Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ 03_tieu_chuan_quoc_te_iso_22000_2__1552...

Tài liệu 03_tieu_chuan_quoc_te_iso_22000_2__1552

.DOC
64
154
114

Mô tả:

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000 (CBAS-QM08) 1.Giới thiệu chung: Tháng 9/2005, Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (ISO) đã chính thức ban hành tiêu chuẩn ISO 22000:2005 về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm dựa trên các yêu cầu của Hệ thống Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) cho các cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm. Tiêu chuẩn mới này đang dần được thay thế cho việc thực hiện áp dụng các nguyên tắc An toàn vệ sinh thực phẩm theo HACCP trước đây, được áp dụng đối với tất cả các tổ chức tham gia trong chuỗi cung ứng, chế biến thực phẩm nhằm đảm bảo an toàn về vệ sinh thực phẩm cho các sản phẩm được chế biến và cung ứng. Với các yêu cầu được mô tả một cách rõ ràng và toàn diện về: Chương trình tiên quyết (PRPs) bao gồm: Thực hành sản xuất tốt (GMP) và Quy phạm vệ sinh (GHP, SSOP); phương pháp xác định điểm kiểm soát tới hạn (CCPs), thiết lập một kế hoạch kiểm soát và các yêu cầu về hệ thống quản lý…; tiêu chuẩn mới chắc chắn sẽ hỗ trợ và thúc đẩy việc thiết lập một cách hiệu quả Hệ thống quản lý an toàn thực phầm (ATTP) tại các doanh nghiệp. 2. Lợi ích của việc áp dụng ISO 22000:2005 và HACCP: • Tạo cơ hội hoà nhập với thị trường quốc tế, tăng cơ hội xuất khẩu; • Nâng cao uy tín và chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh; • Đáp ứng các yêu cầu luật định và các bên liên quan; • Đảm bảo an toàn thực phẩm - tạo niềm tin cho người tiêu dùng; • Khẳng định thương hiệu tổ chức qua việc áp dụng các biện pháp ngăn ngừa các mối nguy ảnh hưởng đến sức khoẻ con người; • Tăng lợi nhuận nhờ tiết kiệm chi phí xử lý sản phẩm hỏng, xử lú các vụ ngộ độc thực phẩm; • 3. Giảm giá thành sản xuất do có một hệ thống đảm bảo chất lượng hiệu Nội dung: - Các yêu cầu về an toàn thực phẩm. - Giới thiệu bộ tiêu chuẩn ISO 22000:2005 - Các khái niệm chung. Lợi ích của việc áp dụng ISO 22000:2005 - Các yêu cầu của Hệ thống quản lý ATTP theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005 - Trách nhiệm của lãnh đạo. Quản lý nguồn lực - Chương trình tiên quyết (PRPs). - Các bước hỗ trợ nhằm phân tích mối nguy - Thiết lập việc thực hiện PRPs. - Thiết lập kế hoạch HACCP - Cập nhật thông tin và tài liệu sơ bộ trong PRPs và kế hoạch HACCP - Kế hoạch kiểm tra. Truy tìm nguồn gốc - Kiểm soát sự không phù hợp - Xác nhận giá trị sử dụng, kiểm tra xác nhận và cải tiến hệ thống an toàn thực phẩm - Phân biệt giữa HACCP và ISO 22000:2005 - Các bài tập tình huống: • Xác định chính sách an toàn thực phẩm • Thiết lập các chương trình tiên quyết • Miêu tả 4 quy trình sản xuất và đưa ra các biện pháp kiểm soát tại mỗi công đoạn. • Phân tích mối nguy, Xác định các CCP và ngưỡng tới hạn • Hiểu các yêu cầu tiêu chuẩn ISO 22000:2005 - Hỏi và đáp - Kết thúc và trao chứng chỉ 4. Đối tượng tham dự: - Lãnh đạo, cán bộ phụ trách chất lượng, kỹ thuật của các tổ chức/ doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: + Sản xuất và chế biến thực phẩm, thuỷ sản; + Sản xuất Rượu - Bia - Nước giải khát + Sản xuất và chế biến nông sản, lương thực; + Sản xuất dược phẩm... - Các chuyên gia, cán bộ thuộc các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đối với sự an toàn của thực phẩm… HACCP Bách khoa toàn thư mở Wikipedia HACCP (viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Points, được dịch ra tiếng Việt là Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn), là những nguyên tắc được sử dụng trong việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. HACCP được nhiều nước trên thế giới quy định bắt buộc áp dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm. Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế (CODEX) cũng khuyến cáo việc nên áp dụng HACCP kết hợp với việc duy trì điều kiện sản xuất (GMP) để nâng cao hiệu quả của việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. HACCP được giới thiệu trong tiêu chuẩn của CODEX mang số hiệu CAC/RCP 1-1969, Rev.4-2003, và tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam tương đương là TCVN 5603:2008. Mục lục [ẩn] 1 Giới thiệu 2 Định nghĩa 3 Các nguyên tắc của HACCP 4 Trình tự áp dụng HACCP 5 Áp dụng HACCP ở Việt Nam 6 ISO 22000 7 Xem thêm 8 Tài liệu tham khảo 9 Liên kết ngoài [sửa]Giới thiệu HACCP là công cụ cơ bản trong việc hoạch định tạo thực phẩm an toàn trong việc áp dụng ISO 22000 tại các tổ chức tham gia vào chuỗi thực phẩm. HACCP có tính chất hệ thống và có cơ sở khoa học, nó xác định các mối nguy cụ thể và các biện pháp để kiểm soát chúng nhằm đảm bảo tính an toàn thực phẩm. HACCP là một công cụ để đánh giá các mối nguy và thiết lập các hệ thống kiểm soát thường tập trung vào việc phòng ngừa nhiều hơn, thay cho việc kiểm tra thành phẩm. HACCP được áp dụng trong suốt cả chuỗi thực phẩm, từ khâu ban đầu tới khâu tiêu thụ cuối cùng và việc áp dụng đó phải căn cứ vào các chứng cứ khoa học về các mối nguy cho sức khoẻ của con người. Cùng với việc tăng cường tính an toàn của thực phẩm, việc áp dụng HACCP có thể cho các lợi ích đáng kể khác. Hơn nữa, việc áp dụng hệ thống HACCP có thể giúp các cấp có thẩm quyền trong việc thanh tra và thúc đẩy buôn bán quốc tế bằng cách tăng cường sự tin tưởng về an toàn thực phẩm. Việc áp dụng thành công HACCP đòi hỏi sự cam kết hoàn toàn và sự tham gia của toàn ban lãnh đạo và lực lượng lao động. Nó cũng đòi hỏi một cố gắng đa ngành, mà cố gắng này có thể bao gồm: sự hiểu biết kỹ về nông học, thú y, sản xuất, vi sinh vật học, y học, sức khoẻ cộng đồng, công nghệ thực phẩm, sức khoẻ môi trường, hoá học và kỹ thuật, tuỳ theo những nghiên cứu cụ thể. Việc áp dụng HACCP phù hợp với việc thực hiện các hệ thống quản lý chất lượng, như bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và là hệ thống được chọn để quản lý an toàn thực phẩm trong các hệ thống trên. Tuy HACCP được áp dụng cho an toàn thực phẩm, khái niệm này cũng có thể áp dụng đối với các lĩnh vực khác của chất lượng thực phẩm. [sửa]Định nghĩa  HACCP là hệ thống xác định, đánh giá và kiểm soát các mối nguy đáng kể đối với an toàn thực phẩm[1].  Kế hoạch HACCP là tài liệu được xây dựng phù hợp theo các nguyên tắc của HACCP để đảm bảo kiểm soát các mối nguy đáng kể đối với an toàn thực phẩm trong công đoạn được xem xét của chuỗi thực phẩm[1].  Mối nguy là tác nhân sinh học, hóa học hay vật lý học của thực phẩm, hoặc tình trạng của thực phẩm có khả năng tác động gây hại cho sức khỏe con người[1]. [sửa]Các nguyên tắc của HACCP HACCP có 7 nguyên tắc:  Nhận diện mối nguy;  Xác định điểm kiểm soát tới hạn (CCP - Critical Control Points);  Xác định giới hạn tới hạn cho mỗi CCP;  Thiết lập thủ tục giám sát CCP;  Thiết lập kế hoạch hành động khắc phục khi giới hạn tới hạn bị phá vỡ;  Xây dựng thủ tục thẩm tra hệ thống HACCP;  Thiết lập thủ tục lưu trữ hồ sơ HACCP. [sửa]Trình tự áp dụng HACCP Trình tự áp dụng HACCP gồm 12 bước, trong đó 7 nguyên tắc trên cũng đồng thời là 7 bước cuối. Còn 5 bước trước đó là:  Thành lập nhóm HACCP;  Ghi chép, thuyết minh về thực phẩm (tính an toàn, thời hạn sử dụng, bao gói, hình thức phân phối);  Xác nhận phương pháp sử dụng thực phẩm;  Vạch sơ đồ trình tự chế biến thực phẩm;  Kiểm tra tại nhà máy trình tự chế biến thực phẩm. Việc nhận diện mối nguy dựa trên kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và sự hiểu biết về thực trạng điều kiện sản xuất của mỗi nhà máy. [sửa]Áp dụng HACCP ở Việt Nam Việc áp dụng HACCP ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 1990 đối với ngành chế biến thủy sản do yêu cầu của các thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam. Hiện nay HACCP đã được áp dụng cho nhiều loại hình sản xuất, chế biến thực phẩm. Các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm ở Việt Nam thường xây dựng hệ thống HACCP và được chứng nhận theo một trong các tiêu chuẩn như TCVN 5603:2008 (phiên bản cũ là TCVN 5603:1998), HACCP Code 2003 (của Australia)... Vệ sinh an toàn thực phẩm, một vấn đề xã hội bức xúc cần phải giải quyết sớm và có hiệu quả. Lương thực, thực phẩm luôn luôn là một trong những vấn đề quan trọng nhất đặt ra trước nhân loại. Để hoạt động sinh sống mỗi người trong chúng ta phải thu nhận các cấu tử dinh dưỡng cần thiết từ thức ăn, từ lương thực, thực phẩm (protein, glucid, lipid, vitamin, muối khoáng, các vi chất dinh dưỡng v.v…). Do đó chất lượng thực phẩm, đặc biệt là chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, là một vấn đề được cộng đồng người tiêu dùng hết sức quan tâm. Chất lượng thực phẩm nói chung và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng không những có ảnh hưởng trực tiếp đối với sức khỏe của con người, nguồn động lực quyết định sự phát triển của toàn nhân loại mà còn có liên quan mật thiết đối với sự phồn vinh của nền kinh tế và sự hưng thịnh của các hoạt động thương mại, văn hóa, đối với nền an ninh chính trị xã hội và đối với sự trường tồn của giống nòi, của một dân tộc, của một quốc gia. Ngày nay các loại thực phẩm luôn luôn phải an toàn, cân bằng dinh dưỡng và đáp ứng các đòi hỏi về cảm quan của người tiêu dùng cũng như phải đáp ứng ngày càng cao các lợi ích nhằm thoả mãn những nhu cầu vốn được kiến tạo nên bởi sự thay đổi phong cách sống của người tiêu dùng. Nói một cách khác, các loại thực phẩm ngày nay phải đáp ứng bốn yếu tố thiết yếu sau đây: sức khoẻ, hợp khẩu vị, an toàn và thuận tiện. Bước vào thế kỷ 21, trong cuộc Cách mạng về dinh dưỡng, nhân loại đều mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc với một chế độ dinh dưỡng tốt hơn để được sống lâu hơn. Ngày nay, so với một thế kỷ trước đây, người ta có thể hy vọng sống lâu hơn hàng chục năm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, lương thực, thực phẩm chính là nguyên nhân đã gây ra khoảng 50% các trường hợp tử vong đối với con người trên toàn thế giới hiện nay. Ngay đối với các nước phát triển, việc ngộ độc do lương thực, thực phẩm luôn luôn là vấn đề bức xúc và hết sức gay cấn. Ở Việt Nam, theo tài liệu của Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế, số lượng các vụ ngộ độc thực phẩm cũng như số người bị nhiễm độc thực phẩm còn khá cao, đặc biệt là các trường hợp mắc bệnh nhiễm trùng bởi thực phẩm. Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê, tính từ đầu năm đến nay, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 98 vụ ngộ độc thực phẩm làm 4.600 người bị ngộ độc, trong đó 16 người tử vong. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, việc sản xuất và chế biến các loại thực phẩm có chất lượng cao, đặc biệt là chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời đáp ứng đầy đủ sở thích của người tiêu dùng là một yêu cầu có tính chất sống còn của nền kinh tế. Điều này càng trở nên bức bách hơn khi chúng ta phải thực hiện thỏa thuận AFTA và khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Trong lộ trình hội nhập với sự cạnh tranh hết sức khốc liệt của nền kinh tế thị trường, chất lượng các hàng hóa nói chung và chất lượng các loại thực phẩm nói riêng, đặc biệt là chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, lại càng có một vai trò hết sức quan trọng và có một ý nghĩa quyết định trong sự sống còn của một cơ sở hay một doanh nghiệp. Vệ sinh an toàn thực phẩm trong cả nước nói chung và của tỉnh Trà Vinh nói riêng đang tạo nhiều lo lắng cho người dân. Thực chất, nhiều sự kiện như việc tiếp tục sử dụng những hoá chất cấm dùng trong nuôi trồng, chế biến nông thủy sản, thực phẩm, việc sản xuất một số sản phẩm kém chất lượng hoặc do quy trình chế biến hoặc do nhiễm độc từ môi trường, đang gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và tiêu dùng. Các vụ ngộ độc thực phẩm do một số bếp ăn tập thể cung cấp, nhiều thông tin liên tục về tình hình ATVSTP ở một vài nước trên thế giới, cộng thêm dịch cúm gia cầm tái phát, bệnh heo tai xanh ở một số nơi trên đất nước càng làm bùng lên sự lo âu của mọi người chúng ta. * Nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm: 1. Thực phẩm nhiễm vi sinh độc hại là một nguyên nhân chính yếu gây nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm tập thể. 2. Hoá chất, phụ gia dùng trong nông thuỷ sản, thực phẩm có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người tiêu dùng: Hoá chất không được phép sử dụng; - Hoá chất được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm, nhưng lại dùng quá hàm lượng cho phép; Chất độc gốc tự nhiên; Chất độc sinh ra trong quá trình bảo quản không tốt; Chất độc thôi ra từ các bao bì đi vào thức ăn; - Chất độc sinh ra trong quá trình chế biến, nấu nướng (3-MCPD và 1,3-DCP trong nước tương, acrylamid trong chiên, xào , nướng); Chất độc sinh ra từ quá trình pha chế; Chất độc gốc môi trường. * Một số giải pháp: Rõ ràng là trong tình hình hiện nay, chất lượng một số nông thủy sản và thực phẩm chế biến cần phải được đánh giá nghiêm túc để nâng cao mặt mạnh và giảm tối đa những yếu kém tồn tại. Về phía người tiêu dùng, ở các nước phát triển, họ rất quan tâm đến chất lượng hàng hóa, đặc biệt chất lượng thực phẩm, do đó tạo được sức ép rất lớn trên nhà sản xuất cũng như nhà quản lý. Người tiêu dùng Việt Nam chắc chắn cũng có yêu cầu bức xúc về chất lượng hàng hóa, tuy nhiên do cuộc sống nói chung cũng còn không ít khó khăn cho nên yêu cầu về chất lượng vẫn chưa đủ mạnh để có thể tạo sức ép hữu hiệu trên sản xuất cũng như trên quản lý. Về phía sản xuất, đối với các mặt hàng xuất khẩu, nhà sản xuất bắt buộc vừa phải tuân thủ những quy định về chất lượng sản phẩm của nước sở tại, vừa được sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng trong nước. Do đó nhìn chung, chất lượng nông thủy sản, thực phẩm hầu hết đạt yêu cầu. Đối với việc sản xuất cho tiêu dùng trong nước, sự giám sát về mặt nhà nước ít khắt khe hơn, người sản xuất tự công bố chất lượng mặt hàng, cho nên đạo đức trong sản xuất, phương châm vì sự an toàn cho người tiêu dùng sẽ đóng vai trò chủ đạo trong quyết định chất lượng hàng hóa.Thực chất, không ít nhà sản xuất chỉ quan tâm đến lợi ích riêng của mình, chẳng cần nghĩ đến hệ quả xấu do mặt hàng mình có thể gây ra cho cộng đồng. Về phía quản lý nhà nước, mặc dù đã có pháp lệnh về thú y, Luật VSATTP, Luật về thủy sản, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các Nghị định hướng dẫn thi hành, việc quản lý về mặt nhà nước vẫn còn chồng chéo, khó qui trách nhiệm, làm giảm hiệu năng quản lý. Đặc biệt trong lãnh vực VSATTP đang là vấn đề nóng bỏng, việc tổ chức thanh kiểm tra VSATTP gần như không có tác dụng đáng kể ở cấp huyện, xã vì lực lượng quá mỏng. Một đặc điểm tình hình hiện nay là cứ bộ nào được giao quản lý ngành là có xu hướng phải thành lập phòng kiểm nghiệm riêng, vừa tốn kém, vừa khó tránh được trùng lắp, vừa khó có đủ kinh phí để trang bị thật hoàn chỉnh, đáp ứng được mọi yêu cầu kiểm nghiệm rất đa dạng và khắc nghiệt trong thời gian sắp tới. Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa vẫn còn gặp nhiều hạn chế do số phòng thử nghiệm có trình độ và kinh nghiệm còn ít và việc mở rộng hoạt động thử nghiệm đánh giá, chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hóa cho tổ chức, cá nhân chưa thật phổ biến. Vấn đề then chốt là làm thế nào quản lý được tốt chất lượng nông thủy sản thực phẩm trong cả nước nói chung và của tỉnh Trà Vinh nói riêng không nhiễm vi sinh, không chứa hóa chất bị cấm, hóa chất ngoài danh mục cho phép, hay bị nhiễm hóa chất quá giới hạn cho phép, … nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cơ sở (doanh nghiệp), bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, đóng góp được phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Do đó, việc điều hành, phối hợp trong quản lý chất lượng toàn bộ hệ thống dây chuyền sản xuất, chế biến, thương mại, tiêu dùng nông sản, lương thực, thực phẩm theo phương châm từ cái cày đến cái đĩa hoặc từ trang trại đến bàn ăn phải được đặt ra và phải được thực thi trong thời gian tới mới có hy vọng làm cho các loại nông sản, lương thực, thực phẩm Việt Nam nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng có chất lượng tốt, đặc biệt là chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng mọi yêu cầu của cộng đồng người tiêu dùng Việt Nam nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng và có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường đầy khắc nghiệt của khu vực và trên thế giớí Để thực hiện tốt việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm theo phương châm “ từ cái cày đến cái đĩa” trong toàn bộ dây chuyền sản xuất, chế biến, dịch vụ, tiêu dùng thực phẩm (chuỗi thực phẩm), cần phải triển khai đồng bộ ba loại giải pháp: • Giải pháp thuộc phạm trù cơ chế chính sách. • Giải pháp thuộc phạm trù kinh tế xã hội. • Giải pháp thuộc phạm trù khoa học công nghệ. Cùng với các cơ quan chức năng của Nhà nước và các Hội chuyên ngành có liên quan, Hội các phòng thử nghiệm Việt Nam cũng có một vai trò hết sức quan trọng trong việc đóng góp và xây dựng đối với 3 loại giải pháp vừa nêu ra ở trên, đặc biệt là đóng góp và xây dựng đối với giải pháp khoa học - công nghệ nhằm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho các loại nông sản, lương thực, thực phẩm tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Hội các Phòng thử nghiệm Việt Nam có một tiềm lực mạnh về con người, về trình độ chuyên môn sâu và nghiệp vụ cao của các hội viên cũng như có một tiềm lực mạnh về cơ sở vật chất, về trang thiết bị và phòng thử nghiệm vốn được phân bố đều trong cả nước. Với thế mạnh này, ngoài chức năng tư vấn, phản biện, giám định về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, Hội này có thể tham gia trực tiếp trong việc đánh giá chất lượng nông sản, lương thực, thực phẩm, đặc biệt là chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của các loại nông sản: nguyên liệu đầu vào của chuỗi thực phẩm, của các loại lương thực, thực phẩm nhằm phát hiên kịp thời các hiện tượng ô nhiễm thực phẩm bởi các ion kim loại nặng, bởi các dư lượng thuốc trừ sâu, các hóa chất bảo vệ thực vật hoặc bởi các vi sinh vật gây bệnh, … Với trình độ chuyên môn sâu và nghiệp vụ cao của các hội viên, Hội này có thể thiết kế và tạo ra các loại kít chẩn đoán nhanh các dư lượng thuốc trừ sâu, các loại hóa chất bảo vệ thực vật, các loại vi sinh vật gây bệnh, …ở trong các loại nông, thủy sản (rau, quả, tôm) cũng như ở trong lương thực, thực phẩm nhằm giúp các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành tại hiện trường sản xuất, tại các chợ bán buôn, bán lẻ, tại các siêu thị, … để có những kết luận kịp thời về vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng các đòi hỏi của người tiêu dùng. Đây cũng là một yêu cầu thực tế hết sức bức xúc hiện nay. Với thế mạnh như thế, hy vọng sẽ góp phần thiết thực trong việc phòng ngừa, ngăn chặn các vụ ngộ độc thực phẩm./. Trần Thị Hồng Hoa - Chi Cục TC ĐL CL Kế hoạch Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm Tết trung thu năm 2012. Tết Trung thu đang đến gần, nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm tăng cao, nhiều mặt hàng thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo thời vụ, các loại thực phẩm được nhập từ nước ngoài chưa được kiểm nghiệm chất lượng. Thực hiện kế hoạch số 13/KH-BCĐTƯVSATTP ngày 15/8/2012 của Ban chỉ đạo liên ngành trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm triển khai đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành về An toàn thực phẩm trong dịp tết trung thu năm 2012. BCĐ liên ngành ATVSTP tỉnh Thái Bình xây dựng kế hoạch đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm Tết trung thu 2012 như sau: I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1.Mục đích. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông giáo dục các quy định của pháp luật, các kiến thức về đảm bảo VSATTP, đề phòng ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, để mọi người dân biết thực hiện. - Đánh giá thực trạng việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, ưu tiên tập trung các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết Trung thu. - Đánh gía công tác chỉ đạo, triển khai các biện pháp bảo đảm ATTP trong dịp Tết Trung thu của cấp huyện đến xã, phường, thị trấn. - Trong quá trình thanh tra, kiểm tra kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục các kiến thức, các quy định của pháp luật về bảo đảm ATTP, nâng cao ý thức đảm bảo ATTP của toàn cộng đồng. 2. Yêu cầu. - Phối hợp chặt chẽ giữa các hoạt động thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm trong đợt hoạt động mạnh đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục các quy định pháp luật, kiến thức về bảo đảm chất lượng An toàn vệ sinh thực phẩm (CLVSATTP) cho các đối tượng quản lý, các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh và người tiêu dùng. - Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP, hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm. - Các cấp, các ngành triển khai thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các mặt hàng được sử dụng nhiều trong dịp Tết trung thu bánh, mứt, kẹo, nước giải khát… II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG: 1.Công tác tham mưu chỉ đạo. - BCĐ liên ngành tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch Đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm tết Trung thu năm 2012, chỉ đạo các ngành thành viên, BCĐ liên ngành các huyện,thành phố triển khai đợt hoạt động mạnh về An toàn vệ sinh thực phẩm tết Trung thu năm 2012. - BCĐ liên ngành các huyện thành phố tham mưu cho UBND cùng cấp chỉ đạo các ban ngành đoàn thể, UBND các xã, phường , thị trấn triển khai các hoạt động theo đúng kế hoạch mà BCĐ tỉnh đã triển khai. 2. Hoạt động truyền thông: Các ngành thành viên ban chỉ đạo: Với chức năng, nhiệm vụ của ngành mình, chỉ đạo các đơn vị trong ngành tổ chức đợt hoạt động mạnh thông tin truyền thông cho các đơn vị quản lý, nhân dân những vấn đề cần thực hiện để đảm bảo an toàn VSATTP trong dịp tết Trung thu năm 2012. Tập trung tuyên truyền hướng dẫn cho các đối tượng hiểu đúng các quy định trong lĩnh vực An toàn vệ sinh thực phẩm: -Luật an toàn thực phẩm - Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa; - Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP; - Các văn bản khác của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT), Bộ Công thương và Liên Bộ quy định về bảo đảm ATTP và thanh tra, kiểm tra ATTP. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn: Chỉ đạo đài phát thanh cùng cấp tổ chức tuyên truyền, giáo dục, truyền thông, nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm, ý thức chấp hành pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm, ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng, ý thức của người tiêu dùng thực phẩm. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm: Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kiểm soát, lựa chọn nguyên liệu chế biến, phụ gia thực phẩm, điều kiện cơ sở vật chất, vệ sinh trang thiết bị dụng cụ sản xuất chế biến, vệ sinh cá nhân người tham gia sản xuất, vệ sinh cơ sở kinh doanh thực phẩm, công bố tiêu chuẩn, ghi nhãn, quảng cáo kiểm nghiệm thực phẩm theo các quy định của pháp luật. Đối với người tiêu dùng: Hãy là những người tiêu dùng thông thái, tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm thịt, bánh kẹo, bia rượu bày bán ở những nơi không đảm bảo vệ sinh, bị mốc hỏng, ôi thiu, hết hạn sử dụng… 3. Hoạt động thanh tra, kiểm tra 3.1. Tuyến Tỉnh. Ngành Y Tế: - Chủ trì thành lập các đoàn kiểm tra chuyên ngành, liên ngành tiến hành kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất chế biến kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh có sự phối kết hợp cuả các thành viên. Tập trung vào các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm phục vụ tết Trung thu. - Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hóa chất kiểm nghiệm nhanh các mẫu thực phẩm trong quá trình thanh tra và của các đơn vị thanh tra, kiểm tra gửi đến phục vụ cho việc kết luận và xử lý vi phạm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo chất lượng. - Các Bệnh viện, Trung tâm Y tế các huyện thành phố chuẩn bị đầy đủ cơ sở thuốc thiết yếu cho việc khám và điều trị bệnh kịp thời cho nhân dân trong trường hợp có ngộ độc thực phẩm đông người xảy ra. Ngành công thương: Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về phòng chống thực phẩm giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng, gian lận thương mại trong lưu thông, kinh doanh thực phẩm, an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh đối với các loại bánh kẹo, rượu, bia, nước giải khát và các thực phẩm khác theo quy định. Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chỉ đạo các cơ quan đơn vị chức năng trong ngành tiến hành kiểm tra, giám sát việc đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho các sản phẩm thực phẩm cung cấp từ ngành mình ra thị trường trong toàn bộ chuỗi sản xuất từ khâu nuôi trồng, sơ chế, bảo quản cũng như vận chuyển. Công An tỉnh, Ngành khoa học công nghệ và các ngành thành viên BCĐ liên ngành tỉnh: Trong chức năng nhiệm vụ của từng ngành, từng đơn vị được giao, bố trí nguồn lực, tích cực phối hợp tham gia công tác đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm, chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách triển khai công tác truyền thông, tăng cường phối hợp kiểm tra liên ngành, chuyên ngành đối với các loại hàng hóa sản xuất, lưu thông nhiều trên thị trường tết Trug thu. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực An toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định… 3.2. Tuyến huyện, thành phố - BCĐ liên ngành VSATTP huyện thành phố căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật về đảm bảo Vệ sinh an toàn thực phẩm, kế hoạch triển khai của BCĐ liên ngành tỉnh, xây dựng kế hoạch, chỉ đạo BCĐ các xã, phường, thị trấn thực hiện đúng các nội dung truyền thông, thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quản lý. - Phòng Y tế phối hợp với Trung tâm Y tế huyện, thành phố tham mưu giúp UBND huyện, thành phố chủ động tổ chức thực hiện ( Thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra trên địa bàn đối với các xã, phường, thị trấn và các cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm tại các làng nghề chế biến thực phẩm). 3.3. Tuyến xã, phường, thị trấn. Tăng cường hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về An toàn vệ sinh thực phẩm. Thành lập các đoàn kiểm tra, tổ chức kiểm tra, ký cam kết đối với các cơ sở sản xuất chế biến kinh doanh thực phẩm trên địa bàn. Kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các tổ chức, đoàn thể, tổ chức bữa liên hoan đông người, đề phòng ngộ độc thực phẩm và các dịch bệnh đường tiêu hóa xảy ra. -Các đoàn kiểm tra tuyến xã, phường, thị trấn tích cực sử dụng các hóa chất, Tests kiểm tra nhanh đã được cấp trong quá trình kiểm tra hoạt động đảm bảo An toàn vệ sinh tại cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quản lý, làm tăng hiệu lực đoàn kiểm tra, phát hiện các loại thực phẩm không đảm bảo chất lượng, không đảm bảo các điều kiện vệ sinh để có hướng xử lý theo đúng thẩm quyền. III. XỬ LÝ VI PHẠM 1.Cơ sở pháp lý để xử lý vi phạm -Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực y tế. - Nghị định số 112/2010/NĐ-CP ngày 01/12/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008. - Các Nghị định của Chính phủ quy định XPVPHC trong các lĩnh vực có liên quan ATTP và các văn bản quy phạm pháp luật khác về XLVPHC. 2.Xử lý vi phạm - Trong quá trình thanh tra, kiểm tra các đoàn thanh tra, kiểm tra phải kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm theo quy định. - Các Đoàn thanh tra, các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tại địa phương có trách nhiệm xử lý các trường hợp vi phạm do mình phát hiện, không để thực phẩm không đảm bảo an toàn, không rõ nguồn gốc, không có nhãn hoặc có nhãn sai quy định hoặc chưa công bố tiêu chuẩn sản phẩm. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN (trước, trong, sau dịp Tết Trung thu) -Từ ngày 31/8/2012 đến 03/10/2012 các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành tiến hành thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở thực phẩm thuộc địa bàn quản lý. - Trung tâm Y tế huyện, thành phố tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra về Thanh tra sở Y tế ( Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm) trước ngày 5/10/2012 để tổng hợp báo cáo Sở Y tế, UBND tỉnh, cục ATVSTP./. Vệ sinh an toàn thực phẩm Bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh. Mặc dù cho đến nay đã có khá nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong công tác bảo vệ và an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như biện pháp về quản lý giáo dục như ban hành luật, điều lệ và thanh tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng các bệnh do kém chất lượng về vệ sinh thực phẩm và thức ăn vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM     Thực phẩm: là những thức ăn, đồ uống của con người dưới dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến; bao gồm cả đồ uống, nhai ngậm và các chất đã được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm. Vệ sinh thực phẩm: là mọi điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn và phù hợp của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình thực phẩm. An toàn thực phẩm: là sự bảo đảm thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng khi nó được chuẩn bị và/hoặc ăn theo mục đích sử dụng. Định nghĩa vệ sinh an toàn thực phẩm: vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng. NHỮNG THÁCH THỨC VÀ TÌNH HÌNH VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM HIỆN NAY Những thách thức  Sự bùng nổ dân số cùng với đô thị hóa nhanh dẫn đến thay đổi thói quen ăn uống của nhân dân, thúc đẩy phát triển dịch vụ ăn uống trên hè phố tràn lan, khó có thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực phẩm chế biến ngày càng nhiều, các bếp ăn tập thể gia tăng … là nguy cơ dẩn đến hàng loạt vụ ngộ độc. Bên cạnh đó, sự gia tăng nhanh dân số còn làm khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, trong đó nguồn nước sạch sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống thiếu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.  Ô nhiễm môi trường: sự phát triển của các ngành công nghiệp dẩn đến môi trường ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến vật nuôi và cây trồng. Mức độ thực phẩm bị nhiễm bẩn tăng lên, đặc biệt là các vật nuôi trong ao hồ có chứa nước thải công nghiệp, lượng tồn dư một số kim loại nặng ở các vật nuôi cao.  Sự phát triển của khoa học công nghệ: việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, chế biến thực phẩm làm cho nguy cơ thực phẩm bị nhiễm bẩn ngày càng tăng do lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản trong rau, quả; tồn dư thuốc thú y trong thịt, thực phẩm sử dụng công nghệ gen, sử dụng nhiều hóa chất độc hại, phụ gia không cho phép, cũng như nhiều quy trình không đảm bảo vệ sinh gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát. Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khác, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai … Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra. Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm. Việc bảo quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẩn đến các vụ ngộ độc thực phẩm. Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mạn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch và ung thư. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá các chương trình hành động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác định được nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em là các bệnh đường ruột, phổ biến là tiêu chảy. Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10 nguyên nhân gây tử vong thì nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh đường ruột đứng thứ 2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe, bệnh tật Trước mắt, thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Không có thực phẩm nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệ sinh. Về lâu dài thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe mỗi con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dân tộc. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn. Vệ sinh an toàn thực phẩm tác động đến kinh tế và xã hội Đối với nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển, lương thực thực phẩm là một loại sản phẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa chính trị, xã hội rất quan trọng. Vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thực phẩm không những cần được sản xuất, chế biến, bảo quản phòng tránh ô nhiễm các loại vi sinh vật mà còn không được chứa các chất hóa học tổng hợp hay tự nhiên vượt quá mức quy định cho phép của tiêu chuẩn quốc tế hoặc quốc gia, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Những thiệt hại khi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây nên nhiều hậu quả khác nhau, từ bệnh cấp tính, mạn tính đến tử vong. Thiệt hại chính do các bệnh gây ra từ thực phẩm đối với cá nhân là chi phí khám bệnh, phục hồi sức khỏe, chi phí do phải chăm sóc người bệnh, sự mất thu nhập do phải nghỉ làm … Đối với nhà sản xuất, đó là những chi phí do phải thu hồi, lưu giữ sản phẩm, hủy hoặc loại bỏ sản phẩm, những thiệt hại do mất lợi nhuận do thông tin quảng cáo … và thiệt hại lớn nhất là mất lòng tin của người tiêu dùng. Ngoài ra còn có các thiệt hại khác như phải điều tra, khảo sát, phân tích, kiểm tra độc hại, giải quyết hậu quả … Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta. Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch. NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM THỰC PHẨM Do quá trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất thực phẩm, lương thực   Thực phẩm có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc thủy sản sống ở nguồn nước bị nhiễm bẩn. Các loại rau, quả được bón quá nhiều phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu không cho phép hoặc cho phép nhưng không đúng về liều lượng hay thời gian cách ly. Cây trồng ở vùng đất bị ô nhiễm hoặc tưới phân tươi hay nước thải bẩn. Sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, thuốc kháng sinh. Do quá trình chế biến không đúng         Quá trình giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm, quá trình thu hái lương thực, rau, quả không theo đúng quy định. Dùng chất phụ gia không đúng quy định của Bộ Y tế để chế biến thực phẩm. Dùng chung dao thớt hoặc để thực phẩm sống với thực phẩm chín. Dùng khăn bẩn để lau dụng cụ ăn uống. Bàn chế biến thực phẩm, bàn ăn hoặc dụng cụ ăn uống nhiễm bẩn. Không rửa tay trước khi chế biến thực phẩm, nhất là khi chuẩn bị thực phẩm cho trẻ em. Người chế biến thực phẩm đang bị bệnh truyền nhiễm, tiêu chảy, đau bụng, nôn, sốt, ho hoặc nhiễm trùng ngoài da. Rửa thực phẩm, dụng cụ ăn uống bằng nước nhiễm bẩn. Nấu thực phẩm chưa chín hoặc không đun lại trước khi ăn. Do quá trình sử dụng và bảo quản không đúng    Dùng dụng cụ sành sứ, sắt tráng men, nhựa tái sinh … bị nhiễm chất chì để chứa đựng thực phẩm. Để thức ăn qua đêm hoặc bày bán cả ngày ở nhiệt độ thường; thức ăn không được đậy kỹ, để bụi bẩn, các loại côn trùng gặm nhấm, ruồi và các động vật khác tiếp xúc gây ô nhiễm. Do thực phẩm bảo quản không đủ độ lạnh hoặc không đủ độ nóng làm cho vi khuẩn vẫn phát triển. HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (10 lời khuyên để phòng ngộ độc thực phẩm) Chọn thực phẩm tươi sạch   Với rau quả: chọn các loại rau, quả tươi, không bị dập nát, không có mùi lạ. Với thịt phải qua kiểm dịch thú y và đạt tiêu chuẩn thịt tươi.      Cá và thủy sản phải còn tươi, giữ nguyên màu sắc bình thường, không có dấu hiệu ươn, ôi. Các thực phẩm đã chế biến phải được đóng hộp hoặc đóng gói đảm bảo, phải có nhãn hàng hóa ghi đầy đủ nội dung như tên sản phẩm, trọng lượng, các thành phần chính, cách bảo quản, sử dụng, nơi sản xuất, chế biến; có số đăng ký sản xuất và còn thời hạn sử dụng. Với đồ hộp không chọn hộp bị méo, phồng hay gỉ. Không sử dụng thực phẩm khô đã bị mốc. Không sử dụng các loại thực phẩm lạ (cá lạ, rau, quả hoặc nấm lạ) chưa biết rõ nguồn gốc. Không sử dụng các phẩm màu, đường hóa học không nằm trong danh mục Bộ Y tế cho phép. Giữ vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm      Khu vực chế biến thực phẩm không có nước đọng, xa các khu khói, bụi bẩn, nhà vệ sinh hoặc khu chăn nuôi gia súc, rác thải gây ô nhiễm môi trường. Tất cả các bề mặt sử dụng để chuẩn bị thực phẩm phải dễ cọ rửa, luôn giữ gìn sạch sẽ, khô ráo. Bếp phải đủ ánh sáng và thông gió. Phải đủ nước sạch sử dụng để chế biến thực phẩm và vệ sinh khu vực chế biến thường xuyên. Ngăn ngừa sự đi lại của gián, chuột và các động vật khác trong khu vực chế biến thực phẩm. Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ         Không để dụng cụ bẩn qua đêm. Bát đĩa dùng xong phải rửa ngay. Không dùng khăn ẩm mốc, nhờn mỡ để lau khô bát đĩa. Nếu dụng cụ vừa rửa xong cần dùng ngay thì nên tráng lại bằng nước sôi. Dụng cụ tiếp xúc với thức ăn chín và sống phải để riêng biệt. Không sử dụng những dụng cụ bị sứt mẻ, hoen gỉ vì khó rửa. Thức ăn còn thừa, thực phẩm thải bỏ phải đựng vào thùng kín có nắp đậy và chuyển đi hằng ngày. Chỉ sử dụng xà phòng, các chất tẩy rửa dụng cụ ăn uống được ngành Y tế cho phép để không tồn dư gây độc sang thực phẩm. Không dùng dụng cụ bằng đồng, nhôm, thủy tinh gia công, nhựa tái sinh có màu để nấu nướng, chứa đựng thực phẩm lỏng có tính acid hoặc các loại cồn rượu vì chúng có thể làm tan các kim loại nặng như chì, đồng … hoặc phụ gia vào thực phẩm. Tuyệt đối không được dùng bao bì từng chứa đựng các hóa chất độc, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thuốc tẩy, chất sát trùng để đựng thực phẩm. Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ     Rau, quả phải ngâm ngập trong nước sạch rồi rửa kỹ dưới vòi nước chảy hoặc rửa trong chậu, thay nước 3-4 lần. Các loại thực phẩm đông lạnh phải làm tan đá hoàn toàn và rửa sạch trước khi nấu nướng. Nhiệt độ sôi có thể tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh nhưng phải nấu kỹ để đạt nhiệt độ sôi đồng đều. Chú ý phần thịt gần xương nếu thấy còn có màu hồng hoặc màu đỏ thì bắt buộc phải đun lại cho chín hoàn toàn. Không nên ăn các thức ăn sống như gỏi cá, thịt bò tái, gỏi … Ăn ngay sau khi thức ăn vừa nấu xong hoặc vừa chuẩn bị xong   Thức ăn chín để nguội ở nhiệt độ bình thường dễ bị vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Để đảm bảo an toàn nên ăn ngay khi thức ăn còn nóng vừa nấu chín xong. Đối với các thực phẩm không cần nấu chín như chuối, cam, dưa và các loại quả khác thì cần ăn ngay sau khi vừa bóc hay vừa cắt ra. Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín và đun kỹ lại trước khi ăn          Nếu thức ăn phải chuẩn bị trước hoặc phải đợi sau 3 giờ thì cần giữ nóng ở nhiệt độ 60 độ C hoặc duy trì ở điều kiện lạnh ≤ 10 độ C. Với trẻ nhỏ, phải cho ăn ngay sau khi thức ăn vừa nguội và không áp dụng cách bảo quản này. Không đưa quá nhiều thức ăn còn ấm hoặc thức ăn còn đang nóng vào tủ lạnh. Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín. Không dùng dao, thớt vừa cắt, thái thịt sống chưa được rửa sạch để thái thức ăn chín. Thức ăn phải đậy kỹ tránh ruồi, côn trùng xâm nhập. Không dùng tay để bốc thức ăn chín hay đá để pha nước uống. Không để các hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc các chất gây độc khác ở trong khu chế biến thực phẩm. Bảo quản tốt các thực phẩm đóng gói theo đúng yêu cầu ghi của nhãn. Đun lại thức ăn ở nhiệt độ sôi đồng đều ngay trước khi ăn là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa các vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản. Giữ vệ sinh cá nhân tốt      Người chăm sóc trẻ cần rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi cho trẻ ăn hoặc tiếp xúc với thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với thực phẩm tươi sống. Mặc quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng khi chuẩn bị thức ăn. Không hút thuốc, không ho, hắt hơi trong khi chuẩn bị thực phẩm. Giữ móng tay ngắn và sạch sẽ. Nếu có vết thương ở tay cần băng kín bằng vật liệu không ngấm nước.  Không tiếp xúc với thực phẩm khi đang bị đau bụng, tiêu chảy, nôn, sốt hay có biểu hiện của bệnh truyền nhiễm. Sử dụng nước sạch trong ăn uống     Dùng các nguồn nước thông dụng như nước máy, nước giếng, nước mưa, sông suối đã qua xử lý để rửa thực phẩm, chế biến đồ ăn uống và rửa dụng cụ. Nước phải trong, không có mùi, không có vị lạ. Dụng cụ chứa nước phải sạch, không được để rêu, bụi bẩn bám xung quanh hoặc ở đáy, có nắp đậy. Dùng nước đã đun sôi để uống hoặc chế nước giải khát, làm kem, đá. Sử dụng vật liệu bao gói thực phẩm sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh    Không sử dụng sách, báo cũ để gói thức ăn chín. Đồ bao gói phải đảm bảo sạch, giữ được tính hấp dẫn về mùi vị, màu sắc và không thấm chất độc vào thực phẩm. Nhãn thực phẩm phải trung thực, có đầy đủ thông tin cần thiết như tên sản phẩm, trọng lượng, các thành phần chính, cách bảo quản, sử dụng, nơi sản xuất, chế biến, có số đăng ký sản xuất, thời hạn sử dụng. Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ   Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, gián, chuột … và hướng dẫn vệ sinh phòng chống các dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành Y tế. Rác thải phải đựng vào thùng kín có nắp đậy, đổ đúng giờ và đúng nơi quy định. THÔNG TIN VỀ CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM I. Tổng quát: - Chương trình đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trước đây thuộc một trong 13 chương trình mục tiêu y tế quốc gia. - Năm 2001 Chính phủ quyết định chuyển thành dự án đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. II. Mục tiêu : - Đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. - Phòng trách các bệnh lây lan qua đường sử dụng thực phẩm. - Hạn chế thấp nhất các vụ ngộ độc xảy ra. III. Các hoạt động: - Tổ chức tập huấn cơ bản về đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh chế biến thực phẩm. - Tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với các cơ sở. - Tăng cường công tác truyền thông giáo dục , phổ biến pháp lệnh VSATTP và các văn bản pháp quy về VSATTP cho các cơ sở sản xuất kinh doanh chế biến thực phẩm. - Phối kết hợp các ban ngành, đoàn thể tại địa phương để tổ chức thực hiện các yêu cầu nhiệm vụ của dự án. - Xây dựng các mô hình điểm và nhân rộng về công tác đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại các Phường xã. IV. Yêu cầu đối với một cơ sở sản xuất kinh doanh chế biến thực phẩm ( Đã được quy định trong các văn bản pháp quy) - Đảm bảo các quy định về Vệ sinh hoàn cảnh – Vệ sinh môi trường trong khu vực sản xuất, kinh doanh, phục vụ. - Đảm bảo các điều kiện về con người trực tiếp sản xuất kinh doanh chế biến thực phẩm ( khám sức khoẻ theo quy định, trang bị đầy đủ mũ, khẩu trang tạp đề, bao tay… khi chế biến phục vụ thực phẩm và tham gia tập huấn kiến thức VSATTP.) - Đảm bảo đủ dụng cụ, trang thiết bị phục vụ, cơ sở vật chất và các điều kiện vệ sinh khác theo quy định. V. Tình hình sản xuất kinh doanh chế biến thực phẩm tại Thành phố Đà Lạt ( số liệu đến tháng 12/2004). * Số liệu cơ sở phân theo loại hình kinh doanh: CXSX Phường 1 Phường 2 Phường 3 Phường 4 Phường 5 Phường 6 Phường 7 Phường 8 Phường 9 Phường 10 Phường 11 Phường 12 Xuân Tho Xuân Trường Ta nung Tổng cộng 18 15 14 33 13 13 1 3 20 12 Nha Ăn uống Giải Bánh Hang Bếp ăn Đặc Tạp Tổng hang cố định khát mi rong tập thê sản hóa số 20 95 116 27 38 9 184 507 11 78 65 24 38 3 88 322 4 46 41 8 23 4 5 39 185 3 37 21 21 22 6 13 37 193 5 30 14 14 9 7 3 34 129 4 28 25 9 20 6 58 163 15 11 8 13 2 18 68 51 47 29 7 11 49 58 255 9 83 47 16 20 39 63 297 41 25 9 14 9 63 182 2 15 9 5 9 8 20 68 3 9 6 5 2 2 16 43 5 5 11 5 7 9 31 73 6 11 15 3 24 3 40 102 4 2 6 2 1 32 47 546 459 248 119 162 9 66 183 70 781 2.634 VI. Các cơ sở đã xây dựng đạt tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại Phường 1,2,5,9,10,12. - Năm 2001: xây dựng điểm tại Phường 1. - Năm 2002: xây dựng Phường đạt tiêu chuẩn - Năm 2003: xây dựng Phường đạt tiêu chuẩn - Năm 2004: xây dựng Phường đạt tiêu chuẩn Nha Ăn uống cố Giải Bánh CXSX hang định khát mi 56 40 265 275 93 tại Phường 9. tại Phường 2, 12. tại Phường 5,10. Hang Bếp ăn tập Đặc rong thê sản 121 69 3 Tạp Tổng số hóa 448 1.480 Tình trạng hiệu lực văn bản: Chưa có hiệu lực Thuộc tính Lược đồ Tải về Bản in BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Số: 33/2012/TT-BNNPTNT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 20 tháng 07 năm 2012 THÔNG TƯ Quy định điều kiện vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thịt và phụ phẩm ăn được của động vật ở dạng tươi sống dùng làm thực phẩm ___________________________ Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP; Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 được Quốc hội khoá XII kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH được Ủy Ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 4 năm 2004; Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm; Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y; Nghị định số 119/2008/NĐCP ngày 28/11/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP; Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Quy định điều kiện vệ sinh, bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thịt và phụ phẩm ăn được của động vật ở dạng tươi sống. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định điều kiện vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm phẩm đối với cơ sở kinh doanh thịt và phụ phẩm ăn được của động vật ở dạng tươi sống dùng làm thực phẩm. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh thịt và phụ phẩm ăn được của động vật ở dạng tươi sống có đăng ký kinh doanh và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Động vật: là các loài động vật trên cạn bao gồm các loài thú, cầm được sử dụng làm thực phẩm. 2. Thịt động vật ở dạng tươi sống: Là thịt của động vật khoẻ mạnh sau khi giết mổ ở dạng nguyên con hoặc đã pha lọc được bảo quản ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ từ 0oC đến 5oC trong khoảng thời gian nhất định và vẫn giữ nguyên đặc tính tự nhiên vốn có của nó (sau đây gọi là thịt). 3. Phụ phẩm ăn được ở dạng tươi sống: Là toàn bộ đầu, đuôi, chân, da, mỡ và phủ tạng ăn được của động vật được bảo quản ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ từ 0oC đến 5oC trong khoảng thời gian nhất định và vẫn giữ nguyên đặc tính tự nhiên vốn có của nó (sau đây gọi là phụ phẩm). 4. Cơ sở kinh doanh thịt và phụ phẩm: Là những khu vực kinh doanh thịt và phụ phẩm ăn được của động vật ở dạng tươi sống tại chợ truyền thống, siêu thị hoặc các cửa hàng kinh doanh, cửa hàng giới thiệu sản phẩm. 5. Chợ truyền thống: Bao gồm chợ bán lẻ và bán buôn, là nơi mọi người đến mua, bán hàng hoá và được chính quyền địa phương quy hoạch. 6. Siêu thị: Là hệ thống/cơ sở phân phối hàng hoá tổng hợp, kinh doanh theo phương thức tự chọn và tự phục vụ. Tại đây có đầy đủ các mặt hàng cần thiết cho cuộc sống gia đình được bao gói bảo quản phù hợp với từng loại mặt hàng; nhãn hàng hoá có đầy đủ thông tin của sản phẩm và được gắn mã vạch, mã số quản lý nguồn gốc, chất lượng hàng hoá và để tính tiền bằng máy tự động in hóa đơn. 7. Điều kiện vệ sinh nơi kinh doanh thịt và phụ phẩm: Là những điều kiện vệ sinh nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm của thịt và phụ phẩm trong quá trình kinh doanh. 8. Trang thiết bị, dụng cụ dùng trong kinh doanh thịt và phụ phẩm: Là toàn bộ các vật dụng để bày bán, pha lọc và chứa đựng, bảo quản thịt và phụ phẩm. 9. Làm sạch: Là việc sử dụng các biện pháp cơ học nhằm loại bỏ các chất bẩn bám dính vào bề mặt của trang thiết bị, dụng cụ dùng trong kinh doanh thịt và phụ phẩm. 10. Khử trùng tiêu độc: Là việc sử dụng các tác nhân vật lý, hóa học nhằm tiêu diệt các vi sinh vật có hại.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan