Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ý thức dân chủ xã hội chủ nghĩa của sĩ quan cấp phân đội quân đội nhân dân lào h...

Tài liệu ý thức dân chủ xã hội chủ nghĩa của sĩ quan cấp phân đội quân đội nhân dân lào hiện nay

.DOC
213
141
81

Mô tả:

2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Tác giả luận án Sỏn Thạ Nu Kẹo Mưn Hương 3 MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Chương 1 Ý THỨC DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA SĨ QUAN CẤP PHÂN ĐỘI QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 1.1. Ý thức dân chủ xã hội chủ nghĩa và quan niệm về ý thức dân chủ xã hội chủ nghĩa của sĩ quan cấp phân đội Quân đội nhân dân Lào 1.2. Vai trò và tính quy luật hình thành, phát triển ý thức dân chủ xã hội chủ nghĩa của sĩ quan cấp phân đội Quân đội nhân dân Lào Chương 2 THỰC TRẠNG Ý THỨC DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA SĨ QUAN CẤP PHÂN ĐỘI QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA CẦN GIẢI QUYẾT 2.1. 2.2. Những thành tựu và hạn chế về ý thức dân chủ xã hội chủ nghĩa của sĩ quan cấp phân đội Quân đội nhân dân Lào hiện nay Nguyên nhân và một số vấn đề cần giải quyết từ thực trạng ý thức dân chủ xã hội chủ nghĩa của sĩ quan cấp phân đội Quân đội nhân dân Lào hiện nay Chương 3 DỰ BÁO CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG, YÊU CẦU VÀ 5 10 30 30 54 77 77 10 2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA SĨ QUAN CẤP PHÂN ĐỘI QUÂN 131 ĐỘI NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY 3.1. Dự báo các nhân tố tác động và yêu cầu nâng cao ý thức dân chủ xã hội chủ nghĩa của sĩ quan cấp phân đội Quân đội nhân dân Lào hiện nay 131 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao ý thức dân chủ xã hội chủ nghĩa của sĩ quan cấp phân đội Quân đội nhân dân Lào hiện nay 142 KẾT LUẬN 177 KIẾN NGHỊ 18 0 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 18 4 1 18 2 199 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 Chủ nghĩa xã hô ôi CHỮ VIẾT TẮT CNXH 2 Chủ nghĩa xã hô ôi khoa học CNXHKH 3 Nhân dân cách mạng NDCM 4 Quân đội nhân dân QĐND 5 Sĩ quan cấp phân đội SQCPĐ 6 Xã hội chủ nghĩa XHCN 5 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về công trình nghiên cứu Công trình: “Ý thức dân chủ xã hội chủ nghĩa của sĩ quân cấp phân đội Quân đội nhân dân Lào hiê ên nay” là ý tưởng đã được ấp ủ, tâm huyết từ lâu của nghiên cứu sinh trong nhiều năm công tác tại đơn vị cơ sở và học tâ ôp, giảng dạy ở nhà trường Quân đội nhân dân Lào. Đề tài nghiên cứu của tác giả được thực hiện dựa trên hê ô thống lý luâ nô của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng Cay Xỏn Phôm Vi Hản, đường lối, quan điểm của Đảng NDCM Lào về vấn đề dân chủ, ý thức dân chủ XHCN. Đề tài còn dựa trên các chỉ thị, quy định của Đảng, Nhà nước, Quân đội về thực hiện dân chủ XHCN trên các lĩnh vực của đời sống xã hội: Đường lối, chủ trương, chính sách xây dựng đô iô ngũ cán bộ lực lượng vũ trang trong sạch, vững mạnh nói chung, SQCPĐ Quân đội nhân dân Lào nói riêng; phương châm xây dựng quân đội theo hướng cách mạng, chính quy, từng bước hiê ôn đại, hoàn thành xuất sắc mọi nhiê ôm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho. Quá trình thực hiê ôn đề tài tác giả đã nghiên cứu khảo sát thực tế một số đơn vị chọn điểm, tiếp thu, kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan ở nước ngoài và trong nước. Đề tài nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn ý thức dân chủ XHCN của SQCPĐ Quân đội nhân dân Lào. Đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân, rút ra một số vấn đề phải giải quyết từ thực trạng ý thức dân chủ XHCN của SQCPĐ. Trước sự phát triển của tình hình thế giới và trong nước, nhiê ôm vụ xây dựng quân đô ôi trong thời gian tới, đề tài dự báo các nhân tố tác động, đề xuất yêu cầu và xác định những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao ý thức dân chủ XHCN của SQCPĐ Quân đội nhân dân Lào hiê ôn nay. 6 2. Lý do chọn đề tài Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển của mọi cuộc cách mạng, do giai cấp công nhân lãnh đạo. Ở Lào, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc năm 1975, Đảng NDCM Lào chủ trương xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, từng bước đưa nước Lào tiến lên CNXH. Để thực hiện được điều đó, vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng là Đảng và Nhà nước phải từng bước xây dựng ý thức dân chủ XHCN cho nhân dân nói chung và cho quân đội nói riêng. Thực tiễn cách mạng Lào những năm qua cho thấy, ở đâu ý thức dân chủ XHCN được xây dựng và dân chủ XHCN được thực hiện tốt, thì ở đó sự ổn định chính trị được giữ vững, kinh tế - xã hội phát triển tốt, đời sống của nhân dân ngày càng được được nâng cao. Đối với Quân đội nhân dân Lào nói chung và SQCPĐ nói riêng, ý thức dân chủ XHCN là một bộ phận quan trọng cấu thành phẩm chất chính trị, giúp họ vượt qua mọi khó khăn gian khổ, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Nhờ có ý thức dân chủ XHCN mà SQCPĐ có nhận thức, niềm tin đúng đắn về chế độ dân chủ nhân dân và dân chủ XHCN; củng cố ý chí quyết tâm xây dựng và bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân, từng bước tiến lên CNXH. Đồng thời giúp họ nhận thức sâu sắc hơn về giá trị của sự cống hiến cho sự nghiệp cách mạng Lào, phát huy được khả năng, trí tuệ, tinh thần chủ động sáng tạo, hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ được Đảng, nhân dân giao cho. SQCPĐ Quân đội nhân dân Lào là lực lượng trẻ, đông đảo, chiếm tỷ lệ cao trong đội ngũ sĩ quan; là nguồn kế cận trực tiếp của sĩ quan cấp trung, sư đoàn. Họ là những người trực tiếp chỉ huy, lãnh đạo, trực tiếp sống và hoạt động cùng hạ sĩ quan, binh sĩ ở cấp phân đội. Nhưng mặt khác, SQCPĐ là những người tuổi quân, tuổi đời còn ít, chưa từng trải nhiều trong cuộc sống, họ chưa được học tập, rèn luyện nhiều … nên nhận thức dân chủ và bản lĩnh chính trị của họ cũng còn những hạn chế nhất định, dễ bị chao đảo khi gặp khó khăn. Do đó, nghiên cứu ý thức dân chủ XHCN của nhóm sĩ quan đặc thù 7 này để có phương hướng xây dựng họ, càng có ý nghĩa sâu sắc trong xây dựng quân đội nhân dân Lào hiện nay. Hiện nay, nhiệm vụ xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, trong đó có yêu cầu thực hành dân chủ XHCN trong quân đội đang đặt ra những yêu cầu mới phải nâng cao hơn nữa về chất lượng chính trị, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của quân đội. Do đó, nâng cao ý thực dân chủ XHCN cho mọi quân nhân và SQCPĐ trong giai đoạn cách mạng hiện nay là một yêu cầu khách quan, cấp bách. Thực trạng xây dựng nền dân chủ nhân dân hướng tới xây dựng nền dân chủ XHCN trong quân đội những năm qua bên cạnh mặt làm tốt cũng còn nhiều bất cập, yếu kém. Sự tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường đang hàng ngày, hàng giờ ảnh hưởng đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm và lối sống của SQCPĐ. Cùng với đó, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang ra sức đẩy mạnh thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, nhằm chống phá chế độ dân chủ nhân ở Lào. “Dân chủ” là mũi nhọn được kẻ địch sử dụng hòng “phi chính trị hóa” quân đội. Trong đó, SQCPĐ là đối tượng mà chúng tập trung tuyên truyền, kích động và lôi kéo. Mặt khác, trong quân đội những năm qua vấn đề giáo dục ý thức dân chủ XHCN cho SQCPĐ tuy đã được quan tâm, nhưng chưa thường xuyên, chưa được các cấp, các đơn vị chú trọng đúng mức. Do đó, một bộ phận sĩ quan nói chung, SQCPĐ nói riêng đã bị phai nhạt lý tưởng cách mạng, nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc về dân chủ XHCN và chế độ dân chủ trong quân đội; niềm tin, ý chí quyết tâm bảo vệ và xây dựng chế độ dân chủ XHCN chưa cao; đã xuất hiện một số khuynh hướng lệch lạc, lợi dụng dân chủ, vi phạm phẩm chất đạo đức cách mạng, kỷ luật quân đội, pháp luật nhà nước. Thực trạng trên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến bản chất, truyền thống và sức mạnh chiến đấu của quân đội. Vì vậy, đề tài: “Ý thức dân chủ xã hội chủ nghĩa của sĩ quan cấp phân đội Quân đội nhân dân Lào hiện nay” mà tác giả lựa chọn nghiên cứu có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, góp phần xây dựng Quân đội nhân dân Lào ngày càng vững mạnh trong tình hình hiện nay. 8 3. Mục đích và nhiê êm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn về ý thức dân chủ XHCN của SQCPĐ Quân đội nhân dân Lào; để tài dự báo những nhân tố tác động, xác định các yêu cầu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức dân chủ XHCN của SQCPĐ Quân đội nhân dân Lào hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu: Trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ở nước ngoài và trong nước; từ đó xác định những vấn đề đặt ra luận án phải giải quyết. Làm rõ quan niệm, biểu hiện, vai trò và tính quy luật hình thành, phát triển ý thức dân chủ XHCN của SQCPĐ Quân đội nhân dân Lào hiê ôn nay. Đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân và rút ra những vấn đề cần giải quyết từ thực trạng ý thức dân chủ XHCN của SQCPĐ Quân đội nhân dân Lào hiện nay. Dự báo các nhân tố tác động, đề xuất những yêu cầu và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao ý thức dân chủ XHCN của SQCPĐ Quân đội nhân dân Lào hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về ý thức dân chủ XHCN của SQCPĐ Quân đội nhân dân Lào hiện nay. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu ý thức dân chủ XHCN của SQCPĐ Quân đội nhân dân Lào hiện nay là vấn đề rất rộng lớn, luận án chỉ tập trung khảo sát đội ngũ sĩ quan và SQCPĐ ở một số trung đoàn: 497, 279, 11, 641; sư đoàn 1 Quân đội nhân dân Lào và tham khảo tư liệu, số liệu ở các đơn vị có liên quan đến đề tài từ năm 2006 đến nay. 5. Cơ sở lý luâ ên, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng Cay Xỏn Phôm Vi Hản, quan điểm của Đảng NDCM Lào về dân chủ, ý thức dân chủ XHCN; về xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân, nhất là xây dựng đội ngũ SQCPĐ. 9 Cơ sở thực tiễn: Luận án dựa vào những biểu hiện ý thức dân chủ XHCN của SQCPĐ Quân đội nhân dân Lào được thể hiện trong hoạt động thực tiễn ở các đơn vị. Trong đó, chú trọng nghiên cứu báo cáo sơ kết, tổng kết, đánh giá của đơn vị và kết quả điều tra, khảo sát, trao đổi trực tiếp ở một số đơn vị chọn điểm. Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, sử dụng tổng hợp các phương pháp lôgíc - lịch sử, phân tích, so sánh, điều tra xã hội học, tổng kết thực tiễn, phương pháp chuyên gia. 6. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án Trên cơ sở khoa học, luận án phân tích và luận giải quan niệm về ý thức dân chủ XHCN của SQCPĐ Quân đội nhân dân Lào; khái quát những vấn đề có tính quy luật hình thành, phát triển ý thức dân chủ XHCN của SQCPĐ Quân đội nhân dân Lào hiện nay. Luận án đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân thành tựu, hạn chế của ý thức dân chủ XHCN của SQCPĐ Quân đội nhân dân Lào hiện nay. Từ thực trạng và nhiệm vụ xây dựng quân đội trong tình hình mới, luận án đề xuất một số yêu cầu và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hơn nữa ý thức dân chủ XHCN của SQCPĐ Quân đội nhân dân Lào trong thời gian tới. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học để nhận thức đầy đủ hơn về ý thức dân chủ XHCN của SQCPĐ Quân đội nhân dân Lào; làm rõ những vấn đề cần giải quyết từ thực trạng ý thức dân chủ XHCN của SQCPĐ. Luận án góp phần định hướng quá trình thực tiễn xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, đồng thời trực tiếp thúc đẩy việc thực hiện tốt hơn những quy định về thực hiện dân chủ trong Quân đội nhân dân Lào. Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy, giáo dục về dân chủ XHCN trong các nhà trường và đơn vị Quân đội nhân dân Lào. 8. Kết cấu của luận án Kết cấu luận án gồm: Mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, 3 chương (6 tiết), kết luận, kiến nghị, danh mục công trình của tác giả đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 10 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài 1.1.1. Công trình nghiên cứu về dân chủ trong xã hội Từ khi CNXH hiện thực ở Liên Xô và Đông âu bị sụp đổ, nhiều học giả ở Nga đã bắt đầu nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân của nó, trong đó vấn đề dân chủ được họ quan tâm nhiều nhất. Trong số đó nổi lên có NM. Voskresenskaia, N.B. Davletshina trong cuốn: “Chế độ dân chủ, nhà nước và xã hội” [69] đã trình bày nhiều vấn đề về dân chủ, phân tích các quan niệm khác nhau về dân chủ; giá trị dân chủ; cơ chế dân chủ; thể chế dân chủ, cấu trúc của chế độ dân chủ. Tác giả cho rằng, dân chủ XHCN theo mô hình Xôviết chỉ là một chế độ toàn trị, xa lạ với nguyên tắc, giá trị dân chủ nên nó đã thành quá khứ của nước Nga. O.T.Bogomolov trong bài: “Dân chủ và tiến bộ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội” [11], đã trình bày các nguyên tắc nền tảng của dân chủ; cuộc khủng hoảng của dân chủ Phương Tây; mối quan hệ giữa dân chủ và phát triển ở các nước trên thế giới và ở Nga. Tác giả cho rằng, chính ảnh hưởng của Liên Xô và những thành tựu mà Liên Xô đạt được trong lĩnh vực xã hội đã thúc đẩy sự ra đời của mô hình nhà nước phúc lợi. Theo đó, ở Nga hiện nay, việc xây dựng nhà nước phúc lợi theo mô hình Bắc Âu là phù hợp với tâm lý của nhiều người và phù hợp với kinh nghiệm lịch sử của thời kỳ XHCN. Kế thừa các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin và thành tựu những năm cải cách mở cửa ở Trung Quốc, những năm gần đây đã có nhiều công trình của các nhà khoa học nghiên cứu lý luận xung quanh vấn đề xây dựng nền chính trị dân chủ XHCN và ý thức dân chủ XHCN. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã dịch sang tiếng Việt và xuất bản cuốn sách: “Quan điểm của giới lý 11 luận Trung Quốc về thực thi dân chủ trong hệ thống chính trị” [19]. Trong công trình này các tác giả đã chỉ ra một số quan điểm, lý luận như sau: Vấn đề dân chủ. Đa số giới lý luận Trung Quốc đều cho rằng: Dân chủ là một phạm trù chính trị xã hội mang tính giai cấp sâu sắc; dân chủ XHCN là chế độ chính trị căn bản của nhà nước, là giai cấp vô sản, nhân dân lao động nắm quyền lực tối cao quản lý nhà nước. Để nhân dân thực hiện quyền lực của mình, phải cải cách thể chế chính trị; mở rộng dân chủ trong Đảng là nhân tố quyết định của một nền chính trị dân chủ XHCN. Về thực hiện dân chủ ở cơ sở và quy chế dân chủ ở nông thôn Trung Quốc. Tổng kết thực tiễn xây dựng nền chính trị dân chủ từ sau cải cách, mở cửa (1978), giới lý luận Trung Quốc khẳng định: Sự sáng tạo to lớn cả về lý luận và thực tiễn xây dựng nền dân chủ XHCN ở nông thôn là việc xác lập và từng bước thực hiện cơ chế bầu cử dân chủ ở cấp thôn, xã; mở rộng quyền tham gia có tổ chức của nông dân vào đề cử, ứng cử trong chi bộ thôn và chính quyền xã; đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ, mở rộng dân chủ trực tiếp với nhiều hình thức để nông dân tham gia quản lý, xây dựng chính quyền. Tại lễ kỷ niệm 30 năm cải cách mở cửa, Hồ Cẩm Đào đã có bài diễn văn quan trọng, được in trong “Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu tổng kết 30 năm đổi mới” [47, tr.299-300], khẳng định:“Nước Trung Quốc là nhà nước XHCN chuyên chính dân chủ nhân dân, lấy liên minh công nông làm nền tảng, do giai cấp công nhân lãnh đạo. Dân chủ nhân dân là sinh mệnh của XHCN, nhân dân làm chủ là hạt nhân và bản chất của chính trị dân chủ XHCN. Không có dân chủ là không có XHCN, cũng là không có hiện đại hóa XHCN”. Hoàng Chí Bảo có nhiều công trình, liên quan đến vấn đề dân chủ, trong đó nổi lên một số công trình: Hoàng Chí Bảo và Thái Ninh (đồng chủ biên) có cuốn sách: “Dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa” [48], tác giả cho rằng, để tiến tới CNXH, không thể không xây dựng, phát triển, hoàn thiện nền dân chủ XHCN, nền dân chủ và tự do dân chủ của nhân dân, đưa nhân dân tới 12 vị trí của người làm chủ xã hội, phát huy mọi khả năng chủ động sáng tạo của quần chúng trong mọi hoạt động. Nền dân chủ đó không chỉ là một nhân tố hợp thành của CNXH, mà còn có vai trò một trong những động lực phát triển của CNXH. Nền dân chủ mà chúng ta đang xây dựng khác hẳn về chất so với nền dân chủ tư sản và các nền dân chủ đã tồn tại trong lịch sử, gắn với chế độ áp bức, nô dịch lao động. Ngoài ra Hoàng Chí Bảo còn có một số công trình khác: Cuốn sách “Xây dựng cơ chế dân chủ trong nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn ở nước ta hiện nay” [7]. Tác giả đã để cập đến vai trò của dân chủ đối với sự phát triển và tiến bộ xã hội, vai trò của cơ chế dân chủ và chính sách tạo động lực đối với hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn, đặc biệt là phát triển nghiên cứu lý luận trong tiến trình đổi mới, hội nhập kinh tế. Cuốn sách có ba phần, trong đó ở phần hai đã nói đến cơ chế dân chủ trong nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn với mục tiêu khơi dạy những khả năng tiềm ẩn và khả năng sáng tạo của mọi công dân trong nghiên cứu bổ sung phát triển lý luận mới trong sự nghiệp đổi mới hiện nay... Trong cuốn sách: “Dân chủ và dân chủ ở cơ sở nông thôn trong tiến trình đổi mới” [8], dân chủ được xác định là hiện tượng lịch sử xã hội gắn liền với sự tồn tại và phát triển đời sống con người, dân chủ là bản chất của CNXH; phát huy dân chủ và thực hiện dân chủ ở cơ sở góp phần củng cố, kiện toàn tổ chức đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân, là giải pháp để hạn chế sự tha hóa quyền lực, chống lại tệ quan liêu, tham nhũng, khơi dậy sức mạnh tiềm năng của quần chung lao động, phát huy cao độ mọi tiềm năng, trí tuệ của nhân dân trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ đó, tác giả nêu tầm quan trọng của dân chủ và dân chủ ở cơ sở, đặc biệt là dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay, những hạn chế yếu kém trong thời gian qua; đề xuất một số giải pháp khắc phục nhằm góp phần thực hiện ngày càng có hiệu quả hơn việc phát huy dân chủ trong đời sống xã hội, tạo động lực cho sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam XHCN, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng , dân chủ văn minh. 13 Phạm Hồng Chương có nghiên cứu viết cuốn sách: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ” [12]. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra một hệ thống các luận điểm về dân chủ, từ quan niệm đến sự thể hiện của chúng trong các lĩnh vực đời sống - xã hội, cùng các phương thức hiện thực hóa nó trong đời sống. Tác giả đã giới thiệu một cách khái quát tư tưởng của Người về dân chủ và sự thể hiện chúng trong thực tiễn qua 5 chương. Ở chương 2 và 3, đã đưa ra quan niệm về dân chủ “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ” [12, tr.38] và những quan niệm cơ bản của người về dân chủ, đưa ra khái niệm, vị trí, vai trò của dân chủ, dân chủ theo quan điểm mácxít và dân chủ phải được tiến hành trên mọi lĩnh vực đời sống - xã hội... Đỗ Trung Hiếu có cuốn sách: “Một số suy nghĩ về xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay” [23]. Luận giải dân chủ từ khái lược chung đến vấn đề chinh trị của nó. Từ trình bày sơ lược về thuật ngữ, về lịch sử của “dân chủ”, tác giả nhận định nội dung của khái niệm dân chủ: về cơ bản vẫn giữ nguyên nghĩa cho đến ngày nay. Điểm khác biệt căn bản giữa cách hiểu về dân chủ thời cổ đại với thời hiện đại là ở tính trực tiếp của mối quan hệ sở hữu quyền lực công cộng và cách hiểu cũ hạn hẹp về khái niệm nhân dân. Nghiên cứu sự khác nhau về các quan niệm dân chủ, tác giả chỉ ra: Sự phức tạp của vấn đề dân chủ cũng nằm ở chỗ: Bản thân thuật ngữ dân chủ ngày nay được hiểu và sử dụng theo nhiều nghĩa. Bởi vậy, phân biệt các chiều cạnh khác nhau của nó cũng là việc làm rất cần thiết. Tác giả đã nghiên cứu vấn đề dân chủ từ những chiều cạnh khác nhau đó. Song để luận giải cho vấn đề chính của mình, tác giả tiếp cận dân chủ với tư cách là một nền dân chủ, mà trung tâm của nó là vấn đề nhà nước. Nguyễn Vĩnh Thắng có bài viết: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và thực hiện trong điều kiện hiện nay” [66]. Tác giả cho rằng: Dân chủ là quý báu nhất của nhân dân, do đó trong công tác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội phải thường xuyên chăm lo đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ làm chủ thực sự cho nhân dân. 14 Nguyễn Doãn Khánh có bài: “Phát huy dân chủ để xây dựng đội ngũ cán bộ của dân, do dân, vì dân” [28]. Tác giả cho rằng, nghiên cứu việc đẩy mạnh thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với việc xây dựng đội ngũ cán bộ, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt của công tác xây dựng đảng, là giải pháp hàng đầu trong thực hiện chiến lược trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, là việc làm thiết thực, cụ thể hóa phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát”. Tác giả làm rõ thêm vấn đề dân chủ trong đánh giá, quy hoạch, tuyển chọn, sắp xếp, bố trí, luân chuyển cán bộ, xây dựng tiêu chuẩn và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ. Từ thực tiễn, bài viết còn kiến nghị một số vấn đề về phát huy dân chủ trong xây dựng đội ngũ cán bộ của dân, do dân và vì dân để thực hiện đạt được kết quả cao... Nguyễn Đình Minh có bài viết: “Về vấn đề phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa” [46]. Tác giả cho rằng: Dân chủ là bản chất của chế độ XHCN, là mục tiêu và động lực của sự phát triển đất nước, như vậy trong từng giai đoạn cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng phát huy dân chủ trong mọi tổ chức, hoạt động; đặc biệt là quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân. Để việc phát huy dân chủ đạt được kết quả tốt hơn, đặc biệt sư nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới với những thời cơ, thách thức mới tác giả còn đưa ra giải pháp cơ bản mà Đảng, Nhà nước cần thực hiện tốt hơn. Luận án tiến sĩ của Phan Văn Bính: “Vận dụng tư tưởng và phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh trong quá trình thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” [9]. Tác giả cho rằng, công cuộc đổi mới ở Việt Nam có một trong những nội dung cốt lõi là dân chủ hóa. Dân chủ hóa là hiện thực hóa quyền làm chủ của nhân dân trên mọi mặt đời sống xã hội. Xét từ góc độ dân chủ, đổi mới theo hướng XHCN thực chất là quá trình xây dựng hoàn thiện nền dân chủ XHCN. Tác giả đã luận giải sự cần thiết phải vận dụng tư tưởng và phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh trong quá trình thực hiện dân chủ ở Việt Nam; phân tích sự vận dụng tư tưởng và phương pháp dân chủ 15 của người trong thực tiễn và khái quát thành các nguyên tắc có tính phương pháp luận để đánh giá thực trạng dân chủ XHCN ở Việt Nam; để xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục vận dụng tư tưởng và phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam ... Luận án tiến sĩ Triết học của Đỗ Trung Hiếu: “Nhà nước xã hội chủ nghĩa với việc xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay” [22]. Nghiên cứu vấn đề nhà nước và xây dựng nền dân chủ XHCN, tác giả cho rằng, đối với Việt Nam việc củng cố nhà nước XHCN và xây dựng nền dân chủ XHCN đang là một trong những nhiệm vụ hết sức cấp bách; bước vào giai đoạn phát triển mới, bộ máy nhà nước và những cơ chế đảm bảo dân chủ của Việt Nam đã bộc lộ một số điểm bất cập. Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN với nhiều giải pháp cơ bản... Luận án đã góp phần làm rõ khái niệm cơ bản về dân chủ, nhà nước pháp quyền, thông qua việc tổng kết các quan điểm triết học, chính trị trong lịch sử và kế thừa những tư tưởng, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin. Luận án đã luận giải mối quan hệ giữa dân chủ với nhà nước một cách có hệ thống theo tiến trình lịch sử và chứng minh bằng thực tiễn, góp phần khẳng định dân chủ hóa nhà nước là vấn đề có tính quy luật, là nhu cầu nội tại trong sự phát triển lịch sử nhà nước, từ đó đề xuất một số phương hướng cơ bản nhằm phát huy vai trò của nhà nước trong quá trình xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam hiện nay. Luận án Tiến sĩ Triết học của Nguyễn Anh Tuấn: “Nhận thức mới về dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thời kỳ mới” [65], Nghiên cứu vấn đề nhận thức mới về dân chủ XHCN và xây dựng nền dân chủ XHCN, tác giả cho rằng, lịch sử phát triển xã hội loài người là lịch sử không ngừng vươn lên để đạt những giá trị dân chủ ngày một cao, sâu sắc và phổ biến. Xây dựng, phát triển nền dân chủ là xu thế tất yếu khách quan của sự tiến hóa lịch sử nhân loại. Con đường tạo lập dân chủ, biện pháp 16 phát triển dân chủ bao hàm sự thống nhất biện chứng giữa giá trị, nguyên tắc, biện pháp chung, phổ biến với giá trị, nguyên tắc, biện pháp riêng, đặc thù. Mỗi loại hình dân chủ, mỗi chế độ dân chủ ở từng quốc gia, dân tộc, trong những thời kỳ, điều kiện lịch sử khác nhau sẽ có cách thức, con đường, biện pháp khác nhau để thiết lập và phát triển nền dân chủ. Trên cơ sở đó tác giả phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của những nhận thức mới về dân chủ XHCN và xây dựng nền dân chủ XHCN ở nước ta qua 30 năm đổi mới; phân tích, làm rõ những nội dung mới trong nhận thức về dân chủ XHCN và xây dựng nền dân chủ XHCN ở nước ta qua 30 năm đổi mới; Trình bày, phân tích những vấn đề đặt ra trong nhận thức về dân chủ XHCN và xây dựng nền dân chủ XHCN ở nước ta qua 30 năm đổi mới, cả về lý luận và thực tiễn; đề xuất một số quan điểm, giải pháp phù hợp nhằm tiếp tục bổ sung, phát triển nhận thức về dân chủ XHCN và xây dựng nền dân chủ XHCN ở nước ta hiện nay. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về dân chủ trong Quân đội có liên quan đến đề tài Những năm qua, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam đã có nhiều quyết định, chỉ thị, hướng dẫn về thực hiện dân chủ và Quy chế dân chủ ở cơ sở trong quân đội; có nhiều báo cáo đánh giá về thực hiện và đề xuất các giải pháp thực hiện dân chủ trong quân đội, như: “Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chỉ thị 30/CT-TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong Quân đội” của Đảng ủy Quân sự Trung ương (2003); “Nghiên cứu giải pháp phòng chống vi phạm kỷ luật nghiêm trọng trong Quân đội hiện nay” của Tổng cục Chính trị, năm (2007)… Các văn bản đều khẳng định dân chủ và kỷ luật là những thuộc tính bản chất và truyền thống tốt đẹp của QĐND Việt Nam; xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở là nội dung quan trọng nâng cao chất lượng tổng hợp của QĐND Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 17 Nguyễn Văn Dũng có viết đề tài: “Nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” [13]. Tác giả cho rằng, quân đội ta là quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc; trong mọi thời kỳ quân đội luôn luôn xây dựng và phát huy quyền làm chủ của mọi quân nhân trong mọi hoạt động. Dân chủ thực sự trở thành một trong những nhân tố quan trọng góp phần tạo thành sức mạnh của quân đội trong các thời kỳ cách mạng, phát huy truyền thông quý báu đó, quân đội ta đã quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở. Đây là một trong những động lực mạnh mẽ phát huy vai trò tích cực của quân nhân, tạo nên bầu không khí dân chủ và đoàn kết thống nhất trong đơn vị và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nói riêng, xây dựng nền dân chủ XHCN nói chung có tầm quan trọng đặc biệt. Tác giả đã khái quát những vấn đề lý luận trong tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hiện quy chế dân chủ trong xã hội và quân đội. Nghiên cứu hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở đơn vị cơ sở QĐND Việt Nam, để làm cơ sở cho đề ra phương hướng, xác định giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ đơn vị cơ sở QĐND Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân có cuốn sách: “Hồ Chí Minh về kỷ luật và dân chủ trong quân đội” [52]. Cuốn sách lược trích trong những bài viết, bài nói của Hồ Chí Minh về kỷ luật và dân chủ trong quân đội; kết cấu thành hại Phần: Thứ nhất, nói về đoàn kết, kỷ luật và dân chủ trong Đảng, tác phong công tác, tác phong lãnh đạo của cán bộ đảng viên. Hai là, nói về kỷ luật và dân chủ trong quân đội, đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân...Theo cuốn sách, Hồ Chí Minh cho rằng, dân chủ tốt, kỷ luật nghiêm vừa là một nguyên tắc xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, vừa là truyền thống tốt đẹp của QĐND Việt Nam. Đó là một yếu tố tạo thành sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân, thực hiện dân chủ rộng rãi, kỷ luật nghiêm minh là trách 18 nhiệm chính trị của toàn thể cán bộ và chiến sĩ. Năm 1976, Nhà xuất bản QĐND tiếp tục phát hành cuốn sách: “Hồ Chí Minh về đoàn kết dân chủ và kỷ luật trong quân đội ta” [53]. Tại đây, Nhà xuất bản lược trích và biên soạn lại cuốn sách trên, bổ sung thêm vấn đề học tập, làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết, dân chủ và kỷ luật. Cuốn sách gồm 2 phần: Phần thứ nhất - Đoàn kết, dân chủ và kỷ luật là truyền thống tốt đẹp, là sức mạnh của quân đội ta, đại đoàn kết là nền tảng của đại thắng lợi; Phần thứ hai - Quân đội ta phải để cao phê bình và tự phê bình để thực hiện dân chủ tốt, kỷ luật nghiêm, đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, cán bộ phải luôn luôn gương mẫu, lãnh đạo đơn vị triệt đề thi hành mệnh lệnh cấp trên, tuyệt đối chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ... Tổng cục Chính trị đã xuất bản cuốn sách:“Dân chủ và kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam” [54]. Cuốn sách gồm bốn phần, trong phần thứ nhất đã đề cập đến nâng cao trình độ dân chủ kỷ luật của QĐND trong giai đoạn hiện nay, đã nghiên cứu, luận giải khá toàn diện, sâu sắc mối quan hệ dân chủ và kỷ luật trong QĐND Việt Nam; chứng minh bằng hoạt động thực tiễn của một số đơn vị quân đội... Tạ Việt Hùng có cuốn sách chuyên khảo: “Chất lượng thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở đơn vị cơ sở quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [26]. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu về việc thực hiện quy chế dân chủ gắn với tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở các lĩnh vực, môi trường khác nhau, chỉ ra các giải pháp cụ thể để thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở đơn vị cơ sở QĐND Việt Nam. Nguyễn Văn Quang có Luận án Tiến sĩ Triết học: “Ý thức dân chủ xã hội chủ nghĩa của hạ sĩ quan, binh sĩ ở đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [57]. Luận án đã trình bày khá toàn diện về ý thức dân chủ XHCN, chỉ ra những nội dung cơ bản về bản chất dân chủ XHCN, ý thức dân chủ XHCN và vai trò của nó trong xây dựng phẩm chất cách mạng của công dân nói chung và hạ sĩ quan, binh sĩ ở đơn vị cơ sở QĐND Viê ôt Nam 19 nói riêng. Chỉ ra các biểu hiện ý thức dân chủ XHCN ở hạ sĩ quan, binh sĩ ở đơn vị cơ sở; đưa ra 3 yêu cầu, xác định 4 giải pháp cơ bản nhằm nâng cao ý thức dân chủ XHCN ở đối tượng này. 1.2. Tình hình nghiên cứu về vấn đề dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Lào có liên quan đến đề tài 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về dân chủ trong xã hội Lào Nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, xây dựng, củng cố chế độ dân chủ nhân dân, tạo cơ sở để tiến lên CNXH, đã có nhiều nhà khoa học, nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm nghiên cứu về dân chủ, dân chủ XHCN có liên quan trực tiếp đến đề tài. Trong đó nổi lên có các công trình như sau: Viê nô Khoa học - xã hô iô quốc gia đã có nhiều có công trình nghiên cứu về vấn đề dân chủ, nhân quyền, nổi lên các công trình sau:“Chế đô ê dân chủ nhân dân và xây dựng nhân tố để từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hô êi ở Lào” [134]. Tác giả luận giải: Trên tinh thần đổi mới toàn diê ôn đất nước, Đảng NDCM Lào đã đề ra đường lối tiếp tục xây dựng, củng cố chế đô ô dân chủ nhân dân, tạo nhân tố từng bước tiến lên CNXH. Thực hiê ôn đường lối đó, 30 năm qua đã làm cho Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có bước phát triển toàn diê ôn, đất nước hòa bình, ổn định, đời sống vâ ôt chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được củng cố tốt hơn. Công trình kết cấu thành 3 chương. Trong Chương 2, Quá trình hình thành phát triển của chế độ dân chủ nhân dân ở nước ta. Công trình đã luận giải việc thực hiê ôn đường lối cải cách và xây dựng XHCN trong những năm đầu (1976 - 1986). Cuốn “Quan điểm đường lối chính sách của Đảng - Nhà nước về thực hiê ên nhân quyền ở Cô êng hòa dân chủ nhân dân Lào” [132]. Đây là công trình đầu tiên, trực tiếp công bố và tuyên truyền cho cán bô ô - viên chức, bô ô đô iô , công an và nhân dân các bô ô tộc Lào về quyền cơ bản của mình theo Hiến pháp và pháp luâ tô nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã quy định, góp phần vào sự nghiê pô xây dựng và bảo vê ô Tổ quốc. Công 20 trình nghiên cứu khái quát thông tin lý luâ nô , thực tiễn về sự quản lý và phát huy nhân quyền ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và trên thế giới. Trong cuốc sách “Nhân quyền và sự phát triển xã hội - tộc người” [135]. Tác giả cho rằng: Nhân quyền có mối quan hệ biện chứng với sự phát triển, với tư cách con người là trung tâm của sự phát triển. Nhưng trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các bộ tộc Lào chưa đồng đều. Do vậy, để làm cho các bộ tộc sinh sống ở mọi miền Tổ quốc có sự phát triển đồng đều là cần thiết, đảm bảo được quyền công bằng, bình đẳng giữa các bộ tộc. Cùng với đó, công trình đã đưa ra những kết luâ nô về thực tiễn xây dựng, củng cố và phát triển xã hội, tộc người ở cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong nhiều năm qua. Trong cuốn sách: “Nhân quyền và mầu sắc văn hóa” [133]. Tác giả cuốn sách chỉ ra rằng: Để bảo vệ và phát huy văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tọa sự hiểu biết đúng đắn với mầu sắc về văn hóa và tiếp thu, có chọn lọc văn hóa tiến bộ của nhân loại, mà còn mở rộng dân chủ trong nghiên cứu khoa học để đưa những giá trị văn hóa vào phát triển đời sống xã hội, bảo vệ và phát huy nhân quyền góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sy Bun Hương Phăn Đa Vông có bài viết: “Nhân tố văn hóa - xã hội của chế độ dân chủ nhân dân để tiên lên xã hội chủ nghĩa ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” [113]. Tác giả chỉ rõ vai trò tầm quan trọng của yếu tố văn hóa - xã hội, trong đó có truyền thống văn hóa đặc sắc của dân tộc Lào là cơ sở tạo nên nhân tố cơ bản hình thành văn hóa - xã hội của chế độ dân chủ nhân dân ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về văn hóa; tìm ra những giải pháp cơ bản nhằm bảo vệ và phát triển văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tăng cường tính tích cực, ảnh hưởng của văn hóa - xã hội đối với xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN. Vi Xay Kẹo Đuông Đi có bài viết: “Phát huy dân chủ và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở” [130]. Bài viết cho rằng, thực hiện 21 quyền làm chủ của nhân dân và phát huy dân chủ phải đi song song với nhau, hai vấn đề này có mỗi quan hệ mật thiết với nhau, không thể tách rời. Bước vào giai đoạn cách mạng mới thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược - xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng ta đã coi trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân các bộ tộc Lào trọng sự nghiệp xây dựng, bảo vệ thành quả của cách mạng và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, trên cơ sở đoàn kết toàn dân mà giành được thắng lợi từng bước. Ngoài ra bài viết còn đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy dân chủ và thực hiê ôn quyền tự quyết của nhân dân ở cơ sở. Vi Xúc Phôm Phị Thắc có bài viết: “Dân chủ hóa trong lãnh đạo, tổ chức và hoạt động của Đảng trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hô êi chủ nghĩa” [131, tr.1]. Bài viết cho rằng, dân chủ là quy luật chính trị được biểu hiện dưới hình thức hay chế độ tổ chức, quản lý của một nhà nước, của các tổ chức chính trị; dân chủ có tính giai cấp, tính lịch sử nhất định, nó chỉ ra mỗi quan hệ giữa nhà nước với công dân; dân chủ là kết quả cuộc đấu tranh của nhân dân lao động đã đạt được trong điều kiện lịch sử nhất định. Bài viết còn cho rằng, dân chủ hóa vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm, thể hiện bằng sự quy định đối với các tổ chức của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội và đảng viên, cán bộ và công dân bằng Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, nhằm giải quyết hài hòa mỗi quan hệ trong tổ chức, hoạt động của Đảng trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN. K.O La Bun đã có nhiều công trình nghiên cứu và bài viết liên quan đến vấn đề dân chủ ở Lào, trong đó nổi lên có cuốn sách: “Đảng và nhân dân Lào lựa chọn và kiên định xã hội chủ nghĩa” [100]. Tác giả đã nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan đến vấn đề chính trị, dân chủ trong xã hội Lào, từ việc lựa chọn con đường, bài học kinh nghiệm các nước XHCN, cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước… Trong đó nổi lên: Ở trang 131, có bài “Nên mở
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất