Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu 20140330925747 (1)

.DOC
18
409
64

Mô tả:

Trường THPT Thái Phiên Tổ Địa lí ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÝ 12 HỌC KỲ II- NĂM HỌC 2013-2014.  I. Lý thuyết: từ bài 16 đến bài 43 Câu 1. Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường. Câu 2. Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta. Câu 3. Nêu thực trạng và phương hướng giải quyết việc làm, nhằm sử dụng hợp lí lao động ở nước ta. Câu 4. Trình bày đặc điểm đô thị hóa ở nước ta. Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội. Câu 5. Trình bày xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành, thành phần và lãnh thổ kinh tế ở nước ta. Câu 6. Nêu những thuận lợi và khó khăn của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta. Câu 7. Phân biệt một số nét khác nhau cơ bản giữa nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hóa. Câu 8. Trình bày những điều kiện, tình hình phát triển và phân bố ngành trồng trọt (sản xuất lương thực; cây công nghiệp và cây ăn quả) và ngành chăn nuôi ở nước ta. Câu 9. Nêu những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản nước ta. Câu 10. Tìm sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa: vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên; Vùng đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long. Câu 11. Chứng minh: cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta tương đối đa dạng. Câu 12. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp nước ta. Câu 13. Tại sao công nghiệp năng lượng và công nghiệp chế biến lương thực – thực phầm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta. Câu 14. Phân tích cơ cấu ngành CN chế biến lương thực – thực phẩm (cơ sở nguyên liệu, tình hình sản xuất và phân bố). Câu 15. Nêu đặc điểm chính của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp chủ yếu của nước ta. Câu 16. Nêu vai trò của giao thông vận tải và thông tin liên lạc trong sự phát triển kinh tế xã hội nước ta. Câu 17. Chứng minh hoạt động xuất, nhập khẩu của nước ta đang có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây. 1 Câu 18. Chứng minh tài nguyên du lịch của nước ta tương đối phong phú và đa dạng. Câu 19. Phân tích khả năng và hiện trạng phát triển cây công nghiệp, cây đặc sản và chăn nuôi gia súc lớn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Câu 20. Trình bày các thế mạnh và hạn chế chủ yếu của vùng đồng bằng sông Hồng. Câu 21. Tại sao phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng? Sự chuyển dịch diễn ra như thế nào? Nêu những định hướng chính trong tương lai. Câu 22. Tại sao nói việc phát triển cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ. Câu 22. Tại sao việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ. Câu 23. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, phân tích các nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp, hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 24. Hãy trình bày các điều kiện để phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên. Nêu các khu vực chuyên canh cây cà phê và các biện pháp để có thể phát triển ổn định cây cà phê ở vùng này. Câu 25. Tại sao trong khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng. Câu 26. Hãy trình bày một số phương hướng chính để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ. Câu 27. Tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long. Phân tích các thế mạnh, hạn chế về mặt tự nhiên và ảnh hưởng của nó đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở vùng này. Câu 28. Tại sao nói: sự phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện đảo có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện tại cũng như trong tương lai? Câu 29. Trình bày các thế mạnh đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của 3 vùng kinh tế trọng điểm nước ta. Câu 30. Kể tên các tỉnh, thành phố (tương đương cấp tỉnh) ở: TD&MN Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. II. Thực hành 1. Làm việc với Atlat Địa lí Việt Nam. 2. Nhận xét, tính toán với bảng số liệu thống kê. 3. Vẽ và nhận xét các dạng biểu đồ. 2 RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THỰC HÀNH I.BIỂU ĐỒ 1.Hệ thống các loại biểu đồ và phân loại: Gồm 2 nhóm chính: * biểu đồ thể hiện qui mô và động thái phát triển - biểu đồ đường biểu diễn: yêu cầu thể hiện tiến trình phát triển của các hiện tượng theo chuỗi thời gian - biểu đồ cột: thể hiện về qui mô, khối lượng của một đại lượng, so sánh tương quan giữa các đại lượng + các dạng biểu đồ chủ yếu: cột đơn, cột gộp nhóm, biểu đồ thanh ngang, tháp tuổi. - biểu đồ kết hợp cột và đường: + yêu cầu thể hiện động lực phát triển và tương quan độ lớn giữa các đại lượng + các dạng biểu đồ chủ yếu: biểu đồ cột và đường (có 2 đại lượng khác nhau), biểu đồ cột và đường có 3 đại lượng(nhưng phải có 2 đại lượng cùng chung một đơn vị tính) * biểu đồ thể hiện cơ cấu: - biểu đồ tròn. + yêu cầu thể hiện: cơ cấu thành phần của một tổng thể; qui mô của đối tượng cần trình bày + các dạng biểu đồ chủ yếu: biểu đồ 1 hoặc 2,3 hình tròn, biểu đồ bán nguyệt - biểu đồ cột chồng. + yêu cầu: thể hiện qui mô và cơ cấu thành phần của một hay nhiều tổng thể + các dạng biểu đồ chủ yếu: biểu đồ 1 hoặc 2,3 cột - biểu đồ miền: yêu cầu thể hiện: cơ cấu và động thái phát triển của đối tượng qua nhiều thời điểm. 2. Kỹ năng lựa chọn biểu đồ: a. Yêu cầu chung: Để vẽ được biểu đồ, cần phải có kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất; kỹ năng tính toán, xử lí số liệu; kỹ năng vẽ; kỹ năng nhận xét, phân tích biểu đồ… b. Cách thể hiện. * Lựa chọn biể đồ thích hợp nhất. * Kỹ năng tính toán, xử lí số liệu. + tính % : công thức=tp/tổng x 100 + tính bán kính các vòng tròn : công thức r2= r1√s2/s1 + tính năng suất cây trồng: công thức=sl/diện tích + tính cán cân xnk: công thức=giá trị xuất - giá trị nhập + tính giá trị xnk từ tổng và cán cân : công thức=tổng giá trị xnk+(-)cán cân/2=n-(+)cán cân=x + tính bqlương thực/ đầu người: công thức=sl/số dân + tính mật độ dân cư: công thức=số dân/ diện tích + tính chỉ số phát triển: công thức=năm sau/năm gốc x 100% + tính tỉ lệ gtdstn: công thức=sinh-tử/10,-,, + tính tốc độ tăng trưởng trung bình năm: công thức=năm sau-năm trước(/ năm trước)/số năm * Kỹ năng vẽ: vẽ chính xác, có đơn vị, thời gian, số liệu, thẩm mỹ, có tên bđ, chú giải * Kỹ năng nhận xét, phân tích biểu đồ. Lưu ý: - Đối với biểu đồ cơ cấu không được ghi giá trị tăng hay giảm mà ghi tỉ trọng tăng hay giảm - Khi nhận xét về trạng thái phát triển của các đối tượng / biểu đồ + về trạng thái tăng: tăng, tăng nhanh, tăng đột biến, tăng liên tục kèm theo là dẫn chứng + về trạng thái giảm: giảm, giảm ít, giảm mạnh, giảm nhanh, giảm chậm, giảm đột biến kèm theo là dẫn chứng - Về nhận xét tổng quát: phát triển nhanh, phát triển chậm, phát triển ổn định, phát triển không ổn định, phát triển đều, có sự chênh lệch giữa các vùng - Yêu cầu từ ngữ phải ngắn gọn, rõ ràng, có cấp độ, lập luận phải hợp lí sát với yêu cầu… 4. Một số chú ý khi vẽ biểu đồ: Gv tự đề cập 5. Các dạng biểu đồ: 3 a. Biểu đồ hình cột * Đặc điểm: dùng để thể hiện sự khác biệt về qui mô khối lượng của một(hay một số) đối tượng nào đó; thể hiện tương quan về độ lớn của các đối tượng, các cột đơn thể hiện các đại lượng khác nhau * Bài tập minh hoạ Bài tập1 : cho bảng số liệu sau: tình hình sản xuất lúa của nước ta từ 1976-2005(triệu tấn) Năm 1976 1980 1985 1990 1995 1999 2003 2005 Sản lượng 11,80 11,60 15,90 19,20 24,96 31,39 34,57 35,79 - vẽ biểu đồ thể hiện tình hình sản xuất lúa của nước ta từ 1976-2005 - nhận xét và giải thích nguyên nhân dẫn đến những thành tựu đó Bài tập 2: cho bảng số liệu sau: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội qua các thời kỳ( đ/v: %) Năm 1961196619711976198119861999- 2005 1965 1970 1975 1980 1985 1990 2003 Sản lượng 9,8 0,7 7,3 1,4 7,3 4,8 7,5 8,4 Vẽ biểu đồ thể hiện độ tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội qua các thời kỳ trên.Nhận xét và giải thích Bài tập 3: cho bảng số liệu sau: diên tích cây công nghiêp nước ta thời kỳ 1975- 2005(đ/v: 1000 ha) Năm/ cây 1975 1980 1985 1990 1995 2002 2005 Cây cn hàng năm 210,1 371,7 600,7 441,0 716,7 840,3 796,6 Cây cn lâunăm 172,8 256 470,3 657,3 902,3 1505,3 1599,2 - vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự biến động S cây cn hàng năm và cây cn lâu năm từ 19752005 - nhận xét và giải thích Bài tập 4: cho bảng số liệu sau: tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị của các vùng nước ta năm 2005.(%) Cả nước ĐB TB ĐBSH BTB NTB TN ĐNB ĐBSCL Tỉ lệ thất nghiệp 5,31 5,12 4,91 5,61 4,98 5,52 4,23 5,62 4,87 -vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị của các vùng nước ta năm 2005 - nhận xét và giải thích b. Biểu đồ cột chồng * Đặc điểm: thể hiện các đại lượng địa lí cùng một đối tượng thay đổi thao thời gian (có cùng đơn vị) * Các dạng biểu đồ: - Cột chồng theo đại lượng tuyệt đối( có thể quan sát cả quy mô, cơ cấu) - Cột chồng theo đại lượng tương đối(thấy được sự thay đổi cơ cấu theo tgian) * Nhận xét: chú ý phân tích- so sánh tỉ lệ cơ cấu của các thành phần theo chiều dọc (giữa các thành phần với nhau) theo chiều ngang (thái theo thời gian của các thành phần). so sánh động thái phát triển về qui mô, khối lượng của đối tượng theo thời gian và không gian. * Bài tập minh hoạ Bài tập 1: Cho bảng số liệu về sản lượng thủy sản cả nước và Đồng bằng Sông Cửu Long ( đv: triệu tấn) Năm 1995 2000 2005 Cả nước 1.58 2.25 3.47 Đồng bằng Sông Cửu Long 0.82 1.17 1.85 a. Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng thủy sản cả nước, Đồng bằng SCL qua các năm. b. Nhận xét và giải thích. Bài tập 2: Cho bảng số liệu: Tổng diện tích rừng, rừng tự nhiên, rừng trồng qua các năm ( đv: triệu ha) Năm 1943 1976 1983 1995 1999 2003 2005 Tổng diện tích rừng 14.3 11.1 7.2 9.3 10.9 12.1 12.7 4 Rừng tự nhiên 14.3 11.0 6.8 8.3 9.4 10.0 10.2 Rừng trồng 0 0.1 0.4 1.0 1.5 2.1 2.5 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi tổng diện tích, rừng tự nhiên, rừng trồng các năm b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó. Bài tập 3:Cho bảng số liệu về tình hình dân số Việt Nam ( đơn vị: 1000 người) Năm 1995 1999 2001 2003 2005 2006 Tổng số dân 71995.5 76596.7 78685.8 80902.4 83106.3 84155.8 Số dân thành thị 14938.1 18081.6 19469.3 20869.5 22355.6 23166.7 Số dân nông thôn 57057.4 58515.1 59216.5 60032.9 60750.7 60989.1 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tình hình thay đổi dân số Việt Nam qua các năm. b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó. c. Biểu đồ đường * Đặc điểm: biểu đồ này dùng để biểu diễn sự thay đổi của một đại lượng theo chuổi thời gian. Không dùng để thể hiện sự biến động theo không gian hay theo thời kỳ(giai đoạn). các mốc thời gian xác định là năm hoặc tháng * Các dạng biểu đồ: - biểu đồ có một đơn vị- vẽ một trục tung - biểu đồ có 2 đơn vị khác nhau - vẽ 2 trục tung - biểu đồ có 3 đơn vị khác nhau –qui về cùng một đơn vị( thực hiện công thức tính chỉ số) * Bài tập minh hoạ: Bài tập 1: Cho bảng số liệu: Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu nước ta giai đoạn 1990 – 2005 ( đv: tỉ USD) Năm 1990 1992 1994 1998 2000 2005 Giá trị xuất khẩu 2.4 2.5 4.1 9.4 14.5 32.4 Giá trị nhập khẩu 2.8 2.6 5.8 11.5 15.6 36.8 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ gia tăng giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu nước ta. b. Nhận xét và giải thích sự gia tăng đó. Bài tập 2: Cho bảng số liệu: Sản lượng than và dầu thô nước ta giai đoạn 1990 – 2006 ( đv: nghìn tấn) Năm 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2006 Dầu thô 2700 5500 6900 8803 12500 16291 17200 Than 4600 5100 5900 9800 10400 11600 38900 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ gia tăng giá trị khai thác than và dầu thô nước ta . b. Nhận xét và giải thích sự gia tăng đó. Bài tập 3:Cho bảng số liệu: GDP phân theo thành phần kinh tế ( đơn vị: tỉ đồng) Năm 1986 1989 1991 1997 2003 2005 Tổng số 109.2 125.6 139.6 231.3 336.2 393 Nhà nước 46.6 52.1 53.5 95.6 138.2 159.8 Ngoài nhà nước 62.6 71.7 80.8 116.7 160.4 185.7 Đầu tư nước ngoài 1.8 5.3 19 37.6 47.5 a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự gia tăng GDP phân theo khu vực kinh tế qua các năm. b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó. Bài tập 4: Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt ( theo giá so sánh 1994) ( đơn vị: tỉ đồng) Năm Tổng số Lương thực Rau đậu Cây công nghiệp Cây ăn quả Cây khác 1990 49604 33289.6 3477 6692.3 5028.5 1116.6 1995 66138.4 42110.4 4983.6 12149.4 5577.6 1362.4 2000 90858.2 55163.1 6332.4 21782 6105.9 1474.8 2005 107897.6 63852.5 8928.2 25585.7 7942.7 1588.5 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ gia tăng giá trị sx ngành trồng trọt từ năm 1990 - 2005. b. Nhận xét và giải thích sự gia tăng đó. 5 Bài tập 5:Cho bảng số liệu: Một số sản phẩm của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Năm 1995 2000 2001 2005 Vải lụa ( triệu mét) 263 356.4 410.1 560.8 Quần áo may sẳn (triệu cái) 171.9 337 375.6 1011 Giày, dép da ( triệu đôi) 46.4 107.9 102.3 218 Giấy, bìa ( nghìn tấn) 216 408.4 445.3 901.2 Trang in ( tỉ trang) 96.7 184.7 206.8 450.3 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ gia tăng giá trị một số sản phẩm CN sx HTD. b. Nhận xét và giải thích sự gia tăng đó. Bài tập 6: Cho bảng số liệu: Sản lượng thịt các loại ( đơn vị: nghìn tấn) Năm Tổng số Thịt trâu Thịt bò Thịt lợn Thịt gia cầm 1996 1412.3 49.3 70.1 1080 212.9 2000 1853.2 48.4 93.8 1418.1 292.9 2005 2412.2 59.8 142.2 2288.3 321.9 a. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ gia tăng sản lượng các loại thịt qua các năm b. Nhận xét và giải thích sự gia tăng đó. Bài tập 7:Cho bảng số liệu về diện tích và sản lượng lúa nước ta Năm 1990 1993 1995 1998 2000 Diện tích (nghìn ha) 6403 6560 6760 7360 7666 Sản lượng ( nghìn tấn) 19225 22800 24960 29150 32530 a. Tính năng suất lúa từng năm (tạ/ha) b. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ gia tăng diện tích, sản lượng lúa và năng suất lúa. c. Nhận xét và giải thích sự gia tăng đó. Bài tập 8: Cho bảng số liệu về số dân và sản lượng lúa cả nước của nước ta qua các năm. Năm 1982 1986 1990 1995 1998 2002 Số dân(triệu người) 56.2 61.2 66 72 75.5 79.7 Sản lượng lúa( triệu tấn) 14.4 16 19.2 25 29.1 34.4 a. Tính sản lượng lúa bình quân trên đầu người qua từng năm ( kg/người/năm) b. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ gia tăng số dân, sản lượng lúa và sản lượng lúa bình quân trên đầu người qua các năm. c. Nhận xét và giải thích sự gia tăng đó. Bài tập 9:Cho bảng số liệu: Sản lượng than và dầu thô nước ta giai đoạn 1990 – 2006 Năm 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2006 Dầu thô(nghìn tấn) 2700 5500 6900 8803 12500 16291 17200 Than(nghìn tấn) 4600 5100 5900 9800 10400 11600 38900 Điện( triệu kw) 8790 9818 12476 16962 21694 26682 59050 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ gia tăng giá trị khai thác than, dầu thô,điện nước ta. b. Nhận xét và giải thích sự gia tăng đó. d. biểu đồ kết hợp * Đặc điểm: loại biểu đồ này khá phổ biến, ta thường gặp trong chương trình địa lí tự nhiên, đó là các biểu đồ khí hậu: các cột thể hiện lượng mưa theo tháng, còn đường biểu hiện biến trình nhiệt độ của năm. Trong chương trình đại lí KT-XH các biểu đồ thường gặp: biểu đồ thể hiện biến động cảu diện tích và năng suất( hay sản lượng) của một loại cây trồng nào đó… loại biểu đồ này ta thường dùng 2 trục (Y)-(Y’) cho 2 chuổi số liệu thể hiện 2 đối tượng khác nhau. Biểu đồ thường có 1 cột (thể hiện tương quan về độ lớn giữa các đại lượng), và 1 đường( thể hiện động lực phát triển) qua các thời điểm. * Các dạng biểu đồ: - biểu đồ 1 cột 1 đường - biểu đồ 2 cột 1 đường - biểu đồ cột chồng với đường( cả tuyệt đối và tương đối) 6 - biểu đồ cột với tròn( dùng thể hiện s và độ che phủ rừng trong thời < = 3 năm) * Bài tập minh hoạ: Dùng thể hiện sự thay đổi các đại lượng địa lí của cùng một đối tượng thay đổi theo thời gian ( thông thường có đơn vị khác nhau) Bài tập1: Cho bảng số liệu về quá trình đô thị hóa ở nước ta. Năm 1990 1995 2000 2003 2005 Số dân thành thị(triệu người) 12.9 14.9 18.8 20.9 22.3 Tỉ lệ dân cư thành thị (%) 19.5 20.8 24.2 25.8 26.9 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện quá trình đô thị hóa ở nước ta từ 1990 đến 2005 b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó. Bài tập 2:Cho bảng số liệu Về tình hình hoạt động du lịch nước ta từ 1991 đến 2005 Năm 1991 1995 1997 1998 2000 2005 Khách nội địa (Triệu lượt khách) 1.5 5.5 8.5 9.6 11.2 16 Khách quốc tế(Triệu lượt khách) 0.3 1.4 1.7 1.5 2.1 3.5 Doanh thu từ du lịch (nghìn tỉ đồng) 0.8 8 10 14 17 3.03 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện hoạt động du lịch nước ta từ 1991 đến 2005 b. Nhận xét và giải thích hoạt động du lịch nước ta từ 1991 đến 2005 Bài tập 3: Cho bảng số liệu: Về sản phẩm một số ngành công nghiệp nước ta từ 1995 – 2005 Năm 1995 2000 2003 2005 Giày, dép da ( triệu đôi) 46.4 108 133 218 Giày vải ( triệu đôi) 22 32 35 34 Da mềm ( triệu bia) 1.4 4.8 4.7 21.4 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi giá trị sản xuất một số sản phẩm công nghiệp. b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó. Bài tập 4: Cho bảng số liệu: Về sự biến động diện tích rừng nước ta thời kỳ 1943 – 2005 Năm 1943 1990 2005 Tổng diện tích rừng (triệu ha) 14.3 7.2 12.4 Tỉ lệ che phủ (%) 43.8 22 37.7 a. Vẽ biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích rừng nước ta thời kỳ 1943 - 2005 b. Nhận xét và giải thích sự biến động đó. e. Biểu đồ tròn * Đặc điểm: dùng thể hiện qui mô ( ứng với kích thước của biểu đồ) và cơ cấu ( khi thành phần cộng lại = 100%) của hiện tượng cần trình bày. Biểu đồ này được thực hiện qua tỉ lệ giá trị đại lượng tương đối (%) và chỉ thực hiện được khi các giá trị cộng lại = 100%( thời gian ≤ 3 năm) * Các dạng biểu đồ: - biểu đồ tròn đã xử lí % ( không cần tính r) - biểu đồ tròn chưa xử lí số liệu( cần phải tính r) - biểu đồ bán nguyệt( thường thể hiện trong thành phần XNK)… * Bài tập minh hoạ: Dùng thể hiện sự thay đổi tỉ lệ, cơ cấu, tỉ trọng của các đối tượng địa lí theo thời gian và không gian – Nếu thay đổi theo thời gian thì không quá 3 mốc thời gian. Bài tập 1: Cho bảng số liệu: Cơ cấu đất nông nghiệp của một số vùng năm 2000 (%) Loại đất ĐBSH ĐBSCL T Nguyên ĐNB Đất nông nghiệp 100 100 100 100 Đất trồng cây hàng năm 84.2 75 41.2 36.8 Trong đó: đất lúa – màu. 78 70.1 10.3 19.5 Đất vườn tạp 5.8 3.9 5.4 5.5 Đất trồng cây lâu năm 2.5 13.4 52.9 56.4 Trong đó: Cây công nghiệp lâu năm 0.3 3.2 52 48.3 Cây ăn quả 2.1 6.2 0.3 4.1 Đất cỏ dùng cho chăn nuôi 0.2 0.0 0.3 0.2 Đất có DTMN nuôi thủy sản 7.3 7.7 0.2 1.1 7 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu sử dụng đất của 2 vùng vào năm 2000.( ĐBSH và ĐBSCL, ĐBSH và TN, ĐBSH và ĐNB, ĐBSCL và TN, ĐBSCL và ĐNB, TN và ĐNB) b. Nhận xét và giải thích. Bài tập 2: Cho bảng số liệu về Giá trị sản xuất CN phân theo thành phần kinh tế của nước ta (đơn vị: tỉ đồng) Thành phần kinh tế 1995 2005 Nhà nước 51990 249085 Ngoài nhà nước 25451 308854 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 25933 433110 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện giá trị sản xuất CN theo thành phần kinh tế nước ta năm 1995 và 2005. b. Nhận xét và giải thích. Bài tập 4: Cho bảng số liệu: Giá trị SXCN phân theo thành phần kinh tế của Đông Nam Bộ (đơn vị: tỉ đồng) Thành phần kinh tế 1995 2005 Nhà nước 19607 48058 Ngoài nhà nước 9942 46738 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 20959 104826 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện giá trị sản xuất CN theo thành phần kinh tế Đông Nam Bộ. b. Nhận xét và giải thích. Bài tập 3: Cho bảng số liệu về giá trị xuất, nhập khẩu nước ta theo châu lục ( đv: triệu rúp – đôla) Châu lục Năm 1990 Năm 1997 Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu Châu Á 1129.88 1100.80 6017.10 9085.70 Châu Âu 1202 1568.64 2207.60 1726.60 Châu Mĩ 25.14 30.02 426.60 305.50 Châu phi và Châu Địa Dương 46.98 52.54 304.40 242.10 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu nước ta phân theo châu lục. b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó. Bài tập 5: Cho bảng số liệu: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng lãnh thổ: (%) Các vùng 1995 2005 Đồng bằng Sông Hồng 17.7 19.7 Trung du miền núi Bắc Bộ 6.3 4.6 Bắc Trung Bộ 3.6 2.4 Duyên Hải Nam Trung Bộ 4.8 4.7 Tây Nguyên 1.2 0.7 Đông Nam Bộ 49.4 55.6 Đồng bằng Sông Cửu Long 11.8 8.8 Không xác định 5.2 3.5 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị SXCN theo vùng lãnh thổ nước ta qua 2 năm. b. Nhận xét và giải thích. Bài tập 6: Cho bảng số liệu DT gieo trồng cây CN lâu năm, năm 2005 (đơn vị: nghìn ha) Cả nước TDNMBB Tây Nguyên Cây CN lâu năm 1633.6 91 634.3 Cà phê 497.4 3.3 445.4 Chè 122.5 80 27 8 Cao su 482.7 109.4 Cây khác 531 7.7 52.5 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện qui mô và cơ diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây nguyên năm 2005. b. Nhận xét, giải thích sự giống và khác nhau về sản xuất cây công nghiệp của 2 vùng này. Bài tập 7: Cho bảng số liệu về sự biến đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ( % ) Độ tuổi Năm 1999 Năm 2005 Từ 0 đến 14 tuổi 33.5 27 Từ 15 đến 59 tuổi 58.4 64 Trên 60 tuổi 8.1 9 Vẽ biểu đổ thích hợp thể hiện sự biến đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi 2 năm trên. Nhận xét và giải thích. Bài tập 8: Cho bảng số liệu về tình hình xuất nhập khẩu nước ta theo nhóm hàng ( triệu rúp – đôla) Nhóm hàng Năm 1991 Năm 1995 Xuất khẩu: - Hàng CN nặng và khoáng sản 697.1 1377.7 - Hàng CN nhẹ và TTCN 300.1 1549.8 - Hàng nông sản 1088.9 2521.1 Nhập khẩu: - Tư liệu sản xuất 2102.8 6807.2 - Hàng tiêu dùng 325.2 1348.2 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện mối quan hệ cơ cấu xuất, nhập khẩu theo nhóm hàng. b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó. Bài tập 9: Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất nông, lâm và thủy sản của nước ta ( đv: tỉ đồng) Năm 2000 20005 Nông nghiệp 129140.5 183342.4 Lâm nghiệp 7673.9 9496.2 Thủy sản 26498.9 63549.2 Tổng số 163313.3 256387.8 a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện qui mô, cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm và thủy sản. b. Nhận xét và giải thích g. Biểu đồ miền * Đặc điểm: biểu đồ miền thuộc biểu đồ cơ cấu được sử dụng khá phổ biến, để thể hiện cả 2 mặt ( cơ cấu và động thái ) theo chuổi thời gian ≥ 4 năm và ít nhất là ≥ 2 đối tượng * Các dạng biểu đồ: - biểu đồ miền kín( dạng lấy thành phần chia tổng) - biểu đồ miền hở * Bài tập minh hoạ: Bài tập 1: Cho bảng số liệu: Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng Sông Hồng ( %) Năm 1986 1995 2000 2005 Nông-lâm-ngư 49.6 32.6 29.1 25.1 Công nghiệp-xây dựng 25.1 25.4 27.5 29.9 Dịch vụ 29.0 42.0 43.4 45.0 a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH. b. Nhận xét và giải thích sự sự chuyển dịch đó. Bài tập 2: Cho bảng số liệu: Co cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm ngành của nước ta (%) Năm 1995 2000 2001 2005 Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản 25.3 37.2 34.9 36.1 Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp 28.5 33.8 35.7 41.0 Hàng nông-lâm-thủy sản 46.2 29.0 29.1 22.9 9 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị XK hàng hóa phân theo nhóm hàng hóa. b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó. Bài tập 3: Cho bảng số liệu: Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990 – 2005 (%). Năm 1990 1992 1995 1999 2005 Giá trị xuất khẩu 46.6 50.4 40.1 49.6 46.9 Giá trị nhập khẩu 53.4 49.6 59.9 50.4 53.1 a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu và nhập khẩu. b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó. Bài tập 4: Cho bảng số liệu về cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thân ( %) Năm 1990 2000 2003 2005 Thành thị 19.5 24.2 25.8 26.9 Nông thôn 80.5 75.8 74.2 73.1 a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi tỉ lệ dân cư thành thị và nông thôn. b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó. Bài tập 5: Cho bảng số liệu về Diện tích cây công nghiệp lâu năm giai đoạn 1975 – 2005 ( đ v: nghìn ha) Năm 1975 1980 1985 1990 2000 2005 Cây CN hàng năm 210.1 371.7 600.7 542 778.1 861.5 Cây CN lâu năm 172.8 256 470 657.3 1451.3 1633.6 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm nước ta giai đoạn 1975 đến 2005. b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó. Bài tập 7:Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt. ( đơn vị: tỉ đồng) Năm Tổng số Lương thực Rau đậu Cây công nghiệp Cây ăn quả Cây khác 1990 49604 33289.6 3477 6692.3 55028.5 1116.6 1995 66138.4 42110.4 4983.6 12149.4 5577.6 1362.4 2000 90858.2 55163.1 6332.4 21782 6105.9 1474.8 2005 107897.6 63852.5 8928.2 25585.7 7942.7 1588.5 a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó. Bài tập 6: Cho bảng số liệu về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta (%) Năm 1990 1991 1995 1998 2002 2005 Nông-lâm-ngư 38.7 40.5 27.2 25.8 23.0 21.0 Công ngiệp-xây dựng 22.7 23.8 28.8 32.5 38.5 41.0 Dịch vụ 38.6 35.7 44.0 41.7 38.5 38.0 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế. b. Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch đó. Bài tập 8: Cho bảng số liệu về giá trị sản xuất nông, lâm và thủy sản (giá so sánh 1994) ( đvị: tỉ đồng) Năm 1990 1995 2000 2005 Nông nghiệp 61817.5 82307.1 112111.7 137112.0 Lâm nghiệp 4969.0 5033.7 5901.6 6315.6 Thủy sản 8135.2 13523.9 21777.4 38726.9 Tổng 74921.7 100864.7 139790.7 182154.5 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm và thủy sản. b. Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch đó. Bài tập 9: Cho bảng số liệu: Sản lượng thủy sản qua một số năm (đơn vị: nghìn tấn) Năm 1990 1995 2000 2005 10 Sản lượng 890.6 1584.4 2250.5 3465.9 Khai thác 728.5 1195.3 1660.9 1987.9 Nuôi trồng 162.1 189.1 189.6 1478.0 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản qua các năm. b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó. Bài tập 10: Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất thủy sản qua một số năm (đơn vị: tỉ đồng) Năm 1990 1995 2000 2005 Sản lượng 8135 13524 21777 38726.9 Khai thác 5559 9214 13901 15822.0 Nuôi trồng 2576 4310 7876 22904.9 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản qua các năm. b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó. II. PHÂN TÍCH BẢNG SỐ LIỆU 1. Nguyên tắc để phân tích bảng số liệu: -Không được bỏ sót các dữ kiện: Vì các dữ kiện đưa ra đều có chọn lọc, có ý đồ trước, đều gắn liền với nội dung của các b bài học. - Phân tích các số liệu có tầm khái quát cao đến các số liệu chi tiết: Trước hết, phân tích từ các số liệu phản ánh đặc tính chung của một tập hợp số liệu trước, rồi rồi phân tích các số liệu chi tiết về một thuộc tính nào đó, một bộ phận nào đó của tập hợp các đối tượng, hiện tượng địa lí được trình bày trong bảng. - Phân tích mối quan hệ giữa các số liệu: Phân tích số liệu theo cột dọc và theo hàng ngang. Các số liệu theo cột thường là thể hiện cơ cấu thành phần; các số theo hàng ngang thường thể hiện qua chuỗi thời gian( năm, thời kỳ…) khi phân tích, ta tìm ra các quan hệ so sánh giữa các số liệu theo cột và theo hàng. - Xác định các mốc thời gian điển hình và không gian điển hình: ví dụ năm đổi mới, năm Việt Nam gia nhập Asean, năm Mỹ bỏ lệnh cấm vận…Vì việc xác định các mốc thời gian đó giúp ta nhận xét và giải thích được bảng số liệu. - Xử lí số liệu nếu cần thiết: ( xử lí số liệu tuyệt đối sang tương đối và ngược lại) mục đích là khi phân tích chúng ta có một cách nhìn đầy đủ về sự thay đổi cả giá trị và tỉ trọng, tránh nhận xét một chiều, chủ quan. - Xác định số liệu nhỏ nhất và số liệu lớn nhất, số liệu trung bình: Việc tìm ra các số liệu này giúp ta so sánh độ lớn, sự chênh lệch của các đối tượng - Trong khi phân tích, tổng hợp các dữ kiện địa lí, cần đựt ra các câu hỏi để giải đáp? Các câu hỏi đặt ra đòi hỏi học sinh phải biết huy động cả các kiến thức đã học trong sách giáo khoa để làm sáng tỏ số liệu. Các câu hỏi có thể là: Do đâu mà có sự phát triển như vậy? điều này diễn ra ở đâu? Hiện tượng có nguyên nhân và ảnh hưởng như thế nào? Trong tương lai nó phát triển như thế nào? .v v 2. Bài tập Bài tập 1: 1. Dựa vào bảng số liệu sau, nhận xét và giải thích về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Địa điểm Lạng Sơn Hà Nội Huế Đà Nẵng TP Hồ Chí Minh 0 Nhiệt độ tb năm ( C) 21,2 23,5 25,1 25,7 27,1 2. CM sự phân hoá thiên nhiên theo chiều Đông -Tây thể hiện rõ nét ở vùng đồi núi Bắc Bộ nước ta. 3. Sự phân hoá thiên nhiên theo Đông - Tây có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp nước ta? Đáp án Câu 4 1. Nhận xét và giải thích sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam : 1,5 (5,0đ) - Nhận xét: Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (dẫn chứng) 0,75 - Giải thích: Do địa hình và lãnh thổ nước ta kéo dài theo nhiều vĩ độ, càng vào nam góc 0,75 chiếu sáng càng lớn, lượng bức xạ nhận được nhiều và ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc yếu dần nên nền nhiệt độ tăng… 11 2. Sự phân hoá thiên nhiên theo chiều Đông – Tây thể hiện ở vùng núi Bắc Bộ nước 1,5 ta… - Do bức chắn Hoàng Liên Sơn kết hợp với gió mùa Đông Bắc vì thế đã tạo nên sự phân 0,5 hoá thiên nhiên thể hiện rõ nét ở Đông Bắc và Tây Bắc - Đông Bắc: thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió 0,5 mùa có mùa đông lạnh nhất nước ta (Có 5 tháng nhiệt độ dưới 200C) - Tây Bắc: vùng núi thấp có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, vùng núi cao có 0,5 cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới. Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh vừa, nhưng có đai khí hậu ôn đới gió mùa trên núi. 3. Ý nghĩa của sự phân hoá Đông – Tây đối với sản xuất nông nhiệp nước ta. 2,0 - Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền thiên nhiên nước ta phân hoá thành 3 dải rõ rệt 0,25 mang lại nhiều ý nghĩa cho phát triển nông nghiệp. - Vùng biển và thềm lục địa thuận lợi cho hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản… 0,5 - Vùng đồng bằng ven biển thuận lợi trồng lúa và các cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản… 0,5 - Vùng đồi núi có nhiều thế mạnh phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm,cây ăn quả của vùng cận nhiệt và ôn đới; chăn nuôi gia súc lớn; trồng rừng… 0,5 - Sự phân hoá thiên nhiên theo Đông – Tây của vùng đồi núi đã cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp với cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ cấu mùa vụ đa dạng. 0,25 Bài tập 2 Cho bảng số liệu sau đây: DÂN SỐ VÀ DIỆN TÍCH CÁC VÙNG NƯỚC TA NĂM 2006 Địa phương Dân số( nghìn người) Diện tích(km2) Cả nước 84155,8 331211,6 - Đồng bằng sông Hồng 18207,9 14862,5 - Trung du miền núi Bắc Bộ 12065,4 101559,0 + Đông Bắc 9458,5 64025,2 + Tây Bắc 2606,9 37533,8 - Duyên Hải Miền Trung 19530,6 95918,1 + Bắc Trung Bộ 10688,3 51552,0 + Nam Trung Bộ 8862,3 44366,1 - Tây Nguyên 4868,9 54659,6 - Đông Nam Bộ 12067,5 34807,7 Đồng bằng sông Cửu Long 17415,5 40604,7 Nêu nhận xét sự phân bố dân cư nước ta, nguyên nhân, hậu quả và phương hướng giải quyết. Đáp án a. Xử lí số liệu: Địa phương Dân số( %) Diện tích (%) Mật độ (người/ km2 ) Cả nước 100 100 254 - Đồng bằng sông Hồng 21,6 4,5 1225 - Trung du miền núi Bắc Bộ 14,3 30,6 119 + Đông Bắc 11,2 19,3 148 + Tây Bắc 3,1 11,3 69 - Duyên Hải Miền Trung 23,2 29,9 204 + Bắc Trung Bộ 12,7 15,6 207 + Nam Trung Bộ 10,5 13,4 200 - Tây Nguyên 5,8 16,5 89 - Đông Nam Bộ 14,3 7,1 511 - đồng bằng sông Cửu Long 20,7 12,3 429 b. Nhận xét: * Đặc điểm phân bố dân cư ( 1,0 đ) 12 - Dân cư phân bố không đều: + Giữa đồng bằng với trung du miền núi:  ĐBSH và ĐBSCL chiếm 42,3% dân số, nhưng chỉ chiếm 17,8% diện tích cả nước.  TDMNBB và Tây Nguyên chiếm 47,1% diện tích, nhưng chỉ có 20,1% dân số cả nước.  Mật độ dân số ĐBSH cao nhất 1125 người/km2, gấp 4,8 lần cả nước, 13,8 lần so Tây Nguyên, 17 lần so với Tây Bắc. + Phân bố không đều giữa ĐBSH với ĐBSCL( gấp 2,8 lần) + Không đều giữa Đông Bắc và Tây Bắc. * Nguyên nhân: - Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên - Lịch sử khai thác lãnh thổ - Mức độ khai thác tài nguyên và trình độ phát triển kinh tế của mỗi vùng * Hậu quả: Khó khăn trong việc sử dụng hợp lý nguồn lao động và khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên mỗi vùng * Phương hướng- Phân bố lại dân cư lao động- Hạn chế nạn di dân tự do - Phát triển kinh tế xã hội ở miền núi để thu hút lao động III. SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ Để sử dụng Atlas trả lời các câu hỏi trong quá trình làm bài, HS lưu ý các vấn đề sau: 1. Nắm chắc các ký hiệu: HS cần nắm các ký hiệu chung, tự nhiên, nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư nghiệp...ở trang bìa đầu của quyển Atlas. 2. HS nắm vững các ước hiệu của bản đồ chuyên ngành: Ví dụ: -Nắm vững các ước hiệu tên từng loại mỏ, trữ lượng các loại mỏ khi sử dụng bản đồ khoáng sản. -Biết sử dụng màu sắc (ước hiệu) vùng khí hậu để nêu ra các đặc điểm khí hậu của từng vùng khi xem xét bản đồ khí hậu. -Nắm vững ước hiệu mật độ dân số khi tìm hiểu phân bố dân cư ở nước ta trên bản đồ “Dân cư và dân tộc”. -Ước hiệu các bãi tôm, bãi cá khi sử dụng bản đồ lâm ngư nghiệp... 3. Biết khai thác biểu đồ từng ngành: 3.1. Biểu đồ giá trị tổng sản lượng các ngành hoặc biểu đồ diện tích của các ngành trồng trọt: Thông thường mỗi bản đồ ngành kinh tế đều có từ 1 đến 2 biểu đồ thể hiện sự tăng, giảm về giá trị tổng sản lượng, về diện tích (đối với các ngành nông lâm nghiệp) của các ngành kinh tế, HS biết cách khai thác các biểu đồ trong các bài có liên quan. 3.2.Biết cách sử dụng các biểu đồ hình tròn để tìm giá trị sản lượng từng ngành ở những địa phương tiêu biểu 4. Biết rõ câu hỏi như thế nào, có thể dùng Atlas: -Tất cả các câu hỏi đều có yêu cầu trình bày về phân bố sản xuất, hoặc có yêu cầu nói rõ ngành đó ở đâu, vì sao ở đó? Trình bày về các trung tâm kinh tế ... đều có thể dùng bản đồ của Atlas để trả lời. -Tất cả các câu hỏi có yêu cầu trình bày tình hình phát triển sản xuất, hoặc quá trình phát triển của ngành này hay ngành khác, đều có thể tìm thấy các số liệu ở các biểu đồ của Atlas, thay cho việc phải nhớ các số liệu trong SGK. 5. Biết sử dụng đủ Atlas cho 1 câu hỏi: Trên cơ sở nội dung của câu hỏi, cần xem phải trả lời 1 vấn đề hay nhiều vấn đề, từ đó xác định những trang bản đồ Atlas cần thiết. 5.1. Những câu hỏi chỉ cần sử dụng 1 bản đồ của Atlas như: -Trình bày nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ta:Với câu hỏi trên chỉ sử dụng bản đồ: ”Địa chất-khoáng sản” là đủ. 13 - Hãy nhận xét tình hình phân bố dân cư nước ta? Tình hình phân bố như vậy có ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển kinh tế như thế nào? Trong trường hợp này, chỉ cần dùng 1 bản đồ “Dân cư” là đủ. 5.2. Những câu hỏi dùng nhiều trang bản đồ trong Atlas, để trả lời như: -Những câu hỏi đánh giá tiềm năng (thế mạnh) của 1 ngành như: + Đánh giá tiềm năng của ngành công nghiệp nói chung, không những chỉ sử dụng bản đồ địa hình đề phân tích ảnh hưởng của địa hình, dùng bản đồ khoáng sản để thấy khả năng phát triển các ngành công nghiệp nặng, sử dụng bản đồ dân cư để thấy rõ lực lượng lao động, sử dụng bản đồ nông nghiệp để thấy tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nói chung... + Đánh giá tiềm năng (thế mạnh) để phát triển cây công nghiệp lâu năm nước ta: HS biết sử dụng bản đồ địa hình (lát cắt) phối hợp với ước hiệu các vùng khí hậu để thấy được những thuận lợi phát triển từng lọai cây theo khí hậu (nhiệt đới, cận nhiệt đới) sử dụng bản đồ “Đất-thực vật và động vật” trang 11-12 thấy được 3 loại đất chủ yếu của 3 vùng; dùng bản đồ Dân cư và dân tộc trang 15-16 sẽ thấy được mật độ dân số chủ yếu của từng vùng, dùng bản đồ công nghiệp chung trang 21 sẽ thấy được cơ sở hạ tầng của từng vùng. - Những câu hỏi tiềm năng (thế mạnh) của 1 vùng như: HS tìm bản đồ “Nông nghiệp chung” trang 18 để xác định giới hạn của vùng, phân tích những khó khăn và thuận lợi của vị trí vùng. Đồng thời HS biết đối chiếu vùng ở bản đồ nông nghiệp chung với các bản đồ khác nhằm xác định tương đối giới hạn của vùng ở những bản đồ này (vì các bản đồ đó không có giới hạn của từng vùng). Trên cơ sở đó hướng dẫn HS sử dụng các bản đồ: Địa hình, Đất-thực vật và động vật, phân tích tiềm năng nông nghiệp; bản đồ Địa chất-khoáng sản trong quá trình phân tích thế mạnh công nghiệp, phân tích nguồn lao động trong quá trình xem xét bản đồ Dân cư và dân tộc. 5.3. Lọai bỏ những bản đồ không phù hợp với câu hỏi: Ví dụ: -Đánh giá tiềm năng phát triển cây công nghiệp có thể sử dụng bản đồ: đất, địa hình, khí hậu, dân cư,... nhưng không cần sử dụng bản đồ khoáng sản. -Đánh giá tiềm năng công nghiệp có thể sử dụng bản đồ khoáng sản nhưng không cần sử dụng bản đồ đất, nhiều khi không sử dụng bản đồ khí hậu... *TÌM HIỂU VỀ TỰ NHIÊN TRONG ATLAS ĐỊA LÝ VIỆT NAM A-YÊU CẦU CHUNG KHI KHAI THÁC BẢN ĐỒ TRÊN ATLAT 1- Đọc chú giải ở trang KÝ HIỆU CHUNG (trang bìa trong) Trang ký hiệu chung gồm có các ký hiệu chia thành 4 nhóm: Nhóm các yếu tố tự nhiên (sông, kênh, đầm lầy, địa hình, mỏ khoáng sản…); Nhóm các yếu tố công nghiệp ( công nghiệp khai thác, qui mô công nghiệp, phân bố các ngành công nghiệp); Nhóm các yếu tố nông lâm thủy sản; Nhóm các yếu tố khác (ranh giới, đường giao thông, sân bay…) 2- Đọc chú giải và tỷ lệ dành cho từng trang theo mục đích sử dụng. Ví dụ : Đọc trang về đất, thực vật và động vật sẽ có phần chú giải riêng về các nhóm đất, thực vật, động vật và có tỷ lệ sử dụng bản đồ là 1/6.000.000 3- Biết cách xác định vị trí của các đối tượng: Các đối tượng này có thể được xác định rất dễ bởi tên tỉnh hoặc tên sông được ghi kề bên, có thể phải liên kết đối chiếu với bản đồ hành chính trang 2, 3. Ví dụ để xác định mỏ than Cẩm Phả thuộc tỉnh nào ở trang 6 HS không thể xác định ngay, phải nhờ đối chiếu với trang Hành Chính. 4- Biết rõ mục đích sử dụng để phối hợp trang chung với trang riêng dành cho từng vùng. -Ví dụ: muốn tìm hiểu đặc điểm tự nhiên TDMNBB ta phải xem phối hợp trang 13 với trang 26; muốn xác định vị trí mỏ khoáng sản ở TDMNBB ta phải đọc phối hợp trang 8 với trang 26. -Ví dụ: Kiến thức đã học giúp HS biết cây chè được trồng trên đất Feralit và nơi có KH cận nhiệt. Dựa vào kiến thức này ta giúp HS thấy được sự phân bố cây chè nước ta thích hợp ở 14 TDMNBB, hoặc trên đồi núi cao ở Tây Nguyên. Vì nước ta có nền KH chung là nhiệt đới nhưng có sự phân hoá theo đai cao, theo đó những nơi có địa hình cao của Tây Nguyên có khí hậu cận nhiệt. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác ảnh hưởng đến phân bố và sản lượng chè, đó là các nguyên nhân thuộc về kỹ thuật, chính sách, thị trường… B- ĐỌC CÁC TRANG ATLAT TỰ NHIÊN 1- Đọc trang Hình Thể Đọc trang này, HS thấy được hình dạng chữ S của lãnh thổ, có bề dài dài, bề ngang hẹp, trải qua các vĩ độ và kinh độ nào? Giáp với các quốc gia nào ? Tỷ lệ của núi, đồng bằng tương quan ra sao ? Ngoài ra còn có các đảo và vùng biển rộng gấp 3 lần diện tích đất liền. 2- Đọc trang Địa chất khoáng sản: Ở trang này ta chỉ tập trung ở phần khoáng sản. Theo đó HS thấy được sự đa dạng khoáng sản nước ta và tập trung nhiều ở vùng Trung du-miền núi Bắc Bộ; Xác định được sự phân bố cụ thể từng loại khoáng sản . 3- Đọc trang Khí Hậu Trang này gồm có 3 hình: Khí hậu chung, nhiệt độ, lượng mưa a- Trang hình khí hậu chung cần lưu ý các điểm sau: + Các miền khí hậu gồm: Khí hậu phía Bắc, miền khí hậu Đông Trường Sơn, miền khí hậu phía Nam. Dùng kiến thức đã học, HS có thể hiểu được đặc điểm 3 miền khí hậu trên lần lượt là: có mùa đông lạnh,mưa nhiều vào mùa nóng; mưa tập trung vào thu đông; mang tính cận xích đạo nóng quanh năm, có một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc. + Chú ý sử dụng biểu đồ nhiệt và lượng mưa ở các nơi tiêu biểu như: Hà Nội, Đà Nẵng, Đà Lạt, TPHCM, để minh họa đặc điểm của 3 miền khí hậu trên. +HS thấy được hướng gió mùa Hạ (chủ yếu là hướng Tây Nam), gió mùa mùa Đông (chủ yếu là hướng Đông Bắc, nhưng lưu ý có trường hợp gió Đông chỉ qua lục địa và trường hợp qua biển), hướng dẫn học sinh nhận xét gió Tây khô nóng. + HS biết được hướng di chuyển và tần suất các cơn bão ở các tháng 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12. Trong đó tháng 9 có tần suất cao nhất từ 1-3 đến 1-7 cơn bão trên tháng và hướng đi chủ yếu vào khu vực giữa của Bắc Trung bộ. b- Ở hình nhiệt độ phán ánh nhiệt độ trung bình nước ta với 3 mốc thời gian: + Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở phía Nam và các tỉnh duyên hải từ Hoành Sơn vào Nam ( trừ một số tỉnh ở Tây Nguyên). + Nhiệt độ trung bình tháng giêng: Nhiệt độ trung bình cao nhất ở vùng Nam Trung Bộ và Nam bộ. + Nhiệt độ trung bình tháng 7: Cao nhất là Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh duyên hải miền Trung, đặc biệt nền nhiệt độ lên cao nhất trong năm. c. Ở hình lượng mưa gồm có 3 hình: Lượng mưa trung bình năm, tổng lượng mưa từ tháng 11 – 4( mùa mưa ít ), tổng lượng mưa từ tháng 5 -10 ( mùa mưa nhiều). + Lượng mưa trung bình năm: Nơi mưa nhiều là Thừa thiên Huế, Qủang Nam, Hà Giang. Giải thích dựa vào hướng gió qua biển kết hợp địa hình núi và ảnh hưởng của các cơn bão. + Tổng lượng mưa từ tháng 11- 4: Tổng lượng mưa nhiều ở Thừa Thiên Huế, Quảng Nam. Giải thích dựa vào gió Đông Bắc qua biển kết hợp địa hình Trường Sơn. (lưu ý phân biệt ký hiệu gió mùa mùa Hạ, gió mùa mùa Đông với dòng biển nóng và lạnh có màu giống nhau nhưng đuôi mũi tên dầy, mỏng khác nhau) + Hình tổng lượng mưa tháng 5 -10: Những nơi mưa nhiều là Hà Giang, Lai Châu, Quảng Nam, Kiên Giang, Cà Mau.Giải thích do nhận được gió mùa mùa hè nhiều hoặc vị trí đón gió mùa hè. 4 – Đọc trang đất, thực vật và động vật Trang này gồm 2 hình: Hình đất - thực vật và hình phân khu địa lý động vật . a. Ở hình đất và thực vật: GV cần chú ý hướng dẫn HS đọc một số loại đất chính ở mỗi vùng kinh tế. Ví dụ: Ở ĐBSCL chủ yếu là nhóm đất phù sa, gồm phù sa ngọt (màu xanh lá), đất phèn (chiếm tỉ lệ lớn nhất), và đất mặn chủ yếu ở ven biển. 15 Ở Tây Nguyên gồm chủ yếu đất feralit-trên đá badan và trên các loại đá khác …riêng thực vật ta có thể kết hợp nhận xét khi mô tả lát cắt địa hình. b. Ở hình phân khu địa lý động vật : _ Gồm 6 khu vực , mỗi khu vực có một số động vật chủ yếu. HS xem ghi chú bên dưới để mô tả các loại động vật chủ yếu ở từng khu vực . Ví dụ: khu Nam Bộ gồm các động vật như: cò, sếu đầu đỏ, đồi mồi; khu Nam Trung Bộ gồm chủ yếu các loài khỉ, voi, bò tót, hươu, nai, lợn rừng… 5. Đọc trang các miền tự nhiên: miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc và BTBộ. Ở trang này ta cần chú ý những vấn đề sau : a. Đặc điểm của hướng núi và độ cao của núi. Ví dụ: Hướng núi miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chạy theo hướng TB-ĐN có độ cao nhìn chung là cao (có đỉnh núi Phăng-xi-păng cao 3143m và nhiều đỉnh khác cao trên 2000m) và thấp dần về phía Đông Nam. Hướng núi Đông Bắc ? độ cao nói chung như thế nào? b.Lát cắt địa hình: HS đọc lát cắt A-B, C-D bằng cách phối hợp bản đồ có đường gạch kẻ A-B, C-D với hình lát cắt địa hình (góc trái bên dưới) với thước tỉ lệ 1: 3.000.000. Theo đó ta cần làm rõ các ý chính sau: + Hướng lát cắt + Độ dài của lát cắt (dựa vào thước tỉ lệ ) + Lát cắt đi qua những địa hình núi, cao nguyên, thung lũng sông, đồng bằng nào?... + Ở mỗi loại địa hình có độ cao là bao nhiêu? Chạy dài bao nhiêu? + Ở mỗi loại địa hình có đất đai và thực vật gì ? Thuộc loại khí hậu gì ? Ví dụ: mô tả lát cắt A-B. - Hướng lát cắt: Tây Bắc-Đông Nam, từ sơn nguyên Đồng Vân đến cửa sông Thái Bình. - Hướng nghiêng địa hình: cao ở Tây bắc và thấp dần về phía Đông Nam. - Đường cắt đi từ biên giới Việt-Trung qua vùng núi phía Đông của sơn nguyên Hà Giang, cắt ngang sông Gâm, qua sườn phía Tây vùng núi Phi -Ya, rồi cắt ngang sông năng và qua đỉnh núi Phia-Boóc (1578m), qua phía Đông thị xã Bắc Cạn và thượng nguồn sông Cầu của khu Việt Bắc. Đường cắt tiếp tục đi qua cánh cung Ngân Sơn, Bắc Sơn và các vùng đồi núi xen kẽ giữa 2 cánh cung, vùng đồi núi thoai thoải của khu Đông Bắc rồi thấp dần về phía đồng bằng. Trước khi đến cửa sông Thái Bình lát cắt đi qua các sông Thương, Lục Nam, Kinh Thầy, Văn Úc của khu Đồng bằng Bắc Bộ. c. Các dòng biển nóng và lạnh ngoài khơi của lãnh thổ nước ta: được tham khảo xem như là một trong những nhân tố tạo thành các ngư trường. 6. Đọc trang các miền tự nhiên của Nam Trung Bộ và Nam Bộ Nhận xét đặc điểm địa hình giống như trang 13, đọc lát cắt A-B-C, nhận xét về tác động của các dòng biển. C. MỘT SỐ BÀI TẬP YÊU CẦU HỌC SINH LÀM 1. Dựa vào Atalat tr BĐ Nông nghiệp chung, hoàn thành các câu hỏi và bảng sau đây: a.Các cây chè, cafe, cao su, hồ tiêu trồng ở những vùng nào? Vùng nào có diện tích nhiều nhất? b. Bảng 1. Tên vùng Hiện trạng sử dụng đất Cây trồng Vật nuôi 2. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang BĐ Lúa, hãy hoàn thành các bảng sau đây: a. Bảng 2 Tên tỉnh Diện tích lúa Sản lượng lúa Năng suất lúa Các tỉnh có DT & SL lớn Bảng 3. 16 Diện tích trồng lúa so với DT trồng cây LT (%) Tên tỉnh Nhận xét < 60 60 – 70 71 – 80 81 – 90 > 90 3. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang BĐ Lâm nghiệp & Thủy sản, hãy trả lời các câu hỏi & hoàn thành bảng sau đây: a. Tỉ lệ diện tích rừng (so với diện tích toàn tỉnh) tỉnh nào nhiều nhất? Số lượng bao nhiêu? b. Nêu nhận xét chung về tỉ lệ diện tích rừng của nước ta? c. Rừng ngập mặn & rừng đặc dụng ở nước ta phân bố ở những tỉnh nào? Kể tên các VQG nổi tếng? d. Kể tên các ngư trường, các tỉnh trọng điểm nghề cá ở nước ta? e. Vì sao ngành nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh ĐBSCL phát triển hơn các tỉnh khác trong nước? f. Bảng 4. Tỉ lệ diện tích rừng so với DT toàn tỉnh ( % ) Phân bố (tên tỉnh, thành) Nhận xét < 10 10 – 25 26 – 50 > 50 g. Bảng 5. SL thủy sản đánh bắt & nuôi trồng Phân bố (tên tỉnh, thành) Nhận xét 4. Dựa vào Atalat tr. BĐ CN chung, trả lời các câu hỏi & hoàn thành bảng sau đây: a. Nêu các TTCN tiêu biểu trong các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta? Vai trò? Ý nghĩa? b. Phân tích mối quan hệ giữa các TTCN của nước ta? Mối quan hệ giữa các TTCN với điểm công nghiệp? Cho VD cụ thể? b. Bảng 6. Các TT, điểm công nghiệp Phân bố TTCN nằm trong vùng (nghìn tỷ đồng) (tên tỉnh, thành) KT trọng điểm > 50 10 – 50 3 – 9,9 1 – 2,9 <1 5. Dựa vào Atalat trang BĐ Công nghiệp Năng lượng, hãy trả lời các câu hỏi sau đây: a. Kể tên các nhà máy nhiệt điện trên 1000MW, dưới 1000MW? b. Thủy điện: Tên nhà máy thủy điện đã và đang xây dựng, tên sông, công suất c. Qua các biểu đồ: SL dầu thô, than sạch, điện, nhận xét về sự phát triển ngành năng lượng. 6. Dựa vào Atlat Địa lý VN trang BĐ Giao thông, hãy hoàn thành bảng sau đây: Bảng 7 Đi từ …đến … (trong Đi từ . . . đến . .(nước Tuyến – điểm. nước) ngoài) Sân bay Nội Bài Sân bay Tân Sơn Nhất Sân Bay Đà Nẵng Cảng Hải Phòng Cảng Đà Nẵng 17 Cảng Sài Gòn Tuyến đường ôtô & đường sắt Bắc Nam Tuyến đường ôtô & đường sắt Tây Đông 7. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang BĐ Thương Mại, trả lời các câu hỏi sau: a. Xác định tổng mức bán lẻ hàng hóa và kinh doanh DV các tỉnh tính theo đầu người. b. Phân tích cơ cấu hàng XK, NK? Mặt hàng CN nặng & khoáng sản XK chiếm tỉ lệ cao hơn có ý nghĩa gì? 8. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 20, BĐ Du lịch, trả lời các câu hỏi sau: a. Xác định các TT du lịch quốc gia? Các TT du lịch vùng? b. Kết hợp với kiến thức địa lý, các em sẽ tự giải thích được: +Tại sao thời kỳ 1996-1998 số lượng khách nội địa & quốc tế đều tăng nhưng doanh thu lại giảm. +Cơ cấu mỗi loại khách DL QT năm 1996-2000 tăng hay giảm?… 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan