Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ 105084407-de-tai-nckh-che-bao-loc...

Tài liệu 105084407-de-tai-nckh-che-bao-loc

.DOC
75
277
74

Mô tả:

CHƯƠNG I : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG TRÀ BẢO LỘC 1. Khái niệm và vai trò chuỗi cung ứng 1.1. Khái niệm: “Chuỗi cung ứng là sự liên kết với các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường” – “Fundaments of Logistics Management” của Lambert, Stock và Elleam (1998, Boston MA: Irwin/McGraw-Hill, c.14) “Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng” – “Supplychain management: strategy, planing and operation” của Chopra Sunil và Pter Meindl, (2001, Upper Saddle Riverm NI: Prentice Hall c.1) “Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm, và phân phối chúng cho khách hàng” – “An introduction to supply chain management” Ganesham, Ran and Terry P.Harrison, 1995. 5 TÁC NHÂN THÚC ĐẨY CHUỖI CUNG ỨNG 1 1.2. Hoạt động của chuỗi cung ứng: Mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng là “tăng thông lượng đầu vào và giảm đồng thời hàng tồn kho và chi phí vận hành”. Theo định nghĩa này, thông lượng chính là tốc độ mà hệ thống tạo ra doanh thu từ việc bán cho khách hàng – khách hàng cuối cùng. Tùy thuộc vào thị trường đang được phục vụ, doanh thu hay lượng hàng bán ra có nhiều lý do khác nhau. Trong một vài thị trường, khách hàng sẽ chi trả cho mức độ phục vụ cao hơn. Ở một số thị trường, khách hàng đơn giản tìm kiếm các mặt hàng có giá thấp nhất. Như chúng ta biết, có 5 lĩnh vực mà các công ty có thể quyết định nhằm xác định năng lực của chuỗi cung ứng: sản xuất, tồn kho, địa điểm, vận tải và thông tin. Các lĩnh vực này là tác nhân thúc đẩy hiệu quả chuỗi cung ứng của công ty. 1.3. Những đối tượng tham gia chuỗi cung ứng : Với hình thức đơn giản nhất, một chuỗi cung ứng bao gồm công ty, các nhà cung cấp và khách hàng của công ty đó. Đây là tập hợp những 2 đối tượng tham gia cơ bản để tạo ra một chuỗi cung ứng cơ bản. Những chuỗi cung ứng mở rộng có ba loại đối tượng tham gia truyền thống: Loại thứ nhất là nhà cung cấp của các nhà cung cấp hay nhà cung cấp cuối cùng ở vị trí bắt đầu của chuỗi cung ứng mở rộng. Loại thứ hai là khách hàng của các khách hàng hay khách hàng cuối cùng ở vị trí kết thúc của chuỗi cung ứng. Loại thứ ba là tổng thể các công ty cung cấp dịch vụ cho những công ty khác trong chuỗi cung ứng. Đây là các công ty cung cấp dịch vụ về hậu cần, tài chính, tiếp thị và công nghệ thông tin. Trong chuỗi cung ứng cũng có sự kết hợp của một số công ty thực hiện những chức năng khác nhau. Những công ty đó là nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ và khách hàng cá nhân hay khách hàng là tổ chức. Những công ty thứ cấp này sẽ có nhiều công ty khác nhau cung cấp hàng loạt những dịch vụ cần thiết. 1.4. Vai trò của chuỗi cung ứng : Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, trong giai đoạn hội nhập, vai trò của chuỗi cung ứng rất quan trọng. Nhắc đến việc chuỗi cung ứng quyết định sự thành công của thương hiệu, không thể không đề cập hai thương hiệu nổi tiếng là Wal-Mart và Kmart. Năm 1962, khi Wal-Mart ra đời, lúc đó Kmart đã có 63 cửa hàng. Đến năm 2002, Kmart phá sản, WalMart trở thành nhà bán lẻ lớn nhất thế giới. Nói về sự thất bại của Kmart, Tổng Giám đốc Chuck Conaway phải thừa nhận: “Tôi cho rằng chính chuỗi cung ứng là gót chân Archilles của Kmart”. Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh, Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển hệ thống phân phối VN – VDA, cũng cho rằng: Nếu quản trị chuỗi cung ứng tốt, chi phí thấp sẽ dẫn đến giá sản phẩm thấp, tạo thế mạnh cạnh tranh. Nếu như chi phí cung ứng của Mỹ năm 2005 là 1.183 tỉ USD (chiếm 9,5% GDP), tại Nhật là 11% GDP, Trung Quốc là 21,6% GDP thì theo thống kê chưa chính thức tại VN, chi phí cung ứng dao động từ khoảng 19% - 25% GDP. chính vì vậy giá sản phẩm đến tay người tiêu dùng còn rất cao. Các công ty áp dụng một chuỗi cung ứng hoàn thiện có 3 lợi nhuận cao hơn 12 lần so với các công ty có chuỗi cung ứng không hoàn thiện. 2. Kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung ứng Trà xuất hiện lần đầu tiên ở Kenya vào năm 1903 nhờ vào một người Châu Âu, GWL Caine. Chính phủ thuộc địa của Anh tại đây bắt đầu xuất khẩu trà từ Kenya về Luân Đôn vào năm 1933. Năm 1963, sau khi người dân Kenya giành được độc lập, việc trồng trà được thực hiện bởi các nông dân Châu Phi, những người đã mua lại đất từ người nhập cư Anh, cả dưới quy mô lớn và nhỏ. Sản lượng trồng và sản xúât trà đã tăng lên nhanh chóng từ sau 1963, điển hình, quy mô sản xuất trà tăng từ 18000 tấn vào năm 1963 lên đến 314198 tấn vào năm 2009 (Tea Board of Kenya). Ngành trà đóng góp trực tíêp và gián tiếp vào việc tạo ra hơn 3 triệu công việc, đáp ứng nhu cầu của gần 10% dân số Kenya (Sustainability Issue in the tea sector). Bên cạnh đó, trà cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu dẫn đầu của Kenya. Năm 2009, sản lượng trà đạt 314198 tấn, tuy có giảm 9% so với năm 2008, nhưng sự giảm sản lượng sản xuất này chủ yếu là do điều kiện thời tíêt không thuận lợi, khô hạn kéo dài suốt quý 1 và mưa rất ít vào quý 2. Hiên tại, Kenya là quốc gia sản xuất trà lớn thứ 3 trên tòan cầu, chiếm hơn 20% sản luợng trà thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ, đồng thời là quốc gia xuất khẩu trà lớn thứ hai sau Sri Lanka. BẢNG I.2.1: THỐNG KÊ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TRÀ CỦA KENYA Năm Trang trại Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Công suất (tấn/ha) Diện tích (ha) Nông Sản lượng (tấn) dân Công suất (tấn/ ha) Diện tích (ha) 2005 2006 2007 2008 2009 48600 51300 51011 50605 51126 130800 119401 139992 134963 141593 2.7 2.3 3.1 2.8 2.9 92700 95780 191177 98185 107115 107268 210854 172605 197700 229614 2.1 2 2.6 2.4 1.9 141300 147080 149196 157720 158394 4 Tổng Sản lượng (tấn) cộng Giá đấu giá trà đen ($/ 100kg) Tiêu dùng (tấn) Xuất khẩu (tấn) Giá trị xuất khẩu (triệu Kshs) 328500 310578 369606 345817 314198 157 203 176 233 272 16549 14025 17387 18102 349738 17643 313720 345877 383444 342482 42862.9 47297.4 43146.4 62199.6 69603.2 Nguồn: tea board of Kenya Những người nông dân trồng trà tiếp tục giữ vai trò quan trọng. Theo số liệu thống kê giai đoạn 2005-2009 của Tea Board Of Kenya, họ đóng góp hơn 60% tổng sản lượng trà cả nước. Năm 2009, con số này giảm còn 55%, tuy vậy, vai trò của những người nông dân trong chuỗi cung ứng trà của Kenya vẫn rất quan trọng. Tuy nhiên, chính đặc điểm này cũng đã gây ra một số khó khăn nhất định cho ngành trà ở Kenya, điển hình là những khó khăn trong việc theo dõi, truy nguyên nguồn gốc và việc đảm bảo lượng trà sản xuất đáp ứng được các tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, tình hình xuất khẩu trà của Kenya tuy rất khả quan nhưng bên trong vẫn tồn tại những nguy cơ nhất định. 5 Nguồn: tea board of Kenya 6 Nguồn: tea board of Kenya Theo bản thống kê và biểu đồ trên, Ai Cập năm thứ 2 liên tiếp là quốc gia nhập khẩu nhiều nhất sản lượng trà từ Kenya, với lương nhập khẩu 75391513 ký, tương đương 22% tổng sản lượng xuất khẩu. Một số thi trường xuất khẩu chủ yếu của Kenya còn có Vương quốc Anh, Pakistan, Afghanistan và Sudan. 5 thị trường này nhập khẩu 73% tổng sản lượng xúât khẩu của Kenya. Do vậy, Kenya phụ thuộc lớn và 5 thị trường chính này. Một khi các thị trường này gặp vấn đề, ngành trà của Kenya cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Trên đây là 2 trong những thách thức mà chuỗi cung ứng trà của Kenya đang phải đối mặt. Ngòai ra còn có những thách thức khác như vấn đề lương nhân công, chính sách xã hội, nạn phân bịêt giới tính… Có thể nói, trong chuỗi trà Kenya, ta vẫn bắt gặp những yếu kém còn tồn đọng, tuy vậy, không thể phủ nhận những tiến bộ mà chuỗi trà này đã và đang làm được, mà điển hình là sự tổ chức khoa học và thống nhất của chuỗi. Chính chuỗi cung ứng trà được tổ chức hệ thống và khoa học đã giúp họ vươn lên vị trí hàng đầu trong ngành công nghiệp trà toàn cầu. Nghiên cứu về chuỗi cung ứng trà Kenya và áp dụng các ưu điểm, đồng thời tránh các khuyết điểm của họ chính là một cách học tập kinh nghiệm, từ đó rút ngắn thời gian phát triển cho ngành trà Việt Nam nói chung và Bảo Lộc nói riêng. 7 Nhìn chung, chuỗi trà Kenya có sự chuyên môn hóa, theo đó, mỗi mắt xích trong chuỗi chỉ thực hiện vai trò của mình, không có sự “lấn sân” sang các hoạt động của khâu tiếp theo. Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng được tổ chức một cách có hệ thống, với sự xuất hiện của các tổ chức, hiệp hội đại diện cho các thành phần tham gia trong chuỗi. Ví dụ như Kenya Tea Development Agency Limited (KTDA) đại diện cho người nông dân trồng trà với quy mô nhỏ lẻ, Kenya Tea Growers Association (KTGA) đại diện cho các trang trại trồng trà quy mô lớn. Các tổ chức này là tiếng nói chung của những thành phần mà nó đại diện, đồng thời tập hợp nhằm gia tăng vị thế thương lượng và đảm bảo quyền lợi cho mình. Ngoài ra, ngành trà Kenya còn tổ chức các hiệp hội nhằm thiết lập và quản lý mối liên kết giữa các mắt xích trong chuỗi, có thể kể đến như là:  Tea Board of Kenya (TBK): một tổ chức thuộc chính phủ với trách nhiệm chính là cấp phép cho người trồng trà và các nhà máy chế biến, quản lý, điều chỉnh khâu trồng và chế biến trà. Ngoài ra, TBK hỗ trợ việc thực hiện các nghiên cứu của Tea Research Foundation, đồng thời thu thập số liệu thống kê về ngành trà. Cuối cùng, TBK là tổ chức tham mưu chính sách liên quan đến ngành trà cho GOK và quảng bá trà Kenya trong và ngoài nước. Ban đại diện của TBK bao gồm các nhân viên của GOK, KTDA, KTGA và EATTA.  East African Tea Trade Association (EATTA): đây là một tổ chức tình nguyện kết nối những người sản xuất trà, người môi giới và người mua trà ở Đông Phi. Các quy định và điều lệ của tổ chức hỗ trợ cho việc mua bán trà trực tiếp hoặc thông qua sàn trà. Nhờ có tổ chức này, các hoạt động mua bán trà Kenya ra thị trường quốc tế diễn ra thuận lợi hơn. Chính phủ Kenya quản lý chặt chẽ các cơ sở, thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng. Tính đến hết 2009, có khỏang 400.000-500.000 người trồng trà, 93 nhà máy có đăng kí, 12 công ty môi giới, hơn 60 cơ sở trộn, đóng gói trà có đăng kí và 100 doanh nghiệp thu mua trà ở Kenya 8 (Kenya-tea 2009). Các cơ sở này được kiểm tra nhằm đảm bảo tính đồng bộ và thỏa mãn các tiêu chuẩn chung của chuỗi, đồng thời, việc kiểm soát này cũng giúp cân bằng cung cầu trong chuỗi, từ đó giúp đảm bảo chất lượng và hình ảnh trà Kenya khi xuất khẩu. Tóm lại, các ưu điểm của chuỗi cung ứng trà Kenya mà chuỗi trà Bảo Lộc cần phải học tập nhằm giải quyết các khó khăn còn tồn đọng chính là:  Sự tập hợp của các thành phần trong từng mắt xích dưới một tổ chức chung, từ đó giải quyết tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, mất khả năng kiểm soát nhằm cải thiện vị thế thương lượng giá, đồng thời định hướng và đảm bảo toàn chuỗi hoạt động theo những chính sách, tiêu chuẩn chung của ngành trà, từ đó nâng cao chất lượng và giá trị của trà Bảo Lộc.  Sự phối hợp liên kết giữa các mắt xích trong chuỗi được thực hiện một cách thống nhất và có tổ chức, cụ thể là sự có mặt của các tổ chức chịu trách nhiệm quản lý và điều chỉnh mối liên kết. 3. Các bộ tiêu chuẩn áp dụng cho ngành trà Ngày nay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng trồng và chế biến trà. Hàng lọat các tiêu chuẩn đã được đặt ra nhằm thỏa mãn các mối quan tâm này của khách hàng. Các bộ tiêu chuẩn đòi hỏi nhà cung cấp trà phải đáp ứng các yêu cầu về an tòan thực phẩm, điều kiện làm việc và thân thiện với môi trường. Nhìn chung, trà được chứng nhận (certified tea) được định nghĩa là trà thỏa mãn ba yêu cầu của sự bền vững, bao gồm việc đem lại lợi ích kinh tế cho nông dân, bảo vệ môi trường và thực hiện trách nhịêm xã hội. Giấy chứng nhận được cấp bởi một tổ chức thứ ba có thẩm quyền, xác nhận rằng chất lượng trà và quy trình sản xuất trà của nhà cung cấp đã đáp ứng được một số tiêu chuẩn nhất định. Ngành trà được chứng nhận theo một số bộ tiêu chuẩn như sau: Trang Nhà trại máy Môi giới 9 Trader Chế biến/ Nông Tên bộ dân tiêu chuẩn Trồng trọt/ sơ chế Sàn giao dịch Mua bán trao đổi Đóng gói Người tiêu dùng Chế biến Rainforest Alliance Ethical Tea Partnershi p (ETP) GlobalG.A .P Fair Trade UTZ Certified Organic Chú thích: Phạm vi áp dụng Thời gian vừa qua, thị trường trà đã chứng kiến một số xu hướng chính. Nổi bật trong số đó là mức cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm trà chứng nhận, đặc biệt là ở một số thị trường lớn ở Tây Âu như Anh, Đức,…Người tiêu dùng tại đây biết đến nhiều nhất là bộ tiêu chuẩn Rainforest Alliance và Fair Trade. Ngòai ra, các thương hiệu hàng đầu cũng lần lượt tuyên bố các cam kết của mình trong việc xây dựng thị trường trà ngày một bền vững, đồng thời cải thiện các tiêu chuẩn về lao động và môi trường trong chuỗi cung ứng trà tòan cầu. Một ví dụ điển hình là việc 2 thương hiệu trà lớn nhất thế giới tuyên bố áp dụng bộ tiêu chuẩn Rainforest Alliance cho các sản phẩm của mình:  Unilever cam kết 100% sản phẩm trà Lipton nhãn vàng và P&G Tips được chứng nhận Rainforest Alliance vào năm 2010, và 100% sản phẩm trà Lipton trên tòan cầu được chứng nhận vào 2015. 10  Tata Tea cam kết 100% dòng sản phẩm Tetley được chứng nhận tại Anh và Canada vào 2011, đồng thời bắt đầu tại Mỹ, Úc và Châu Âu vào 2012. Thị phần của các sản phẩm trà chứng nhận đã tăng nhanh trong vòng 3 năm qua, năm 2007 các sản phẩm này chỉ chiếm 1% tổng sản lượng trà sản xuất trên tòan thế giới, con số này theo kế họach sẽ tăng lên 10% vào cuối năm 2010. Bên cạnh đó, sản lượng trà chứng nhận theo bộ tiêu chuẩn Rainforest Alliance và UTZ Certified dự tính sẽ tăng gấp đôi trong vòng 1 năm. 3.1. Rainforest Alliance Rainforest Alliance là một tổ chức phi lợi nhuận ra đời vào năm 1986. Năm 1987, hội nghị chính thức đầu tiên về rừng nhiệt đới được tổ chức ở Mỹ, thu hút được 700 người tham gia. Nạn phá rừng trở thành một chủ đề nóng bỏng và nhận được sự quan tâm của công chúng. Chỉ trong một năm 2 năm 1987 và 1988, số lượng thành viên của Rainforest Alliance tăng lên 5000. Ban đầu, tổ chức này chỉ chứng nhận cho gỗ, sau đó, mở rộng sang các lọai nông sản khác như chuối, cà phê, trà… Các loại nông sản đáp ứng được các điều kiện về môi trường, xã hội và kinh tế quy định bởi Hệ thống nông nghiệp bền vững (Sustainable Agriculture Network_SAN) có thể sử dụng mác của Rainforest Alliance Certified. Các tiêu chuẩn của SAN nhấn mạnh vào người trực tiếp tham gia sản xuất và đời sống tự nhiên, đồng thời trải đều cả 3 mặt môi trường, xã hội và kinh tế của sự bền vững chứ không đặc biệt ưu tiên cho một mặt nào. Chúng bao gồm các nội dung như:  Bảo tồn đất và nước.  Bảo vệ đời sống hoang dã và bảo vệ rừng.  Lên kế họach và kiểm sóat việc thực hiện  Quản lý chất thải hiệu quả và có trách nhiệm  Nghiêm cấm việc sử dụng các lọai thuốc trừ sâu nguy hiểm. 11  Ngòai ra, các tiêu chuẩn của SAN cũng bao gồm các vấn đề liên quan tới việc bảo vệ người lao động, ví dụ như:  Quyền được tổ chức  Quyền được làm việc trong một môi trường sạch sẽ và an tòan  Quyền được trả lương, ít nhất là bằng mức lương tối thiểu của quốc gia đó.  Quyền được bố trí chỗ ở hợp lý (bao gồm nước có thể uống được)  Quyền được tíêp cận hệ thống chăm sóc sức khỏe (cho người lao động và gia đình của họ) và hệ thống giáo dục cho trẻ em. Chương trình chứng nhận theo bộ tiêu chuẩn Rainforest Alliance bắt đầu hợp tác với người nông dân trồng trà vào năm 2006. Làm việc với tổ chức này, người nông dân sẽ được học cách tăng sản lượng và kiểm sóat chi phí, đồng thời nâng cao chất lượng cây trà để từ đó bán được mức giá cao hơn trên thị trường. 3.2. GlobalG.A.P GlobalGAP hay còn gọi là EuropGAP là bộ tiêu chuẩn có tính chất quy chuẩn cho việc chứng nhận, nó hướng dẫn áp dụng những kiến thức sẵn có vào quá trình sản xuất nông nghiệp để hướng đến sự bền vững của môi trường, kinh tế, xã hội trong các quá trình sản xuất và sau sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra các sản phẩm nông nghiệp phi thực phẩm và thực phẩm bổ dưỡng, an toàn. GlobalGAP gồm có 210 điểm đánh giá, trong đó có 47 điểm chính yếu, đòi hỏi tuân thủ 100%; 98 điểm thứ yếu, đòi hỏi tuân thủ 95% và 65 điểm khuyến cáo. Bộ tiêu chuẩn VietGAP mà hiện tại Việt Nam đang áp dụng được xây dựng chủ yếu trên cơ sở GlobalGAP, bên cạnh đó, có tham khảo thêm từ các nguồn khác như AseanGAP, HAQCCP, Freshcare và pháp lệnh vệ sinh ATTP. VietGAP được xây dựng nhằm phục vụ ba mục tiêu chính. Thứ nhất là tổng hợp các biện pháp về quản lý, đầu tư kĩ thuật nhằm tạo ra sản phẩm an toàn. Thứ hai là phục vụ cho công tác truy nguyên nguồn gốc sản phẩm khi cần thiết. 12 Thứ ba là nhằm bảo vệ sức khóe người lao động và bảo vệ môi trường. VietGAP gồm 65 điểm, trong đó, 56 điểm bắt buộc thực hiện và 9 điểm khuyến khích thực hiện, quy định về 12 nội dung chính như sau:  Đánh giá, lựa chọn vùng sản xuất  Giống và gốc ghép  Quản lý đất và giá thể  Phân bón và chất phụ gia  Nước tưới  Hóa chất  Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch  Quản lý và xử lý chất thải  Người lao động  Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm  Kiểm tra nội bộ  Khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Trong các nội dung trên, nội dung về vấn đề ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm là quan trọng nhất. 3.3. Ethical Tea Partnership Năm 1997, một số doanh nghiệp đóng gói trà Anh đã liên kết với nhau và thành lập tổ chức Tea Sourcing Partnership. Vào tháng 9/ 2004, tổ chức này đổi tên thành Ethical Tea Partnership (ETP). Đây là một liên minh phi thương mại của hơn 20 doanh nghiệp đóng gói trà quốc tế, những người có chung mong muốn phát triển ngành trà thế giới theo hướng bền vững về mặt xã hội và môi trường. Sau nhiều năm phát triển, ETP đã tăng trưởng mạnh về mặt địa lý, bao quát hết tất cả các vùng xuất khẩu trà chủ yếu trên thế giới như: Argentina, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Kenya, Malawi, Sri Lanka, Tanzania, Zimbabwe. Trước đây, ETP chỉ đơn thuần giúp thành viên của nó kiểm sóat và thực hiện các điều kiện ở các 13 trang trại trồng trà trong chuỗi cung ứng của họ, nhưng ngày nay, ETP tập trung vào việc phát triển ngành trà theo hướng bền vững. Các quy định của ETP bao gồm các vấn đề về môi trường và xã hội. 3.4. FairTrade Năm 1988, thương hiệu đầu tiên được chứng nhận FairTrade, cà phê Max Havelaar của Mexico, được bày bán tại các siêu thị Hà Lan. FairTrade là một tổ chức được thành lập với mục tiêu giảm nghèo cho người sản xuất trà (nông dân và người làm thuê trong các trang trại, nhà máy), đồng thời hướng tới sự phát triển bền vững. Trà là một trong những sản phẩm được mang nhãn FairTrade đầu tiên ở Vương quốc Anh vào năm 1994. Các sản phẩm mang nhãn FairTrade được chứng nhận là các sản phẩm đã thỏa mãn các điều kiện của tổ chức này. Có 2 bộ tiêu chuẩn FairTrade dành cho 2 nhóm đối tượng khác nhau. Thứ nhất là nhóm các nông dân trồng trà làm việc cùng nhau hoặc tập hợp trong các tổ chức địa phương và thứ hai là những người làm công. Ngoài ra, FairTrade cũng bao gồm các điều khỏan thương mại. Tất cả các sản phẩm được chứng nhận sẽ được đảm bảo mức giá FairTrade, đây là mức giá tối thiểu phải trả cho người sản xuất trà, nhằm giúp họ đủ khả năng chi trả các chi phí liên quan tới sản xuất bền vững. Mức giá FairTrade phát huy tác dụng khi thị trường trà sụt giảm. Tuy vậy, người sản xuất trà vẫn có thể thương lượng mức giá bán cao hơn trong các điều kiện bình thường tùy theo chất lượng sản phẩm. Ngòai mức giá tối thiểu này, người sản xuất trà còn nhận được các khỏan tăng thêm (FairTrade Premium) để tái đầu tư và nâng cao chất lượng cuộc sống. 3.5. UTZ Certified Mục tiêu cơ bản của UTZ Certified là tạo ra một thị trường mở và thông thóang cho các sản phẩm nông nghiệp. Nó thực hiện các chưong trình chứng nhận cho cà phê, trà, ca cao và dầu cọ. Tầm nhìn của UTZ Certified là đạt được chuỗi cung ứng nông nghiệp bền vững, trong đó người nông dân áp dụng kỹ thuật canh tác tốt, dẫn đến việc mua bán 14 thuận lợi hơn và thị trường thực phẩm sẽ thực hiện trách nhiệm bằng cách đề cao và sử dụng các sản phẩm được sản xuất một cách bền vững, và trong đó, khách hàng mua các sản phẩm thỏa mãn trách nhiệm với môi trường và xã hội. Có thể nói, hệ thống tiêu chuẩn của UTZ Certified bao gồm cả 3 mặt của sự bền vững: kinh tế, xã hội và môi trường. Ngòai việc đáp ứng các quy định của UTZ, các nhà sản xuất cũng phải xây dựng hệ thống kiểm sóat và theo dõi nhằm đả bảo khả năng truy nguyên nguồn gốc. Nhờ đó, các sản phẩm được chứng nhận UTZ sẽ dễ dàng trả lời hai câu hỏi của người tiêu dùng: Sản phẩm này có nguồn gốc từ đâu và quy trình sản xuất của nó được thực hịên thế nào. Ý tưởng ban đầu của UTZ Certified là nhằm đem sự công nhận đến cho các nhà sản xuất cà phê một cách có trách nhiệm và cung cấp các công cụ cho các hãng rang xay và các thương hiệu để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các lọai cà phê được sản xuất một cách có trách nhiệm. Những người sáng lập đã xây dựng một tổ chức độc lập với các nhà sản xuất và rang xay cà phê với tên gọi UTZ Kapeh, theo tiếng Maya UTZ có nghĩa là “tốt” và kapeh nghĩa là “cà phê”. Văn phòng tổ chức được thành lập ở thành phố Guatemala vào năm 1999, sau đó, vào năm 2002, trụ sở chính chính thứ ra đời ở Hà Lan. Tháng 3/ 2007, UTZ Kapeh đổi tên thành UTZ Certified “Good Inside”. Cũng từ năm này, UTZ đã vận dụng những kinh nghiệm của mình đối với cà phê để xây dựng chương trình chứng nhận cho trà. Các sản phẩm đã được chứng nhận UTZ có giá trị gia tăng, đó là việc sản phẩm được đảm bảo đã thỏa mãn các trách nhiệm về kinh tế, xã hội và môi trường, đồng thời là các sản phẩm được sản xuất, chế biến một cách có trách nhiệm và chất lượng. Bằng cách sử dụng các sản phẩm được chứng nhận, người tiêu dùng đã giúp những người nông dân trồng trà, những nhà sản xuất…có cuộc sống tốt hơn, đồng thời góp phần vào sự phát triển bền vững của chuỗi cung ứng trà tòan cầu. 3.6. Organic Bộ tiêu chuẩn Organic cung cấp một hệ thống chỉ rõ những việc mà người nông dân có thể và không thể thực hiện, trong đó đặc biệt nhấn 15 mạnh vào việc bảo vệ môi trường và đời sống tự nhiên. Theo bộ tiêu chuẩn này, thuốc trừ sâu bị hạn chế sử dụng một cách nghiêm ngặt, đồng thời, các lọai phân bón hóa học, công nghệ biến đổi gen và việc sử dụng thuốc kích thích, kháng sinh đều bị cấm. Rất nhiều sản phẩm, trong đó có trà, được chứng nhận kép, tức được chứng nhận theo Organic phối hợp với một bộ tiêu chuẩn khác. 16 CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG TRÀ BẢO LỘC 1. Giới thiệu ngành trà Lâm Đồng 1.1. Giới thiệu cây chè Cây chè hay cây trà có tên khoa học là Camellia sinensis là loài cây mà lá và chồi của chúng được sử dụng để sản xuất chè hay trà. Tên gọi sinensis có nghĩa là "Trung Quốc" trong tiếng Latinh. Các danh pháp khoa học cũ còn có Thea bohea và Thea viridis.  Xét về hệ thống phân loại thực vật, chè thuộc: o Ngành hạt kín Angiospermae o Lớp song tử diệp Dicotyledonae o Bộ chè Theales o Họ chè Theaceae o Chi chè Camellia (Thea) o Loài Camellia (Thea) sinensis.  Về đặc điểm sinh học, chè là loại cây xanh lưu niên mọc thành bụi hoặc các cây nhỏ, thông thường được xén tỉa để thấp hơn 2 m (6 ft) khi được trồng để lấy lá. Cây có rễ cái dài; hoa màu trắng ánh vàng, đường kính từ 2,5–4 cm, với 7 - 8 cánh hoa; hạt có thể ép để lấy dầu. 1.1.1. Phân loại chè Để phân biệt các loại chè người ta thường dựa vào 3 tiêu chí:  Cơ quan dinh dưỡng: loại thân bụi hoặc thân gỗ, hình dạng của tán, hình dạng và kích thước của các loại lá, số đôi gân lá...  Cơ quan sinh thực: độ lớn của cánh hoa, số lượng đài hoa, vị trí phân nhánh của đầu nhị cái.  Đặc tính sinh hóa hay thành phần hóa học có trong cây chè: gồm nước, tannin, ancaloit, Protein và axít amin, Gluxít và pectin, diệp lục tố, carotin và xantofin, dầu thơm, vitamin, men, chất tro…Trong đó, người ta chủ yếu dựa vào hàm lượng tannin để 17 phân biệt. Mỗi giống chè đều có hàm lượng tanin biến động trong phạm vi nhất định. Sau đây giới thiệu cách phân loại chè dựa vào cơ quan dinh dưỡng và sinh thực của tác gỉa Cohen Stuart (1919). Ông phân loại chè thành 4 loại:  Chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia sinensis var. Bohea):  Cây bụi thấp phân cành nhiều.  Lá nhỏ, dày nhiều gợn sóng, màu xanh đậm, lá dài 3,5 - 6,5 cm.  Có 6 - 7 đôi gân lá không rõ, răng cưa nhỏ, không đều.  Búp nhỏ, hoa nhiều, năng suất thấp, phẩm chất bình thường.  Khả năng chịu rét ở độ nhiệt -12oC đến -15oC.  Phân bố chủ yếu ở miền đông, đông nam Trung Quốc, Nhật Bản và một số vùng khác.  Chè Trung Quốc lá to (Camellia sinensis var. macrophylla):  Thân gỗ nhỡ cao tới 5m trong điều kiện sinh trưởng tự nhiên.  Lá to trung bình chiều dài 12 - 15 cm, chiều rộng 5 - 7 cm, màu xanh nhạt, bóng, răng cưa sâu không đều, đầu lá nhọn.  Có trung bình 8 - 9 đôi, gân lá rõ.  Năng suất cao. Phẩm chất tốt.  Nguyên sản ở Vân Nam, Tứ Xuyên (Trung Quốc).  Chè Shan (Camellia sinensis var. Shan):  Thân gỗ, cao từ 6 đến 10 m.  Lá to và dài 15 - 18 cm màu xanh nhạt, đầu lá dài, răng cưa nhỏ và dày.  Tôm chè có nhiều lông tơ, trắng và mịn trông như tuyết, nên còn gọi là chè tuyết.  Có khoảng 10 đôi gân lá. 18  Có khả năng thích ứng trong điều kiện ấm ẩm, ở địa hình cao, năng suất cao, phẩm chất thuộc loại tốt nhất.  Nguyên sản ở Vân Nam - Trung Quốc, miền bắc của Miến Điện và Việt Nam.  Chè Ấn Độ (Camellia sinensis var. atxamica):  Thân gỗ cao tới 17 m phân cành thưa.  Lá dài tới 20 - 30 cm, mỏng, mềm, thường có màu xanh đậm, dạng lá hình bầu dục, phiến lá gợn sóng, đầu lá dài.  Có trung bình 12 - 15 đôi gân lá.  Rất ít hoa quả.  Không chịu được rét hạn.  Năng suất, phẩm chất tốt.  Trồng nhiều ở Ấn Độ, Miến Điện, Vân Nam (Trung Quốc) và một số vùng khác. Tại Việt Nam, ta trồng được cả bốn loại trên nhưng nhiều nhất vẫn là chè Shan và chè trung Quốc lá to. Từ các loại chè này, tùy thuộc vào cách chế biến và nồng độ oxi hóa khác nhau ta có các loại chè xanh, chè đen, chè Ô Long… như hiện nay. 1.1.2. Giá trị dinh dưỡng của cây chè: Hiện nay trên thế giới, số người dung chè đang ngày càng tăng lên, không chỉ vì hương vị của nó mà còn vì tác động tích cực của chè đến sức khỏe: Caféin và một số hợp chất ancaloit khác có trong chè là những chất có khả năng kích thích hệ thần kinh trung ương, kích thích vỏ đại não làm cho tinh thần minh mẫn, tăng cường sự hoạt động của các cơ trong cơ thể, nâng cao năng lực làm việc, giảm bớt mệt nhọc sau những lúc làm việc căng thẳng. Hỗn hợp tanin chè có khả năng giải khát, chữa một số bệnh đường ruột như tả, lỵ, thương hàn. Nhiều thầy thuốc còn dùng nước chè, đặc biệt 19 là chè xanh để chữa bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang và chảy máu dạ dày. Theo xác nhận của M.N. Zaprometop thì hiện nay chưa tìm ra được chất nào lại có tác dụng làm vững chắc các mao mạch tốt như catechin của chè. Dựa vào số liệu của Viện nghiên cứu y học Leningrat, khi điều trị các bệnh cao huyết áp và neprit mạch thì hiệu quả thu được có triển vọng rất tốt, nếu như người bệnh được dùng catechin chè theo liều lượng 150mg trong một ngày. E.K. Mgaloblisvili và các cộng tác viên đã xác định ảnh hưởng tích cực của nước chè xanh tới tình trạng chức năng của hệ thống tim mạch, sự cản các mao mạch, trao đổi muối - nước, tình trạng của chức năng hô hấp ngoại vi, sự trao đổi vitamin C, trạng thái chức năng của hệ thống điều tiết máu.v.v... Chè còn chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, B1, B2, B6, vitamin PP và nhiều nhất là vitamin C. Nguồn axit amin từ chè gây hiệu ứng thư giản dựa trên việc tăng sóng alpha; theamine giúp phản ứng miễn nhiễm tự nhiên của cơ thể với các bệnh lây do nấm và virus. Ngoài ra còn một số giá trị đặc biệt của chè được phát hiện gần đây như tác dụng chống phóng xạ (chất Stronti (Sr) 90, một đồng vị phóng xạ rất nguy hiểm) được các nhà khoa học Nhật Bản. Còn theo nghiên cứu của các nhà khoa học Australia đã tiết lộ rằng chất tinh dầu chiết xuất từ cây chè có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả đối với căn bệnh ung thư da lành tính. 1.1.3. Giá trị kinh tế của cây chè Chè là một cây công nghiệp lâu năm, có đời sống kinh tế lâu dài, mau cho sản phẩm, cho hiệu quả kinh tế cao. Chè trồng một lần, có thể thu hoạch 30-40 năm hoặc lâu hơn nữa. Trong điều kiện thuận lợi của ta cây sinh trưởng tốt thì cuối năm thứ nhất đã thu hoạch trên dưới một tấn búp/ha. Các năm thứ hai thứ ba (trong thời kỳ kiến thiết cơ bản) cũng cho một sản lượng đáng kể khoảng 2-3 tấn búp/ha. Từ năm thứ tư chè đã đưa vào kinh doanh sản xuất. Tại Việt Nam, chè là một trong những cây có giá trị xuất khẩu cao và hiện nay chè trở thành một trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan