Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ý nghĩa biểu trưng của hệ biểu tượng con số trong ca dao người Việt...

Tài liệu Ý nghĩa biểu trưng của hệ biểu tượng con số trong ca dao người Việt

.DOC
41
113
106

Mô tả:

Bài tập chuyên đề tiếng Việt Ngữ văn Đàm Thị Duyên - K54A PHẦN MỞ ĐẦU LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1. Ngôn ngữ là chất liệu của văn học, là phương tiện phản ánh trong tác phẩm. Từ ngữ trong tác phẩm văn học không chỉ mang nghĩa từ vựng mà còn mang nghĩa biểu trưng hàm ẩn bên trong nhờ sự tương tác về nghĩa với các từ ngữ hình ảnh đi kèm. Ngôn ngữ văn chương nhiều khi rất ngẫu nhiên mà thoát ra khỏi lớp vỏ âm thanh ngôn ngữ thông thường để gợi lên những mảnh vỡ tâm linh rất biến ảo, gợi thức những suy nghĩ quan niệm, những tầng văn hoá sâu xa. Cái phần bóng gió bên ngoài ngôn ngữ mà tạo cho văn chương tính chất “ý tại ngôn ngoại” còn gọi là những biểu tượng. Chính những biểu tượng này tạo nên sức hấp dẫn cho ngôn ngữ nghệ thuật. Tìm hiểu những tầng nghĩa ẩn chứa trong từng biểu tượng sẽ giúp ta nhìn nhận vấn đề ở những phương diện mới vừa lí thú lại vừa khoa học. Vì vậy khám phá văn chương từ góc độ biểu tượng thiết nghĩ không chỉ đơn thuần là công việc của ngôn ngữ học mà còn là việc làm cần thiết của những người làm công tác nghiên cứu văn học. 2. Trong số các nhà thơ hiện đại Việt Nam, Chế Lan Viên là người ưa tìm đến những biểu tượng hơn cả. Trong thơ ông ta bắt gặp không biết bao nhiêu những biểu tượng khác nhau. Chính việc sử dụng những biểu tượng trong thơ đã làm nên phong cách triết lí trí tuệ của nhà thơ họ Chế này. Một trong những hình ảnh sống động và gần gũi với chúng ta hơn cả là hình ảnh trời xanh. Vì vậy trong bài này, chúng tôi đi khảo sát biểu tín hiệu trời xanh trong thơ của ông. Với mong muốn giải mã tín hiệu này từ đó tìm ra mã khoá cho phong cách nghệ thuật của nhà thơ Chế Lan Viên. 1 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Ngữ văn B: PHẦN NỘI DUNG Đàm Thị Duyên - K54A Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỪ - TÍN HIỆU THẨM MỸ TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC. 1: Quan niệm của từ và nghĩa của từ M: Gorki đã từng nói rằng: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn chương”. Phạm Văn Đồng trong bài nói chuyện tại Bộ Giáo Dục ngày 8/9/1973 đặc biệt nhấn mạnh: “Tôi cho rằng trong dạy văn thì từ rất quan trọng. Trong ngôn ngữ thì từ là cái quan trọng nhất”. Điều đó cho thấy “từ” có một vai trò hết sức quan trọng trong thực tế đời sống và trong văn học. Là một thực thể xã hội, ngôn ngữ hình thành do nhu cầu của xã hội và vì xã hội. Từ được sinh ra để gọi tên các sự vật hiện tượng trong đời sống khách quan, và để phân biệt sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác. Vì lẽ đó, khi mới ra đời, từ chỉ có một nét nghĩa đơn nhất, chẳng hạn như các từ đơn giản, thường gặp trong đời sống: “Bàn”, “ghế”, “sách”, “vở”…, “con đường”, “hàng cây”,… GS. TS Đỗ Hữu Châu đã chỉ ra từ là một cấp độ nhỏ trong lòng ngôn ngữ: “Cấp độ từ vựng là cấp độ gồm các đơn vị thường được gọi là từ. Đó là những đơn vị hai mặt, có hình thức âm thanh, có ý nghĩa, và khả năng trực tiếp kết hợp với nhau để cho các câu cụ thể, gặp trong khi nói và viết” (Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, NXBGD, H, 1993). Theo tác giả, từ ngữ trong tác phẩm thường nằm trong các trường hợp ngữ nghĩa sau: - Từ ngữ được dùng trong các nghĩa chính sau nghĩa phụ, và chỉ dùng trong nghĩa đó, tức là cái được trực tiếp nói tới trùng với cái mà nghĩa của từ biểu thị. Đó được gọi là nghĩa cơ bản hay nghĩa thực. - Từ ngữ được dùng trong nghĩa tu từ và chỉ có nghĩa tu từ. Có nghĩa là cái được nói tới không trùng với nghĩa chính hoặc nghĩa phụ của từ mà là cái được nêu ra trong tác phẩm theo các phương thức chuyển nghĩa khác nhau. Trường hợp này người ta còn gọi là từ mang nghĩa biểu trưng. 2 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Đàm Thị Duyên - K54A Ngữ văn - Từ ngữ vừa được dùng trong nghĩa chính, vừa dùng trong nghĩa bóng tu từ, tức là vừa thuộc trường hợp thứ nhất, vừa thuộc trường hợp thứ hai (vừa mang nghĩa thực, vừa mang nghĩa biểu trưng). (Đỗ Hữu Châu - Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXBGD, H, 1981) Hai trường hợp sau nghĩa chuyển của từ chuyển đổi dựa theo phương thức chuyển nghĩa, là “sự sáng tạo các hình ảnh ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật bằng cách chuyển đổi ý nghĩa của từ và hình ảnh để tạo ra các giá trị biểu cảm mong muốn” (Từ điển thuật ngữ văn học, NXBGD, 1992). Ý nghĩa của từ chính là sự vật hiện tượng tồn tại trong thực tế khách quan phản ánh vào ngôn ngữ thông qua nhận thức chủ quan của con người.Ban đầu, từ chỉ có một nghĩa gốc, một nghĩa đen, nhưng trong quá trình phát triển của xã hội con người nhận thức các sự vật hiện tượng trong đời sống không phải chỉ với những giá trị thực dụng mà còn nhận thức về những giá trị văn hoá, giá trị tinh thần của những đối tượng đó. Từ đó mà từ mang trong mình những nét nghĩa phát sinh. Đa số các từ trong tiếng Việt đều mang từ hai nét nghĩa trở lên. Các nét nghĩa được tập hợp theo một quy tắc nhất định và có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau. Tập hợp các nét ý nghĩa đó của từ được gọi là cấu trúc nghĩa của từ. Giá trị văn hoá, giá trị tinh thần tạo nên ý nghĩa của từ không chỉ gồm những hiểu biết lí tính về sự vật, mà nó còn bao hàm cả tình cảm, thái độ của xã hội và con người. Với bất kì một thứ ngôn ngữ nào trên thế giới, số từ của nó dù có phong phú và đa dạng đến đâu thì cũng chỉ có giới hạn trong khi nhận thức của con người luôn phát triển và không có điểm dừng. Trong quá trình sống và làm việc, vì con người luôn tự làm giàu cho nhận thức của mình nên những khái niệm sẵn có không đủ đáp ứng sự phát triển nhận thức của con người. Vì vậy, bản thân thực tế đời sống đòi hỏi những khái niệm phải tăng lên để đáp ứng nhu cầu, nhưng trí nhớ của con người lại có giới hạn. Do đó con người đã dùng ngay những từ sẵn có để biểu đạt những khái niệm mới. Tính nhiều nghĩa của từ, tức 3 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Đàm Thị Duyên - K54A Ngữ văn là khả năng từ có thể dùng nhiều nghĩa xuất hiện. Nguyễn Thiện Giáp đã khẳng định: “Ngôn ngữ có một quy luật tiết kiệm vô cùng kì diệu là dùng cái hữu hạn để thể hiện cái vô hạn… Về mặt từ vựng, quy luật tiết kiệm của ngôn ngữ thể hiện ở chỗ: Cùng một hình thức ngữ âm có thể diễn đạt được nhiều nội dung khác nhau. Vì vậy hiện tượng đa nghĩa được xem như một quy luật phổ quát của ngôn ngữ”. (Từ vựng học tiếng Việt, NXB ĐH THCN, H, 1985). Tính nhiều nghĩa của từ còn được xem là một qui luật khách quan của quá trình ngôn ngữ, nó là “kết quả của sự chuyển biến ý nghĩa của từ” (Đỗ Hữu Châu - Từ vựng nghĩa tiếng Việt, NXB GD, H, 1981). Trong ngôn ngữ đời sống, một từ mang nhiều nét nghĩa là điều rất phổ biến và thường gặp. Trong ngôn ngữ văn chương, tính nhiều nghĩa của từ càng phong phú hơn. Vì thông qua lăng kính sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ, nhà văn, mỗi từ trong tác phẩm đặt trong mối quan hệ với các từ khác cùng văn cảnh không chỉ mang nét nghĩa cơ bản – nghĩa từ vựng mà còn có nghĩa hàm ẩn trong chiều sâu của nó. Bởi vì khi sáng tạo, cùng với tài năng người nghệ sĩ đã gửi gắm vào đó ý đồ sáng tác, những tâm tư tình cảm và cảm quan nghệ thuật của riêng mình. Việc chuyển biến ý nghĩa của từ góp phần quan trọng vào việc sáng tạo nghệ thuật, như Hoàng Tuệ đã nói: “Quá trình chuyển nghĩa là quá trình biểu trưng hoá của tín hiệu, một quá trình vốn có nguồn gốc tâm lí của nó trong đời sống xã hội và được ghi lại một cách tế nhị và độc đáo trong ngôn ngữ”. (Tín hiệu và biểu trưng, Báo văn nghệ số 11, 1947). 2: Một số vấn đề lí luận về tín hiệu thẩm mỹ. 2.1: Tín hiệu Để tìm hiểu về từ - tín hiệu thẩm mĩ, trước tiên cần phải tìm hiểu về tín hiệu. Theo P. Guiraud: “Một tín hiệu… là một kích thích mà tác động của nó đến cơ thể gợi ra hình ảnh kí ức của một kích thích khác” (Dẫn theo Đỗ Hữu Châu – “Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng”, NXB ĐH TNCN, H, 1987). Như vậy, tất cả những hình thức vật chất có khả năng gợi ra hình ảnh mặc nhiên đều được 4 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Đàm Thị Duyên - K54A Ngữ văn coi là tín hiệu, không phân biệt nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo, có chức năng giao tiếp hay phi giao tiếp. Ngôn ngữ nghệ thuật có mối quan hệ mang tính chất có lí do, đòi hỏi giải thích quan hệ giữa chất liệu và nội dung. Các hình thức chất liệu bao gồm nhiều cấp độ: Các rừ ngữ, kiểu kết cấu, kiểu quan hệ của văn bản nghệ thuật. Và ý nghĩa nghệ thuật được biểu hiện thông qua hình thức chất liệu đó. Để giải thích được mối quan hệ đó thì luôn phải đặt các yếu tố ngôn ngữ nghệ thuật trong một hệ thống các yếu tố văn bản, hệ thống các yếu tố phong cách tác giả, đồng thời trong hệ thống các yếu tố ngôn ngữ và phông văn hóa (tức mối quan hệ liên văn bản). Chúng ta có thể xác định ý nghĩa ý nghĩa tín hiệu của ngôn ngữ trên tất cả những đơn vị mang nghĩa từ “từ” đến “cụm từ”, “câu”, “đoạn”, “văn bản”. Mỗi từ, ngữ, câu nói nào đó có thể vừa mang những thông tin về sự vật, hiện tượng được nói tới, vừa bộc lộ những đặc điểm về địa phương, về nghề nghiệp, trạng thái tâm lí người nói… Nhưng dù ở bất kì cấp độ nào thì một tín hiệu ngôn ngữ cũng phải bao hàm một hình thức ngữ âm (cái biểu hiện) tương ứng với một nội dung ngữ nghĩa (cái được biểu hiện), và ở bất kì cấp độ nào giá trị tín hiệu của ngôn ngữ cũng phải do những mối quan hệ thuộc hệ thống ngôn ngữ quy định. Nếu ngôn ngữ toàn dân, ngôn ngữ phi nghệ thuật có chức năng giao tiếp là chủ yếu thì ngôn ngữ nghệ thuật lại được nhấn mạnh ở chức năng thẩm mĩ. Chức năng thẩm mĩ của ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học là ở chỗ các tín hiệu ngôn ngữ là yếu tố tạo thành của hình tượng. Từ các tín hiệu thẩm mĩ đó chúng ta sẽ khám phá được vẻ đẹp của văn chương. 2.2: Tín hiệu thẩm mĩ. 2.2.1: Khái niệm tín hiệu thẩm mĩ. Bước vào thế giới nghệ thuật, các tín hiệu thông thường sẽ chuyển hoá thành tín hiệu thẩm mĩ, mang nhiều đặc thù riêng biệt của nghệ thuật. Các nhà nghiên cứu về tín hiệu thẩm mĩ đều thống nhất thừa nhận “tín hiệu thẩm mĩ là yếu tố thuộc hệ thống các phương tiện biểu hiện của nghệ thuật”. 5 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Đàm Thị Duyên - K54A Ngữ văn “Những phương tiện nghệ thuật được tập trung theo một hệ thống tác động thẩm mĩ, được chúng ta tiếp nhận như là những tín hiệu đặc biệt, có khả năng kích thích mạnh mẽ thế giới tinh thần của chúng ta” (Iu.A.Philipiep – Ngôn ngữ tín hiệu của thông tin thẩm mĩ). “Phương tiện nghệ thuật” ở đây gồm hai mặt: Mặt thể chất và mặt tinh thần. Mặt tinh thần trừu tượng và phức tạo hơn, có thể gắn với hiện thực vật chất trong một nội dung hiện thực cụ thể nào đó, những cái làm nên giá trị nghệ thuật lại nằm ở sức khái quát của nội dung hiện tượng “đồ sộ hơn rất nhiều so với ý nghĩa của bản thân thực tế, cuộc sống” (Iu.A.Philipiep). Tác giả Trương Thị Nhàn quan niệm: “Tìm hiệu thẩm mĩ chính là toàn bộ những yếu tố hiện thực, những chi tiết, những sự vật hiện tượng của đời sống được đưa vào tác phẩm vì mục đích thẩm mĩ” (Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ các tín hiệu thẩm mĩ không gian trong ca dao, Luận án phó tiến sĩ năm 1995). Trên cơ sở các ý kiến, các quan niệm về tín hiệu thẩm mĩ, Phạm Thị kim Anh đã đề xuất một định nghĩa có tính tác nghiệp về tín hiệu thẩm mĩ như sau: “Tín hiệu thẩm mĩ là tín hiệu thuộc hệ thống các phương tiện biểu hiện của các ngành nghệ thuật, bao gồm toàn bộ yếu tố của hiện thực, của tâm trạng (những chi tiết, những sự vật, hiện tượng, những cảm xúc… thuộc đời sống hiện thực và tâm trạng), những yếu tố của chất liệu màu sắc với hội hoạ; âm thanh, nhịp điệu với âm nhạc… được lựa chọn và sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật vì mục đích thẩm mĩ”. (Tín hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa cây trong thơ Việt Nam, Luận án tiến sĩ năm 2005, ĐHSPHN). Theo GS. TS Đỗ Hữu Châu thì tín hiệu thẩm mĩ là phương tiện, nhưng là “phương tiện sơ cấp” của văn học. Ngôn ngữ (chất liệu) trong văn học chỉ là hình thức, cái hiểu hiện của tín hiệu thẩm mĩ. Để trả lời câu hỏi “Thế nào là một tín hiệu thẩm mĩ?” tác giả chủ trương căn cứ vào sự tương ứng của tín hiệu thẩm mĩ với các “vật qui chiếu” thuộc thế giới hiện thực. Chẳng hạn như một cánh cò, một con thuyền, một dòng sông… Tín hiệu thẩm mĩ là cái “được tác giả lựa chọn từ thế giới hiện thực mà xây dựng nên, sáng tạo ra”. Từ các “vật qui chiếu” 6 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Đàm Thị Duyên - K54A Ngữ văn của thế giới hiện thực thông qua lăng kính sáng tạo nghệ thuật của nhà văn mà chúng trở thành các tín hiệu thẩm mĩ. Như vậy có thể khẳng định tín hiệu thẩm mĩ là toàn bộ những yếu tố hiên thực, những chi tiết, sự vật hiện tượng của đời sống được đưa vào tác phẩm và mục đích thẩm mĩ. 2.2.2: Những đặc trưng của tín hiệu thẩm mĩ. 2.2.2.1: Đặc tính về nguồn gốc Tín hiệu thẩm mĩ có nguồn gốc trước hết từ thế giới hiện thực, thế giới tâm trạng, gồm những chi tiết, những sự vật hiện tượng, trạng thái có trong đời sống khách quan, đời sống tinh thần được nghệ sĩ lựa chọn và sáng tạo vì mục đích thẩm mĩ. Tín hiệu thẩm mĩ còn có nguồn gốc từ những tưởng tượng lôgíc hoặc phi lôgíc của trực giác, vô thức… của người nghệ sĩ. Vì vậy cần phải xác định xem nó được qui chiếu từ nguồn gốc - hiện thực nào, từ thế giới thực hay thế giới ảo mà Đỗ Hữu Châu gọi chung là “thế giới khả hữu”. Dù có nguồn gốc như thế nào, khi các tín hiệu được trình bày phục vụ cho một tưởng thẩm mĩ nhất định, được nhân thức bởi một chủ thể thẩm mĩ nhất định thì đều trở thành những tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn học. 2.2.2.2: Đặc tính về cấp độ. GS.TS Đỗ Hữu Châu phân biệt tín hiệu thẩm mĩ ở hai cấp độ cơ bản: - Cấp độ cơ sở (tín hiệu đơn): Tín hiệu tương ứng với một chi tiết, một sự vật hiện tượng thuộc thế giới khách quan: Mặt trời, con thuyền, nỗi nhớ… Đó là các tín hiệu cơ sở có chức năng tham gia cấu tạo nên tín hiệu thẩm mĩ ở cấp độ cao hơn. Cái biểu hiện – tín hiệu ở cấp độ cơ sở này có thể tương ứng với đơn vị từ trong tín hiệu ngôn ngữ. - Cấp độ xây dựng (Tín hiệu phức): Là loại tín hiệu thẩm mĩ ứng với nhiều sự vật, hiện tượng… được xây dựng từ những tín hiệu đơn nhưng ý nghĩa không phải là kết quả của phép cộng dơn giản các tín hiệu đơn. Cái biểu hiện của tín hiệu văn chương – tín hiệu ở cấp độ 7 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Đàm Thị Duyên - K54A Ngữ văn xây dựng này có thể tương ứng với các đơn vị câu, đoạn, văn bản trong hệ thống các tín hiệu ngôn ngữ. Tín hiệu thẩm mĩ được xét trong đề tài của chúng tôi là những tín hiệu đơn. Mỗi tín hiệu ứng với một yếu tố hiện thực (vườn, hoa, lá) và được cụ thể hoá bằng các đơn vị ngôn ngữ nhất định. 2.2.2.3: Đặc tính tác động Đặc tính tác động thể hiện trong bản chất của tín hiệu là một “kích thích vật chất” tác động vào kí ức hình thành nên những hình tượng nghệ thuật có sức mở rộng, lan toả đến vô cùng. Đặc tính này còn thể hiện chức năng giao tiếp nghệ thuật mang tính đối thoại đặc thù của tín hiệu thẩm mĩ. Tín hiệu thẩm mĩ bao giờ cũng hướng tới chủ thể tiếp nhận. Sự tác động của tín hiệu thẩm mĩ đem lại hiệu quả cho giao tiếp giúp các bên đối tác tự bộc lộ, tự biến đổi nhân thức, tình cảm, hành vi ứng xử… 2.2.2.4: Đặc tính biểu hiện (tính thông tin – miêu tả). Đây là đặc tính quan trọng liên quan đến sự thực hiện chức năng chung của nghệ thuật, chức năng phản ánh hiện thực. Tín hiệu thẩm mĩ phải mang những nội dung hiện thực, gắn với hiện thực. Theo GS.TS Đỗ Hữu Châu tín hiệu thẩm mĩ phải ứng với một sự vật hiện tượng nào đó trong thế giới hiện thực, phải có “vật quy chiếu” trong thế giới hiện thực… Sự biểu hiện (hay thông tin – miêu tả) hiện thực của tín hiệu thẩm mĩ trong các ngành nghệ thuật khác nhau (hội hoạ, âm nhạc, văn học) đều dựa trên năng lực miêu tả, thay thế, tái hiện, dẫn các sự vật hiện tượng trong đời sống khách quan vào trong tác phẩm. Trong hội hoạ là những đường nét, màu sắc của hiện thực. Trong văn học là những từ ngữ, kết cấu mang nội dung biểu vật, biểu niệm nhất định, gắn với hiện thực… 2.2.2.5: Đặc tính biểu cảm (bộc lộ). Tín hiệu thẩm mĩ là sản phẩm lao động nghệ thuật trong trạng thái cảm hứng - thẩm mĩ cao độ. Vì thế tín hiệu thẩm mĩ phải bao hàm những thông tin về cảm xúc, thái độ, về sự đánh giá, về tư tưởng thẩm mĩ của người nghệ sĩ. Trong 8 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Đàm Thị Duyên - K54A Ngữ văn tín hiệu thẩm mĩ, cảm xúc vốn là cái chủ quan của chủ thể sáng tạo đã được khách quan hoá thành một thành phần quan trọng của cơ cấu ngữ nghĩa tín hiệu thẩm mĩ. Cảm xúc ấy có khả năng khơi gợi sự đồng cảm cao độ ở người tiếp nhận, là kết quả của sự hoà quyện đồng điệu giữa tình cảm chủ thể cá nhân tác giả với tình cảm khách thể mang tính nhân loại đã được hình thức hoá, nghệ thuật hoá. Từ đó, chủ thể tiếp nhận mới có thể cảm thụ và lí giải được tín hiệu thẩm mĩ. 2.2.2.6: Đặc tính biểu trưng. Đây là đặc tính của tín hiệu thẩm mĩ xét trong mối quan hệ hai mặt cái biểu hiện và cái được biểu hiện. Đó là mối quan hệ “có lí do” liên quan đến năng lực biểu trưng hoá của các yếu tố, các chi tiết, các sự vật hiện tượng được đưa vào làm tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm. Pierce cho rằng: “Biểu trưng có quan hệ với đối tượng của nó chỉ qua một nghĩa có tính chất ước lệ mà người ta “gán” cho nó trong một hoàn cảnh nào đó… Nghĩa đó là do con người trong cộng đồng đặt ra mà thôi”. Tính chất ước lệ này chỉ ra những lí do về mặt lịch sử xã hội trong việc sử dụng các biểu trưng, chỉ ra việc lựa chọn chất liệu – cái biểu hiện nào làm biểu trưng đều có lí do. Biểu trưng, một mặt có tính hình tượng cụ thể, cái biểu hiện nó là một đối tượng nào đó được qui chiếu từ hiện thực. Mặt khác, là ý nghĩa xã hội nào đó được cả cộng đồng chấp nhận. 2.2.2.7: Tính truyền thống và cách tân. GS.TS Đỗ Hữu Châu khẳng định: “Truyền thống và cách tân là hai phương diện biện chứng của tín hiệu thẩm mĩ”. Truyền thống là “những thông tin - ngữ nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ đã được kí mã sẵn” trong tâm lí nghệ thuật dân tộc. Nói đến truyền thống là nói đến tính cố định, tính kế thừa, đến sự “có sẵn” của tín hiệu thẩm mĩ trong kho tàng nghệ thuật dân tộc. Tính cách tân của tín hiệu thẩm mĩ thể hiện ở sự đổi mới, sự sáng tạo khi sử dụng tín hiệu thẩm mĩ trong mỗi tác phẩm. Không có cách tân, tín hiệu thẩm mĩ sẽ trở lên bị mài mòn, mất giá trị gợi hình tượng, gợi cảm xúc. Bên cạnh đó, đặt trong mối quan hệ tương quan với truyền thống, những nét mới mẻ độc đáo 9 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Đàm Thị Duyên - K54A Ngữ văn ở mỗi tín hiệu thẩm mĩ mới được bộc lộ. Khi đề cập đến các tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Nguyễn Bính, Đoàn Hương cho rằng việc cách tân, cải tạo một tín hiệu thẩm mĩ có sẵn khó khăn không kém việc sáng tạo ra một tín hiệu thẩm mĩ mới. 2.2.2.8: Tính hệ thống. Hệ thống của tín hiệu thẩm mĩ trước hết là tác phẩm, là hình tượng được nó góp phần cấu thành. Tính hệ thống là một đặc tính quan trọng của tín hiệu thẩm mĩ. Tín hiệu thẩm mĩ phải thuộc về hệ thống và chịu sự chi phối của các yếu tố khác trong hệ thống. Chúng ta chỉ có thể hiểu được một tín hiệu thẩm mĩ khi đặt nó vào trong hệ thống, nếu tách rời tín hiệu thẩm mĩ khỏi hệ thống sản sinh ra nó, bao chứa nó thì sẽ có cách đánh giá sai lạc. 3: Khái quát chung về từ - tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn học. Như chúng ta đã biết, đa số các từ trong tiếng việt đều có từ hai nét nghĩa trở lên. Bên cạnh nghĩa gốc, nghĩa từ vựng, từ còn mang nét nghĩa hàm ẩn trong chiều sâu không dễ gì nhìn thấy trên bề mặt câu chữ. Những nét nghĩa ấy mới chính là ý nghĩa đích thực của từ ngữ trong tác phẩm văn học, mà để khám phá ra đòi hỏi chủ thể tiếp nhận phải có độ tinh nhạy và khả năng cảm thụ đặc biệt, khả năng phân tích ngữ nghĩa. Những từ đó không đơn thuần là vỏ vật chất của ngôn ngữ mà là từ mang ý nghĩa thẩm mĩ đặc biệt, là từ - tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn học. Từ - tín hiệu thẩm mĩ phân biệt với các từ ngữ thông thường khác ở chỗ ý nghĩa của nó không bao giờ chỉ dừng lại ở phạm vi tái tạo hiện thực, gọi tên hiện thực như nó vốn có mà là sự lồng ghép một khái quát nghệ thuật về một tưởng, một ý nghĩa thẩm mĩ theo chủ quan của người nghệ sĩ. Ngôn ngữ khi đã trở thành ngôn ngữ văn chương nó có những đặc thù riêng, là phương tiện phản ánh của tác phẩm. Nó không tồn tại một cách độc lập mà có mối quan hệ khăng khít về cấu tạo cũng như ý nghĩa với các từ đứng trước và sau nó. Vì vậy khi nghiên cứu các từ - tín hiệu thẩm mĩ trong văn học 10 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Đàm Thị Duyên - K54A Ngữ văn cần phải đặt chúng trong hệ thống. Cần tránh việc đưa ra những nhận xét, những kết luận mang tính võ đoán về các từ - tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn học. Bên cạnh đó cũng cần khẳng định thêm rằng ý nghĩa của một từ - tín hiệu thẩm mĩ trong sáng tác văn học không phải luôn ổn định và bất biến mà có sự biến đổi cho phù hợp với ngữ cảnh và ý đồ sáng tạo của tác giả, có sự xê dịch trong cảm nhận của con người trong từng thời đại. Như vậy có thể khẳng định tín hiệu thẩm mĩ là tín hiệu của cái đẹp, của những giá trị nghệ thuật đầy tính sáng tạo, đòi hỏi khả năng liên tưởng của cả người sáng tạo lẫn người tiếp nhận. CHƯƠNG II: KHẢO SÁT, THỐNG KÊ VÀ PHÂN LOẠI Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ ca Việt Nam thế kỉ xx. Ông có một trí tuệ sắc sảo, một hồn thơ đa dạng. Điều này được biểu hiện trên mọi phương diện trong sáng tác của ông. Đặc biệt là việc sáng tạo hình ảnh. Nhiều hơn cả trong thế giới hình ảnh thơ Chế Lan Viên là những hình ảnh mang nghĩa tượng trưng. Hầu như tất cả các bài thơ của ông đều có những hình ảnh mang nghĩa biểu trưng như vậy: Con tàu; Vầng trăng, hoa, mưa… trời xanh tuy không phải là tín hiệu xuất hiện với tần số lớn nhất nhưng cũng là tín hiệu mang nhiều giá trị thẩm mĩ mới mẻ sâu sắc.Qua những nghĩa biểu trưng của tín hiệu này, người đọc cũng hiểu phần nào về tâm hồn thơ Chế Lan Viên. I: KẾT QUẢ THỐNG KÊ PHÂN LOẠI a. Thống kê: Tín hiệu trời xanh xuất hiện trong thơ Chế Lan Viên với một tần số khá lớn. Tuy không phải là tín hiệu xuất hiện với tần số lớn nhất nhưng có thể nói là một trong những tín hiệu mang nhiều ý nghĩa thẩm mĩ màu sắc. Tín hiệu này xuất hiện phần lớn ở dạng trực tiếp là trời xanh và một số các biến thể như: Ngọc biếc, sắc biếc, thanh thiên… Tín hiệu này xuất hiện mang những ý nghĩa sinh động, có khi nằm ngoài mẫu gốc, mang những nét nghĩa có thể tương đồng, có thể đối lập nhau. Để có cái nhìn một cách tổng thể chúng tôi lập bảng thông kê về tần số xuất hiện và ý 11 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Đàm Thị Duyên - K54A Ngữ văn nghĩa biểu trưng của biểu tượng sau đây. Tuy nhiên bảng thống kê và các nét nghĩa cũng chỉ mang những nét nghĩa tương đối. 12 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Đàm Thị Duyên - K54A Ngữ văn Tín hiệu Trời xanh (các biến thể: trời biếc, sắc ngọc, thiên thanh, sắc biếc…) hướng nghĩa Các tập thơ Điêu tàn a b 1 2 c Gửi các anh d đ e 2 1 g 2 3 1 18 7 1 1 32 1 9 Hoa ngày thường - chim báo bão 5 1 2 Những bài thơ đánh giặc 2 1 1 Đối thoại mới 2 4 13 2 Tần số Hoa trước lăng Người Hái theo mùa hiện Di cảo thơ 2 Hoa trên đá Tổng số 7 1 1 2 4 3 26 1 1 2 2 2 2 1 9 3 2 1 6 13 19 31 6 7 7 96 6 Chú giải: a: Trời xanh biểu trưng cho một thế giới bát ngát, vĩnh hằng, cho con người lối thoát. b: Trời xanh biểu trưng cho niềm vui, vẻ đẹp, niềm khát khao hi vọng. c: Trời xanh biểu trưng của những hình ảnh thiêng liêng gần gũi. d: Trời xanh biểu trưng cho độc lập, tư do, lí tưởng sự kiên cường bất khuất của nhân dân. d: Trời xanh biểu trưng của tội ác man dợ của quân thù. e: Trời xanh biểu trưng cho đầu tuyến lửa, cho miền Nam ruột thịt. g: Trời xanh biểu trưng cho quá khứ. h: Trời xanh biểu trưng cho tâm hồn thi sĩ. 3: Nhận xét: Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy tín hiệu trời xanh xuất hiện trong 10 tập thơ trên tổng số 11 tập thơ của Chế Lan Viên với tất cả là 96 lần. Chỉ có tập 13 tổng 6 1 Ánh sáng và phù sa xuất h Bài tập chuyên đề tiếng Việt Đàm Thị Duyên - K54A Ngữ văn “Ta gửi cho mình” là không xuất hiện tín hiệu này. Số lần tín hiệu trời xanh xuất hiện trực tiếp là 78 lần, còn gián tiếp với các biến thể là 18 lần.Trong đó có 8 biến thể từ vựng: Trời biếc,thanh thiên, sắc ngọc, khoảng biếc…. 10 biến thể kết hợp: Trời đã xanh rồi, trời ta cú biếc, trời rất đỗi trong xanh, bầu trời màu xanh xa,… Tần số xuất hiện của trời xanh không đều trong các tập thơ. Chủ yếu nằm ở tập “Ánh sáng và phù sa” (Xuất hiện cả trực tiếp và gián tiếp là 32 lần chiếm 32,6%) và “Đối thoại mới” (xuất hiện cả trực tiếp và gián tiếp là 26 lần chiếm 27,4%). Còn lại là trong các tập “Điêu tàn”, “Gửi các anh”, “Hoa ngày thường – chim báo bão”, “Những bài thơ đánh giặc”, “Hoa trước lăng Người”, “Hái theo mùa”, “Hoa trên đá”, xuất hiện 38 lấn chiếm tổng số 40%.) Qua số liệu này điều nhận thấy trước tiên là tín hiệu trời xanh trong Chế Lan Viên xuất hiện tương đối nhiều. Điều này báo trước tín hiệu này sẽ đóng vai trò không nhỏ trong việc biểu hiện nội dung cũng như việc phản chiếu phần nào con người và tâm hồn tác giả. 2: Các yếu tố đi kèm 2.1: Những danh từ đi kèm với từ trời xanh 2.1.1: Kết hợp trước với danh từ Em (em trời xanh), bóng (trời xanh), màu (trời xanh), Quãng (Quãng trời xanh), sắc (Sắc trời xanh), góc (góc trời xanh), ngày (ngày trời xanh), phía (phía trời xanh), bầu (bầu trời xanh), mảng (mảng trời xanh) 2.1.2: Kết hợp sau với danh từ Biên giới (Trời xanh biên giới), tổ quốc (Trời xanh tổ quốc), em ơi (Trời xanh em ơi), tâm hồn (Trời xanh tâm hồn), tuổi thơ (Trời xanh tuổi thơ), cu gáy (Trời xanh cu gáy). 14 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Ngữ văn 2.2: Những động từ đi kèm với từ trời xanh. Đàm Thị Duyên - K54A 2.2.1: Kết hợp trước với động từ. Đến (Đến trời xanh), vào (vào trời xanh), là (là trời xanh), có (có trời xanh), yêu (yêu trời xanh), nhìn (nhìn trời xanh), buồn (buồn trời xanh). 2.2.2: Kết hợp sau với động từ. Theo (trời xanh theo), ghé (trời xanh ghé đến), bế bồng (trời xanh bế bồng), khát vọng (trời xanh khát vọng), cho (trời xanh cho), thành (trời xanh thành), chen (trời xanh chen), thủng (trời xanh thủng), như (trời xanh như), quyến luyến (trời xanh quyến luyến) 2.3: Những tính từ đi kèm với từ trời xanh. 2.3.1: Kết hợp trước với tính từ. Tiếc (tiếc trời xanh), biếc (biếc trời xanh), đen (đen trời xanh) 2.3.2: Kết hợp sau với tính từ. Xanh (Trời xanh xanh), biếc (trời xanh biếc), ngời chói (trời xanh ngời chói), nhức nhối (trời xanh nhức nhối), xa (trời xanh xa). 2.4: Những phụ từ kết hợp với từ trời xanh. 2.4.1: Kết hợp trước với phụ từ: Dưới (dưới trời xanh), đây (đây trời xanh), lúc (lúc trời xanh), vẹn (vẹn trời xanh), tựa (tựa trời xanh), lắm (lắm trời xanh) 2.4.2: Kết hợp sau với phụ từ. 15 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Đàm Thị Duyên - K54A Ngữ văn Rất (trời xanh rất), ấy (trời xanh ấy), vậy (trời xanh vậy), hẳn (trời xanh hẳn), thế (trời xanh thế), ngoài (trời xanh ngoài), ngang (trời xanh ngang), lại (trời xanh lại), ở (trời xanh ở), trên (trời xanh trên), trong (trời xanh trong), của (trời xanh của), đó (trời xanh đó), sau (trời xanh sau), hốt (trời xanh hốt), nhưng (trời xanh nhưng). 2.5: Số từ kết hợp với từ “Trời xanh” Một (một trời xanh), cả (cả trời xanh). 2.6: Tình thái từ kết hợp với từ trời xanh Ới (trời xanh ới). Nhận xét: Qua kết quả thống kê chúng ta thấy yếu tố đi kèm trước với từ trời xanh thường là danh từ, động từ, phụ từ. Còn yếu tố đi kèm sau từ trời xanh thường là phụ từ, động từ, và một số danh từ, tính từ. II: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGỮ NGHĨA. Trong thơ Chế Lan Viên 96 lần từ trời xanh được xuất hiện như đã thống kê ở trên vừa được sử dụng với nghĩa thực, vừa được sử dụng với nghĩa biểu trưng. Nhưng nghĩa biểu trưng không cố định, bất biến mà nó luôn thay đổi tuỳ theo hoàn cảnh xuất hiện, và tuỳ vào các mối quan hệ với cụm từ, câu. Nếu từ tách khỏi câu thơ, tứ thơ thì nghĩa biểu trưng của từ ấy hoặc sẽ mờ đi hoặc sẽ trở về nguyên vẹn với nghĩa gốc. Vì vậy khi khai thác các nét nghĩa của từ cần đặt từ trong mối quan hệ với các quan hệ xung quanh nó. 16 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Đàm Thị Duyên - K54A Ngữ văn Tuy nhiên “Nếu không có lớp ngôn ngữ đầu tiên vốn làm chỗ dựa cho con người hoạt động có định hướng thì những loại ngôn ngữ nghệ thuật khác thuộc màu sắc, đường nét, âm thanh không có điều kiện trở thành hiện thực” (Khrapchencô). Điều đó có nghĩa là muốn hiểu được nghĩa biểu trưng, nghĩa hàm ẩn chúng ta phải bắt đầu từ nghĩa gốc. Từ nghĩa nguyên gốc của từ mới có thể khám phá được những nét đẹp thẩm mĩ của từ biểu thị. Vì lẽ đó, trước khi tìm hiểu nghĩa biểu trưng của từ trời xanh trong thơ Chế Lan Viên trước tiên cần tìm hiểu nghĩa gốc của nó. Theo nghĩa từ điển: Trời xanh: I: Là một trạng thái của khí quyển, chỉ khoảng không gian bao quanh con người đang trong trạng thái màu xanh như màu lá tươi. II: Là chỉ lực lượng siêu nhân ở trên cao, có vai trò sáng tạo và quyết định vạn vật ở trần gian theo tín ngưỡng của con người. Nghĩa từ điển sẽ là cơ sở xuất phát giúp chúng ta tìm hiểu nét nghĩa biểu trưng của từ thực sự đầy đủ và đúng đắn. Theo tín ngưỡng văn hoá nhân loại: Trời xanh là một từ ghép, khi từ này đứng độc lập thì luôn có nghĩa để chỉ bầu trời nhưng khi đặt vào hoàn cảnh sử dụng cụ thể trực tiếp trong mối quan hệ với các yếu tố xung quanh thì trời xanh có khi chỉ bầu trời có khi lại chỉ màu xanh. Vì vậy khi đi tìm hiểu nghĩa trời xanh trong văn học nhân loại chúng tôi cũng căn cứ trên cả hai nghĩa đó. Khi tín hiệu trời xanh chỉ trời thì tín hiệu này gần như mang nghĩa phổ quát mà qua đó con người thể hiện niềm tin vào thần thánh ở trên cao, người 17 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Đàm Thị Duyên - K54A Ngữ văn sáng tạo ra vũ trụ và bảo đảm cho sự phì nhiêu của đất. Từ đó có nghĩa là trời xanh biểu hiện trực tiếp của cái siêu tại, biểu tượng cho uy quyền, cho sự vĩnh hằng, cho những điều thiêng liêng nhất mà không một sinh vật nào trên mặt đất này có thể đạt được. Đồng thời tín hiệu này còn có ý nghĩa là sự vô tận, từ đó tất cả những gì diễn ra trong khoảng không gian này, sự chuyển động của các yếu tố tinh cầu, mây bay , bão táp… đều mang nghĩa biểu hiện sự hiển linh vô tận ấy. Ngoài ra trong quan niệm của nhân loại thì trời xanh chỉ trời còn là biểu tượng của những uy lực tối cao đối với con người, khi là sự ban ân thiện chí lúc lại là hậu hoạ đáng sợ. Hay nó có thể được coi là cái ô, cái lọng lớn để che nắng cho nhân loại. Rồi nó cũng có thể là con chim bồ câu nhỏ để mang nghĩa tượng trưng lớn là đem hoà bình, tự do đến cho con người, cho nhân loại. Chữ trong Hán ngữ biểu thị cái mà con người đội lên đầu mình. Đó là những uy lực bao la không thể dò được và càng không thể khống chế. trời xanh cũng là nơi cực lạc, là nơi ở của các thánh nhân vì vậy nó mang nghĩa niềm vui, cái đẹp, cho hạnh phúc mà con người vẫn khát khao đạt được. Trời xanh trong quan niệm của con người còn là biểu tượng của tâm hồn hay cụ thể hơn là biểu tượng của lương tâm, lương tri, cho cả những hoài bão của con người. Và ta cũng hiểu vì sao mà người ta lại nghĩ “sấm sét xé trời lại là tượng trưng đích thực cho sự khai mở tinh thần,sự thức tỉnh lương tri”. (Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới). Nhưng khi trời xanh chỉ màu xanh thì tín hiệu này ngoài những nghĩa đã nói trên còn tượng trưng cho sự chia cắt. Theo quan niệm của phật giáo Tây Tạng, màu xanh da trời là sự Hiển minh siêu nghiệm của tiềm năng. Ánh sáng xanh của sự Hiền minh ấy mang sức mạnh chói chang nhưng chính nó đã mở đường giải thoát. Và chính cái màu trời này là màu của khó hiểu, xa lắc, gợi lên những liên tưởng mới. Đặc biệt trong ngôn hành dân gian thì màu này có khi còn mang nỗi sợ hãi, tiêu cực. 18 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Đàm Thị Duyên - K54A Ngữ văn Như vậy, trong văn hoá nhân loại, trời xanh là một tín hiệu đa chiều, gợi nhiều ý nghĩa, khơi nguồn cho những sáng tạo văn học của các dân tộc trên thế giới. CHƯƠNG III: CÁC NÉT NGHĨA BIỂU TRƯNG CỦA TỪ “TRỜI XANH” TRONG THƠ CHẾ LAN VIÊN I: Các nét nghĩa biểu trưng của trời xanh trong thơ Chế Lan Viên Chế Lan Viên là nhà thơ có nhiều thăng trầm trong cả đời tư lẫn sự nghiệp. Thơ của ông cũng luôn vận động để phù hợp với từng chặng đường, từng thời đại. Khi là một cái tôi cô đơn, mặc cảm, khi là cái Ta hối hả hoà nhập với cuộc đời, thời cuộc, lúc lại ngậm ngùi chiêm nghiệm về những gì đã qua về thơ, về đời… Nhưng vẫn có những yếu tố ổn định nhất quán đó là chất trí tuệ thông minh sắc sảo, một tri thức rất phương đông mà cũng thật phương tây. Chế Lan Viên vì vậy có cách tiếp cận riêng với đời sống. Ông khám phá sự vật, hiện tượng không dừng ở cảm xúc, bề ngoài mà luôn nhìn sự vật “ở cái bề sâu, cái bề sau, cái bề xa”. Vì vậy các ý nghĩa biểu trưng, hàm ẩn chứa đựng trong những từ ngữ, hình ảnh ông dùng đều hết sức sâu sắc. Qua việc tìm hiểu những ý nghĩa biểu trưng của trời xanh trong thơ Chế Lan Viên sẽ giúp chung ta rõ hơn về một phong cách nghệ thuật rất riêng của thi sĩ. Thực tế trời xanh không chỉ xuất hiện nhiều trong thơ Chế Lan Viên mà cũng thường xuất hiện trong sáng tác của các nhà thơ khác. Nhưng với trời xanh trong Chế Lan Viên thì thực sự có một nỗi niềm riêng rất đáng để chung ta lưu ý. 19 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Đàm Thị Duyên - K54A Ngữ văn 1: “Trời xanh” biểu trưng cho một thế giới bát ngát, vĩnh viễn, cho con người hướng giải thoát. Biểu tượng trời xanh mang nghĩa biểu trưng này xuất hiện 9 lần chiếm 9,5% tổng số. Với nét nghĩa này trời xanh không nằm tập trung ở bất cứ tập thơ nào, giai đoạn sáng tác nào mà nó xuất hiện giải rác từ tập “Điêu tàn”- thuở 17 tuổi đến tập “Di cảo thơ” - những năm cuối đời. Điều này đã phản ánh một thực tế, dù ở bất cứ giai đoạn sáng tác nào thì tâm hồn của nhà thơ họ Chế này vẫn còn những điều uẩn khúc, những bế tắc mà không thể dùng bất cứ hiện thực nào lí giải được, cũng không một ai có thể giúp nhà thơ tháo gỡ những vướng mắc ấy. Vì thế trời xanh xuất hiện tựa hồ như một vị thần siêu hình có khả năng giải thoát mọi uẩn khúc kia. - Tôi đi giữa siêu hình Như đất này lợm mửa Trời xanh màu cứu khổ Tôi lao vào trời xanh (Ngoảnh lại mười lăm năm) - Mà nay ta đau Trời xanh ghé đến Chỉ một lòng riêng (Đi ra ngoại ô) Nhưng cũng có khi, nỗi trăn trở về thế giới xung quanh mình tại sao đặc một màu u ám, rối loạn, nhà thơ cất tiếng gọi trời như tìm đến một sự giải thoát nhưng cõi siêu hình ấy cũng câm lặng, không tín hiệu phản hồi để tâm hồn kia vẫn hoàn toàn lạc lõng cô đơn trước thực tại. “Trời xanh hỡi! Trời xanh khôn nói Hồn tôi muốn hiểu chẳng cùng cho” (Đọc sách) Và cứ như thế trời xanh luôn theo sát từng bước trong sáng tác của Chế Lan Viên trở thành tôn giáo, linh hồn của ông. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng