Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ý nghĩa xã hội của hệ thống hình tượng nhân vật nữ thần trong thần thoại Hy Lạp...

Tài liệu Ý nghĩa xã hội của hệ thống hình tượng nhân vật nữ thần trong thần thoại Hy Lạp

.PDF
73
449
105

Mô tả:

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Mạnh Chiến TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ********** PHẠM THỊ LÀ Ý NGHĨA XÃ HỘI CỦA HỆ THỐNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NỮ THẦN TRONG THẦN THOẠI HY LẠP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên nghành: Văn học nước ngoài Người hướng dẫn khoa học ThS. TRỊNH MẠNH CHIẾN HÀ NỘI - 2010 SV: Phạm Thị Là 0 K32C- Văn Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Mạnh Chiến Lời cảm ơn Để hoàn thành khóa luận với đề tài “Ý nghĩa xã hội của hệ thống hình tượng nhân vật nữ thần trong thần thoại Hy Lạp ”. Tôi đã thường xuyên nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, các thầy cô giáo trong tổ Văn học nước ngoài, đặc biệt là thầy giáo Trịnh Mạnh Chiến - người hướng dẫn trực tiếp. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới thầy giáo Trịnh Mạnh Chiến cùng tập thể các thầy cô giáo trong khoa đã giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này. Hà Nội, tháng 5 năm 2010 Sinh viên Phạm Thị Là SV: Phạm Thị Là 1 K32C- Văn Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Mạnh Chiến Lời cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ, giảng viên Trịnh Mạnh Chiến. Tôi xin cam đoan, đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả này không trùng với kết quả của bất kì tác giả nào đã được công bố. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2010 Sinh viên Phạm Thị Là SV: Phạm Thị Là 2 K32C- Văn Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Mạnh Chiến MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................... 5 2. Lịch sử vấn đề .......................................................................................... 7 3. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 11 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 11 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 11 6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 12 7. Đóng góp của khóa luận ......................................................................... 13 8. Bố cục của khóa luận............................................................................... 13 NỘI DUNG Chương1: Cơ sở lí luận chung. ................................................................. 14 1.1. Khái niệm nhân vật, tiêu chí phân loại nhân vật, hệ thống nhân vật .... 14 1.1.1. Khái niệm nhân vật ...................................................................... 14 1.1.2.Tiêu chí phân loại nhân vật .......................................................... 15 1.1.3. Hệ thống nhân vật ........................................................................ 19 1.2.Thần thoại Hy Lạp và việc phân chia các nữ thần theo hệ thống ........... 19 1.2.1. Khái niệm thần thoại ................................................................... 19 1.2.2. Khái quát Thần thoại Hy Lạp ...................................................... 20 1.2.3. Bảng thống kê các nữ thần trong Thần thoại Hy Lạp . ................. 24 1.2.4. Phân loại nhân vật nữ thần .......................................................... 37 1.3. Tiểu kết ............................................................................................... 39 Chương 2: Ý nghĩa xã hội của hệ thống hình tượng nhân vật nữ thần trong thần thoại Hy Lạp ........................................................................... 41 2.1. Ước mơ và khát vọng của con người được thể hiện thông hình tượng qua nhân vật nữ thần .......................................................................................... 41 SV: Phạm Thị Là 3 K32C- Văn Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Mạnh Chiến 2.1.1. Ước mơ và khát vọng về hạnh phúc gia đình ............................ 42 2.1.2. Ước mơ và khát vọng về cuộc sống ấm no ................................ 45 2.1.3. Ước mơ và khát vọng hòa bình ................................................. 48 2.1.4. Ước mơ và khát vọng về cái đẹp hình thức và cái đẹp tinh thần 50 2.2. Hiện thực cuộc sống của người Hy Lạp cổ đại thông qua nhân vật nữ thần .................................................................................................................... 55 2.2.1. Hiện thực đời sống, riêng tư cá nhân được bộc lộ trong hệ thống nhân vật nữ thần. ......................................................................................... 55 2.2.2. Vai trò của người phụ nữ trong xã hội Hy Lạp cổ đại. ............... 58 2.3. Những bài học được rút ra thông qua những sáng tạo về hình tượng nhân vật nữ thần .................................................................................................. 61 2.3.1.Bài học về khái quát cuộc sống thông qua những sáng tạo hình tượng nhân vật nữ thần. ............................................................................... 61 2.3.2. Những vấn đề về xây dựng nhân vật thông qua hình tượng nữ thần .................................................................................................................... 62 2.4. Ảnh hưởng của hình tượng nhân vật nữ thần đến văn học phương Tây giai đoạn sau. ............................................................................................. 63 KẾT LUẬN ................................................................................................ 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 69 SV: Phạm Thị Là 4 K32C- Văn Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Mạnh Chiến MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Lý do khoa học Hy Lạp – một đất nước đã, sẽ và mãi là những huyền thoại xa xăm mà rất thực, là cây cầu nối con người với bao ước vọng, tưởng tượng với hiện thực. Ngày hôm nay, khi cả thế giới đang ở trạng thái luôn sôi động thì dường như người ta vẫn có một góc bình yên, một khoảng trống nên thơ và tĩnh tại để nhớ về một đất nước với quá khứ xa xôi nhưng vô cùng rực rỡ của buổi bình minh nhân loại. Các nhà nghiên cứu đã từng tìm thấy ở thần thoại Hy Lạp cái nôi của nền văn minh châu Âu, thì ngày mai họ sẽ càng thấy rõ hơn cái hào quang rực rỡ đánh thức tiềm năng tri thức và nghệ thuật tiềm ẩn đủ sức giúp con người vén tấm màn Trung Cổ, bước ra ánh sáng của thời kì Phục Hưng và bước tiếp vào thế kỉ XXI với những sức mạnh to lớn. Giá trị của nền văn học cổ Hy Lạp với những loại hình, loại thể của nó là vô cùng to lớn. Trên cơ sở nền văn minh đó, những con người Địa Trung Hải đã đúc kết những bước đi của nghệ thuật, tạo nên những điểm tựa trở thành sức mạnh trực tiếp cho tinh thần tiến bộ, cho cái đẹp và tâm hồn cao cả của con người. Không giống như bất kì một đất nước nào cùng thời, Hy Lạp cổ đại là một đất nước có những kho tàng vật chất ngọc ngà, châu báu. Quốc gia Hy Lạp không dung nạp một ông vua với bàn tay sắt, tưởng chừng như chỉ một cái với tay là đủ đè bẹp bao lâu đài, nghiền nát những sinh linh nhỏ bé. Sự áp bức giai cấp Hy Lạp không đến mức tột cùng khủng khiếp. Nhờ chính thể dân chủ độc đáo ấy mà con người được khẳng định về tầm vóc, trí tuệ và tâm hồn. Bởi thế, người Hy Lạp luôn tâm niệm “Trong thiên nhiên có nhiều sức mạnh kì diệu nhưng không có sức mạnh nào kỳ diệu bằng con người” (Xôphôclơ). Con người Hy Lạp luôn hướng đôi mắt đầy khát vọng của mình SV: Phạm Thị Là 5 K32C- Văn Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Mạnh Chiến vào thế giới của những cái đẹp. Một đất nước thật sự mang nét đẹp hài hoà giữa tinh thần lạc quan anh hùng và lòng tôn trọng phẩm chất con người. Hơn ở đâu hết, ở Hy Lạp cổ đại vừa đề cao vẻ đẹp trí tuệ của các nhà hiền triết, lại vừa đề cao vai trò của các tướng lĩnh dủng cảm, tài năng. Sự hiểu biết về thần thoại Hy Lạp rất cần thiết cho những người muốn làm quen với văn học. Vì từ lâu nó đã trở thành nguồn cảm hứng bất tuyệt của các nhà văn phương Tây, là nguồn nguyên liệu dồi dào, một di sản tinh thần vô giá của nhân loại. Chỉ xét riêng về giá trị văn học thần thoại Hy Lạp cũng rất đặc sắc. Đó là những câu chuyện hết sức hấp dẫn về các vị thần và các anh hùng với những cá tính và khát vọng riêng. Đằng sau vẻ đẹp cổ xưa của thần thoại ta thấy hiện nên những vấn đề triết học làm rung động con người ở mọi thời đại. Không phải ngẫu nhiên mà cho tới nay vô số chủ đề thơ, kịch, tiểu thuyết ở châu Âu đều lấy đề tài từ trong thần thoại Hy Lạp. Khi tìm hiểu thần thoại Hy Lạp các nhà nghiên cứu và bạn đọc thường đi sâu khai thác giá trị xã hội rộng rãi của tác phẩm. Họ thường viết đến những chiến công của người anh hùng chiến thắng tự nhiên và chinh phục tự nhiên, chưa có mấy ai đi sâu, tìm hiểu một cách khái quát về “Ý nghĩa xã hội của hệ thống hình tượng nhân vật nữ thần trong thần thoại Hy Lạp” cũng như khẳng định vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Bởi thần thoại Hy Lạp không chỉ có thế giới quan thần linh mà đằng sau đó là huyền thoại về cuộc sống của con người. 1.2 Lý do sư phạm Bên cạnh những tác phẩm sử thi Đăm Săn của Việt Nam “chiến thắng Mtao Mxây” (trích sử thi Đăm Săn) và sử thi Ramayana của Ấn Độ “ Ramayana buộc tội” (trích sử thi Ramayana), thì học sinh Trung học phổ thông còn làm quen với sử thi Hy Lạp qua đoạn trích “Uy- lit- xơ trở về” ( SV: Phạm Thị Là 6 K32C- Văn Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Mạnh Chiến trích Ôđixê). Sử thi Iliat và Ôđixê là hai bản thiên anh hùng ca của Hy Lạp lấy đề tài từ thần thoại Hy Lạp. Do đó việc tìm hiểu cũng như nghiên cứu đề tài này là một việc làm cần thiết để người đọc có cái nhìn sâu, rộng nhằm hiểu rõ thần thoại Hy Lạp đã đi sâu vào đời sống con người và chi phối quan điểm đạo đức, chính trị của người Hy Lạp cổ đại như thế nào và cũng nhờ đó nảy sinh nhiều sản phẩm là những thành tựu văn học, văn hoá lớn để lại cho đời sau. 1.3 Lý do cá nhân Thần thoại Hy Lạp thực sự gây được cảm tình với người viết. Xuyên qua màn sương lãng đãng, huyền bí của yếu tố hoang đường là những chi tiết đời thường chứa đựng bao ý nghĩa giá trị vĩnh cửu của nó. Tác phẩm không chỉ có giá trị truy nguyên tìm ra nguồn gốc, thị tộc của người Hy Lạp, thể hiện niềm tin mãnh liệt của con người vào những lực lượng huyền bí, siêu nhiên mà nó còn khẳng định tài năng, trí tưởng tượng phong phú của người Hy Lạp cổ đại. Do đó người viết đã tìm hiểu đề tài “Ý nghĩa xã hội của hệ thống hình tượng nhân vật nữ thần” trong những câu chuyện thần thoại nhằm chứng minh vai trò to lớn của người phụ nữ trong buổi sơ khai của xã hội loài người. 2. Lịch sử vấn đề Thần thoại Hy Lạp không còn là một vấn đề, một khái niệm mới lạ đối với các nhà nghiên cứu. Trái lại từ lâu đã có nhiều công trình nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực đề cập đến vấn đề này. 2.1 Những nhà chính trị như Mác, Ăngghen và Lênin khi xây dựng những lí luận chủ nghĩa xã hội chỉ ra bản chất của chủ nghĩa tư bản đã dùng nhiều điển ngữ rút ra từ thần thoại Hy Lạp để làm sáng tỏ lí luận của mình làm cho các vấn đề được đề cập đến vừa giàu cảm xúc, vừa giàu hình ảnh. Lênin đã dùng những hình ảnh biểu tượng của thần thoại cho những bài văn SV: Phạm Thị Là 7 K32C- Văn Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Mạnh Chiến nghị luận sắc sảo của mình, chẳng hạn Lênin gọi “chủ nghĩa cá nhân cực đoan” là thời Naxix, gọi “tình trạng bẩn thỉu và hỗn loạn do tàn dư và di tích của chế độ nông nô ở nước Nga trước năm 1917” là chuồng ngựa Áp ghi. Mác luôn để trên bàn làm việc của mình một bức tượng Atêna mắt cú mèo, biểu tượng cho sức mạnh và sự sáng suốt của trí tuệ. Trong những câu Mác trả lời con gái, ông đã nói về loài hoa yêu thích nhất là loài hoa nguyệt quế, hoa của niềm vinh quang, chiến thắng và gắn với mối tình mãnh liệt, sầu mộng của Apôlông. Ăngghen đã đến với thần thoại Hy Lạp như là một điểm tựa để tìm hiểu “Nguồn gốc của gia đình, của các chế độ tư hữu và của nhà nước”. Ông nhấn mạnh “Tiên đề của nghệ thuật Hy Lạp là thần thoại Hy Lạp. Nhưng không phải bất cứ loại thần thoại nào cũng có tính chất nghệ thuật và không có ý thức đối với tự nhiên”. Đồng thời ông cũng chỉ rõ “Nhưng cái khó khăn không phải là ở chỗ hiểu được rằng nghệ thuật Hy Lạp và thể anh hùng ca gắn liền với những hình thái nhất định của sự phát triển xã hội. Điều đó khó hiểu là ở chỗ nghệ thuật Hy Lạp vẫn còn cho ta sự thoả mãn về thẩm mỹ, và về một số phương diện nào đó chúng ta còn dùng làm tiêu chuẩn, chuẩn mực”[16;105]. Cũng có thể tìm thấy những ý kiến cụ thể như Ăngghen đã viết “Vai trò của các nữ thần trong thần thoại đã biểu thị một thời kỳ xa xưa hơn, tức là thời kỳ người đàn bà có địa vị tự do hơn, được tôn trọng hơn”.[16;89] 2.2 Cũng rất cần kể đến tên tuổi những con người đã đặt tên vàng của mình vào lịch sử danh nhân thế giới như Hôme, Etsin, Xôphôclơ, Ơripit… hầu hết các tác phẩm của họ đều đã kế thừa những tinh hoa của thần thoại Hy Lạp phát triển và hoàn thiện nó, từ đó tạo ra những kiệt tác đưa nền văn học Hy Lạp phát triển tới đỉnh cao. Biết bao câu chuyện thần thoại trở nên sống động và sâu sắc hơn qua những sáng tạo của các tác giả văn học viết. SV: Phạm Thị Là 8 K32C- Văn Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Mạnh Chiến 2.3 Đặc biệt khi nền văn minh Hy Lạp bừng sáng rọi đến chân trời châu Âu, giới nghiên cứu châu Âu không ngừng tìm về với cội nguồn của nền văn hoá này. Phải kể đến Hêghen, Martin Nilsơn, Macxim Gorki… là những tiếng vang khi nghiên cứu về thành tựu nghệ thuật lớn lao của nhân loại đó là thần thoại Hy Lạp. Có thể nói tới những đóng góp to lớn của M.Gorki khi bàn về thần thoại nói chung và thần thoại Hy Lạp nói riêng như “Chỉ khi nào toàn dân tập hợp tư duy lại thành một khối thì mới có thể sáng tạo ra những sự khái quát hoá to lớn, những biểu tượng thiên tài như Prômêtê, Satăng, MiCula…và hàng trăm hình tượng khổng lồ khác khái quát vốn kinh nghiệm sống của nhân dân”.[13,25] Hay rất có thể ước đoán rằng nguyên liệu để chế tạo ra các thần linh chính là những người thuộc lớp “Anh hùng lao động” bậc thầy của mọi nghề- Hecquyn cuối cùng cũng đã được đưa lên đỉnh ÔLanhpơ ngồi giữa các thần…thần là những hình tượng khái quát những thành công trong lao động và cái tư duy “ Tôn giáo của quần chúng phải hiểu theo nghĩa bóng, vì đó là một sáng tạo có tính chất thuần tuý nghệ thuật”[13;8]. Gorki đã cụ thể hoá “Thần là những hình tượng khái quát của những thành công trong lao động”. Theo Bêlinxki: “Thần không phải là những hình ảnh ám dụ, không phải là những hình ảnh tu từ mà là những khả năng sinh động trong những hình tượng sinh động”. Đó còn là chưa kể những nhà điêu khắc, những hoạ sĩ đã từ những câu chuyện trong thần thoại Hy Lạp mà sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị bền vững để tạo dựng tên tuổi cho mình. 2.4 Ở Việt Nam các trường Đại Học và Cao Đẳng từ lâu đã đưa thần thoại Hy Lạp vào trong chương trình giảng dạy. Trong những năm gần đây thần thoại Hy Lạp đã được trích dẫn đưa vào chương trình giảng dạy Trung học phổ thông (Hêraclex đi tìm những quả táo vàng, Uylitxơ trở về). Đóng SV: Phạm Thị Là 9 K32C- Văn Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Mạnh Chiến góp không nhỏ để bạn đọc Việt Nam thưởng thức, tìm hiểu là Nhữ Thành, Nguyễn Văn Khoả, Nguyễn Văn Dân… Các tác giả trong những cuốn sách của mình đã cố gắng thuật và lược thuật kho tàng thần thoại này một cách sống động và dễ hiểu. Đặc biệt sau những cảm nhận, những suy nghĩ của mình các tác giả cố gắng làm sáng tỏ vấn đề ẩn giấu sau hình tượng thần thoại: “Chỉ xét riêng về giá trị văn học, thần thoại Hy Lạp cũng rất đặc sắc. Đó là những câu chuyện hết sức hấp dẫn về các vị thần và các anh hùng … Đằng sau cái vẻ huyền thoại cổ xưa của thần thoại, ta thấy hiện nên những vấn đề triết học làm rung cảm con người ở mọi thời đại” [11;35]. Đó là những ý kiến quý báu để người viết tham khảo, vận dụng vào khoá luận này. 2.5 Thần thoại Hy Lạp là một thành quả tuyệt đẹp của văn học thế giới nói chung và của văn học Hy Lạp nói riêng. Cũng chính vì vậy qua thời gian sức hấp dẫn của nó luôn luôn lan toả, thôi thúc sự say mê, khám phá với mỗi người. Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về thần thoại nhưng chủ yếu ở tính chất nhỏ, lẻ chưa có những bài viết lớn. Đề tài “nữ thần” trong thần thoại Hy Lạp là một đề tài khoa học hấp dẫn đã được giới nghiên cứu quan tâm, riêng ở Việt Nam cũng đã có những tư liệu sưu tầm, và có ý kiến trao đổi vấn đề này song những bài viết về nữ thần dường như bỏ ngỏ, chưa được quan tâm. Chúng ta biết rằng thần thoại Hy Lạp đó là sự phản ánh tâm tư, tín ngưỡng của người Hy Lạp cổ xưa. Mỗi câu chuyện thần thoại là sự phản ánh cuộc sống, đồng thời là sự gửi gắm tư tưởng, tình cảm của con người vào những câu chuyện thần thoại đó. Lịch sử nghiên cứu về hệ thống nhân vật nữ thần trong thần thoại Hy Lạp còn là những khoảng trống. Đi vào nghiên cứu đề tài này giúp ta khẳng định được giá trị nhân văn cao cả đã phát triển trong nhận thức trong tư duy SV: Phạm Thị Là 10 K32C- Văn Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Mạnh Chiến người Hy Lạp. Cung cấp cho người đọc cái nhìn mới về nhân vật nữ thần trong thần thoại Hy Lạp. Việc tìm hiểu nhân vật nữ thần thông qua phân tích những hình tượng nữ thần tiêu biểu, qua đó ta thấy được “Ý nghĩa xã hội của hệ thống hình tượng nhân vật nữ thần trong thần thoại Hy Lạp”. Người viết khoá luận hy vọng góp được tiếng nói của mình vào việc tìm ra “cái đẹp’’, cái “ứớc mơ và khát vọng” cao cả của người Hy Lạp. Đồng thời người viết cũng muốn tìm hiểu khía cạnh nhân bản cao cả của pho tri thức đồ sộ này. Qua đó cảm nhận và lý giải sự khác nhau trong tư duy về cái đẹp giữa hai nền văn hoá phương Đông và phương Tây. 3. Mục đích của khoá luận Nghiên cứu đề tài này trước hết người viết nhằm củng cố, nâng cao hiểu biết cho mình về giá trị của các nhân vật nữ thần trong văn học cũng như ý nghĩa xã hội của nhân vật nữ thần đặc biệt là trong thần thoại Hy Lạp. Với đề tài nghiên cứu khoa học này người viết mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc khẳng định vẻ đẹp, ước mơ của người Hi Lạp cổ đại thông qua hệ thống nhân vật nữ thần. Đồng thời giúp người viết bồi dưỡng năng lực tư duy và cung cấp những tư liệu cần thiết trong việc giảng dạy sau này ở trường phổ thông. 4.Nhiệm vụ nghiên cứu Trong khuôn khổ một bài khóa luận chúng tôi tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau. Tập hợp những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài. Khảo sát, thống kê những nhân vật nữ thần trong thần thoại Hy Lạp để vận dụng thể hiện nội dung của đề tài. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu SV: Phạm Thị Là 11 K32C- Văn Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Mạnh Chiến Đối tượng nghiên cứu chính mà người viết trình bày đề tài này là “Ý nghĩa xã hội của hệ thống hình tượng nhân vật nữ thần trong thần thoại Hy Lạp”. 5.2 Phạm vi nghiên cứu Do điều kiện ngoại ngữ còn hạn hẹp người viết không thể khảo sát trực tiếp các văn bản gốc mà chỉ có thể khảo sát dựa trên bản dịch tiếng Việt của các dịch giả mà chủ yếu là bản dịch thần thoại Hy Lạp của Nguyễn Văn Khoả NXB Văn học 2007. Người viết sử dụng cách phiên âm, cách đọc, tên nhân vật theo tài liệu thần thoại Hy Lạp của Nguyễn Văn Khoả để có sự thống nhất trong cách diễn đạt. Ví dụ: Nữ thần Atêna (không dùng Athêna – Nguyễn Đức Dân – thần thoại Hy Lạp NXB Giáo dục 2001) Nữ thần Aphrôđitơ (không dùng Aphrôđitê) Có thể thấy rằng thần thoại Hy Lạp không chỉ có giá trị văn học đặc sắc mà nó còn có giá trị triết học lịch sử. Ở đây do phạm vi khoá luận nên người viết đi sâu vào nghiên cứu một vấn đề “Ý nghĩa xã hội của hệ thống hình tượng nhân vật nữ thần trong thần thoại Hy Lạp”. Nhân vật nữ thần chiếm 112 trên tổng số 732 nhân vật trong toàn tác phẩm. Vì khi tiến hành khảo sát, nghiên cứu người viết chỉ tìm hiểu nhân vật nữ thần tiêu biểu như Artêmix, Atêna, Aphrôđitơ, Hêra, Đêmêtêr … Khi cần đối chiếu, mở rộng người viết liên hệ với những nhân vật khác có liên hệ với Dớt – chúa tể của muôn loài. Họ là những nữ thần xinh đẹp, đa chức năng. Đó cũng là điểm quy chiếu giữa họ. Những nhân vật nữ thần mà người viết tiến hành nghiên cứu đều là những nhân vật tiêu biểu trong hệ thống các nhân vật nữ thần của toàn bộ tác phẩm trong thần thoại Hy Lạp. SV: Phạm Thị Là 12 K32C- Văn Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Mạnh Chiến 6.Phương pháp nghiên cứu. Để tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này, người viết sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: 6.1.Phương pháp thống kê, phân loại Mục đích thống kê một số nhân vật trong tác phẩm, số nhân vật trong mỗi nhóm và số lượng đặc điểm của mỗi nhân vật. Sử dụng phương pháp này, người viết muốn giúp bạn đọc có cái nhìn khái quát về các nữ thần trong hệ thống thần linh hết sức đa dạng và phong phú của thần thoại Hy Lạp. . 6.2 Phương pháp so sánh. So sánh là thước đo để thấy được những thành tựu vĩ đại của thần thoại Hy Lạp so với thần thoại các nước khác như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam. Người viết sử dụng phương pháp so sánh để tìm ra được nét khác biệt giữa các nhân vật nữ thần trong thần thoại Hy Lạp với các nhân vật nữ thần trong thần thoại khác. Qua đó thấy được vị trí, vai trò độc đáo của hình tượng nhân vật nữ thần trong thần thoại Hy Lạp. 6.3 Phương pháp hệ thống. Mục đích của phương pháp này là tìm hiểu đối tượng ở nhiều mặt, nhiều phương diện và tìm hiểu được kiểu liên hệ đặc trưng của các yếu tố cấu thành đối tượng. 6.4 .Phương pháp tổng hợp. Tìm hiểu phương pháp này người viết muốn tìm hiểu “ý nghĩa xã hội của các hình tượng nhân vật nữ thần” ẩn giấu đằng sau mỗi câu chuyện, mỗi chi tiết. 7. Đóng góp của khóa luận SV: Phạm Thị Là 13 K32C- Văn Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Mạnh Chiến Khóa luận đóng góp một phần nhỏ bé vào việc cung cấp những ngữ liệu cần thiết cho việc giảng dạy những tác phẩm về thần thoại Hy Lạp sau này ở trong trường Trung học phổ thông. 8. Bố cục của khoá luận. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khoá luận gồm hai chương: Chương 1: Cơ sở lí luận chung. Chương 2: Ý nghĩa xã hội của hệ thống hình tượng nhân vật nữ thần trong thần thoại Hy Lạp. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1.Khái niệm nhân vật, tiêu chí phân loại nhân vật, hệ thống nhân vật 1.1.1 Khái niệm nhân vật Trong tiếng Hi Lạp cổ “nhân vật” (đọc là persôna). Lúc đầu nguyên ý nghĩa chỉ cái mặt nạ của diễn viên trên sân khấu, theo thời gian chúng ta sử dụng thuật ngữ này với tần xuất nhiều nhất, thường xuyên nhất để chỉ đối tượng mà văn học miêu tả, thể hiện. Văn học nói chung không thể thiếu nhân vật, đó chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân, về một loại người nào đó, vấn đề nào đó của hiện thực. Nhân vật là người dẫn dắt người đọc vào SV: Phạm Thị Là 14 K32C- Văn Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Mạnh Chiến một thế giới riêng của đời sống trong một thế giới riêng của một thời kì lịch sử nhất định. Nhân vật là linh hồn của tác phẩm, là sản phẩm tinh thần của nhà văn, thông qua nhân vật nhà văn trình bày về những con người như là những phẩm chất xã hội, lịch sử, tâm lý. Nhân vật văn học vừa là hình thức khái quát đời sống, vừa là hình thức thể hiện quan điểm của tác giả về con người. Do đó khi viết một tác phẩm nhà văn phải xây dựng được hình tượng nhân vật có sự lôi cuốn, hấp dẫn bạn đọc. Muốn tìm hiểu giá trị của tác phẩm thì chúng ta phải bắt đầu từ hình tượng nhân vật trong tác phẩm đó. Có nhiều định nghĩa khác nhau về nhân vật: Theo Trần Đình Sử trong cuốn “Phương pháp luận nghiên cứu văn học” cho rằng: “Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học”. Bàn về nhân vật văn học trong “Từ điển thuật ngữ Văn học” NXB Khoa học Xã hội định nghĩa như sau: “Nhân vật văn học là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, là tiêu điểm để bộc lộ chủ đề, đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc hoạ. Nhân vật do đó là nơi tập trung giá trị tưởng, nghệ thuật của tác phẩm văn học”. Theo tác giả Hà Minh Đức trong cuốn “Lí luận văn học’’ NXB Giáo dục Hà Nội cho rằng: “Nhân vật văn học không chỉ là con người, những con người có tên hoặc không tên được khắc hoạ sâu đậm hoặc thoáng qua trong tác phẩm mà còn có thể là những sự vật, những loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách của con người được dùng như những phương thức khác nhau để biểu hiện con người”. Như vậy qua các nhận định này ta thấy rõ được vị trí, vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học. Nhân vật không chỉ là yếu tố để nhà văn xây SV: Phạm Thị Là 15 K32C- Văn Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Mạnh Chiến dựng nội dung, hình thức cho tác phẩm văn học mà nhân vật còn là yếu tố giúp bạn đọc khám phá những giá trị mà nó mang trong mình và đồng thời nó cũng giúp người đọc và tác giả gần nhau hơn. Tựu chung lại nhân vật văn học chính là con người (tồn tại ở nhiều dạng thức khác nhau) được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học nhằm thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm và dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Từ những hiểu biết chung về nhân vật có ý nghĩa nền tảng ấy chúng ta có thể tìm hiểu được chúng trong một tác phẩm cụ thể nào đó một cách tường tận và sâu sắc. 1.1.2.Tiêu chí phân loại nhân vật Nhân vật văn học là hiện tượng hết sức đa dạng, phong phú. Các nhân vật thành công thường là những sáng tạo độc đáo, không lặp lại. Tuy nhiên xét về mặt nội dung, cấu trúc, chức năng có thể thấy hiện tượng lặp lại thành các loại nhân vật. Để thuận tiện cho việc khám phá thế giới nhân vật, đặc biệt là nhân vật nữ thần trong TTHL chúng ta đi sâu và việc phân chia nhân vật trong tác phẩm văn học. + Thứ nhất là dựa vào vị trí, vai trò của nhân vật trong kết cấu tác phẩm chia nhân vật thành 3 loại hình nhân vật: Nhân vật chính Nhân vật trung tâm Nhân vật phụ Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò then chốt trong truyện đó là con người liên quan đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai đề tài cơ bản của tác phẩm. Nhân vật trung tâm trước hết là nhân vật chính nó mang được chủ đề và tư tưởng của tác phẩm. Nó không chỉ tham gia vào xung đột mà còn có vai trò SV: Phạm Thị Là 16 K32C- Văn Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Mạnh Chiến tổ chức, kết nối xung đột, xung đột mâu thuẫn trở thành xung đột trong tác phẩm. Nhân vật phụ là những nhân vật mang các tình tiết, sự kiện có tính chất phụ trợ, bổ sung nhưng không thể coi nhẹ. Nhân vật phụ đóng vai trò soi sáng cho nhân vật trung tâm cho vấn đề trung tâm của tác phẩm góp phần thể hiện sự đa dạng, sinh động của bức tranh đời sống được miêu tả. + Thứ hai khi xét về góc độ nội dung, tư tưởng chia thành nhiều loại: Nhân vật chính diện (nhân vật tích cực) Nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực) Nhân vật anh hùng Nhân vật lý tưởng Nhân vật chính diện là những nhân vật thể hiện những giá trị tinh thần, những phẩm chất đẹp đẽ của con người được nhà văn miêu tả, khẳng định, đề cao trong tác phẩm theo một quan điểm, một lý tưởng xã hội thẩm mĩ quan trọng. Nhân vật phản diện là những nhân vật mang tính cách xấu xa trái với lý tưởng, đạo lý của tác giả và thời đại. Nó đối lập về tính cách với nhân vật chính diện và nhà văn thường miêu tả trong tác phẩm để chế giễu, phủ định. Nhân vật lý tưởng là nhân vật chính diện đã đạt đến trọn vẹn có tính chất tiêu biểu cho một tinh hoa, một giai cấp, một thời đại, một dân tộc. Nhân vật anh hùng có thể hiểu là những nhân vật lý tưởng nhưng thường chỉ ở trong những tác phẩm phản ánh thời kì đấu tranh, chinh phục và cải tạo tự nhiên hoặc đấu tranh xã hội với nhiều công lao gây ra những chuyển biến lịch sử dữ dội có tính chất đánh dấu một thời đại. + Thứ ba dựa vào loại thể văn học chia nhân vật thành 3 loại Nhân vật tự sự Nhân vật trữ tình SV: Phạm Thị Là 17 K32C- Văn Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Mạnh Chiến Nhân vật kịch Nhân vật trữ tình là loại nhân vật được thể hiện ở các khía cạnh đa dạng nhất như tiểu sử, chân dung, tâm sinh lý, tính cách và đặc biệt là sự vận động của chiều hướng đường đời của nhân vật. So với nhân vật trữ tình và nhân vật kịch thì nhân vật tự sự được thể hiện ở những phương diện đa dạng, rộng lớn hơn nhiều trên chiều rộng của không gian và chiều dài của thời gian. Đó là kiểu nhân vật có thể thể hiện con người ở các chiều kích phong phú nhất. Nhân vật trữ tình là hình tượng người phát ngôn cảm xúc trong tác phẩm trữ tình. Nhân vật trữ tình thường không có diện mạo, hành động lời nói quan hệ cụ thể như nhân vật tự sự và nhân vật kịch nhưng nó lại được cụ thể hoá trong cảm xúc, trong tình cảm, trong diên mạo và trong cách nghĩ, cách cảm củă mỗi con người. Qua những trang thơ ta như bắt gặp những tâm hồn người, tấm lòng người (đó chính là nhân vật trữ tình). Nhân vật kịch là loại nhân vật chỉ xuất hiện trong mâu thuẫn, xung đột kịch. Nhân vật kịch do sự quy định của không gian sân khấu đặc thù nên so với nhân vật tự sự thì nhân vật kịch không được khắc hoạ tỉ mỉ, không có tính cách nổi bật, thường chứa đựng những cuộc đấu tranh nội tâm mang tính tư tưởng rõ nét. Nó được thể hiện qua độc thoại, đối thoại, xung đột … + Thứ tư xét ở góc độ cấu trúc hình tượng nhân vật chia thành 4 loại: Nhân vật tính cách Nhân vật chức năng Nhân vật loại hình Nhân vật tư tưởng Nhân vật tính cách là loại nhân vật có cá tính nổi bật trong đó tính cách của nhân vật có những biến động thay đổi chứ không đơn giản, đồng nhất một chiều. Nhân vật tính cách thường đa diện và chứa đầy mâu thuẫn, và SV: Phạm Thị Là 18 K32C- Văn Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Mạnh Chiến chính những mâu thuẫn đó làm cho tính cách không tĩnh tại mà luôn vận động, phát triển đôi khi làm bất ngờ cho cả người sáng tạo ra nó. Nhân vật chức năng là loại nhân vật xuất hiện chủ yếu trong văn học cổ trung đại (nhất là truyện cổ tích) được giao nhiệm vụ thực hiện một chức năng nào đó trong tác phẩm và trong phản ánh đời sống. Nhân vật chức năng thường không có đời sống nội tâm. Các phẩm chất đặc điểm luôn cố định, không thay đổi từ đầu đến cuối. Sự tồn tại của nó nhằm thể hiện một chức năng nào đó. Nhân vật loại hình là loại nhân vật tập trung các phẩm chất xã hội, đạo đức của một loại người nhất định trong xã hội nhằm khái quát, giải thích chung về một loại tính cách hoặc tư tưởng mà tác giả gửi gắm vào trong đó. Nhân vật tư tưởng là nhân vật có nhiều điểm tương đồng với nhân vật chức năng và có hạt nhân cấu trúc là một tư tưởng, một ý thức. Xây dựng loại nhân vật này tác giả nhằm hướng tới việc phát biểu hoặc tuyên truyền cho một tư tưởng nào đó về đời sống. Việc phát biểu hoặc tuyên truyền đó đôi khi được thực hiện hoặc thậm chí thực hiện lộ liễu, không cần che dấu. Sự đa dạng của tính cách bị tổn thất tầm vóc của những nhân vật này được quy định bởi tầm vóc tư tưởng mà tác giả muốn biểu đạt. Sự phân loại nhân vật như trên chỉ mang ý nghĩa tương đối bởi trong thực tế các loại nhân vật rất phong phú, đa dạng, phức tạp và mỗi loại nhân vật đều có sức hấp dẫn riêng của nó. Không thể đem tiêu chí của nhân vật này để đánh giá khiên cưỡng nhân vật kia và ngược lại. Việc phân loại nhân vật này chỉ nhằm nhấn mạnh đặc trưng cơ bản của người viết đi sâu tìm hiểu nhân vật nữ thần trong thần thoại Hy Lạp. Qua đó thấy được những khát vọng, mong muốn của ngưòi Hy Lạp gửi gắm qua các hình tượng nhân vật nữ thần. 1.1.3. Hệ thống nhân vật SV: Phạm Thị Là 19 K32C- Văn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan