Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ 307466...

Tài liệu 307466

.PDF
21
220
57

Mô tả:

Thực trạng và giải pháp của TTCK Việt Nam sau hội nhập WTO đến nay A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nền kinh tế Việt Nam khi gia nhập WTO ( ngày 7/11/2006 ) đã có sự phát triển đáng kể. Trong sự phát triển đó phải kể đến thị trường tài chính mà đặc biệt là thị trường chứng khoán (TTCK), đã đóng góp không nhỏ trong sự phát triển chung của nền kinh tế. Với quy mô thị trường tăng mạnh qua các năm. Trong năm 2006, vốn hóa của thị trường chứng khoán chỉ chiếm khoảng 22% GDP thì năm 2007 đã lên tới hơn 40% GDP. Về chỉ số Vn-Index đã lập kỷ lục. Lần đầu tiên trong lịch sử 7 năm hình thành TTCK, hàn thử biểu đạt đỉnh 1.170,67 điểm vào ngày 12/3/2007. Nhưng từ cuối năm 2006 đến nay, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều sự biến động mạnh mẽ về tỷ giá, nhiên liệu, thiên tai, dịch bệnh… thể hiện rõ nét ở thị trường tài chính thế giới nói chung và cả châu Á nói riêng. Và nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này cũng diễn biến rất phức tạp. Điển hình là liên tiếp sự sụt giảm giá chứng khoán trên hai sàn giao dịch Hà Nội và TP HCM. Chỉ số VN-Index ngày 9/1/2007 đã rơi xống mức thấp nhất so với cùng kỳ năm 2006 với 879,41 điểm. Đến 9 tháng đầu năm 2008 chỉ số VN-Index biến động tăng giảm rất phức tạp. Đáy thị trường đã được xác lập khi kết thúc phiên giao dịch ngày 20/6/2008 với 366,02 điểm. Nhưng đến ngày 23/10/2008 thì chỉ số VN-Index đã chính thức phá đáy kỷ lục với 360,43 điểm. Vì thế đã gây thiệt hại không nhỏ đến sự ổn định và phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam. Hơn nữa, TTCK của một nước tăng trưởng cao, bền vững là biểu hiện của nền kinh tế của quốc gia đó phát triển thịnh vượng, ổn định, và an toàn. Cho nên để phát triển toàn diện và bền vững TTCK nước ta trong tương lai chúng ta phải nghiên cứu những vấn đề ảnh hưởng đến sự suy giảm của TTCK để đưa ra các chính sách phát triển thích hợp trong thời gian tới. Vì tầm quan trọng trên, cho nên rất cần thiết nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp của thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn sau hội nhập WTO đến nay”. Đó là lý do em chọn đề tài này. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 2.1. Mục tiêu chung: Phân tích thực trạng của TTCK Việt Nam sau hội nhập WTO đến nay, và đề xuất các giải pháp để phát triển TTCK Việt Nam trong thời gian sắp tới. GVHD: ThS. 1 SVTH: Thực trạng và giải pháp của TTCK Việt Nam sau hội nhập WTO đến nay 2.2. Mục tiêu cụ thể:  Phân tích thực trạng hoạt động của các công ty chứng khoán Việt Nam giai đoạn sau hội nhập WTO đến nay.  Phân tích các nhân tố tác động đến các nhà đầu tư khi tham gia TTCK Việt Nam giai đoạn sau hội nhập WTO đến nay.  Đề ra các giải pháp để ổn định và phát triển lâu dài TTCK Việt Nam trong tương lai. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU  Không gian: Sở giao dịch chứng khoán TP HCM và Hà Nội  Thời gian sử dụng số liệu : từ tháng11/2006 đến tháng 10/2008  Đối tượng nghiên cứu: nhà đầu tư trong nước và các công ty chứng khoán Việt Nam giai đoạn sau hội nhập WTO đến nay. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1 Phương pháp thu thập số liệu Chuyên đề sử dụng phương pháp thu thập số liệu về chỉ số VN-Index và biểu đồ biến động giao dịch chứng khoán thứ cấp về giá và khối lượng chứng khoán trên internet, sử dụng thông tin về tình hình hoạt động của TTCK Việt Nam hiện nay trên tạp chí chuyên môn. 4.2 Phương pháp phân tích Phương pháp phân tích thống kê mô tả và so sánh các số liệu thứ cấp đã thu thập được từ tình hình hoạt động của TTCK Việt Nam để thực hiện mục tiêu của đề tài. GVHD: ThS. 2 SVTH: Thực trạng và giải pháp của TTCK Việt Nam sau hội nhập WTO đến nay B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT TTCK VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO 1.1 TỔNG QUAN VỀ TTCK VIỆT NAM 1.1.1 Khái niệm về chứng khoán Chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán bao gồm : cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, các loại chứng khoán khác. 1.1.2 Khái niệm TTCK Thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Hình thái điển hình của thị trường chứng khoán là Sở giao dịch chứng khoán (tiếng Anh gọi là Stock Exchange). Tại Sở giao dịch chứng khoán, các lệnh mua và bán chứng khoán được khớp để hình thành giá giao dịch. 1.1.3 Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam  Nhà phát hành Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Nhà phát hành là người cung cấp các chứng khoán - hàng hoá của thị trường chứng khoán. Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu Chính phủ và trái phiếu địa phương. Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty. Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng... phục vụ cho hoạt động của họ.  Nhà đầu tư Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức. GVHD: ThS. 3 SVTH: Thực trạng và giải pháp của TTCK Việt Nam sau hội nhập WTO đến nay  Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán Các tổ chức kinh doanh trên TTCK bao gồm: công ty chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, các trung gian tài chính  Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán bao gồm: cơ quan quản lý Nhà nước, sở giao dịch chứng khoán, hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán, tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán, công ty dịch vụ máy tính chứng khoán, các tổ chức tài trợ chứng khoán, công ty đánh giá hệ số tín nhiệm... 1.1.4 Phân loại cơ bản của thị trường chứng khoán Việt Nam Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán những sản phẩm tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, các khoản vay ngân hàng... có kỳ hạn trên 1 năm). Sau đây là một số cách phân loại TTCK cơ bản:  Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn Thị trường chứng khoán được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.  Thị trường sơ cấp Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.  Thị trường thứ cấp Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành.  Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường Thị trường chứng khoán được phân thành thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán) và phi tập trung (thị trường OTC).  Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường Thị trường chứng khoán cũng có thể được phân thành các thị trường: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh. GVHD: ThS. 4 SVTH: Thực trạng và giải pháp của TTCK Việt Nam sau hội nhập WTO đến nay CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA TTCK VIỆT NAM GIAI ĐOẠN SAU HỘI NHẬP WTO ĐẾN NAY 2.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN KHI GIA NHẬP WTO Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển không ngừng về quy mô của TTCK Việt Nam, là sự lớn mạnh của các tổ chức tài chính trung gian, đặc biệt là các công ty chứng khoán (CtyCK). Sự trưởng thành của các CtyCK Việt Nam không chỉ thể hiện về sự tăng trưởng số lượng và quy mô vốn mà còn thể hiện rõ nét qua phương thức và chất lượng cung cấp dịch vụ cho khách hàng. 2.1.1 Tăng trưởng về số lượng và quy mô của các CtyCK Tính đến 30/8/2007, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã cấp phép hoạt động kinh doanh chứng khoán cho 61 công ty, với tổng số vốn điều lệ đạt 5.735 tỷ đồng. Trong đó, có 43 công ty được cấp phép 4 nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán và bảo lãnh phát hành chứng khoán. Ngoài ra, theo yêu cầu của Nghị định 14 hướng dẫn Luật Chứng khoán về quy định vốn pháp định, thì nhiều CtyCK đã thực hiện tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính. Chúng ta xem số liệu thống kê sau: Bảng 1: Một số Cty CK Việt Nam tăng vốn điều lệ tính đến tháng 6/2007 Đơn vị: tỷ đồng STT Công ty chứng khoán Vốn điều lệ Tăng vốn điều lệ 01 Sao Việt 20 36 02 An Bình 50 330 03 Hà Thành 18 60 04 Kim Long 18 315 Nguồn: www.ttck.vn Mặc dù số lượng CtyCK đi vào hoạt động từ năm 2007 tăng gấp 3-4 lần so với năm 2006, nhưng kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2007 của nhiều CtyCK vẫn khá tốt, điển hình là lợi nhuận sau thuế ở mức cao của các CtyCK đã có thời gian hoạt động lâu như CtyCK Sài Gòn (SSI), CtyCK ACB (ACBS), GVHD: ThS. 5 SVTH: Thực trạng và giải pháp của TTCK Việt Nam sau hội nhập WTO đến nay CtyCK Bảo Việt (BVSC)… Bên cạnh đó, một số Cty CK tuy mới triển khai hoạt động nhưng cũng đạt kết quả bất ngờ so với các CtyCK đàn anh như: CtyCK Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (SBS), CtyCK Đại Việt, CtyCK Quốc Tế Việt Nam. Ta xem bảng thống kê số liệu sau: Bảng 2: Lợi nhuận sau thuế của một số Cty CK VN quý 1 & 2 năm 2007 Đơn vị : tỷ đồng STT Các Công ty chứng khoán Lợi nhuận sau thuế 01 Sài Gòn 668,5 02 ACB 141,0 03 Bảo Việt 156,8 04 Ngân hàng Sài Gòn Thương tín 125,2 05 Đại Việt 39,4 06 Quốc Tế Việt Nam 23,7 Nguồn : www.ttck.vn Trong quá trình hoạt động, các CtyCK luôn đẩy mạnh việc hoàn thiện bộ máy tổ chức, phát triển mạng lưới. Theo thống kê tính đến hết ngày 30/6/2007, trong tổng 61 công ty chứng khoán thì quy mô các trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch, đại lý nhận lệnh được tăng lên đáng kể. Chúng ta có thể xem thông qua bảng số liệu sau: Bảng 3: Mạng lưới hoạt động các Cty CK VN tính đến 30/6/2007 Đơn vị: điểm giao dịch Mạng lưới các Cty CK 31/12/2006 30/6/2007 Trụ sở chính …. 56 Chi nhánh 12 25 Phòng giao dịch 9 14 Đại lý nhận lệnh 13 24 Nguồn: www.ttck.vn 2.1.2 Nâng cao chất lượng hoạt động  Về hoạt động môi giới Tính đến hết ngày 30/6/2007, số tài khoản giao dịch chứng khoán tại các CtyCK đạt 255.185 tài khoản (tăng 169.001 tài khoản, tương đương 196% so GVHD: ThS. 6 SVTH: Thực trạng và giải pháp của TTCK Việt Nam sau hội nhập WTO đến nay với thời điểm ngày 31/12/2006). Trong đó, đối với những CtyCK đã có bề dày hoạt động, đều chiếm tỷ trọng cao về số lượng nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch như: VCBS, BVSC, CtyCK Sài Gòn (SSI), CtyCK Ngân hàng Đầu tư (BSC)… Bên cạnh đó, một số CtyCK tuy mới triển khai hoạt động nhưng đã thu hút được khá nhiều nhà đầu tư, như SBS, ABS, CtyCK Vndirect… Với số liệu cụ thể ta xem bảng thống kê sau: Bảng 4 : Tài khoản giao dịch và tỉ lệ % của một số CtyCK VN - 30/6/2007 Đơn vị: %, tài khoản STT Công ty chứng khoán Số lượng tài khoản Tỷ lệ % 01 VCBS 34.490 16,52 02 BVSC 34.395 13,48 03 Sài Gòn 26.746 10,48 04 Ngân hàng Đầu tư 24.525 9,61 05 SBS 7.720 3,03 06 ABS 6.104 2.39 07 Vndirect 5.195 2.04 Nguồn: www.ttck.vn Tổng giá trị giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trong tháng 6/2007 qua các CtyCK đạt 25.196 tỷ đồng. Những CtyCK có doanh số môi giới giao dịch lớn đa số là những công ty đã có nhiều năm hoạt động, có nhiều nhà đầu tư mở tài khoản. Bảng 5 : Bảng tổng giao dịch các CtyCK lớn trong tháng 6/2007 Đơn vị: %, tỷ đồng Công ty chứng Doanh số giao dịch Thị phần giao dịch khoán tháng 6/2007 tháng 6/2007 VCBS 6.362,5 25,25% ACBS 3.361,0 13,34% SSI 3.253,0 12,91% BVSC 2.182,0 8,66% BSC 1.313,0 5,21% Nguồn www.phantichchungkhoan.com GVHD: ThS. 7 SVTH: Thực trạng và giải pháp của TTCK Việt Nam sau hội nhập WTO đến nay  Về hoạt động tự doanh Tổng giá trị chứng khoán tự doanh tính tại thời điểm ngày 30/6/2007 đạt 9.667 tỷ đồng (tăng 4.671 tỷ đồng, tương đương 48,31% so với thời điểm 01/01/2007). Đối với 14 CtyCK đã hoạt động lâu năm, giá trị chứng khoán tự doanh (2 công ty là SCBS và BSC không báo cáo số liệu này). Một số công ty có giá trị tự doanh cuối kỳ tăng khá nhanh và đạt giá trị cao. Đối với khối CtyCK được cấp phép vào cuối năm 2006, tại thời điểm đầu kỳ, giá trị tự doanh không đáng kể vì công ty chưa triển khai hoạt động thì đến thời điểm 30/6/2007, giá trị chứng khoán tự doanh của khối công ty này lại tăng cao. Điển hình là một số CtyCK đã đẩy nhanh nghiệp vụ tự doanh mặc dù hoạt động chưa lâu như: Ngân hàng Sacombank, Vndirect, Ngân hàng Đông Nam Á… Ta xem số liệu được thống kê như sau: Bảng 6: Hoạt động tự doanh các CtyCK VN đến 30/6/2007 Đơn vị:% và tỷ đồng Cty và nhóm Cty CK Hoạt động tự doanh 30/6/2007 Ngân hàng Tỷ lệ % so với 01/01/2007 (%) 571 … Vndirect 587 … NH. Đông Nam Á 458 … Tổng các CtyCK 9.667 48,31 Riêng 14 CtyCK hoạt 5.997 16,69 3.345 35,63 Sacombank động lâu năm Một số CtyCK cấp phép cuối năm 2006 Nguồn: www.ttck.vn  Hoạt động bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành Hoạt động bảo lãnh phát hành của các CtyCK 6 tháng đầu năm 2007 vẫn tập trung chủ yếu là bảo lãnh phát hành các loại trái phiếu như trái phiếu chính phủ cho Kho bạc Nhà nước, trái phiếu ngân hành, trái phiếu đô thị . Như vậy, các CtyCK đã thực hiện 4 hợp đồng bảo lãnh phát hành với hình thức bảo lãnh cam kết chắc chắn. Các hợp đồng bảo lãnh nói trên đã thực GVHD: ThS. 8 SVTH: Thực trạng và giải pháp của TTCK Việt Nam sau hội nhập WTO đến nay hiện theo đúng quy định hiện hành do giá trị chứng khoán đã được bảo lãnh không vượt quá 50% vốn điều lệ của CtyCK. Tuy nhiên, số liệu trên cũng cho thấy, trong thời gian gần đây, có rất ít CtyCK thực hiện việc bảo lãnh phát hành và các công ty chưa chú trọng đầu tư tìm kiếm khách hàng, đào tạo nhân sự, xây dựng quy trình chuẩn để triển khai nghiệp vụ này.  Hoạt động tư vấn  Tư vấn đầu tư chứng khoán Mảng hoạt động này nhìn chung đã bắt đầu tiến triển với số hợp đồng tư vấn đầu tư chứng khoán của các công ty đạt 55 hợp đồng. Điều này cho thấy trong sự phát triển, các CtyCK đang dần chuyển sang hướng quan tâm, chú trọng hơn đến hoạt động chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, so với khoảng 255.000 tài khoản giao dịch chứng khoán tại các CtyCK hiện nay, số hợp đồng trên là không đáng kể và tiềm năng để các CtyCK phát triển mảng hoạt động này là không nhỏ.  Tư vấn niêm yết và tư vấn khác Tổng số hợp đồng tư vấn niêm yết tại thời điểm tháng 6/2007 của các CtyCK tăng gần 120% so với năm tháng 1/2007. Như vậy, hoạt động tư vấn niêm yết có những dấu hiệu khả quan hơn so với thời điểm đầu năm. Những CtyCK đang thực hiện nhiều hợp đồng tư vấn niêm yết là CtyCK Sài Gòn, Ngân hàng ACB, Ngân hàng Đông Nam Á.. Về các hợp đồng khác chủ yếu là hợp đồng tư vấn cổ phần hóa và bán đấu giá cổ phần. Các công ty có nhiều hợp đồng tại thời điểm này là SSI, ACBS, IBS… Xem bảng thống kê dưới đây: Bảng 7: Hợp đồng được ký của các CtyCK VN đến tháng 6/2007 Đơn vị: hợp đồng STT Công ty chứng khoán Họp đồng 01 Sài Gòn 30 - 02 Ngân hàng ACB 14 - 03 NH. Đông Nam Á 10 - 04 SSI - 42 05 ACBS - 35 06 IBS - 32 100 305 Tổng các công ty CK Hợp đồng khác Nguồn từ: www.ttck.vn GVHD: ThS. 9 SVTH: Thực trạng và giải pháp của TTCK Việt Nam sau hội nhập WTO đến nay 2.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ 2.2.1 Về thông tin: Theo nhận định của Bộ phận Phân tích Công ty Chứng khoán SME, diễn biến của chứng khoán hiện khá bất thường và chưa có xu hướng ổn định. Ảnh hưởng về mặt tâm lý từ diễn biến thị trường thế giới khiến nhà đầu tư nội e dè trước quyết định mua vào, đặc biệt là những ngày giảm điểm. Mất ổn định về tâm lý còn thể hiện ở các phiên tăng điểm mạnh, cung yếu trong khi cầu quá lớn, khiến thị trường mất thanh khoản. Ta xem hình dưới đây: Hình 1: Diễn biến của Vn-Index bám rất sát các biến động từ thị trường thế giới, kể từ giữa quý III – 2008 Nguồn từ www.vincomsc.com.vn 2.2.2 Về chỉ số VN – Index: Tại sàn chứng khoán TP.HCM, chỉ số VNIndex từ mức hơn 900 điểm vào đầu năm 2008 đã xuống dốc và sau 3 lần bulltrap (xem biểu đồ) đã thiết lập một mức đáy là 366 điểm hồi cuối tháng 6. Trong vài tháng gần đây chỉ số này liên tục thử ngưỡng bình quân 350điểm. Nhưng trong tháng 10 năm 2008, các tuần liên tiếp VN-Index đều giảm và đáy mới thị trường được thiết lập vào ngày 28/10 với 322,8 điểm. Và mốc thị trường hướng đến là 300 điểm. Có nhiều nhà đầu tư quan tâm chỉ số VN – Index khi quyết định đầu tư dạng “lướt sóng” trên thị trường đã chờ chỉ số VN – Index xuống ở mức GVHD: ThS. 10 SVTH: Thực trạng và giải pháp của TTCK Việt Nam sau hội nhập WTO đến nay đáy thì “nhảy vào” thị trường để hưởng lợi. Nhưng khi thị trường gặp nhiều yếu tố bất lợi làm ảnh hưởng xấu đến chỉ số VN – Index, thì NĐT lại lo ngạy không quyết định đầu tư, đó cũng là nguyên nhân làm các giao dịch trên thị trường ảm đạm trong thời gian qua. Ta xem hình dưới đây: Hình 2: Biến động chỉ số VN-Index tính từ đầu năm tới hết ngày 2/10/2008. Nguồn từ http://tinnhanhchungkhoan.vn 2.2.3 Tâm lý nhà đầu tư: theo thuyết lòng tin về giá cổ phiếu, yếu tố căn bản trong biến động của giá cổ phiếu cũng như quyết định đầu tư của các nhà đầu tư là sự tăng hay giảm lòng tin của nhà đầu tư đối với tương lai của giá cổ phiếu, của lợi nhuận doanh nghiệp và của lợi tức cổ phần. Vào bất cứ thời điểm nào, trên thị trường cũng xuất hiện 2 nhóm người: nhóm người lạc quan và nhóm người bi quan. Khi số tiền do người lạc quan đầu tư chiếm nhiều hơn, thị trường sẽ tăng giá và khi số tiền bán ra của người bi quan nhiều hơn, thị trường sẽ hạ giá. Tỷ lệ giữa 2 nhóm người này sẽ thay đổi tuỳ theo cách diễn giải của họ về thông tin, cả về chính trị lẫn kinh doanh, cũng như những đánh giá của họ về nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng. 2.2.4 Tình hình lạm phát: Lạm phát tăng thường là dấu hiệu cho thấy, sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ không bền vững, lãi suất sẽ tăng lên, khả năng thu lợi nhuận của doanh nghiệp bị hạ thấp khiến giá cổ phiếu giảm. Ảnh hưởng đến nhà đầu tư. Lạm phát càng thấp thì càng có nhiều khả năng cổ phiếu sẽ tăng giá và ngược lại. GVHD: ThS. 11 SVTH: Thực trạng và giải pháp của TTCK Việt Nam sau hội nhập WTO đến nay 2.2.5 Tình hình biến động của lãi suất: Lãi suất tăng làm tăng chi phí vay đối với DN. Chi phí này được chuyển cho các cổ đông vì nó sẽ hạ thấp lợi nhuận mà DN dùng để thanh toán cổ tức. Cùng lúc đó, cổ tức hiện có từ cổ phiếu thường sẽ tỏ ra không mấy cạnh tranh đối với nhà đầu tư tìm lợi tức, sẽ làm họ chuyển hướng sang tìm nguồn thu nhập tốt hơn ở bất cứ nơi nào có lãi suất cao. Hơn nữa, lãi suất tăng còn gây tổn hại cho triển vọng phát triển của DN vì nó khuyến khích DN giữ lại tiền nhàn rỗi, hơn là liều lĩnh dùng số tiền đó mở rộng sản xuất, kinh doanh. Chính vì vậy, lãi suất tăng sẽ dẫn đến giá cổ phiếu giảm. Ngược lại, lãi suất giảm có tác động tốt cho DN vì chi phí vay giảm và giá cổ phiếu thường tăng lên. 2.2.6 Sự tiến triển của nền kinh tế quốc dân, tình hình kinh tế khu vực và thế giới: Thông thường, giá cổ phiếu có xu hướng tăng khi nền kinh tế phát triển (và có xu hướng giảm khi nền kinh tế yếu đi). Bởi khi đó, khả năng về kinh doanh có triển vọng tốt đẹp, nguồn lực tài chính tăng lên, nhu cầu cho đầu tư lớn hơn nhiều so với nhu cầu tích luỹ và như vậy, nhiều người sẽ đầu tư vào cổ phiếu. 2.3 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐẾN TTCK VN Luật Chứng khoán đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2007, các văn bản hướng dẫn đã được Chính phủ và Bộ Tài chính ban hành song trên thực tế, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến TTCK vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh và đầy đủ. Đơn cử như chính sách thuế với chứng khoán. Mặc dù thị trường đã đi vào hoạt động hơn 7 năm nhưng đến thời điểm này, Nhà nước gần như không thu được khoản nào liên quan đến đầu tư chứng khoán, trừ khoản thuế thu nhập doanh nghiệp thu của các tổ chức kinh doanh chứng khoán. Cũng do thiếu các sắc thuế để điều chỉnh, nên rất khó kiểm soát hoạt động đầu cơ, hành vi "lướt sóng". Nhưng có thể, khi Luật Thuế thu nhập cá nhân đi vào cuộc sống thì chúng ta sẽ có chính sách thuế để định hướng cho TTCK. Một số người cho rằng, trong giai đoạn thị trường xuống dốc, nhiều nhà đầu tư bị lỗ thì chưa nên thu thuế thu nhập cá nhân đối với đầu tư chứng khoán, chuyển nhượng chứng khoán. Nhưng tôi cho rằng, đây là sắc thuế cần thiết để khuyến khích đầu tư dài hạn, hạn chế đầu cơ, đầu tư ngắn hạn, hạn chế được tình trạng "lướt sóng", bởi sắc thuế này đánh thuế mỗi lần NĐT chuyển GVHD: ThS. 12 SVTH: Thực trạng và giải pháp của TTCK Việt Nam sau hội nhập WTO đến nay nhượng chứng khoán, NĐT nào giữ cổ phiếu dài hạn thì không phải đóng thuế. Còn trong giai đoạn thị trường biến động mạnh, tổ chức, cá nhân nào muốn tranh thủ "lướt sóng", muốn đầu cơ, thực hiện giao dịch liên tục thì phải đóng thuế cũng là lẽ đương nhiên. Để quản lý TTCK trong dài hạn, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ một đề án tương đối toàn diện trong việc quản lý cả thị trường chính thức lẫn phi chính thức. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng mới trình Thủ tướng Chính phủ một đề án tổng thể về xử lý khủng hoảng, trong đó đưa ra các điều kiện, biến động trong từng thời điểm của thị trường và tương ứng với nó là một loạt giải pháp xử lý phù hợp. Cụ thể, chúng tôi chia sự khủng hoảng của thị trường theo nhiều cấp độ khác nhau và mỗi một cấp độ đều kèm theo hàng loạt giải pháp xử lý, tương tự như việc chia cấp độ của cơn bão và cách thức ứng phó cơn bão trong từng cấp độ khác nhau Một số văn bản luật áp dụng cho TTCK Việt Nam hiện nay:  Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 (có hiệu lực từ 29/11/2005)  Nghị định 187/2004/NĐ-CP (16/11/2004)  Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 (29/6/2006)  Nghị định 14/2007/NĐ-CP hướng dẫn luật chứng khoán (19/1/2007)  Thông tư 17/2007/TT-BCT hướng dẫn hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng (13/3/2007)  Thông tư 18/2007/TT-BCT hướng dẫn phát hành thêm của công ty đại chúng (13/3/2007)  Quyết định 13/2007/QĐ-BTC quy định mẫu bảng cáo bạch (13/3/2007) GVHD: ThS. 13 SVTH: Thực trạng và giải pháp của TTCK Việt Nam sau hội nhập WTO đến nay 2.4 THỐNG KÊ GIAO DỊCH TRÊN THỊ TRƯỜNG TP HCM VÀ HÀ NỘI TỪ NĂM 2006 ĐẾN THÁNG 10 NĂM 2008. 2.4.1 Thống kê giao dịch thị trường TP.HCM (sàn HOSE) 2.4.1.1 Giao dịch thị trường TP.HCM năm 2006 và 2007 So với năm 2006 thì giao dịch chứng khoán ở sở giao dịch TP.HCM (sàn HOSE) năm 2007 phát triển mạnh về khối lượng, nhưng lại giảm về tổng giá trị. Năm 2007 khối lượng giao dịch ở các tháng đều tăng gấp 3 lần. Còn về tổng giá trị thì ngược lại trong năm 2006 thì giá trị có xu hướng tăng vào cuối năm. Còn trong năm 2007 thì giá trị giao dịch lại giảm vào cuối năm. Ta có thể xem bảng thống kê dưới đây: Bảng 8: Thống kê giao dịch trên sàn HOSE năm 2006 và 2007 Đơn vị: 1000 đồng, 10 cổ phiếu Năm 2006 Tháng Tổng giá trị Năm 2007 Tổng khối Tổng giá trị lượng Tổng khối lượng 12 2,257,706,700 155,842,472 13,618,724 138,707,040 11 665,159,600 94,725,956 17,837,222 174,183,490 10 521,115,800 72,989,769 28,074,809 278,744,340 9 361,434,900 62,245,339 12,097,412 145,279,628 8 311,566,490 58,778,202 387,526,121 113,355,804 7 278,361,100 40,655,226 1,211,123,137 118,225,185 6 216,468,300 33,278,188 1,519,608,300 143,322,186 5 302,764,500 46,891,160 1,686,640,900 139,844,532 4 407,338,000 65,361,320 1,157,677,000 103,026,916 3 417,139,700 71,012,013 2,397,541,210 231,220,831 2 189,619,800 34,134,294 1,441,365,600 131,250,648 1 251,101,900 30,903,015 2,050,732,876 196,864,173 Nguồn: www.cophieu68.com 2.4.1.2 Thống kê giao dịch sàn HOSE trong 10 tháng đầu năm 2008 Trong 10 tháng đầu năm 2008 tổng giá trị giao dịch có xu hướng tăng về cuối năm và tăng cao hơn năm 2007. Do có nhiều yếu tố tác động phức tạp đến GVHD: ThS. 14 SVTH: Thực trạng và giải pháp của TTCK Việt Nam sau hội nhập WTO đến nay quyết định của các nhà đầu tư. Về giá trị giao dịch thì giảm so với năm 2007 nhưng lại tăng chậm về cuối năm. Ta xem bảng thống kê sau: Bảng 9: Thống kê giao dịch trên sàn HOSE 10 tháng đầu năm 2008 Đơn vị: 1000 đồng, 10 cổ phiếu Tháng Tổng giá trị Tổng khối lượng 10 4,658,728 313,372,320 9 27,050,808 425,300,450 8 17,800,681 457,811,548 7 12,309,876 363,136,658 6 8,028,945 199,844,430 5 4,505,481 88,293,761 4 8,800,030 154,211,181 3 13,987,069 242,294,100 2 10,449,599 149,314,340 1 14,377,637 174,871,780 www.cophieu68.com 2.4.2 Thống kê giao dịch thị trường Hà Nội ( sàn HASTC ) 2.4.2.1 Thống kê giao dịch thị trường Hà Nội trong năm 2006 và 2007 Nhìn chung năm 2007 là năm thị trường giao dịch Hà Nội tăng dần đều về giá trị và tổng khối lượng giao dịch so với từ tháng 5/2006. Đây là gia đoạn phát triển của thị trường. Ta xem bảng thống kê dưới đây: Bảng 10: Thống kê giao dịch trên sàn HASTC năm 2006 và 2007 Đơn vị: 1.000đồng, 10 cổ phiếu Năm 2006 Tháng Tổng giá trị Năm 2007 Tổng khối Tổng giá trị lượng Tổng khối lượng 12 2,248,383,048 11 275,607,300 7,625,300 6,685,380,521 62,138,215 10 121,683,980 4,434,200 14,880,751,098 132,825,706 9 130,835,640 4,727,700 3,906,820,830 44,686,650 GVHD: ThS. 33,571,550 5,618,233,978.8 15 56,653,314 SVTH: Thực trạng và giải pháp của TTCK Việt Nam sau hội nhập WTO đến nay 8 215,173,750 8,050,100 2,029,931,540 21,402,400 7 80,484,190 3,130,600 2,244,054,070 22,169,588 6 273,174,248 8,471,749 2,956,490,691 30,990,480 5 59,566,684 2,347,846 4,081,103,410 34,453,000 4 … … 3,107,793,924 26,170,740 3 … … 7,267,961,780 65,019,260 2 … … 3,916,334,817 43,200,480 1 … … 5,914,749,415 66,586,420 Nguồn: www.cophieu68.com 2.4.2.2 Giao dịch thị trường Hà Nội trong 10 tháng đầu năm 2008 Trong 10 tháng đầu năm thì thị trường chịu ảnh hưởng chung với các biến động của nền kinh tế trong nước và trên thế giới. Nhưng xét về khối lượng thì tăng từ đầu năm, nhưng lại có xu hướng giảm trong các tháng cuối của năm. Ta xem bảng thống kê dưới đây: Bảng 11: Thống kê giao dịch trên sàn HASTC 10 tháng đầu năm 2008 Đơn vị: 1000 đồng, 10 cổ phiếu Tháng Tổng giá trị Tổng khối lượng 10 4,849,718,709,096 181,366,624 9 9,007,747,470,000 230,934,800 8 8,742,976,030,000 215,018,180 7 5,196,172,278,800 173,152,524 6 1,662,211,175,000 74,804,960 5 866,602,142,800 27,814,146 4 2,500,873,678,000 59,219,020 3 5,238,103,184,500 102,199,249 2 4,395,795,520,000 63,544,800 1 5,496,672,101,600 68,454,888 Nguồn từ www.cophieu68.com GVHD: ThS. 16 SVTH: Thực trạng và giải pháp của TTCK Việt Nam sau hội nhập WTO đến nay CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP CHO TTCK VN ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI 3.1 CÁC GIẢI PHÁP CẤP BÁCH NHẰM ỔN ĐỊNH TTCK VIỆT NAM GIA ĐOẠN SUY GIẢM 3.1.1 Giải pháp của Thủ Tướng chính phủ (tháng 3/2008) Một là, TCty Đầu tư và Kinh doanh vốn NN (SCIC) tập trung mua vào các CP có tỉ trọng lớn góp phần ổn định thị trường. Hai là, Giao NHNN chỉ đạo các NHTMNN và vận động các NHTMCP quyết định chưa giải chấp các hợp đồng cầm cố, repo CK. Ba là, Cho vay tái chiết khấu với lãi suất 9% khi NHTM thiếu thanh khoản tạm thời mà không thể đi vay ở các kênh khác với mức lãi suất 9%. Bốn là, Đẩy mạnh mua ngoại tệ với tỉ giá thích hợp cho các NH và các tổ chức tài chính nếu ngoại tệ có nguồn gốc hợp pháp, kể cả ngoại tệ từ nguồn đầu tư gián tiếp Năm là, Cho phép các DN mua lại các CP của chính DN đã phát hành ra thị trường và không bị hạn chế việc tăng VĐL theo các quy định hiện hành. Ngoài ra, Thủ tướng cũng giao Bộ Công an chủ trì kiểm tra, xử lý nghiêm các thông tin, tin đồn thất thiệt trên TTCK gây ảnh hưởng xấu đến NĐT; giao Bộ Tài chính, NHNN và UBCKNN tổ chức họp báo thông báo tình hình kinh tế - xã hội quý I/2008, nói rõ kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng, các biện pháp kiềm chế lạm phát bắt đầu phát huy tác dụng. 3.1.2 Giải pháp của Bộ trưởng Bộ Tài chính (tháng 5/2008) Một là, thực thi các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán có tổ chức, đồng thời với việc hạn chế rủi ro của thị trường tự do. Nghiên cứu ban hành qui định về phát hành chứng khoán riêng lẻ. Hai là, nghiên cứu để sửa đổi các qui định theo hướng nâng cao tiêu chuẩn đối với phát hành chào bán chứng khoán, cấp phép thành lập công ty chứng khoán, công ty quản lý quĩ. Ba là, sửa đổi hoặc bổ sung các qui định liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán; qui chế hoạt động và cung cấp dịch vụ; thành GVHD: ThS. 17 SVTH: Thực trạng và giải pháp của TTCK Việt Nam sau hội nhập WTO đến nay lập công ty quản lý quĩ 100% vốn nước ngoài, các biện pháp kiểm soát dòng vốn đầu tư nước ngoài. Bốn là, xây dựng đề án giải pháp, phòng ngừa rủi ro và xử lý khủng hoảng trên thị trường chứng khoán. Năm là, đổi mới cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác; cơ chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp VN; tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ và đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh để báo cáo và đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các biện pháp tăng cường quản lý và hướng dẫn hoàn thiện về tổ chức, hoạt động của các tập đoàn kinh tế. 3.2 GIẢI PHÁP ĐỂ TTCK VIỆT NAM PHÁT TRIỂN ỔN ĐỊNH TRONG TƯƠNG LAI. Khi Việt Nam thực hiện hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng lại mở ra những vận hội lớn cho tăng trưởng xuất nhập khẩu, tăng đầu tư, tăng chu chuyển vốn, từ đó có điều kiện cho TTCK phát triển. Vì vậy, sự phát triển của TTCK một cách ổn định sẽ là tác nhân quan trọng không chỉ cho sự phát triển của thị trường tài chính nói riêng mà đối với cả nền kinh tế nói chung. Xin đề xuất một số giải pháp cơ bản cho thời gian tới: Một là, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, sớm triển khai hướng dẫn Luật Chứng khoán (đã có hiệu lực từ 1-1-2007) theo hướng bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đồng bộ với các quy định khác của pháp luật Việt Nam, nhưng phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Nâng cao năng lực quản lý và kiểm soát của Nhà nước đối với thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng, trong đó chú trọng kiểm soát các hoạt động kinh doanh đối với thị trường OTC để bảo đảm sự ổn định của thị trường và cả đối với các nhà đầu tư nước ngoài để tránh sự thao túng thị trường của những nhà đầu tư này. Hai là, tiếp tục phát triển và hoàn thiện thị trường tài chính (bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn), tạo điều kiện tốt và thông thoáng hơn theo các cam kết khi gia nhập WTO cho việc phát triển các nhà đầu tư là doanh nghiệp, các định chế tài chính trung gian và các tổ chức phụ trợ trên thị trường, song phải GVHD: ThS. 18 SVTH: Thực trạng và giải pháp của TTCK Việt Nam sau hội nhập WTO đến nay đảm bảo khả năng cạnh tranh trong điều kiện mới, có nghĩa là phải năng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành và kiểm tra kiểm soát nội bộ. Ba là, nâng cao năng lực hoạt động của TTCK trên cơ sở hiện đại hoá hệ thống công nghệ thông tin, trước hết là ở các trung tâm giao dịch chứng khoán và các nhà đầu tư là doanh nghiệp. Đồng thời với việc này là tăng cường tính công khai và minh bạch của TTCK từ việc công bố thông tin, cáo bạch, báo cáo hoạt động của các nhà đầu tư là doanh nghiệp và các định chế liên quan khác . Bốn là, chú trọng đào tạo cho đội ngũ những nhà quản lí, những người tham gia kinh doanh chứng khoán, và các nhà đầu tư. Đi đôi với việc này là tăng cường tuyên truyền để nhiều người cùng biết và định hướng đúng đắn cho việc đầu tư có hiệu quả, tránh hiện tượng đầu tư kiểu phong trào như vừa qua. Năm là, tăng cường hoạt động giám sát đối với TTCK nhằm giảm thiểu rủi ro, cảnh báo và ngăn chặn sớm sự đổ vỡ của các nhà đầu tư. Cần chú trọng tăng cờng thanh tra giám sát an toàn hoạt động của các ngân hàng thương mại để hạn chế tác động tiêu cực liên quan đến TTCK như:  Chấn chỉnh việc cho vay của ngân hàng thương mại đối với công ty chứng khoán để kinh doanh trên TTCK, đồng thời tăng cường giám sát hoạt động của các công ty này theo các quy định hiện hành về kinh doanh chứng khoán.  Chú trọng giám sát nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của TTCK, chống nhà đầu tư nước ngoài thao túng thị trường, đảm bảo tính công khai và minh bạch trong hoạt động của các công ty chứng khoán và các định chế trung gian.  Tiến tới thành lập cơ quan giám sát thị trường tài chính (sau năm 2010) để thực hiện chức năng giám sát và bảo đảm an toàn cho toàn bộ thị trường tài chính trên cơ sở phát triển của TTCK, hệ thống ngân hàng thương mại và các định chế tài chính khác. GVHD: ThS. 19 SVTH: Thực trạng và giải pháp của TTCK Việt Nam sau hội nhập WTO đến nay C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Thị trường chứng khoán Việt Nam qua hơn 7 năm đi vào hoạt động và từng bước xây dựng, phát triển về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực, hệ thống luật pháp... để tạo môi trường đầu tư chuyên nghiệp, hiệu quả, nhằm phát triển nền kinh tế. Vì thế, TTCK VN có những thành công nhất định trong hoạt động của các CtyCK, cũng như tích luỹ nhiều kinh nghiệm quý báo của các NĐT. Và khi Việt Nam gia nhập WTO thì TTCK VN có nhiều chuyển biến tức cực. Đối với các CtyCK thì quy mô thị trường tăng mạnh, thực hiện đầy đủ các chức năng mang tính chuyên nghiệp như: môi giới, tư vấn, bảo lãnh pháp hành…Nhiều CtyCK mới thành lập đã tạo điều kiện nâng cao tính chuyên nghiệp, tính cạnh tranh hiệu quả cho các CtyCK. Bên cạnh đó, do nhiều CtyCK thành lập khi chưa đủ điều kiện cũng như không thể dự báo được biến động thị trường nên đang gặp khó khăn trong thời gian gần đây. Đối với các nhà đầu tư, do TTCK mới phát triển, tuy lợi nhuận tốt, nhưng còn nhiều rủi ro tiềm ẩn. Nhìn chung NĐT có nhiều yếu tố tác động đến quyết định đầu tư. Nhưng quan trọng nhất vẫn là tính chuyên nghiệp, đầu tư lâu dài, dự đoán tốt thì NĐT mới thành công được. Cuối cùng là vấn đề quy định pháp lý cho TTCK hoạt động hiệu quả, tránh những hoạt động thiếu công bằng trên thị trường. Hiện nay, TTCK Việt Nam hoạt động dưới sự quản lý của chứng khoán đã tạo ra sự yên tâm cho các nhà đầu tư. Theo các chuyên gia, trong 5 năm tới, khi mà lĩnh vực chứng khoán đã hoàn toàn mở cửa theo cam kết hội nhập WTO, bức tranh thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ vô cùng sinh động. TTCKVN sẽ có quy mô lớn hơn hiện nay rất nhiều, thể hiện qua số lượng các công ty niêm yết, giá trị vốn hoá của thị trường, số lượng tài khoản đầu tư, tính phong phú và đa dạng của các công cụ tài chính... 2. KIẾN NGHỊ TTCK với vai trò là kênh huy động vốn chủ yếu cho nền kinh tế, vì vậy việc tạo lập và phát triển TTCK là rất cần thiết. Vậy để TTCK phát triển nhanh và bền vững, riêng cá nhân tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau: GVHD: ThS. 20 SVTH:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng