Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Yếu tố lạ hóa trong tiểu thuyết của phạm thị hoài và nguyễn bình phương (qua một...

Tài liệu Yếu tố lạ hóa trong tiểu thuyết của phạm thị hoài và nguyễn bình phương (qua một số tác phẩm tiêu biểu)

.PDF
118
919
71

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn LỜI CẢM ƠN Để có được bản luận văn hoàn chỉnh này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc đối với sự hướng dẫn tận tâm, chỉ bảo chu đáo của thầy hướng dẫn – PGS. TS Trương Đăng Dung. Xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo trong tổ lý luận văn học, thầy giáo, cô giáo của Viện nghiên cứu văn học, thầy giáo, cô giáo cán bộ của phòng sau đại học – Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã nhiệt tình giảng dạy, công tâm tạo điều kiện giúp đỡ về thủ tục hành chính cũng như các giấy tờ cần thiết để em có thể hoàn thành đúng hạn luận văn. Và cuối cùng tôi xin cảm ơn BGH, các thầy cô giáo Trường CĐ nghề GTVT TW1, những người thân trong gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi chia sẻ với tôi những khó khăn và giúp đỡ tôi rất nhiều để tôi có được thành quả như ngày hôm nay. Hà Nội, tháng 7 năm 2013 Tác giả luận văn Nguyễn Hữu Hợp MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 2 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................ 11 4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 12 5. Đóng góp của luận văn.............................................................................. 13 6. Cấu trúc của luận văn ............................................................................... 13 NỘI DUNG..................................................................................................... 14 Chương 1: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TƯ DUY TIỂU THUYẾT SAU 1986 ... 14 1.1. Những cách nhìn mới của các nhà văn về hiện thực ...................... 14 1.1.1. Hiện thực đa chiều ....................................................................... 14 1.1.2. Những mảnh vỡ tự sự .................................................................. 17 1.2. Những khám phá mới về con ngƣời ................................................. 19 1.2.1. Con người trong tư cách cá nhân ............................................... 19 1.2.2. Con người được nhìn từ nhiều chiều.......................................... 22 1.3. Yếu tố lạ hóa trong kĩ thuật viết tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 .. 24 1.3.1. Phá vỡ cốt truyện truyền thống ................................................... 24 1.3.2. Lạ hóa trong cách kể chuyện ...................................................... 26 1.3.3. Khai thác các kỹ thuật xây dựng nội tâm nhân vật .................... 28 Chƣơng 2: LẠ HÓA VỀ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA PHẠM THỊ HOÀI VÀ NGUYÊN BÌNH PHƢƠNG ....................... 32 2.1. Nhân vật trong tác phẩm tự sự ......................................................... 32 2.2. Ngoại hình và tính cách nhân vật ..................................................... 35 2.2.1. Ngoại hình và tính cách nhân vật trong “Thiên sứ” của Phạm Thị Hoài .................................................................................................. 36 2.2.2. Ngoại hình và tính cách nhân vật trong “Thoạt kỳ thủy” và “Ngồi” của Nguyễn Bình Phương......................................................... 42 2.3. Kiểu nhân vật đám đông ................................................................... 50 2.3.1.Đám đông trong “Thiên sứ” của Phạm Thị Hoài ...................... 50 2.3.2. Đám đông trong “Thoạt kỳ thủy” và “Ngồi” của Nguyễn Bình Phương .................................................................................................... 54 Chương 3: LẠ HÓA VỀ THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT ... 58 3.1. Thời gian và không gian nghệ thuật trong tác phẩm tự sự............ 58 3.2. Tổ chức thời gian ................................................................................ 60 3.2.1. Thời gian huyền thoại trong “Thiên sứ” của Phạm Thị Hoài .. 61 3.2.2. Thời gian tâm lý trong “Thoạt kỳ thủy” và “Ngồi” của Nguyễn Bình Phương .......................................................................................... 65 3.3. Tổ chức không gian ............................................................................ 69 3.3.1. Không gian huyền thoại trong“Thiên sứ” của Phạm Thị Hoài70 3.3.2. Không gian đa chiều trong “Thoạt kỳ thủy” và “Ngồi” của Nguyễn Bình Phương ............................................................................................ 75 Chƣơng 4: LẠ HÓA VỀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT ............................ 84 4.1. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm tự sự .................................... 84 4.2. Ngôn ngữ trong “Thiên sứ” của Phạm Thị Hoài ............................ 86 4.2.1. Thách thức các yếu tố ngôn ngữ truyền thống........................... 86 4.2.2. Ngôn ngữ tự sự đậm chất trữ tình .............................................. 90 4.3. Ngôn ngữ trong “Thoạt kỳ thủy” và “Ngồi” của Nguyễn Bình Phương.. 93 4.3.1. Ngôn ngữ trần thuật .................................................................... 93 4.3.2. Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại ................................................. 97 KẾT LUẬN .................................................................................................. 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 110 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Sau năm 1986 nền văn học Việt Nam từng bước chuyển biến mạnh mẽ, sâu sắc. Văn học giai đoạn này đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn, đổi mới cách nhìn nhận, cách tiếp cận con người và hiện thực đời sống, đặc biệt là hiện thực chiến tranh, khám phá con người trong những mối quan hệ đa dạng và phức tạp, thể hiện con người ở nhiều phương diện của đời sống kể cả đời sống tâm linh. Điều đáng nói nhất là văn học đã quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường. Song song với sự đổi mới ở phương diện nội dung, các nhà văn cũng không ngừng tìm tòi những phương pháp sáng tác và cách thức thể hiện mới mẻ. Sự chuyển biến này là một xu thế tất yếu. Bởi khi hoàn cảnh xã hội thay đổi thì văn học cũng phải thay đổi để phản ánh kịp thời hơn những vấn đề của hiện thực. Bên cạnh đó sự đòi hỏi của bạn đọc, của người tiếp nhận chính là động lực để các nhà văn không ngừng sáng tạo. Đặc biệt khi độc giả đang ngày một khó tính và có nhiều sự lựa chọn hơn các hình thức giải trí thì văn chương cũng như người cầm bút không thể không chuyển mình để tìm kiếm và khẳng định chỗ đứng của mình. Trong xu thế vận động đó của nền văn học Việt Nam, tiểu thuyết đương đại cũng đã có những đóng góp không nhỏ trong việc tạo dựng một diện mạo mới cho nền văn học nước nhà với những tên tuổi được đông đảo bạn đọc chú ý như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Khắc Trường, Dương Hướng... Đặc biệt, nền tiểu thuyết đương đại Việt Nam đã xuất hiện một loạt các tác phẩm có biểu hiện rõ rệt của yếu tố lạ hóa như các sáng tác của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái..., và của nhiều nhà văn trẻ mới xuất hiện 2 gần đây. Có thể khẳng định tiểu thuyết là thể loại chủ lực của nền văn học hiện đại. Sự thay đổi của tiểu thuyết là sự thay đổi về tư duy và quan niệm của người viết về các vấn đề của cuộc sống và về chính tiểu thuyết. Do đó sự biến đổi của tiểu thuyết phần nào phản ánh sâu sắc sự thay đổi của nền văn học nước nhà thời gian qua. Qua việc khảo sát một số tài liệu nghiên cứu về các tác phẩm của các tác giả Phạm Thị Hoài, Nguyễn Bình Phương, chúng tôi nhận thấy, vấn đề về lạ hóa chưa được đi sâu tìm hiểu. Vì thế chúng tôi triển khai đề tài “Yếu tố lạ hóa trong tiểu thuyết của Phạm Thị Hoài và Nguyễn Bình Phương”, với mong muốn đóng góp thêm một tiếng nói về yếu tố lạ hóa trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Sở dĩ chúng tôi lựa chọn hai tác giả này là bởi tầm ảnh hưởng, sự đóng góp của hai nhà văn này trong quá trình đổi mới văn xuôi Việt Nam hiện đại. Nếu Phạm Thị Hoài với một Thiên sứ được đánh giá cao cả trong nước và trên thế giới, tiểu thuyết của bà được dịch ra nhiều thứ tiếng và được coi như sự khơi mở cho một lối viết mới thì Nguyễn Bình Phương với 7 tiểu thuyết (tính tới thời điểm này) đã thể hiện sự bền bỉ trên con đường sáng tạo của mình. Hai nhà văn với nhiều nét tương đồng cũng như khác biệt sẽ gợi mở cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về sáng tác của họ cũng như của nền tiểu thuyết Việt Nam đương đại hiện nay. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì lạ hóa là toàn bộ những thủ pháp trong nghệ thuật (nghịch dị, nghịch lí...) được dùng để đạt đến một kết quả nghệ thuật, theo đó, hiện tượng được miêu tả hiện ra không phải như ta đã quen biết, hiển nhiên mà như một cái gì mới mẻ, chưa quen, “khác lạ” [56,tr172]. Khái niệm “lạ hóa”, “hiệu quả lạ hóa” được B. Brech đưa vào mĩ học từ chính thực tiễn hoạt động sân khấu của ông. Theo ông lạ hóa gây nên ở 3 chủ thể tiếp nhận sự ngạc nhiên và hiếu kì trước một góc nhìn mới làm nảy sinh một thái độ tiếp nhận tích cực đối với cái thực tại được lạ hóa kia. Lạ hóa là một khái niệm được các nhà hình thức chủ nghĩa Nga đề cao. Theo Shklovski, nhận thức của con người có xu hướng tự động hóa để giảm bớt năng lượng tư duy. Bởi vậy người ta thích dùng những từ ngữ quen thuộc đến sờn mòn. Văn chương phải chống lại sự tự động hóa đó thì mới gây được sự chú ý của người đọc. Phải lạ hóa thứ ngôn ngữ quen thuộc bằng từ mới, cách dùng từ độc đáo, hình ảnh lạ... Coi trọng lạ hóa, tức là mang trả lại sự hồn nhiên, sự tinh khôi cho ngôn ngữ, tức là coi trọng tính độc đáo, sự sáng tạo, cá tính, phong cách..., những phẩm chất đích thực của văn chương [5]. Các nhà văn thuộc trường phái hình thức Nga cho rằng lạ hóa là một nguyên tắc nghệ thuật phổ quát thể hiện trong mọi cấp độ của cấu trúc nghệ thuật, có tác dụng phá vỡ sự tự động, máy móc của cảm thụ bằng cách tạo ra một cái nhìn mới đối với sự vật hiện tượng quen thuộc chứ không phải là nhận ra cái đã biết, tức là phá vỡ những khuân hình để người ta có thể nhận ra các ý nghĩa mới của sự vật và nhân sinh. Theo đó lạ hóa là một thủ pháp trong sáng tác văn học có nhiệm vụ làm cho sự vật được miêu tả trở nên khác lạ, là một thủ pháp đương nhiên của các nhà văn, thậm chí là bản chất của nghệ thuật. Nhà văn sử dụng thủ pháp “lạ hóa” để khơi dậy cảm xúc mới lạ của người đọc, không để cho họ bị chi phối bởi các thói quen và định kiến vô thức có sẵn về đối tượng nhận thức. “Mục đích của nghệ thuật là đem lại cảm giác về các sự vật như chúng được cảm nhận chứ không phải như chúng được biết đến. Thủ pháp của nghệ thuật là làm cho sự vật trở nên “khác lạ”..., bởi vì quá trình cảm nhận là một mục đích thẩm mỹ tự thân và nó cần phải được kéo dài. Nghệ thuật là một cách trải nghiệm sự sáng tạo nghệ thuật đối với một đối tượng: đối tượng không phải là cái quan trọng...” [20]. 4 Ở phương Tây, chủ nghĩa hiện đại phủ nhận chủ nghĩa hiện thực truyền thống trong văn học nghệ thuật. Nó hướng tới khám phá những vùng vô thức tâm linh, bí ẩn, những dòng ý thức bị che khuất, những biểu hiện phi lý của đời sống. Do đó chủ nghĩa hiện đại giống như một cuộc “cách mạng nghệ thuật” đã làm phong phú thêm hệ thống các phương tiện tạo hình như “dòng ý thức”, “độc thoại nội tâm”… Từ đây có thể thấy văn học hiện đại đã lạ hóa cách thể hiện, hướng tới khám phá chiều sâu của con người, coi trọng cái được phản ánh. Những phương tiện tạo hình dùng trong văn học hiện đại có thể đã được dùng trong văn học truyền thống nhưng đến văn học hiện đại nó được khai thác một cách triệt để nhằm tái hiện hình ảnh con người một cách sâu sắc và đa dạng nhất. Chủ nghĩa hậu hiện đại ra đời cuối chiến tranh thế giới thứ hai, là một thuật ngữ đa nghĩa được sử dụng linh hoạt trong nhiều lĩnh vực. Đưa ra một khái niệm về văn chương hậu hiện đại không phải là một việc đơn giản bởi hiện nay các nhà nghiên cứu và phê bình vẫn còn nhiều tranh cãi về thuật ngữ này. Song có thể hiểu văn chương hậu hiện đại là sự “chống lại” chủ nghĩa hiện đại, là sự “phản biện”. Sự phản biện ở đây phần nào chính là quá trình lạ hóa trong tư duy sáng tác, trong cách thể hiện. Phản biện không phải là chối bỏ tất cả mà là sự mở rộng biên độ, vượt qua giới hạn, kiếm tìm một cái nhìn cuộc sống mới mẻ hơn. Văn học hậu hiện đại ngược lại với văn học hiện đại rất coi trọng cái biểu đạt. Yếu tố lạ hóa, phá vỡ những quy chuẩn cũ, phản biện lại cái cũ, mong muốn mở rộng những giới hạn để con người cảm nhận cuộc sống đúng như nó nhất chính là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa hậu hiện đại. Ở Việt Nam, ý thức lạ hóa trong sáng tác văn học nghệ thuật xuất hiện ở nhiều nhà văn. Tuy nhiên lạ hóa và lạ hóa thành công thì không phải nhà văn nào cũng làm được. Nền văn học của chúng ta suốt một thời gian dài chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc với tính quy phạm, ước lệ khi tiếp xúc 5 với nền văn học Phương Tây đã có một cuộc chuyển mình lớn. Sau năm 1975 và đặc biệt là sau 1986, khi điều kiện giao lưu văn hóa được mở rộng hơn các nhà văn được tiếp nhận nhiều hơn các trường phái văn học trên thế giới thì quá trình chuyển biến trong tư duy sáng tác càng rõ rệt hơn. Chịu ảnh hưởng từ các nhà văn thuộc trường phái hiện đại và hậu hiện đại, các nhà tiểu thuyết Việt Nam đang cố gắng tìm tòi một lối đi, mở ra một con đường cho sáng tác của mình. Chúng ta có thể nhận thấy những dấu hiệu của sự đổi mới, của sự lạ hóa trong sáng tác của nhiều nhà văn như Phạm Thị Hoài, Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Huy Thiệp… và cũng nhận thấy dấu hiệu của sự ảnh hưởng từ các nhà văn hiện đại, hậu hiện đại của thế giới tới thế hệ các nhà văn này. Phạm Thị Hoài là người có ý thức lạ hóa tư duy tiểu thuyết ngay từ những tác phẩm đầu tiên của bà. Ở Việt Nam, cách viết của Phạm Thị Hoài khiến độc giả và những nhà phê bình hết lời ca ngợi và cũng lắm kẻ chê bai. Ngay cả những nhà phê bình mạnh mẽ nhất cũng thừa nhận rằng bà là một nhà văn có con mắt u ám trong việc mổ xẻ chi tiết, chua cay và hài hước, song lại có thính giác tốt về nhịp điệu của tiếng Việt [22]. Cùng với Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài đã góp phần mở ra một trào lưu sáng tác mới cho dòng tiểu thuyết đương đại Việt Nam, đem đến cho tiểu thuyết một lối tư duy và phong cách thể hiện mới mẻ, lạ lẫm. Nguyễn Bình Phương là nhà văn luôn có ý thức tìm hướng đi mới cho tiểu thuyết. Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương có những khác lạ về kết cấu, xây dựng nhân vật, nghệ thuật trần thuật… Chính sự khác lạ ấy đã thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu phê bình văn học. Cả Phạm Thị Hoài và Nguyễn Bình Phương đều cho người đọc cảm nhận về sự ảnh hưởng của F. Kafka, Gunther Grass, G. Macquet,… những nhà văn hiện đại, huyền ảo nổi tiếng của thế giới. Chính lối tư duy mới trong 6 cách sáng tác và sự tiếp nhận các yếu tố tích cực của văn học nước ngoài trên cơ sở nền tảng của văn hóa bản địa đã tạo nên cái “lạ” trong sáng tác của hai nhà văn này. 2.2. Phạm Thị Hoài và Nguyễn Bình Phương có thể coi là những hiện tượng văn chương thu hút được sự chú ý của các độc giả và các nhà phê bình, nghiên cứu. Do đó số các bài báo, bài phê bình, các luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp về hai tác giả này là tương đối nhiều. Trong giai đoạn đổi mới của nền văn xuôi Việt Nam sau 1975, Phạm Thị Hoài nổi lên như một cây bút có cá tính, có trách nhiệm với ngòi bút của mình. Tuy số lượng tiểu thuyết không lớn nhưng những hoạt động trong lĩnh vực văn chương của bà cũng như giá trị các tác phẩm của bà lại được bạn đọc đánh giá cao. Xung quanh các tác phẩm của Phạm Thị Hoài luôn có nhiều tranh cãi, trái chiều và gay gắt, đặc biệt đôi lúc vấn đề còn vượt khỏi phạm vi của văn chương nghệ thuật. Thiên sứ của Phạm Thị Hoài ra đời năm 1988, so với các tác phẩm như Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh hay các tác phẩm của Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh... thì sáng tác này ra đời khá sớm, ngay sau những ngày đầu đất nước đổi mới. Tuy nhiên những đánh giá nhận định về tiểu thuyết này vẫn chưa thực sự thống nhất và xác đáng. Nghiên cứu về Thiên sứ có thể kể đến một số bài viết như: Những đặc điểm của tiểu thuyết Thiên sứ (Lại Nguyên Ân), Đứa trẻ và thành phố trong Thiên sứ của Phạm Thị Hoài (Đặng Thị Hạnh), Phạm Thị Hoài, thiên sứ (Thụy Khuê), Thiên sứ của Phạm Thị Hoài, Đọc và đọc lại Thiên sứ của Phạm Thị Hoài (Nguyễn Thanh Sơn)... Trong bài viết của mình Lại Nguyên Ân đã dùng sự tự nghiệm của bản thân để chỉ ra những nét mới dù chỉ mang tính phác thảo như những nhận xét ban đầu nhưng đây thực sự là những gợi ý quý báu cho những người nghiên cứu đi sau. Nguyễn Thanh Sơn với hai bài viết về Phạm Thị Hoài đã chỉ ra cách đọc, cách tiếp cận tiểu thuyết Thiên sứ 7 sao cho đạt hiệu quả cao nhất.... Vào tháng 12/1988, tại hội thảo Chung quanh một số vấn đề thời sự văn học được tổ chức tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Thiên sứ và Phạm Thị Hoài được đánh giá cao, qua hai bài tham luận của Văn Giá và Hoàng Ngọc Hiến. Nếu Văn Giá khai thác các giá trị nội dung thì Hoàng Ngọc Hiến thuyết phục người nghe bằng cách chỉ ra nét độc đáo trong giọng kể chuyện của Phạm Thị Hoài. Bên cạnh đó còn có nhiều bài viết, nhiều đề tài nghiên cứu mà ở đó Thiên sứ là một đối tượng chính để khảo sát. Các nhà nghiên cứu nước ngoài cũng có những nhận xét sắc sảo đánh giá cao sự cách tân của Phạm Thị Hoài như Anatoli A.Sokolov: Trên thực tế, tiểu thuyết Thiên sứ mà ở mức nào đó là những truyện ngắn là rất khác thường và không đặt vừa được vào truyền thống tự sự của văn xuôi Việt Nam nửa sau thế kỷ XX... Thiên sứ còn là đối tượng nghiên cứu thu hút được sự quan tâm của các sinh viên, học viên khoa văn học như luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thu Nguyên Thiên sứ của Phạm Thị Hoài những cách tân trong bút pháp và một triển vọng biểu đạt tiểu thuyết trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2004, hay Phương thức huyền thoại hóa trong Thiên sứ của Phạm Thị Hoài khóa luận tốt nghiệp khoa Văn học trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội... Qua đó chúng tôi nhận thấy, phần lớn các nhà phê bình, các bài viết đều thống nhất ở chỗ đánh giá cao sự cách tân của Phạm Thị Hoài. Tuy đôi chỗ quan điểm còn chưa thống nhất, góc độ tiếp cận còn khác nhau song những đóng góp của bà đã được bạn đọc và giới nghiên cứu phê bình nghi nhận. Các bài báo viết về Nguyễn Bình Phương khá nhiều từ báo mạng đến báo viết, từ những bài báo mang tính chất giới thiệu đến những bài nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành, từ những bài báo về một tác phẩm cụ thể 8 đến những bài báo có tính khái quát cao. Một trong những nhà nghiên cứu sớm viết bài về Nguyễn Bình Phương là Đoàn Cầm Thi. Nhà nghiên cứu này đã nhìn các sáng tác của Nguyễn Bình Phương dưới cái nhìn của vô thức và hữu thức trong mối quan hệ so sánh, liên hệ với thơ Hàn Mặc Tử và thơ Hồ Xuân Hương (Sáng tác văn học: giấc mơ và điên, Người đàn bà nằm: “Từ thiếu nữ ngủ ngày” đọc Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương). Từ đó, tác giả bài viết chỉ ra những đặc sắc trong cách nhìn nhận hiện thực và con người của Nguyễn Bình Phương. Với lối viết dựa trên cơ sở của phân tâm học Đoàn Cầm Thi đã cho chúng tôi một gợi mở về hướng tiếp cận các tác phẩm của Nguyễn Bình Phương. Trên websitee http//chimviet.fr.free và trên trang web cá nhân của Thụy Khuê (http://thuykhue.fr.free) đã đăng tải khá nhiều các bài viết nghiên cứu về các yếu tố huyền ảo, tâm linh trong từng tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương như Khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già, Tính chất hiện thực linh ảo âm dương trong tiểu thuyết Người đi vắng, Những yếu tố tiểu thuyết mới trong tác phẩm Trí nhớ suy tàn, Những đặc trưng của bút pháp huyền ảo trong tiểu thuyết Ngồi… Những bài viết này đã chỉ ra những nét nổi bật nhất của từng tác phẩm trong sáng tác của nhà văn. Mỗi bài viết là những nhận xét đánh giá xác đáng, tinh tế là những phát hiện có tính chất gợi mở cho những người nghiên cứu về Nguyễn Bình Phương. Tuy nhiên các bài viết này thiếu tính hệ thống và nhất quán trong phương pháp tiếp cận.Vì vậy tuy là sự ghi nhận đối với tác giả nhưng lại chưa có những đánh giá khái quát bao trùm được hệ thống tác phẩm của Nguyễn Bình Phương. Một số bài báo về Nguyễn Bình Phương rất đáng chú ý, trong số các bài báo viết về nhà văn này ta có thể kể đến như: Một số đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương (Trương Thị Ngọc Hân - đăng tải trên website http://www.tienve.com.) Bài viết chỉ ra ba đặc điểm nổi bật nhất 9 trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương là: cách lựa chọn hiện thực là những mảng tự sự phân mảnh, sử dụng kết cấu xoăn kép nhiều mạch truyện song song, sử dụng yếu tố kỳ ảo. Tiếp đó có thể kể đến bài báo của nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch đăng trên báo Văn nghệ số ra ngày 25/11/2006, đánh giá về Ngồi nhưng cũng là những ghi nhận chung cho sự sáng tạo của Nguyễn Bình Phương. Bài báo này đi sâu vào nội dung ý nghĩa của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đó chính là vấn đề: “Nó là một cuộc mời gọi đặt vấn đề phản tư về đời sống và ý nghĩa của đời sống. Nó là một tiểu thuyết bắt người ta suy nghĩ và làm điều ấy nó xứng đáng là một tiểu thuyết và là một tiểu thuyết xuất sắc” [58]. Những lời khen nhiệt thành mà Phạm Xuân Thạch dành cho Nguyễn Bình Phương được đưa ra từ những căn cứ mà nhà nghiên cứu phát hiện rất tinh tế, độc đáo. Tuy nhiên bài viết giống như bài phê bình hơn nghiên cứu, và mới chỉ dừng lại ở chỗ đánh giá một tác phẩm. Trên tạp chí chuyên ngành Nghiên cứu văn học tác giả Đoàn Ánh Dương đã có một bài viết rất đáng lưu ý đó là Nguyễn Bình Phương, Lục đầu giang tiểu thuyết. Bài viết có sự nghiên cứu công phu, có cái nhìn hệ thống và cách tiếp cận độc đáo. Tác giả đã ví mỗi tiểu thuyết như là một dòng sông chi lưu hợp lưu lại để cùng đổ ra biển rộng. Hướng tiếp cận của tác giả bài viết là ở cấu trúc và phương thức huyền thoại, chỉ ra nét đặc trưng nhất của mỗi chi lưu trong dòng hợp lưu chung. Bài viết có khen có chê và có những đánh giá khá khách quan chính xác về tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Gây được sự chú ý như vậy với dự luận, tác phẩm của Nguyễn Bình Phương cũng đã tạo ra một sức hút đối với các bạn đọc chuyên nghiệp, những sinh viên chuyên ngành và những nhà nghiên cứu. Các báo cáo khoa học của sinh viên về một thủ pháp nghệ thuật, một tác phẩm cụ thể khá nhiều. Các đề tài tốt nghiệp đại học như: Đến Ngồi - một hành trình cách tân tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương do sinh viên Nguyễn Ngọc Quân khoa Văn học, trường 10 Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội thực hiện. Khoá luận này đã chứng tỏ người nghiên cứu có ý thức tiếp cận tác phẩm của Nguyễn Bình Phương một cách hệ thống trong tiến trình vận động và đã có những đánh giá ghi nhận xác đáng về quá trình lao động sáng tạo của Nguyễn Bình Phương. Tuy nhiên khoá luận tập trung sâu nhất vào Ngồi, đồng thời bộc lộ một nhược điểm đáng yêu là sự say mê với đối tượng nghiên cứu, nên đôi lúc những nhận xét còn mang màu sắc chủ quan và khá cảm xúc. Ngoài ra có thể kể đến luận văn thạc sĩ văn học của Hồ Thị Bích Ngọc, Nguyễn Bình Phương với việc khai thác tiềm năng thể loại để hiện đại hoá tiểu thuyết, trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2008. Các luận văn Khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương của Nguyễn Thị Thu Huyền khoa Văn học - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Vũ Thị Phương với luận văn thạc sỹ Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Thị Phương Diệp với khóa luận tốt nghiệp Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương và luận văn thạc sỹ Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương...đều đi sâu khai thác khả năng hiện đại hóa, cách tân sáng tạo của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Nhiều công trình khoa học khác không lấy tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương làm một đối tượng nghiên cứu duy nhất. Nhưng nhìn chung đa số các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước đến những năm đầu thế kỷ XXI ít nhiều đều khảo sát các tiểu thuyết của nhà văn này (đặc biệt là ở góc độ cấu trúc và nhân vật) và coi đây như một trong những tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn văn học trên, như Luận án tiến sĩ của tác giả Bùi Thanh Truyền, Yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam, hay luận văn thạc sỹ của Hoàng Cẩm Giang tại trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn về Cấu trúc tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI đều khảo sát tương đối nhiều trên tác phẩm của Nguyễn Bình Phương. Điều đó cho thấy 11 tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương khá tiêu biểu và có tính đại diện cho văn học giai đoạn này cả về hai mặt ưu và khuyết. Tuy còn nhiều ý kiến trái chiều song chính những bài báo những công trình nghiên cứu về Nguyễn Bình Phương đã khẳng định được chỗ đứng của nhà văn này trong đời sống văn học hiện đại. Dù tiếp cận tác phẩm của Nguyễn Bình Phương dưới góc độ nào chúng ta cũng không thể phủ nhận ý thức tìm tòi, quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, với những ý tưởng được thực hiện thành công của Nguyễn Bình Phương trong quá trình cách tân tiểu thuyết Việt Nam. Dù đã có sự ghi nhận nhưng chưa thực sự có một công trình hệ thống lại những đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Phần nhiều các nhà nghiên cứu mới đi vào một khía cạnh hoặc một tác phẩm cụ thể. Vì vậy luận văn này hi vọng sẽ hệ thống lại những nét tiêu biểu đặc trưng trong nghệ thuật tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, nhằm hướng tới một cái nhìn toàn diện và khách quan hơn cũng như kế thừa hướng nghiên cứu từ những đề tài trước. Thông qua những nghiên cứu này sẽ đánh giá được vai trò của Nguyễn Bình Phương trong quá trình cách tân hiện đại hoá tiểu thuyết. Đồng thời chỉ ra một số nét tiêu biểu của văn học đương đại nước nhà. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Qua việc nghiên cứu yếu tố lạ hóa trong sáng tác của Phạm Thị Hoài và Nguyễn Bình Phương, chúng tôi muốn chỉ ra sự vận động của tư duy nghệ thuật trong văn học Việt Nam nói chung và tư duy tiểu thuyết nói riêng, từ đó khẳng định những đóng góp của các nhà văn Việt Nam đương đại trên hành trình hội nhập với văn học thế giới và cũng qua đó để cho thấy trong tinh thần hậu hiện đại, mỗi nhà văn Việt Nam mang đến cho văn xuôi những cá tính sáng tạo mới. 12 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Chỉ ra khái niệm lạ hóa trong tư duy tiểu thuyết hiện đại, hậu hiện đại nói chung và yếu tố lạ hóa trong tư duy tiểu thuyết Việt Nam nói riêng. Qua đó luận văn muốn làm rõ những khả năng mới của phản ánh nghệ thuật trên con đường hiện đại hóa văn học. Trọng tâm của luận văn là chỉ ra sự phong phú trong tư duy tiểu thuyết qua những sáng tác cụ thể của một số nhà văn tiêu biểu là Phạm Thị Hoài và Nguyễn Bình Phương - những tác giả luôn có ý thức lạ hóa tác phẩm của mình. 3.3. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu yếu tố lạ hóa trong một số tiểu thuyết tiêu biểu của Phạm Thị Hoài và Nguyễn Bình Phương. 3.4. Phạm vi nghiên cứu Yếu tố lạ hóa không chỉ có trong tiểu thuyết mà còn có ở các thể loại văn học khác. Trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ, để thực hiện được mục đích khoa học đề ra chúng tôi chỉ tập trung vào các tác phẩm Thiên sứ của Phạm Thị Hoài, Thoạt kì thủy, Ngồi của Nguyễn Bình Phương. Sở dĩ chúng tôi chỉ chọn hai trong số bảy tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương là bởi chúng tôi cho rằng đây là hai tiểu thuyết tiêu biểu nhất cho sự lạ hóa của nhà văn này. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp cơ bản sau: - Tiếp cận hệ thống - Phân tích, thống kê, tổng hợp. - So sánh Ngoài ra, trong quá trình triển khai luận văn, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu bổ trợ khác. 13 5. Đóng góp của luận văn Thực hiện đề tài “Yếu tố lạ hóa trong tiểu thuyết của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Bình Phương” chúng tôi muốn có một cái nhìn mới về sự vận động của tư duy tiểu thuyết trong văn học đương đại. Qua các kết quả khảo sát và nghiên cứu, luận văn góp phần khẳng định những nỗ lực cách tân trong tư duy tiểu thuyết trong tinh thần hậu hiện đại của các nhà văn Việt Nam đương đại. Đóng góp một tài liệu học tập nghiên cứu về Phạm Thị Hòa, Nguyễn Bình Phương và văn học Việt Nam đương đại. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn được triển khai thành 4 chương: - Chương 1: Khái quát đặc điểm tư duy tiểu thuyết sau 1986 - Chương 2: Lạ hóa về nhân vật - Chương 3: Lạ hóa về không gian và thời gian nghệ thuật - Chương 4: Lạ hóa về ngôn từ nghệ thuật 14 NỘI DUNG Chƣơng 1: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TƢ DUY TIỂU THUYẾT SAU 1986 1.1. Những cách nhìn mới của các nhà văn về hiện thực 1.1.1. Hiện thực đa chiều Do điều kiện hoàn cảnh lịch sử chiến tranh của đất nước những năm trước 1975, nền văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng luôn gắn với vận mệnh dân tộc và thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là nhiệm vụ chính trị phục vụ cuộc kháng chiến. Vì vậy đời sống kháng chiến chính là nội dung phản ánh của văn học giai đoạn này. Văn học thiên về ngợi ca mà ít tính phê phán hay nhìn nhận đánh giá hiện thực ở các góc độ khác nhau. Văn học giai đoạn này chỉ phù hợp với điều kiện chiến tranh song sẽ trở nên nặng tư tưởng và thiếu hấp dẫn khi đời sống đất nước chuyển sang giai đoạn mới sau chiến tranh. Dấu hiệu đổi mới trong văn học xuất hiện ngay từ giai đoạn 19751985, giai đoạn được coi là thời kỳ giao thời khi những dư âm của chiến tranh vẫn ít nhiều chi phối đời sống văn học. Đề tài chiến tranh vẫn là một đề tài chủ đạo, được nhiều nhà văn khai thác. Trong các tiểu thuyết ra đời vào giai đoạn này như Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Trong cơn gió lốc (Khuất Quang Thụy), Năm 1975 họ đã sống như thế (Nguyễn Trí Huân) và đặc biệt đến Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng)... hiện thực đã được di chuyển dần từ chiến tranh đến thế sự đời tư, từ cảm hứng ngợi ca anh hùng một chiều đến nhìn nhận lại. Năm 1986, khi đất nước bắt đầu công cuộc đổi mới, không khí dân chủ đã tạo nên một luồng khí mới giúp văn học thực sự chuyển mình, trong đó có tiểu thuyết. Lúc này nhà văn không được phép nhìn hiện thực một chiều nữa mà cần phải đi sâu khám phá bản chất của hiện thực từ đó mở rộng biên độ phản ánh. Mục đích cuối cùng của sự chuyển mình này là để đưa văn học đến 15 gần đời sống thực sự phản ánh đời sống gọi tên đúng với bản chất của sự vật sự việc như nhà văn Nguyễn Tuân đã từng nói. Lúc này các nhà văn tiếp cận hiện thực ở các mảng đề tài khác nhau, phong phú đa dạng. Ở mảng đề tài cũ như đề tài chiến tranh, người lính, nông thôn, thì người viết phải đi sâu tìm kiếm khai thác bằng một góc nhìn mới qua đó phản ánh chính xác khách quan hơn hiện thực như Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Bến không chồng (Dương Hướng), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Thời xa vắng (Lê Lựu)... Cùng viết về chiến tranh, trong giai đoạn trước nhà văn quan tâm tới những chiến công, tới không khí cuộc chiến, tới những trận đánh thì giờ người viết đi sâu thể hiện những mất mát của hậu phương những nỗi đau mà cả người ra đi và người ở lại phải chịu đựng, những diễn biến tâm lý phức tạp của người lính... Tất cả những mặt khác nhau đó của hiện thực được phản ánh thể hiện cách tiếp cận hiện thực chân thực và không khí dân chủ cởi mở hơn trong văn đàn. Các nhà văn viết về đề tài này phần lớn đều đã từng là người lính trực tiếp cầm súng nơi chiến trường. Những năm tháng tuổi trẻ cầm súng đó đã cho họ sự trải nghiệm và cái nhìn chân thực nhất về chiến tranh. Trong Nỗi buồn chiến tranh Bảo Ninh không mô tả sự vĩ đại của cuộc chiến tranh vệ quốc, mà là sự mất mát đổ vỡ của đời sống hậu chiến. Một thế hệ những thanh niên như Bảo Ninh trở thành “thế hệ vứt đi” sau cuộc chiến. Bởi họ chẳng có cách nào bước ra khỏi chiến tranh để hòa mình vào cuộc sống hòa bình đời thường nữa. Cũng chính cuộc chiến ấy đã hủy hoại không chỉ những thứ con người ta nhìn thấy mà cả những giá trị tinh thần cao đẹp mà người ta tôn thờ vươn tới. Phương và tình yêu với Phương tan vỡ chính là những mất mát lớn nhất mà Kiên phải gánh chịu bên cạnh cái may mắn được lành lặn trở về sau cuộc chiến. Bảo Ninh đã cho người đọc nếm trải từng ngõ ngách của cuộc chiến với tất cả sự tàn bạo, thảm khốc của nó. Với cách tiếp cận hiện thực như vậy Nỗi buồn chiến tranh cũng có số phận khá trắc trở khi 16 xuất bản nhưng những giá trị mà cuốn sách mang lại thì không ai có thể phủ nhận. Nó nhắc nhở mỗi con người chúng ta về giá trị của hòa bình. Nó cho chúng ta một cái nhìn nhân văn và toàn diện về cuộc chiến để mỗi chúng ta biết rằng cả khi tiếng súng đã ngưng thì nỗi đau vẫn còn ám ảnh. Hay trong mảng đề tài về nông thôn, người đọc không chỉ thấy những làng quê yên bình, nơi các giá trị truyền thống được bảo lưu và phát huy mà chúng ta còn bắt gặp những vùng quê dậy sóng trong công cuộc đổi mới, với những tư tưởng lạc hậu, những hủ tục lâu đời, những mối quan hệ tranh chấp mới - cũ, riêng chung, những thù oán, mâu thuẫn cá nhân, dòng tộc. Tất cả tạo nên diện mạo một nông thôn phức tạp, giằng xé trong một thời đại mới. Với các đề tài mới mỗi nhà văn thể hiện góc nhìn và quan điểm của riêng mình. Đặc biệt các vấn đề của đời sống thường ngày, đời sống cá nhân được quan tâm thể hiện sâu sắc hơn. Đặc biệt sau 1986, các cây bút ngày càng tỏ ra sắc sảo trong cách tiếp cận hiện thực. Con người đời thường với các mối quan hệ gia đình xã hội, với các vấn đề của thời kinh tế thị trường khi giá trị vật chất có vẻ nên ngôi, đồng tiền trở thành một công cụ vạn năng, và con người đứng trước những thử thách lớn để bảo toàn nhân cách. Những cám dỗ của cuộc sống đời thường đã làm biến dạng tâm hồn không ít người, cuộc chiến để bảo vệ những giá trị tốt đẹp cũng căng thẳng cam go vô cùng. Nhiều giá trị tốt đẹp bị lung lay. Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng hay Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp... đã phản ánh sự méo mó của con người trong thời kỳ mở cửa. Cuộc sống thời bình không đơn giản như người ta tưởng, khi vấn đề lớn của dân tộc được giải quyết con người ta có quyền quan tâm tới đời sống, cá nhân mình. Nhưng khi con người chỉ biết tới lợi ích cá nhân, sự nhỏ nhen ích kỉ, tính toán thậm chí ác độc nảy sinh làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tàn nhẫn, lọc lừa, giả dối. Những tác phẩm văn học thời kỳ này chính là hồi chuông cảnh báo chúng ta về việc nhìn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan