Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi Đại học - Cao đẳng Ý nghĩa về tự nhiên, kinh tế - xã hội , an ninh quốc phòng của biển – đảo quê h...

Tài liệu Ý nghĩa về tự nhiên, kinh tế - xã hội , an ninh quốc phòng của biển – đảo quê hương

.DOC
36
1390
81

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ Ý NGHĨA VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ AN NINH QUỐC PHÒNG CỦA BIỂN – ĐẢO QUÊ HƯƠNG Môn / nhóm môn : Địa lí Tổ chuyên môn : Văn – Sử - Địa Người thực hiện : Nguyễn Thị Thanh Điện thoại cá nhân : 0986 894 259 Email: [email protected] Năm học 2013 – 2014 MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU Ý NGHĨA VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ AN NINH QUỐC PHÒNG CỦA BIỂN - ĐẢO QUÊ HƯƠNG.................................. 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, của đề tài ................................................... 2.1. Mục đích, nhiệm vụ .................................................................................. 2.2. Đối tượng.................................................................................................. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài .............................................................................. 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... PHẦN 2. NỘI DUNG Ý NGHĨA VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, AN NINH QUỐC PHÒNG CỦA BIỂN ĐẢO – ĐẢO QUÊ HƯƠNG..................... 1. Cơ sở khoa học................................................................................................ 2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................ 3. Nội dung.......................................................................................................... 3.1. Khái quát về vùng biển Việt Nam........................................................... 3.2. Ý nghĩa về tự nhiên, kinh tế xã hôi, an ninh quốc phòng của vùng biển – đảo nước ta ........................................................................................... 3.2.2. Về kinh tế - xã hội .............................................................................10 3.2.3. Về an ninh quốc phòng .....................................................................15 3.2.4. Thiên tai từ biển Đông...................................................................... 17 3.2.5. Ô nhiễm môi trường biển ..................................................................18 3.3. Một số vấn đề “thời sự” trên biển Đông ................................................20 3.4. Bổn phận của công dân Việt Nam trong bảo vệ biển Đông ................22 4. Ứng dụng........................................................................................................23 4.1. Gợi ý trả lời một số câu hỏi ....................................................................23 4.2. Một số câu hỏi tham khảo ......................................................................25 4.2.2. Câu hỏi sử dụng Átlát Địa lí Việt Nam............................................. 26 4.2.3. Câu hỏi bài tập vẽ lược đồ Việt Nam............................................... 27 4.2.4. Câu hỏi bài tập vẽ biểu đồ và nhận xét bảng số liệu........................ 27 5. Kết quả thực nghiệm ...................................................................................28 PHẦN 3. KẾT LUẬN........................................................................................... 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 31 PHỤ LỤC VÀ MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA ..........................................32 PHẦN 1. MỞ ĐẦU Ý NGHĨA VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ AN NINH QUỐC PHÒNG CỦA BIỂN - ĐẢO QUÊ HƯƠNG 1. Lí do chọn đề tài “ Nước ta ở xứ nóng, khí hậu tốt Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu” (Hồ Chí Minh) “Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa”... “Nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, tài nguyên thiên nhiên vùng biển giàu có”….đó là dòng trích dẫn trong SGK địa lí 12 khi viết về biển Đông của Việt Nam, nhưng để học sinh hiểu sâu hơn ý nghĩa về tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của biển Đông thì những bài ngắn gọn với thời lượng không nhiều trong sách giáo khoa là còn quá ít, chưa kể là với môn Địa lí trong thời điểm học trái ban như hiện nay học sinh, học theo cách “cưỡi ngựa xem hoa”. Trên thực tế trong những năm gần đây, ở đề thi tốt nghiệp cũng như thi đại học đều có ít nhất một câu hỏi về biển đảo Việt Nam. Vì vậy để tránh mất điểm, tôi thiết nghĩ việc tìm hiểu sâu sắc về biển đảo quê hương là điều quan trọng, đặc biệt là trong thời điểm có những tranh chấp biển, đảo như hiện nay. Trong các trường học đều có khẩu hiệu về Trường Sa: “Tất cả vì Trường Sa, Trường Sa vì cả nước”, “Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam” ….Nhưng không phải ai cũng hiểu được nghĩa sâu sắc của khẩu hiệu và ý thức được trách nhiệm của bản thân làm gì, làm như thế nào, bắt đầu từ đâu…. bảo vệ cho Trường Sa, Hoàng Sa nói riêng và biển Đông nói chung – một vấn đề thời sự rất “nóng”. Vì vậy tôi chọn đề tài “Ý nghĩa về tự nhiên, kinh tế - xã hội , an ninh quốc phòng của biển – đảo quê hương". Qua đây, tôi muốn cung cấp thêm cho các em một lượng kiến thức cả về lý thuyết và hình ảnh nhằm tăng thêm lượng kiến thức và tinh thần yêu quê hương đất nước của giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước. 2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, của đề tài 2.1. Mục đích, nhiệm vụ - Hiểu biết đúng đắn, khoa học về vùng biển Việt Nam. - Cung cấp kiến thức về ý nghĩa kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh của biển đảo. - Giáo dục ý thức yêu quê hương đất nước và bảo vệ môi trường, quan tâm đến những vấn đề “thời sự” về biển đảo quê hương. - Xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. - Rèn luyện kĩ năng tư duy, tổng hợp trong các bài học có liên quan đến kiến thức về biển Đông. 2.2. Đối tượng - Học sinh lớp 12 ôn thi tốt nghiệp, học sinh giỏi và thi Đại học, cao đẳng. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài - Áp dụng cho các bài học có liên quan đến biển – đảo Việt Nam như: Phạm vi lãnh thổ, thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, an ninh biển đảo…và vùng kinh tế. - Giới hạn theo nội dung kiến thức sách giáo khoa và có mở rộng nâng cao dùng trong các kì ôn thi tốt nghiệp, học sinh giỏi và thi Đại học. 4. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập và xử lý số liệu. - Phân tích tổng hợp. - Kết hợp thực tiễn giáo dục ở trường THPT. - Kinh nghiệm thực tế giảng dạy và kinh nghiệp của các đồng nghiệp. PHẦN 2. NỘI DUNG Ý NGHĨA VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, AN NINH QUỐC PHÒNG CỦA BIỂN ĐẢO – ĐẢO QUÊ HƯƠNG 1. Cơ sở khoa học Trong quá trình hội nhập nền kinh tế ngày nay, giáo dục được coi là một lĩnh vực rất quan trọng và luôn đi trước một bước trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Vì vậy, vấn đề chất lượng dạy - học nói chung và dạy học Địa lý nói riêng ngày càng trở thành mối quan tâm chung của các nhà sư phạm cũng như các nhà quản lý giáo dục và xã hội. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn của xã hội, môn Địa lí trong nhà trường nói chung và môn Địa lí lớp 12 nói riêng không ngừng cải tiến chương trình, cải tiến phương pháp dạy học nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Trong đó thực hiện các chuyên đề cụ thể là giải pháp tăng cường sự hiểu biết của học sinh gắn với tính thực tiễn cuộc sống rất cao. Vì vậy đề tài “Ý nghĩa về tự nhiên, kinh tế - xã hội , an ninh quốc phòng của biển – đảo quê hương" có vai trò quan trọng, nó có nhiệm vụ củng cố, rèn luyện kĩ năng tổng hợp kiến thức Địa lí của một vấn đề cho học sinh một cách thuần thục và chắc chắn hơn. 2. Cơ sở thực tiễn Vấn đề thường gặp hiện nay là học sinh học lệch khá nhiều. Nhiều em còn cho rằng địa lí là môn phụ nên không quan tâm, học qua loa, học lí thuyết chung chung, học đâu biết đấy mà thiếu kĩ năng tổng hợp, lô gic nội dung, kiến thức. Học sinh có quá nhiều thú vui khác, nhiều kênh thông tin viết theo nhiều chiều hướng khác nhau về một vấn đề dẫn đến học sinh hiểu sai, học sai, tuyên truyền sai lệch….theo chiều hướng không tích cực. Một khó khăn nữa là việc học môn Địa lí với thời lượng chương trình ít, cần đảm bảo nội dung cơ bản trong sách giáo khoa nên ít có cơ hội để mở rộng. Vì vậy để hiểu biết rộng hợn và tổng hợp được vấn đề liên quan cần cho các em lượng kiến thức vừa đủ và củng cố kĩ năng làm bài cho học sinh thông qua các bài học, đặc biệt với học sinh thi tốt nghiệp, thi học sinh giỏi và thi Đại học, cao đẳng. 3. Nội dung 3.1. Khái quát về vùng biển Việt Nam Biển Đông là một biển tương đối kín, nằm ở rìa Tây Thái Bình Dương, với diện tích khoảng 3,477 triệu km2 trải rộng từ vĩ độ 30 lên đến vĩ độ 260 Bắc và từ kinh độ 1000 đến 1210 Đông. Biển Đông tiếp giáp với 9 nước là Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Inđônêxia, Bruney, Malayxia, Singapore, Thái Lan, Camphuchia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. Biển Đông có vị trí chiến lược đối với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và các quốc gia khác trên thế giới. Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địa chính trị và địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có. Với bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Chỉ số chiều dài bờ biển trên diện tích đất liền của nước ta là xấp xỉ 0,01 (nghĩa là cứ 100 km 2 đất liền có 1km bờ biển). Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển. Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển đảo luôn gắn với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước và con người Việt Nam. Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nước ta có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông (cả Biển Đông gần 3,5 triệu km 2). Vùng biển nước ta có khoảng 4.000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa, được phân bố khá đều theo chiều dài của bờ biển đất nước, với vị trí đặc biệt quan trọng như một tuyến phòng thủ tiền tiêu để bảo vệ sườn phía Đông của đất nước. Một số đảo ven bờ còn có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, từ đó xác định vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển. Theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, vùng biển của các quốc gia ven biển bao gồm các bộ phận : nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển nói trên: Nội thủy: Là vùng nước nằm ở phía trong đường cơ sở của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nội thủy được coi như lãnh thổ trên đất liền, đặt dưới chủ quyền toàn vẹn đầy đủ và tuyệt đối của quốc gia Việt Nam. Ngày 12 – 11 – 1982, Chính phủ nước ta đã ra tuyên bố quy định đường cơ sở ven bờ biển để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Đường cơ sở: là đường ranh giới phía trong của lãnh hải và phía ngoài của nội thủy, do quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo định ra phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 để làm cơ sở xác định phạm vi của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia. Là đường dùng làm căn cứ để tính chiều rộng lãnh hải và các vùng biển khác. Có 2 loại đường cơ sở: - Đường cơ sở thông thường: Là đường sử dụng ngấn nước thủy triều thấp nhất ven bờ biển hoặc hải đảo. - Đường cơ sở thẳng: Là đường nối các điểm hoặc đảo nhô ra nhất của bờ biển lục địa hoặc đảo. Đường cơ sở thẳng áp dụng khi bờ biển quốc gia ven biển bị chia cắt hoặc có chuỗi đảo gắn liền và chạy dọc theo bờ biển. Nước ta có chuỗi đảo chạy dọc theo bờ biển được vận dụng để xác định đường cơ sở thẳng. Năm 1982, Chính phủ nước ta ra tuyên bố xác định đường cơ sở thẳng ven bờ lục địa Việt Nam gồm 10 đoạn nối 11 điểm. Trừ điểm A8 nằm trên mũi Đại Lãnh, các điểm còn lại đều nằm trên các đảo. Điểm 0 nằm trên ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia. Điểm A1: Hòn Nhạn (Kiên Giang); A2: Hòn Đá Lẻ (Cà Mau); A3: Hòn Tài Lớn; A4: Hòn Bông Lan; A5: Hòn Bảy Cạnh (Bà Rịa - Vũng Tàu); A6: Hòn Hải (nhóm đảo Phú Quý - Bình Thuận); A7: Hòn Đôi (Khánh Hòa); A8: Mũi Đại Lãnh (Khánh Hòa); A9: Hòn Ông Căn (Bình Định); A10: Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi); A11: Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị). Lãnh hải: Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý (01 hải lý tương đương 1.852m), ở phía ngoài đường cơ sở. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới của quốc gia ven biển. Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải. Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982, chủ quyền đối với vùng lãnh hải không phải là tuyệt đối như vùng nội thủy, tàu thuyền các nước khác được “đi qua không gây hại” trong lãnh hải. Các quốc gia ven biển có quyền ấn định các tuyến đường, quy định việc phân chia các luồng giao thông dành cho tàu nước ngoài đi qua lãnh hải nhằm bảo đảm chủ quyền, an ninh quốc gia và lợi ích của mình. Vùng tiếp giáp lãnh hải: Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 12 hải lý, hợp với lãnh hải thành một vùng rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình nhằm bảo vệ quyền lợi về hải quan, thuế khóa, đảm bảo sự tôn trọng các quy định về y tế, di cư, nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam. Vùng đặc quyền kinh tế: Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp liền vùng lãnh hải và hợp với vùng lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế nhằm mục đích kinh tế; có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có thẩm quyền trong bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Thềm lục địa: Thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa; nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó. Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, nước nào có thềm lục địa tự nhiên quá rộng thì thềm lục địa có thể mở rộng ra không quá 350 hải lý kể từ đường cơ sở. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên không sinh vật và tài nguyên sinh vật thuộc loại định cư ở thềm lục địa Việt Nam. 3.2. Ý nghĩa về tự nhiên, kinh tế xã hôi, an ninh quốc phòng của vùng biển – đảo nước ta 3.2.1.Về tự nhiên Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, đồng thời làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ. Nhờ có biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính hải dương nên điều hòa hơn. Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu thổ với bãi triều lớn, các bãi cát phẳng lì, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô … có nhiều giá trị về kinh tế biển (xây dựng cảng biển, khai thác và nuôi trồng thủy sản, du lịch …) Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nước ta vốn có diện tích tới 450 nghìn ha, riêng Nam Bộ là 300 nghìn ha, lớn thứ hai trên thế giới sau rừng ngập mặn Amadôn ở Nam Mĩ. Tuy vậy, hiện nay rừng ngập mặn đã bị thu hẹp nhiều do chuyển đổi thành diện tích nuôi tôm cá và do cháy rừng….Hệ sinh thái rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nước lợ. Các hệ sinh thái trên đất phèn, và hệ sinh thái rừng trên đảo cũng rất đa dạng và phong phú. Ngoài ra biển Đông còn ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên và thiên tai ở vùng biển nước ta. 3.2.2. Về kinh tế - xã hội a. Tiềm năng kinh tế biển Đông Biển Đông là vùng biển có 1 trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất trên thế giới đi qua. Giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 thế giới (sau Địa Trung Hải). Hàng ngày có khoảng 200 - 300 tàu từ 5.000 tấn trở lên qua lại (không kể tàu dưới 5.000 tấn) chiếm 1/4 lưu lượng tàu hoạt động trên biển của thế giới. Khu vực Biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, trong đó eo biển Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (sau eo biển Hormuz). Biển Đông rất quan trọng đối với nhiều nước trong khu vực xét về vị trí địa chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế. Với Mỹ là tuyến hoạt động chính của Hạm đội 7, có 90% hàng hóa của Mỹ và hàng hóa đồng minh chuyên chở qua Biển Đông. Với Trung Quốc hàng năm nhập 160 triệu tấn dầu thì 50% dầu nhập và 70% hàng hóa qua Biển Đông. Với Nhật Bản 70% lượng dầu nhập khẩu và 42% lượng hàng hóa xuất khẩu chuyên chở qua Biển Đông. Biển Đông còn là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật (thủy sản), khoáng sản (dầu khí, muối, cát). Biển Đông được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Các khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng Bruney - Saba, Sarawak, Malay, Pattani, Nam Côn Sơn, Mê Công, Sông Hồng, cửa Sông Châu Giang… Các khu vực có tiềm năng dầu khí còn lại chưa khai thác là khu vực thềm lục địa ngoài của vịnh Bắc Bộ và bờ biển miền Trung, khu vực thềm lục địa Tư Chính. Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dầu dự trữ được kiểm chứng ở Biển Đông là 7 tỷ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày. Theo đánh giá của Trung Quốc, trữ lượng dầu khí ở Biển Đông khoảng 213 tỷ thùng. Vùng biển Việt Nam Giao thông vận tải biển: Vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên con đường hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực. Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam là tiềm năng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển Việt Nam xác định nhiều khu vực xây dựng cảng, trong đó có một số nơi có thể xây dựng cảng biển nước sâu như: Cái Lân và một số điểm ở khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Lạch Huyện, Đình Vũ, Cát Hải, Đồ Sơn, Nghi Sơn, Cửa Lò, Hòn La, Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quốc, Vân Phong, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải… Phía Nam, cảng quy mô vừa như Hòn Chông, Phú Quốc… Ngoài sự hình thành mạng lưới cảng biển, các tuyến đường bộ, đường sắt dọc ven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa (đặc biệt là các tuyến đường xuyên Á) sẽ cho phép vùng biển và ven biển nước ta có khả năng chuyển tải hàng hóa nhập khẩu tới mọi miền của Tổ quốc một cách nhanh chóng và thuận lợi. Tài nguyên khoáng sản: Biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt. Trữ lượng dự báo tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác từ 4 đến 5 tỷ tấn. Trữ lượng khí dự báo khoảng 1.000 tỷ m 3. Hiện nay, chúng ta đã phát hiện hàng chục mỏ dầu khí có trữ lượng khai thác công nghiệp, trong đó đã đưa vào khai thác gần một chục mỏ, hàng năm cung cấp hàng triệu tấn dầu và hàng tỷ m3 khí phục vụ cho phát triển kinh tế và dân sinh. Ngoài ra, còn có các khoáng sản quan trọng và có tiềm năng lớn như titan, băng cháy, cát thủy tinh, muối và các loại vật liệu xây dựng khác. Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực. Theo các điều tra về nguồn lợi hải sản, tính đa dạng sinh học trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có 6.000 loài động vật đáy, 2.000 loài cá (trong đó có khoảng 100 loài cá có giá trị kinh tế), 600 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loài thực vật phù du, 1647 loài giáp xác, trong đó có hơn 100 loài tôm biển… Trữ lượng cá biển ước tính trong khoảng từ 3,9 đến 4,0 triệu tấn, khả năng khai thác 1,9 triệu tấn. Nguồn lợi hải sản phong phú đã góp phần đưa ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại giá trị xuất khẩu đứng thứ 3 trong các ngành kinh tế của đất nước. Du lịch biển: Biển Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển du lịch ngành công nghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của đất nước. Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển đã tạo thành nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên Hạ Long được UNESCO xếp hạng. Cả nước có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ, trong đó có nhiều bãi dài 15 -18km, nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng như Trà Cổ, Sầm Sơn, Cửa Lò. Nha Trang… Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, Bích Động, Non nước…, các di tích lịch sử và văn hóa như: Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm, Nhà thờ đá Phát Diệm… phân bố tại vùng ven biển. Tiềm năng du lịch kể trên rất phù hợp để Việt Nam phát triển và đa dạng các loại hình du lịch hiện đại như nghỉ ngơi; dưỡng bệnh; tắm biển; du lịch sinh thái nghiên cứu khoa học vùng ven bờ, hải đảo, ngầm dưới nước; du lịch thể thao: bơi, lặn sâu, lướt ván, nhảy sóng, đua thuyền… b. Ý nghĩa về kinh tế xã hội * Khai thác, nuôi trồng thủy hải sản. Phát triển các nghề truyền thống gắn liền với việc đánh bắt cá, tôm, mực….nuôi trồng hải sản tôm sú, tôm hùm….cũng như các đặc sản bào ngư, ngọc trai, tổ yến, đồi mồi….Trong những năm gần đây, ngành thủy sản đã có bước phát triển đột phá. Sản lượng thủy sản năm 2005 là hơn 3,4 triệu tấn, lớn hơn sản lượng thịt cộng lại từ chăn nuôi gia súc, gia cầm. Sản lượng khai thác hải sản đạt 1791 nghìn tấn (2005), gấp 2,7 lần năm 1990. Giá trị sản xuất từ ngành khai thác thủy sản đạt 15822 tỉ đồng. Hoạt động khai thác phát triển mạnh ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Hiện nay cả nước đã sử dụng gần 1 triệu ha diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Năm 2005, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 1478 nghìn tấn và giá trị sản xuất đạt 22904,9 tỉ đồng. Vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long, với đối tượng nuôi đa dạng và hình thức, kĩ thuật nuôi có sự cải tiến nhằm đưa hiệu quả nuôi trồng lên cao nhất. Đánh bắt hải sản đã tạo việc làm cho hơn 5 vạn lao động đánh cá trực tiếp và 10 vạn lao động dịch vụ nghề cá. Nuôi trồng hải sản đã góp phần đáng kể vào chuyển đổi mạnh trong cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển; chất lượng và giá trị của sản phẩm nuôi trong thuỷ sản xuất khẩu ngày càng cao, nhất là tôm, đảm bảo an ninh thực phẩm, đáp ứng nguyên liệu cho chế biến, tạo việc làm góp phần xoá đói giảm nghèo. * Phát triển công nghiệp chế biến thủy hải sản Công nghiệp chế biến hải sản, đặc biệt chế biến xuất khẩu đã làm tốt vai trò mở đường và cầu nối, tạo thị trường để nuôi trồng khai thác hải sản phát triển. Đến nay, đã có 390 nhà máy chế biến thuỷ hải sản, trong đó hàng trăm nhà máy được công nhận đạt tiêu chuẩn, và 60% cơ sở chế biến được công nhận tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành. Năm 2003, xuất khẩu hải sản đạt trên 2 tỷ USD; gấp 3,9 lần năm 1998. Các sản phẩm của ngành công nghiệp này rất đa dạng, phong phú với các thương hiệu nổi tiếng như nước mắm Cát Hải (Hải Phòng), Phan Thiết (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang); đông lạnh (tôm, bào ngư, sò huyết, cá tra, cá ba sa…); chế biến và đóng hộp thủy hải sản (cá biển) * Công nghiệp dầu khí Ngành dầu khí là một trong những ngành chủ lực của kinh tế biển, có đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp khai thác dầu, khí là ngành công nghiệp mới được hình thành từ năm 1986, với sản lượng khai thác đạt 4 vạn tấn. Sản lượng dầu mỏ tăng liên tục và đạt hơn 18,5 triệu tấn năm 2005. Năm 2003 xuất khẩu dầu thô đạt 17,143 triệu tấn. Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn với công suất tối đa 7 tỷ m3 khí/năm đã hoàn thành vào cuối năm 2002, đưa dòng khí đầu tiên vào bờ phục vụ cho các nhà máy điện tuốc bin khí (Phú Mỹ). Sự ra đời của nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) đã đưa công nghiệp dầu khí nước ta phát triển ở tầm cao mới. Hoạt động kinh doanh dịch vụ dầu khí cũng từng bước phát triển theo hướng hiện đại. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật dịch vụ kỹ thuật chuyên ngành như: dịch vụ căn cứ, dịch vụ tàu thuyền, dịch vụ sửa chữa thiết bị dầu khí, dịch vụ dung dịch khoan, vật tư, hoá phẩm cho khoan, dịch vụ phân tích các loại mẫu, gia công chế tạo, lắp ráp các khối chân đế giàn khoan, xây lắp và bảo dưỡng các công trình biển, xây lắp các đường ống dẫn dầu khí; bảo hiểm dầu khí, cung cấp lao động và dịch vụ sinh hoạt đã được xây dựng. * Nghề làm Muối Bờ biển dài 3.260 km, đã có 20 tỉnh thành có nghề sản xuất muối biển với tổng diện tích 15.000 ha và trên 80 ngàn lao động nghề muối. Đã sản xuất được bình quân 800 ngàn tấn đến 1,2 triệu tấn/năm). Một số đồng muối ở miền Trung nước ta được đánh giá là muối sạch, ngon của thế giới, có khả năng xuất khẩu với số lượng lớn muối công nghiệp và muối sạch cho tiêu dùng. * Khai thác cát ti tan ven biển làm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thủy tinh pha lê cũng rất phát triển * Công nghiệp tàu biển Trình độ, năng lực đóng, sửa chữa tàu so với trước đây đã có tiến bộ vượt bậc, hiện đại hoá một bước theo hướng tập trung quy mô lớn, bước đầu có phân công chuyên môn hoá, vươn ra đóng tàu cỡ lớn, chuyên dùng đạt chất lượng đăng kiểm quốc tế. Một số doanh nghiệp đang đầu tư lớn hiện đại để đóng tàu lớn (3 - 5 vạn tấn). Liên doanh Vinashin - Huyndai đã chính thức đi vào hoạt động được 2 ụ tàu có thể sữa chữa tàu từ 50.000 đến 400.000 tấn. * Giao thông vận tải biển Trong xu thế mở cửa, Việt Nam mở rông quan hệ buôn bán với nhiều nước trên thế giới nên giao thông vận tải biển phát triển mạnh. Cuối năm 1995 nước ta chỉ có hơn 70 cảng biển, thì đến nay Việt Nam đã xây dựng được hệ thống cảng biển gồm hơn 120 cảng lớn nhỏ trải dài từ Nam chí Bắc. Khối lượng hàng hoá qua cảng tăng nhanh, năm 1991 là 17,9 triệu tấn, năm 2002, tổng công suất qua cảng của Việt Nam hơn 100 triệu tấn/năm, tốc độ tăng bình quân 17%/năm.. Một số cảng đã và đang được nâng cấp và mở rộng như Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Sài Gòn, Cần Thơ.. Hơn 80% khối lượng hàng xuất nhập khẩu được vận chuyển thông qua hệ thống cảng biển. * Du lịch biển Với tiềm năng du lịch biển lớn và hình thức du lịch phong phú, mỗi năm, vùng biển thu hút 73% số lượt khách du lịch quốc tế, với tốc động tăng trưởng bình quân khoảng 12,6%/năm. Năm 1997, số lượt khách du lịch quốc tế đến vùng biển đạt 2,1 triệu người, năm 2002 đã đón khoảng 5,3 triệu lượt người. Khách du lịch quốc tế đến các khu vực trọng điểm du lịch tăng nhanh, riêng khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng và Huế - Đà Nẵng tăng 41%/năm; BàRịa - Vũng Tàu tăng 22,6%. Đối với khách du lịch nội địa, biển thu hút tới 12,4 triệu lượt khách vào năm 2003 Ngoài ra nước ta còn phát triển ngành liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu biển và đại dương. Sự phát triển các ngành kinh tế biển của nước ta đã giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động vùng ven biển, góp phần tạo thu nhập, xoá đói giảm nghèo và nâng cao đời sông của nhân dân vùng ven biển. 3.2.3.Về an ninh quốc phòng Biển nước ta được ví như mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia; biển, đảo, thềm lục địa và đất liền hình thành phên dậu, chiến lũy nhiều lớp, nhiều tầng, bố trí thành tuyến phòng thủ liên hoàn bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử dân tộc đã ghi nhận có tới 2/3 cuộc chiến tranh, kẻ thù đã sử dụng đường biển để tấn công xâm lược nước ta. Những chiến công hiển hách trên chiến trường sông biển đã minh chứng: Ba lần đại thắng quân thù trên sông Bạch Đằng (năm 938, 981 và 1288); chiến thắng trên phòng tuyến sông Như Nguyệt 1077; chiến thắng Rạch Gầm Xoài Mút năm 1785 và những chiến công vang dội của quân và dân ta trên chiến trường sông biển trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là những minh chứng ghi đậm dấu ấn không bao giờ mờ phai trong lịch sử dân tộc. Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển đảo Việt Nam có vai trò quan trọng, làm tăng chiều sâu phòng thủ đất nước ra hướng biển. Do đặc điểm lãnh thổ đất liền nước ta có hình chữ S, trải dài ven biển từ Bắc vào Nam, chiều ngang hẹp (nơi rộng nhất khoảng 600 km, nơi hẹp nhất khoảng 50 km), nên chiều sâu đất nước bị hạn chế. Hầu hết các trung tâm chính trị, kinh tế xã hội của ta đều nằm trong phạm vi cách bờ biển không lớn, nên rất dễ bị địch tấn công từ hướng biển. Nếu chiến tranh xảy ra thì mọi mục tiêu trên đất liền đều nằm trong tầm hoạt động, bắn phá của vũ khí trang bị công nghệ cao xuất phát từ hướng biển. Nếu các quần đảo xa bờ, gần bờ được củng cố xây dựng căn cứ, vị trí trú đậu, triển khai của lực lượng Hải quân Việt Nam và sự tham gia của các lực lượng khác thì biển đảo có vai trò quan trọng làm tăng chiều sâu phòng thủ hiệu quả cho đất nước. Từ nhiều năm nay, nhất là những năm đầu của thập kỷ 70 của thế kỷ XX đến nay trên Biển Đông đang tồn tại những tranh chấp biển đảo rất quyết liệt và phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định, tác động đến quốc phòng và an ninh nước ta. Trên Biển Đông vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển 7 nước trong khu vực là: Trung Quốc (phía Bắc), Campuchia và Thái Lan (Tây Nam), Philippin, Malaixia, Inđônêxia, Brunây (phía Đông, Đông Nam và Nam). Nơi đây đang diễn ra những tranh chấp phức tạp và quyết liệt về chủ quyền giữa các quốc gia, đẩy tới xu hướng tăng cường lực lượng quân sự, đặc biệt là hải quân của các nước trong khu vực, nhất là những nước có tiềm lực lớn về kinh tế, quân sự. Họ tận dụng ưu thế của mình trên biển để đe dọa chủ quyền vùng biển đảo, thềm lục địa của nước ta, gây ra những nhân tố khó lường về chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và an ninh đất nước. Vươn ra biển, làm giàu từ biển là định hướng đúng đắn phù hợp trong điều kiện hiện nay. Việt Nam là một quốc gia có biển, một nhân tố mà thế giới luôn xem như một yếu tố đặc lợi. Chúng ta cần tăng cường hơn nữa những khả năng quản lý, làm chủ vươn ra biển làm động lực thúc đẩy các vùng khác trong đất liền phát triển. Chúng ta phải có quyết tâm cao, tập trung huy động mọi tiềm năng và lợi thế của biển, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh trên biển để tạo ra môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và ngư dân các địa phương yên tâm làm ăn trên các vùng biển đảo, nhất là ở vùng biển xa. Phải xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam và các lực lượng vững mạnh, theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ để quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc. Các đảo và quần đảo nước ta tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo. 3.2.4. Thiên tai từ biển Đông a. Bão Từ đầu năm đến nay, thiên tai ở nước ta diễn biến phức tạp và bất thường. Bão xuất hiện sớm và nhiều hơn so với trung bình nhiều năm. Tính đến đầu tháng 11/2013 đã có 15 cơn bão và 4 đợt áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, trong đó có 12 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta . Đáng lưu ý nhất là các cơn bão số 10, số 11, số 14 và số 15 liên tiếp ảnh hưởng và đổ bộ trực tiếp vào các tỉnh miền Trung vào tháng 10 và đầu tháng 11 gây mưa, lũ đặc biệt lớn làm thiệt hại nặng nề về người, tài sản; đặc biệt là siêu bão Haiyan- là cơn bão mạnh nhất trên thế giới đã đổ bộ vào Philippin gây thiệt hại nghiêm trọng về người và hạ tầng, và đổ bộ vào nước ta là lớn nhất từ trước đến nay. Triều cường rất lớn đã làm nhiều khu vực thấp trũng của thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Bình Dương, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh bị ngập sâu, gây ách tắc giao thông, ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất và sinh hoạt của người dân. Bão đi qua để lại hậu quả nghiệm trọng gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Năm 2013, từ đầu năm đến nay đã có 264 người chết và mất tích; 800 người bị thương; 11.851 nhà bị đổ, sập, trôi; 706.786 nhà bị ngập, hư hại, tốc mái; 122.449 ha diện tích lúa, mạ bị thiệt hại; 206.172 ha hoa màu bị thiệt hại; 86.491 ha cây công nghiệp và cây ăn quả bị thiệt hại; 105.058 ha thủy sản bị mất và 17,379 triệu m3 đất, đá đường giao thông bị sạt lở. Ước tính tổng giá trị thiệt hại về vật chất khoảng 25.021 tỷ đồng. b. Sạt lở bờ biển và cát bay, cát chảy Theo người dân địa phương vùng ven biển, thời gian gần đây, diễn biến thời tiết bất thường, nhiều núi cát hình thành tự phát gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Trong nhà, cát bay rào rào đến mức không thể mở được cửa; ngoài đồng, cát chảy lấp phủ kín chân ruộng, sau mỗi mùa mưa phải bới cát lên mới lấy lại được ruộng. Nhiều con đường liên thôn bị cát lấp gây khó khăn cho việc đi lại của ngư dân. Cát phủ dày, chẳng có thứ cây nào mọc nổi ngoài xương rồng. Hiện chưa có công trình nào hiệu quả trên cát để giúp người dân hạn chế hữu hiệu cát bay, cát chảy, cát nhảy. 3.2.5. Ô nhiễm môi trường biển Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường biển và ngày càng trở nên nghiêm trọng do hậu quả của sức ép dân số, sức ép tăng trưởng kinh tế, khả năng quản lý và sử dụng kém hiệu quả các nguồn tài nguyên biển. Các nguồn gây ô nhiễm: Ô nhiễm biển bắt nguồn từ đất liền Ô nhiễm dẫn đến sự cạn kiệt các tài nguyên cá, nhất là những loài cá ven bờ; tính đa dạng sinh học ngày càng bị đe dọa do phá hủy môi trường sống như rừng ngập mặn, rạn san hô; axít hóa đất do phát quang rừng ven biển trên các vùng đất phèn để làm nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản; ô nhiễm do nước thải đô thị không qua xử lý; sử dụng tràn lan và không kiểm soát hóa chất trong nông nghiệp và công nghiệp… Từ thiên tai như bão, lũ và xâm nhập mặn cũng tác động lớn tới môi trường biển và có xu hướng trầm trọng thêm bởi các hoạt động của con người. Ô nhiễm biển do dầu gia tăng Số lượng tàu thuyền gắn máy loại nhỏ, công suất thấp, cũ kỹ và lạc hậu tăng nhanh, nên khả năng thải dầu vào môi trường biển nhiều hơn. Hoạt động của tàu thương mại trên tuyến hàng hải quốc tế cũng thải vào biển Việt Nam một lượng lớn dầu rò rỉ, dầu thải và chất thải sinh hoạt mà đến nay chưa thể thống kê đầy đủ. Các vụ tai nạn tàu dầu và tai nạn hàng hải là một trong những nguồn chính gây nên tình trạng ô nhiễm biển do dầu tại Việt Nam, gây thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường, nhất là các vùng nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, vùng biển nước ta có khoảng 340 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí, ngoài việc thải nước lẫn dầu với khối lượng lớn, chất thải rắn nguy hại chưa có bãi chứa và nơi xử lý. Chưa quan tâm đến công tác nghiên cứu về biển Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường biển Việt Nam là do chúng ta chưa thực sự quan tâm và hành động đúng mức đối với công tác nghiên cứu về biển. Bên cạnh đó, các chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường biển của Việt Nam còn chung chung, chưa cụ thể và thiếu thực tế, gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện. Việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển cũng như việc tham gia ký kết và thực thi các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển của chúng ta còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa thực sự được quan tâm, chú trọng. Ý thức tham gia bảo vệ môi trường của con người chưa cao Hậu quả: Một số vùng ven bờ bị đục hóa, lượng phù sa lơ lửng tăng đã ảnh hưởng đến ngành “Công nghiệp không khói”, giảm khả năng quang hợp của một số sinh vật biển và làm suy giảm nguồn giống hải sản tự nhiên. Hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện tại vùng biển Nam Trung Bộ, đặc biệt là tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận làm chết các loại tôm cá đang nuôi trồng ở những khu vực này. Chất lượng môi trường biển thay đổi dẫn đến nơi cư trú tự nhiên của nhiều loài bị phá hủy, gây tổn thất lớn về đa dạng sinh học vùng bờ. Hiệu suất khai thác hải sản giảm. Thêm vào đó, tình trạng dùng các ngư cụ đánh bắt có tính chất hủy diệt diễn ra khá phổ biến, làm cạn kiệt các nguồn lợi hải sản ven bờ. Nguồn lợi hải sản có xu hướng giảm dần về trữ lượng, sản lượng và kích thước cá đánh bắt. 3.3. Một số vấn đề “thời sự” trên biển Đông a. Tình hình chung Thời gian qua, cộng đồng khu vực và thế giới ngày càng quan tâm nhiều hơn tới Biển Đông bởi ý nghĩa quan trọng của vùng biển này đối với hòa bình, ổn định và phát triển, không chỉ của khu vực Đông Á mà của toàn Châu Á Thái Bình Dương. Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông gồm các tranh chấp về đảo và vùng biển. Quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là hai quần đảo trên các rạn san hô ở Biển Đông, trong đó quần đảo Hoàng Sa đang là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. Quần đảo Trường Sa là nơi tranh chấp chủ quyền của 6 quốc gia và lãnh thổ: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Các quốc gia này tuyên bố chủ quyền toàn bộ hay một phần quần đảo Trường Sa. Bãi Macclesfield là đối tượng tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines. Quần đảo Đông Sa do Đài Loan quản lý là đối tượng tranh chấp giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Đài Loan. Ngoài ra, vùng biển trong khu vực Biển Đông cũng là đối tượng tranh chấp, với lợi ích mà các quốc gia quan tâm gồm: ngư trường, khai thác tài nguyên đặc biệt là dầu khí và kiểm soát của một vị trí chiến lược. Trên thực tế hiện nay, Trung Quốc đã kiểm soát phần lớn quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc đã cho xây cất nhiều công trình nhằm củng cố sự chiếm hữu bất hợp pháp. b. Tranh chấp về quần đảo giữa Trung Quốc và Việt Nam Năm 1988, gần quần đảo Hoàng Sa đã diễn ra những cuộc đụng độ nghiêm trọng đầu tiên giữa các lực lượng hải quân hai nước, khi đó một tàu biển Việt Nam đã bị đánh chìm với toàn bộ thủy thủ đoàn trên tàu gồm 77 người. Sau vụ này Bắc Kinh đã chiếm luôn 6 hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan