Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ 1298902577_de cuong mon udcntt trong dh...

Tài liệu 1298902577_de cuong mon udcntt trong dh

.DOC
15
91
115

Mô tả:

1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. CÂU HỎI ÔN TẬP Tổng quan về ứng dụng CNTT trong dạy học Công nghệ Các yêu cầu chung khi thiết kế nội dung hỗ trợ bài dạy bằng phần mềm Microsoft Powerpoint Những điểm cần lưu ý khi sử dụng nội dung hỗ trợ bài dạy bằng phần mềm PP trong quá trình dạy học Một số thủ thuật tìm kiếm thông tin trên internet Ưu điểm, hạn chế của dạy học dựa trên e-learning Phân tích các yêu cầu khi xây dựng courseware Mô tả tóm lược về 10 chủ đề ứng dụng CNTT trong dạy học Công nghệ đã thảo luận trên lớp. 1. TỔNG QUAN VỀ ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC CÔNG NGHỆ Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin được coi là một trong những ngành khoa học phát triển với tốc độ nhanh nhất. Được như vậy vì đây là một ngành khoa học phục vụ và mang lại hiệu quả rõ rệt cho hầu hết các ngành nghề khác nhau trong xã hội. Tuy vậy, tại Việt Nam, tiềm năng to lớn mà công nghệ thông tin có thể mang lại cho giáo dục chưa được khai thác một cách thoả đáng. Xét cho quá trình giáo dục, với sự đa dạng và phong phú của các phần mềm dạy học, công nghệ thông tin hoàn toàn có thể trợ giúp cho quá trình dạy học bởi những lý do dưới đây: Thứ nhất, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học sẽ khiến máy tính trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình dạy học, cụ thể là: Khả năng biểu diễn thông tin: Máy tính có thể cung cấp thông tin dưới dạng văn bản, đồ thị, hình ảnh, âm thanh... Sự tích hợp này của máy tính cho phép mở rộng khả năng biểu diễn thông tin, nâng cao việc trực quan hoá tài liệu dạy học. Khả năng giải quyết trong một khối thống nhất các quá trình thông tin, giao lưu và điều khiển trong dạy học: Dưới góc độ điều khiển học thì quá trình dạy học là một quá trình điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh. Với một chương trình phù hợp, máy tính có thể điều khiển được hoạt động nhận thức của học sinh trong việc cung cấp thông tin, thu nhận thông tin ngược, xử lý thông tin và đưa ra các giải pháp cần thiết giúp hoạt động nhận thức của học sinh đạt kết quả cao. Tính lặp lại trong dạy học: Khác với giáo viên, máy tính có thể lưu trữ một thông tin nào đó, cung cấp và lặp lại nó cho học sinh đến mức đạt được mục đích sư phạm cần thiết. Trên cơ sở này, sự phát triển của từng cá thể học sinh trong quá trình dạy học trở thành hiện thực. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc cá thể hoá trong quá trình dạy học. Khả năng mô hình hoá các đối tượng: Đây chính là khả năng lớn nhất của máy tính. Nó có thể mô hình hoá các đối tượng, xây dựng các phương án khác nhau, so sánh chúng từ đó tạo ra phương án tối ưu. Thật vậy, có nhiều vấn đề, hiện tượng không thể truyền tải được bởi các mô hình thông thường, ví như các quá trình xảy ra trong lò phản ứng hạt nhân, hiện tượng diễn ra trong xilanh của động cơ đốt trong, chuyển động của điện tử xung quanh hạt nhân... trong khi đó máy tính hoàn toàn có thể mô phỏng chúng. Khả năng lưu trữ và khai thác thông tin: Với bộ nhớ ngoài có dung lượng như hiện nay, máy tính có thể lưu trữ một lượng lớn dữ liệu. Điều này cho phép thành lập các ngân hàng dữ liệu. Các máy tính còn có thể kết nối với nhau tạo thành các mạng cục bộ hay kết nối với mạng thông tin toàn cầu Internet. Đó chính là những tiền đề giúp giáo viên và học sinh dễ dàng chia sẻ và khai thác thông tin cũng như xử lý chúng có hiệu quả. Thứ hai, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học có thể hỗ trợ cho nhiều hình thức dạy học khác nhau như dạy học giáp mặt (face to face); dạy học từ xa (distance learning); phòng đào tạo trực tuyến (online training lab); học dựa trên công nghệ web (web based training); học điện tử (e-learning)...đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao của các thành phần khác nhau trong xã hội. Thứ ba, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học dẫn đến việc giao cho máy tính thực hiện một số chức năng của người thầy giáo ở những khâu khác nhau của quá trình dạy học. Nhờ đó, có thể xây dựng những chương trình dạy học mà ở đó máy thay thế một số công việc của người giáo viên... Cách dạy này đã thể hiện nhiều ưu điểm về mặt sư phạm như khuyến khích sự làm việc độc lập của học sinh, đảm bảo mối liên hệ ngược và cá biệt hoá quá trình học tập. 2. Yêu cầu khi thiết nội dung hỗ trợ bài dạy bằng PowerPoint a. Yêu cầu chung - Thiết kế bài dạy bằng PowerPoint phải dựa trên lí luận dạy học, đặc biệt là lí luận dạy học hiện đại. Do vậy, PP chỉ là phần mềm có tính chất hỗ trợ cho giáo viên thể hiện ý tưởng sư phạm của mình một cách thuận lợi và hiệu quả hơn. - Cấu trúc bài dạy phải chặt chẽ, lôgic. Thông tin ngắn gọn, cô đọng, được bố trí và trình bày một cách khoa học phù hợp với tiến trình lên lớp - Thể hiện đồng bộ và hợp lí các đối tượng đa phương tiện để hỗ trợ các hoạt động nhận thức. - Bài dạy cần khuyến khích sự trao đổi giữa giáo viên và học sinh; tăng cường trao đổi, hợp tác giữa các học sinh; khích lệ tư duy, hoạt động độc lập, sáng tạo... - Nội dung bài dạy phải cuốn hút, đảm bảo học sinh tập trung vào nội dung, lôgic của kiến thức. - Sử dụng bài dạy đúng kế hoạch, tiến trình với tư thế, cử chỉ, điệu bộ, giọng nói, ánh mắt của giáo viên hợp lý. 3. Những điểm cần lưu ý khi sử dụng nội dung hỗ trợ bài dạy bằng phần mềm PP trong quá trình dạy học Cấu trúc thể hiện bài dạy Thực tiễn cho thấy, ý tưởng và con đường thể hiện ý tưởng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng bài trình bày. Về cấu trúc thể hiện ý tưởng, có thể thực hiện theo một vài cách tiếp cận sau: + Sử dụng cấu trúc đã được thiết kế sẵn: PP cho phép thiết kế một trình diễn mới theo một số thiết kế với những cấu trúc mẫu. Một vài trong số đó là generic (kiểu chung); training (đào tạo); Bussiness plan (kế hoạch kinh doanh); Brainstorming (phương pháp công não)... + Sử dụng lưu đồ: Giới thiệu Vấn đề 1 Vấn đề 2.. Kết luận Kết thúc Cách tiếp cận này thường được sử dụng nhiều bởi tính đơn giản và logic của nó. Theo đó, bài trình bày được bắt đầu bằng cách công bố tóm tắt những nội dung (vấn đề) chính cần trình bày, kế đến là lần lượt từng vấn đề được đề cập và giải quyết. Sau mỗi vấn đề thường có những tóm tắt và kết luận. Cuối cùng là các nội dung để kết thúc phiên trình bày. + Sử dụng cấu trúc hình sao Kích thích Kết luận, hoạt động Tổng quan Tóm tắt Nội dung Phần 1: kích thích Mục đích của phần này là đưa học sinh vào trạng thái bị kích thích, các em sẽ hưng phấn, tích cực, chủ động chuẩn bị cho việc lĩnh hội tri thức được thuận lợi và hiệu quả. Có nhiều kỹ thuật khác nhau để kích thích người học, dưới đây là một số biện pháp mang lại hiệu quả cao: - Trình bày một câu chuyện ngắn hay một ví dụ gây tranh cãi - Sử dụng các câu hỏi khêu gợi, câu hỏi mở khiến học sinh hứng thú, tích cực tranh luận, đưa ra các phương án trả lời.. - Sử dụng một lời trích dẫn, nhận định liên quan tới nội dung bài học khiến học sinh rất quan tâm hay thấy bất ngờ - Khai thác những con số thống kê đáng chú ý về chủ đề bài dạy - Sử dụng các hiệu ứng đặc biệt như âm thanh, hình ảnh, hoạt hình, phim... Phần 2: Trình bày tổng quan Phần này nhằm cung cấp cho học sinh một cách ngắn gọn nội dung học tập, các yêu cầu các em phải đạt được thông qua bài dạy (mục tiêu). Để làm tốt điều này, giáo viên phải ý thức được rõ ràng bài dạy đề cập tới nội dung nào (nội dung), liên quan tới hệ thống kiến thức khác ra sao (tính kế thừa, sự tích hợp), nội dung được dạy cho ai (đối tượng), các em mong đợi gì ở bài dạy (mục tiêu)... Phần 3: Thể hiện nội dung Dựa trên cơ sở những thông tin đã được thiết kế trong bài dạy, giáo viên và học sinh lần lượt khám phá tri thức theo cách đã được xác định rõ ràng trong kế hoạch bài dạy. Chú ý sau mỗi phần, giáo viên thường đưa ra những nhận định có tính chất kết luận, tổng kết giúp học sinh nhận biết và khắc sâu từng phần trong tổng thể nội dung bài dạy. Cũng nên dẫn dắt, kể các câu chuyên liên quan...khi chuyển từ nội dung này sang nội dung khác. Phần 4: Tóm tắt Giai đoạn này sẽ giúp học sinh xem xét lại toàn bộ nội dung kiến thức đã được học. Trên cơ sở đó, học sinh sẽ nhớ tốt hơn theo cách sắp xếp các kiến thức theo một cấu trúc chặt chẽ, logic. Phần 5: Kết luận và hoạt động Những kết luận quan trọng của bài dạy, những hoạt động để vận dụng hay kiểm tra sự hiểu biết của học sinh trên cơ sở những kết luận đó là những nội dung chính cần được thể hiện trong phần này. Cũng tại đây, giáo viên có thể đưa ra các hoạt động bước đầu đánh giá mức độ đạt được mục tiêu của bài dạy. + Sử dụng biểu đồ dạng xương cá: Thông tin hỗ trợ 1 Thông tin hỗ trợ 3 Thông tin hỗ trợ 2 Kết quả Thông điệp chính Theo cách tiếp cận này, bài trình bày không trực tiếp đề cập tới thông điệp chính cần truyền đi mà nó được bắt đầu với những thông tin hỗ trợ, trên cơ sở đó, dẫn dắt, liên hệ và đi tới kết luận vấn đề chính cần đề cập. Nội dung thông tin Không thể và không nên đưa tất cả các thông tin cần trình bày với học sinh trên slide mà chỉ đưa những thông tin ngắn gọn, những từ khóa quan trọng. Trên cơ sở những thông tin ấy, giáo viên và học sinh trao đổi, đàm thoại, hoạt động để hiểu sâu, hiểu rõ... vấn đề. Do vậy, trên một slide không trình bày quá nhiều ý, sử dụng các câu ngắn gọn, súc tích, đơn giản và dễ nhớ. Để cho nội dung trình diễn khoa học, có tính logic và trực quan, việc chuyển tải nội dung dưới dạng sơ đồ cần được khai thác triệt để. Dưới đây là một số gợi ý - Tăng cường sử dụng các biểu tượng đồ hoạ, các sơ đồ khối thay thế chữ viết. - Mỗi slide chỉ nên thể hiện một ý - Sử dụng các cụm từ khoá hơn là một câu văn hoàn chỉnh - Chuyển đổi câu thành các ý - Chỉ nên có 5 đến 6 dòng trên một slide - Mỗi dòng chỉ nên có không quá 6 từ - Sử dụng danh sách có thứ tự (danh sách có các kí hiệu như 1, 2, 3; a, b, c...). khi tầm quan trọng của các ý là khác nhau hoặc danh sách theo một trật tự nhất định. - Sử dụng danh sách không có thứ tự (danh sách có các kí hiệu đồ hoạ trước mỗi ý) khi không có sự phân biệt về tầm quan trọng của các ý. - Khuyến khích sử dụng các biểu tượng hình ảnh thay cho các dấu đầu câu trong danh sách Thể hiện nội dung bài dạy + Độ lớn chữ viết: Đây là một yếu tố cần được quan tâm nhằm đảm bảo cho tất cả người học có thể thu nhận thông tin một cách rõ ràng trên màn chiếu. Có thể tham khảo tiêu chuẩn dưới đây: Khoảng cách từ người quan sát tới màn chiếu (m) 3 6 9 12 15 18 21 24 Chiều cao tối thiểu của chữ (mm) 12 25 40 50 60 75 80 100 Cần chú ý rằng, chiều cao của chữ trên màn chiếu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như kiểu chữ, cỡ chữ, khoảng cách từ máy chiếu tới màn chiếu, khả năng phóng to, thu nhỏ của máy chiếu...Do vậy, tuỳ thuộc vào phòng học và trang thiết bị cụ thể mà chọn kiểu chữ và cỡ cữ để đáp ứng được tiêu chuẩn trên. Trong thực tế, nên chọn cỡ chữ tối thiểu 20pt cho kiểu chữ .vnArial hay tương đương; tối thiểu 24pt cho kiểu chữ .vntime hay tương đương. Còn về kiểu chữ, nên sử dụng các kiểu chữ không chân vì đây là kiểu chữ dễ đọc. Nên lựa chọn và sử dụng không quá hai kiểu chữ nhằm đảm bảo tính cân bằng và nhất quán trong bài trình bày. Hạn chế sử dụng chữ in hoa vì nó sẽ làm mất hình dạng của ký tự gây khó đọc cho người quan sát. Ví dụ Nên dùng kiểu CHỮ KHÔNG CHÂN Không nên dùng kiểu chữ có chân, hình dạng phức tạp KHÔNG NÊN SỬ DỤNG NHIỀU NỘI DUNG BẰNG CHỮ IN HOA + Đảm bảo độ tương phản: Để nội dung thông tin trên màn chiếu rõ ràng, dễ đọc, cần đảm bảo nguyên tắc phối hợp giữa mầu nền và mầu chữ. Đó là, nếu màu nền là mầu sáng thì mầu chữ sẽ là mầu tối và ngược lại. Có thể tham khảo một số cặp mầu chữ - nền sau: Mầu nền Mầu vàng Mầu trắng Mầu xanh Mầu trắng Mầu đen Mầu chữ Mầu đen Mầu đỏ, Xanh Mầu trắng Mầu đen Mầu vàng Trong thực tế, có hai phong cách trình bày Một là, mầu nền tối, mầu chữ sáng. Cách chọn này đảm bảo độ tương phản tốt, tuy nhiên, lớp học có thể bị tối, gây khó khăn cho học sinh ghi chép các nội dung, kiến thức chính Hai là, mầu nền sáng, mầu chữ tối. Cách chọn này cũng đảm bảo độ tương phản tốt, lớp học sáng, học sinh có thể ghi chép tốt. Tuy nhiên, mầu nền sáng trong một thời gian dài có thể gây ức chế cho người học. + Xác định vùng hiển thị thông tin quan trọng: Một nghiên cứu chỉ ra rằng, khi mắt người nhìn vào một hình chữ nhật thì sự tập trung chú ý không giống nhau với các vùng khác nhau. Theo sơ đồ này, mắt người sẽ tập trung chú ý nhiều nhất vào phía trên, bên trái của khung hình chữ nhật. Đây chính là vùng người thiết kế nên đặt những đối tượng, thông tin quan trọng. 20% 41% 14% 25% Nếu muốn thể hiện một sơ đồ thông qua sự xuất hiện lần lượt các khối thành phần, có thể tham khảo kết quả nghiên cứu về sự chuyển động của mắt khi quan sát một hình chữ nhật. 2 3 1 4 5 + Đảm bảo yếu tố ngắt dòng: Việc ngắt dòng không đúng sẽ làm cho người học rất khó đọc và ghi nhớ thông tin trình bày. Ví dụ dưới đây sẽ minh hoạ điều này: Ngắt dòng không đúng Ngắt dòng đúng PowerPoint là một phần PowerPoint là một phần mềm ứng dụng mềm ứng dụng cho cho phép thiết kế và xây dựng trình diễn phép thiết kế và xây dựng trình diễn + Khai thác ý nghĩa các biểu tượng: Lôgo, biểu tượng không những có thể cung cấp các thông tin về người trình bày, về tổ chức, cá nhân...mà còn có tác dụng hỗ trợ quá trình nhận thức cho người học. Do vậy, trong bài trình bày, trên các slide nên sử dụng các biểu tượng phù hợp với nội dung được đề cập. + Mầu sắc và cấu trúc thông tin trong slide nhất quán: Không nên sử dụng quá nhiều mầu sắc trong một trình diễn (không quá 3 mầu), điều này có thể khiến người học mệt mỏi. Cách bố trí các nội dung trong slide, mầu nền, mầu chữ nên trình bày đồng bộ. + Hoạt hình các đối tượng trong slide: Hoạt hình các đối tượng trong slide là cách thức làm cho từng thông tin hiển thị phù hợp với tiến trình dạy học của người thầy. PowerPoint cung cấp rất nhiều hoạt hình rất sinh động và hấp dẫn. Tuy nhiên, để định hướng người học tập trung vào nội dung trình bày, cần thiết sử dụng các hoạt hình đơn giản, chân phương. + Nhấn mạnh các thông tin trong slide Nhấn mạnh nội dung thông tin nào đó là một sức mạnh của PP và cũng là yêu cầu quan trọng khi thể hiện thông tin trong giờ dạy. Có nhiều cách thức để nhấn mạnh một nội dung nào đó như sử dụng chức năng hoạt hình (animation). Với chức năng này, có thể tác động tới các đối tượng thông tin trong slide theo 4 cách khác nhau đó là: Entrance (xuất hiện); Emphasis (nhấn mạnh); Exit (biến mất) và Motionpath (chuyển động tới một vị trí mới). Sử dụng bài trình bày bằng Powerpoint trong giờ học + Luyện tập cách trình bày: Để đảm bảo thành công khi sử dụng trình diễn, cần thiết phải tập trình bày trước. Về mặt lí thuyết, số lần luyện tập trình bày là 4. + Nhập đề thu hút sự chú ý: Yêu cầu này đúng trong mọi trường hợp dạy học. Với việc trình diễn bài giảng điện tử điều này càng cần thiết. Đây chính là biện pháp hạn chế sự căng thẳng, mệt mỏi... khi người nghe tập trung thời gian quá nhiều trên màn chiếu. + Tư thế đứng và chỉ dẫn thông tin: Cần phải di chuyển, sử dụng que chỉ, đèn rọi một cách hợp lí. Với hình thức dạy học này, cần tránh đi lại quá nhiều trong lớp học khi trình bày. + Không đọc nguyên văn các thông tin trình chiếu: Bài dạy sẽ phản tác dụng nếu người trình bày chỉ đọc nguyên văn nội dung thông tin trình chiếu. Chú ý là những thông tin trình chiếu cho học sinh chỉ là những ý ngắn gọn, súc tính, có tính gợi nhớ. Trên cơ sở những thông tin đó, giáo viên sẽ trao đổi, đàm thoại, có cơ hội tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh và giúp các em hiểu rõ hơn về thông tin, nhận định...được trình chiếu. + Giao tiếp bằng mắt: Thường xuyên thể hiện sự nhiệt tình, quan tâm của mình thông qua ánh mắt. Điều này không những thu hút được sự tập trung chú ý của học sinh mà còn giúp giáo viên nhận biết được những thông tin phản hồi về giờ dạy, bài học... + Sử dụng giọng nói, điệu bộ: Đây là những yếu tố quan trọng tạo nên tính hấp dẫn, phong cách riêng của giáo viên. Giọng nói cần phải to, rõ và nên thể hiện theo kiểu trò chuyện, có nhấn mạnh, tránh nói đều đều hay theo kiểu diễn kịch, biến đổi ngữ điệu và tốc độ nói, ngắt quãng để nhấn mạnh. Bên cạnh đó cần thiết phải thể hiện sự nhiệt huyết, đam mê trong khi trình bày. + Sử dụng các biện pháp gây phấn chấn đúng lúc: Trạng thái tinh thần của học sinh như hứng thú, tích cực nhận thức...sẽ đóng vai trò quan trọng tới chất lượng giờ dạy. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới trạng thái tinh thần của các em như cấu trúc bài giảng, ánh mắt, giọng nói, điệu bộ...của giáo viên. Bên cạnh đó, có một vài biện pháp giáo viên có thể áp dụng để gây phấn chấn cho học sinh là kể các câu chuyện; nêu các con số thống kê, tạo sự so sánh, đặt các câu hỏi, bắt chước, tạo sự chờ đợi hồi hộp và sử dụng các hiệu ứng đặc biệt như âm thanh, hoạt hình... + Khai thác tối đa các phương pháp dạy học tích cực: Ứng dụng CNTT trong dạy học sẽ không mang lại hiệu quả cao nếu trong giờ dạy không khai thác được các phương pháp dạy học tích cực. Cần quán triệt tư tưởng này ngay từ khi thiết kế bài dạy. Cụ thể hơn, trong trường hợp này, CNTT chỉ đóng vai trò là phương tiện hỗ trợ để thực hiện thuận lợi hơn các phương pháp dạy học tích cực. 4. Một số thủ thuật tìm kiếm thông tin trên internet + Một số website tìm kiếm - http://www.ask.com Trang web tìm kiếm có thể tìm kiếm thông tin qua những yêu cầu của người dùng dưới dạng “ngôn ngữ tự nhiên” - http://www.google.com Là một trong những công cụ tìm kiếm thông tin lớn nhất trên web. Tiêu chí của họ là tổ chức một thế giới thông tin và biến nó thành đối tượng hữu ích và có thể truy xuất mọi lúc, mọi nơi. Có thể tìm kiếm nhiều tài nguyên khác nhau như web, ảnh, nhóm, tin tức... - http://www.altavista.com Đây là công cụ tìm kiếm đầu tiên sử dụng chỉ mục cho từng từ trong trang web và cung cấp một hệ thống tìm kiếm để trích dẫn các thông tin có liên quan. http://www.gigablast.com Sử dụng công nghệ phỏng đoán trong yêu cầu tìm kiếm. ví dụ, nêu câu hỏi “Who is the president of the USA?”, bộ máy tìm kiếm sẽ tự động phân tích và đưa ra câu trả lời “is Presedent Bush” Ngoài ra có rất nhiều trang web tìm kiếm khác, có thể tham khảo thêm: - http://www.alltheweb.com - http://search.ch - http://www.snap.com - http://www.objectssearch.com - http://www.vinaseek.com + Một số thủ thuật tìm kiếm với google - Tìm kiếm định nghĩa: Trên mạng, có rất nhiều định nghĩa thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau được đưa ra bởi nhiều tác giả khác nhau. Để tìm kiếm định nghĩa, thêm từ khóa “DEFINE:” trước từ cần tìm. Ví dụ: muốn tìm định nghĩa về UNICEF, nhập cụm từ sau vào ô tìm kiếm: “define:UNICEF” - Giới hạn vùng tìm kiếm theo quốc gia: mỗi trang web thường đều có các kí tự cuối trong tên miền thể hiện mã của một Quốc gia. ví dụ .vn (Việt Nam); .uk (Vương quốc Anh); fr (Cộng hòa pháp)...Để giới hạn vùng tìm kiếm, ta dùng từ khóa: “LOCATION”. Ví dụ: “Computer in Education LOCATION:uk” - Giới hạn vùng tìm kiếm theo tên miền: Mỗi một tổ chức, ngành khác nhau thường có tên miền phù hợp với tổ chức, ngành đó. Ví dụ .org (tổ chức); edu (giáo dục); com (thương mại); gov (chính phủ). Việc giới hạn này được thực hiện bởi từ khóa “SITE”. Ví dụ: “e-learning SITE:edu” - Tìm kiếm tệp tin trên internet: Trên mạng Internet có nhiều tệp tin đề cập tới mọi lĩnh vực, và được cung cấp bởi nhiều tác giả khác nhau trên thế giới. Muốn tìm các tệp tin này, chỉ cần dùng từ khóa “FILETYPE:xxx” sau cụm từ tìm kiếm (xxx là phần mở rộng của tệp tin). Ví dụ, muốn tìm một tệp tin powerpoint đề cập tới phương tiện dạy học (teaching aids), thực hiện như sau: “teaching aids filetype:ppt” 5. Ưu điểm, hạn chế của dạy học dựa trên e-learning a Khái niệm về e-learning có thể hiểu “e-learning là quá trình đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông nhằm hướng tới thực hiện tốt mục tiêu học tập, trong đó người học dễ dàng lựa chọn nội dung học tập phù hợp với khả năng, sở thích từng cá nhân và sự tương tác trực tiếp giữa người dạy với người học cũng như giữa cộng đồng học tập được thực hiện một cách thuận lợi”. Ưu điểm và hạn chế của e-learning E-learning là mô hình đào tạo kết hợp cân đối giữa lý thuyết và thực hành trong môi trường đào tạo trực tuyến. E-learning cho phép người học chọn lọc những môn học mà họ cần chứ không bó buộc như trước. Để có thể đánh giá đầy đủ ưu điểm và hạn chế của e-learning, cần xem xét theo quan điểm của người học và của cơ sở đào tạo: Dưới góc độ của người học Đối với người học, e-learning cung cấp một phương pháp hiệu quả và thuận lợi để học các kĩ năng và kiến thức. Sau đây là ưu điểm và hạn chế khi người học chuyển đổi từ hình thức học tập truyền thống sang học tập bằng e-learning Ưu điểm - Học mọi lúc, mọi nơi: Dù đang ở đâu và vào lúc nào, nếu cần người học có thể tham gia ngay vào khóa học mà không phải chờ tới khi lớp học khai giảng. E-learning luôn bám sát các yêu cầu và sở thích cá nhân nên người học có thể lựa chọn khoá học mong muốn và lướt qua những khoá học mà mình không quan tâm. - Không phải đi lại nhiều và không nghỉ việc: Với e-learning, người học chỉ cần đăng kí vào các khoá học và học. Người học có thể tiết kiệm chi phí đi lại và dễ dàng điều chỉnh thời gian học phù hợp mà không phải nghỉ việc, đặc biệt đối với những người luôn có kế hoạch làm việc bận rộn và bất thường. - Tự quyết định tiến trình học tập: Người học có thể tự điều chỉnh quá trình học tập tuỳ theo sở thích, khả năng của bản thân và có thể học lại một vấn đề khó nhiều lần hay bỏ qua những nội dung đã biết... mà không phải học tập theo một trình tự nhất định như trong hình thức dạy học truyền thống. Do đó một khóa học e-learning sẽ phù hợp cho nhiều đối tượng học tập khác nhau và thời gian học phụ thuộc vào trình độ và yêu cầu học tập của mỗi người. Việc học tập theo yêu cầu đem lại hiệu quả học tập rất cao. - Thời gian đào tạo ngắn: Do các khoá học e-learning được thiết kế hợp lý kèm theo multimedia làm cho thông tin phong phú, đa dạng, hấp dẫn hơn nhiều làm cho hiệu quả học tập tăng lên rõ rệt. Nội dung khóa học được thiết kế phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau nên khả năng tiếp thu kiến thức của người học tăng, thời gian đào tạo rút ngắn trong khi chất lượng vẫn luôn được đảm bảo. - Hỗ trợ người tàn tật: Việc tiếp cận những khoá học trên mạng được thiết kế hợp lý sẽ dễ dàng hơn đối với những người không có khả năng nghe, nhìn tốt và những người không có khả năng học như mắc chứng khó đọc. - Dễ dàng truy nhập tài liệu khi cần thiết: Bảng danh mục bài giảng cho phép người học dễ dàng lựa chọn phần bài giảng, tài liệu một cách tuỳ ý theo trình độ kiến thức và điều kiện truy nhập mạng của mình. Người học tự tìm ra các kỹ năng học cho riêng mình với sự trợ giúp của tài liệu trực tuyến. Hạn chế - Kỹ thuật phức tạp: Trước khi có thể bắt đầu khóa học, người học phải thông thạo một số kỹ năng mới như sử dụng máy tính, tự cài đặt và sử dụng những phần mềm liên quan đến bài học, kết nối internet và duyệt WEB... - Chi phí kỹ thuật cao: Để tham gia các khoá học trên mạng, máy tính của người học phải có cấu hình phù hợp, cài đặt các phần mềm phù hợp và kết nối mạng. Điều này đặc biệt khó khăn khi máy tính của bạn ở những nơi mạng hay tắc nghẽn. - Việc học tập có thể buồn tẻ: Một số người học sẽ cảm thấy thiếu quan hệ bạn bè và sự tiếp xúc trên lớp. - Yêu cầu ý thức cá nhân cao hơn: Việc học tập qua mạng không trực tiếp chịu sự giám sát của bất kì một tổ chức hay cá nhân nào đòi hỏi bản thân người học phải có trách nhiệm hơn đối với việc học tập của mình. Dưới góc độ của cơ sở đào tạo Cơ sở đào tạo là tổ chức thiết kế và cung cấp các khoá học trực tuyến e-learning. Đó có thể là một phòng ban trong một công ty khi muốn đào tạo nội bộ hoặc toàn bộ Công ty nếu cơ sở đó bán các khoá học e-learning cho người học hay cơ sở đào tạo khác. Hãy thử so sánh ưu và hạn chế của cơ sở đào tạo khi chuyển đổi các khoá học truyền thống sang khoá học elearning. Ưu điểm - Giảm chi phí tổ chức và quản lý đào tạo: Sau khi đã phát triển xong, một khoá học elearning có thể dạy cho hàng ngàn người học với chi phí chỉ cao hơn một chút so với tổ chức đào tạo khoá học truyền thống cho 20 người học - Đào tạo số lượng lớn người học : Việc học trên mạng có thể đào tạo cấp tốc cho một lượng lớn người học mà không bị giới hạn bởi số lượng người dạy hoặc điều kiện cơ sở vật chất của lớp học. - Cần ít phương tiện hơn: Các máy chủ và phần mềm cần thiết cho việc học trên mạng có chi phí rẻ hơn rất nhiều so với việc xây dựng các phòng học, bảng, bàn ghế và các cơ sở vật chất khác. - Giảm chi phí cho người dạy: Người dạy không phải mất thời gian đến chỗ ở của người học hoặc các trung tâm đào tạo ở xa để hướng dẫn các lớp học. Do đó chi phí phục vụ cho việc ăn ở và đi lại cho người dạy giảm đi đáng kể, tiết kiệm được một khoản chi phí cho cơ sở đào tạo. Hạn chế - Chi phí phát triển một khoá học lớn: Ngoài việc cần trang bị đầy đủ các thiết bị máy móc, cơ sở đào tạo cần có các chuyên viên kĩ thuật để thiết kế các khoá học e-learning. Một khóa học e-learning làm giảm chi phí tổ chức và quản lý đào tạo nhưng phát triển một lớp học e-learning có thể tốn gấp 4- 10 lần so với một khoá học thông thường với nội dung tương đương. Do đó khi quyết định lựa chọn hình thức đào tạo e-learning hay truyền thống ta cần xem xét, so sánh giữa chi phí phát triển khóa học và chi phí quản lý khóa học. - Yêu cầu kỹ năng mới: Những người dạy có khả năng giảng dạy tốt trên các lớp học truyền thống chưa chắc đã biết tới các kỹ năng thiết kế, giảng dạy một khoá học trong môi trường e-learning. Cơ sở đào tạo có thể phải đào tạo lại một số người dạy để có thể sử dụng e-learning, phát triển nội dung bài giảng và bổ xung thêm những nhân viên kĩ thuật mới cho công việc này. - Sự ngần ngại từ phía người học: Lợi ích của việc học trên mạng vẫn chưa được khẳng định rõ ràng nên người học vần ngần ngại khi bỏ ra chi phí một khoá học trên mạng chỉ tương đương với việc học 1 tuần trên lớp, mà hiệu quả quả còn tốt hơn nhiều. Chính vì vậy, các cơ sở đào tạo cần chứng tỏ cho người học thấy đầu tư vào việc học tập này sẽ mang lại kết quả lớn. - Không phải môn học nào cũng có thể học qua E-learning như những môn học cần sự tương tác trực tiếp như nhạc, hoạ, múa... hoặc những môn cần những thiết bị đặc thù. Chúng ta đều biết rằng thời đại CNTT phát triển như hiện nay thì việc học tập thông qua hệ thống CNTT và truyền thông là điều tất yếu. Qua hệ thống này con người sẽ được học tập một cách thoải mái, không bị bó buộc như cách học truyền thồng hiện nay, chúng ta có thể học mọi lúc, mọi nơi, có thể ở nhà, ở công sở học lúc nào tùy thích. Như vậy e-learning đem giáo dục đến với con người, chứ không phải con người đến với giáo dục. Tuy nhiên bất cứ hình thức đào tạo nào đó đều có những thuận lợi, hạn chế riêng và e-learning cũng không ngoại lệ. Nhưng bằng sự chuẩn bị chu đáo, người học và cơ sở đào tạo có thể khắc phục được những hạn chế của e-learning. Nếu chuẩn bị không tốt và việc tổ chức đào tạo bằng e-learning của cơ sở đào tạo chưa được kĩ càng thì người học sẽ không thấy được những thuận lợi của khoá học này. 6. Phân tích các yêu cầu khi xây dựng courseware Khi độc lập tự học tập với courseware, người học không tiếp xúc trực tiếp với giáo viên, do vậy, nội dung học tập trong sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo phải được gia công với các biện pháp sư phạm thích hợp với sự bổ sung đáng kể các nguồn tài nguyên và các thông tin cần thiết khác để đảm bảo rằng sinh viên có thể tự học với courseware một cách hiệu quả nhất. Theo cách tiếp cận đó, xin đề xuất một số yêu cầu cơ bản một courseware cần đạt được:  Thể hiện rõ ràng mục tiêu học tập (objective)  Thể hiện những điều kiện tiên quyết khi tham gia khoá học. (pre-requisite knowledge)  Có những thông tin mô tả tóm tắt về nội dung courseware (brief description)  Cấu trúc rõ ràng, logic (structure)  Có nội dung chính xác, phù hợp với mục tiêu học tập. (content)  Giao diện thân thiện, dễ sử dụng, thuận tiện khi duyệt qua nội dung học tập. (interface)  Có khả năng định vị thông tin trong quá trình học tập (book mark)  Hỗ trợ tìm kiếm thông tin (search)  Thể hiện mối quan hệ giữa học tập với courseware với các hình thức học tập khác (blended learning)  Đảm bảo người học biết bắt đầu từ đâu, tiến trình học tập như thế nào, trong điều kiện gì. (flowchart of lesson)  Việc học tập của người học được thể hiện phần lớn thông qua các hoạt động cụ thể. (educational activities)  Tích hợp các lý luận dạy học hiện đại nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. (pedagogy)  Đảm bảo tính tương tác với nội dung, cho phép trải nghiệm để hình thành một số kỹ năng điển hình. (interactive)  Người học có thể tự đánh giá mức độ tiến bộ trong quá trình học tập. (test, quiz)  Giúp cho người học hoàn thành được những bài tập vận dụng (assignment)  Đầy đủ về tài liệu tham khảo. (reference)  Tài nguyên học tập đa dạng, hợp lý. (multimedia)  Phù hợp chuẩn SCORM 1.2 hoặc SCORM 2004 (technology standard) Những yêu cầu trên chưa bao gồm các yếu tố đảm bảo sự tương tác, phản hồi giữa người dạy với người học, giữa người học với nhau. Khi khai thác trong môi trường LMS (Learning Management System), yêu cầu trên sẽ được đáp ứng. Cũng với LMS, nhiều yêu cầu trên có thể được thực hiện một cách dễ dàng. 7. Mô tả tóm lược về 10 chủ đề ứng dụng CNTT trong dạy học Công nghệ đã thảo luận trên lớp. 1. Nhóm web 2.0 và ứng dụng trong dạy học: Được xem là một cuộc cách mạng trên thế giới mạng, thế hệ web mới có những thay đổi quan trọng không chỉ ở nền tảng công nghệ mà còn cả ở cách thức sử dụng - hình thành nên môi trường cộng đồng, ở đó mọi người cùng tham gia đóng góp cho xã hội "ảo" chứ không chỉ "duyệt và xem". Web 2.0 là gì? Làm sao phân biệt đâu là Web 1.0 đâu là Web 2.0? Thuật ngữ "Web 2.0" đang trở nên thịnh hành và có phần được lăng xê quá mức. Thực chất, Web 2.0 có nghĩa là sử dụng web đúng với bản chất và khả năng của nó! Tim OReilly, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành OReilly Media, đã đúc kết lại 7 đặc tính của Web 2.0: 1. Web có vai trò nền tảng, có thể chạy mọi ứng dụng 2. Tập hợp trí tuệ cộng đồng 3. Dữ liệu có vai trò then chốt 5. Phần mềm được cung cấp ở dạng dịch vụ web và được cập nhật không ngừng 4. Phát triển ứng dụng dễ dàng và nhanh chóng 6. Phần mềm có thể chạy trên nhiều thiết bị 7. Giao diện ứng dụng phong phú * Các định hướng ứng dụng web 2.0 trong giáo dục: 1. Các ứng dụng văn phòng: soạn thảo văn bản, bảng tính, bài trình diễn... 2. các công cụ tìm kiếm + Google search: + Google Earth: + Google Maps: + Answers.com: + Wikipedia.org: + Yahoo Search: 3. Các ứng dụng về ảnh, video, audio… 4. Các tiện ích, lưu trữ trực tuyến, công cụ chuyển đổi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan