Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ 310812 (49)...

Tài liệu 310812 (49)

.PDF
24
95
132

Mô tả:

1Tiểu luận: “Phân tích đầu vào đầu ra của các nhà máy mía đường t ại Vi ệt Nam” LỜI MỞ ĐẦU Đường là loại thực phẩm thiết yếu cho cuộc sống. Dưới góc độ nào đó , mức tiêu thụ đường còn là biểu hiện của mức sống, trình độ phát triển của quốc gia thông qua mức tiêu dùng bình quân đầu người. Công nghiệp sản xuất mía đường phù hợp với các nước đang phát triển nằm ở giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hoá ( nguồn tài lực còn yếu kém nhưng có nguồn lao động dồi dào ) Với điều kiện là một quốc gia có tiềm năng về đất trồng mía và có khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển ngành mía đường, vừa để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, vừa thay thế nhập khẩu. Trong điều kiện một quốc gia đang phát triển, đi lên chủ yếu từ nông nghiệp, ngành công nghiệp chế biến mía đường Việt Nam vẫn được xác định là một ngành kinh tế trọng yếu. Dưới tác động của nền kinh tế thị trường và sự hội nhập quốc tế, ngoài những mặt tích cực thì chúng ta có thể nhận thấy thị trường trong nước luôn biến động đặc biệt là s ự thất thường về giá cả của các mặt hàng thiết yếu trong đó phải kể đ ến mía đ ường. Đ ể đi sâu vào phân tích vấn đề trên, nhận thức được tầm quan trọng c ủa nguồn cung cầu mía đường và sự biến động giá cả, em xin chọn đề tài: Cung cầu mía đường Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng Bài tiểu luận này của em tập trung vào những vấn đề sau: - Tình hình mía đường trong những năm qua - Các nhân tố ảnh hưởng cung cầu mía đường - Quan hệ cung cầu - Những định hướng phát triển của mía đường Việt Nam - Triển vọng ngành mía đường niên vụ 2011-2012 Lê Trịnh Hoài Nhi | Lớp: B17QNH2 2Tiểu luận: “Phân tích đầu vào đầu ra của các nhà máy mía đường t ại Vi ệt Nam” I. GIỚI THIỆU VỀ CÂY MÍA I.1 Đặc điểm Định nghĩa: Mía là tên gọi chung của một số loài trong chi mía, bên cạnh các loài lau, lách. Chúng là loại cỏ sống lâu năm, bản địa khu vực nhiệt đới và ôn đới ấm. Chúng có thân to mập, chia đốt, chứa nhiều đường, cao từ 2-6 m. Tất cả các dạng mía đường được trồng ngày nay đều là dạng lai ghép nội chi phức tạp. Chúng được trồng để thu hoạch nhằm sản xuất đường. Tính chất: Trên cây mía, thông thường phần ngọn sẽ nhạt hơn phần gốc (trong chiết nước mía). Đó là đặc điểm chung của thực vật: chất dinh dưỡng (ở đây là hàm lượng đường) được tập trung nhiều ở phần gốc (vừa để nuôi dưỡng cây vừa để dự trữ). Đồng thời, do sự bốc hơi của lá mía, nên phần ngọn cây lúc nào cũng phải được cung cấp nước đầy đủ để cung cấp cho lá, gây ra hàm lượng nước trong tỷ lệ đường/nước phần ngọn sẽ nhiều hơn phần gốc, làm cho ngọn cây mía nhạt hơn. I.2 Đặc điểm sinh trưởng Nhiệt độ: Mía là loài cây nhiệt đới nên đòi hỏi điều kiện độ ẩm rất cao. Nhiệt độ bình quân thích hợp cho sự sinh trưởng của cây mía là 15-260C. Thời kỳ nảy mầm mía cần nhiệt độ trên 150C tốt nhất từ 26-330C . Mía nảy mầm kém ở nhiệt độ dưới 150C và trên 400C. Từ 28-350C là nhiệt độ thích hợp cho mía vươn cao. Giới hạn nhiệt độ thích hợp cho thời kỳ mía chín từ 15-200 C. Vì vậy tỷ lệ đường trong mía thường đạt ở mức cao nhất cho các vùng có khí hậu lục địa và vùng cao. Ánh sáng: Mía là cây nhạy cảm với ánh sáng và đòi hỏi cao về ánh sáng. Thiếu ánh sáng, mía phát triển không tốt, hàm lượng đường thấp. Mía cần thời gian tối thiểu là 1200 giờ tốt nhất là trên 2000 giờ. Vì vậy ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới mía vươn cao mạnh nhất khi bắt đầu vào mùa hè có độ dài ngày tăng lên. Chính vì vậy, nó là nhân tố quan trọng quyết định năng suất và sản lượng mía. Độ ẩm: Mía có thể phát triển tốt ở những vùng có lượng mưa từ 1.500 mm/năm. Giai đoạn sinh trưởng mía yêu cầu lượng mưa từ 100- 170 mm/tháng. Khi chín cần khô ráo, mía thu hoạch sau một thời gian khô ráo khoảng 2 tháng sẽ cho tỷ Lê Trịnh Hoài Nhi | Lớp: B17QNH2 3Tiểu luận: “Phân tích đầu vào đầu ra của các nhà máy mía đường t ại Vi ệt Nam” lệ đường cao. Bởi vậy các nước nằm trong vùng khô hạn nhưng vẫn trồng mía tốt còn những nơi mưa nhiều và phân bố đều trong năm thì việc trồng mía không hiệu quả. Gió bão làm cây đổ dẫn đến làm giảm năng suất, giảm phẩm chất của cây. Chính vì vậy gió cũng là dấu hiệu quan trọng trong công tác dự báo lên kế hoạch và chế biến làm sao tốn ít chi phí mà giá trị sản xuất cũng như phẩm chất của mía nguyên liệu vẫn cao. Độ cao: Giới hạn về độ cao cho cây mía sinh trưởng và phát triển ở vùng xích đạo là 1600 mm, ở vùng nhiệt đới là 700-800 mm. Đất trồng: Mía là loại cây công nghiệp khỏe, dễ tính, không kén đất, vì vậy có thể trồng mía trên nhiều loại đất khác nhau, từ 70% sét đến 70% cát. Đất thích hợp cho mía là những loại đất xốp, tầng canh tác sâu, có độ phì cao, giữ ẩm tốt và dễ thoát nước. Có thể trồng mía có kết quả trên cả những nơi đất sét rất nặng cũng như trên đất than bùn, đất hoàn toàn cát, đất chua mặn, đất đồi, khô hạn ít màu mỡ I.3 Giá trị kinh tế Mía là cây trồng công nghiệp lấy đường quan trọng của ngành công nghiệp đường. Đường là một loại thực phẩm cần có trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của nhiều quốc gia trên thế giới, cũng như là loại nguyên liệu quan trọng của nhiều ngành sản xuất công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng như bánh kẹo…Về mặt kinh tế, trong thân mía chứa khoảng 80-90% nước dịch, trong dịch đó chứa khoảng 16-18% đường. Ngoài sản phẩm chính là đường những phụ phẩm chính của cây mía bao gồm: Bã mía chiếm 25-30% trọng lượng mía đem ép. Bã mía có thể dùng làm nguyên liệu đốt lò, hoặc làm bột giấy, ép thành ván dùng trong kiến trúc, cao hơn là làm ra Furfural là nguyên liệu cho ngành sợi tổng hợp. Trong tương lai khi mà rừng ngày càng giảm nguồn nguyên liệu làm bột giấy, làm sợi từ cây rừng giảm đi thì mía là nguyên liệu quan trọng để thay thế. Mật gỉ chiếm 3-5% trọng lượng đem ép. Từ mật gỉ cho lên men chưng cất rượu rum, sản xuất men các loại. Một tấn mật gỉ cho một tấn men khô hoặc các loại axit axetic, hoặc có thể sản xuất được 300 lít tinh dầu và 3800 lít rượu. Từ một tấn mía tốt người ta có thể sản xuất ra 35-50 lít cồn 96, một ha với kỹ thuật sản xuất hiện đại của thế kỷ 21 có thể sản xuất 7000-8000 lít cồn để làm nhiên liệu. Vì Lê Trịnh Hoài Nhi | Lớp: B17QNH2 4Tiểu luận: “Phân tích đầu vào đầu ra của các nhà máy mía đường t ại Vi ệt Nam” vậy khi mà nguồn nhiên liệu lỏng ngày càng cạn kiệt thì người ta đã nghĩ đến việc thay thế năng lượng của thế kỷ 21 là lấy từ mía. Bùn lọc chiếm 1,5-3% trọng lượng mía đem ép. Đây là sản phẩm cặn bã còn lại sau khi chế biến đường. Từ bùn lọc có thể rút ra sáp mía để sản xuất nhựa xêrin làm sơn, xi đánh giày. Sau khi lấy sáp bùn lọc dùng làm phân bón rất tốt. Theo ước tính giá trị các sản phẩm phụ phẩm cao hơn 2-3 lần sản phẩm chính là đường. Mía còn là loại cây có tác dụng bảo vệ đất rất tốt. Mía thường được trồng từ tháng 10 đến tháng 2 hàng năm là lúc lượng mưa rất thấp. Đến mùa mưa, mía được 4-5 tháng tuổi, bộ lá đã giao nhau thành thảm lá xanh dày, diện tích là gấp 4-5 lần diện tích đất làm cho mưa không thể rơi trực tiếp xuống mặt đất, có tác dụng tránh xói mòn đất cho các vùng đồi trung du. Hơn nữa mía là cây rễ chum và phát triển mạnh trong tầng đất từ 0-60 cm. Một ha mía tốt có thể có 13-15 tấn rễ, sau khi thu hoạch bộ rễ để lại trong đất cùng với bộ lá là chất hữu cơ quý làm tăng độ phì của đất. II. TÌNH HÌNH MÍA ĐƯỜNG TRONG NHỮNG NĂM QUA 2. 1 Kết quả sản xuất mía trong những năm qua (NGUỒN CUNG) Về mặt tài nguyên tự nhiên, như khí hậu, đất đai, Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng trung bình khá để phát triển mía cây. Việt nam có đủ đất đồng Lê Trịnh Hoài Nhi | Lớp: B17QNH2 5Tiểu luận: “Phân tích đầu vào đầu ra của các nhà máy mía đường t ại Vi ệt Nam” bằng, lượng mưa nói chung là tốt (1400 mm đến 2000 mm/ năm), nhiệt độ phù hợp, độ nắng thích hợp. Trên phạm vi cả nước, các vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ, đặc biệt là Duyên hải Nam Trung Bộ có khả năng mía đường tốt và rất tốt Bình quân giai đoạn 2005 – 2008, diện tích trồng mía cả nước giảm 1,13%/năm. Năm 2007, diện tích trồng mía đạt 310.000 ha nhưng đ ến năm 2010 chỉ còn 270.000 ha dẫn đến sản lượng mía nguyên liệu giảm từ 17,4 triệu tấn còn 16,4 triệu tấn. Riêng năng suất trồng mía đã được cải thiện đáng kể từ 50 tấn/ha (2000) lên 60,5 tấn/ha (2010). Tuy vậy, so sánh với năng suất mía bình quân trên thế giới hiện nay là 70 tấn/ha thì năng suất mía của nước ta là khá thấp. Nguyên nhân suy giảm diện tích chủ yếu là do thu nhập từ trồng mía không có tính cạnh tranh cao so với thu nhập từ các loại cây trồng khác, điều này đã tác động quyết đ ịnh tr ồng hay không trồng của nông dân. Rất nhiều diện tích trồng mía đã được chuyển sang trồng sắn và phục vụ các khu công nghiệp. Và diện tích thu hẹp đã ảnh hưởng tới sản lượng mía đường hàng năm. Trong năm 2008, hầu hết các khu vực đ ều giảm s ản lượng mía, đặc biệt là khu vực Đông Nam Bộ, sản lượng giảm tới 33,9%. Do vậy nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy không ổn định, dẫn đến sức ép về thiếu nguyên liệu. Lê Trịnh Hoài Nhi | Lớp: B17QNH2 6Tiểu luận: “Phân tích đầu vào đầu ra của các nhà máy mía đường t ại Vi ệt Nam” Nguồn cung đường trên thị trường thì vẫn còn là một bài toán nan giải vì hoạt động của các nhà máy sản xuất đường của Việt Nam hiện nay chưa thực s ự hiệu quả. Phần lớn các nhà máy đường đều hoạt động với công suất khoảng 2.643,75 tấn mía cây/ngày so với quy mô tối thiểu để đạt hiệu quả về kinh tế của một nhà máy mía đường trên thế giới vào khoảng 6.000 – 7.000 tấn mía cây/ngày. Nếu chạy hết công suất thì có thể sản xuất được khoảng 1 triệu tấn đường thành phẩm, trong khi nhu cầu tiêu thụ hiện nay ước tính khoảng 1,2 triệu tấn. Như vậy lượng đường sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và phải nhập khẩu để bù đắp thiếu hụt hàng năm. Trong tháng 5/2007 các nhà máy đã ép 650.000 tấn mía, sản xuất được 70.000 tấn đường, luỹ kế từ đầu vụ đến hết tháng 5/2007 các nhà máy đường trên cả nước đã ép được 11.974.000 tấn mía, tăng 42% so với cùng kỳ năm tr ước; tổng lượng đường sản xuất được ước đạt 1.117.000 tấn, tăng 49% so với cùng kỳ (trong đó miền Bắc đạt 351.500 tấn, miền Trung và Tây Nguyên đạt 303.000 tấn, Nam Bộ đạt 462.000 tấn, cộng với lượng đường thủ công khoảng 150.000 tấn. Nhu cầu tiêu dùng trong nước khoảng 1,1 triệu tấn, như vậy lượng đường dư thừa niên vụ 2006/07 khoảng gần 200 tấn đường. Có thể nói niên vụ 2006/07, ngành mía đường nước ta đã đạt được kết quả khá ngoạn mục kể từ 2 năm trở lại đây, cao hơn chỉ tiêu đề ra là 1.259 tấn. Lượng đường không những đủ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu. Từ đầu 2007 cả nước đã xuất khẩu được 5.000 tấn đường tinh luy ện sang các nước trong khu vực ASEAN, khu vực Trung Đông, Trung Quốc và Liên bang Nga với trị giá hơn 2 triệu USD, bằng tổng kim ngạch xuất khẩu của cả năm 2006 và đạt hơn 33% kế hoạch xuất khẩu cả năm. Điều đáng nói là mặc dù giá đ ường thế giới giảm nhưng đường nhập lậu hiện tại không còn là nỗi lo vì các nhà máy đã nỗ lực hạ giá thành để cạnh tranh. 2.2 Kết quả sản xuất mía niên vụ 2010-2011 (NGUỒN CUNG) Lê Trịnh Hoài Nhi | Lớp: B17QNH2 7Tiểu luận: “Phân tích đầu vào đầu ra của các nhà máy mía đường t ại Vi ệt Nam” Năm 2010, ngành mía đường có nhiều biến động lớn, đầu năm giá tăng mạnh, trên các sàn giao dịch đạt mức cao nhất 771 USD/tấn trong quý I, sau đó lại giảm mạnh vào quý II xuống mức 633 USD/tấn và sau đó liên tục tăng trong cả quý III và IV. Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, niên vụ 2010- 2011 diện tích mía cả nước có trên 271 ngàn hecta, tăng hơn 6.000 hecta so với vụ trước. Năng suất bình quân tăng từ 52 tấn/ hecta lên trên 60 tấn/ hecta, nâng tổng sản lượng mía cả nước lên 16,4 triệu tấn, tăng trên 2,7 triệu tấn. Thành tích trên cho thấy, người nông dân đã không ngừng đầu tư và phát triển cho cây mía. Thế nhưng thực tế nhiều năm qua, nông dân trồng mía vẫn lao đao bởi loại cây trồng này, vì đầu ra không ổn định, giá cả bấp bênh, đặc biệt là chất lượng mía và năng suất mía đường trên 1 ha đạt quá thấp so với thế giới và các nước trong khu vực. Đây là nguyên nhân chính làm hạn chế năng lực cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam, mặc dù về công nghệ và trình độ chế biến của đa số các nhà máy đường Việt Nam không thua kém nhiều so với họ. Lê Trịnh Hoài Nhi | Lớp: B17QNH2 8Tiểu luận: “Phân tích đầu vào đầu ra của các nhà máy mía đường t ại Vi ệt Nam” Lê Trịnh Hoài Nhi | Lớp: B17QNH2 9Tiểu luận: “Phân tích đầu vào đầu ra của các nhà máy mía đường t ại Vi ệt Nam” 2.3 Nhu cầu tiêu dùng đường tại Việt Nam (NGUỒN CẦU) Mức tiêu thụ đường bình quân đầu người tăng trưởng nhanh, nhưng còn cách xa mức tiêu thụ bình quân đầu người của thế giới Lê Trịnh Hoài Nhi | Lớp: B17QNH2 10Tiểu luận: “Phân tích đầu vào đầu ra của các nhà máy mía đường t ại Vi ệt Nam” Mức tiêu thụ đường bình quân đầu người của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá cao. Bình quân giai đoạn 1999 – 2009 tiêu dùng tăng khoảng 5,1%/năm, năm 2010 dự kiến đạt 17,5 kg/người/năm. Tuy nhiên, mức tiêu thụ đường bình quân đầu người của Việt Nam vẫn còn thấp hơn nhiều so với các nước tiêu thụ chính và thấp hơn so với mức bình quân thế giới (>20 kg/người/năm). III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG CUNG CẦU MÍA ĐƯỜNG III.1 Nhân tố ảnh hưởng đến cung Nhà máy đường có thể thu mua mía nguyên liệu theo hai cách như sau: - Từ các vùng nguyên liệu đã được xây dựng từ trước, các nhà máy sản xuất đường sẽ thu mua trực tiếp từ nông dân. - Mía nguyên liệu sẽ được các thương lái thu gom trong dân và bán lại cho các nhà máy. Ngành công nghiệp mía đường trong nước luôn trong tình trạng thiếu hụt nguyên liệu, nguyên nhân: - Việc trồng mía là sự thỏa thuận giữa hai bên: người trồng mía và các chủ doanh nghiệp sản xuất mía. Chính vì yếu tố này mà diện tích trồng mía không được ổn định và năng suất mía chưa thực sự cao. Chưa chủ động được nguồn cung Lê Trịnh Hoài Nhi | Lớp: B17QNH2 11Tiểu luận: “Phân tích đầu vào đầu ra của các nhà máy mía đường t ại Vi ệt Nam” mía nguyên liệu. Hầu hết các nhà máy đều thu mua mía trong dân mà chưa có các vùng trồng riêng. Do vậy, chất lượng mía và sản lượng đều chưa đáp ứng được. - Vùng nguyên liệu mía liên tục bị thu hẹp, người trồng mía dần chuyển hướng chọn các cây cho giá trị kinh tế cao khác do chi phí trồng và thu hoạch mía khá cao; cộng với giá mía biến động thất thường đôi khi không đủ bù đắp được tiền công thu hoạch, tạo tâm lý bấp bênh cho người trồng mía – đã có những vụ mùa người trồng mía chỉ bán nhỏ lẻ cho các cơ sở làm mật, đường nhỏ lẻ thủ công thay vì bán cho nhà máy, do giá mía quá rẻ. - Quy mô sản xuất nhỏ, năng suất thấp hơn so với thế giới. Bình quân chỉ đạt khoảng 2.500 TMN/nhà máy, chỉ phù hợp cho giai đoạn đầu phát triển khi giá nhân công rẻ, sẽ không phù hợp cho giai đoạn sau khi giá nhân công tăng cao. Với qui mô như vậy chi phí sản xuất đường của Việt Nam sẽ luôn cao hơn nhiều so với chi phí sản xuất đường của các nước trong khu vực khoảng 40-50%. Hiện quy mô sản xuất ngành mía đường nước ta rất bé, thấp hơn so khá nhiều so với mức trung bình thế giới. Nguyên nhân chính: (i) công nghệ lạc hậu – phần lớn các nhà máy đều sử dụng dây chuyền công nghệ thiết bị cũ của Trung Quốc (ngoại trừ một số nhà máy liên doanh và có vốn đầu tư nước ngoài); (ii) khó khăn về nguyên liệu. - Cơ cấu phân chia tỷ lệ lợi nhuận chưa hợp lý, trong đó nông dân bị thiệt nhiều nhất: Nhà nước chỉ khuyến cáo mua 1 tấn mía với giá bằng 60 kg đường, không áp đặt và không kiểm soát được, giá đường lại luôn lên xuống thất thường, do đó nông dân chưa yên tâm sản xuất vì lợi ích không rõ ràng và không được đảm bảo - Việc quy hoạch, phân chia vùng nguyên liệu hiện nay là chưa hợp lý: Nhiều nhà máy chế biến nằm ở khá xa vùng nguyên liệu có nơi tới trên 100km, điều đó dẫn tới chi phí marketing và vận chuyển từ nơi trồng mía đến nhà máy là tương đối cao, chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng giá thành sản xuất đường. - Xuất hiện hiện tượng độc quyền, ép giá trong việc thu mua mía nguyên liệu trong vùng quy hoạch hoặc được phân chia, cản trở việc cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà máy, dẫn tới cản trở sự phát triển sản xuất mía, bởi người dân sẽ không được hưởng lợi gì từ giá mía cao. Lê Trịnh Hoài Nhi | Lớp: B17QNH2 12Tiểu luận: “Phân tích đầu vào đầu ra của các nhà máy mía đường t ại Vi ệt Nam” - Hiệu suất thu hồi đường của các nhà máy thấp: Do dây chuyền thiết bị, công nghệ chế biến lạc hậu, quy mô nhỏ, chất lượng mía nguyên liệu thấp, thu mía non, mía dơ. - Diện tích trồng mía nhỏ lẻ, phân tán và chưa được đầu tư tương xứng yêu cầu sản xuất công nghiệp: Do điều kiện tự nhiên, lịch sử để lại - Nhà nước chưa có cơ chế hỗ trợ cho nông dân ổn định sản xuất mía: Do Nhà nước và doanh nghiệp chưa nhận thức hết vai trò quan trọng của nông dân. Nông dân trồng mía Việt Nam luôn là người chịu thiệt nhiều nhất, họ phải tự chủ mọi vấn đề (từ trồng đến thu hoạch, bán mía), trong khi nông dân các nước khác luôn luôn yên tâm sản xuất vì giá mía được Nhà nước đảm bảo ổn định trong 1 giai đoạn nhất định, kể cả khi giá đường lên xuống thất thường. - Ngành mía đường Việt Nam sẽ chịu tác động rủi ro rất lớn bởi các điều kiện biến đổi khí hậu như: Thời tiết hạn hán, bão, lũ, lụt, úng, phèn, mặn,… vì hầu hết các vùng nguyên liệu chính nằm ở các vùng trung du, miền núi, vùng ngập úng, nhiễm mặn, phèn,… - vốn là những vùng khó khăn, chưa được đầu tư các công trình thuỷ lợi giao thông, đê bao, cống ngặn mặn,… Mặt khác, trong các năm gần đây, giá đường Việt Nam được bảo hộ bởi thuế quan cao và hạn ngạch nhập khẩu, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước.Thuế suất nhập khẩu mặt hàng đường 2008 Tuy nhiên, bước sang năm 2010, theo lộ trình hội nhập AFTA, nước ta sẽ áp dụng thuế xuất nhập khẩu đường là 5%, cùng với việc gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải mở cửa nhập khẩu trong hạn ngạch là 25% với đường thô, ngoài hạn ngạch là 65%, khối lượng nhập khẩu trong hạn ngạch còn tăng 5% mỗi năm. Đây là một khó khăn ngành đường để cạnh tranh với các nước công nghiệp đường phát triển trong khu vực và trên thế giới. III.2 Nhân tố ảnh hưởng đến cầu - Giá đường thế giới Chỉ tính riêng từ năm 2008 đến nay, giá đường thô liên tục tăng và hiện duy trì ở mức xấp xỉ 600USD/tấn. Ở Việt Nam, thị trường đường còn sôi động hơn nhiều khi giá cả của Việt Nam ở ngưỡng cao hơn mặt bằng chung của thế giới. Giá đường trắng tinh luyện (RE) trên thị trường Hà Nội quy đổi theo đơn vị USD/tấn Lê Trịnh Hoài Nhi | Lớp: B17QNH2 13Tiểu luận: “Phân tích đầu vào đầu ra của các nhà máy mía đường t ại Vi ệt Nam” trong giai đoạn 2007/2008 dao động trong khoảng 590 – 600 USD/tấn. Trong khi đó giá đường RE trên thị trường Thái Lan và London chỉ dao động trong khoảng 250 – 370 USD/tấn. Như vậy trung bình giá đường RE do Việt Nam sản xuất cao gấp đôi giá đường trên thị trường thế giới. Đặc biệt kể từ tháng 4/09, giá đường RE trên thị trường nội địa có hiện tượng tăng đột biến và chưa thấy có dấu hiệu chững lại. Do mức thu nhập của người dân tăng và xu hướng tiêu dùng thực phẩm thay đổi trong một vài năm trở lại đây nên lượng đường tiêu thụ trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang trong xu hướng lên cao. Trong khi đó nguồn cung đường mía (được chiết xuất từ mía đường, chiếm tới 74 - 77% tổng sản lượng đường toàn thế giới) lại rơi vào tình trạng khủng hoảng do thiếu nguyên liệu trầm trọng. Sức ép thiếu nguyên liệu, theo tôi đó là nguyên nhân chính khiến nguồn cung trên thị trường bị thiếu hụt so với nhu cầu của người dân và dẫn đ ến tình trạng giá đường tăng rất mạnh. Giá đường thế giới biến động mạnh từ đầu 2010 đến nay, và khá bất thường so với những năm trước. Nguyên nhân chính xuất phát từ mất cân đối cung cầu, sản lượng đường niên vụ vừa rồi trên thế giới giảm gần 5 triệu tấn, trong đó, được nhắc đến nhiều nhất là sự sụt giảm sản lượng của Ấn Độ. Vì vậy, các n ước sử dụng nhiều đường như Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ... đều phải nhập khẩu dự trữ thêm đường. Ngoài ra, theo nhận định của các chuyên gia trong ngành, diễn biến giá bất thường năm 2010 không loại trừ nguyên nhân từ yếu tố đầu cơ. - Nhu cầu tiêu thụ trong nước Về tổng thể, Việt Nam có khả năng đáp ứng 70 - 80% nhu cầu tiêu thụ đường trong nước nhưng diễn biến cung cầu đường rất khó dự báo. Hàng năm, sản lượng đường sản xuất trong nước khoảng 0,9 - 1,1 triệu tấn/năm, chiếm 70 - 80% nhu cầu tiêu thụ khoảng 1,2 - 1,4 triệu tấn/năm. Tuy vậy, diễn biến cung cầu đường rất khó dự báo do phụ thuộc nhiều yếu tố như: sự bất thường của thời tiết gây ảnh hưởng đến nguyên liệu mía đầu vào, sản lượng đường nhập khẩu (chính thức và nhập lậu), sản lượng đường xuất khẩu, sự tăng/giảm nhu cầu của các ngành sản xuất dùng đường làm nguyên liệu (bánh kẹo, sữa, nước ngọt, bia…). - Đường nhập lậu Lê Trịnh Hoài Nhi | Lớp: B17QNH2 14Tiểu luận: “Phân tích đầu vào đầu ra của các nhà máy mía đường t ại Vi ệt Nam” Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, do giá đường năm 2011 ở mức cao nên tình trạng nhập lậu đường vào nước ta đang ở mức báo động. Ðiều này không chỉ ảnh hưởng đến người trồng mía mà còn gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất đường trong nước. Theo tính toán, lượng đường nhập lậu từ bên ngoài vào nước ta lên tới hàng trăm tấn/ngày, không chỉ gây biến động thị trường đường trong nước mà còn làm thất thoát hàng trăm tỷ đồng tiền thuế của Nhà nước. Số lượng đường nhập lậu đang tăng dần do nhu cầu tiêu thụ trong nước tăng lên mỗi năm, trong khi sản lượng đường sản xuất trong nước 10 năm qua chỉ dừng lại ở ngưỡng một triệu tấn/năm. Ðáng lưu ý, tình trạng nhập lậu đường tràn lan, hết sức tinh vi đang diễn ra t ại các vùng biên giới. Các cơ quan chức năng đã vào cuộc nhằm ngăn chặn việc nhập l ậu đường nhưng chưa thực sự quyết tâm... Hệ lụy từ đường nhập lậu cho thấy, dân bán tạp hóa, sạp lẻ tại các chợ mua bán đường lậu chưa đáng trách bằng một số đại lý nhà máy cũng quay qua tiếp tay đưa đường lậu về ép đường nội. Đại lý trước đây mua đường của nhà máy trong nước chẳng qua là cần hóa đơn hợp thức đề phòng tình huống bất trắc xảy ra "che mắt” đường nhập lậu. Chính vì đường nội trong thế "nội công ngoại kích” nên xảy ra tình trạng hàng tồn kho ứ đọng khá nhiều. Cuối năm 2011, theo Hiệp hội mía đường Việt Nam, thống kê trong cả nước lượng đường tồn kho trên 200.000 tấn, trong đó 10 nhà máy đ ường ở ĐBSCL tồn kho khoảng 73.000 tấn. Trong khi mức tiêu dùng bình quân cả nước khoảng 60.000-70.000 tấn/tháng, còn nhu cầu cao điểm từ nay đến Tết chỉ còn nửa tháng tới là kết thúc, với mức tối đa khoảng 100.000 tấn. Tình hình đường sản xuất trong nước dư thừa và đang cạnh tranh "sát sườn” với đường nhập lậu nên khó có chuyện sốt giá xảy ra. - Nhân tố khác Hệ thống đại lý tiêu thụ trung gian nắm giữ quyền lực lớn trong thu mua và phân phối đường. Do yêu cầu vốn đầu tư cho hệ thống phân phối và lưu kho lớn nên đa phần các nhà máy sản xuất đường không tự xây dựng được hệ thống đại lý tiêu thụ riêng, không thể đưa được sản phẩm đến các cửa hàng bán lẻ mà phải thông qua hệ thống đại lý trung gian để được bao thầu toàn bộ đầu ra. Do đó, các nhà máy Lê Trịnh Hoài Nhi | Lớp: B17QNH2 15Tiểu luận: “Phân tích đầu vào đầu ra của các nhà máy mía đường t ại Vi ệt Nam” đường buộc phải tuân thủ những quy định do hệ thống đại lý trung gian đ ưa ra, chỉ được bán hàng cho các đại lý này, không được bán trực tiếp cho các cửa hàng bán lẻ. Bên cạnh đó, hệ thống đại lý trung gian còn thâu tóm và chi phối lớn đ ến hệ thống cửa hàng kinh doanh trực tiếp buộc các cửa hàng này chỉ được mua hàng từ hệ thống của mình. Do đó, giữa các nhà máy sản xuất đường trong nước ít có sự cạnh tranh về đầu ra, mà chỉ cạnh tranh lớn ở nguồn nguyên liệu đầu vào III.3 Quan hệ cung cầu Ngành mía đường Việt Nam cũng đang chịu tác động lớn bởi quan hệ cung cầu và giá đường của thị trường thế giới: Phần lớn trong số 60 quốc gia sản xuất đường lớn trên thế giới đều có chính sách hạn ngạch thuế quan. Với Việt Nam, những bảo hộ này không có nhiều. Chỉ riêng hạn ngạch và thuế nhập khẩu, theo l ộ trình hội nhập AFTA, thuế suất đường sẽ giảm dần từ 30% năm 2007 xuống còn 5% năm 2010. Với việc gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải mở cửa nhập khẩu trong hạn ngạch là 25% với đường thô, ngoài hạn ngạch là 65%, khối lượng nhập khẩu trong hạn ngạch còn tăng 5% mỗi năm. Giá đường thế giới, cho đến nay, không thực sự phản ánh quan hệ cân bằng cung cầu, mà chịu tác động bởi chính sách trợ cấp sản xuất tr ực tiếp hay gián tiếp của nhiều nước, nhất là các nước EU, Mỹ trong 40 năm qua luôn duy trì giá đường cao gấp 4 lần so với giá đường trung bình trên thế giới đã bóp méo thị trường đường của các nước đang phát triển. Ngành đường Việt Nam cũng không nằm ngoài sự tác động này. Sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu tiêu thụ, phần còn lại chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc và Thái Lan. Sản lượng sản xuất trong nước các năm gần đây chỉ dao động quanh mức 900.000 tấn – 1,1 triệu tấn/năm; trong khi nhu cầu khoảng 1,4 – 1,5 triệu tấn. Loại trừ các khoản nhập khẩu lậu qua biên giới, mỗi năm Việt Nam cần nhập khẩu trong hạn ngạch khoảng 300.000 tấn đường. Quota nhập khẩu đường: kể từ năm 2010, khi thuế nhập khẩu chính ngạch giảm về 5% và áp dụng chính sách quota nhập khẩu linh hoạt, thay đổi theo hướng lăng lên tùy thuộc vào nhu cầu nội địa. Năm 2010, quota nhập khẩu đ ặt ra đầu năm là 300.000 tấn, mới đây Chính phủ cho phép quota nhập khẩu thêm 100.000 Lê Trịnh Hoài Nhi | Lớp: B17QNH2 16Tiểu luận: “Phân tích đầu vào đầu ra của các nhà máy mía đường t ại Vi ệt Nam” tấn. Tuy nhiên, hiện giá đường nhập khẩu đang khá cao, nên các doanh nghiệp vẫn chưa nhập thêm. Sau 10 năm ngành đường liên tục sản xuất không đủ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, thì trong năm 2012, lần đầu tiên Việt Nam có thể xuất khẩu mặt hàng này. Theo tính toán của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, niên vụ mía đường 20112012, Việt Nam sẽ sản xuất trên 1,4 triệu tấn đường, cộng với 100 nghìn tấn đang Lê Trịnh Hoài Nhi | Lớp: B17QNH2 17Tiểu luận: “Phân tích đầu vào đầu ra của các nhà máy mía đường t ại Vi ệt Nam” tồn kho, cùng với lượng nhập khẩu tối thiểu theo dự kiến là 70 nghìn tấn, chưa kể một khối lượng đường không nhỏ của Thái Lan vẫn ngày đêm nhập lậu vào biên giới Tây Nam qua ngõ Campuchia, trong khi nhu cầu tiêu thụ đường trong cả nước chỉ khoảng 1,4 triệu tấn. Như vậy, cả nước có khả năng dư thừa đường trong vụ tới, nên Hiệp hội đã đề nghị Chính phủ cho các doanh nghiệp đường trong nước được phép xuất khẩu lượng đường thừa, và điểm đến của các doanh nghiệp là thị trường Trung Quốc. Bộ Công Thương cũng đã có chủ trương giảm kế hoạch nhập khẩu đường trong năm 2012 so với năm trước. Tuy nhiên, Bộ vẫn phải cấp quota nhập khẩu 70.000 tấn đường theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Đối với việc cấp hạn ngạch nhập khẩu đường này nếu doanh nghiệp nào nhận thấy nhập khẩu đường có lãi vẫn có thể thực hiện. Hiện giá đường trắng loại 1 đã có thuế giá trị gia tăng đang bán ra tại kho của các nhà máy đường dao động trên dưới 18.000 đồng/kg. Mặc dù đang vào vụ sản xuất bánh, kẹo, mứt… phục vụ Tết Nguyên đán nhưng mấy ngày qua giá đường trên thị trường khu vực phía Nam đang có chiều hướng sụt giảm, tuần qua giá đ ường ở khu vực phía Nam thấp hơn tuần trước nữa là 200 đồng/kg. Riêng thị trường đường phía Bắc vẫn giữ mức giá 19.000 đồng/kg. Có hai nguyên nhân khiến thị trường đường phía Nam có giá thấp hơn phía Bắc. Thứ nhất, do “đụng” phải đường lậu từ Thái Lan tuồn về qua ngõ Campuchia vào biên giới Tây Nam, và do tất cả các nhà máy đường ở đây đã vào vụ nên nguồn cung đường ở phía Nam tương đối đầy đủ. Thứ hai, khu vực phía Bắc chỉ có một vài nhà máy đường vào vụ ép mới lượng đường trên thị trường chưa dồi dào nên giá đường khu vực phía Bắc cao hơn phía Nam. 3.4 Thách thức của ngành mía đường hiện nay Bước vào hội nhập kinh tế khu vực AFTA và gia nhập tổ thức thương mại thế giớI WTO, ngành mía đường Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn là: 1. Các nhà máy đường Việt Nam phần lớn vừa mới được xây dựng với quy mô vừa và nhỏ. Hiện tại còn 37 nhà máy đường đang hoạt động, gồm 6 nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài với tổng công suất 27.000TMN, bình quân một nhà máy Lê Trịnh Hoài Nhi | Lớp: B17QNH2 18Tiểu luận: “Phân tích đầu vào đầu ra của các nhà máy mía đường t ại Vi ệt Nam” 4500TMN, 31 nhà máy là vốn đầu tư trong nước (trong đó có 25 nhà máy c ổ phần hoá) tổng công suất 48.800TMN, bình quân 1.575TMN/nhà máy; phần lớn các nhà máy có quy mô nhỏ từ 700 – 1.000 TMN, thiết bị và công nghệ lạc hậu, năng suất thiết bị và lao động, hiệu quả và chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao 2. Vùng nguyên liệu quy mô nhỏ bé, phân tán, chưa được đầu tư tương xứng với yêu cầu sản xuất công nghiệp. Đặc biệt là diện tích trồng mía bình quân cho mỗi hộ nông dân quá thấp (0.3 – 0.5 ha/hộ). Một nhà máy đường phải quan hệ hợp đồng với 20 – 30 ngàn hộ nông dân bán mía, bình quân mỗi hộ chỉ bán đ ược t ừ 30-40 tấn mía/vụ; năng suất và chất lượng mía thấp; bình quân năng suất chỉ đạt khoảng 50 tấn/ha và dưới 10ccs (độ đường). Xét cả về năng suất nông nghiệp và nâng suất công nghiệp chế biến, ngành mía đường Việt Nam còn thấp, thua quá nhiều so với các ngành mía đường lớn của khu vực và thế giới. Bình quân ở Việt Nam chỉ mới đạt 4-5 tấn đường/ha, trong khi đó ở Thái Lan là 7-8 tấn/ha, ở Úc và Brazil là 9-12 tấn/ha. 3. Rất đáng lưu ý là ngành mía đường Việt Nam chịu tác động rủi ro rất lớn bởi thời tiết hạn hán và bão lũ, các vùng nguyên liệu phần lớn nằm ở các vùng trung du và miền núi, nông dân và nông thôn vốn là những vùng khó khăn, chưa được đầu tư các công trình thuỷ lợi, giao thông… 4. Ngành mía đường Việt Nam cũng đang chịu tác động lớn bởi quan hệ cung cầu và giá đường của thị trường thế giới. Phần lớn trong số 60 quốc gia sản xuất đường lớn trên thế giới đều có chính sách trợ giá đường nội tiêu thông qua thuế nhập khẩu cao và chính sách hạn ngạch thuế quan. Với Việt Nam, những bảo hộ này không có nhiều, chỉ riêng có hạn ngạch và thuế nhập khẩu thì theo lộ trình hội nhập AFTA thuế suất nhập khẩu đường sẽ giảm dần từ 30% năm 2007 xuống còn 5% năm 2010. Với việc gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải mở cửa nhập khẩu trong hạn ngạch là 25% vớI đường thô, ngoài hạn ngạch là 65%, khối lượng nhập khẩu trong hạn ngạch còn tăng 5% mỗi năm. 5. Giá đường thị trường thế giới, cho đến nay, không thực sự phản ánh quan hệ cân bằng cung cầu mà chịu tác động bởi chính sách trợ cấp sản xuất tr ực tiếp hay gián tiếp của nhiều nước, nhất là các nước EU trong 40 năm qua luôn duy trì giá đường cao gấp 4 lần so với giá đường trung bình trên thế giới (tháng 8/2005 là Lê Trịnh Hoài Nhi | Lớp: B17QNH2 19Tiểu luận: “Phân tích đầu vào đầu ra của các nhà máy mía đường t ại Vi ệt Nam” 631,9 Euro, tương tương 764,1 USD) đã bóp mép thị trường đường của các nước đang phát triển. Việt Nam cũng không nằm ngoài chịu sự tác động này. IV. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA MÍA ĐƯỜNG VIỆT NAM (theo Quyết định 26/2007/QĐ-TTg) Phát triển sản xuất mía đường trong thời gian tới phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội và bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp với quy hoạch chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển sản xuất mía đường trên cơ sở phát triển đồng bộ từ sản xuất mía nguyên liệu, nhà máy chế biến, sản xuất các sản phẩm sau đường đến lưu thông và tiêu thụ sản phẩm; từng bước mở rộng công suất các nhà máy đường hiện có theo hướng công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển mía đ ường, gắn lợi ích giữa nhà chế biến và người sản xuất nguyên liệu, thúc đ ẩy xây dựng nông thôn mới. Nhà nước hỗ trợ một phần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi vùng mía tập trung; nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất mía đường. Sản xuất trước tiên nhằm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước đang ngày càng tăng cao và 1 phần xuất khẩu (nếu có): Nhu cầu tiêu thụ trong nước năm 2011 dự báo ở vào khoảng 1,4 triệu tấn, năm 2015 khoảng 1,6 -1,7 triệu tấn và năm 2020 khoảng 2,1 triệu tấn. Mục tiêu cần đạt đến năm 2020: Tổng diện tích trồng mía duy trì khoảng 300.000 ha, năng suất mía bình quân đạt 80 tấn/ha, chữ đường bình quân 12 CCS, sản lượng mía đạt 24 triệu tấn; tổng công suất thiết kế của các nhà máy khoảng 120.000 tấn mía ngày. V. TRIỂN VỌNG NGÀNH MÍA ĐƯỜNG NIÊN VỤ 2011-2012 Kết thúc niên vụ mía đường 2010/2011 vào cuối tháng 5/2011, sản l ượng của toàn ngành đạt khoảng 1,15 triệu tấn. Từ đầu tháng 8/2011, niên vụ mới đã chính thức bắt đầu. Triển vọng ngành mía đường niên vụ này là: Lê Trịnh Hoài Nhi | Lớp: B17QNH2 20Tiểu luận: “Phân tích đầu vào đầu ra của các nhà máy mía đường t ại Vi ệt Nam” Giá đường thô kỳ hạn giao gần tại New York đã giảm khoảng 12% từ mức cao kỷ lục 5 tháng là 31,68 US cent/lb cuối tháng 7 vừa qua, do lo ngại kinh t ế thế giới suy thoái, mặc dù triển vọng sản lượng của nước sản xuất l ớn nhất thế giới là Brazil sẽ giảm sút. Đến cuối năm 2011, giá đường có thể tăng 6% do Trung Quốc, nước tiêu thụ đường lớn thứ 2 thế giới, và Indonesia tăng cường dự tr ữ và sản lượng đường Brazil giảm, đồng thời Ấn Độ là nước tiêu thụ đường lớn nhất thế giới, có thể sản xuất ít hơn tiêu thụ kể từ tháng 10 tới và biến thành nhà nhập khẩu ròng. Trung Quốc có thể mua 2,5 triệu tấn đường, vượt mức hạn ngạch nhập khẩu thông thường của nước này là 1,9 triệu tấn. Indonesia có thể nhập khẩu 2,84 triệu tấn đường trong năm 2011, so với mức 2,48 triệu tấn đường trong năm 2010. Theo Rabobank, khu vực châu Á có thể thiếu 6 triệu tấn đường khi vụ mới bắt đầu vào tháng 10, ngay cả khi thị trường đường thế giới đạt thặng dư. Vụ mía đường tại khu vực Trung Nam Brazil, vùng sản xuất chính của nước này, sẽ giảm sản lượng so với ước tính trước đó. Theo Unica, sản lượng đường của nước này sẽ đạt 31,6 triệu tấn, giảm từ mức ước tính 32,4 triệu tấn trước đó. Giá đường có thể vượt 29 cents/pound nếu sản lượng đường tại khu vực này giảm hơn ước tính. Năng suất đường đạt 1,1 triệu tấn/ha, thấp hơn ước tính mới nhất, do hạn hán rồi mưa triền miên và sương giá gây ảnh hưởng đến mùa vụ. Theo nhận định của các chuyên gia, sức mua từ Ấn Độ cộng với nhu cầu từ Trung Quốc – nước tiêu thụ đường lớn thứ ba thế giới, và Indonesia, sẽ cùng nhau làm cho nguồn cung đường toàn cầu trở nên thắt chặt. Trong vòng 1 năm qua, giá đường trên thị trường kỳ hạn đã tăng 48% và đang giao dịch quanh 28 – 29 cent/lb. Nếu Ấn Độ trở thành nhà nhập khẩu ròng, thị trường đường sẽ trở nên rất nóng. Ngành thực phẩm Ấn Độ hiện sử dụng tới 70% lượng đường nhập khẩu, so với chỉ 50% cách đây 5 năm. Nhu cầu có thể đạt 23 triệu tấn trong năm nay và lên 30 triệu tấn vào năm 2020. Theo Hiệp hội Mía đường Ấn Độ, giá đường nội địa đã giảm 8% trong năm nay và đang ở mức thấp thứ 2 thế giới, chỉ sau Brazil. Giá cũng thấp hơn so với chi phí sản xuất do chính phủ Ấn Độ yêu cầu các nhà sản xuất phải thu mua mía với giá cao từ nông dân. Tình hình thua lỗ có thể buộc các nhà máy đường cắt giảm công suất ép mía để giảm thiệt hại và vì thế cung đường sẽ ngày càng ít đi. Theo Hiệp hội mía đường, tổng nhu cầu tiêu thụ Lê Trịnh Hoài Nhi | Lớp: B17QNH2
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng