Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu

.PDF
113
101
101

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI TẠ QUANG TIẾN NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TƯ VẤN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY TƯ VẤN 12 LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI, NĂM 2017 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI TẠ QUANG TIẾN NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TƯ VẤN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY TƯ VẤN 12 Chuyên ngành: Quản lý xây dựng Mã số NGƯỜI HƯỚNG DẪN: : 1681580302043 PGS.TS. NGUYỄN HỮU HUẾ HÀ NỘI, NĂM 2017 LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là Tạ Quang Tiến, học viên lớp cao học 24QLXD11, chuyên ngành “Quản lý xây dựng”, Trường Đại học Thủy lợi. Là tác giả luận văn thạc sĩ với đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng tư vấn thiết kế công trình xây dựng tại công ty Tư vấn 12” Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả Tạ Quang Tiến i LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và nghiên cứu cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý xây dựng với đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng tư vấn thiết kế công trình xây dựng tại công ty Tư vấn 12.” đã được hoàn thành. Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Hữu Huế đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho tác giả trong quá trình thực hiện Luận văn. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo Công ty Tư vấn xây dựng Thủy lợi 12, các đồng nghiệp, bạn bè và đặc biệt là gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ và cổ vũ động viên tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả Tạ Quang Tiến ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TƯ VẤN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ......................................................................................................4 1.1. Khái quát chung về chất lượng tư vấn thiết kế công trình xây dựng........................4 1.1.1. Công tác tư vấn thiết kế .........................................................................................4 1.1.2. Các loại hình tư vấn xây dựng ...............................................................................5 1.1.3. Quy trình hoạt động của tư vấn xây dựng trong nước ...........................................6 1.1.4. Chất lượng hồ sơ thiết kế công trình xây dựng .....................................................8 1.2. Tình hình quản lý chất lượng thiết kế xây dựng ở Việt Nam .................................10 1.2.1. Tình hình chất lượng tư vấn thiết kế hiện nay .....................................................10 1.2.2. Các yếu tố có liên quan đến chất lượng thiết kế ..................................................13 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng công trình xây dựng .................14 1.2.4. Công tác quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình ..................................19 1.3. Những công trình rủi ro liên quan đến tư vấn thiết kế ...........................................21 1.3.1. Những nguyên nhân gây ra sự cố ........................................................................21 1.3.2. Một số công trình có sự có xảy ra .......................................................................22 Kết luận Chương 1. ........................................................................................................24 CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ......................................25 2.1. Các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng ......................................25 2.1.1. Quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng........................................................25 2.1.2. Quy định về nội dung các bước thiết kế xây dựng công trình .............................25 2.1.3. Quy định về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. ..........................................28 2.1.4. Quy định về quản lý chất lượng thiết kế..............................................................31 2.1.5. Những bất cập, tồn tại của Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn ...............32 2.2. Nội dung và yêu cầu đối với công tác tư vấn thiết kế ............................................36 2.2.1. Nội dung công tác tư vấn thiết kế ........................................................................36 2.2.2. Yêu cầu đối với công tác tư vấn thiết kế .............................................................38 iii 2.3. Yêu cầu điều kiện năng lực của cá nhân và đơn vị tư vấn thiết kế ........................ 39 2.3.1. Đối với tổ chức, đơn vị ........................................................................................ 39 2.3.2. Đối với cá nhân.................................................................................................... 42 2.4. Một số mô hình tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế của các công ty tư vấn ......................................................................................................................... 43 Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 48 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG THỦY LỢI 12 ................................................................................................................................... 49 3.1. Khái quát về công ty Tư vấn 12 ............................................................................. 49 3.1.1. Quá trình xây dựng và phát triển của công ty ..................................................... 49 3.1.2. Phân tích mô hình quản lý của công ty. .............................................................. 51 3.1.3. Tình hình cơ sở vật chất và trình độ cán bộ công nhân viên của công ty. .......... 56 3.2. Thực trạng năng lực thiết kế công trình xây dựng của công ty Tư vấn Thủy lợi 12.57 3.2.1. Những quy định chung về chất lượng thiết kế. ................................................... 57 3.2.2. Những kết quả công ty đã đạt được ..................................................................... 58 3.2.3. Những vấn đề còn tồn tại của công ty ................................................................. 65 3.2.4. Đánh giá tình hình công việc và tài chính của công ty ....................................... 70 3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thiết kế tại công ty Tư vấn 12 .................. 73 3.3.1. Hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng thiết kế tại công ty Tư vấn 12 ............ 73 3.3.2. Nâng cao năng lực quản lý của công ty Tư vấn 12 ............................................. 87 3.3.3. Giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn .......................................................... 90 3.3.4. Nâng cao thương hiệu và mối quan hệ giữa các đối tác ...................................... 93 Kết luận chương 3. ........................................................................................................ 95 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 99 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 100 iv DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1. Mô hình sản xuất theo hướng chuyên môn hóa.......... ............. .................... 44 Hình 2.2. Mô hình sản xuất theo hướng tổng hợp bộ môn............ ............. ..................45 Hình 2.3. Sơ đồ tổ chức theo hướng đầu mối............................ ............. ......................47 Hình 2.4. Mô hình theo sơ đồ chuyên ngành.............................. ............. .................... 48 Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức của công ty .......................................... .............. ....................51 Hình 3.2. Quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế ........ ............. ...... 81 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Sụ cố vỡ đập Z20............ ......................................... ............. .......................22 Hình 1.2. Sự cố vỡ đập Thủy điện Ia Krêl 2 .............................. ............. ....................23 Hình 1.3. Sự cố vỡ đường ống nước sạch sông Đà…. ............. ............ ...................... 23 Hình 3.1. Hồ chứa nước Cửa Đạt.......................... ................ ............ ....................... 62 Hình 3.2. Hồ chứa nước Tả Trạch......................... ................. ............. ..................... 63 Hình 3.3. Hồ chứa nước Ngàn Trươi..................... ................ ............ ....................... 63 Hình 3.4. Kênh Uý Thay – Đá Gía......................... ................ ............ ...................... 64 v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1.Danh sách trang thiết bị, phương tiện, phần mềm của công ty ..................... 57 Bảng 3.2.Bảng đánh chất lượng hồ sơ thiết kế của công ty…............ ....................... ..71 Bảng 3.3.Bảng đánh những vấn đề tồn tại chính của công ty…........ .................. ........72 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KÍ HIỆU TÊN TQM Quản lý chất lượng toàn diện QLCL Quản lý chất lượng CĐT Chủ đầu tư VLXD Vật liệu xây dựng ĐCCT Địa chất công trình DAĐT Dự án đầu tư TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TKKT Thiết kế kỹ thuật TKKT-TDT Thiết kế kỹ thuật - Tổng dự toán QLDA Quản lý dự án BTCT Bê tông cốt thép NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CNDA Chủ nhiệm dự án CNCN Chủ nhiệm chuyên ngành CNTK Chủ nhiệm thiết kế KTV/TKV Kiểm tra viên /thiết kế viên NDA Nhóm dự án NTK Nhóm thiết kế KTV Kiểm tra viên KSLDA Khảo sát lập dự án CTCN Chi tiết chuyên ngành QTVH Quy trình vận hành BTSP Bảo trì sản phẩm vii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài: Hoạt động tư vấn xây dựng tuy là một hoạt động còn rất mới mẻ ở Việt Nam, nhưng sự phát triển của nó khá mạnh mẽ và có sức ảnh hưởng lớn tới quyết định của nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực xây dựng. Tư vấn xây dựng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng, nó không chỉ là hoạt động mang tính nghề nghiệp mà còn là đòn bẩy giúp mang lại hiệu quả kinh tế và kỹ thuật cao cho xã hội. Ở Việt Nam, hoạt động tư vấn xây dựng mới được hình thành và phát triển khoảng hai chục năm trở lại đây, tuy nhiên nó đã trở thành một làn sóng mới trong việc thúc đẩy và nâng cao hiệu quả đầu tư và chất lượng của các công trình xây dựng. Cùng với sự chuyển mình của hoạt động này, các tổ chức tư vấn xây dựng đã và đang từng bước thay đổi để đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường. Bên cạnh đó, Nhà nước và các bộ, ngành đã ban hành hàng loạt chính sách quy chế quản lý loại hình hoạt động kinh doanh chất xám này và những chính sách đó đã và đang phát huy hiệu lực trong việc quản lý và khai thác hoạt động tư vấn. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành xây dựng cũng đang trên đà phát triển và được coi là ngành quan trọng và có tiềm năng trong nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh sự phát triển về số lượng và tầm quy mô, thì chất lượng công trình cũng được đặt lên hàng đầu. Chất lượng công trình không chỉ có liên quan trực tiếp đến an toàn sinh mạng, an toàn cộng đồng, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình mà còn là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Chất lượng công trình xây dựng không chỉ đảm bảo an toàn về mặt kỹ thuật mà còn phải thỏa mãn các yêu cầu về an toàn sử dụng có chứa đựng các yếu tố xã hội và kinh tế. Trong thời gian qua, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng được các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ đầu tư và các đơn vị liên quan quan tâm chỉ đạo thực hiện. Nhiều công trình xây dựng hoàn thành, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng đã phát huy hiệu quả đầu tư, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều công trình xây dựng chất lượng thấp, cá biệt có công trình vừa xây dựng 1 xong đã xuống cấp, hư hỏng gây bức xúc trong xã hội, làm lãng phí tiền của, không phát huy được hiệu quả vốn đầu tư. Chất lượng công trình được quyết định trong tất cả các giai đoạn. Trong đó không thể không nhắc đến vai trò thiết kế, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng, đảm bảo chất lượng, an toàn trong thi công. Cùng với sự phát triển của ngành xây dựng, các công ty tư vấn phát triển tràn lan nhưng năng lực thì lại yếu kém, còn nhiều hạn chế và chưa làm tròn trách nhiệm, còn vi phạm nguyên tắc quản lý đầu tư xây dựng. Sai sót của tư vấn thiết kế có trường hợp dẫn đến hậu quả lâu dài khó khắc phục. Tuy rằng kinh phí cho công tác tư vấn xây dựng không nhiều nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn. Công ty tư vấn xây dựng Thủy Lợi 12 là công ty con của Tổng công ty tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam được thành lập từ năm 1995 hoạt động chính trong lĩnh vực thiết kế xây dựng công trình Thủy Lợi. Trong suốt quá trình sản xuất, Công ty TVXD Thủy Lợi 12 đã luôn nỗ lực cố gắng để đạt yêu cầu về chất lượng, đảm bảo yêu cầu sản phẩm thiết kế, tuy nhiên vẫn còn những tồn tại và khuyết điểm cần khắc phục. Xuất phát từ các vấn đề cấp thiết trên, tác giả chọn đề tài: Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng tư vấn thiết kế công trình xây dựng tại công ty tư vấn 12 2. Mục đích của Đề tài: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thiết kế xây dựng công trình tại công ty Tư vấn 12. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng thiết kế xây dựng công trình tại công ty Tư vấn 12. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về chất lượng thiết kế, năng lực tư vấn thiết kế xây dựng công trình tại công ty Tư vấn 12 trong những năm gần đây. 2 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Cách tiếp cận: Tiếp cận qua các nghiên cứu, tài liệu đã công bố; Tiếp cận quan thực tế; Tiếp cận các nguồn thông tin khác Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập thực tế; Phương pháp thống kê, tổng hợp; Phương pháp phân tích và một số phương pháp kết hợp khác. Phương pháp chuyên gia: Trao đổi với thầy hướng dẫn và các chuyên gia có kinh nghiệm nhằm đánh giá và đưa ra giải pháp phù hợp nhất. 5. Kết quả đạt được của luận văn Phân tích và đánh giá có hệ thống về thực trạng năng lực tư vấn thiết kế xây dựng công trình của công ty Tư vấn 12. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tư vấn thiết kế xây dựng công trình tại công ty Tư vấn 12. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TƯ VẤN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 1.1. Khái quát chung về chất lượng tư vấn thiết kế công trình xây dựng 1.1.1. Công tác tư vấn thiết kế 1.1.1.1. Khái niệm Tư vấn thiết kế là hoạt động các nhà thầu, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng bằng năng lực chuyên môn và kinh nghiệm thực hiện công việc tư vấn cho các khách hàng, CĐT để dựa trên nhiệm vụ, mục tiêu của dự án, công trình đã cho trước và trong một khoảng thời gian xác định có thể đưa ra hình dáng, kết cấu công trình, kiến trúc xây dựng, biện pháp xây dựng, giá thành công trình, đánh giá hiệu quả của dự án, công trình,...và một số yêu cầu khác tùy theo mong muốn, nhu cầu của khách hàng, CĐT xây dựng công trình. Tư vấn thiết kế xây dựng rất đa dạng và phong phú qua các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng công trình, các loại hình tư vấn như: Tư vấn lập dự án xây dựng, Tư vấn thiết kế bản vẽ thi công – lập dự toán, thiết kế kỹ thuật thi công và tổng dự toán. Tư vấn thiết kế xây dựng giúp cho khách hàng – Chủ đầu tư và các cơ quan có liên quan trong các công việc chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng như lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập dự án đầu tư xây dựng, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công. Cụ thể gồm các công tác như khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, kiểm soát chi phí xây dựng, quản lý hợp đồng xây dựng, quản lý chất lượng công trình, giám sát tác giả xây dựng và nghiệm thu công việc đã hoàn thành. Sản phẩm TVTK là sản phẩm được tạo ra bởi sức lao động trí tuệ, năng lực của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động TVTK, bao gồm: Hồ sơ bản vẽ thiết kế, thuyết minh thiết kế, tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán công trình, thuyết minh biện pháp thi công xây dựng, quy trình quản lý vận hành, khai thác, sử dụng và các hồ sơ có liên quan khác. 1.1.1.2. Ý nghĩa của công tác tư vấn thiết kế 4 Chất lượng công tác thiết kế có vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả của vốn đầu tư. Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chất lượng thiết kế quyết định việc sử dụng vốn đầu tư tiết kiệm, hợp lý, kinh tế. Nếu chất lượng của công tác thiết kế trong giai đoạn này không tốt dễ dẫn đến việc lãng phí vốn đầu tư, ảnh hưởng đến các giai đoạn thiết kế sau bởi các giai đoạn thiết kế sau đểu được phát triển trên cơ sở các thiết kế trước đó. Trong giai đoạn thực hiện đầu tư, chất lượng công tác thiết kế có ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình tốt hay không tốt, an toàn hay không an toàn, tiết kiệm hay lãng phí, điều kiện thi công thuận lợi hay khó khăn, tiến độ thi công nhanh hay chậm… Giai đoạn này công tác thiết kế được coi có vai trò quan trọng nhất trong các giai đoạn của quá trình đầu tư. Trong giai đoạn khai thác dự án, chất lượng thiết kế có vai trò chủ yếu quyết định việc khai thác, sử dụng công trình an toàn, thuận lợi hay nguy hiểm khó khăn; chất lượng công trình tốt hay xấu; giá thành công trình cao hay thấp; tuổi thọ công trình có đảm bảo yêu cầu đề ra trone dự án không. Tóm lại, thiết kế xây dựng là khâu quan trọng hàng đầu trong hoạt động đầu tư xây dựng. Nó có vai trò chú yếu quyết định hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư. Đồng thời thiết kế xây dựng góp phần tạo ra môi trường mới, một không gian thiên nhiên mới thoả mãn yêu cầu sán xuất, sinh hoạt và đời sống của con người cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. 1.1.2. Các loại hình tư vấn xây dựng Hiện nay các tổ chức tư vấn phát triển rất nhanh và đa dạng với nhiều hình thức khác nhau. Nhưng có thể tóm tắt các loại hình tổ chức tư vấn hiện nay như sau: 1.1.2.1. Các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa - Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ - Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc các Tổng công ty - Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc các Sở địa phương 1.1.2.2. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - Công ty trách nhiệm hữu hạn - Công ty tư nhân 5 - Công ty liên doanh với nước ngoài - Công ty liên danh - Văn phòng tư vấn nước ngoài tại Việt nam 1.1.2.3 Các tổ chức tư vấn sự nghiệp có thu - Viện nghiên cứu và Trung tâm tư vấn trực thuộc Viện nghiên cứu - Trung tâm tư vấn trực thuộc Trường đại học 1.1.3. Quy trình hoạt động của tư vấn xây dựng trong nước 1.1.3.1 Đặc điểm cơ bản của các tổ chức tư vấn xây dựng * Khối doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa Ưu điểm: - Đây là lực lượng nòng cốt, chủ yếu của TVXD Việt Nam (chiếm 80%). - Có lực lượng cán bộ tư vấn lớn tuổi, nhiều kinh nghiệm với đầy đủ lực lượng cán bộ các chuyên ngành có thể thực hiện các dự án lớn, đồng bộ. - Có cơ chế chính sách phát triển sản xuất và đầu tư chi phí cho công tác đào tạo. Nhược điểm: - Bộ máy quản lý cồng kềnh. Số lượng lao động lớn từ 100-500 người. - Quyền chủ động của doanh nghiệp trên nhiều mặt bị hạn chế bởi cơ chế của Nhà nước (như nhân sự, tiền lương…). * Khối doanh nghiệp tư vấn ngoài quốc doanh Ưu điểm: - Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý gọn nhẹ, điều hành năng động, tính tự chủ cao. - Tác phong làm việc công nghiệp, được trả lương thỏa đáng. - Cơ chế huy động các chuyên gia giỏi luôn thích ứng với thị trường. Nhược điểm: 6 - Không đồng bộ các bộ môn, thích hợp với các công trình có quy mô vừa và nhỏ. - Không chủ động trong quá trình sản xuất do phải thuê chuyên gia bên ngoài. * Các tổ chức tư vấn sự nghiệp có thu Là các đơn vị trong Viện nghiên cứu có chức năng tư vấn xây dựng và các bộ phận tư vấn xây dựng thuộc trường đại học. Ưu điểm: - Phần lớn nhân viên được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, được đảm bảo về tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phúc lợi khác. - Có nhiều chuyên gia giỏi, chuyên sâu (của Viện - Trường đại học) Nhược điểm: - Phần nào hạn chế tính chuyên nghiệp do còn phải thực hiện nhiệm vụ chính là công tác nghiên cứu, đào tạo… 1.1.3.2. Cơ cấu tổ chức của đơn vị tư vấn xây dựng * Cơ cấu tổ chức quản lý chức năng - Là kiểu cơ cấu tổ chức quản lý theo chức năng với những nhiệm vụ quản lý được phân chia cho các đơn vị riêng biệt thực hiện dưới dạng các phòng chức năng, hình thành nên các phân hệ chuyên môn hóa và những người lãnh đạo chức năng. - Đặc điểm chức năng quản lý chia thành từng đơn vị chuyên môn đảm nhận. Lãnh đạo cao nhất của tổ chức làm nhiệm vụ phối hợp điều hòa các chức năng. * Cơ cấu trực tuyến - Là dạng cơ cấu tổ chức quản lý chỉ có một cấp trên chỉ huy và một số cấp dưới thực hiện. Vấn đề quản lý được giải quyết theo một kênh liên hệ đường thẳng. - Đặc điểm của cơ cấu này là người lãnh đạo của hệ thống một mình phải thực hiện tất cả các chức năng quản lý và chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi kết quả của đơn vị mình. 7 * Cơ cấu tổ chức quản lý hỗn hợp - Trong đó các nhiệm vụ quản lý giao cho những đơn vị chức năng riêng biệt (các phòng chức năng) làm tham mưu tư vấn cho lãnh đạo cao nhất của tổ chức. - Đặc điểm của cơ cấu tổ chức quản lý theo kiểu kết hợp là lãnh đạo các phòng chức năng tư vấn, chuẩn bị các quyết định quản lý và đưa tới cấp thực hiện (các văn phòng, xưởng, xí nghiệp trực thuộc công ty) theo chỉ đạo của lãnh đạo công ty, việc điều hành quản lý vẫn theo trực tuyến. 1.1.4. Chất lượng hồ sơ thiết kế công trình xây dựng Chất lượng hồ sơ thiết kế công trình xây dựng là chất lượng của hồ sơ được thiết kế theo đúng quy chuẩn xây dựng, tuân thủ đúng các quy định về kiến trúc, quy hoạch xây dựng hiện hành. Chất lượng thiết kế còn là sự thỏa mãn yêu cầu của tất cả phương diện sau: đảm bảo tuân thủ Luật Xây dựng, các nghị định của chính phủ, quyết định, thông tư của Bộ Xây dựng cũng như tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam và quốc tế; đảm bảo về chất lượng, phù hợp về nội dung cũng như tiến độ về thời gian đúng với hợp đồng đã ký kết giữ doanh nghiệp tư vấn và khách hàng. đảm bảo yêu cầu phù hợp với hệ thống quản lý chất lượng và môi trường; phải mang lại được hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Chất lượng thiết kế biểu thị hai cấp độ và phản ánh hai mặt khách quan và chủ quan , đó là hai loại chất lượng sau: - Chất lượng trong tuân thủ thiết kế: được thể hiện ở mức độ sản phẩm đạt được so với tiêu chuẩn thiết kế đề ra. Khi sản phẩm sản xuất ra có những đặc tính kinh tế kỹ thuật càng gần với tiêu chuẩn thiết kế thì chất lượng càng cao. Tính chất này được phản ánh thông qua các chỉ tiêu như tỷ lệ phế phẩm, sản phẩm không đạt yêu cầu thiết kế,... Loại chất lượng này phản ánh bản chất khách quan của sản phẩm do đó liên quan chặt chẽ đến khả năng cạnh tranh và chi phí sản phẩm. - Chất lượng thiết kế trong sự phù hợp: phản ánh mức phù hợp của sản phẩm với nhu cầu khách hàng. Chất lượng phụ thuộc vào mức độ phù hợp của sản phẩm thiết kế so 8 với nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Mức độ phù hợp nhu cầu khách hàng càng cao thì chất lượng càng cao. Loại chất lượng này phụ thuộc vào mong muốn và sự đánh giá chủ quan của người tiêu dùng vì vậy nó tác động mạnh mẽ đến khả năng tiêu thụ sản phẩm. Khi nói đến chất lượng sản phẩm, thì phải xem xét sản phẩm đó thoả mãn tới mức độ nào nhu cầu của khách hàng. Mức độ thoả mãn nhu cầu khách hàng phụ thuộc rất lớn vào chất lượng thiết kế và những tiêu chuẩn kỹ thuật đặt ra cho mỗi sản phẩm. Qua phân tích thực tế chất lượng sản phẩm trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu ở các nước phát triển đi đến kết luận, chất lượng sản phẩm 75% phụ thuộc vào giải pháp thiết kế, 20% phụ thuộc vào công tác kiểm tra kiểm soát và chỉ có 5% là phụ thuộc vào kết quả nghiệm thu cuối cùng. Điều đó cho thấy, chất lượng sản phẩm chủ yếu được đánh giá thông qua sự thoả mãn nhu cầu của khách hàng. - Các bước thiết kế sau phải phù hợp với các bước thiết kế trước đã được phê duyệt. Sự phù hợp của việc lựa chọn dây truyền và thiết bị công nghệ (nếu có). - Đảm bảo sự phù hợp giữa khối lượng thiết kế và khối lượng dự toán. Tính đúng đắn của việc áp dụng các định mức kinh tế- kỹ thuật, định mức chi phí, đơn giá. Việc vận dụng định mức, đơn giá, các chế độ chính sách có liên quan và các khoản mục chi phí trong dự toán theo quy định. - Thực tiễn và nhiều nghiên cứu và đã chỉ ra những thay đổi thiết kế trong quá trình xây dựng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chậm tiến độ và làm tăng thêm chi phí công trình xây dựng. Do đó, cải thiện chất lượng thiết kế sẽ góp phần giảm thiểu những rủi ro này, nâng cao hiệu quả công trình. - Mỗi thay đổi thiết kế thường kéo theo làm tăng thêm chi phí xây dựng. Một nghiên cứu do nhóm chuyên gia của Ngân hàng Thế giới thực hiện cho thấy, mỗi yêu cầu thay đổi bổ sung sẽ làm chi phí cho 1 km đường bộ tăng khoảng 5.000 USD. Trong khi đó, yêu cầu thay đổi được thực hiện thường xuyên ở nhiều dự án, trung bình 3 yêu cầu thay đổi trên một hợp đồng, đặc biệt có 1 hợp đồng có đến 25 yêu cầu thay đổi. - Việc phải thay đổi thiết kế có thể do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Báo cáo ngành xây dựng tháng 5/2015 của Công ty CP Chứng khoán FPT nhận định, từ năm 2000, số lượng các công ty tư vấn đã tăng lên rất nhanh, tuy nhiên số lượng lại 9 không đồng hành với chất lượng. Lỗi trong quá trình thiết kế thường có nguyên nhân chính là do kỹ sư thiết kế thiếu năng lực. Ngoài ra, sự bất cẩn trong quá trình kiểm tra và thẩm định cũng góp phần lớn dẫn đến sự chậm trễ và tăng chi phí trong các công trình, đặc biệt là các công trình có vốn đầu tư nhà nước. Thực tiễn tại nhiều dự án có thể tổng hợp những nguyên nhân thường thấy ở các công trình phải điều chỉnh thiết kế là vị trí xây dựng tại nơi có điều kiện địa chất phức tạp; tư vấn thiết kế thiếu kinh nghiệm, sai sót trong thiết kế; tư vấn thiết kế ước lượng tổng mức đầu tư sai sót; chủ đầu tư cung cấp thông tin trong giai đoạn thiết kế không đầy đủ; chủ đầu tư yêu cầu thay đổi, làm thêm hoặc thay đổi kế hoạch dự án; nhà thầu móc nối với các bên tham gia để làm phát sinh chi phí cho dự án… - Về phía chủ đầu tư, một số ý kiến cho rằng, chủ đầu tư cần bồi dưỡng, nâng cao năng lực của các cán bộ giám sát, quản lý dự án nhằm tránh được những sai sót như quản lý dự án chậm trễ, thay đổi kế hoạch thường xuyên, không phát hiện được sự móc nối của nhà thầu với các bên làm thất thoát chi phí dự án. Chủ đầu tư cũng cần chú ý phối hợp chặt chẽ với tư vấn thiết kế trong thời gian đầu hình thành dự án để tránh trường hợp truyền đạt sai, thiếu thông tin dẫn đến thiết kế bị sai sót. Đặc biệt, khâu lựa chọn nhà thầu tư vấn là tiền đề quan trọng nhất để đảm bảo chất lượng thiết kế về sau. 1.2. Tình hình quản lý chất lượng thiết kế xây dựng ở Việt Nam 1.2.1. Tình hình chất lượng tư vấn thiết kế hiện nay Trong thời gian qua cùng với sự phát triển của ngành xây dựng, các đồ án thiết kế đã đạt được những thành quả tốt đẹp, tiến một bước tiến dài trong quá trình tự chủ và cơ bản tạo được những diện mạo công trình đẹp về thẩm mỹ, bền vững về kết cấu và có quy mô ngày càng lớn. Bên cạnh những thành quả đã đạt được, thời gian qua công tác thiết kế các công trình dân dụng mà sản phẩm là các đồ án thiết kế công trình còn tồn tại một số nhược điểm làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của hoạt động đầu tư xây dựng công trình. 1.2.1.1. Những kết quả đạt được Ở Việt Nam công tác tư vấn thiết kế đã được chú ý từ đầu những năm 90, thể hiện ở các Luật, nghị định của Chính phủ về quản lý đầu tư và xây dựng, đấu thầu…Trình độ 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan