Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ý tưởng kinh doanh sữa đậu nành báo cáo nghiên cứu thị trường sữa đậu nành...

Tài liệu ý tưởng kinh doanh sữa đậu nành báo cáo nghiên cứu thị trường sữa đậu nành

.DOCX
21
1272
106

Mô tả:

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ‫٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭‬ ֍֍֍֍֍֍֍֍֍֍ Lớp: Tin học quản lý 18 Môn: Kỹ năng khởi nghiệp Nhóm: 12 Ý TƯỞNG KINH DOANH SỮA ĐẬU NÀNH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG SỮA ĐẬU NÀNH (10/2016) A.Ý TƯỞNG KINH DOANH SỮA ĐẬU NÀNH 1.Đặt vấn đề Hầu như ai trong chúng ta cũng đều biết sữa đậu nành rất tốt cho sức khỏe của con người. Trong đậu nành có chứa các acid béo thiết yếu, protein, khoáng chất, chất xơ và vitamin. Những chất dinh dưỡng này không phải trong loại thực phẩm nào cũng có được.Theo nghiên cứu thì sữa đậu nành có 7 lợi ích quan trọng đó là giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, chống lão hóa, dưỡng trắng da nuôi dưỡng tóc khoẻ mạnh, giảm cân, ngăn chặn bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới và ung thư vú ở phụ nữ, ngăn chặn triệu chứng mãn kinh và cuối cùng là ngừa bệnh loãng xương. Do vậy nhu cầu sử dụng sữa đậu nành hiện nay là rất lớn( Việt Nam đứng thứ 3 trong top các quốc gia sử dụng nhiều sữa đậu nành). Hiện nay thì các doanh nghiệp như Vinasoy, Vinamilk, Nutifood, …là những nhà cung cấp hàng đầu trong thị trường sữa đậu nành tại Việt Nam.Doạnh thu của họ có thể lên đến vài trăm tỉ hoặc có thể hơn cho thấy việc kinh doanh sữa đậu nành mang lại lợi nhuận khá lớn. Tuy nhiên khi sản xuất sữa đậu nành với một khối lượng lớn sản phẩm như vậy thì chắc chắn hàm lượng dinh dưỡng có trong mỗi hộp sữa đậu nành sẽ không còn đủ như sữa đậu nành nguyên chất .Do đó nhóm 12 có ý tưởng là kinh doanh sữa đậu nành tự nấu có đăng ký chất lượng và nhãn hiệu tại cơ quan tổ chức đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt là nhóm 12 sẽ kinh doanh sữa đậu nành với nhiều mùi vị khác nhau để đem lại cảm giác mới lạ cho khách hang. 2. Khái quát về ý tưởng  Đây là hình thức kinh doanh đơn lẻ với quy mô nhỏ thuộc lĩnh vực thực phẩm sử dụng hàng ngày.  Tên gọi của ý tưởng sẽ là sữa đậu nành di động ( nguyên chất và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm). 3. Mô tả chi tiết ý tưởng  Kinh doanh sữa đậu nành với hình thức di động ( di chuyển đến những địa điểm khác nhau để bán).  Sản xuất sữa đậu nành theo phương pháp thủ công ( tự nấu) để đảm bảo chất lượng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm.  Không sử dụng bất kì chất hóa học độc hại nào trong quy trình sản xuất để tạo lòng tin với khách hàng.  Đối tượng khách hàng nhắm tới đó là học sinh, người tập thể dục buổi sáng, nhân viên văn phòng,…  Kinh doanh sữa đậu nành với mùi khác nhau như : sữa đậu nành truyền thống, sữa đậu nành hương lá dứa, sữa đậu nành hương chocolate, …để tạo      cảm giác ngon miệng và mới lạ. Giá bán phù hợp cho mỗi loại sữa tương ứng với mùi vị của nó. + Sữa đậu nành truyền thống: 6000đ/350ml + Sữa đậu nành hương lá dứa, chocolate: 8000đ/350ml Bán theo yêu cầu của khách hàng: sữa đậu nành ướp lạnh hoặc nóng. Địa điểm bán :tại các trường học, công viên,… Thời gian bán: 5h30-7h. Sẽ có dịch vụ giao hàng tận nơi nếu khách hàng đặt hàng từ 1800ml trở lên. B.BÁO CÁO NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG SỮA ĐẬU NÀNH 1. Thị phần sữa đậu nành Năm 1997 sữa đậu nành được công ty Vinasoy sản xuất và bán ra thị trường các sản phẩm của sữa trong đó sữa đậu nành chiếm 1 thị phần trong tổng số. Theo số liệu Compass 2014 của công ty Tetra Pak, năm 2014, Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về mức tiêu thụ đậu nành với 613 triệu lít sữa, trong đó hơn 32% là sản phẩm đóng hộp. Nắm bắt xu hướng này nhiều doanh nghiệp đang nhắm tới dòng sản phẩm này và liên tục rót vốn đầu tư để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và chiếm lĩnh thị trường. Điểm đáng lưu ý, số liệu nghiên cứu của Nielsen Việt Nam tháng 1/2015 cho thấy, Công ty sữa đậu nành Việt Nam - Vinasoy có hơn 82,7% sản lượng gần 18% còn lại là các đại gia Vinamilk, Tân Hiệp Phát, Tribeco... Tổng lượng tiêu thụ sữa đậu nành trên thế giới cách đây hai năm vượt mức 17,5 tỉ lít và tiếp tục tang cao. Trong đó Việt Nam được xếp hạng cao trên thế giới về mức tiêu thụ sữa đậu nành vào khoảng 5000 triệu lít/ năm, tưỡng đương 1,5 triệu lít/ ngày 2. Các công ty cung cấp sữa đậu nành: 3. Những sản phẩm sữa đậu nành có trên thị trường Fami Goldsoy Vfresh Trisoy 4. Vitamin và khoáng chất trong đậu nành Gồm : +Chất chống oxy hóa + Gluxit 15-25% + Chất béo 15-20% + Protein 35-45% + Muối khoáng 5% + Có các vitamin B1, B2, PP, A, D, E + Có các loại men tiêu hóa như: amylase, lipase và proteas + Chất chống lên men trypsine + Chất chống đông máu + Chất sinh bướu giáp + Chất estrogen làm giảm những rối loạn ở tuổi mãn kinh + Molybdenum là yếu tố vi lượng thiết yếu chủ yếu được tìm thấy trong các loại hạt, ngũ cốc và các cây họ đậu + Vitamin K1: đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm đông máu + Folate: còn gọi là vitamin B9 hay axit folic có chức năng khác nhau trong cơ thể được coi là đăc biệt quan trọng trong quá trình mang thai + Đồng: thiếu đồng có thể ảnh hưởng đến tim mạch + Photpho: là khoáng chất cần thiết trong chế độ ăn uống + Thiamin: còn được gọi là vitamin B1 đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể. + Isoflavones: thuộc nhóm polyphenols mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe + Axit Phytic: Tìm thấy trong tất cả các giống cây trồng, axit phytic (phytate) làm suy yếu sự hấp thu khoáng chất, chẳng hạn như kẽm và sắt. Nó có thể được giảm bằng cách đun sôi, nảy mầm hoặc lên men. + Saponin: Một trong những lớp chính của hợp chất thực vật đậu nành. Saponin đậu nành đã được tìm thấy có tác dụng làm giảm cholesterol ở động vật. 5. Lợi ích của đậu nành Như sau: + Giảm nguy cơ mắc tim mạch + Chống lão hóa + Dưỡng trắng da 1 cáhc hiệu quả, nuôi dưỡng tóc khỏe mạnh + Thúc đẩy giảm cân + Ngăn chặn ung thư tuyến tiền liệtở nam giới và ung thư vú ở nữ giới + Ngăn chặn triệu chứng mãn kinh + Ngăn chặn bệnh loãng xương 6. Những lưu ý khi uống sữa đậu nành Gồm : + Sữa phải đc đun sôi kỹ + Không đánh trứng với sữa đậu nành + Không thêm đường nâu khi uống sữa đậu nành + Không uống chung với thuốc + Không uống nhiều trong cùng 1 lúc + Không đựng sữa trong bình giữ nhiệt + Không uống sữa đậu nành khi đang đói 7. Tác dụng phụ khi uống sữa đậu nành + Gây ức chế tuyến giáp + Đầy hơi + Tiêu chảy + Dị ứng 8. Mức giá của các sản phẩm sữa đậu nành bán trên thị trường: + Goldsoy: - Sữa đậu nành GoldSoy giàu đạm:26.000vnđ/1l - Sữa đậu nành GoldSoy có đường:4.000vnđ/200ml - Sữa đậu nành GoldSoy Canxi D (có đường, hương bắp):4.000vnđ/200ml - Sữa đậu nành GoldSoy Canxi D (có đường, hương bắp):4.000vnđ/lốc 4 hộp x200ml + Sữa đậu nành Vinamilk: - Sữa đậu nành Vinamilk nguyên chất: 176.500vnđ/thùng Sữa đậu nành Vinamilk Canxi TP 200ml: 191.000vnđ/thùng Sữa đậu nành Vinamilk Canxi: 16.000vnđ/lốc 4 hộp x 200ml Sữa đậu nành hương bắp canxi-D Goldsoy TP200 (4 hộp): 176.500vnđ/thùng + Vinasoy: - Vinasoy sữa đậu nành nguyên chất hộp 200ml: 158.000vnđ/thùng Fami sữa đậu nành nguyên chất: 147500 vnđ/thùng Vinasoy đậu nành canxi hộp 200ml:135.000vnđ/thùng Vinasoy đậu nành canxi bịch 200ml:125.000vnđ/thùng Fami canxi: 147.500vnđ/thùng Fami Kid: 175.500vnđ/thùng Vinasoy sữa đậu nành nguyên chất hộp 200ml: 158000 vnđ/thùng Vinasoy mè đen 200ml: 157.000vnđ/thùng Sữa đậu nành Soymen: 8.000vnđ/250ml - Sữa đậu nành Vfresh: 3.400vnđ/200ml Sữa đậu nành Vfresh ít đường: 19.600vnđ/l Sữa đậu nành Vfresh có đường: 16.600vnđ/l Sữa đậu nành Vfresh giàu đạm ít đường: 4.300vnđ/200ml Sữa đậu nành Vfresh có đường: 4.000vnđ/200ml +Vfresh + Trisoy: - Tribeco sữa đậu nành trisoy 240ml: 158.000vnđ/thùng + Sữa đậu nành Nuti: - Sữa đậu nành nguyên chất NutiFood: 4.000vnđ/200ml - Sữa đậu nành nguyên chất NutiFood: 27.000vnđ/lốc 6 hộp x200ml - Sữa đậu nành canxi Nuti: 27.000vnđ/lốc 6 hộp x 200ml 9. Các loại vỏ nhãn sữa đậu nành + Bịch giấy + Hộp giấy 10. Địa điểm bán sữa đậu nành (nói rõ ở đâu nhiều hơn và mức % ở mỗi nơi) Siêu thị Tạp hóa Đại lý 11.Mức tiêu thụ sữa đậu nành trong 5 năm gần đây Theo số liệu nghiên cứu của Công ty Tetra Pak (Thụy Điển), năm 2014, Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về mức tiêu thụ loại sữa này, với 613 triệu lít, tương đương mỗi ngày khoảng 1,5 triệu lít gần 70% lượng sữa hiện nay được nấu thủ công tại nhà và bán ở vỉa hè, quán cóc. 13. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn của khách hàng về sữa đậu nành + Với tâm lí e ngại chất lượng sữa đâu nành bán ở trong hay ngoài công ty nên nhiều người nội trợ đã chọn mua máy chế biến sữa đâu nành để an tâm hơn cho sức khỏe của cả nhà… + Không yên tâm cho gia đình mình dùng các sản phẩm ở ngoài vì sợ sử dụng các chất không tốt cho sức khỏe như sản phẩm ở công ty thì sợ chất lượng kém như các tin đồn bê bối về sản phẩm sữa đậu nành chứa các chất gây hại hay các vi khuẩn đường ruột…còn ở ngoài thì sợ dùng chất béo ảnh hưởng sức khỏe cả nhà…và rất nhiều e ngại khác… +Giá cả phù hợp +Sự đa dạng của sản phẩm. +Quy mô của sản phẩm trên thị trường. +Mùi vị của sản phẩm. +Thương hiệu uy tín của nhà cung cấp sữa đậu nành. +Chất dinh dưỡng có trong đậu nành. 14. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của sữa đậu nành (%) + Sữa có đạt tiêu chuẩn của Bộ Y Tế đưa ra hay không? + Hạt đậu nành có bị biến đổi gen hay không? + Sữa có sử dụng chất bảo quản không? + Công nghệ sản xuất có hoàn toàn khép kín hay không? + Quy trình sản xuất có đảm bảo an toàn hay không ? + Các chất phụ gia có được Bộ Y Tế cho phép sử dụng không? +Các chất dinh dưỡng còn lại bao nhiêu sau khi xử lí? +Sauk hi sản xuất có đảm bảo chất lượng hay không? 15. Phản hồi của khách hàng về các sản phẩm (%) Đa số khách hàng sử dụng các sản phẩm sữa đậu nành ở các quán cóc, vỉa hè (gần70%) nhiều hơn các sản phẩm đậu nành đóng chai của các công ty lớn vì: + Nó ngon hơn, uống nóng và chất lượng hơn + Sự mất dần uy tín của các công ty lớn như vụ sữa đậu nành của của Tribeco là sữa đậu nành đóng ván, nổi cục…và nhiều vụ bê bối khác của các công ty sữa đậu nành… Nghiên cứu của Tetra Pak cũng cho biết, nhu cầu lớn, song thị trường sữa đậu nành Việt Nam mới có hơn 32% là sản phẩm đóng hộp. Nắm bắt xu hướng của thị trường tiềm năng và vẫn còn rộng cửa, nhiều doanh nghiệp liên tục rót vốn đầu tư nhà máy sản xuất, vùng nguyên liệu. Số liệu nghiên cứu của Nielsen Việt Nam tháng 1/2015, cho thấy, thị phần sữa đậu nành đóng hộp hiện nằm trong tay Công ty sữa đậu nành Việt Nam - Vinasoy, với hơn 82,7% sản lượng. Gần 18% còn lại là các đại gia Vinamilk, Tân Hiệp Phát, Tribeco... Năm 2014, Vinasoy đạt doanh thu 3.142 tỷ đồng, tăng trưởng 49% so với năm 2013. Sau khi đọc bài báo có tựa đề: “Thị trường sữa đậu nành: Đại gia đấu bà nội trợ, quán cóc” của tác giả H.Linh có độc giả bình luận như sau: + Hiếm khi uống sữa đậu nành đóng chai / gói của các thương hiệu nổi tiếng vì sữa của họ nêm nếm quá ngọt, ngọt gắt, uống cảm giác nóng và khó chịu vô cùng sữa tự nấu thì uống rõ mát và thanh. + Vấn đề ở đây là giá thành của sữa đậu nành đóng hộp quá cao lại được 1 ngụm là hết và không ngon bằng sữa vỉa hè hay tự nấu. + Đơn giản vì theo mình thấy sữa đậu nành ở ngoài ngon hơn rất rất nhiều sữa đậu nành trong chai và hộp. + Do số lượng sữa đậu nành ngày càng được chế biến qua loa, pha chế (dùng bột béo…) nên tâm lí khác hàng đang e ngại các sản phẩm đường phố và trong thời gian dài thì các sản phẩm sữa đậu nành được chế biến từ công nghệ cao, đóng gói/hộp sẽ là lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng… 16.Nguồn thông tin tìm hiểu 80% 15% 5% C.THIẾT LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH 1. Mục tiêu kinh doanh 1.1 Sứ mệnh Cung cấp những sản phẩm mang thương hiệu đậu nành Tin học với chất lượng cao, giá cả hợp lý, đa dạng nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần cải thiện sức khỏe người Việt. 1.2 Tầm nhìn Trở thành thương hiệu uy tín chất lượng trong lĩnh vực kinh doanh sữa đậu nành. 1.3 Giá trị cốt lõi - Sáng tạo: không ngừng sáng tạo ra các sản phẩm mới, chất lượng cao và giàu dinh dưỡng. - Đạo đức: luôn trung thực với khách hàng. - Hiệu quả: 1.4 Triết lí kinh doanh - Chất lượng sản phẩm là trọng tâm - Lợi ích khách hàng là then chốt. 1.5 Mục tiêu 1.5.1 Sản phẩm - Sản phẩm đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. - Đa dạng hóa sản phẩm và không ngừng nâng cao chất lượng 1.5.2Khách hàng - Xây dựng niềm tin nơi khách hàng - Có lượng khách hàng ổn định và không ngừng tăng 2 Kế hoạch quản trị 2.1 Phân tích SWOT 2.1.1 Đối thủ cạnh tranh 2.1.1.1 Vinasoy a) Điểm mạnh - Vinasoy là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam chuyên sản xuất sữa đậu nành. - Công nghệ hiện đại được nhập từ Thụy Điển do tập đoàn Tetrapak cung cấp. - Chính nhờ điều này mà Công ty có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, hạ giá thành. - Chất lượng sản phẩm ổn định, sữa dậu nành Mè đen là sản phẩm độc đáo và khác biệt duy nhất hiện có trên thị trường, thích hợp cho người lớn tuổi. - Việc đầu tư cho các thị trường tập trung, không dàn trải, tiết kiệm được chi phí và tăng tính cạnh tranh khi đã chiếm lĩnh được thị trường. - Hiện nay,công ty dẫn đầu thị phần cả nước trong ngành. - Công ty đã xây dựng một tập thể cán bộ công nhân có tinh thần trách nhiệm cao, bộ máy làm việc có hiệu quả - Hệ thống phân phối rộng khắp cả nước, thuận lợi về cự li vận chuyển. b) Điểm yếu - Sản phẩm đơn điệu, bao bì chưa bắt mắt - Qui cách đóng gói chưa đa dạng. - Hạn chế về tài chính trong đầu tư cho các hoạt động Marketing so với các đối thủ cạnh tranh, nhưng công ty lại đầu tư ít chọn lọc. - Công ty chưa đầu tư nhiều cho các dịch vụ khách hàng; trang web cũng chưa được đầu tư thích đáng,… - Đội ngũ nhân sự marketing và bán hàng thiếu kinh nghiệm. c) Cơ hội - Người Việt ngày càng ý thức cao về sức khỏe, chuyển sang dùng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên. - Thị trường nước ngoài chưa được khai thác triệt để. - Công nghệ truyền thông phát triển ngày càng mạnh mẽ. - Việt Nam vừa ký kết tham gia hiệp định Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào ngày 04/02/2016, cùng với đó là sự hình thành của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã mở ra một kỷ nguyên mới để chúng ta hội nhập sâu rộng với các nước năm châu. Đây chính là cơ hội vô cùng to lớn đối với Việt Nam nói chung và đối với công ty nói riêng. d) Thách thức - Cạnh tranh sản phẩm giữa các công ty cùng ngành ngày càng tăng , đặc biệt với các thương hiệu lớn như Vinamilk… - Chưa thâm nhập sâu được vào thị trường miền Nam. - Chưa khai thác được hết những tiềm năng của sữa đậu nành mè đen VinaSoy. - Việt Nam gia nhập WTO, TPP..khiến cho cạnh tranh với các sản phẩm nhập ngoại gay gắt. - Việc hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) cũng đồng nghĩa với việc chúng ta phải cạnh tranh bình đẳng với tất cả các sản phẩm cùng loại của tất cả các nước thành viên,điều này đặt ra một thách thức to lớn cần phải giải quyết. - Tình hình giá xăng dầu và giá nguyên vật liệu chính phục vụ sản xuất liên tục biến đổi. - Việt Nam thực hiện các chính sách như cắt, giảm thuế nhập khẩu các sản phẩm từ Asean, Ấn Độ, Trung Quốc. 2.2 Vinamilk a) .Điểm mạnh - Thương hiệu mạnh, thị phần lớn( 75%). - Mạng lưới phân phối rộng khắp (64 tỉnh thành). - Sản phẩm đa dạng, giá cả cạnh tranh. - Dây chuyền sản xuất tiên tiến. - Ban lãnh đạo có năng lực quản lí tốt. - Danh mục sản phẩm đa dạng và mạnh ( 150 chủng loại sản phẩm). - Quan hệ bền vững với các đối tác. - Đội ngũ tiếp thị và nghiên cứu sản phẩm giàu kinh nghiệm. b) Điểm yếu - Chủ yếu tập trung vào thị trường trong nước. - Hoạt động marketing của công ty chủ yếu tập trung ở miền Nam. - Sữa đậu nành không phải là sản phẩm chủ chốt của Vinamilk. c) Cơ hội - Các chính sách ưu đãi của chính phủ về ngành sữa( phê duyệt 2000 tỷ cho các dự án phát triển ngành sữa đến năm 2020). - Nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định. - Gia nhập WTO: mở rộng thị trường, kinh doanh học hỏi kinh nghiệm. d) Thách thức - Nền kinh tế không ổn định (lạm phát, khủng hoảng kinh tế,…) - Có nhiều đối thủ cạnh tranh. 2.2.1 Thị trường 2.2.2 - a) Điểm mạnh b) Điểm yếu c) Cơ hội d) Thách thức Doanh nghiệp a) Điểm mạnh Sản phẩm lạ, giàu dinh dưỡng. Nhân lực linh hoạt, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Nguồn nguyên liệu có tính chọn lọc cao. Dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tâm. Sản phẩm không chất bảo quản, hợp vệ sinh. Giá cả phù hợp. b) Điểm yếu Doanh nghiệp mới thành lập thiếu kinh nghiệm. Nguồn vốn đầu tư không lớn. Các mối quan hệ chưa rộng. Lượng khách hàng chưa ổn định. c) Cơ hội Sản phẩm độc lạ, dễ thu hút khách hàng. Khách hàng ngày càng ưa chuộng sản phẩm chế biến thủ công, đảm bảo dinh dưỡng. d) Thách thức - Có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn. - Tạo niềm tin nơi khách hàng. - Nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm. 2.3 Phân tích 7Ps trong sản xuất kinh doanh 2.3.1 Sản phẩm - Sản phẩm đa dạng, mới lạ, chế biến thủ công, đảm bảo chất lượng, hương vị. - Nguồn nguyên liệu chọn lọc. 2.3.2 Giá 2.3.3 2.3.4 Giá cả cạnh tranh Phân phối Tập trung chủ yếu ở quận 9. Có giao hàng tận nơi. Chiêu thị 2.3.5 Bao bì 2.3.6 Định vị 2.3.7 Khách hàng 2.4 Kế hoạch tiếp thị * 2.4.1 Sản phẩm - Sữa đậu nành : được làm từ 100% đậu nành chọn lọc, cung cấp protein, chất xơ, vitamin, giàu đạm giúp cân bằng nội tiết tố estrogen & chống oxy hóa. - Sữa đậu nành lá dứa: sữa đậu nành với hương lá dứa, tạo vị thơm tự nhiên, giá cả phù hợp. - Sữa đậu nành mè đen: Cung cấp các chất dinh dưỡng , phù hợp cho mọi lứa tuổi, đem lại sức khỏe tốt . - Sữa đậu nành cacao: 2.4.2 Giá 2.4.3 Chiêu thị 2.4.4 Quy trình 2.4.5 Bằng chứng/mẫu 2.4.6 Khách hàng 2.5 Kế hoạch hoạt động 2.5.1 Nhân sự 2.5.2 Mặt bằng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan