dụng với dung dịch chất nào sau đây? A. KCl. B. NaOH. C. HCl. D. H2SO4 loãng. Câu 27: Muối mononatri của amino axit nào sau đây được gọi là mì chính (bột ngọt): A. Alanin B. Lysin C. Axit glutamic D. Valin Câu 28: Chất nào sau đây làm đổi màu quỳ tím? A. Gly B. Ala C. Val D. Lys Câu 29: Cho các chất (hay dung dịch) sau: HCl, C2H5OH, H2, NaOH, NaCl. Số chất (hay dung dịch) có khả năng tác dụng được với glyxin (điều kiện thích hợp) là A. 3. B. 5. C. 2. D. 4. Câu 30: Dung dịch chất X làm quỳ tím chuyển thành màu hồng. Chất X có thể là A. CH3-CH(NH2)-COOH. B. H2N-[CH2]4-CH(NH2)-COOH. C. (CH3)2CH-CH(NH2)-COOH. D. HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH. → 499 câu hỏi Amin – Amino Axit - Protein | https://www.facebook.com/hoctothoahoc/ TYHH | Page 8 Câu 30 à Câu 40: Chỉ dành cho VIP Để nhận FULL TÀI LIỆU cũng như FULL khóa học, các bạn vui lòng đăng ký Tài liệu VIP 2020 của TYHH nhé. Khi đăng ký VIP các bạn sẽ nhận được rất nhiều các tài liệu khác. Ø Tài liệu VIP: http://bit.ly/2mGot2f Ø Full khóa học: http://bit.ly/2mDrEs5 Câu 1: Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân (xúc tác thích hợp) các protein đơn giản là A. α-amino axit. B. amin. C. β-amino axit. D. glucozơ. Câu 2: Chất nào sau đây là hợp chất tạp chức? A. C2H5OH. B. H2NCH2COOH. C. CH2(COOCH3)2. D. CH3COOH. Câu 3: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit? A. H2NCH2COONH3CH2COOH. B. H2NCH2CONHCH2CONHCH2COOH. C. H2NCH2CH2CONHCH2COOH. D. H2NCH2CONH(CH3)COOH. Câu 4: Dung dịch Ala-Val phản ứng được với dung dịch nào sau đây? A. KCl. B. NaNO3. C. KNO3. D. H2SO4. Câu 5: Trong hợp chất sau đây có mấy liên kết peptit? H 2 N - CH 2 - CO - NH - CH - CO - NH - CH - CO - NH - CH 2 - CH 2 - COOH | | CH 3 C6 H 5 A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 6: Thủy phân peptit Gly–Ala–Phe–Gly–Ala–Val thu được bao nhiêu đipeptit chứa Gly? A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 7: Thủy phân hợp chất: NH2-CH(CH3)-CONH-CH2-CONH-CH2-CH2-CONH-CH(C6H5)-CONH-CH(CH3)-COOH thì số α-amino axit thu được là A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Câu 8: Thủy phân peptit Gly–Ala–Phe–Gly–Ala–Val, số đipeptit chứa Gly thu được tối đa là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 9: Có bao nhiêu tripeptit mạch hở khác loại khi thủy phân hoàn toàn thu được 3 amino axit: glyxin, alanin và valin? → 499 câu hỏi Amin – Amino Axit - Protein | https://www.facebook.com/hoctothoahoc/ TYHH | Page 9 A. 6. B. 4. C. 7. D. 8. Câu 10: Dung dịch chất nào sau đây có phản ứng màu biure? A. Glyxin. B. Triolein. C. Anbumin. D. Gly–Ala. Câu 11: Peptit X có công thức sau: Gly-Ala-Val. Khối lượng phân tử của peptit X (đvC) là A. 245 B. 281 C. 227 D. 209 Câu 12: Thủy phân hoàn toàn 1 mol oligopeptit X (mạch hở) chỉ thu được 1 mol Gly, 1 mol Ala, 1 mol Val. Số công thức cấu tạo thỏa mãn điều kiện của X là A. 1 B. 2 C. 6 D. 4 Câu 13: Khi thủy phân peptit có công thức sau: H2NCH(CH3)CONHCH2CONHCH2CONHCH2CONHCH(CH3)COOH thì sản phẩm thu được có tối đa bao nhiêu peptit có phản ứng màu biure? A. 4. B. 3. C. 5 D. 6. Câu 14: Trong phân tử Gly-Ala-Val-Phe, amino axit đầu N là A. Phe. B. Ala. C. Val. D. Gly. Câu 15: Khi thủy phân hoàn toàn một tripeptit mạch hở X thu được hỗn hợp sản phẩm gồm alanin và glyxin. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn là A. 6. B. 3. C. 9. D. 12. Câu 16: Protein phản ứng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu đặc trưng là A. đỏ. B. da cam. C. vàng. D. tím. Câu 17: Trong môi trường kiềm, Ala-Gly-Ala tác dụng với chất nào sau đây cho hợp chất màu tím? A. Cu(OH)2. B. NaOH. C. KOH. D. Mg(OH)2. Câu 18: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là A. dung dịch NaOH. B. dung dịch NaCl. C. dung dịch HCl. D. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. Câu 19: Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “gạch cua” nổi lên là do A. sự đông tụ lipit. B. sự đông tụ protein. C. phản ứng màu của protein. D. phản ứng thủy phân protein. Câu 20: Công thức phân tử của peptit mạch hở có 5 liên kết peptit được tạo thành từ α – amino axit no, mạch hở, có 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl có dạng A. CnH2n-3O6N5 B. CnH2n-4O7N6 C. CnH2n-5O7N6 D. CnH2n-6O7N6 Câu 21: Dung dịch không có phản ứng màu biure là A. Gly-Ala-Val. B. anbumin (lòng trắng trứng). C. Gly-Ala-Val-Gly. D. Gly-Val. Câu 22: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X thì thu được 3 mol glyxin ; 1 mol alanin và 1 mol valin. Khi thủy phân không hoàn toàn X thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Ala-Gly; Gly- Ala và tripeptit Gly-Gly-Val. Aminoaxit đầu N, aminoaxit đầu C ở pentapeptit X lần lượt là A. Val, Ala. B. Gly, Val. C. Ala, Val. D. Val, Gly. → 499 câu hỏi Amin – Amino Axit - Protein | https://www.facebook.com/hoctothoahoc/ TYHH | Page 10 Câu 23: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit mạch hở X thu được 3 mol Glyxin; 1 mol Alanin và 1 mol Valin. Mặt khác thủy phân không hoàn toàn X thu được hỗn hợp các sản phẩm trong đó có Ala- Gly; Gly-Ala; Gly-Gly-Val. Cấu tạo của X là A. Gly-Ala-Gly-Gly-Val. B. Ala-Gly-Gly-Val-Gly. C. Gly-Gly-Val-Gly-Ala. D. Gly-Gly-Ala-Gly-Val. Câu 24: Cho sơ đồ sau + CH3OH,HCl khan + NaOH,t + HCldu KOH X ( C4H9O2 N ) ¾¾¾¾ ® X1 ¾¾¾® X2 ¾¾¾¾¾¾ ® X3 ¾¾¾ ® H2 NCH2COOK o Chất X2 là A. H2NCH2COOH B. ClH3NCH2COOH C. H2NCH2COONa D. H2NCH2COOC2H5 Câu 25: Thuỷ phân không hoàn toàn tetrapeptit X mạch hở, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Gly-Ala, Phe-Val và Ala-Phe. Peptit X là A. Gly-Ala-Val-Phe B. Ala-Val-Phe-Gly C. Val-Phe-Gly-Ala D. Gly-Ala-Phe-Val Câu 26: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit Y, thu được 3 mol glyxin, 1 mol valin và 1 mol alanin. Khi thủy phân không hoàn toàn Y thu được các đipeptit Ala-Gly, Gly-Val và 1 tripeptit Gly-Gly-Gly. Cấu tạo của Y là A. Gly-Ala-Gly-Gly-Val. B. Gly-Gly-Ala-Gly-Val. C. Gly-Ala-Gly-Val-Gly. D. Ala-Gly-Gly-Gly-Val. Câu 27: Thủy phân hoàn toàn 1 mol tetrapeptit X, thu được 2 mol Gly, 1 mol Ala và 1 mol Val. Nếu thủy phân không hoàn toàn X thì thu được “hỗn hợp sản phẩm trong đó có Ala-Gly, Gly-Ala, nhưng không có Val-Gly. Amino axit ở đầu N và đầu C trong X tương ứng là A. Ala và Gly. B. Ala và Val. C. Gly và Gly. D. Gly và Val. Câu 28: Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit mạch hở X thu được các đipeptit là Ala–Gly; Glu–Ala; Gly–Ala; Ala–Val. Vậy công thức cấu tạo của X là A. Ala–Glu–Ala–Gly–Val. B. Gly–Ala–Val–Glu–Ala. C. Glu–Ala–Ala–Gly–Val. D. Glu–Ala–Gly–Ala–Val. Câu 29: Hợp chất hữu cơ X (C8H15O4N) tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ gồm muối đinatri glutamat và ancol. Số công thức cấu tạo của X là A. 3. B. 6. C. 4. D. 5. Câu 30: Câu nào sau đây không đúng ? A. Thuỷ phân protein bằng axit hoặc kiềm khi đun nóng chỉ thu được một hỗn hợp các amino axit. B. Phân tử khối của một amino axit (gồm 1 chức -NH2 và 1 chức -COOH) luôn là số lẻ. C. Các amino axit đều tan trong nước. D. Một số loại protein tan trong nước tạo dung dịch keo. Câu 31 à Câu 40: chỉ dành cho VIP → 499 câu hỏi Amin – Amino Axit - Protein | https://www.facebook.com/hoctothoahoc/ TYHH | Page 11 Để nhận FULL TÀI LIỆU cũng như FULL khóa học, các bạn vui lòng đăng ký Tài liệu VIP 2020 của TYHH nhé. Khi đăng ký VIP các bạn sẽ nhận được rất nhiều các tài liệu khác. Ø Tài liệu VIP: http://bit.ly/2mGot2f Ø Full khóa học: http://bit.ly/2mDrEs5 Câu 1: Cho các chất: lysin, triolein, metylamin, Gly-Ala. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH đun nóng là A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 2: Trong các chất sau: (1) saccarozơ, (2) glixerol, (3) Ala-Ala-Ala, (4) etyl axetat. Số chất có thể hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 3: Cho các chất sau: saccarozơ, glucozơ, etyl fomat, Ala-Gly-Ala. Số chất tham gia phản ứng thủy phân là A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 4: Cho các chất sau: phenyl amoniclorua, anilin, metyl axetat, natri axetat. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH là A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 5: Cho các chất sau: CH3NHCH3, CH3COONH4, C6H5CH2NH2, Gly-Ala. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl ở điều kiện thích hợp là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 6: Cho các chất: axit glutamic, saccarozơ, metylamoni clorua, vinyl axetat, phenol, glixerol, GlyGly. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH loãng, nóng là A. 4. B. 3. C. 5. D. 6. Câu 7: Cho các chất sau: axetilen, etilen, buta-1,3-đien, benzen, toluen, stiren, phenol, alanin, metyl acrylat. Số chất tác dụng được với nước brom ở điều kiện thường là A. 5. B. 4. C. 7. D. 6. Câu 8: Cho các chất glixerol; triolein; dung dịch glucozơ; lòng trắng trứng; metylfomiat, axit fomic. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 9: Cho các chất: etylenglicol, axit ađipic, axit oxalic, glyxin; axit glutamic; ClH3NCH2COOH; Gly – Ala, phenylaxetat. Số chất tác dụng được với NaOH trong dung dịch theo tỉ lệ tương ứng 1:2 là: A. 5 B. 6 C. 3 D. 4 → 499 câu hỏi Amin – Amino Axit - Protein | https://www.facebook.com/hoctothoahoc/ TYHH | Page 12 Câu 10: Cho dãy các chất sau: H2NCH2COOH , C6H5NH3Cl , C2H5NH2 , CH3COOC2H5. Số chất trong dãy phản ứng với dung dịch NaOH là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 11: Cho các chất sau: triolein, glucozơ, etyl axetat, Gly-Ala. Số chất bị thủy phân trong môi trường axit, đun nóng là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 12: Cho các chất sau: phenylamoni clorua, anilin, glyxin, ancol benzylic, metyl axetat. Số chất phản ứng được với dung dịch KOH là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 13: Cho các chất sau: etyl axetat, tripanmitin, saccarozơ, etylamin, Gly-Ala. Số chất tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 14: Cho các chất: glucozơ, andehit fomic, etilen glycol, propan-1,3-điol, 3monoclopropan-1,2-điol (3MCPD), saccarozơ, Valylglyxylalanin. Có bao nhiêu chất phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch xanh lam. A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 15: Cho các chất sau: (1) H2NCH2COOCH3; (2) H2NCH2COOH; (3) ClH3NCH2COOH; (4) HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH. Những chất vừa có khả năng phản ứng với dung dịch HCl vừa có khả năng phản ứng với dung dịch NaOH là A. (1), (2), (4). B. (1), (2), (4). C. (1), (3), (3). D. (2), (3), (4). Câu 16: Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch NaOH là A. metyl axetat, alanin, axit axetic. B. etanol, fructozơ, metylamin. C. metyl axetat, glucozơ, etanol. D. glixerol, glyxin, anilin. Câu 17: Cho các chất sau: H2NCH2COOH (X), CH3COOH3NCH3 (Y), C2H5NH2 (Z), H2NCH2COOC2H5 (T). Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl là A. X, Y, Z. B. X, Y, T. C. X, Z, T. D. X, Y, Z, T. Câu 18: Cho sơ đồ phản ứng: + 2NaOH (X) ¾¾¾¾® Đinatri glutamat (Y) + C2H5OH + CH3OH. Phát biểu nào sau đây đúng? A. X có 2 công thức cấu tạo thỏa mãn. B. Muối Y được sử dụng làm bột ngọt. C. X có công thức phân tử là C9H17O4N. D. Trong X chứa cả liên kết ion và liên kết cộng hóa trị. Câu 19: Phát biểu nào sau đây sai? A. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức. B. Anilin tác dụng với brom tạo thành kết tủa vàng. C. Dung dịch axit glutamic làm quỳ tím chuyển thành màu hồng. D. Dung dịch lysin làm đổi màu phenolphtalein. → 499 câu hỏi Amin – Amino Axit - Protein | https://www.facebook.com/hoctothoahoc/ TYHH | Page 13 Câu 20: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Dung dịch glyxin không làm đổi màu quỳ tím. B. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím. C. Etylamin là chất lỏng ở điều kiện thường. D. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng. Câu 21: Cho muối X có công thức phân tử C3H12N2O3. Cho X tác dụng hết với dung dịch NaOH đun nóng, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Z có khả năng làm quì ẩm hóa xanh và muối axit vô cơ. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn điều kiện trên? A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 22: Hỗn hợp E gồm muối vô cơ X (CH8N2O3) và đipeptit Y (C4H8N2O3). Cho E tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được khí Z. Cho E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí T và chất hữu cơ Q. Nhận định nào sau đây sai? A. Chất Y là H2NCH2CONHCH2COOH. B. Chất Q là H2NCH2COOH. C. Chất Z là NH3 và chất T là CO2. D. Chất X là (NH4)2CO3. Câu 23: Đun hợp chất hữu cơ X (C5H11O2N) với dung dịch NaOH, thu được C2H4O2NNa và chất hữu cơ (Y). Cho hơi Y qua CuO/t0 thu được chất hữu cơ (Z) có khả năng cho phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của X là A. H2N-CH2-CH2-COOC2H5. B. CH3(CH2)4NO2. C. NH2-CH2COO-CH2-CH2-CH3. D. CH2-CH-COONH3-C2H5. Câu 24: Ba dung dịch: Metylamin (CH3NH2), glyxin (Gly) và alanylglyxin (Ala-Gly) đều phản ứng được với A. dung dịch NaNO3. B. dung dịch NaCl. C. dung dịch NaOH. D. dung dịch HCl. Câu 25: Hãy cho biết dùng quỳ tím có thể phân biệt được dãy các dung dịch nào sau đây? A. glyxin, lysin, axit glutamic. B. glyxin, alanin, lysin. C. anilin, axit glutamic, valin. D. glyxin, valin, axit glutamic. Câu 26: Cho các phát biêu sau: (a) Đipeptit Val-Lys có phản ứng màu biure. (b) Dung dịch axit glutamic đổi màu quỳ tím thành xanh. (c) Etyl fomat và glucozơ có cùng công thức đơn giản nhất. (d) Phenylamin có lực bazơ mạnh hơn amoniac. (e) Saccarozơ có phản ứng thủy phân trong môi trường axit. (g) Vinyl axetat làm mất màu dung dịch brom. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. Câu 27: Có các phát biểu sau: (1) Muối phenyl amoni clorua không tan trong nước. (2) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biurê. (3) H2N-CH2-CH2-CONH-CH2-COOH là một đipeptit. (4) Ở điều kiện thường, CH5N và C2H7N là những chất khí, có mùi khai. → 499 câu hỏi Amin – Amino Axit - Protein | https://www.facebook.com/hoctothoahoc/ TYHH | Page 14 Số phát biểu đúng là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 28: Có các nhận xét sau: (a) Amino axit là chất rắn vị hơi ngọt (b) Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2 (c) Protein đơn giản là những protein chỉ được tạo thành từ các gốc α-aminoaxit (d) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa các aminoaxit là liên kết peptit. Có bao nhiêu nhận xét đúng? A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 CÂU 29: Cho các phát biểu sau : (1) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol. (2) Ở nhiệt độ thường, C2H4 phản ứng được với nước brom. (3) Đốt cháy hoàn toàn CH3COOCH3 thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. (4) Glyxin (H2NCH2COOH) phản ứng được với dung dịch NaOH. (5) Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp các ankin thu được nCO2 < nH2O. (6) Phân biệt etanol và phenol người ta dùng dung dịch brom. (7) Để khử mùi tanh của cá người ta dùng nước lọc. (8) Đipeptit có 2 liên kết peptit. Số phát biểu đúng là A. 7. B. 5. C. 6. D. 4. Câu 30: Cho các phát biểu sau: (a) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure. (b) Đipeptit là những peptit chứa 2 liên kết peptit. (c) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước. (d) Ở điều kiện thường, metylamin và etylamin là những chất khí có mùi khai. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 31: Cho phát biểu sau: (a) Tất cả các amino axit đều là chất rắn ở điều kiện thường. (b) Tất cả các amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím. (c) Glyxin phản ứng được với các dung dịch NaOH, H2SO4. (d) Tất cả các amino axit đều có khả năng trùng hợp tạo peptit. (e) Có thể dùng quỳ tím để phân biệt các dung dịch alanin, lysin và axit glutamic. (g) Trong phân tử amino axit vừa chứa liên kết cộng hóa trị, vừa chứa liên kết ion. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 6. D. 5. Câu 32: Cho các phát biểu sau: (a) Peptit mạch hở phân tử chứa hai liên kết peptit –CO-NH- được gọi là đipepit. → 499 câu hỏi Amin – Amino Axit - Protein | https://www.facebook.com/hoctothoahoc/ TYHH | Page 15 (b) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng 6 cạnh (dạng α và b). (c) Anilin tham gia phản ứng thế brom vào nhân thơm dễ hơn benzen. (d) Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xt H+, t0) có thể tham gia phản ứng tráng gương. (e) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 33: Cho các phát biểu sau (1) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure. (2) Cho HNO3 vào dung dịch protein tạo thành dung dịch màu vàng. (3) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước. (4) Ở điều kiện thường metylamin, đimetylamin là những chất khí có mùi khai. Số phát biểu đúng là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 34: Cho các phát biểu sau: (1) Các amino axit là những chất rắn, dạng tinh thể ở điều kiện thường. (2) Các peptit đều có phản ứng màu biure. (3) Polietilen được tạo ra từ phản ứng trùng ngưng ancol etylic. (4) Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều. (5) Các trieste (triglixerit) đều có phản ứng cộng hiđro. (6) Các este thường dễ tan trong nước và có mùi thơm. (7) Phenol và anđehit fomic có thể tham gia phản ứng trùng ngưng. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 5. C. 6. D. 3. Câu 35: Cho các phát biểu sau 1. Các peptit đều có phản ứng màu biure. 2. Fructozơ có phản ứng với AgNO3/NH3 tạo Ag. 3. Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở thu được CO2 và H2O số mol bằng nhau. 4. Mỡ động vật và dầu thực vật đều nhẹ hơn nước, khi đun nóng thì tan trong nước. 5. Thuỷ phân protein bằng axit hoặc kiềm khi đun nóng chỉ thu được một hỗn hợp các amino axit. 6. Phân tử khối của một amino axit (gồm 1 chức -NH2 và 1 chức -COOH) luôn là số lẻ. 7. Các amino axit đều tan trong nước. Số phát biểu đúng là A. 6. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 36: Cho các phát biểu sau: (a) Dung dịch lòng trắng trứng có phản ứng màu biure. (b) Amino axit là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước. (c) Dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím. (d) Hiđro hóa hoàn toàn triolein (xúc tác Ni, t0) thu được tristearin. → 499 câu hỏi Amin – Amino Axit - Protein | https://www.facebook.com/hoctothoahoc/ TYHH | Page 16 (e) Fructozơ là đồng phân của glucozơ. (f) Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 37: Cho các phát biểu sau: (a) Vỏ bánh mì khi ăn sẽ ngọt hơn ruột bánh mì. (b) Có thể phân biệt len (lông cừu) và “len” (tơ nitron) bằng cách đốt. (c) Để hạn chế vị tanh của cá, khi nấu canh cá người ta nấu với các loại có vị chua như me, sấu, khế… (d) Thành phần chủ yếu của khí biogas là metan. (e) Tơ tằm là một loại protein đơn giản. (g) Dầu mỡ để lâu trong không khí bị ôi thiu do liên kết đôi C=C bị oxi hoá bởi oxi không khí. Số phát biểu đúng là A. 6. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 38: Cho các phát biểu sau: (a) Các chất CH3NH2, C2H5OH, NaNO3 đều có khả năng phản ứng với HCOOH. (b) Phản ứng thế brom vào vòng benzen của phenol (C6H5OH) dễ hơn của benzen. (c) Oxi hóa không hoàn toàn etilen là phương pháp hiện đại để sản xuất anđehit axetic. (d) Phenol (C6H5OH) tan nhiều trong nước lạnh. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 39: Cho các phát biểu sau: (1) Sorbitol là hợp chất hữu cơ đa chức. (2) Anilin tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen. (3) Thủy phân vinyl fomat thu được sản phẩm đều tham gia phản ứng tráng bạc. (4) Trong phản ứng tráng gương, glucozơ đóng vai trò chất oxi hóa. (5) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ. (6) Chỉ dùng dung dịch KMnO4 có thể phân biệt được toluen, benzen và stiren. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Câu 40: Cho các phát biểu sau: (1) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure. (2) Cho HNO3 đặc vào dung dịch protein tạo thành dung dịch màu vàng. (3) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước. (4) Ở điều kiện thường metylamin, đimetylamin là những chất khí có mùi khai. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 41: Cho các phát biểu sau: (a) Tinh bột, tripanmitin và lòng trắng trứng đều bị thuỷ phân trong môi trường kiềm, đun nóng. → 499 câu hỏi Amin – Amino Axit - Protein | https://www.facebook.com/hoctothoahoc/ TYHH | Page 17 (b) Xenlulozơ là chất rắn dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước. (c) Saccarozơ thuộc loại monosaccarit. (d) Ở điều kiện thường, etyl axetat là chất lỏng, tan nhiều trong nước metylamin có lực bazơ lớn hơn lực bazơ của etylamin. (e) Gly‒Ala và Gly‒Ala‒Gly đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo ra hợp chất màu tím. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 42: Kết quả thí nghiệm của các hợp chất hữu cơ A, B, C, D, E như sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng A Dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng Kết tủa Ag trắng sáng B Cu(OH)2/OH– đun nóng Kết tủa Cu2O đỏ gạch C Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường Dung dịch xanh lam D Nước brom Nhạt màu nước brom E Quỳ tím Hoá xanh Các chất A, B, C, D, E lần lượt là A. Etanal, axit etanoic, metyl axetat, phenol, etylamin. B. Metyl fomat, etanal, axit metanoic, glucozơ, metylamin. C. Metanal, glucozơ, axit metanoic, fructozơ, metylamin. D. Metanal, metyl fomat, axit metanoic, metylamin, glucozơ. Câu 43: Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng Y Quỳ tím Quỳ chuyển sang màu xanh X, Z Dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng Tạo kết tủa Ag T Dung dịch Br2 Kết tủa trắng Z Cu(OH)2 Tạo dung dịch màu xanh lam X, Y, Z, T lần lượt là A. Etyl fomat, lysin, glucozơ, phenol. B. Etyl fomat, lysin, glucozơ, axit acrylic. C. Glucozơ, lysin, etyl fomat, anilin. D. Lysin, etyl fomat, glucozơ, anilin. Câu 44: Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau: Mẫu Thí nghiệm Hiện tượng X Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Tạo dung dịch có màu xanh lam Y Đun nóng với dung dịch NaOH (loãng, dư), để nguội. Thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4 Tạo dung dịch có màu xanh lam Z Tác dụng với quỳ tím Quỳ tím chuyển sang màu xanh T Tác dụng với nước Brom Có kết tủa trắng → 499 câu hỏi Amin – Amino Axit - Protein | https://www.facebook.com/hoctothoahoc/ TYHH | Page 18 Các chất X, Y, Z, T lần lượt là A. Saccarozơ, tristearin, etylamin, glyxin. B. Fructozơ, amilopectin, amoniac, alanin. C. Saccarozơ, triolein, lysin, anilin. D. Glucozơ, xenlulozơ, etylamin, anilin. Câu 45: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng T Quỳ tím Quỳ tím chuyển màu xanh Y Dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng Kết tủa Ag trắng sáng X, Y Cu(OH)2 Dung dịch xanh lam Z Nước brom Kết tủa trắng X, Y, Z, T lần lượt là A. Saccarozơ, glucozơ, anilin, etylamin. C. Etylamin, glucozơ, saccarozơ, anilin. Câu 46: Kết quả thí nghiệm như bảng sau: B. Saccarozơ, anilin, glucozơ, etylamin. D. Anilin, etylamin, saccarozơ, glucozơ. Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X Dung dịch AgNO3/NH3 Tạo kết tủa trắng Ag Y Quỳ tím Chuyển màu xanh Z Cu(OH)2 ở t0 thường Dung dịch màu xanh lam T Nước brom Kết tủa trắng Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là A. etyl fomat, lysin, glucozơ, anilin. B. anilin, glucozơ, lysin, etyl fomat. C. etyl fomat, anilin, glucozơ, lysin. D. glucozơ, lysin, etyl fomat, anilin. Câu 47: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X Quỳ tím Quỳ chuyển sang màu hồng Y Dung dịch I2 Xuất hiện màu tím Z Dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng Tạo kết tủa Ag T Nước brom Tạo kết tủa trắng Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là A. Axit glutamic, tinh bột, glucozơ, anilin. B. Anilin, tinh bột, glucozơ, axit glutamic. C. Axit glutamic, glucozơ, tinh bột, anilin. D. Axit glutamic, tinh bột, anilin, glucozơ. Câu 48: Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thí nghiệm Hiện tượng X, Z Quỳ tím Chuyển màu đỏ Y Dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng Tạo kết tủa Z, Y Dung dịch Br2 Mất màu brom → 499 câu hỏi Amin – Amino Axit - Protein | https://www.facebook.com/hoctothoahoc/ TYHH | Page 19 T Cu(OH)2 Dung dịch màu tím Các chất X, Y, Z, T lần lượt là A. Axit glutamic, metyl fomat, axit benzoic; Gly-Ala-Ala. B. Axit fomic, axetilen, axit oxalic, Glu-Ala-Gly. C. Axit axetic, vinylaxetilen, axit glutamic, lòng trắng trứng. D. Axit axetic, vinylaxetilen, axit acrylic, lòng trắng trứng. Câu 49: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số bốn chất sau: C2H5NH2, NH3, C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin) và các tính chất được ghi trong bảng sau: Chất X Y Z T Nhiệt độ sôi (°C) 182,0 -33, 4 16,6 184,0 11,1 11,9 5,4 pH (dung dịch nồng độ 0,1 mol/l) 8,8 Nhận xét nào sau đây đúng? A. Y là C6H5OH. B. T là C6H5NH2. C. Z là C2H5NH2. D. X là NH3. Câu 50: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X Dung dịch I2 Có màu xanh tím Y Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Có màu tím Z Dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng Kết tủa Ag trắng sáng T Nước Br2 Kết tủa trắng Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là A. Hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng, glucozơ. B. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin, glucozơ. C. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, glucozơ, anilin. D. Lòng trắng trứng, hồ tinh bột, glucozơ, anilin. Để nhận FULL TÀI LIỆU cũng như FULL khóa học, các bạn vui lòng đăng ký Tài liệu VIP 2020 của TYHH nhé. Khi đăng ký VIP các bạn sẽ nhận được rất nhiều các tài liệu khác. Ø Tài liệu VIP: http://bit.ly/2mGot2f Ø Full khóa học: http://bit.ly/2mDrEs5 → 499 câu hỏi Amin – Amino Axit - Protein | https://www.facebook.com/hoctothoahoc/ TYHH | Page 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan