Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu 33 đề ôn thi quốc gia 2017 môn ngữ văn

.PDF
81
1953
118

Mô tả:

33 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2017 MÔN NGỮ VĂN 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN Luyện thi THPT Quốc Gia 2017 Môn Ngữ Văn Website: online.5star.edu.vn Giao vi n HOÀNG THỊ NHUNG Fac book Hoàng Nhung 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN 274 Website: online.5star.edu.vn ĐỀ THI CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC NĂM 2017 Bài thi môn NGỮ VĂN ĐỀ SỐ 01 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề  Video Bài Giảng và Lời Giải chi tiết chỉ có tại website: online.5star.edu.vn I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Báo điện tử Dân trí ngày 21-8-2014 đưa tin: Sáng ngày 21/8, cây cầu mang tên “Khuyến học & Dân trí” bắc qua thượng nguồn sông Gianh tại xã Trọng Hóa, huyện miền núi Minh Hóa (Quảng Bình) chính thức khánh thành trong niềm vui khôn tả của bà con nhân dân hai bản Ông Tú và bản Hưng. Phát biểu tại Lễ khánh thành cầu “Khuyến học & Dân trí” tại bản ông Tú, nhà báo Phạm Huy Hoàn, Tổng Biên tập Báo Điện tử Dân trí, Giám đốc Qũy Khuyến học Việt Nam (KHVN) bày tỏ lời cảm ơn chân thành về sự hiện diện của các vị đại biểu vàĠcác em học sinh tại buổi lễ. Tổng Biên tập báo điện tử Dân trí Phạm Huy Hoàn nhấn mạnh, tại nơi đây, từ nhiều năm qua chúng ta đã chứng kiến cảnh các cháu học sinh phải bơi qua sông tới trường, rất nguy hiểm đến tính mạng. Qua cuộc vận động trên báo, bạn đọc báo Dân trí đã đóng góp được số tiền hơn 1,3 tỷ đồng. Đây là nguồn đóng góp tự nguyện của đônŧ đảo bạn đọc báo Dân trí, trong đó có cả nguồn tiền tiết kiệm của rất nhiều học sinh đồng lứa với các cháu có mặt trong buổi lễ hôm nay. Số tiền trên đã được chuyển giao tới Hội Khuyến học tỉnh Quảng Bình và UBND huyện Minh Hóa để bổ sung vào nguồn vốn thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ, trong ngân sách của huyện Minh Hóa cho dự án xây cầu và làm đường lên từ 2 bờ sông tại bản Ông Tú và bản Hưng Tổng Biên tập báo điện tử Dân trí Phạm Huy Hoàn cũng cho biết, đây là cây cầu thứ 7 có sự đóng góp của bạn đọc Báo Điện tử Dân trí, được chính quyền địa phương đồng thuận cho mang tên “Khuyến học & Dân trí”. Trước đó, đã có 6 cây cầu “Khuyến học & Dân trí” được xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng tại các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Kon Tum, Quảng Nam, Cần Thơ và Thanh Hóa.” (Dẫn theo Cầu “Khuyến học và Dân trí” thứ 7 được khánh thành tại Quảng Bình, http://dantri.com.vn) Câu 1. Hãy xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên? Câu 2. Bản tin nói về sự kiện gì? Sự kiện ấy được người đọc đón nhận ra sao? Câu 3. Tại sao cây cầu lại được mang tên là “Khuyến học và Dân trí”? Việc xây cầu được bắt nguồn từ động cơ nào? Câu 4. Tinh thần góp công, góp sức của cộng đồng đối với việc xây cầu đã được thể hiện như thế nào? Luyện thi THPT Quốc Gia 2017 Môn Ngữ Văn Giao vi n HOÀNG THỊ NHUNG Fac book Hoàng Nhung 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN II. 275 Website: online.5star.edu.vn LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ sự kiện nêu trong bản tin, anh/ chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về tinh thần trách nhiệm với cộng đồng của thế hệ trẻ hôm nay? Câu 2 (5,0 điểm) Cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Luyện thi THPT Quốc Gia 2017 Môn Ngữ Văn Giao vi n HOÀNG THỊ NHUNG Fac book Hoàng Nhung 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN 276 Website: online.5star.edu.vn ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu 1. (0,5 điểm) Phong cách ngôn ngữ báo chí. Câu 2. (0,5 điểm) Bản tin nói về sự kiện khánh thành cầu “Khuyến học và Dân trí” bắc qua thượng nguồn sông Gianh tại xã Trọng Hóa, huyện miền núi Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Sự kiện ấy đã được những người trong cuộc (dân bản Ông Tú và bản Hưng, các em học sinh, những người đại diện của báo Dân trí và Qũy Khuyến học Việt Nam…) đón nhận với “niềm vui khôn tả”, vì kế hoạch xây cầu đã được hoàn tất và niềm mơ ước về cây cầu đã thành hiện thực. Câu 3. (1,0 điểm) Cầu được mang tên là “Khuyến học và Dân trí” vì đon vị khởi xướng xây dựng cầu và góp vốn đầu tư đầu tiên là Qũy Khuyến học Việt Nam và báo Dân trí. Ngay cái tên ấy cũng đã thể hiện động cơ đẹp đẽ của hành động xây cầu: tất cả vì tương lai con em, vì nhu cầu được học hành của mọi người và vì mục đích cải thiện cuộc sống dân sinh. Đây là một trong những việc cần thiết mà Qũy Khuyến học Việt Nam và báo Dân trí đã làm, đang làm và sẽ làm nhằm lan tỏa những điều tốt đẹp trong xã hội. Câu 4. (1,0 điểm) Tinh thần góp công, góp sức của cộng đồng đối với việc xây cầu đã được thể hiện: Chính phủ có Nghị quyết 30a, huyện Minh Hóa chi ngân sách, Qũy Khuyến học Việt Nam, độc giả Dân trí (trong đó có nhiều học sinh) dóng góp…Rõ ràng, để ước mơ về cây cầu trở thành hiện thực, tất cả mọi người, mọi ngành, mọi cấp đều phải chung tay hành động. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Sự kiện nêu trong bản tin gợi nhiều suy nghĩ về tinh thần trách nhiệm với cộng đồng của tất cả chúng ta. Trong bài diễn thuyết nằm 1925, “Về luân lí xã hội ở nước ta”, nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh đã từng chỉ ra vấn nạn “người mình” ít có tinh thần “đoàn thể”, tinh thần “công đức”. Cho đến nay, đó vẫn là một vấn đề cần được giải quyết, khắc phục. Sự phát triển của xã hội ngày nay đang tạo ra nhiều sự phân hóa về tư tưởng, lối sống, mức sống. Thái độ cống hiến, quan tâm đến việc chung đang dần mất đi. Đây là một cản trở lớn trên con đường chúng ta xây dựng một xã hội “công bằng, dân chủ, văn minh”. Tuy nhiên, những điểm sáng vẫn xuất hiện ở khắp nơi. Những quỹ ủng hộ người nghèo, những chính sách hỗ trợ phát triển các thành phần kinh tế khác nhau, những phong trào tình nguyện, phong trào làm “việc tử tế”, đang được nhóm lên và tạo được hiệu ứng tích cực. Nhiệm vụ của mỗi chúng ta là phải góp phần tạo nên một phong khí lành mạnh trong xã hội: sẵn sàng chia sẻ, sẵn sàng tham gia và việc chung, luôn nghĩ về tương lai phát triển của đất nước, của dân tộc. Mọi khó khăn sẽ được khắc phục. Chúng ta hãy bắt đầu từ những việc nhỏ mà ai cũng có thể và cần phải tham gia. II. Câu 2 (5,0 điểm) HS cần nêu rõ thế nào là cảm hứng lãng mạn và biểu hiện của nó trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng; chỉ ra vai trò, ý nghĩa của sự thể hiện cảm hứng lãng mạn trong bài thơ. Tham khảo gợi ý sau: 1. - Mở bài Giới thiệu về Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến Giới thiệu cảm hứng lãng mạn như một nét cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Luyện thi THPT Quốc Gia 2017 Môn Ngữ Văn Giao vi n HOÀNG THỊ NHUNG Fac book Hoàng Nhung 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN 277 Website: online.5star.edu.vn 2. Thân bài a) Giải thích cảm hứng lãng mạn là gì và sự thể hiện cảm hứng lãng mạn trong các tác phẩm văn chương: + Cảm hứng lãng mạn trong văn học được hiểu là xu thế vươn lên, vượt lên trên thực tại khách quan bằng cảm xúc chủ quan của người nghệ sĩ, thể hiện những khát vọng mạnh mẽ hướng về những vẻ đẹp khác lạ trong thế giới của ước mơ, tưởng tượng, ở tương lai hay quá khứ. + Cảm hứng lãng mạn vì thế thường khai thác những đề tài như thiên nhiên, tình yêu, tôn giáo, hồi tưởng, kỉ niệm…đồng thời đi tìm cái đẹp trong những cái khác lạ, phi thường, độc đáo, vượt lên những cái tầm thường, quen thuộc của đời sống hằng ngày. Nó đề cao nguyên tắc chủ quan, phát huy cao độ sức mạnh của tưởng tượng, liên tưởng. Cảm hứng lãng mạn cũng thường tìm đến cách diễn đạt khoa trương, phóng đại, thủ pháp tương phản, ngôn ngữ giàu tính biểu cảm và tạo được ấn tượng mạnh mẽ. b) Sự thể hiện cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: Cần phân tích cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến trên hai phương diện: nội dung cảm hứng và nghệ thuật thể hiện. Nội dung cảm hứng: Nỗi nhớ về một thời chiến chinh gian khổ, nhiều mất mát hi sinh nhưng cũng thật hào hùng; hình tượng thiên nhiên; hình tượng người lính Tây Tiến. + Vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người: địa hình gập ghềnh, hiểm trở với núi cao, vực thẳm, sông sâu; thiên nhiên hoang sơ, bí ẩn nhưng cũng toát lên vẻ hùng vĩ, thơ mộng, trữ tình với tất cả vẻ quyến rũ và đắm say lòng người. + Vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến: những khó khăn, thử thách không ngăn được bước chân người lính vốn là những chàng trai Hà Thành hào hoa, tinh tế; những nét bi thương “không mọc tóc”, “mồ viễn xứ” là những âm trầm trong bản hùng ca về những con người “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Nghệ thuật thể hiện: + Bút pháp tương phản trong việc thể hiện hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống và chất thơ từ chính cuộc sống đó, tính chất bi tráng của hình tượng người lính. + Bút pháp lãng mạn dựa trên cơ sở hiện thực + Sự sáng tạo về mặt hình ảnh. +Giọng điệu trữ tình và bi tráng của tác phẩm c) Nhận xét, bàn luận về ý nghĩa, giá trị của sự thể hiện cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến: Cảm hứng lãng mạn và giá trị của bài thơ Tây Tiến: Cảm hứng lãng mạn giúp tác giả khắc họa vẻ đẹp hào hùng, hào hoa, sự hi sinh bi tráng của người lính Tây Tiến cùng vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của thiên nhiên miền Tây, tạo nên một tác phẩm độc đáo trong thơ ca thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Cảm hứng lãng mạn và sự thể hiện phong cách của tác giả: nét hồn nhiên, tinh tế, vẻ đẹp hào hoa, phóng khoáng, đậm chất lãng mạn của hồn thơ Quang Dũng. 3. Kết bài Cảm nhận, ấn tượng riêng của cá nhân về vẻ đẹp của cảm hứng lãng bạn trong bài thơ (có thể so sánh với một số bài thơ ra đời trong cuộc kháng chiến chống thực dân - Pháp). - Liên hệ thực tế. Luyện thi THPT Quốc Gia 2017 Môn Ngữ Văn Giao vi n HOÀNG THỊ NHUNG Fac book Hoàng Nhung 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN 278 Website: online.5star.edu.vn ĐỀ THI CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC NĂM 2017 Bài thi môn NGỮ VĂN ĐỀ SỐ 02 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề  Video Bài Giảng và Lời Giải chi tiết chỉ có tại website: online.5star.edu.vn I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dƣới: “Cốm không phải là thức quà của người ăn vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bây giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá nôn, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen. Khi các cô gái Vòng gỗ gánh, giở từng lớp lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào.” (Thạch Lam, Một món quà của lúa non: Cốm, Ngữ văn 7, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr. 159) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn trên? Câu 2: Đoạn văn trên sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Dựa vào đâu để biết được điều ấy? Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn văn? Câu 4: Trong cảm nhận của tác giả, cốm là sự tổng hợp của nhiều hương vị, đó là những hương vị gì? Tại sao tác giả nói rằng: cốm không phải thức quà của người ăn vội? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của anh/ chị về văn hóa ẩm thực của người Việt Nam? Câu 2 (5,0 điểm) Bàn về hình tượng con sông Đà trong bút ký Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, có ý kiến cho rằng: con Sông Đà có vẻ đẹp “hung bạo”; ý kiến khác lại nhấn mạnh: con sông Đà có vẻ đẹp “trữ tình”. Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên? Luyện thi THPT Quốc Gia 2017 Môn Ngữ Văn Giao vi n HOÀNG THỊ NHUNG Fac book Hoàng Nhung 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN 279 Website: online.5star.edu.vn ĐÁP ÁN PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu 1. (0,5 điểm) Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Câu 2. (0,5 điểm) Đoạn văn trên sử dụng phương thức thuyết minh. Những dấu hiệu của phương thức thuyết minh thể hiện ở chỗ: đoạn văn làm rõ những đặc điểm của cốm- một món ăn đặc sắc của Hà Nội- qua các phương diện: cách ăn cốm (chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ); hương vị của cốm (mùi thơm phức của lúa mới, mùi hoa cỏ dại ven bờ, chất ngọt của cốm, mùi hơi ngát của lá sen già…); cách gói cốm (dùng lá sen để bọc cốm). Câu 3. (1,0 điểm) Nội dung chính của đoạn văn: Cốm- một đặc sản của Hà Nội ba mươi sáu phố phường. Câu 4. (1,0 điểm) Sở dĩ tác giả nói rằng: cốm không phảu thức quà của người vội bởi: phải ăn chậm rãi và thong thả mới có thể cảm nhận được những hương vị phong phú được tổng hợp trong món ăn này. Luyện thi THPT Quốc Gia 2017 Môn Ngữ Văn Giao vi n HOÀNG THỊ NHUNG Fac book Hoàng Nhung 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN 280 Website: online.5star.edu.vn ĐỀ THI CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC NĂM 2017 Bài thi môn NGỮ VĂN ĐỀ SỐ 03 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề  Video Bài Giảng và Lời Giải chi tiết chỉ có tại website: online.5star.edu.vn I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dƣới: “(1) Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân. (2) Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện - ác, chân - giả, chính - tà, đúng sai..., biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con người có được những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người. (3) Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn “nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những “con ngƣời lớn” bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một cuộc đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc!” (Để chạm vào hạnh phúc- Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 3/2/2012) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Câu 2. Chỉ ra phép liên kết chính trong đoạn văn số (2). Câu 3. Viết đoạn văn từ 5-7 câu nêu nội dung chính của văn bản trên. Câu 4. Trong văn bản có nhiều cụm từ in đậm được để trong ngoặc kép, hãy nêu công dụng của việc sử dụng dấu ngoặc kép trong những trường hợp trên. Từ đó, hãy giải thích nghĩa hàm ý của 02 cụm từ “nhỏ bé” và “con người lớn”. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Theo quan điểm riêng của mình, anh/chị chọn cách “chạm” vào hạnh phúc bằng việc “làm những việc lớn” hay “làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn”. Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày ý kiến của mình. Luyện thi THPT Quốc Gia 2017 Môn Ngữ Văn Giao vi n HOÀNG THỊ NHUNG Fac book Hoàng Nhung 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN 281 Website: online.5star.edu.vn Câu 2 (5,0 điểm) Sau khi cắt dây trói cho A Phủ, Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạt ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt: - A Phủ cho tôi đi A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói: - Ở đây thì chết mất. (Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ, SGK Ngữ văn 12, Tập 1) Hành động Mị cắt dây trói cho A Phủ rồi cùng A Phủ lao chạy trong bóng đêm trốn khỏi Hồng Ngài là hành động bột phát, bất ngờ hay là hành động mang tính tất yếu thể hiện bản chất con người Mị? Anh/ Chị hãy lý giải vấn đề trên theo quan điểm của mình. Luyện thi THPT Quốc Gia 2017 Môn Ngữ Văn Giao vi n HOÀNG THỊ NHUNG Fac book Hoàng Nhung 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN 282 Website: online.5star.edu.vn ĐÁP ÁN PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu 1. (0,5 điểm) Phong cách ngôn ngữ của văn bản: Phong cách ngôn ngữ báo chí. Câu 2. (0,5 điểm) Phép liên kết chính được sử dụng trong đoạn số (2) là: phép lặp từ ngữ và phép nối. Câu 3. (1,0 điểm) Nội dung chính của văn bản trên: + Con người có năng lực tạo ra hạnh phúc, bao gồm: năng lực làm người, làm việc, làm dân. + Để chạm đến hạnh phúc con người phải trở thành “con người lớn” bằng hai cách: làm việc lớn hoặc làm việc nhỏ với tình yêu lớn. => Con người tự tạo ra hạnh phúc bằng những vệc làm đúng đắn, phù hợp với yêu cầu của xã hội dù đó là việc lớn hay nhỏ. Câu 4. (1,0 điểm) - Công dụng của việc sử dụng dấu ngoặc kép: làm nổi bật, nhấn mạnh đến một ý nghĩa, một cách hiểu khác có hàm ý… - Nghĩa hàm ý của hai cụm từ “nhỏ bé”: tầm thường, thua kém, tẻ nhạt… và “con người lớn”: tự do thể hiện mình, khẳng định giá trị bản thân, thực hiện những ước mơ, sống cao đẹp, có ích, có ý nghĩa… Luyện thi THPT Quốc Gia 2017 Môn Ngữ Văn Giao vi n HOÀNG THỊ NHUNG Fac book Hoàng Nhung 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN 283 Website: online.5star.edu.vn ĐỀ THI CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC NĂM 2017 Bài thi môn NGỮ VĂN ĐỀ SỐ 04 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề  Video Bài Giảng và Lời Giải chi tiết chỉ có tại website: online.5star.edu.vn I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dƣới: “Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha! Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa (Nguyễn Đình Thi, Đất nước, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giao dục, 2008) Câu 1. Trong năm dòng thơ đầu, hình ảnh “mùa thu nay” được tác giả thể hiện qua những chi tiết nào? Mùa thu ấy có đặc điểm gì? Chỉ ra cảm xúc của nhà thơ trong các dòng thơ đó? Câu 2. Câu thơ “Trong biếc nói cười thiết tha” sử dụng biện pháp tu từ gì? Biện pháp ấy có tác dụng như thế nào? Câu 3. Xác định các dạng của phép điệp được sử dụng trong đoạn thơ trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng. Câu 4. Đoạn thơ trên thể hiện tâm tư tình cảm gì của tác giả? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ ý thơ “Nước chúng ta- Nước những người chưa bao giờ khuất” của Nguyễn Đình Thi, hãy viết đoạn văn ghi lại ấn tượng sâu đậm nhất của anh/ chị về sự bất khuất của người “nước chúng ta” ngày nay. Câu 2 (5,0 điểm) Người đàn bà làng chài trong chuyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu phải đứng trước hai con đường: hoặc chấp nhận những trận đòn oan nghiệt của chồng để giữ gia đình; hoặc li dị chồng để tự giải thoát cho bản thân. Người đàn bà ấy đã chọn con đường nào? Quan điểm của anh/ chị về sự lựa chọn của nhân vật? Luyện thi THPT Quốc Gia 2017 Môn Ngữ Văn Giao vi n HOÀNG THỊ NHUNG Fac book Hoàng Nhung 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN 284 Website: online.5star.edu.vn ĐÁP ÁN PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 ĐIỂM) Câu 1. (0,5 điểm) Trong năm dòng thơ đầu, hình ảnh “mùa thu nay” được tác giả thể hiện qua những chi tiết: gió thổi rừng tre phấp phới; trời thu thay áo mới; tiếng nói cười trong biếc, thiết tha. Đó là mùa thu đẹp tươi, trong sáng, mới mẻ, tinh khôi, khoáng đạt, tự do. Cảm xúc của nhà thơ trong các dòng thơ đó là niềm vui sướng, hân hoan, náo nức. Câu 2. (0,5 điểm) Trong câu thơ, tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tiếng nói cười trong biếc. Biện pháp ấy có tác dụng nhấn mạnh sự tươi vui, hạnh phúc của mọi người và nhà thơ khi được sống trong “mùa thu nay”. Câu 3. (1,0 điểm) - Các dạng của phép điệp: điệp từ (của, những, nước, chúng ta...); điệp ngữ (đây là của chúng ta); điệp cấu trúc cú pháp (Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta; Những cánh đồng…/ Những ngả đường…/ Những dòng sông…). - Hiệu quả nghệ thuật: góp phần tạo nên nhịp thơ dồn dập, âm hưởng hào hùng, giọng điệu hùng biện; tạo sự xuất hiện liên tiếp của hình ảnh, mở ra bức tranh toàn cảnh một giang sơn giàu đẹp; khẳng định mạnh mẽ quyền làm chủ và bộc lộ mãnh liệt niềm tự hào của tác giả. Câu 4. (1,0 điểm) Đoạn thơ thể hiện niềm vui lớn về quyền làm chủ đất nước, niềm tự hào về tinh thần bất khuất của con người Việt Nam. Luyện thi THPT Quốc Gia 2017 Môn Ngữ Văn Giao vi n HOÀNG THỊ NHUNG Fac book Hoàng Nhung 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN Website: online.5star.edu.vn 285 ĐỀ THI CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC NĂM 2017 Bài thi môn NGỮ VĂN ĐỀ SỐ 05 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề  Video Bài Giảng và Lời Giải chi tiết chỉ có tại website: online.5star.edu.vn I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc hai đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dƣới: “Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống húng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.” (Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm) Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao.” (Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương) Câu 1. Nêu hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất. Câu 2. Xác định nghệ thuật tương phản trong từng đoạn thơ trên? Câu 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”? Câu 4. Những điểm giống nhau về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ trên là gì? Trả lời trong khoảng 6-8 dòng. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn văn khoảng 200 chữ nên suy nghĩ của anh chị về câu danh ngôn của Bernard Shaw “Vũ trụ có nhiều kỳ quan, nhưng kỳ quan tuyệt phẩm nhất là trái tim người mẹ” Câu 2 (5,0 điểm) Trong đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, nhân vật Hồn Trương Ba có hai cuộc đối thoại đáng chú ý, đầu tiên là với Xác hàng thịt và sau đó là với Đế Thích. Hãy chỉ ra mối liên hệ giữa hai cuộc đối thoại ấy và phát biểu điều anh/ chị thu nhận được về thông điệp tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm. Luyện thi THPT Quốc Gia 2017 Môn Ngữ Văn Giao vi n HOÀNG THỊ NHUNG Fac book Hoàng Nhung 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN 286 Website: online.5star.edu.vn ĐÁP ÁN PHẦN ĐỌC HIỂU Câu 1. (0,5 điểm) Hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất: Miêu tả, biểu cảm. Câu 2. (0,5 điểm) Xác định nghệ thuật tương phản trong đoạn thơ thứ nhất: tương phản giữa “Lũ chúng tôi... lớn lên” và “bí và bầu lớn xuống”; trong đoạn thơ thứ hai: tương phản giữa “Lưng mẹ... còng dần xuống” và “con ngày một thêm cao”. Câu 3. (1,0 điểm) Hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”: Nhân hóa “Thời gian” qua từ “chạy”, cho thấy thời gian trôi qua nhanh làm cho mẹ già nua , bộc lộ nỗi xót xa, thương mẹ của người con. Câu 4. (1,0 điểm) Hai đoạn thơ trên có điểm giống nhau về nội dung: Bộc lộ niềm xót xa và lòng biết ơn của con trước những hi sinh thầm lặng của mẹ; về nghệ thuật: ngôn ngữ tạo hình, biểu cảm, biện pháp tương phản, nhân hóa. Luyện thi THPT Quốc Gia 2017 Môn Ngữ Văn Giao vi n HOÀNG THỊ NHUNG Fac book Hoàng Nhung 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN 287 Website: online.5star.edu.vn ĐỀ THI CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC NĂM 2017 Bài thi môn NGỮ VĂN ĐỀ SỐ 06 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề  Video Bài Giảng và Lời Giải chi tiết chỉ có tại website: online.5star.edu.vn I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dƣới: "Chưa bao giờ cô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này. Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹn ngào, liễm kiết (kết tụ lại) cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâm sự không tiết ra được. Nó là nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó giống như cái trạng huống thở than của một cảnh ngộ tri âm. Nó là niềm vang dội quằn quại của những tiếng chung tình. Nó là cái dư ba của bể chiều đứt chân sóng. Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ mành thưa. Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp vào cỡ cuối thu dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương tủy. Nó là cái lả lay nhào lìa của lá bỏ cành. Nó là cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống thanh âm. Nó là sự khốn nạn khốn đốn của chỉ tơ con phím. Nó là một chuyện vướng vít nửa vời". (Nguyễn Tuân, Chùa đàn, Tuyển tập Nguyễn Tuân, NXB Văn học, 2012, tr. 229) Câu 1: Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Câu 2: Thử đặt nhan đề cho đoạn trích. Câu 3: Những biện pháp tu từ chủ yếu nào đã được tác giả sử dụng trong việc miêu tả tiếng đàn? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy? Câu 4: Đoạn văn này giúp anh/chị nhớ đến tiếng đàn của các nhân vật trong những tác phẩm đã học nào ở chương trình Ngữ Văn THPT? Hãy trình bày nét tương đồng với tiếng đàn trong các tác phẩm ấy. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Bảo tồn và phát huy các loại hình nhạc cụ truyền thống là vấn đề sống còn của âm nhạc cổ truyền trong bối cảnh toàn cầu hoá. Hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến trên? Câu 2 (5,0 điểm) Trong bài Đàn ghi ta của Lorca, nhà thơ Thanh Thảo viết: “Đường chỉ tay đã đứt Dòng sông rộng vô cùng Lorca bơi sang ngang Trên chiếc ghita màu bạc Chàng ném lá bùa cô gái digan Cào xoáy nước Chàng ném trái tim mình Vào lặng yên bất chợt li la li la li la” (Thanh Thảo, Đàn ghi ta của Lorca, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2008, Tr. 163) Đoạn thơ trên đã gợi cho anh chị những suy nghĩ gì về điều tác giả muốn bộc lộ qua hình tượng Lorca và cây đàn ghi ta của chàng? Luyện thi THPT Quốc Gia 2017 Môn Ngữ Văn Giao vi n HOÀNG THỊ NHUNG Fac book Hoàng Nhung 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN 288 Website: online.5star.edu.vn ĐÁP ÁN PHẦN ĐỌC HIỂU Câu 1. (0,5 điểm) - Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Câu 2. (0,5 điểm) Đặt nhan đề cho đoạn trích: Cung bậc tiếng đàn, Tiếng đàn đáy... Câu 3. (1,0 điểm) - Biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong việc miêu tả tiếng đàn: So sánh, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc. - Tác dụng: Giúp cho đoạn văn giàu hình ảnh, nhạc điệu, sinh động, hấp dẫn hơn trong việc đặc tả các cung bậc tiếng đàn. Câu 4. (1,0 điểm) - Đoạn văn này gợi nhớ đến tiếng đàn của Thúy Kiều trong Truyện Kiều, Lor- ca trong Đàn ghi ta của Lor- ca. - Nét tương đồng với tiếng đàn trong các tác phẩm ấy: Tiếng đàn gắn với nỗi đau thân phận. Luyện thi THPT Quốc Gia 2017 Môn Ngữ Văn Giao vi n HOÀNG THỊ NHUNG Fac book Hoàng Nhung 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN 289 Website: online.5star.edu.vn ĐỀ THI CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC NĂM 2017 Bài thi môn NGỮ VĂN ĐỀ SỐ 07 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề  Video Bài Giảng và Lời Giải chi tiết chỉ có tại website: online.5star.edu.vn I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dƣới: Trong bài Đập thủy điện thượng nguồn sông Mê Công: Những quả bom nước đăng trên báo điện tử Tuổi trẻ ngày 24- 9- 2014 có đoạn: “Theo TS. Đào Trọng Tứ - giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và biến đổi khí hậu, nếu ở phía thượng lưu 15 công trình thủy điện thuộc địa phận Trung Quốc và 11 đập thủy điện trên địa phận Lào, Thái Lan, Campuchia được xây dựng thì tổng dung tích điều tiết của toàn hệ thống bậc thang này ước hơn 30 tỉ m3 nước. Trong điều kiện vận hành bình thường, lượng nước điều tiết xuống hạ lưu chắc chắn làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của dòng sông. Đáng quan ngại nhất, theo các chuyên gia, là nguy cơ vỡ đập. Ông Thiện cho rằng nếu vỡ một đập thì hàng loạt đập khác sẽ vỡ dây chuyền. Trong đó, đập Sambo do một công ty Trung Quốc xây dựng ở Campuchia (bề ngang hơn 18km, cao 56m) nếu xảy ra sự cố, lượng nước được tích trữ ở độ cao 40m trên mực nước biển sẽ biến thành quả bom nước khổng lồ tống xuống san phẳng cả ĐBSCL. Các nhà khoa học, nhà quản lý nhận định lợi ích từ thủy điện trên dòng chính Mekong đem lại cho các nước không đáng kể, mỗi đập thủy điện chỉ vài chục triệu USD/năm, nhưng tổn thất là vĩnh viễn không thể phục hồi lại được. Cả cộng đồng 60 triệu dân sống bên lưu vực dòng sông này gánh chịu lâu dài. “Biến đổi khí hậu đã khó đối phó, hệ thống thủy lợi và canh tác hiện nay chưa thể thích nghi được, nay làm thêm các đập ở thượng lưu thì phải nói là không có cách nào, biện pháp nào để đối phó, cứu vãn” - TS Lê Anh Tuấn, Trường ĐH Cần Thơ, cảnh báo.” (Dẫn theo Đức Vịnh, Đập thủy điện thượng nguồn sông Mê Công: Những quả bom nước http://tuoitre.vn) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên? Câu 2: Đoạn văn tập trung nói về nguy cơ gì trong nhiều nguy cơ mà việc xây dựng tràn lan các đập thủy điện tại thượng nguồn sông Mê Công có thể gây ra? Câu 3: Việc dẫn ý kiến của nhiều nhà khoa học và quản lí trong đoạn văn có tác dụng gì? Thái độ của họ đối với việc được nêu? Câu 4: Phát biểu ý kiến của anh/ chị về vấn đề hợp tác quốc tế trong việc khai thác các nguồn lợi thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống chung của tất cả chúng ta (đoạn văn 7-10 câu) Luyện thi THPT Quốc Gia 2017 Môn Ngữ Văn Giao vi n HOÀNG THỊ NHUNG Fac book Hoàng Nhung 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN II. 290 Website: online.5star.edu.vn LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) “Chỉ có súc vật mới quay lưng lại nỗi đau khổ của đồng loại để chăm lo riêng cho bộ lông của mình” (Các Mác). Anh/ chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về câu nói trên? Câu 2 (7,0 điểm)“Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng xà nu này!” Đó là lời cụ Mết nói với dân làng Xô Man trong đêm Tnú về thăm làng (Truyện Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành). Anh/ chị hiểu như thế nào về câu nói trên? Bằng việc làm rõ mối liên hệ giữa hình tượng rừng xà nu và cộng đồng Xô Man, anh/ chị hãy làm sáng tỏ câu nói. Luyện thi THPT Quốc Gia 2017 Môn Ngữ Văn Giao vi n HOÀNG THỊ NHUNG Fac book Hoàng Nhung 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN 291 Website: online.5star.edu.vn ĐÁP ÁN PHẦN ĐỌC HIỂU Câu 1. (0,5 điểm) Phong cách ngôn ngữ báo chí Câu 2. (0,5 điểm) Đoạn văn tập trung nói về nguy cơ cả ĐBSCL sẽ bị san phẳng vì những “quả bom nước” ngầm ẩn trong hàng loạt con đập được xây dựng trên thượng nguồn sông Mê Công, nếu chúng bị vỡ. Câu 3. (1,0 điểm) Việc dẫn ý kiến của nhiều nhà khoa học và quản lí trong đoạn văn làm tăng độ tin cậy của những lời cảnh báo nguy cơ. Thái độ chung của những người được dẫn ý kiến là “quan ngại”, lo lắng, thậm chí phản đối việc các nước thiếu hợp tác với nhau một cách thực sự. Câu 4. (1,0 điểm) Thời đại ngày nay, con người đang đứng trước nhiều vấn đề mang tính toàn càu, trong đó có vấn đề ứng phó với các thảm họa thiên nhiên. Nếu không biết khai thác các nguồn lợi thiên nhiên một cách thông minh, con người sẽ bị thiên nhiên “đáp trả” lại. Bên cạnh đó, việc chỉ quan tâm đến lợi ích riêng của quốc gia mình mà không tính đến lợi ích chung của các quốc gia khác cũng làm tổn hại đến môi trường sống chung. Rõ ràng, việc hợp tác quốc tế trên vấn đề này có một ý nghĩa sống còn. Vấn đề xây dựng quá nhiều các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Công là một minh chứng. Đây là một con sông lớn chảy qua nhiều nước. Việc bảo vệ sông Mê Công là trách nhiệm chung của tất cả chúng ta. Nếu quốc gia nào cũng tỏ thái độ ích kỉ và chỉ nghĩ đến những cái lợi nhỏ trước mắt cho mình thì con sông sẽ bị “giết chết” và cuộc sống của hàng chục triệu cư dân sống quanh lưu vực sông Mê Công cũng sẽ bị đe dọa. Luyện thi THPT Quốc Gia 2017 Môn Ngữ Văn Giao vi n HOÀNG THỊ NHUNG Fac book Hoàng Nhung
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan