Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Sinh học 1574 câu trắc nghiệm sinh học 12....

Tài liệu 1574 câu trắc nghiệm sinh học 12.

.PDF
176
569
54

Mô tả:

1574 câu trắc nghiệm sinh học 12.
C©u 1 Bản chất hóa học của gen là: A. Prôtêin. B. AND C. ARN. D. B hay C. C©u 2 Một gen chứa thông tin trực tiếp của: A. 1 pôlipeptit. B. 1 phân tử ARN. C. 1 tính trạng. D. A+B+C. C©u 3 Về cấu tạo thì 1 gen là: A. 1 đoạn mạch đơn ADN. B. 1 đoạn ADN hai mạch. C. 1 đoạn ARN xoắn kép. D. 1 phân tử AND nguyên. §¸p ¸n ®óng: B C©u 4(QID: 4. C©u hái ng¾n) Gen cấu trúc (xitrôn) mang thông tin của: A. Pôlipeptit. B. Phân tử ARN. C. Phân tử cấu trúc tế bào. D. A+B. §¸p ¸n ®óng: A C©u 5(QID: 5. C©u hái ng¾n) Trong tế bào sống, gen có thể ở vị trí nào? A. Chỉ ở nhiễm sắc thể. B. Chỉ ở tế bào chất. C. Gắn trên màng sinh chất. D. Ở bất kỳ đâu có ADN. §¸p ¸n ®óng: D C©u 6(QID: 6. C©u hái ng¾n) Trong tế bào nhân thực, gen không có ở: A. Nhiễm sắc thể. B. Lạp thể. C. Ti thể. D. Trung thể. §¸p ¸n ®óng: D C©u 7(QID: 7. C©u hái ng¾n) Nói chung, vị trí của 1 gen xác định có thể thay đổi không? A. Thường ổn định. B. Luôn đổi chỗ. C. Lúc cố định, lúc thay đổi. D. Có, nếu ngoại cảnh thay đổi. §¸p ¸n ®óng: A C©u 8(QID: 8. C©u hái ng¾n) Người ta chia gen cấu trúc thành bao nhiêu vùng? A. 1 vùng. B. 2 vùng. C. 3 vùng. D. 4 vùng. §¸p ¸n ®óng: C C©u 9(QID: 9. C©u hái ng¾n) Tên và thứ tự các vùng ở 1 gen cấu trúc là: A. Mở đầu – Kết thúc – Mã hóa. B. Mã hóa – Điều hòa – Kết thúc. C. Điều hòa – Mã hóa – Kết thúc. D. Tiếp nhận – Chính – Kết thúc. §¸p ¸n ®óng: C C©u 10(QID: 10. C©u hái ng¾n) Vùng điều hòa đầu gen có chức năng là: A. Tiếp nhận enzim sao mã. B. Mang tín hiệu khởi động. C. Kiểm soát phiên mã. D. Chứa bộ mã của cả pôlipeptit. E. Mang tín hiệu kết thúc phiên mã. F. A+B+C. G. A+B+C+D+E. §¸p ¸n ®óng: F C©u 11(QID: 11. C©u hái ng¾n) Vùng mã hóa của 1 gen cấu trúc có chức năng là: A. Tiếp nhận enzim sao mã. B. Mang tín hiệu khởi động. C. Kiểm soát phiên mã. D. Chứa bộ mã của pôlipeptit. §¸p ¸n ®óng: D C©u 12(QID: 12. C©u hái ng¾n) Gen phân mảnh có đặc tính là: A. Chia thành nhiều mảnh, mỗi mảnh 1 nơi. B. Gồm các nuclêôtit không nối liên tục. C. Vùng mã hóa xen đoạn không mã hóa axit amin. D. Do các đoạn Ôkazaki gắn lại. §¸p ¸n ®óng: C C©u 13(QID: 13. C©u hái ng¾n) Đặc điểm cơ bản của gen không phân mảnh là: A. Gen có các nuclêootit nối nhau liên tục. B. Gen gồm 1 đoạn ADN nằm ở 1 nơi. C. Vùng mã hóa chỉ chứa các bộ ba mã hóa. D. Gen không do đoạn Ôkazaki nối lại. §¸p ¸n ®óng: C C©u 14(QID: 14. C©u hái ng¾n) Đoạn chứa thông tin axit amin ở vùng mã hóa của gen ở tế bào nhân thực gọi là: A. Citron (xitrôn). B. Exon (êxôn). C. Codon (câuđân). D. Intron (intơrôn). §¸p ¸n ®óng: B C©u 15(QID: 15. C©u hái ng¾n) Trong tế bào nhân thực, đoạn ở vùng mã hóa của gen có nuclêôtit nhưng không chứa axit amin gọi là: A. Citron (xitrôn). B. Exon (êxôn). C. Codon (câuđân). D. Intron (intơrôn). §¸p ¸n ®óng: D C©u 16(QID: 16. C©u hái ng¾n) Ở sinh vật nhân sơ thường không có: A. Citron (xitrôn). B. Exon (êxôn). C. Codon (câuđân). D. Intron (intơrôn). §¸p ¸n ®óng: D C©u 17(QID: 17. C©u hái ng¾n) Nếu cùng chứa thông tin của 500 axit amin như nhau, thì gen ở tế bào nhân thực hay tế bào nhân sơ dài hơn? A. Dài bằng nhau. B. Ở tế bào nhân thực dài hơn. C. Ở tế bào nhân sơ dài hơn. D. Lúc hơn, lúc kém tùy loài. §¸p ¸n ®óng: B C©u 18(QID: 18. C©u hái ng¾n) Mã di truyền là: A. Toàn bộ các nuclêôtit và axit amin ở tế bào. B. Số lượng nuclêôtit ở axit nuclêic mã hóa axit amin. C. Trình tự nuclêôtit ở axit nuclêic mã hóa axit amin. D. Thành phần các axit amin quy định tính trạng. §¸p ¸n ®óng: C C©u 19(QID: 19. C©u hái ng¾n) ARN có mã di truyền không? A. Có. B. Không. C. Chỉ rARN có. D. Chỉ tARN có. §¸p ¸n ®óng: A C©u 20(QID: 20. C©u hái ng¾n) Bộ phận không có mã di truyền là: A. Citron (xitrôn). B. Exon (êxôn). C. Codon (câuđân). D. Intron (intơrôn). §¸p ¸n ®óng: D C©u 21(QID: 21. C©u hái ng¾n) Một đơn vị mật mã di truyền gồm bao nhiêu nuclêôtit? A. 3 cặp nuclêôtit đối nhau ở 2 mạch ADN. B. 3 nuclêôtit liền nhau ở 1 mạch gốc ADN. C. 3 nuclêôtit liền nhau ở 1 mạch bổ sung ADN. D. B hoặc C. §¸p ¸n ®óng: B C©u 22(QID: 22. C©u hái ng¾n) Một đơn vị mã di truyền còn gọi là: A. Citron (xitrôn). B. Exon (êxôn). C. Codon (câuđân). D. Intron (intơrôn). §¸p ¸n ®óng: A C©u 23(QID: 23. C©u hái ng¾n) Nếu mỗi 1 trong số 4 loại nuclêôtit (A, T, G, và X) chỉ mã hóa được 1 loại axit amin (mã bộ một) thì có bao nhiêu bộ mã khác nhau? A. 41 = 4. B. C24 = 6. C. 42 = 16. D. 43 = 64. §¸p ¸n ®óng: A C©u 24(QID: 24. C©u hái ng¾n) Nếu cứ 2 trong số 4 loại nuclêootit (A, T, G, X) mã hóa được 1 loại axit amin (mã bộ hai) thì có bao nhiêu bộ mã khác nhau? A. 41 = 4. B. C24 = 6. C. 42 = 16. D. 43 = 64. §¸p ¸n ®óng: C C©u 25(QID: 25. C©u hái ng¾n) Nếu cứ 3 trong số 4 loại nuclêôtit (A, T, G, và X) mã hóa được 1 loại axit amin (mã bộ ba) thì có bao nhiêu bộ mã khác nhau? A. 41 = 4. B. C24 = 6. C. 42 = 16. D. 43 = 64. §¸p ¸n ®óng: D C©u 26(QID: 26. C©u hái ng¾n) Số bộ ba mã hóa có Guanin (G) là: A. 16 B. 27 C. 32 D. 37 §¸p ¸n ®óng: D C©u 27(QID: 27. C©u hái ng¾n) Số bộ ba mã hóa không có Ađênin (A) là: A. 16 B. 27 C. 32 D. 37 §¸p ¸n ®óng: B C©u 28(QID: 28. C©u hái ng¾n) Bộ ba mở đầu ở mARN của sinh vật nhân thực là: A. 5’ AAG 3’. B. 5’ AUG 3’. C. 5’ UAG 3’. D. 5’ UGA 3’. §¸p ¸n ®óng: B C©u 29(QID: 29. C©u hái ng¾n) Trong gen cấu trúc, bộ ba mở đầu nằm ở: A. Vùng điều hòa. B. Vùng mã hóa. C. Vùng kết thúc. D. A+B. §¸p ¸n ®óng: A C©u 30(QID: 30. C©u hái ng¾n) Bộ ba kết thúc của mARN ở tế bào nhân thực không có mã A. UGG. B. UAA. C. UAG. D. UAG. §¸p ¸n ®óng: A C©u 31(QID: 31. C©u hái ng¾n) Trong gen cấu trúc, bộ ba kết thúc nằm ở: A. Vùng điều hòa B. Vùng mã hóa. C. Vùng kết thúc. D. A+B §¸p ¸n ®óng: C C©u 32(QID: 32. C©u hái ng¾n) Triplet (tơripơlit) mở đầu là: A. 5’ TAX 3’. B. 5’ AUG 3’. C. 5’ XAT 3’. D. 5’ GUA 3’. §¸p ¸n ®óng: C C©u 33(QID: 33. C©u hái ng¾n) Codon (câuđân) mở đầu có ở: A. mARN. B. tARN. C. rARN. D. A+B+C. §¸p ¸n ®óng: A C©u 34(QID: 34. C©u hái ng¾n) Trong gen của sinh vật nhân thực, bộ ba kết thúc nằm ở: A. Exon. B. Itron. C. Vùng điều hòa. D. Ngoài vùng mã hóa. §¸p ¸n ®óng: D C©u 35(QID: 35. C©u hái ng¾n) Loại axit amin được mã hóa bởi 1 bộ ba duy nhất là: A. Lơxin và xêrin. B. Triptôphan và mêtiônin. C. Valin và alanin. D. Alanin và mêtiônin. §¸p ¸n ®óng: B C©u 36(QID: 36. C©u hái ng¾n) Loại axit amin được mã hóa bởi 6 bộ ba khác nhau là: A. Lơxin. B. Acginin. C. Xêrin. D. A+B+C. §¸p ¸n ®óng: D C©u 37(QID: 37. C©u hái ng¾n) Khi tế bào nhân thực tổng hợp prôtêin, thì axit amin luôn có mặt ở mọi pôlipeptit sơ khai là: A. Lơxin. B. Valin. C. Mêtiônin. D. Alanin. §¸p ¸n ®óng: C C©u 38(QID: 38. C©u hái ng¾n) Axit amin mở đầu ở chuỗi pôlipeptit của vi khuẩn là: A. Foocmin mêtiônin. B. Valin. C. Mêtiônin. D. Alanin. §¸p ¸n ®óng: A C©u 39(QID: 39. C©u hái ng¾n) Mã di truyền không có đặc tính là: A. Đặc hiệu. B. Phổ biến. C. Thoái hóa (dư thừa). D. Gối nhau. E. Liên tục. §¸p ¸n ®óng: D C©u 40(QID: 40. C©u hái ng¾n) Tính đặc hiệu của mã di truyền biểu hiện ở điểm: A. Mọi loài sinh vật đều chung một bộ mã. B. 1 axit amin thường được mã hóa bởi nhiều bộ ba. C. Mỗi loại bộ ba chỉ mã hóa 1 loại axit amin. D. Được đọc theo cụm nối tiếp không gối nhau. §¸p ¸n ®óng: C C©u 41(QID: 41. C©u hái ng¾n) Tính phổ biến của mã di truyền biểu hiện ở điểm: A. Mọi sinh vật đều chung bộ mã như nhau. B. 1 axit amin thường được mã hóa bởi nhiều bộ ba. C. 1 bộ ba chỉ mã hóa 1 loại axit amin. D. Được đọc theo cụm nối tiếp không gối nhau. §¸p ¸n ®óng: A C©u 42(QID: 42. C©u hái ng¾n) Tính liên tục của mã di truyền biểu hiện ở: A. Mọi loài sinh vật đều chung một bộ mã. B. 1 axit amin thường được mã hóa bởi nhiều bộ ba. C. 1 bộ ba chỉ mã hóa 1 loại axit amin. D. Được đọc theo cụm nối tiếp không gối nhau. §¸p ¸n ®óng: D C©u 43(QID: 43. C©u hái ng¾n) Tính thoái hóa (hay dư thừa) của mã di truyền biểu hiện ở: A. Mọi loài sinh vật đều chung một bộ mã. B. 1 loại axit amin thường được mã hóa bởi nhiều bộ ba. C. 1 bộ ba chỉ mã hóa một loại axit amin. D. Được đọc theo cụm nối tiếp không gối nhau. §¸p ¸n ®óng: B C©u 44(QID: 44. C©u hái ng¾n) Gen có 2 mạch thì mã di truyền ở mạch nào? A. Chỉ ở 1 mạch. B. Ở cả 2 mạch, giá trị như nhau. C. Lúc mạch này, lúc mạch kia. D. Ở cả 2 mạch, giá trị khác nhau. §¸p ¸n ®óng: A C©u 45(QID: 45. C©u hái ng¾n) Gen có 2 mạch thì mạch nào mang mật mã di truyền chính? A. Mạch bổ sung. B. Mạch 5’ → 3’. C. Mạch gốc. D. Mạch 3’ → 5’. §¸p ¸n ®óng: C C©u 46(QID: 46. C©u hái ng¾n) Trên axit nuclêic, mã di truyền được đọc như thế nào? A. Từ giữa gen sang 2 đầu, theo từng bộ ba. B. Từ 1 điểm xác định, theo từng bộ ba ở mỗi mạch. C. Từ điểm bất kỳ, theo từng bộ ba ở mạch gốc. D. Từ 1 điểm xác định, theo từng bộ ba ở 2 mạch. §¸p ¸n ®óng: B C©u 47(QID: 47. C©u hái ng¾n) Sự tự nhân đôi ADN còn gọi là: A. Tự sao B. Sinh tổng hợp ADN. C. Tái bản mã. D. A hay B hoặc C. §¸p ¸n ®óng: D C©u 48(QID: 48. C©u hái ng¾n) Trong tế bào, sự tự nhân đôi của ADN diễn ra ở: A. Dịch nhân tế bào. B. Trong chất nguyên sinh C. Trên nhiễm sắc thể D. Lưới nội chất hạt §¸p ¸n ®óng: C C©u 49(QID: 49. C©u hái ng¾n) Trong tế bào nhân thực, sự tự sao của ADN xảy ra vào: A. Pha S. B. Pha G1. C. Pha G2. D. Pha M. §¸p ¸n ®óng: A C©u 50(QID: 50. C©u hái ng¾n) Ở tế bào nhân thực, kết quả 1 lần tái bản phân tử ADN là: A. Tạo ra 2 crômatit rời nhau. B. Tạo ra 2 crômatit cùng nguồn. C. Tạo ra 2 ADN kép. D. Tạo ra 2 NST đơn. §¸p ¸n ®óng: B C©u 51(QID: 51. C©u hái ng¾n) Trong một chu kỳ tế bào, sự tổng hợp ADN diễn ra: A. 1 lần. B. 2 lần. C. 3 lần. D. 4 lần trở lên. §¸p ¸n ®óng: A C©u 52(QID: 52. C©u hái ng¾n) Enzim làm duỗi và tách 2 mạch ở chuỗi xoắn kép ADN là: A. Enzim tháo xoắn. B. ADN – pôlimeraza. C. ARN - pôlimeraza. D. A+B. §¸p ¸n ®óng: A C©u 53(QID: 53. C©u hái ng¾n) ADN – pôlimeraza có vai trò là: A. Tháo xoắn cả phân tử ADN. B. Cắt liên kết hydro và tách 2 chuỗi. C. Lắp nuclêôtit mới vào mạch khuôn. D. A+B. §¸p ¸n ®óng: C C©u 54(QID: 54. C©u hái ng¾n) Người ta quy ước mỗi chuỗi pôlinuclêôtit có hai đầu là 5’ và 3’. Đầu 5’ và đầu 3’ nghĩa là gì? A. Đầu 5’ có 5 nguyên tử cacbon, đầu 3’ có 3 cacbon. B. Đầu 5’ có đường 5 cacbon, còn 3’ không có. C. 5’ là C5 ở pentoza pi tự do, 3’ là C3 có OH tự do. D. 5’ là C5 ở Pi có pentoza tự do, 3’ là C3 có OH tự do. §¸p ¸n ®óng: C C©u 55(QID: 55. C©u hái ng¾n) Sơ đồ ADN 2 mạch sau đây có chú thích là: A. 1=3=đầu 3’; 2=4=đầu 5’. B. 1=3=đầu 5’; 2=4=đầu 3’. C. 1=4=đầu 5’; 2=3=đầu 3’. D. 1=2=đầu 3’; 3=4=đầu 5’. §¸p ¸n ®óng: C C©u 56(QID: 56. C©u hái ng¾n) Enzim ADN-pôlimeraza di chuyển trên ADN theo chiều: A. 5’→3’. B. 3’→5’. C. Cả hai chiều. D. Lúc chiều này, lúc chiều kia tùy loại. §¸p ¸n ®óng: B C©u 57(QID: 57. C©u hái ng¾n) Enzim ARN-pôlimeraza di chuyển trên ADN theo chiều A. 5’→3’. B. 3’→5’. C. Cả hai chiều. D. Lúc chiều này, lúc chiều kia tùy loại. §¸p ¸n ®óng: B C©u 58(QID: 58. C©u hái ng¾n) Khi ADN tự nhân đôi thì mạch mới hình thành theo chiều A. 5’→3’. B. 3’→5’. C. 5’→3’ ở mạch này, thì 3’→5’ ở mạch kia. D. Lúc chiều này, lúc chiều kia tùy loại. §¸p ¸n ®óng: A C©u 59(QID: 59. C©u hái ng¾n) Các enzim tham gia quá trình tự nhân đôi của ADN là: A. ARN-pôlimeraza. B. ADN-pôlimeraza. C. ADN-ligaza. D. Enzim tháo xoắn. E. A+B. F. B+C+D. G. A+C. §¸p ¸n ®óng: F C©u 60(QID: 60. C©u hái ng¾n) Khi ADN bắt đầu tự sao, tại cùng vùng khởi đầu của một xitrôn, thì tác động sớm nhất là: A. Enzim tháo xoắn. B. ARN-pôlimeraza . C. ADN-pôlimeraza D. ADN ligaza. §¸p ¸n ®óng: A C©u 61(QID: 61. C©u hái ng¾n) Khi ADN tự sao, thì enzim chỉ trượt theo theo chiều 3’→5’là: A. Enzim tháo xoắn. B. ARN-pôlimeraza. C. ADN-pôlimeraza. D. ADN ligaza. §¸p ¸n ®óng: C C©u 62(QID: 62. C©u hái ng¾n) Vai trò của ADN pôlimeraza là: A. Tháo xoắn ADN. B. Cắt liên kết hyđrô giữa 2 mạch khuôn. C. Lắp các nuclêôtit tự do thành mạch mới. D. A+B+C. §¸p ¸n ®óng: C C©u 63(QID: 63. C©u hái ng¾n) Khi ADN tự nhân đôi, đoạn Ôkazaki là: A. Các đoạn êxôn của gen không phân mảnh. B. Các đoạn intrôn của gen phân mảnh. C. Đoạn pôlinuclêôtit sinh từ mạch khuôn 5’→3’. D. Đoạn pôlinuclêôtit sinh từ mạch khuôn 3’→5’. §¸p ¸n ®óng: C C©u 64(QID: 64. C©u hái ng¾n) Đoạn Ôkazaki xuất hiện ở quá trình sinh tổng hợp: A. ADN. B. mARN. C. tARN. D. rARN. E. A+B+C+D. §¸p ¸n ®óng: A C©u 65(QID: 65. C©u hái ng¾n) Nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất hiện đoạn Ôkazaki là: A. Nguyên tắc bán bảo toàn chi phối ADN tự sao. B. Nguyên tắc bổ sung chi phối sự lắp ráp nuclêôtit. C. Pôlinuclêôtit mới chỉ tạo thành theo chiều 5’→3’. D. ARN-pôlimeraza chỉ trượt theo chiều 5’→3’. §¸p ¸n ®óng: C C©u 66(QID: 66. C©u hái ng¾n) Nguyên tắc chi phối quá trình tự nhân đôi của ADN là: A. Nguyên tắc bán bảo toàn. B. Nguyên tắc bổ sung. C. Nguyên tắc nửa gián đoạn. D. A+B+C. §¸p ¸n ®óng: D C©u 67(QID: 67. C©u hái ng¾n) Nguyên tắc bán bảo toàn chi phối tự sao dẫn đến kết quả là: A. Sinh 2 ADN “con” hoàn toàn mới cùng giống “mẹ”. B. Sinh 2 “con” thì 1 giống mẹ, còn 1 thay đổi. C. 2 “con” như “mẹ” và đều có 1 mạch của “mẹ”. D. Sinh 2 “con” thì 1 hoàn toàn mới, 1 vốn là “mẹ”. §¸p ¸n ®óng: C C©u 68(QID: 68. C©u hái ng¾n) Nguyên nhân làm 2 ADN “con” giống hệt “mẹ” là: A. ADN tự sao theo nguyên tắc bán bảo toàn. B. Nuclêôtit lắp vào khuôn theo nguyên tắc bổ sung. C. 2 mạch khuôn của “mẹ” bổ sung nhau. D. A+B. §¸p ¸n ®óng: D C©u 69(QID: 69. C©u hái ng¾n) Đối với cơ chế di truyền cấp tế bào, thì sự tự nhân đôi ADN có ý nghĩa sinh học là: A. Cơ sở tự nhân đôi của nhiễm sắc thể. B. Cơ sở tổng hợp ribôxôm của tế bào. C. Cơ sở tổng hợp prôtêin. D. Cơ sở tổng hợp ARN ở tế bào đó. §¸p ¸n ®óng: A C©u 70(QID: 70. C©u hái ng¾n) Ở tế bào sống, tự nhân đôi ADN có mục đích là: A. Tăng tốc độ tổng hợp prôtêin. B. Nhân đôi lượng ARN để phân chia. C. Tăng đôi lượng ADN chuẩn bị phân bào. D. Chuẩn bị hình thành giao tử. §¸p ¸n ®óng: C C©u 71(QID: 71. C©u hái ng¾n) Một phân tử ADN “mẹ” tự nhân đôi k lần liên tiếp thì số ADN “con, cháu” có thể là: A. k. B. 2k. C. 2k. D. k2. §¸p ¸n ®óng: C C©u 72(QID: 72. C©u hái ng¾n) Một phân tử ADN “mẹ” tự sao 3 lần liên tiếp thì số phân tử ADN hoàn toàn mới được sinh ra là: A. 6. B. 7. C. 8. D. 9. §¸p ¸n ®óng: A C©u 73(QID: 73. C©u hái ng¾n) Phân tử ADN gồm 3000 nuclêôtit có số T chiếm 20%, thì: A. ADN này dài 10200 Å với A=T=600, G=X=900. B. ADN này dài 5100 Å với A=T=600, G=X=900. C. ADN này dài 10200 Å với G=X=600, A=T=900. D. ADN này dài 5100 Å với G=X=600, A=T=900. §¸p ¸n ®óng: B C©u 74(QID: 74. C©u hái ng¾n) ADN dài 3400 Å với 20% Ađênin sẽ có số liên kết hyđrô là: A. 2600. B. 3400. C. 1300. D. 5200. §¸p ¸n ®óng: A C©u 75(QID: 75. C©u hái ng¾n) Tương ứng với bộ ba đối mã (anticodon) 5’ UGX 3’ là: A. 5’ AXG 3’. B. 3’ TGX 5’. C. 3’ AXG 5’. D. 5’ TXG 3’. §¸p ¸n ®óng: C C©u 76(QID: 76. C©u hái ng¾n) ADN dài 5100 Å tự sao 5 lần liền cần số nuclêôtit tự do là: A. 51000. B. 93000. C. 46500. D. 96000. §¸p ¸n ®óng: B C©u 77(QID: 77. C©u hái ng¾n) Một mạch đơn gen gồm 60 A, 30 T, 120 G, 80 X thì tự sao một lần sẽ cần: A. A=T=180; G=X=120. B. A=T=120; G=X=180. C. A=T=90; G=X=200. D. A=T=200; G=X=90. §¸p ¸n ®óng: C C©u 78(QID: 78. C©u hái ng¾n) Sơ đồ thể hiện vai trò và quan hệ prôtêin với axit nuclêic là: A. Prôtêin→ADN→ARN→Tính trạng. B. Tính trạng→Prôtêin→ARN→ADN. C. ADN→ARN→Prôtêin→Tính trạng. D. ARN→Prôtêin→ADN→Tính trạng. §¸p ¸n ®óng: C C©u 79(QID: 79. C©u hái ng¾n) Prôtêin ở cơ thể sống không có chức năng? A. Điều hòa chuyển hóa. B. Xúc tác phản ứng. C. Bảo vệ cơ thể. D. Chứa mã di truyền. §¸p ¸n ®óng: D C©u 80(QID: 80. C©u hái ng¾n) Quá trình sinh tổng hợp gồm các giai đoạn theo trình tự: A. Dịch mã→Phiên mã. B. Tự sao mã→Phiên mã→Dịch mã. C. Phiên mã→Dịch mã. D. Tự sao→Sao mã→Dịch mã. §¸p ¸n ®óng: C C©u 81(QID: 81. C©u hái ng¾n) Phiên mã (PM) khác dịch mã (DM) như thế nào? A. Không khác nhau. B. PM là tổng hợp ARN, còn DM là tổng hợp Prôtêin. C. DM là tổng hợp ARN, còn PM là tổng hợp Prôtêin. D. DM xảy ra trước, PM xảy ra sau. §¸p ¸n ®óng: B C©u 82(QID: 82. C©u hái ng¾n) Phiên mã giống tự sao mã ở điểm: A. Đều cần ADN-pôlimeraza. B. Đều thực hiện trên 1 đoạn ADN. C. Đơn phân đều được lắp theo nguyên tắc bổ sung. D. Đều thực hiện 1 lần trong mỗi chu kỳ tế bào. §¸p ¸n ®óng: C C©u 83(QID: 83. C©u hái ng¾n) Trong tế bào sống, sự phiên mã diễn ra ở: A. Dịch nhân. B. Trên crômatit. C. Ribôxôm. D. Lưới nội chất. §¸p ¸n ®óng: B C©u 84(QID: 84. C©u hái ng¾n) Trong tế bào sống, sự dịch mã diễn ra ở: A. Dịch nhân. B. Trên crômatit. C. Ribôxôm. D. Lưới nội chất. §¸p ¸n ®óng: C C©u 85(QID: 85. C©u hái ng¾n) Khi phiên mã thì mạch khuôn được chọn làm gốc là: A. Mạch 3’→5’ của gen. B. Mạch 5’→3’ của gen. C. Cả hai mạch của gen. D. Mạch 5’→3’ của mARN. §¸p ¸n ®óng: A C©u 86(QID: 86. C©u hái ng¾n) Có thể gọi phiên mã là quá trình sinh tổng hợp: A. tARN. B. rARN. C. mARN. D. A hay B hoặc C. §¸p ¸n ®óng: D C©u 87(QID: 87. C©u hái ng¾n) Nội dung của quá trình phiên mã là: A. Sao (copy) y nguyên mã gốc. B. Sao mạch bổ sung thành mARN. C. Chuyển mã thành trình tự axit amin. D. Tổng hợp ARN từ gen tương ứng. §¸p ¸n ®óng: D C©u 88(QID: 88. C©u hái ng¾n) Kết quả chính của quá trình phiên mã là: A. Biến mạch gen gốc thành mARN. B. Tạo ra ARN từ khuôn là mạch gen gốc. C. Dịch trình tự nuclêôtit thành trình tự axit amin. D. Đúc tARN và rARN từ khuôn là mạch men gốc. §¸p ¸n ®óng: B C©u 89(QID: 89. C©u hái ng¾n) Enzim ARN pôlimeraza xúc tác cho: A. Sự tự sao. B. Phiên mã. C. Dịch mã. D. A+B+C. §¸p ¸n ®óng: B C©u 90(QID: 90. C©u hái ng¾n) Khi phiên mã, thì enzim chỉ trược theo chiều 3’→5’là: A. Enzim tháo xoắn. B. ARN-pôlimeraza. C. ADN-pôlimeraza. D. ADN-ligaza. §¸p ¸n ®óng: B C©u 91(QID: 91. C©u hái ng¾n) Phân tử được tổng hợp theo chiều 3’→5’là: A. mARN. B. tARN. C. rARN. D. ADN. E. Tất cả đều sai. §¸p ¸n ®óng: E C©u 92(QID: 92. C©u hái ng¾n) Phân tử nào dưới đây là phiên bản mã di truyền? A. mARN. B. tARN. C. rARN. D. A+B+C. §¸p ¸n ®óng: D C©u 93(QID: 93. C©u hái ng¾n) Trong quá trình sinh tổng hợp Prôtêin, thì chức năng vận chuyển axit amin là của: A. mARN. B. tARN. C. rARN. D. ADN. §¸p ¸n ®óng: B C©u 94(QID: 94. C©u hái ng¾n) Hợp phần bắt buộc của ribôxôm là: A. mARN. B. tARN. C. rARN. D. ADN. §¸p ¸n ®óng: C C©u 95(QID: 95. C©u hái ng¾n) Phân tử mang mật mã trực tiếp cho dịch mã ở ribôxôm là: A. mARN. B. tARN. C. rARN. D. ADN. §¸p ¸n ®óng: A C©u 96(QID: 96. C©u hái ng¾n) Phân tử mARN có 1 đặc tính là: A. Vận chuyển axit amin và có mã đối. B. Mang mã phiên và liên kết hyđrô. C. Chứa bản gốc của thông tin di truyền. D. Trình tự mã phiên bổ sung với mạch gốc. §¸p ¸n ®óng: D C©u 97(QID: 97. C©u hái ng¾n) Ở tế bào nhân thực, các prôtêin mới được tổng hợp ra đều: A. Có mêtiônin ở đầu, sau bị cắt bỏ. B. Có foocmin mêtiônin ở đầu, sau đó bị cắt bỏ. C. Luôn có mêtiônin ở vị trí đầu tiên. D. Luôn có foocmin mêtiônin ở vị trí đầu tiên. §¸p ¸n ®óng: A C©u 98(QID: 98. C©u hái ng¾n) Khi gen phiên mã, thì mạch mã phiên hình thành thế nào? A. Được tổng hợp gián đoạn theo chiều 5’→3’. B. Được hình thành liên tục theo chiều 5’→3’. C. Được tổng hợp gián đoạn theo chiều 3’→5’. D. Được hình thành liên tục theo chiều 3’→5’. §¸p ¸n ®óng: B C©u 99(QID: 99. C©u hái ng¾n) Phân tử nào có vị trí để ribôxôm nhận biết và gắn vào khi dịch mã? A. tARN. B. rARN. C. mARN. D. ADN. §¸p ¸n ®óng: C C©u 100(QID: 100. C©u hái ng¾n) Loại ARN có mang bộ mã đối (anticodon) là: A. tARN. B. rARN. C. mARN. D. B+C §¸p ¸n ®óng: A C©u 101(QID: 101. C©u hái ng¾n) Còn có thể gọi mARN là: A. Bản đối mã. B. Bản mã gốc. C. Bản phiên mã. D. Bản dịch mã. §¸p ¸n ®óng: C C©u 102(QID: 102. C©u hái ng¾n) Tổng hợp ADN và tổng hợp ARN giống nhau ở điểm là: A. Diễn ra 1 lần trong chuỗi chu kỳ tế bào. B. Đều dựa vào nguyên tắc bán bảo toàn. C. Tạo nên cơ chế di truyền phân tử. D. Xảy ra ở NST, theo nguyên tắc bổ sung. §¸p ¸n ®óng: D C©u 103(QID: 103. C©u hái ng¾n) mARN trưởng thành ở sinh vật nhân thực có: A. Số đơn phân bằng mạch gen mẫu. B. Số đơn phân ít hơn mạch gen mẫu. C. Số đơn phân nhiều hơn mạch gen mẫu. D. A hoặc C. §¸p ¸n ®óng: B C©u 104(QID: 104. C©u hái ng¾n) Ở sinh vật nhân thực, mARN được tổng hợp theo các bước: A. Gen→mARN sơ khai→Tách êxôn→Ghép intrôn→mARN. B. Gen→mARN shơ khai→Tách intrôn→Ghép êxôn→mARN. C. Gen→Tách êxôn→Ghép intrôn→mARN sơ khai→mARN. D. Gen→Tách êxôn→mARN sơ khai→Ghép intrôn→mARN. §¸p ¸n ®óng: B C©u 105(QID: 105. C©u hái ng¾n) Thế nào là mARN trưởng thành? A. Phân tử mARN đã lớn hết cỡ. B. mARN vừa được tổng hợp xong. C. mARN đã cắt bỏ hết intrôn. D. mARN trực tiếp là khuôn dịch mã. §¸p ¸n ®óng: D C©u 106(QID: 106. C©u hái ng¾n) Thực chất của dịch mã là: A. Đổi trình tự ribônuclêôtit thành trình tự nuclêôtit. B. Đổi trình tự ribônuclêôtit thành trình tự axit amin. C. Tạo ra phân tử prôtêin có cấu trúc bậc cao. D. Tạo ra chuỗi nuclêôtit từ chuỗi ribônuclêôtit. §¸p ¸n ®óng: B C©u 107(QID: 107. C©u hái ng¾n) Sự dịch mã được quy ước chia thành bao nhiêu giai đoạn? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. §¸p ¸n ®óng: B C©u 108(QID: 108. C©u hái ng¾n) Các giai đoạn của dịch mã là: A. Giải mã→Sao mã. B. Sao mã→Khớp đối mã→Giải mã. C. Hoạt hóa→Giải mã. D. Phiên mã→Hoạt hóa→Tổng hợp pôlipeptit. §¸p ¸n ®óng: C C©u 109(QID: 109. C©u hái ng¾n) Giai đoạn hoạt hóa trong dịch mã có thể tóm tắt bằng sơ đồ: A. A.amin-tARN→Pôlipeptit→Prôtêin. B. A.amin+tARN+ATP→A.amin-tARN+ADP. C. A.amin+rARN+ATP→A.amin-rARN+ADP. D. A.amin+tARN+ADP→A.amin-tARN+ATP. §¸p ¸n ®óng: B C©u 110(QID: 110. C©u hái ng¾n) Gọi tắt: Hợp= sự hợp nhất 2 đơn vị thành 1 ribôxôm; Tách=ribôxôm tách 2; Cắt=mêtiônin rời khỏi chuỗi sơ khai; Mở=gắn mêtiônin vào mã mở đầu; Dài= chuỗi pôlipeptit dài ra. Sinh tổng hợp prôtêin có thể chia thành các bước là: A. Hợp→Mở→Dài→Cắt→Tách. B. Mở→Hợp→Dài→Cắt→Tách. C. Hợp→Mở→Dài→Tách→Cắt. D. Mở→Hợp→Dài→Tách→Cắt. §¸p ¸n ®óng: C C©u 111(QID: 111. C©u hái ng¾n) Kết quả của giai đoạn dịch mã là: A. Tạo ra phân tử mARN mới. B. Tạo ra phân tử tARN mới. C. Tạo ra phân tử rARN mới. D. Tạo ra chuỗi pôlipeptit mới. §¸p ¸n ®óng: D C©u 112(QID: 112. C©u hái ng¾n) Theo quy ước, tên 1 bộ mã di truyền là tên bộ ba mã hóa của: A. Mạch gốc ADN. B. Phân tử mARN. C. Phân tử tARN. D. Mạch gen bổ sung. §¸p ¸n ®óng: B C©u 113(QID: 113. C©u hái ng¾n) Trên phân tử mARN, thì hướng chuyển dịch của ribôxôm là: A. 3’→5’ B. 5’→3’. C. A hay B đều được. D. Lúc hướng này, lúc khác. §¸p ¸n ®óng: B C©u 114(QID: 114. C©u hái ng¾n) Sự chuyển vị của ribôxôm trên mARN diễn ra theo kiểu: A. 1 nuclêôtit mỗi lần. B. 1 bộ ba mỗi lần. C. 2 bộ ba mỗi lần. D. 3 bộ ba mỗi lần. §¸p ¸n ®óng: B C©u 115(QID: 115. C©u hái ng¾n) 2 tiểu đơn vị R sẽ kết hợp thành 1 ribôxôm khi: A. Chúng tiếp xúc với bộ ba mở đầu của mARN. B. Các rARN vừa tổng hợp xong ra khỏi nhân. C. Chúng tiếp xúc với bộ ba mở đầu của gen. D. Phân tử tARN chuyển mêtiônin đến ribôxôm. §¸p ¸n ®óng: A C©u 116(QID: 116. C©u hái ng¾n) Liên kết peptit đầu tiên trong dịch mã xuất hiện giữa: A. Axit amin thứ nhất và a.a thứ hai. B. Mêtiônin và a.a thứ nhất. C. Axit amin thứ nhất và a.a thứ hai. D. Axit amin mở đầu và a.a thứ nhất. §¸p ¸n ®óng: D C©u 117(QID: 117. C©u hái ng¾n) Nếu mã gốc có đoạn: TAX ATG GGX GXT AAA…thì mARN tương ứng là: A. ATG TAX GGX GXT AAA… B. AUG UAX XXG XGA UUU… C. UAX AUG GGX GXU AAA… D. ATG TAX XXG XGA TTT… §¸p ¸n ®óng: B C©u 118(QID: 118. C©u hái ng¾n) Nếu mã gốc có đoạn: TAX ATG GGX GXT AAA…thì mạch bổ sung là: A. ATG TAX GGX GXT AAA… B. AUG UAX XXG XGA UUU… C. UAX AUG GGX GXU AAA… D. ATG TAX XXG XGA TTT… §¸p ¸n ®óng: D C©u 119(QID: 119. C©u hái ng¾n) Nếu mã gốc có đoạn: TAX ATG GGX GXT AAA…thì các đối mã của tARN tương ứng theo trình tự là: A. ATG TAX GGX GXT AAA… B. AUG UAX XXG XGA UUU… C. UAX AUG GGX GXU AAA… D. ATG TAX XXG XGA TTT… §¸p ¸n ®óng: C C©u 120(QID: 120. C©u hái ng¾n) Mạch khuôn của gen có đoạn 3’… TATGGGXATGTA…5’ thì mARN được phiên mã từ mạch khuôn này có trình tự là: A. 3’… AUAXXXGUAXAU…5’ B. 5’…AUAXXXGUAXAU…3’ C. 3’… ATAXXXGTAXAT …5’ D. 5’…ATAXXXGTAXAT …3’ §¸p ¸n ®óng: B C©u 121(QID: 121. C©u hái ng¾n) Pôlixôm (hoặc polyribosome) là: A. Tập hợp ribôxôm liền nhau ở lưới nội chất. B. Các ribôxôm đã tham gia giải mã cho 1 gen. C. Các ribôxôm trên 1 mARN cùng thời điểm. D. Mọi ribôxôm tăng hiệu suất giải mã 1 gen. §¸p ¸n ®óng: C C©u 122(QID: 122. C©u hái ng¾n) Pôlixôm có ý nghĩa là: A. Tăng hiệu suất phiên mã. B. Tổng hợp nhiều prôtêin. C. Cùng phiên mã 1 mARN. D. Tăng hiệu suất giải mã. §¸p ¸n ®óng: D C©u 123(QID: 123. C©u hái ng¾n) Trong cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, vai trò trung tâm thuộc về: A. Prôtêin, vì nó biểu hiện thành tính trạng. B. ADN, vì mang mã gốc quy định ARN và prôtêin. C. mARN, bởi nó trực tiếp xác định cấu trúc prôtêin. D. tARN, vì chính nó trực tiếp định vị axit amin. §¸p ¸n ®óng: B C©u 124(QID: 124. C©u hái ng¾n) Sao ngược là hiện tượng: A. Prôtêin tổng hợp ra ADN. B. ARN tổng hợp ra ADN. C. ADN tổng hợp ra ARN. D. Prôtêin tổng hợp ra ARN. §¸p ¸n ®óng: B C©u 125(QID: 125. C©u hái ng¾n) Cơ chế hiện tượng di truyền của HIV thể hiện ở sơ đồ: A. ARN→ADN→ARN→Prôtêin. B. ADN→ARN→Prôtêin→Tính trạng. C. ADN→ARN→Tính trạng→Prôtêin. D. ARN→ADN→Prôtêin. §¸p ¸n ®óng: A C©u 126(QID: 126. C©u hái ng¾n) Phân tử mang mật mã trực tiếp tổng hợp prôtêin là: A. mARN. B. ADN. C. tARN. D. rARN. §¸p ¸n ®óng: A C©u 127(QID: 127. C©u hái ng¾n) Phân tử đóng vai trò giải mã trong tổng hợp Prôtêin là: A. ADN. B. mARN. C. tARN. D. rARN. §¸p ¸n ®óng: C C©u 128(QID: 128. C©u hái ng¾n) Phân tử đóng vai trò chủ đạo, quan trọng nhất nhưng không trực tiếp tham gia dịch mã và giải mã là: A. ADN. B. mARN. C. tARN. D. rARN. §¸p ¸n ®óng: A C©u 129(QID: 129. C©u hái ng¾n) Gọi số lượng từng loại đơn phân của gen ở vi khuẩn là A, T, G, X và của ARN tương ứng là a, u, g, x. Biểu thức sai là: A. G=X; A=T. B. a=u; g=x. C. a+u=A; g+x = G. D. A+G=a+u+g+x. §¸p ¸n ®óng: B C©u 130(QID: 130. C©u hái ng¾n) Một mARN trưởng thành dài 5100 Å sẽ mã hóa cho chuỗi pôlipeptit có số axit amin (không kể amin mở đầu) là: A. 498. B. 499. C. 500. D. 502. §¸p ¸n ®óng: A C©u 131(QID: 131. C©u hái ng¾n) Một ADN xoắn kép gồm 3.106 nuclêôtit có 20% là Timin thì có từng loại nuclêôtit là: A. G=X=900000; A=T=600000. B. G=X=600000; A=T=900000. C. G=X=800000; A=T=700000. D. G=X=700000; A=T=800000. §¸p ¸n ®óng: A C©u 132(QID: 132. C©u hái ng¾n) Gen dài 510 nm và có tỉ lệA/G=2, khi tự nhân đôi hai lần liên tiếp sẽ có số liên kết hyđrô bị hủy là: A. 10500. B. 51000. C. 15000. D. 50100. §¸p ¸n ®óng: A C©u 133(QID: 133. C©u hái ng¾n) ADN dài 5,1 µm sẽ cần bao lâu để tự nhân đôi xong 1 lần, nếu tốc độ tự sao là 500 cặp nuclêôtit/giây? A. 60 giây. B. 60 phút C. 180 giây. D. 18 phút. §¸p ¸n ®óng: B C©u 134(QID: 134. C©u hái ng¾n) Mạch có nghĩa của 1 gen ở vi khuẩn có 150 A, 300 T, 450 G và 600 X, thì mARN tương ứng gồm các ribônuclêôtit là: A. 150 T, 300 A, 450 X và 600 G. B. 150 A, 300 U, 450 G và 600 X. C. 150 U, 300 A, 450 X và 600 G. D. 150 G, 300 X, 450 A và 600 T. §¸p ¸n ®óng: C C©u 135(QID: 135. C©u hái ng¾n) 1 mARN trưởng thành có 1500 ribônuclêôtit được 5 ribôxôm tham gia dịch mã thì số phân tử nước được giải phóng khi tổng hợp xong chuỗi pôlipeptit là: A. 1994. B. 2490. C. 7500. D. 6000. §¸p ¸n ®óng: B C©u 136(QID: 136. C©u hái ng¾n) Chiều ngang của 1 ribôxôm khi dịch mã trên mARN tối thiểu là: A. 3,4 Å. B. 6,8 Å. C. 10,2 Å. D. 20,4 Å. §¸p ¸n ®óng: D C©u 137(QID: 137. C©u hái ng¾n) Nhà khoa học đầu tiên xây dựng hoàn chỉnh mô hình điều hòa hoạt động gen là: A. Cric và Oatsơn (Francis Crick & James Watson). B. Giacôp và Mônô (Francois Jacob & Jacques Monod). C. Lamac và Đacuyn (Jaen Lamark & Charles Darwin). D. Menđen và Moocgan (George Mendel & Thomas Morgan). §¸p ¸n ®óng: B C©u 138(QID: 138. C©u hái ng¾n) Nội dung chính của sự điều hòa hoạt động gen là: A. Điều hòa phiên mã. B. Điều hòa dịch mã. C. Điều hòa sản phẩm của gen. D. A+B. §¸p ¸n ®óng: C C©u 139(QID: 139. C©u hái ng¾n) Mục đích của quá trình điều hòa hoạt động gen là: A. Điều chỉnh lượng sản phẩm hợp với nhu cầu của tế bào. B. Góp phần biệt hóa tế bào ở sinh vật đa bào. C. Hạn chế số gen hoạt động và lượng prôtêin cần. D. A hay B hoặc C. §¸p ¸n ®óng: D C©u 140(QID: 140. C©u hái ng¾n) Ở nhóm sinh vật nào thì phiên mã và dịch mã cùng 1 gen có thể diễn ra đồng thời? A. Sinh vật nhân sơ. B. Sinh vật nhân thực. C. A+B. D. Tất cả đều sai. §¸p ¸n ®óng: A C©u 141(QID: 141. C©u hái ng¾n) Ở tế bào nhân sơ, quá trình điều hòa gen chủ yếu ở cấp độ: A. Trước phiên mã. B. Lúc phiên mã. C. Khi dịch mã. D. Sau dịch mã. E. A+B+C+D. §¸p ¸n ®óng: B C©u 142(QID: 142. C©u hái ng¾n) Gen ở tế bào nhân thực có thể được điều hòa hoạt động ở cấp độ: A. Trước phiên mã. B. Lúc phiên mã. C. Khi dịch mã. D. Sau dịch mã. E. A+B+C+D. §¸p ¸n ®óng: E C©u 143(QID: 143. C©u hái ng¾n) Điều hòa hoạt động của gen ở cấp độ trước phiên mã thực chất là: A. Ổn định số lượng gen trong hệ gen. B. Điều khiển lượng mARN được tạo ra. C. Điều hòa thời gian tồn tại của mARN. D. Loại bỏ prôtêin chưa cần. §¸p ¸n ®óng: A C©u 144(QID: 144. C©u hái ng¾n) Điều hòa hoạt động của gen ở cấp độ phiên mã thực chất là: A. Ổn định số lượng gen trong hệ gen. B. Điều khiển lượng mARN được tạo ra. C. Điều hòa thời gian tồn tại của mARN. D. Loại bỏ prôtênin chưa cần. §¸p ¸n ®óng: B C©u 145(QID: 145. C©u hái ng¾n) Điều hòa hoạt động của gen ở cấp độ dịch mã chủ yếu là: A. Ổn định số lượng gen trong hệ gen. B. Điều khiển lượng mARN được tạo ra. C. Điều hòa thời gian tồn tại của mARN. D. Loại bỏ prôtêin chưa cần. §¸p ¸n ®óng: C C©u 146(QID: 146. C©u hái ng¾n) Điều hòa hoạt động của gen ở cấp độ sau dịch mã là: A. Ổn định số lượng gen trong hệ gen. B. Điều khiển lượng mARN được tạo ra. C. Điều hòa thời gian tồn tại của mARN. D. Loại bỏ prôtêin chưa cần. §¸p ¸n ®óng: D C©u 147(QID: 147. C©u hái ng¾n) Khi 1 gen nào đó bị “đóng” tạm thời không hoạt động, thì đó là biểu hiện điều hòa hoạt động gen ở cấp độ: A. Trước phiên mã. B. Lúc phiên mã. C. Khi dịch mã. D. Sau dịch mã. §¸p ¸n ®óng: B C©u 148(QID: 148. C©u hái ng¾n) Khi prôtêin được tổng hợp nhưng lại bị enzim phân giải có chọn lọc, thì đó là biểu hiện điều hòa gen ở cấp độ: A. Trước phiên mã. B. Lúc phiên mã. C. Khi dịch mã. D. Sau dịch mã. §¸p ¸n ®óng: D C©u 149(QID: 149. C©u hái ng¾n) Ôpêrôn là: A. Các xitrôn liên quan nhau về chức năng ở 1 ADN. B. Các gen gần nhau trên cùng 1 ADN. C. Vùng điều hòa và vận hành ứng với các xitrôn. D. A+C. §¸p ¸n ®óng: D C©u 150(QID: 150. C©u hái ng¾n) Không thuộc thành phần 1 ôpêrôn, nhưng có vai trò quyết định hoạt động của ôpêrôn là: A. Vùng vận hành. B. Vùng khởi động. C. Gen cấu trúc. D. Gen điều hòa. §¸p ¸n ®óng: D C©u 151(QID: 151. C©u hái ng¾n) Ôpêrôn Lac ở vi khuẩn E.coli là: A. Ôpêrôn điều hòa hàm lưchợng lactôza. B. Các enzim chi phối biến đổi đường lactô. C. Cụm gen cùng tổng hợp lactôzơ. D. Mọi loại phân tử liên quan tới lactôza. §¸p ¸n ®óng: A C©u 152(QID: 152. C©u hái ng¾n) Prômôtơ (promotor, viết tắt: P) là: A. Gen điều hòa tổng hợp prôtêin ức chế. B. Vùng khởi động đầu gen nơi bắt đầu phiên mã. C. Vùng vận hành chi phối cụm gen cấu trúc. D. Cụm gen cấu trúc liên quan nhau về chức năng. §¸p ¸n ®óng: B C©u 153(QID: 153. C©u hái ng¾n) Ôpêratơ (Operator, viết tắt: Ô) là: A. Gen điều hòa tổng hợp prôtêin ức chế. B. Vùng điều hòa đầu gen nơi khởi đầu phiên mã. C. Vùng vận hành có thể liên kết prôtêin ức chế. D. Cụm gen cấu trúc liên quan nhau về chức năng. §¸p ¸n ®óng: C C©u 154(QID: 154. C©u hái ng¾n) Rêgulatơ (regulator, viết tắt: R) là: A. Vùng mã hóa ở gen điều hòa tạo prôtêin ức chế. B. Vùng điều hòa đầu gen nơi khởi đầu phiên mã. C. Vùng vận hành chi phối cụm gen cấu trúc. D. Cụm gen cấu trúc liên quan nhau về chức năng. §¸p ¸n ®óng: A C©u 155(QID: 155. C©u hái ng¾n) Ôpêrôn Lac có trình tự là: A. Vùng khởi động-Vùng vận hành-Cụm gen cấu trúc. B. Vùng khởi động-Gen chỉ huy-Cụm gen cấu trúc. C. Gen điều hòa→Gen cấu trúc→Gen chỉ huy. D. Gen điều hòa→Vùng khởi động→Gen cấu trúc. §¸p ¸n ®óng: A C©u 156(QID: 156. C©u hái ng¾n) Trong một ôpêrôn, gen điều hòa có vai trò: A. Nơi bám đầu tiên của ARN-pôlimeraza . B. Tổng hợp prôtêin “khóa” vùng vận hành. C. Tổng hợp ra prôtêin khởi động ôpêrôn. D. Nơi bám của chất cảm ứng. §¸p ¸n ®óng: B C©u 157(QID: 157. C©u hái ng¾n) Trong 1 ôpêrôn, nơi đầu tiên aRN-pôlimeraza bám vào là: A. Vùng vận hành. B. Vùng điều hòa. C. Vùng khởi động. D. Đầu ôperôn. §¸p ¸n ®óng: C C©u 158(QID: 158. C©u hái ng¾n) Đối với hoạt động của ôpêrôn, chất cảm ứng có vai trò: A. Hoạt hóa ARN-pôlimeraza. B. Ức chế gen điều hòa. C. Hoạt hóa vùng khởi động. D. Vô hiệu hóa prôtêin ức chế. §¸p ¸n ®óng: D C©u 159(QID: 159. C©u hái ng¾n) Trong sơ đồ Lac operon, thì P ở gen điều hòa (ĐH) khác gì với P ở ôpêrôn (O)? A. Hoàn toàn giống nhau. B. Khác hẳn nhau. C. PĐH khởi động tổng hợp prôtêin ức chế, P O khởi động tạo enzim phân giải lactôza. D. PĐH khởi động tổng hợp enzim phân giải lactôza; P O khởi động tạo prôtêin ức chế. §¸p ¸n ®óng: C C©u 160(QID: 160. C©u hái ng¾n) Theo mô hình ôpêrôn Lac ở E.coli, thì khi nào gen điều hòa hoạt động? A. Khi có hay không đường lactô. B. Khi môi trường có lactoza. C. Lúc môi trường nhiều lactoza. D. Lúc môi trường không có lactoza. §¸p ¸n ®óng: A C©u 161(QID: 161. C©u hái ng¾n) Khi nào thì prôtêin ức chế “khóa” ôpêrôn Lac ở E.coli? A. Khi môi trường không lactôza. B. Khi môi trường có lactôza. C. Lúc môi trường nhiều lactôza. D. Lúc môi trường ít lactôza. §¸p ¸n ®óng: A C©u 162(QID: 162. C©u hái ng¾n) Theo mô hình ôpêzôn Lac ở E.coli, vì sao prôtêin ức chế mất tác dụng? A. Vì Lactôza làm mất cấu hình không gian của nó. B. Vì gen điều hòa (R) bị khóa. C. Vì nó không được tổng hợp ra nữa. D. Vì nó bị phân hủy khi có lactôza. §¸p ¸n ®óng: A C©u 163(QID: 163. C©u hái ng¾n) Nguyên nhân làm vi khuẩn E.coli sản xuất ra enzim phân hủy lactôza là: A. Nó rất cần lactôza để phát triển. B. Nó cần sản phẩm phân giải lactôza. C. Nó “dị ứng” với lactôza. D. Nó bị lactôza “khóa” gen điều hòa. §¸p ¸n ®óng: C C©u 164(QID: 164. C©u hái ng¾n) Đối với ôpêrôn, thì gen điều hòa có vai trò là: A. Tiếp nhận ARN pôlimeraza. B. Thu nhận prôtêin ức chế. C. Tổng hợp prôtêin ức chế. D. Tổng hợp enzim phân giải lactôza. §¸p ¸n ®óng: C C©u 165(QID: 165. C©u hái ng¾n) Số gen ở bộ đơn bội của người hơn 1000 lần số gen của vi khuẩn, nhưng số gen cấu trúc chỉ hơn 10 lần là do: A. Người cấu tạo phức tạp nên cần nhiều gen. B. Người chuyên hóa cao, cần nhiều gen điều hòa. C. Vi khuẩn đơn bào đơn giản nên số loại prôtêin ít. D. A+C. §¸p ¸n ®óng: B C©u 166(QID: 166. C©u hái ng¾n) Đột biến cấu trúc (NST) là: A. Biến đổi thành phần hóa học NST. B. Thay đổi cấu tạo không gian của NST. C. Biến đổi cấu trúc gen ở NST đó. D. Thay đổi số lượng gen ở NST. §¸p ¸n ®óng: B C©u 167(QID: 167. C©u hái ng¾n) Đột biến cấu trúc NST khác đột biến gen (ĐBG) ở: A. Đột biến cấu trúc NST có thể quan sát bằng kính hiển vi, còn đột biến gien thì không. B. Đột biến cấu trúc NST liên quan tới nhiều gen, còn đột biến gien chỉ xảy ra ở 1 lôcut. C. Đột biến cấu trúc NST có thể gây ra đột biến gien, còn đột biến gien thì không. D. Đột biến gien ít làm thay đổi lượng ADN, còn đột biến cấu trúc NST thì ngược lại. E. A+B+C+D. §¸p ¸n ®óng: E C©u 168(QID: 168. C©u hái ng¾n) Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gồm các dạng chính: A. Lệnh bội, đa bội. B. Khuyết nhiễm, một nhiễm, ba nhiễm, đa nhiễm. C. Mất, thêm, hay thay đảo vị trí gen ở NST. D. Mất, lặp, đảo hay chuyển đoạn NST. §¸p ¸n ®óng: D C©u 169(QID: 169. C©u hái ng¾n) Một NST (nhiễm sắc thể) bị mất nhiều gen. Đó là loại: A. Đột biến gen dạng mất. B. Đột biến mất đoạn NST. C. Đột biến tăng đoạn. D. Đột biến điểm. §¸p ¸n ®óng: B C©u 170(QID: 170. C©u hái ng¾n) Dạng đột biến chắc chắn tăng lượng ADN ở tế bào là: A. Mất đoạn. B. Lặp đoạn. C. Đảo đoạn. D. Chuyển đoạn. §¸p ¸n ®óng: B C©u 171(QID: 171. C©u hái ng¾n) Dạng đột biến không làm thay đổi lượng ADN ở tế bào là: A. Mất đoạn. B. Lặp đoạn. C. Đảo đoạn. D. Chuyển đoạn. §¸p ¸n ®óng: C C©u 172(QID: 172. C©u hái ng¾n) Đột biến mất đoạn NST thường gây hậu quả: A. Gây chết và giảm sức sống. B. Tăng sức đề kháng cơ thể. C. Tăng đa dạng cho sinh vật. D. Thể đột biến chết là khi hợp tử. §¸p ¸n ®óng: A C©u 173(QID: 173. C©u hái ng¾n) Dạng đột biến thường có lợi cho sự tồn tại và tiến hóa của loài là: A. Mất đoạn và lặp đoạn. B. Lặp đoạn và đảo đoạn. C. Đảo đoạn và chuyển đoạn. D. Chuyển đoạn và mất đoạn. §¸p ¸n ®óng: B C©u 174(QID: 174. C©u hái ng¾n) Dạng đột biến cấu trúc NST thường gây hậu quả nghiêm trọng hơn cho cơ thể là: A. Mất đoạn. B. Lặp đoạn. C. Đảo đoạn. D. Chuyển đoạn. §¸p ¸n ®óng: A C©u 175(QID: 175. C©u hái ng¾n) Trong một quần thể cây trồng, người ta phát hiện một NST có 3 dạng khác nhau về trình tự các đoạn là: 1=ABCDEFGH; 2=ABCDGFEH; 3=ABGDCFEH. Quá trình phát sinh các dạng này do đảo đoạn theo sơ đồ: A. 1→2 →3. B. 2→1→3. C. 1←2→3. D. 1←3→2. §¸p ¸n ®óng: A C©u 176(QID: 176. C©u hái ng¾n) Một phương pháp để xây dựng bản đồ gen của người là quan sát các tiêu bản bệnh di truyền do: A. Mất đoạn. B. Lặp đoạn. C. Đảo đoạn. D. Chuyển đoạn. §¸p ¸n ®óng: A C©u 177(QID: 177. C©u hái ng¾n) Dạng đột biến nào có thể làm cho 2 gen alen với nhau lại cùng ở một NST? A. Mất đoạn. B. Lặp đoạn. C. Đảo đoạn. D. Chuyển đoạn tương hỗ. §¸p ¸n ®óng: B C©u 178(QID: 178. C©u hái ng¾n) Khi nào thì 2 gen alen với nhau vẫn ở 1 lôcut trên các NST khác nhau? A. Khi có mất đoạn. B. Khi lặp đoạn. C. Khi đảo đoạn. D. Khi chuyển đoạn. E. Không có đột biến. §¸p ¸n ®óng: E C©u 179(QID: 179. C©u hái ng¾n) NST ban đầu gồm các đoạn 1 2 3 4 o 5 6 có đột biến thành 1 2 3 5 o 4 6. Đó là đột biến loại: A. Biến dị tổ hợp. B. Đảo vị trí nuclêôtit. C. Đảo đoạn NST. D. Chuyển đoạn NST. §¸p ¸n ®óng: C C©u 180(QID: 180. C©u hái ng¾n) NST ban đầu gồm các đoạn 1 2 3 4 o 5 6 biến đổi thành NST có các đoạn 3 4 o 5 6 1 2. Biến dị này thuộc dạng: A. Đảo đoạn NST. B. Chuyển đoạn NST. C. Biến dị tổ hợp. D. A+B. §¸p ¸n ®óng: D C©u 181(QID: 181. C©u hái ng¾n) Dạng đột biến chỉ xảy ra khi có ít nhất 2 crômatit là: A. Chuyển đoạn không tương hỗ. B. Chuyển đoạn tương hỗ. C. Chuyển đoạn giữa hai cánh. D. Đảo đoạn có cả tâm động. §¸p ¸n ®óng: B C©u 182(QID: 182. C©u hái ng¾n) Sơ đồ sau minh họa hiện tượng nào và là dạng đột biến gì? A. Đứt đoạn phân tử ADN gây mất đoạn NST. B. Đứt đoạn phân tử ADN rồi chuyển đoạn NST. C. Chuyển đoạn tương hỗ giữa 2 NST tương đồng. D. Bện xoắn của 2 NST tương đồng tiếp hợp. §¸p ¸n ®óng: C C©u 183(QID: 183. C©u hái ng¾n) Dạng đột biến chỉ thay đổi vị trí gen trong 1 ADN là: A. Đảo đoạn hoặc chuyển đoạn ở 1 NST. B. Mất đoạn hoặc lặp đoạn ở crômatit. C. Đảo đoạn hoặc thêm đoạn NST. D. Trao đổi chéo giữa 2 crômatit tương đồng. §¸p ¸n ®óng: A C©u 184(QID: 184. C©u hái ng¾n)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan