Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Thi THPT Quốc Gia 30 đề thi thử tốt nghiệp thpt môn ngữ văn năm 2021 có lời giải chi tiết từng câu...

Tài liệu 30 đề thi thử tốt nghiệp thpt môn ngữ văn năm 2021 có lời giải chi tiết từng câu (file word)

.DOC
116
144
114

Mô tả:

SỞ GD & ĐT AN GIANG ĐỀ THAM KHẢO THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 1 TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 12 THOẠI NGỌC HẦU Thời gian làm bài: 120 phút; không kể thời gian phát đề I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới Để trưởng thành, tất cả chúng ta đều phải trải qua hai cuộc đấu tranh: một cuộc đấu tranh bên ngoài và một cuộc đấu tranh ngay trong tâm trí mỗi người. Nhưng cuộc đấu tranh quan trọng nhất và có ý nghĩa nhất chính là cuộc đấu tranh diễn ra ngay trong tâm hồn mỗi người. Đó là cuộc đấu tranh chống lại những thói quen không lành mạnh, những cơn nóng giận sắp bùng phát, những lời gian dối chực trào, những phán xét thiếu cơ sở và cả những căn bệnh hiểm nghèo…. Những cuộc đấu tranh như thế diễn ra liên tục và thật sự rất gian khó, nhưng lại là điều kiện giúp bạn nhận ra cảnh giới cao nhất của mình. Hãy luôn cẩn trọng và can đảm. Hãy tiếp thu ý kiến những người xung quanh nhưng đừng để họ chi phối quá nhiều đến cuộc đời bạn. Hãy giải quyết những bất đồng trong khả năng của mình nhưng đừng quên đấu tranh đến cùng để hoàn thành mục tiêu đề ra. Đừng để bóng đen của nỗi lo sợ bao trùm đến cuộc sống của bạn. Bạn phải hiếu rằng, dù có thất bại thảm hại đến mấy chăng nữa thì bạn cũng đã học hỏi được điều gì đó bổ ích cho mình. Vì vậy, hãy tin tưởng vào con đường mình đang đi và vững vàng trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả. Với sự hi sinh, lòng kiên trì, quyêt tâm nỗ lực không mệt mỏi và tính tự chủ của mình, nhất định bạn sẽ thành công. Bạn chính là người làm chủ số phận của mình…” (Trích Đánh thức khát vọng, nhiều tác giả, First News tổng hợp NXB Hồng Đức, 2017, tr.67,78) Câu 1. Nhận biết Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. (0.5 điểm) Câu 2. Nhận biết Xác định và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng ở phần in đậm trong văn bản trên (0,75 điểm) Câu 3. Thông hiểu Theo tác giả: "Cuộc đấu tranh quan trọng nhất và có ý nghĩa nhất” là gì? (0,75 điểm) Câu 4: Thông hiểu Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Dù có thất bại thảm hại đến mấy chăng nữa thì bạn cũng đã học hỏi được một điều gì đó bổ ích cho mình”. (1 điểm) II. Làm văn (7,0 điểm) Vận dụng cao Câu 1. (2 điểm) Trang 1 Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy ghĩ của anh chị về ý kiến: “Bạn chính là người làm chủ số phận mình”. Câu 2. (5 điểm) Nhận xét về hìn tượng sông Đà có ý kiến cho rằng: “Con Sông Đà thu hút người đọc bởi sự hung bạo nhưng cũng làm say đắm lòng người bởi vẻ đẹp trữ tình”. Bằng việc cảm nhận vẻ đẹp đoạn trích sau, anh/ chị hãy làm rõ ý kiến trên. ….. Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có chỗ vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ bên này sang bờ bên kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện. Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng ngàn cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra. Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu hư cái cống bị sặc. Trên mặt, cái hút xoáy tít đáy, cũng cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. (…) Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi, thì mỗi lúc ngồi tàu bay trên chiều cao mà nhìn xuống đất nước Tổ quốc bao la, càng thấy quen thuộc với từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây dưới chân mình. Con Sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân, dòng sông xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bưc bội gì mỗi độ thu về. (Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn lớp 12, Tập 1, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2018, T 186) Trang 2 LỜI GIẢI CHI TIẾT Phần I Nội dung 1. Phương pháp: Căn cứ các phương thức biểu đạt đã học Cách giải: - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 2. Phương pháp: Đọc, phát hiện biện pháp tu từ dựa vào kiến thức đã học, nêu tác dụng. Cách giải: - Biện pháp tu từ: Điệp cấu trúc (Hãy…. nhưng…) - Tác dụng: Nhấn mạnh cần cân bằng giữa việc giải quyết những vấn đề, những tác động từ bên ngoài với các vấn đề trong nội tại mỗi cá nhân. 3. Phương pháp: Đọc kỹ nỗi dung câu nói, phân tích, lý giải. Cách giải: Theo tác giả, cuộc đấu tranh quan trọng nhất và có ý nghĩa nhất là: cuộc đấu tranh diễn ra ngay trong tâm hồn mỗi người. Đó là cuộc đấu tranh chống lại các thói quen không lành mạnh, những cơn nóng giận sắp bùng phát, những lời gian dối chực trào, những phán xét thiếu cơ sở và cả những căn bệnh hiểm nghèo... 4. Phương pháp: phân tích, lí giải Cách giải: - Nội dung câu nói: “Dù có thất bại thảm hại đến mấy chăng nữa thì bạn cũng đã học hỏi được một điều gì đó bổ ích cho mình” : Mỗi thất bại là một lần chúng ta rút ra những kinh nghiệm, những bài học xương máu cho bản thân trên con đường dẫn đến thành công. Như vậy, thất bại còn là nguồn động lực để ta không ngừng nỗ lực, cố gắng, trau dồi bản thân trở nên tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn. - Nêu suy nghĩ của bản thân: + Đừng ngại vấp ngã, đừng sợ thất bại, đừng chán nản bi quan khi gặp phải thất bại. + Hãy biết cách đứng lên sau mỗi lần vấp ngã bằng chính những kinh nghiệm, bài học đúc kết II từ thất bại. Câu 1 Phương pháp: Tìm hiểu đề, xác định rõ vấn đề cần nghị luận (nghị luận về một tư tưởng đạo lý “Bạn chính là người làm chủ số phận mình”). Phân tích, lí giải, tổng hợp. Cách giải: 1. Giải thích: Trang 3 - Số phận: Có thể hiểu một cách đơn giản là sự sắp đặt từ trước của một thế lực siêu nhiên nào đó đối với cuộc đời một người. Theo đó, cuộc đời người này sẽ diễn ra đúng như sự định đoạt. Vui vẻ, hạnh phúc, khổ đau tất cả dều dựa vào sự sắp đặt. - Làm chủ: Là tự mình quyết định cuộc sống của mình, không dựa dẫm hay bị chi phối bởi bất cứ yếu tố nào. => Số phận mỗi con người do chính bản thân nắm giữ, quyết định. Cuộc đời một người có vui hay buồn, khổ đau hay hạnh phúc là do chính bản thân họ tạo ra, nắm bắt và quyết định. 2. Chứng minh: - Số phận mỗi cá nhân không phải do ông trời sắp đặt mà do sự lựa chọn, cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề của chính họ. + Lựa chọn khổ đau hay hạnh phúc, lối mòn hay con đường mới,… tất cả đều do suy nghĩ, cách nhìn của bạn đối với cuộc đời này. Khi có cách nhìn tích cực, cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp hơn. DC: Nick Vujjik một người khuyết tật nhưng chọn cách nhìn cuộc sống đầy tích cực. Anh không chỉ tạo ta cho mình một cuộc sống ý nghĩa mà còn truyền cảm hứng sống tới rất nhiều nhiều trên thế giới. + Lựa chọn đứng lên sau vấp ngã hay chết chìm trong thất bại cũng là từ tư duy, sự kiên trì, nỗ lực của mỗi con người. DC: Nhà văn Bandac vốn là một tiểu thương. Sau đó ông gặp phải thất bại lớn trong kinh doanh khiến ông lâm vào cảnh nghèo đói. Thế nhưng, không để cuộc đời mình chết trìm trong thất bại, ông vẫn cố gắng từng ngày để thay đổi nó. Ông bắt đầu lại bằng cách viết văn và cuối cùng với sự nỗ lực của bản thân ông đã thay đổi được cuộc đời, bước ra từ thất bại và trở thành một nhà văn nổi tiếng của thế giới. + Lựa chọn đầu hàng, phó mặc cho số phận hay vượt lên số phận đều nằm ở quyết định của con người. Nếu đầu hàng, buông xuôi con người sẽ không nỗ lực, không cố gắng, bởi vì số phận họ đã an bài, có cố gắng cũng không thể thay đổi. Đó chính là những tư duy chết, họ chỉ đang tồn tại trong cuộc đời này chứ không phải sống. Ngược lại nếu luôn có ý chí, nghị lực không chịu đầu hàng trước số phận con người sẽ tạo ra những điều tuyệt vời, một cuộc sống có ý nghĩa. DC: Bill Porter sinh ra đã mặc bệnh bại não nhưng với quan niệm: “Một khi có ước mơ thì bệnh tật sẽ không còn là trở ngại” ông đã từng ngày vượt lên số phận. Ông Bill vẫn đam mê, nỗ lực bán hàng. Sau nhiều cố gắng, ông trở thành một trong những nhân viên tiếp thị giỏi nhất nước Mỹ. 3. Bình luận: - Đề cao những con người có tư duy tích cực, biết nắm bắt tự làm chủ cuộc đời mình. - Phê phán lối tư duy ỷ nại, phó mặc đổ lỗi cho số phận. - Trước khi đổ lỗi cho số phận con người hãy tự nhìn lại bản thân xem thử mình đã làm được gì Trang 4 đã vấp phải những lỗi sai nào để từ đó có đánh giá chính xác, khách quan làm cơ sở để sự hoàn thiện bản thân hướng tới cuộc sống tốt đẹp. - Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân 4. Tổng kết vấn đề Câu 2: Phương pháp: Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: “Con Sông Đà thu hút người đọc bởi sự hung bạo nhưng cũng làm say đắm lòng người bởi vẻ đẹp trữ tình”. Chứng minh thông qua đoạn trích. Đọc kỹ đoạn trích, phân tích, bình luận Cách giải: I. Mở bài - Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Nguyễn Tuân: Cuộc đời, con người và phong cách nghệ thuật đặc trưng của nhà thơ. - Nêu khái quát chung về tác phẩm “Người lái đò sông Đà”: hoàn cảnh sáng tác, vị trí, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật. - Khẳng đinh luận đề và khái quát nội dung đoạn trích: Con sông Đà thu hút người đọc bởi sự hung bạo nhưng cũng làm say đắm lòng người bởi vẻ đẹp trữ tình II. Thân bài 1. Con sông Đà thu hút người đọc bởi sự hung bạo. - Vách đá: + Dòng sông không trôi giữa đôi bờ “cát trắng phẳng lì” thơ mộng mà bờ sông “dựng vách thành”, cao vút, dựng đứng. Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ những khối đá bờ sông được Nguyễn Tuân ví như những thành trì kiên cố, vững chãi và đầy rẫy sự nguy hiểm, bí ẩn, đe doạ trực chờ. + Quãng sông thì hẹp đến nỗi “con nai, con hổ có lần vọt từ bờ sông này sang bờ kia”. “Mặt sông chỗ ấy chỉ đúng ngọ mới có mặt trời”. Các liên tưởng tưởng chừng như bâng quơ, ngẫu nhiên nhưng lại chứa đựng đầy dụng ý nghệ thuật của tác giả. Chỗ sông phải đến tận giữa trưa, khi mặt trời lên cao nhất mới có ánh nắng chiếu vào. Động từ mạnh xen lẫn với nghệ thuật so sánh “như một cái yết hầu” và hình ảnh hai bên bờ con hươu con nai có thể nhảy qua đã được tác giả khéo léo lồng vào, giúp người đọc hình dung ra độ cao của vách đá, độ hẹp của lòng sông. + Ngồi trong khoang thuyền đi qua khúc sông ấy “mùa hè cũng thấy lạnh”. Tác giả miêu tả thông qua cảm giác, giữa mùa hè nóng nực oi bức tác giả lại cảm thấy lạnh khi qua đây. Phải chăng chính cái khung cảnh choáng ngợp, kỳ vĩ, chật hẹp đã làm cho người ta cảm thấy sợ hãi và nhỏ bé giữa giữa thiên nhiên. Khi đi qua quãng này, người ta cảm tưởng như mình “đang đứng ở một cái ngõ nào mà ngóng vọng lên cái cửa sổ trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”. Bằng một loạt hình ảnh miêu tả, Nguyễn Tuân đã đẩy người đọc từ phố xá đô Trang 5 thị về khung cảnh hoang sơ đến đáng sợ của thiên nhiên sông nước. Người ta thấy hiện ra trước mắt là một khúc sông Đà vừa sâu, vừa hẹp, vừa tối, vừa lạnh đủ để bất kỳ ai đến đây cũng phải rùng mình sợ hãi. - Ghềnh Hát Loóng hung dữ: + Hàng ngàn cây số “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió”. Một loạt thanh sắc xuất hiện tạo cho ta cảm giác sóng gió ngày càng mạnh mẽ và cao dần. Nghệ thuật điệp từ, điệp cấu trúc nối tiếp nhau, động từ mạnh “xô” được lặp lại nhiều lần. Sức mạnh của thiên nhiên rất khủng khiếp, rất lạnh lùng, nó “gùn ghè”, hầm hè như một con thú hoang hung dữ, lì lợm, sẵn sàng thách thức với con người nơi đây - Ở Tà Mường Vát: + Xoáy nước “như những cái giếng bê-tông” được thả xuống làm móng cầu, nước ở đây “thở và kêu như một cái cống bị sặc”. Nghệ thuật nhân hoá kết hợp so sánh của Nguyễn Tuân làm tạo cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn bao giờ hết. + Khúc sông này nguy hiểm đến mức không một con thuyền nào dám tiến lại gần, nếu không sẽ bị hút vào trong, bị dìm xuống lòng sông và biến mất một cách đáng sợ. 2. Con sông Đà làm say đắm người đọc bởi vẻ đẹp trữ tình.. -Vẻ đẹp Đà giang được miêu tả qua nhiều điểm nhìn, nhiều góc cạnh, không gian và thời gian khác nhau. + Từ trên cao nhìn xuống, con sông Đà uốn lượn, mềm mại như áng tóc của người con gái Tây Bắc kiều diễm, xinh đẹp. Dòng sông Đà được nhà văn bằng những hình ảnh rất biểu cảm, gây ấn tượng sâu sắc, “tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn khói núi Mèo đốt nương xuân”. + Màu nước sông Đà biến đổi theo từng mùa khác nhau, mỗi mùa mang một vẻ đẹp độc đáo, riêng biệt: Mùa xuân dòng sông “xanh ngọc bích”, mùa thu “lừ lừ chín đỏ”. Con sông như người thiếu nữ xinh đẹp, mơ mộng đang tuổi xuân thì tràn đầy niềm kiêu hãnh nên tính cách đôi phần khó hiểu, thay đổi thất thường. III. Kết bài - Khẳng định lại nhận định về Sông Đà: “Con sông Đà thu hút người đọc bởi sự hung bạo nhưng cũng làm say đắm lòng người bởi vẻ đẹp trữ tình” - Đánh giá nhận xét về nghệ thuật độc đáo, tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân. Trang 6 SỞ GD & ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ TN THPT LẦN THỨ I TRƯỜNG THPT TIÊN DU SỐ 1 NĂM HỌC 2020– 2021 Thời gian làm bài: 120 phút; không kể thời gian phát đề I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới Hành trình đến bất cứ kết quả nào – dù là một kỹ năng tuyệt vời hay một cách sống tốt đẹp – cũng quan trọng ngang bằng với đích đến của nó (nếu không nói là quan trọng hơn). Có một điều tôi mong bạn hãy suy ngẫm: hành trình leo núi ban tặng nhiều giá trị và phần thưởng hơn việc đến được đỉnh núi. Tại sao ? Bởi vì chính cuộc hành trình sẽ hình thành cá tính, tạo cơ hội để bạn nhận ra tiềm năng của mình và kiểm tra xem bạn thực sự muốn chiến đấu đến đâu. Chính hành trình mới dạy bạn, biến đổi bạn, và kêu gọi tài năng ẩn náu trong con người bạn. Bạn phải phát huy những phẩm chất của một người xuất sắc, như sự kiên định, dẻo dai, trắc ẩn, hiểu biết. Tất nhiên, đạt tới ước mơ sẽ đem lại cảm giác tuyệt vời. Tôi luôn đồng ý như vậy. Nhưng nó không mang lại những quà tặng tương tự như những gì bạn nhận được qua cuộc hành trình. Trong thử thách, ta học hỏi được nhiều hơn lúc thành công. (Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma, NXB Trẻ, 2018) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Theo tác giả, hành trình khiến bạn phải phát huy những phẩm chất nào? Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: Hành trình đến bất cứ kết quả nào – dù là một kỹ năng tuyệt vời hay một cách sống tốt đẹp – cũng quan trọng ngang bằng với đích đến của nó? Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: Trong thử thách, ta học hỏi được nhiều hơn lúc thành công? Vì sao? II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về tầm quan trọng của sự trải nghiệm trong cuộc sống của mỗi người. Câu 2. Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa Trang 7 (Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. LỜI GIẢI CHI TIẾT Phần I Nội dung 1. Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học Cách giải: - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 2. Phương pháp: phân tích, lý giải Cách giải: - Hành trình khiến bạn phải phát huy những phẩm chất : sự kiên định, dẻo dai, trắc ẩn, hiểu biết 3. Phương pháp: phân tích, lý giải Cách giải: Tác giả cho rằng: Hành trình đến bất cứ kết quả nào – dù là một kỹ năng tuyệt vời hay một cách sống tốt đẹp – cũng quan trọng ngang bằng với đích đến của nó vì: chính cuộc hành trình sẽ hình thành cá tính, tạo cơ hội để bạn nhận ra tiềm năng của mình và kiểm tra xem bạn thực sự muốn chiến đấu đến đâu. Chính hành trình mới dạy bạn, biến đổi bạn, và kêu gọi tài năng ẩn náu trong con người bạn. Bạn phải phát huy những phẩm chất của một người xuất sắc, như sự kiên định, dẻo dai, trắc ẩn, hiểu biết. 4. Phương pháp: phân tích, lý giải Cách giải: - Đồng tình với quan điểm của tác giả: Trong thử thách, ta học hỏi được nhiều hơn lúc thành công. - Vì: Trong quá trình thử thách ta sẽ được tôi luyện ý chí, niềm tin, sự dẻo dai,… để vươn tới mục tiêu mà mình theo đuổi. Tất cả sự tôi luyện đó chỉ có được khi ta trải qua thử thách còn khi đã thành công thì không còn nữa. Bởi vậy, trong thử thách con người sẽ học hỏi được nhiều hơn lúc II thành công. Câu 1 Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: 1. Giới thiệu vấn đề - Tầm quan trọng của sự trải nghiệm trong cuộc sống của mỗi người. Trang 8 2. Giải thích: - Trải nghiệm là: => Trải nghiệm có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. 3. Bình luận: - Ý nghĩa sự trải nghiệm đối với mỗi cá nhân: + Trải nghiệm đem lại cho mỗi cá nhân kinh nghiệm thực tế, trưởng thành trong suy nghĩ, hành động. + Trải nghiệm giúp mỗi chúng ta khám phá ra điểm mạnh, điểm yếu để từ đó lựa chọn con đường đúng đắn. + Trải nghiệm giúp con người tôi rèn ý chí, bản lĩnh, sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn, thử thách để vươn tới thành công. +…. - HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp. - Mở rộng vấn đề: + Trải nghiệm là một điều quan trọng tất yếu đối với mỗi cá nhân. Đừng chỉ vì thành tích, thi cử, điểm số mà quên đi trải nghiệm cuộc sống bổ ích, lí thủ bên ngoài. + Con người đặc biệt là người trẻ tuổi cần trải nghiệm để khám phá thế giới và chính mình. 4. Tổng kết vấn đề Câu 2: Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: 1. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Quang Dũng là gương mặt tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Pháp với hồn thơ hào hoa, lãng mạn thấm đượm tình đồng bào đồng chí. “Tây Tiến” là bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Quang Dũng. Bài thơ được Quang Dũng viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh khi ông đã xa đơn vị Tây Tiến một thời gian. - Giới thiệu đoạn trích: Đoạn trích thuộc phần hai của bài thơ, là hồi ức của Quang Dũng về những đêm liên hoan văn nghệ và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng. 2. Thân bài Trái ngược với đoạn thơ mở đầu bài thơ, thiên nhiên và con người miền Tây trong đoạn thơ này là một thế giới khác. Đó là những nét vẽ mềm mại, uyển chuyển, tài hoa, tinh tế, thấm đẫm chất thơ, chất nhạc, chất hào hoa, lãng mạn của Quang Dũng. a. Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan văn nghệ: "Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ" Trang 9 - Với nét vẽ khỏe khoắn, mê say, Quang Dũng dẫn ta vào một đêm liên hoan văn nghệ. Đây là những kỉ niệm đẹp, hấp dẫn nơi xứ lạ, một đêm liên hoan văn nghệ hiếm có giữa binh đoàn Tây Tiến và nhân dân địa phương. Cảnh ấy thực mà như mơ, vui tươi mà sống động. + Cả doanh trại bừng sang dưới ánh lửa đuốc bập bùng, tưng bừng hân hoan như một ngày hội. Trong ánh đuốc lung linh, kì ảo, trong âm thanh réo rắt của tiếng khèn, những cô gái Thái lộng lẫy, rực rỡ trong bộ trang phục lạ, dáng điệu e thẹn, tình tứ trong vũ điệu đậm sắc màu dân tộc đã thu hút hồn vía của những chàng trai Tây Tiến. b. Cảnh chia ly trên sông nước: "Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa" - Cảnh thơ mộng trữ tình của sông nước miền Tây được nhà thơ diễn tả qua những chi tiết: trên sông, chiều sương giăng mắc mênh mang kì ảo, dòng sông trôi lặng tờ mang đậm sắc màu cổ tích, có dáng người mềm mại, uyển chuyển đang lướt trên con thuyền độc mộc, hoa đôi bờ đong đưa theo dòng nước như vẫy chào tạm biệt người ra đi… - Cảnh đẹp như mộng lại như tranh, chỉ vài nét chấm phá mà tinh tế, tài hoa: Quang Dũng không tả mà chỉ gợi, cảnh thiên nhiên không phải là vô tri vô giác, mà phảng phất trong gió trong cây như có hồn người: "Có thấy hồn lau nẻo bến bờ". "Hồn lau" trong thơ của Quang Dũng cũng là "hồn lau" của biệt li phảng phất một chút buồn nhưng không xao xác, xé rách, lãng quên mà đầy nỗi nhớ thương, lưu luyến. Nỗi nhớ thương, lưu luyến đó đã được nhà thơ thể hiện trong những từ ngữ như "có nhớ", "có thấy". Tình yêu đối với cỏ cây, hoa lá, dòng sông, dáng người… đã làm cho cuộc sống đầy hi sinh, gian khổ của những người lính có thêm nhựa sống. Bốn câu thơ làm hiện lên bức tranh thủy mặc nhưng lại không tĩnh tại mà sống động, thiêng liêng. 3. Kết bài: - Với cảm hứng lãng mạn, Quang Dũng đã đưa người đọc trở về với hoài niệm năm xưa, để được sống lại với những giây phút bình yên hiếm có của thời chiến tranh. Đặc biệt là bốn câu thơ sau như đưa người đọc vào thế giới cổ tích với dòng sông huyền thoại, với thế giới của cái đẹp, của cõi mơ, của cõi âm nhạc du dương; chất thơ, chất nhạc, chất họa thấm đẫm, quyện hòa đến mức khó mà tách biệt. - Quả không hổ danh là một nghệ sĩ đa tài với những câu thơ xuất thần, Quang Dũng đã dâng hiến cho người đọc những dòng thơ, những giây phút ngất ngây, thi vị. SỞ GD & ĐT HÀ NỘI ĐỀ THI THỬ TN THPT LẦN THỨ I Trang 10 TRƯỜNG THPT ĐỘI CẤN NĂM HỌC 2020– 2021 Thời gian làm bài: 120 phút; không kể thời gian phát đề I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới Thực tế cuộc sống quanh ta cũng cho thấy, có khá nhiều người không có bằng ĐH, không xuất chúng, cũng chẳng nổi tiếng như Bill Gates, nhưng sự thành công của họ lại có phần vượt trội không ít người có bằng ĐH. Ngày nay, khi bạn có thực tài, nếu không làm cho cơ quan Nhà nước thì làm ở khu vực tư nhân; nếu không tư nhân thì là nước ngoài. Hay tự mình... dùng mình! Thậm chí, nếu ở trong nước không có đất dụng võ thì ra thế giới... Với công việc, năm châu bốn biển đều có thể là nhà của mình. Hiện xã hội cũng đang "khát" nhân lực, hàng trăm ngàn công ty đang cần hàng triệu người có thực tâm, thực lực để giúp họ. Chẳng hạn, họ cần một chuyên gia giỏi về điện (bất kể có bằng hay không), chứ họ không cần một kỹ sư điện, nhưng lại hiểu biết quá ít về điện. Còn giả sử bạn nộp đơn vào một số nơi nào đó mà họ không quan tâm đến giá trị thực thì chắc hẳn nơi đó không thuộc về bạn. ....... Cuộc đời không quá dài để mình có thể phung phí thời gian, nhưng cũng đủ dài để làm được những gì mà mình muốn. Và cuộc đời cũng giống như cuộc đua marathon, dù có bị thua kém bạn bè ở những km đầu tiên nhưng mình vẫn có thể là người về đích trước tiên. Hãy tin rằng: "18 tuổi, bạn còn hơn 60 năm cuộc đời, vẫn còn kịp, nhưng phải nhanh lên kẻo không kịp. Và rằng, trong cuộc đời, chỉ có "sự học" và "thực học" của mình mới tạo nên giá trị và quyết định thân phận của chính mình, và điều đó còn lớn lao hơn "ĐH" rất nhiều". (Lược ghi ý kiến của ông Giản Tư Trung – Hiệu trưởng trường Doanh nhân PACE) Câu 1. Nhận biết Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Nhận biết Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ: "Cuộc đời cũng giống như cuộc đua marathon, dù có bị thua kém bạn bè ở những km đầu tiên nhưng mình vẫn có thể là người về đích trước tiên" Câu 3. Thông hiểu Theo anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: "Chẳng hạn, họ cần một chuyên gia giỏi về điện (bất kể có bằng hay không), chứ họ không cần một kỹ sư điện, nhưng lại hiểu biết quá ít về điện"? Câu 4. Thông hiểu Lời khuyên "18 tuổi, bạn còn hơn 60 năm cuộc đời, vẫn còn kịp, nhưng phải nhanh lên kẻo không kịp" gợi anh/chị suy nghĩ gì? II. Làm văn (7,0 điểm) Vận dụng cao Câu 1. Trang 11 Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về giá trị của “thực học” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống. Câu 2. Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của con người và thiên nhiên qua đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Từ đó, nhận xét về vẻ đẹp lãng mạn của bài thơ “Tây Tiến”. “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”. LỜI GIẢI CHI TIẾT Phần I Nội dung 1. Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học Cách giải: - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 2. Phương pháp: đọc, phát hiện biện pháp tu từ dựa vào kiến thức đã học, nêu tác dụng. Cách giải: - Biện pháp tu từ: So sánh (Cuộc đời so sánh với cuộc đua marathon) - Tác dụng: Làm tăng sức gọi hình cho sự diễn đạt, giúp người đọc dễ dàng liên tưởng đến sự việc đang bàn luận. Qua đó, người viết khẳng định ý chí, nghị lực, tinh thần vượt khó, sự cầu tiến,… sẽ tạo động lực để tuổi trẻ đạt được mục tiêu mình đề ra. 3. Phương pháp: Đọc kỹ nỗi dung câu nói, phân tích, lý giải. Cách giải: Câu nói: "Chẳng hạn, họ cần một chuyên gia giỏi về điện (bất kể có bằng hay không), chứ họ không cần một kỹ sư điện, nhưng lại hiểu biết quá ít về điện" muốn khẳng định điều quan trọng mà người tuyển dụng cần là người có năng lực thực tế chứ không phải những người có bằng cấp cao nhưng lại không có thực lực. Trang 12 4. Phương pháp: phân tích, lí giải Cách giải: - Nội dung lời khuyên "18 tuổi, bạn còn hơn 60 năm cuộc đời, vẫn còn kịp, nhưng phải nhanh lên kẻo không kịp" : Tương lai tuổi trẻ còn rộng mở, vẫn còn kịp để cố gắng phấn đấu, sống cống hiến làm đẹp cho cuộc đời mình. Thế nhưng nếu vì thế mà chần chừ thì chúng ta sẽ lãng phí thời gian, đánh mất tuổi xuân. - Nêu suy nghĩ của bản thân: + Phải biết quý trọng thời gian, sống cống hiến hết mình cho cuộc đời + Cơ hội không đến nhiều lần trong cuộc đời. Vì thế, cần luôn tận dụng, nắm bắt nó từ khi còn trẻ II để làm nên sự nghiệp của bản thân Câu 1 Phương pháp: Tìm hiểu đề, xác định rõ vấn đề cần nghị luận (nghị luận về một vấn đề xã hội “Giá trị của “thực học” trong đời sống). Phân tích, lí giải, tổng hợp. Cách giải: 1. Giới thiệu vấn đề: Giá trị của “thực học” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống. 2. Giải thích: - “Thực học” nghĩa là học thật, nhằm hiểu biết thật, nắm tri thức thật, không phải là sự hiểu biết bên ngoài, giả tạo không có thực chất, không có mục đích chân chính, không hiểu quả, không có giá trị thật. => “Thực học” cần thiết đôi với tuổi trẻ và nó đang trở thành một vấn đề đáng được quan tâm trong cuộc sống hiện nay. 3. Bình luận: - Giá trị của việc “thực học”. + Khi “thực học” tuổi trẻ sẽ tiết kiệm được thời gian. Khi chúng ta học một vấn đề mà hiểu được hết ý nghĩa của nó thì sẽ dễ dàng ghi nhớ hơn và cũng nhớ lâu hơn. Điều ấy sẽ trở thành hữu ích khi chúng ta bắt gặp lại một vấn đề cần sử dụng kiến thức đó trong cuộc sống. Việc học sâu nhớ lâu giúp chúng ta có thể dễ dàng liên kết kiến thức này với kiến thức khác từ đó mở rộng nhiều kiến thức nâng cao hơn. + Việc thực học mang lại sự hiểu biết, kiến thức, khả năng phán đoán, nhận thức. Có thể phân biệt phải trái, đúng sai ở nhiều khía cạnh. Cách nhìn nhận vấn đề mang tính toàn diện hơn. Từ đó là nền tảng để phát huy nhân cách, phẩm chất, gia tăng giá trị tinh thần trong mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng và xã hội. +…. - Bài học nhận thức và hành động: + Nhận thức: Tuổi trẻ phải hiểu và nắm bắt giá trị của thực học. Từ đó, xác định cho mình mục Trang 13 đích của việc học, xác định hướng đi đúng đắn. + Về hành động: Học tập, rèn luyện ngay từ khi còn trẻ, không lãng phí thời gian vào những việc vô bổ…. 4. Tổng kết vấn đề Câu 2: Phương pháp: Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: “Vẻ đẹp con người và thiên nhiên qua đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến”. Nhận xét vẻ đẹp lãng mạn của bài thơ. Biểu cảm, bình luận, phân tích, tổng hợp Cách giải: I. Mở bài - Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Quang Dũng: Cuộc đời, con người và phng cách nghệ thuật đặc trưng của nhà thơ. - Nêu khái quát chung về tác phẩm “Tây Tiến”: hoàn cảnh sáng tác, vị trí, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật. - Khái quát nội dung của đoạn thơ: Vẻ đẹp con người và thiên nhiên qua đêm liên hoan lửa trại cùng khung cảnh thiên nhiên miền Tây hoang sơ mĩ lệ. II. Thân bài 1. Vẻ đẹp con người qua đêm liên hoan lửa trại thắm tình quân dân. - Câu 1: Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa + Cụm từ “hội đuốc hoa”: Không phải là một ánh lửa trại bình thường mà là một hội đuốc hoa. Đuốc hoa hay còn gọi là hoa chúc, là một từ Hán việt dùng để chỉ ngọn nến thắp lên trog đêm tân hôn. Nét độc đáo trong thơ Quang Dũng đó là tác giả đã sử dụng hìn ảnh tượng trưng cho hạnh phúc lứa đôi để diễn tả tình quân dân. + Động từ “bừng”: Cảnh tượng của một đêm liên hoan văn nghệ rực rỡ, tưng bừng được diễn tả rõ nét qua động từ “bừng”. Chỉ với một từ mà tác giả đã làm bức tranh trong bài thơ trở nên sống động như đang hiện ra trước mắt. Phải chăng đây là sự bừng sáng của ánh đuốc, là sự tưng bừng của âm nhạc hay chính là tiếng hát rộn rã vang dội khắp không gian rừng núi miềnTây. -Câu 2: Kìa em xiêm áo tự bao giờ + Kìa em là đại từ dùng để chỉ đối tượng từ xa nhưng trong bài nó còn mang một hàm ý chỉ thái độ bất ngờ, ngạc nhiên, là nềm vui thích rất đỗi tình tứ của người lính trẻ khi nhìn thấy người con gái vùng cao trong xiêm áo lộng lẫy, uyển chuyển theo điệu nhạc, điệu múa tự bao giờ. Từ em như một nốt nhấn của câu thơ. Đó là cách gọi trìu mến, tình tứ, đong đầy sự yêu thương, trìu mến, say mê của lính Tây Tiến với các cô gái. - Câu 3: Khèn lên man điệu nàng e ấp. Những người lính Tây Tiến trong đêm liên hoan mơ màng, đắm mình trong tiếng khèn man điệu. Hai chữ man điệu vừa gọi âm thanh vừa gọi vũ điệu của sơn nữ đậm màu sắc văn hóa núi rừng. Trang 14 - Câu 4: Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Câu thơ diễn tả tâm hồn người lính bay bổng, phiêu du với những miền đất xa xôi. Cái tâm hồn ấy đã tới tận Viên Chăn để dệt nên những ý thơ xây mộng thanh bình hướng tới ngày mai chiến thắng. => Bốn câu thơ thể hiện tâm hồn lãng mạn của người lính Tây Tiến khi được sống trong tình quân dân thắm thiết. Từ đó ta thấy được tâm hồn lạc quan yêu đời của người lính Tây Tiến. 2. Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên Châu Mộc. - Thời gian: Buổi chiều sương giăng mắc bồng bềnh, huyền ảo khiến cảnh vật mờ đi hư ảo. - Không gian: Cảnh vật sông nước mênh mông với bến bờ hoang dại, nguyên thủy, đượm màu cổ tích như một bức tranh cổ điển, gọi vẻ tĩnh lặng nguyên sơ. + Hồn lau là một sáng tạo độc đáo của Quang Dũng. Hồn lau trong thơ của Quang Dũng cũng gọi vẻ xa vắng hiu hắt nên nó là hồn lau của li biệt phảng phất một chút buồn nhưng không xao xác mà đầy nhớ thương, lưu luyến bởi tác giả đã hai lần cất lên câu hỏi có nhớ, có thấy. Phải chăng đó là hình ảnh thiết tha lưu luyến mà người dân miền Tây đã dành cho những người chiến sĩ hay cũng chính là mảnh hồn người chiến sĩ gửi lại nơi Mộc Châu lúc giã từ. Hai chữ hồn lau còn gợi tới một vẻ đẹp bị lãng quên. Đó là chất thi sĩ trong sâu thẳm tâm hồn người lính được đánh thức trong khoảnh khắc giao cảm bất ngờ với hồn tạo vật. -Nỗi nhớ con người: Có nhớ dáng người trên độc mộc Thuyền độc mộc là loại thuyền dài và hẹp làm bằng một thân cây gỗ to, khoét trũng có một người chèo lái. Hình ảnh dáng người trên độc mộc có thể là hình ảnh người lính Tây Tiến cũng có thể là con người miền Tây. Dù hiểu theo cách nào thì tác giả cũng cho thấy vẻ đẹp của con người được khai thác ở hai khía cạnh vừa duyên dáng, uyển chuyển, mềm mại lại khỏe khoắn mạnh mẽ với sức sống mãnh liệt qua nghệ thuật tương phản. Hình ảnh thơ vì thế vừa lãng mạn, vừa gợi vẻ hùng vĩ. Con thuyền độc mộc thì nhỏ bé mà dòng nước lũ ki lại là thiên nhiên hoang sơ, dữ dội. Cảnh vật vừa tương phản, vừa làm nền để tôn vinh vẻ đẹp cho con người nơi đây. -Nỗi nhớ thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng: Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa + Dòng nước lũ là hình ảnh thiên nhiên man dại, dữ dội, nguy hiểm. + Hoa đong đưa: Đong đưa chứ không phải là đung đưa. Đong đưa vừa diễn tả được trạng thái chuyển động đung đưa vừa toát lên vẻ thơ mộng trữ tình, mềm mại, duyên dáng, tình tứ làm say đắm lòng người. Cảnh hoa ấy như đang làm duyên trên dòng nước lũ, soi bóng trên dòng song vậy. Đó không phải là cảnh “hoa trôi man mác” như trong câu thơ của Truyện Kiều mà cánh hoa tạo dáng trên dòng nước lũ đầy khắc nghiệt. Vì thế, thiên nhiên miền Tây hiện ra trong nỗi nhớ của Quang dũng vừa mang vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ vừa mang vẻ đẹp thơ mộng, mĩ lệ. Hình ảnh thơ còn có cách hiểu thú vị khác nữa. Hoa đong đưa là một liên tượng lãng mạn của tác giả khi câu thơ sau có sự hô ứng với câu thơ trước. Dáng người trên độc mộc giống như bông hoa Trang 15 đong đưa trên mặt nước. Đó chính là nét tinh túy của con người miền Tây: Khỏe khoắn, táo bạo và vô cùng gợi cảm. Phải có một tâm hồn lãng mạn, lạc quan yêu đời như tác giả mới có những cảm nhận tinh tế như vậy. • Đặc sắc nghệ thuật: Đoạn thơ trên với những thành công về nghệ thuật làm lay động lòng người. Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của Quang Dũng: lãng mạn, tài hoa ở cả thể thơ thất ngôn trường thiên, bút pháp hiện thực kết hợp với lãng mạn, cách xây dựng hình ảnh, ngôn ngữ tài hoa, độc đáo, giàu hình ảnh, giàu liên tưởng: bừng lên, đốc hoa, hồn lau, đong đưa…. Giọng điệu: Nét nổi bật của Tây Tiến là những câu thơ giàu nhạc tính nhẹ nhàng, êm ả. 3. Nhận xét về vẻ đẹp lãng mạn của bài thơ Tây Tiến. - Qua hai đoạn thơ ngắn nhưng chúng ta có thể dễ dàng nhận ra vẻ đẹp lãng mạn của thơ Quang Dũng nói chung và Tây Tiến nói riêng.Bức chân dung của người lính Tây Tiến được đặt trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, vừa hoang sơ dữ dội vừa hết sức thơ mộng - Qua hai đoạn thơ hiện lên cái tôi hào hoa, thanh lịch giàu chất lãng mạn, với khả năng cảm nhận một cách tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên và tình người đồng thời lại rất mực hồn nhiên, bình dị chân thật. -Vẻ đẹp lãng mạn đã chi phối bài thơ Tây Tiến, từ ngôn ngữ , giọng điệu đến hình tượng người lính. Điều đó cugx góp phần khẳng định Quang Dũng là một nghệ sĩ tài hoa. Sáng tạo của người nghệ sĩ trong nghệ thuật không chỉ không lặp lại người khác mà còn không lặp chính mình. III. Kết bài - Khẳng định lại giá trị nội dung: Vẻ đẹp con người và thiên nhiên qua đêm liên hoan lửa trại cùng khung cảnh thiên nhiên miền Tây hoang sơ mĩ lệ - Đánh giá nhận xét về vẻ đẹp lãng mạn của bài thơ. SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC CHUẨN BỊ CHO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021 – LẦN 1 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 120 phút; không kể thời gian phát đề Mục tiêu: Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau: - Kiến thức làm văn, tiếng Việt - Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm. - Kiến thức đời sống. Kĩ năng: - Kĩ năng đọc hiểu văn bản. Trang 16 - Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học). I. Đọc hiểu (3,0 điểm) (ID: 449761) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới “(...) Với học sinh, thách thức của các em cũng vô cùng to lớn. Là thế hệ của thế kỉ 21, các em sẽ phải đối mặt với một thế giới đầy biến động: những biến đổi khí hậu bất thường, nguồn tài nguyên đang cạn kiệt, môi trường đang bị ô nhiễm và bị tàn phá ghê gớm. Ngoài ra, những định hướng nghề nghiệp em chọn cho mình trong hôm nay, chưa chắc có thể tồn tại ở ngày mai. Trong một công trình nghiên cứu của mình, Howard Gardner, cha đẻ của thuyết đa trí tuệ đã từng chỉ ra: đến năm 2030, 47% nghề nghiệp hiện nay sẽ biến mất. Nghĩa là có những nghề nghiệp mới ra đời và thay thế nghề nghiệp cũ, em đã chuẩn bị tâm thế cho mình trước sự thay đổi đó chưa? Lại thêm một câu hỏi nữa đặt ra “Liệu chúng ta, thế hệ của một Việt Nam đầy sức trẻ có tụt hậu với cuộc cách mạng 4.0 như chúng ta tụt hậu với cuộc cách mạng 3.0 hay không? Cốt lõi của sự thay đổi là sự dũng cảm của mỗi người. Dũng cảm để thừa nhận, dũng cảm để học hỏi, dũng cảm để tìm giải pháp, cách thức, dũng cảm để đối đầu. (…) Các em dũng cảm để đối mặt với việc lười nhác, với việc học tập thụ động. Đối mặt vơi những thói hư tật xấu của mình và xã hội. Đối mặt với sự vô cảm của mình ngay cả với những người thân yêu nhất. Đối mặt với thách thức để các em nhận ra mình thiếu tư duy phản biện, một phẩm chất không thể thiếu của công dân thế kỷ XXI...” (Bài phát biểu khai giảng - Thầy Nguyễn Minh Quý - THPT Trần Nguyên Hãn - Hải Phòng 05/09/2017) Câu 1. Nhận biết Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2. Thông hiểu Trong đoạn trích người viết đã chỉ ra những thách thức gì mà các em học sinh phải đối mặt ở thế kỷ XXI? Câu 3. Thông hiểu Nêu hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong câu văn sau: Liệu chúng ta, thế hệ của một Việt Nam đầy sức trẻ có tụt hậu với cuộc cách mạng 4.0 như khi ta tụt hậu với cuộc cách mạng 3.0 hay không? Câu 4. Thông hiểu Anh/chị có đồng tình với quan điểm: Những định hướng nghề nghiệp em chọn cho mình trong hôm nay, chưa chắc có thể tồn tại ở ngày mai? Vì sao? II. Làm văn (7,0 điểm) Vận dụng cao Câu 1. (ID: 449766) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời câu hỏi: Làm thế nào để rèn tư duy phản biện ở mỗi người? Câu 2. (ID: 449767) Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua đoạn trích: Con sóng dưới lòng sâu Ở ngoài kia đại dương Trang 17 Con sóng trên mặt nước Trăm nghìn con sóng đó Ôi con sóng nhớ bờ Con nào chẳng tới bờ Ngày đêm không ngủ được Dù muôn vời cách trở Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Dẫu xuôi về phương bắc Như biển kia dẫu rộng Dẫu ngược về phương nam Mây vẫn bay về xa Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh - một phương Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ (Trích Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2019) LỜI GIẢI CHI TIẾT Phần I Nội dung 1. Phương pháp: Căn cứ các phương thức biểu đạt đã học Cách giải: - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 2. Phương pháp: Đọc, phát hiện biện pháp tu từ dựa vào kiến thức đã học, nêu tác dụng. Cách giải: - Những thách thức mà thế hệ trẻ phải đối mặt ở thế kỉ 21 là: Là thế hệ của thế kỉ 21, các em sẽ phải đối mặt với một thế giới đầy biến động: những biến đổi khí hậu bất thường, nguồn tài nguyên đang cạn kiệt, môi trường đang bị ô nhiễm và bị tàn phá ghê gớm. Ngoài ra, những định hướng nghề nghiệp em chọn cho mình trong hôm nay, chưa chắc có thể tồn tại ở ngày mai. 3. Phương pháp: Phân tích. Cách giải: Câu hỏi tu từ có tác dụng: + Nhấn mạnh sự băn khoăn, trăn trở của tác giả trước cuộc cách mạng 4.0 liệu thế hệ trẻ có vươn mình trỗi dậy hay vẫn để bản thân tụt hậu như cuộc cách mạng 3.0 Trang 18 + Đồng thời câu hỏi ấy cũng như một lời thúc giục, niềm tin của tác giả đặt vào thế hệ trẻ sẽ vươn lên mạnh mẽ, làm chủ trong thời đại 4.0 4. Phương pháp: Phân tích, lí giải Cách giải: - Đồng tình với quan điểm của tác giả: : Những định hướng nghề nghiệp em chọn cho mình trong hôm nay, chưa chắc có thể tồn tại ở ngày mai. - Vì: + Thế giới không ngừng biến đổi, những cuộc cách mạng, những kĩ thuật mới không ngừng ra đời. Bởi vậy, những nghề nghiệp hôm nay có thể ngày mai sẽ biến mất và thay thế bằng những nghề nghiệp mới. + Chính bởi vậy, mỗi cá nhân cần chuẩn bị cho mình tâm thế sẵn sàng, tri thức phong phú, kĩ II năng dồi dào đế kịp thời thích ứng trước sự thay đổi của thế giới. Câu 1 Phương pháp: Tìm hiểu đề, xác định rõ vấn đề cần nghị luận. Phân tích, lí giải, tổng hợp. Cách giải: 1. Giới thiệu vấn đề: Rèn luyện tư duy phản biện ở mỗi người. 2. Giải thích Tư duy phản biện hay còn gọi là Critical Thinking, đề cập đến khả năng suy nghĩ rõ ràng và có lập luận đúng đắn về niềm tin mà bạn tin hay những gì mà bạn đang làm. Nó bao gồm khả năng vận dụng suy nghĩ độc lập (independent thinking) và suy nghĩ phản chiếu (reflective thinking) 3. Bàn luận - Tư duy phản biện là một trong những phẩm chất quan trọng của công dân thế kỉ XXI. - Không phải ai cũng có tư duy phản biện. Vậy làm thế nào để rèn luyện tư duy phản biện? + Trước hết, mỗi người cần tập cho mình thói quen đặt câu hỏi, đặt ngược lại vấn đề. + Không chỉ vậy, cần liên tục trau dồi tri thức trên nhiều lĩnh vực cho bản thân. + Luôn luôn lắng nghe những đóng góp, ý kiến từ những người xung quanh, để từ đó khắc phục những khiếm khuyết của bản thân. + Quan trọng nhất là phải rèn luyện cho mình cái nhìn khách quan khi nhìn nhận, đánh giá các quan điểm, ý kiến của những người xung quanh. +… - Cần phân biệt giữa tư duy phản biện với soi mói, chỉ trích người khác. 4. Tổng kết Câu 2: Phương pháp: Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: “Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tác phẩm Sóng của Xuân Quỳnh”. Bình luận, phân tích, tổng hợp. Trang 19 Cách giải: a. Mở bài: - Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh: Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một người phụ nữ giàu yêu thương, khát khao hạnh phúc đời thường. - Giới thiệu tác phẩm Sóng: Là một tác phẩm đặc sắc của Xuân Quỳnh khi viết về đề tài tình yêu. Tác phẩm được trích trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào” - Nêu luận đề: Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu. b. Thân bài: - Vẻ đẹp người phụ nữ được thể hiện qua nỗi nhớ nhung trong tình yêu. (khổ 5) + Đây là đoạn thơ có số lượng câu thơ trong một khổ đột nhiên tăng lên từ bốn câu thành sáu câu. Nghệ thuật tương phản để gợi ra những phạm vi không gian khác nhau “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước”, phạm vi thời gian khác nhau: ‘”ngày” – “đêm”, thêm vào đó việc sử dụng biện pháp điệp cấu trúc ở câu thơ 1 và 2, phép lặp từ “con sóng” và phép đối “dưới lòng sâu – trên mặt nước” đã thể hiện những dạng thức khác nhau của sóng. Sóng trên mặt đại dương, sóng trong lòng biển cả. Con sóng như đang được nhân hóa sóng là em, em là sóng nên sóng cũng biết nhớ nhung da diết. + “Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ được”. Con sóng nhớ bờ luôn xao động ở mọi không gian trên mặt biển, dưới lòng sâu và mọi thời gian từ ngày tới đêm khiến sóng không lúc nào ngủ yên. Xuân Quỳnh mượn trạng thái của sóng để diễn tả tâm lý của người con gái trong tình yêu. Nỗi nhớ đến đây đã trở thành một quy luật do vậy nỗi nhớ ấy đã trở nên vĩnh hằng. Nhưng dường như ngần ấy thôi là chưa đủ. Hai câu thơ tiếp nhân vật trữ tình “em” đã tách bạch ra khỏi “sóng” để trực tiếp bộc lộ nỗi lòng mình. Nếu sóng nhớ bờ cả khi ở dưới lòng sâu đến khi trên mặt nước cả đêm lẫn ngày thì em cũng nhớ anh mọi lúc mọi nơi. Nếu sóng vì nhớ bờ mà ngày đêm không ngủ được thì em vì nhớ anh mà thức cả trong mơ. Hình ảnh của người yêu đã ám ảnh trong tâm trí người con gái, trở thành một phần máu thịt của họ và dù trong vô thức hay trong tiềm thức thì hình ảnh đó vẫn hiện lên rõ ràng, chân thực. Chi tiết “trong mơ còn thức” ngoài việc thể hiện nỗi nhớ sâu sắc còn thể hiện một dự cảm lo âu. Người con gái lo sợ rằng tình yêu sẽ vuột mất khỏi tầm tay bất cứ lúc nào nên cả trong mơ người con gái vẫn thức để canh giữ tình yêu. + Người phụ nữ bày tỏ nỗi nhớ một cách trực tiếp, mạnh dạn, chân thành “Lòng em nhớ đến anh”, cách nói thậm xưng “Cả trong mơ còn thức” thể hiện nỗi nhớ ăn sâu vào tiềm thức, thường trực trong suy nghĩ. - Vẻ đẹp người phụ nữ thông qua sự thủy chung của họ trong tình yêu. (khổ 6) + Sóng luôn tìm về với bờ cũng như em luôn hướng về nơi có anh. Đó là lòng chung thủy của người con gái trong tình yêu. Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan