Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo 24 kỹ năng ứng xử mà trẻ cần biết...

Tài liệu 24 kỹ năng ứng xử mà trẻ cần biết

.DOCX
6
203
91

Mô tả:

24 kỹ năng ứng xử mà trẻ cần biết Không phải lúc nào con trẻ cố ý cư xử thô lỗ. Đôi khi một vài đứa trẻ không nhận thức được những hành động bất lịch sự như: nói xen vào người khác, ngoáy mũi, không biết nói ‘xin lỗi’, ‘cảm ơn’… Trong nhịp sống hối hả như thời đại ngày nay, không phải ông bố bà mẹ bận rộn nào cũng có nhiều thời gian để dạy cho con những bài học về phép ứng xử. Tuy nhiên, với 24 quy tắc sử xự “cần biết” sau đây, trẻ sẽ trở thành một đứa trẻ ngoan ngoãn, lễ phép. 1. Khi đòi hỏi một cái gì đó, con phải biết nói “Xin vui lòng/làm ơn”. 2. Khi nhận cái gì đó, con phải biết nói “Cảm ơn ông/bà/ba/mẹ/bạn…”. 3. Không nói chen ngang vào khi người lớn đang nói chuyện với nhau trừ phi có tình trạng khẩn cấp xảy ra. 4. Nếu cần gây sự chú ý của ai đó , cụm từ “xin lỗi” là cách lịch sự nhất để con bắt đầu hỏi chuyện với người đó. 5. Khi con có nghi ngờ/thắc mắc về một việc gì đó, hãy xin phép trước khi hỏi. 6. Người ta không quan tâm đến những gì con ghét. Hãy giữ kín những ý kiến tiêu cực đó trong lòng, hoặc chỉ giữa con và bạn bè, không nên để người lớn biết được. 7. Không nhận xét, bình luận, chê bai về ngoại hình của người khác. Con cần biết một lời khen tặng lúc nào cũng được chào đón. 8. Khi có người thăm hỏi con: “Con có khỏe không?” thì con phải trả lời: “Dạ, con khỏe” và rồi hỏi thăm lại họ“Cô/chú có khỏe không ạ?” 9. Khi con đến nhà bạn chơi, hãy biết cảm ơn bố mẹ của bạn ấy đã cho phép con đến chơi và cảm ơn họ đã cho con có được thời gian chơi đùa vui vẻ. 10. Biết gõ cửa khi thấy cửa đóng và chờ người bên trong cho phép rồi con mới bước vào. 11. Khi con gọi điện thoại cho ai đó, cần tự giới thiệu mình trước tiên rồi hãy xin phép được gặp người mà con cần nói chuyện. 12. Biết tỏ lòng cảm kích và nói lời cảm ơn khi nhận được món quà nào đó. 13. Không bao giờ sử dụng lời lẽ thô tục trước mặt người lớn. 14. Không được gọi ‘trỏng’ người lớn bằng tên của họ. 15. Không chọc ghẹo bất kỳ ai vì một lý do nào đó. Khi trêu chọc ai đó, người ta sẽ cho rằng con là một người kém cỏi, và hùa nhau đả kích người khác là một việc làm tàn nhẫn. 16.Nếu tình cờ va phải một ai đó, phải xin lỗi họ ngay. 17. Che miệng khi ho hoặc hắt hơi, và không ngoáy mũi nơi công cộng. 18. Khi đi qua một cánh cửa, hãy để ý xem có ai đi sau mình không, nếu có thì hãy giữ cửa cho họ đi qua trước. 19. Nếu tình cờ thấy ai đó đang làm một việc gì đó, hỏi xem liệu con có thể giúp gì cho họ không. Nếu họ đồng ý thì con mới làm. 20. Khi người lớn yêu cầu con làm cho họ một việc nào đó, hãy làm với thái độ vui vẻ. 21. Khi ai đó giúp con, hãy nói “cảm ơn bạn”. Người đó có thể sẽ muốn giúp con lần nữa. 22. Biết cầm muỗng, đũa đúng cách khi lên bàn ăn. 23. Khi đi ăn, hãy trải tấm khăn ăn lên đùi; lấy khăn lau chùi miệng khi cần thiết. 24. Không với tay qua mặt ai đó để lấy thứ con cần; hãy xin phép họ chuyển/lấy dùm đồ vật ấy cho con. 25 nguyên tắc lịch sự cho bé Hãy giúp bé làm chủ những nguyên tắc đơn giản trong ứng xử với mọi người, để bé luôn được chú ý và ghi nhận là một bé dễ thương, biết điều. Đôi khi những hành động có phần... khiếm nhã của bé không phải là cố ý. Đôi khi bé không nhận ra những việc mình làm là bất lịch sự, chẳng hạn nói chen vào chuyện người lớn, ngoáy mũi trong bữa ăn, hoặc nói thật lớn: "Mông cô kia bự quá ba ơi" khi đi đường nhìn thấy một phụ nữ có vòng 3 vĩ đại. Trong sự hối hả của cuộc sống hàng ngày, các bà mẹ bận rộn và những ông bố không có thời gian vào việc rèn ứng xử và giao tiếp cho con. Nhưng chỉ cần bạn củng cố 25 điều nhỏ trong ứng xử, sẽ khiến bé nhập tâm nhanh và trở thành một bé ngoan, dễ thương và tinh tế. 1. Nói "Xin vui lòng". Khi yêu cầu bất cứ điều gì, con hãy nói: "Xin vui lòng/ Làm ơn cho cháu xin, cho cháu được...", bởi đó là dấu hiệu của sự lễ phép. 2. Nói cảm ơn. "Cháu cảm ơn ông đã giúp cháu", "Con cảm ơn dì vì que kem thật ngon"... đó là những lời ngọt ngào bày tỏ sự biết ơn. 3. Đừng chen ngang. Con không được ngắt lời người lớn khi họ đang nói chuyện với nhau, trừ khi có trường hợp khẩn cấp. Họ sẽ thấy con và trả lời khi họ đã xong câu chuyện. 4. Hãy nói "Xin lỗi". Nếu thực sự có việc khẩn cấp cần chen ngang, con hãy nói: "Dạ xin lỗi, cháu đã cắt ngang, nhưng..." và trình bày câu chuyện của mình. 5. Xin phép. Nếu con băn khoăn lo lắng hoặc nghi ngờ khi làm việc gì đó, hãy xin phép người lớn. Điều đó sẽ tránh cho con lo lắng, và sẽ không mất thời gian để buồn khi thất bại. 6. Hãy biết giữ hòa khí. Thế giới không quan tâm đến những gì con ghét. Thế nên hãy giữ những ý nghĩ tiêu cực của con trong lòng và đừng làm ba mẹ biết rồi phiền lòng. 7. Không bình luận. Con bình luận về hình dáng bề ngoài của người khác là khiếm nhã. Trừ khi con khen họ đẹp và dễ thương! 8. Biết quan tâm. Khi ai đó hỏi con có khỏe không, hãy trả lời và hỏi lại: "Bác có khỏe không ạ?", "Cô đang rất vui phải không ạ?". Đó là thái độ quan tâm tới người khác. 9. Cảm ơn mẹ bạn. Khi đến nhà bạn chơi, con hãy nhớ cảm ơn ba mẹ của bạn đã cho con đến và cho thời gian để vui vẻ cùng bạn mình. 10. Gõ cửa. Khi nhà đóng cửa, hãy gõ ba tiếng và đợi, khi có người mở cửa hãy bước vào. 11. Gọi điện. Khi bấm số gọi ai đó, hãy giới thiệu về con trước và rồi mới nhắc tới người cần gặp sau. 12. Biết trân trọng. Con hãy nói lời cảm ơn và bày tỏ lòng cảm kích thực sự khi nhận được bất cứ món quà nào. Trong thời đại của thư điện tử, thì một lá thư tay cảm ơn sẽ được đánh giá cao gấp nhiều lần. 13. Không nói tục. Đừng bao giờ nói tục trước mặt người lớn. Bởi vì họ hiểu tất cả những điều đó và họ thấy khó chịu. 14. Biệt danh. Đừng bao giờ gọi biệt danh của người lớn, dù con có thể biết ba mẹ vẫn gọi bác ấy, cô ấy như vậy. Đơn giản là con chỉ được gọi biệt danh của bạn mình và cũng chỉ nên gọi khi ở trường mà thôi. 15. Đừng trêu chọc. Con đừng bao giờ giành giật niềm vui của người khác. Trêu chọc kẻ yếu là tồi tệ và dẫm đạp lên người khác là tàn ác. 16. Tỏ vẻ quan tâm. Ngay cả khi thầy giảng bài quá tẻ nhạt hoặc một màn biểu diễn khiến con buồn ngủ và không thú vị, cũng nên cố gắng lặng im và cố gắng tỏ ra đang quan tâm. Bởi vì nghệ sĩ và thầy giáo đang làm tốt nhất có thể rồi. 17. Biết xin lỗi. Khi con va đụng vào một ai đó, hãy ngay lập tức nói: "Cháu xin lỗi". 18. Che miệng. Hãy che miệng khi con ho hoặc hắt hơi và đừng hướng mũi về phía người khác khi con làm chuyện đó. 19. Ga lăng. Khi con mở cửa đi vào, nếu phía sau còn người đi, hãy giữ nó lại cho người khác bước qua trước khi khép lại. Đó là một người ga lăng. 20. Biết giúp đỡ. Khi gặp thầy hay ba mẹ hoặc một người hàng xóm đang làm việc gì đó, hãy hỏi: "Con có thể giúp được gì không?". Nếu họ trả lời "Có", nghĩa là con có cơ hội học thêm một điều mới. 21. Nụ cười thân thiện. Khi người lớn nhờ con giúp đỡ việc gì đó, hãy nở nụ cười thân thiện và làm giúp. 22. Nghệ thuật... biết ơn. Khi ai đó giúp con, hãy nói: "Con cảm ơn", bởi người đó có thể sẽ giúp con thêm một lần nữa. 23. Đúng cách. Sử dụng dụng cụ ăn uống đúng cách. Nếu không biết làm, hãy nhờ ba mẹ hướng dẫn, hay đơn giản hơn là nhìn người lớn và học theo. 24. Khăn ăn. Hãy để khăn ăn trên đùi khi dùng bữa, và dùng nó để lau miệng khi cần thiết. 25. Biết hỏi. Đừng lấy tất cả mọi thứ trên bàn của mẹ. Hãy hỏi ý kiến trước khi làm. Bởi con là một bé ngoan!
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan