Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ý thức hệ trong nhật kí chiến tranh (2017)...

Tài liệu ý thức hệ trong nhật kí chiến tranh (2017)

.PDF
67
233
106

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ***************** NGUYỄN THỊ LÂM Ý THỨC HỆ TRONG NHẬT KÍ CHIẾN TRANH (KHẢO SÁT QUA CÁC TÁC PHẨM: NHẬT KÍ ĐẶNG THÙY TRÂM , MÃI MÃI TUỔI HAI MƯƠI, NHẬT KÍ NGUYỄN HUY TƯỞNG, NHẬT KÍ CHIẾN TRƯỜNG, NHẬT KÍ NGUYỄN NGỌC TẤN) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lí luận văn học Người hướng dẫn khoa học ThS. HOÀNG THỊ DUYÊN HÀ NỘI, 2017 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô trong khoa Ngữ Văn đã giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận này. Đặc biệt em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Hoàng Thị Duyên đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình nghiên cứu hoàn thành khóa luận này. Tuy nhiên, do thời gian có hạn và lần đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày......., tháng 5 năm 2017 Người thực hiện Nguyễn Thị Lâm LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi đã trình bày trong khóa luận tốt nghiệp này là kết quả quá trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo. Khóa luận này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Nếu những lời cam đoan trên là sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội, ngày......, tháng 5 năm 2017 Người thực hiện Nguyễn Thị Lâm MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu ..................................................................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 4 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................. 5 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 5 6. Đóng góp của khóa luận ............................................................................. 6 7. Bố cục của khóa luận .................................................................................. 6 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ Ý THỨC HỆ TRONG VĂN HỌC VÀ Ý THỨC HỆ TRONG NHẬT KÍ ................................................ 7 1.1 Khái quát chung về ý thức hệ ................................................................... 7 1.1.1 Khái niệm ý thức ................................................................................... 7 1.1.2 Khái niệm ý thức hệ .............................................................................. 7 1.1.3 Mối quan hệ giữa ý thức hệ và văn học ................................................. 9 1.2 Vài nét về ý thức hệ trong Nhật kí văn học ............................................. 10 1.2.1 Thể loại Nhật kí văn học ...................................................................... 10 1.2.2 Ý thức hệ trong Nhật kí văn học .......................................................... 14 CHƯƠNG 2: NHỮNG DẤU HIỆU CỦA Ý THỨC HỆ TRONG NHẬT KÍ CHIẾN TRANH .................................................................................... 17 2.1 Những dấu ấn của lí tưởng thời đại trong Nhật kí chiến tranh ................. 17 2.1.1 Tinh thần yêu nước .............................................................................. 17 2.1.2 Sự hi sinh, xả thân vì nghĩa lớn............................................................ 25 2.2 Nhật kí chiến tranh - nơi phản chiếu hiện thực xã hội ............................. 30 2.2.1 Bức tranh quê hương đất nước và con người trong Nhật kí chiến tranh 31 2.2.2 Con người với hiện thực khắc nghiệt nơi chiến trường ........................ 43 2.3 Sự đấu tranh trong tâm hồn mỗi cá nhân................................................. 46 2.3.1 Con người trở về với bản ngã riêng của mình trong Nhật kí ................ 47 2.3.2 Sự trăn trở trong ý thức cá nhân ........................................................... 53 2.3.3 Tâm hồn lạc quan, tha thiết yêu cuộc sống .......................................... 57 PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1 Bất cứ tác phẩm nghệ thuật nào nếu muốn tồn tại dài lâu cần phải xuất phát từ đời sống thực cho dù hiện thực ấy là những đau thương. “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. Bất kỳ loại hình nghệ thuật nào cũng bước ra từ cuộc sống nhân sinh và văn chương cũng vậy. Mỗi thể loại văn chương với những đặc điểm riêng phản ánh cuộc sống theo những cách khác nhau nhưng trong số những thể loại văn học, không có bất kỳ thể loại nào chân thực hơn nhật kí. Thể loại Nhật kí phát triển và thực sự đạt thành công lớn trong đề tài viết về chiến tranh. Ngày nay, những cuốn Nhật kí chiến tranh thực sự trở thành nguồn tư liệu sống vô cùng đáng quý, đó là những bức tranh sống động của các chiến sĩ viết lên bằng máu xương của mình về cuộc đời thực trong chiến tranh. Mặc dù chiến tranh đã lùi xa nhưng ta không thể không cảm thấy những mất mát, hi sinh của dân tộc là quá lớn. Trong hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt với tình hình đất nước rối ren, ngay trong những trang Nhật kí người chiến sĩ cũng thể hiện rất rõ tinh thần dân tộc, thể hiện ý thức hệ của một đất nước với ý chí quật cường, vững mạnh. Chính những tư tưởng chung của xã hội đã trở thành cảm xúc chủ đạo của tất thảy những người chiến sĩ để họ thấm lên từng trang đời của mình những suy tư, chiêm nghiệm về hiện thực mà đất nước đang trải qua. Thể loại Nhật kí vẫn còn là một thể loại rất mới mẻ với bạn đọc. Nhật kí viết về chiến tranh thực sự được quan tâm khi có sự xuất hiện của hai cuốn nhật kí: Nhật kí Đặng Thùy Trâm (của tác giả Đặng Thùy Trâm) và Mãi mãi tuổi hai mươi (của tác giả Nguyễn Văn Thạc) vào năm 2005 đã tạo bước ngoặt mới như sự đột phá về thể loại, thu hút sự chú ý của độc giả và giới nghệ sĩ, đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu để lí giải và làm sáng rõ những tác phẩm này. 1 1.2 Mỗi một thời kỳ, một giai đoạn lịch sử với những đặc điểm xã hội khác nhau đều mang những tinh thần riêng, tuy không nhìn thấy hay cầm nắm được nhưng tinh thần ấy luôn ẩn chứa trong tâm hồn mỗi chúng ta và nó có thể bùng phát bất cứ lúc nào khi gặp phải chất xúc tác trong những điều kiện nhất định. Xã hội Việt Nam thời Thị tộc Văn Lang có cơ sở từ trên xuống dưới là tinh thần đoàn thể mà kiểu mẫu là gia đình, lấy tinh thần yêu gia đình làm động cơ; Khi tổ chức Quốc gia chỉnh tề: thời nhà Lý, nhà Lê, nhà Trần, nhà Nguyễn,… chế độ quân chủ nghiêm túc, cần bảo vệ cho dân tộc thoát khỏi họa diệt vong, nhờ tinh thần gia tộc cố hữu nồng nàn đã tạo ra một tinh thần quân dân nhất trí, trăm người như một, nhất quyết bảo vệ tự do, độc lập. Xã hội Việt Nam thời kỳ chiến tranh bảo vệ độc lập dân tộc trải qua biết bao gian nan, đất nước ta “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”, tinh thần dân tộc được đưa lên đứng đầu, ưu tiên cho tinh thần dân tộc mà gạt bỏ cái tôi, mọi cá thể riêng rẽ hòa quyện trở thành một đất nước hùng mạnh. Những ý thức hệ ấy đã ăn sâu vào tâm hồn con dân người Việt, họ sống và bảo vệ đất nước như chính máu thịt của mình để cùng gắn bó keo sơn và sẵn sàng chia sẻ, cùng nâng đỡ nhau. Từ những trang Nhật kí ghi chép rất tỉ mỉ của những người chiến sĩ, ta có thể thấm nhuần tư tưởng của cả dân tộc trong thời kỳ chiến tranh khắc nghiệt, sống chết cận kề. Vì là những người trong cuộc nên những trang Nhật kí ấy mới chân thực và đáng tin cậy, phản ánh tinh thần của cả dân tộc một thời và còn có sức ảnh hưởng đến cả ngày nay. Vì vậy, nghiên cứu ý thức hệ trong thể loại Nhật kí chiến tranh vừa mang ý nghĩa lí luận, vừa mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Nhật kí là một thể loại mới, Nhật kí viết về chiến tranh đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của văn chương Việt Nam, những bức tranh vừa mang giá trị hiện thực lại vừa thấm nhuần tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Nhưng, cho tới ngày nay những công trình nghiên cứu về Nhật kí chiến tranh còn rất hiếm hoi. Vì 2 vậy, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài: Ý thức hệ trong Nhật kí chiến tranh với mong muốn khóa luận sẽ góp phần trình bày kết quả nghiên cứu của mình vào việc khẳng định giá trị của thể loại Nhật kí nói riêng và văn chương Việt Nam nói chung. 2. Lịch sử nghiên cứu Ý thức hệ là một vấn đề được giới nghiên cứu văn học quan tâm bởi đây là một trong những yếu tố chi phối đến các sáng tác của các nhà văn và sự phát triển của văn học. Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về ý thức hệ và mối quan hệ giữa ý thức hệ với văn học nhưng chưa có công trình cụ thể nào nghiên cứu ý thức hệ trong Nhật kí, đặc biệt là Nhật kí chiến tranh. Trước những năm 1986, Nhật kí xuất hiện không nhiều bởi tính chất riêng tư của Nhật kí và chưa thu hút được sự chú ý của độc giả và sự quan tâm của giới nghiên cứu. Từ sau năm 1986, cụ thể là năm 2005 với sự xuất hiện của cuốn Nhật kí Đặng Thùy Trâm - một nữ bác sĩ, liệt sĩ đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp giải phóng đã gây bao xúc động trong trái tim bạn đọc; cuốn Nhật kí Mãi mãi tuổi hai mươi của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc cũng đã tạo ấn tượng sâu sắc; bên cạnh đó còn có Nhật kí chiến trường của Dương Thị Xuân Quý, Nhật kí Nguyễn Ngọc Tấn, Nhật kí Nguyễn Huy Tưởng… Các tác phẩm Nhật kí đã thu hút sự chú ý của toàn xã hội khiến giới nghiên cứu văn học phải hướng đến Nhật kí như một thể loại đặc biệt. Đã có hàng loạt những bài báo, phê bình, giới thiệu… xuất hiện làm sáng rõ hơn các tác phẩm khiến ta có những cảm nhận hết sức chân thực về những cuộc chiến tranh xương máu, làm sống lại cái không khí hào hùng, tái hiện đất nước trong hoàn cảnh gian khó nhất… Các bài viết với những nội dung phong phú khai thác nhiều khía cạnh như: Những rung chuyển từ cách sống Thùy Trâm [9], Đọc Nhật kí chiến tranh: một tác phẩm văn học kỳ lạ [20], Có thêm một cuốn Nhật kí chiến tranh chân thật [10],… Những bài viết đã góp phần 3 mang tác phẩm lại gần hơn với bạn đọc khiến ta hiểu được những khó khăn gian khổ và sự hi sinh vì lý tưởng của thời đại anh hùng. Nguồn tư liệu đáng quý qua Nhật kí chiến tranh [8] của Tôn Phương Lan là một trong số ít những bài nghiên cứu chuyên sâu về Nhật kí chiến tranh. Bài viết mang lại cái nhìn chân thực cho độc giả về cuộc chiến tranh ác liệt. Hầu hết những bài nghiên cứu về Nhật kí chiến tranh mới chỉ khai thác thông tin bên lề tác phẩm chứ chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu khai thác Nhật kí chiến tranh dưới cái nhìn xã hội học, cụ thể là về mặt ý thức hệ. Tính đến nay, có một số bài viết nghiên cứu về ý thức hệ và mối quan hệ giữa ý thức hệ và văn học như Trần Đình Sử, “Văn học và ý thức hệ xã hội”; Nguyễn Hữu Lê, “Giữa văn học và chính trị”, Tạp chí Việt;… Ở đề tài khóa luận này của chúng tôi mong muốn mang lại một góc nhìn mới về thể loại Nhật kí chiến tranh cùng những giá trị nhân văn. Đặc biệt nghiên cứu ý thức hệ trong Nhật kí văn học nói chung và ý thức hệ trong Nhật kí chiến tranh nói riêng. Khóa luận không tránh khỏi thiếu sót, kính mong hội đồng và thầy cô cho ý kiến đóng góp để khóa luận được hoàn thiện hơn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Thể loại Nhật kí nói chung đã góp phần vào việc hoàn thiện kho tàng văn chương Việt Nam. Nhật kí chiến tranh phản ánh cuộc sống thời chiến một cách rõ rệt với những khắc nghiệt của chiến trường mưa bom bão đạn, giúp cho độc giả ở những thế hệ sau này có được những cảm nhận và thấu hiểu được cuộc sống của những thế hệ đi trước. Nhật kí chiến tranh còn cho thấy được những suy tư, trăn trở của những người chiến sĩ, những người nghệ sĩ trong thời kỳ kháng chiến qua những dòng tâm tư thầm kín của họ. Qua đề tài Ý thức hệ trong Nhật kí chiến tranh, chúng tôi mong muốn những ý thức hệ về tinh thần dân tộc phản ánh trong Nhật kí chiến tranh sẽ tiếp tục được nuôi dưỡng và nâng cao ở những thế hệ sau này, khiến thế hệ 4 thanh niên trẻ biết trân trọng những thành quả được đánh đổi bằng xương máu của những người chiến sĩ, từ đó giáo dục nhân cách con người, hướng thế hệ thanh niên có thái độ sống tích cực khi nhìn vào tinh thần dân tộc những năm tháng lịch sử khó khăn mà dân tộc đã đi qua. Thông qua đề tài này, chúng tôi hi vọng mang lại những cái nhìn đúng đắn, chân thực nhất về hoàn cảnh xã hội Việt Nam thời chiến và ý thức tinh thần dân tộc sâu đậm của nhân dân Việt Nam qua những trang Nhật kí đầy ý nghĩa. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung vào nghiên cứu ý thức hệ chung của thời Đất nước có chiến tranh được thể hiện trong những cuốn Nhật ký điển hình trong kháng chiến chống Mĩ, chống Pháp cứu nước nhằm thấy rõ được ý nghĩa của Nhật kí chiến tranh và ý thức hệ của xã hội Việt Nam thời chiến tranh loạn lạc. b. Phạm vi nghiên cứu Trong khóa luận này, chúng tôi sẽ đi sâu vào tìm hiểu 5 cuốn Nhật kí nổi bật nhất của 5 tác giả mà theo chúng tôi thấy các tác phẩm này hội tụ đầy đủ những yếu tố nằm trong nội dung đề tài. ♦ Nhật kí Đặng Thùy Trâm (của tác giả Đặng Thùy Trâm) ♦ Mãi mãi tuổi hai mươi (Nhật kí của tác giả Nguyễn Văn Thạc) ♦ Nhật kí Nguyễn Huy Tưởng (Nhật kí của Nguyễn Huy Tưởng) ♦ Nhật kí chiến trường (của Dương Thị Xuân Quý) ♦ Nhật kí Nguyễn Ngọc Tấn (của tác giả Nguyễn Ngọc Tấn) Ngoài ra, trong khóa luận chúng tôi còn nghiên cứu, tham khảo một số tác phẩm của các tác giả khác để làm rõ vấn đề mà khóa luận trình bày. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong khóa luận, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, đối chiếu. 5 Khóa luận cũng được thực hiện từ điểm nhìn xã hội học tức là tìm hiểu, nghiên cứu những ảnh hưởng xã hội, ý thức hệ tác động vào tâm tư con người, từ đó chi phối nội dung của Nhật kí chiến tranh. 6. Đóng góp của khóa luận Qua những tác phẩm về Nhật kí chiến tranh cũng cho thấy chúng ta chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề bảo tồn ký ức. Nhật kí chiến tranh là thể loại mới nên chưa có được nhiều sự quan tâm từ độc giả. Với đề tài Ý thức hệ trong Nhật kí chiến tranh, chúng tôi mong muốn khóa luận sẽ mang lại cái nhìn toàn diện về ý thức dân tộc, tinh thần đấu tranh của những thế hệ đã qua, góp phần hoàn thiện giá trị của thể loại Nhật kí nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. 7. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận bao gồm 2 chương: CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ Ý THỨC HỆ TRONG VĂN HỌC VÀ Ý THỨC HỆ TRONG NHẬT KÍ CHƯƠNG 2. NHỮNG DẤU HIỆU CỦA Ý THỨC HỆ TRONG NHẬT KÍ CHIẾN TRANH 6 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ Ý THỨC HỆ TRONG VĂN HỌC VÀ Ý THỨC HỆ TRONG NHẬT KÍ 1.1 Khái quát chung về ý thức hệ 1.1.1 Khái niệm ý thức Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin thì ý thức là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới và mối quan hệ của con người trong thế giới. “Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”. Tâm lý học coi ý thức là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan của bộ não người. Hay nói cách khác, hoạt động phản ánh sự vật, hiện tượng của bộ não người hình thành nên ý thức. E. Renan - Pháp nói rằng: “Sống mà không có một hệ thống ý thức về sự vật thì không phải là sống một cuộc đời nhân loại.” - Cuối thế kỉ 19. 1.1.2 Khái niệm ý thức hệ Có rất nhiều các quan niệm về ý thức hệ khác nhau. “Giovani Sartori cho rằng ý thức hệ giống như một cái hộp đen, mỗi người hiểu một cách, thiếu một sự nhận thức chung. Có người khái quát thành 10 định nghĩa như Colin Summer, có người khái quát thành 5 định nghĩa như John Storey. Theo T. Eagleton thì đến nay có không ít hơn 16 định nghĩa.” [13]. Ý thức hệ hay hệ tư tưởng (Idealogy) là hệ thống những quan điểm triết học hay chính trị. Ý thức hệ là hệ thống các mục đích và quan niệm giúp điều chỉnh mục tiêu, dự tính và hành động của con người. Một ý thức hệ có thể hiểu như một tầm nhìn bao quát, như cách thức để xem xét sự vật. Ví dụ như “ý thức hệ Marxist” là hệ thống tư tưởng triết học, kinh tế - chính trị của chủ nghĩa Marx. Trong cuốn Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lenin có đưa ra khái niệm về hệ tư tưởng xã hội “là toàn bộ các hệ thống 7 quan niệm, quan điểm xã hội như: chính trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo…” [23; tr.144], còn khái niệm ý thức xã hội “dùng để chỉ phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định” [23; tr.143]. Nhà Marxist phương Tây, Louis Althusser cho rằng ý thức hệ là một cấu trúc sản xuất xã hội của con người. Sự tái sản xuất sức lao động không chỉ sản xuất con người mà còn sản xuất cả tư tưởng, quan hệ, quan niệm, tình cảm của con người lao động, do đó ý thức hệ đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động đó và không có ý nghĩa xấu. Thực tế, cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm khoa học về ý thức hệ xã hội được mọi người nhất trí. Khi ta nói đến ý thức hệ hay hệ tư tưởng là ta nói đến một chủ nghĩa nhất định: Ví dụ ý thức hệ Nho giáo (Confucianism), Ý thức hệ tư sản (Capitalism). Ở trong một cá nhân luôn có một tâm lí xã hội, một ý thức quần chúng, có những tính cách riêng biệt khác hẳn với tâm lí cá nhân, mà cũng không có gì khác với một tổng cộng những tâm lí cá nhân. Ấy là lòng dũng cảm của một đám đông, của một bộ đội trước trận tiền, của ba quân chỉ ngọn cờ đào. Đấy là ý thức xã hội. Cái ý thức ấy linh hoạt bao trùm cá nhân, nhưng tất nhiên không hoàn toàn phải đoạn tuyệt với cá nhân. Ý thức cá nhân với ý thức xã hội chỉ xung đột đối lập chừng nào chúng ta quan niệm cá nhân ở cái ý thức nhỏ hẹp mà xã hội ở cái đoàn thể không chút linh động, không có một ý thức bao trùm và tồn tại độc lập. Ý thức cá nhân và ý thức hệ không phải hai thế lực xung đột, ta không nhìn ở một phương diện mà nhìn ở phương diện nhân sinh, hành vi, hành động thực tế,… thì cá nhân với xã hội giống như cá với nước. Vì vậy, con người phải hi sinh cái ngã nhỏ hẹp vị kỷ cho cái ngã xã hội rộng lớn. Xã hội phát triển là biểu hiện lòng hi sinh của người này cho người kia. 8 1.1.3 Mối quan hệ giữa ý thức hệ và văn học Vấn đề mối quan hệ giữa văn học với ý thức hệ là vấn đề không mấy xa lạ nhưng lại rất khó giải quyết với nhiều nhà nghiên cứu. Tính chất ý thức hệ của văn học thể hiện ở chỗ nó có nội dung ý thức hệ của riêng mình, đó là sự quan tâm đặc biệt đến thế giới tình cảm, tư tưởng, cảm xúc, số phận, sự sống, lí tưởng, khát vọng của con người; quan tâm đến thiên nhiên, cái đẹp, sự nghỉ ngơi, vui chơi, thưởng ngoạn của con người. Và từ chỗ đứng, cách nhìn riêng đó mà văn học thường xuyên đối diện với các hình thái ý thức xã hội khác, phán xét chúng theo nhãn quan của mình. Tính chất ý thức hệ riêng đó làm nên sức hấp dẫn không thể thay thế của văn học, bởi không một hình thái ý thức hệ nào khác quan tâm đến con người như văn học. Và do quan tâm con người mà nó đề cập tới nhiều vấn đề mà xã hội quan tâm. Các tác phẩm văn học nào xa lánh, né tránh vấn đề nhạy cảm của xã hội thì nói chung ít được công chúng để ý. Và do quan tâm con người mà văn học không ngại đụng chạm các vấn đề nhạy cảm của xã hội, vượt qua quy phạm, cấm kị, đạo đức, tôn giáo. Không phải ngẫu nhiên mà vào thời khắc xã hội có biến động lớn nhỏ, văn học thường tỏ rõ tính chất ý thức hệ mạnh mẽ hơn, có ý thức can dự vào các vấn đề nhạy cảm của xã hội hơn nhằm góp phần thay đổi tiến trình đời sống. Nói một cách khác, văn học bao giờ cũng vị nhân sinh với nội dung ý thức hệ của nó. Trong những lúc xã hội có biến động (cách mạng, chống ngoại xâm…) văn học thường có quan hệ mật thiết với ý thức hệ chính đảng, trở thành công cụ hoạt động chính trị của chính đảng đảm đương công cuộc cách mạng hay chống ngoại xâm. Trong điều kiện bình thường văn học có quan hệ nhiều mặt với ý thức hệ. Nó có thể có bộ phận gắn bó với ý thức hệ chính đảng, chủ lưu, có thể có bộ phận phê phán, chống đối hay quay lưng đối với một số mặt nhất định của ý thức hệ đó. Tinh thần phê phán thực tại của văn học có thể xung đột với các ý thức hệ khác, thúc đẩy xã hội tiến bộ. 9 Thời kỳ chiến tranh là thời kỳ mà trong ý thức xã hội nước ta xoay quanh bình diện xã hội - chính trị, từ cuộc chiến tranh bom đạn, những năm dân quốc, những chiến dịch khởi nghĩa giành độc lập đến những cuộc cải cách kinh tế, giáo dục, xã hội,… Một lực lượng các nhà văn Việt Nam đã hình thành và ra đời trong không khí xã hội đó. Có thể nói rằng ý thức xã hội đã ảnh hưởng đáng kể đến văn học. Sáng tác của các nhà văn đều xoay quanh hai hiện thực lớn là cổ vũ tinh thần trong chiến tranh và xây dựng đời sống hiện tại. Các tác phẩm viết về kháng chiến mang cốt cách của văn học tư liệu nhưng có sức hút rất lớn kể cả khi chiến tranh đã đi qua. Có các sáng tác phục vụ chính sách, từ thơ văn phát động giảm tô thuế đến thơ văn hợp tác hóa. Những nhân vật trong văn học được miêu tả giai đoạn này hầu hết đều đứng trong hàng ngũ công - nông - binh, cái tôi trong thơ văn lúc này là cái tôi trữ tình nhập vai, cái tôi nhân danh Tổ quốc, cái tôi nhân danh dân tộc, các nhân vật có khi thác lời vào anh bộ đội để trải lòng cùng nỗi nhớ thương da diết: “Bầm ơi có rét không bầm! Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn. Bầm ra ruộng cấy bầm run…” (Bầm ơi - Tố Hữu). Ngay cả trong những trang Nhật kí cá nhân thì hiện thực xã hội vẫn luôn hiện diện, qua đó thể hiện những mong muốn, hi vọng của mỗi cá nhân về một thế giới không bom đạn. 1.2 Vài nét về ý thức hệ trong Nhật kí văn học 1.2.1 Thể loại Nhật kí văn học a. Khái niệm Nhật kí Theo Từ điển văn học [4]: “Nhật kí là loại văn ghi chép sinh hoạt thường ngày. Trong văn học, Nhật kí là hình thức trần thuật từ ngôi thứ nhất số ít, dưới dạng những ghi chép hàng ngày có đánh số ngày tháng (…) bao giờ cũng chỉ ghi lại những gì đã xảy ra, những gì đã nếm trải, thể nghiệm; nó ít hồi cố; được viết ra chỉ cho bản thân người ghi chép chứ không tính đến việc được công chúng tiếp nhận” [4; tr.1257]. Thể kí xuất hiện muộn hơn so 10 với các thể loại khác, xuất hiện thế kỷ XVIII và phát triển vào thế kỷ XX. Ở Việt Nam, thể Kí được đánh dấu qua tác phẩm Vũ trung tùy bút và Thượng kinh kí sự. Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì Nhật kí “là một thể loại thuộc loại hình kí”. Trong Giáo trình Lí luận văn học tập 2: Tác phẩm và thể loại do Giáo sư Trần Đình Sử chủ biên [14] thì Nhật kí được định nghĩa: “Nhật kí là thể loại ghi chép sự việc, suy nghĩ, cảm xúc hàng ngày của chính người viết, là những tư liệu có giá trị về tiểu sử và thời đại của người viết” [14; tr.261]. Tóm lại, có thể kết luận rằng Nhật kí là những ghi chép, những cảm nhận của cá nhân, thể hiện cảm xúc, sự đánh giá của bản thân về những sự kiện xảy ra hàng ngày. b. Đặc trưng của thể loại Nhật kí văn học Nhật kí văn học luôn mang đặc trưng quan trọng và nổi trội nhất đó chính là tính xác thực trong ghi chép. Nhật kí là những ghi chép của cá nhân mang tính chất riêng tư, bản thân người viết Nhật kí không hề có ý định công bố bài viết của mình mà họ viết chỉ để cho riêng mình với tư cách là những ghi chép cá nhân. “Nếu như người viết nhật kí là viết cho mình, cho riêng mình thì đọc cuốn nhật kí đó sẽ chân thực nhất, sẽ bề bộn và sầm uất nhất. Người ta sẽ mạnh dạn ghi cả vào đấy những suy nghĩ tồi tệ nhất mà thực sự họ có. Nhưng nếu nhật kí mà có người xem nữa thì nó sẽ khác và khác nhiều Họ không dám nói thật, nói đúng bản chất sự kiện xảy ra trong ngày, không dám nói hết và đúng những suy nghĩ đã nảy nở và thai nghén trong lòng họ. Mà đó chính là điều tối kỵ khi viết nhật kí. Nó sẽ dạy cho người viết tự lừa dối ngòi bút của mình, tự lừa dối lương tâm của mình” [21; tr.225]. Bởi xác định viết cho riêng bản thân mình để chiêm nghiệm cuộc đời nên Nhật kí văn học luôn mang tính xác thực cao, không ai lại tự lừa dối chính bản thân của mình. Tìm tới Nhật kí là con người trở về với bản ngã riêng của mình với những 11 cảm xúc đa dạng: yêu, ghét, giận dữ, ích kỷ… đều được thể hiện trên những trang giấy, đó là những tâm sự “sống để bụng, chết mang theo” tuyệt đối riêng tư. Chỉ có những gì thuộc về riêng tư, của cá nhân mới là chính xác nhất, nơi con người có thể tự do bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình trước những sự việc xảy ra hàng ngày. Nếu không mang tính chất riêng tư, Nhật kí sẽ không còn tồn tại theo đúng nghĩa của thể loại. Nếu vậy, thể loại Nhật kí sẽ không hấp dẫn được người đọc nữa. Ngoài ra, thể loại Nhật kí văn học còn mang trong mình những đặc điểm khác đó là tính chất biên niên, đặc điểm về ngôi trần thuật,… Tính chất biên niên được thể hiện rất rõ trong việc ghi chép sự việc theo ngày tháng rất rõ ràng. Bất kỳ sự kiện nào đều được ghi lại ngày tháng, đó cũng chính là cơ sở khiến cho Nhật kí mang tính chân thực rõ nét. Lời văn trong Nhật kí phần lớn rất ngắn gọn, súc tích, nói thẳng vào vấn đề chính chứ không vòng vo, ít sử dụng ngôn từ hoa mĩ bay bổng mà rất giản dị, gần gũi. Đó là những tâm sự viết vội vàng lúc nghỉ ngơi, do điều kiện thời gian ngắn ngủi nên đôi khi chỉ là vài dòng chữ… Người trần thuật trong Nhật kí luôn ở ngôi thứ nhất, xưng tôi bởi đây là thể loại độc thoại, tác giả tự nói với mình. Cũng vì vậy mà người viết không ngần ngại nói bất cứ chuyện gì dù là nhỏ bé nhất, cái tôi trần thuật đóng vai trò to lớn trong Nhật kí văn học nhờ đó những tâm sự được biểu lộ rất tự nhiên, mang lại cảm giác đáng tin cậy cho người đọc, khiến ta như được trực tiếp chứng kiến những sự việc vừa xảy ra. Nhật kí chiến tranh mang những đặc điểm của thể loại Nhật kí. Viết về đề tài chiến tranh, các tác giả viết một cách chân thực nhất những sự kiện, biến cố của lịch sử, hoàn cảnh khắc nghiệt nơi chiến trường đạn lửa, nơi cái chết cận kề luôn rình rập cướp đi sự sống bất cứ lúc nào. Qua đó, những người chiến sĩ cũng thể hiện được nghị lực sống mãnh liệt, ý chí quật cường 12 của một thế hệ dám hi sinh quên mình với tinh thần lạc quan yêu đời. Tất cả đều được thể hiện rõ nét qua những tác phẩm mà chúng tôi chọn lựa để nghiên cứu. Những trang Nhật kí chứa đựng những tâm sự cá nhân của nữ bác sĩ, liệt sĩ, anh hùng Đặng Thùy Trâm hay những ghi chép về cuộc đời của Nguyễn Văn Thạc, Nguyễn Huy Tưởng,… Họ đều là những anh hùng dám gạt đi cái tôi cá nhân nhỏ bé để sống toàn tâm, toàn hồn cho Tổ quốc. Nhật kí càng chứa đựng những trăn trở, suy tư bao nhiêu thì ta lại càng thấm thía được sự hi sinh cao cả, sự đấu tranh trong tâm hồn người chiến sĩ. Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc,… là những đại diện tiêu biểu cho cả một thế hệ anh hùng bởi đâu phải người chiến sĩ nào cũng viết Nhật kí? Dưới hoàn cảnh thời gian có hạn, môi trường sống liên tục bị thay đổi, với những người chiến sĩ thì thời gian nghỉ ngơi rất cần thiết, nhiều người không có thói quen viết Nhật kí hoặc không kịp ghi. Vậy mới thấy được Nhật kí chiến tranh đáng quý như thế nào? Dù bận rộn với chiến trường nhưng họ vẫn dành thời gian ghi lại những cảm xúc, tâm trạng của mình, ấy là những tâm hồn nhạy cảm biết chừng nào? Họ cần được sẻ chia nên đã viết ra những trang giấy như sự tự độc thoại với chính bản thân mình những điều thầm kín nhất. Những cuốn Nhật kí nằm dưới ba lô người chiến sĩ vô hình chung đã trở thành tài sản đáng giá nhất của họ, được trân trọng, nâng niu và gìn giữ bên mình như người bạn để chuốc bầu tâm sự. Đôi khi chỉ là vài chữ trong cả một ngày, thậm chí thời gian viết Nhật kí còn bị ngắt quãng bởi yếu tố khách quan do bị tác động từ hoàn cảnh sống khiến tính liên tục của Nhật kí bị phá vỡ nhưng bất cứ lúc nào rảnh rỗi, người chiến sĩ lại tìm đến Nhật kí như một người bạn để chia sẻ, kể lại những sự kiện đã và đang xảy ra bằng những hình ảnh sống động khiến cho ta khi đọc Nhật kí như cảm nhận được hiện thực đang hiện hữu trước mắt, như đang được trực tiếp trải qua những năm tháng hành quân vất vả của anh lính tân binh Nguyễn Văn Thạc hay thấu hiểu được 13 sự đau đớn vì bệnh tật và những thiếu thốn vật chất của những người chiến sĩ qua những trang Nhật kí rực lửa của bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Trong Nhật kí chiến tranh, tác giả tự độc thoại với chính bản thân mình, những lời tâm sự ấy có thể là nỗi nhớ gia đình, nỗi nhớ dành cho người yêu hay những người bạn thân… Mỗi câu chuyện của mỗi người đều mang những dấu ấn cá nhân riêng, họ kể lại theo cách riêng của họ. Đến với Nguyễn Văn Thạc ta có thể thấy được những trang viết bay bổng, mộng mơ của anh chàng sinh viên mới nhập ngũ cùng những cảm xúc đầu đời của những ngày đầu làm chiến sĩ hay nỗi xúc động, chân thành qua những dòng Nhật kí của Đặng Thùy Trâm, sự day dứt nhớ thương của người mẹ yêu con Dương Thị Xuân Quý,… Bản thân tác giả cũng không thể đoán biết được trang kết thúc cuốn Nhật kí của mình bởi vì cuộc sống của họ luôn phải đương đầu cận kề với cái chết. Có lẽ vì thế mà trong từng trang văn của họ, ta có thể cảm nhận rõ rệt những lời nhắn nhủ đầy xúc động tới những người thân yêu. Đối với những người chiến sĩ, họ luôn sống như thể hôm nay là ngày cuối cùng được sống. 1.2.2 Ý thức hệ trong Nhật kí văn học Văn học là một hình thái ý thức đặc biệt, có ý nghĩa như văn hóa nói chung bởi nó tác động đến tất cả các mặt của đời sống, đặc biệt là đời sống cá nhân, nhân cách, cá tính, tình cảm con người. Nhưng văn học cũng là hình thái ý thức xã hội ít tính chất ý thức hệ nhất bởi nó không mang tính chất thực tiễn, thực dụng, tính chất quyền lực, tính chất giản lược, giáo điều. Bởi các tính chất này mâu thuẫn với tính thẩm mĩ. Ý thức chính trị là một hình thái ý thức hệ xã hội, phản ánh mọi mặt của đời sống xã hội. Ý thức chính trị thể hiện ở nhu cầu và lợi ích chính trị, thể hiện trong các quan điểm giải quyết các mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp, các dân tộc, nhà nước,… Vì là một hình thái ý thức xã hội nên ý thức chính trị có mối quan hệ qua lại và chịu chi phối của các hình thái ý thức xã 14 hội khác như ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức tôn giáo,… Xét trong tổng thể thì ý thức chính trị có tầm quan trọng đặc biệt, quyết định xu hướng và bản chất của các hình thái ý thức xã hội. Ý thức chính trị xuất hiện trong các xã hội có giai cấp, nhà nước, nó phản ánh các quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội giữa các giai cấp, các dân tộc, các quốc gia cũng như thái độ của các giai cấp, tầng lớp đối với quyền lực nhà nước. Vì vậy, giai cấp nào cũng có ý thức chính trị, xã hội có nhiều giai cấp thì sẽ có nhiều loại ý thức chính trị nhưng chỉ giai cấp có khả năng đại diện cho phương thức sản xuất mới, hình thái kinh tế - xã hội mới, mới có điều kiện hình thành hệ tư tưởng chính trị. Ý thức chính trị thông thường là các dạng tâm lý, cảm xúc, tình cảm, ước mơ mong muốn tự phát sinh ra trong hoạt động thực tiễn, ý thức chính trị lí luận được biểu hiện là những tư tưởng, quan điểm chính trị đã được hệ thống hóa thành một chỉnh thể mang tính khoa học, hợp lý phản ánh được các mối liên hệ bản chất, tất yếu, phổ biến trong đời sống chính trị. Căn cứ vào chủ thể mang ý thức chính trị thì ý thức chính trị gồm ý thức chính trị cộng đồng và ý thức chính trị cá nhân. Ý thức chính trị cá nhân là nhận thức, thái độ của từng cá nhân về những vấn đề hiện thực của đời sống chính trị. Ý thức chính trị cộng đồng là ý thức chính trị sinh ra từ nhu cầu, lợi ích chính trị của cả cộng đồng xã hội hoặc của cả một nhóm xã hội, một giai cấp nào đó trong cộng đồng. Tính chất ý thức hệ của Nhật kí văn học thể hiện ở nội dung ý thức hệ, đó là thế giới tình cảm, tư tưởng, cảm xúc, lí tưởng, khát vọng, số phận, sự sống của con người, phần lớn biểu hiện ý thức chính trị thông thường. Nếu văn học nói chung đề cập đến những vấn đề mà xã hội quan tâm thì Nhật kí văn học dường như quan tâm nhiều hơn đến những sự việc xảy ra xung quanh tác giả, tác động trực tiếp vào cuộc sống của tác giả. Trong Nhật kí chiến tranh, nổi bật lên sự biểu hiện của ý thức hệ đó chính là tinh thần dân tộc, là lí tưởng sống cao đẹp hướng về Tổ quốc với tương lai rạng rỡ mà những người 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan