Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y đức của người thầy thuốc ở bệnh viện công trên địa bàn hà nội hiện nay...

Tài liệu Y đức của người thầy thuốc ở bệnh viện công trên địa bàn hà nội hiện nay

.PDF
20
138
66

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN MAI KHÁNH LINH Y ĐỨC CỦA NGƢỜI THẦY THUỐC Ở BỆNH VIỆN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học HÀ NỘI – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN MAI KHÁNH LINH Y ĐỨC CỦA NGƢỜI THẦY THUỐC Ở BỆNH VIỆN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học Mã số: 60. 22.03.08 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Công Nhất HÀ NỘI – 2014 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin dành để bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới Thầy giáo - PGS.TS Phạm Công Nhất, người hướng dẫn khoa học - đã tận tình hướng dẫn tôi phương pháp nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Triết học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội; Bộ môn Y đức – Y Xã hội học, trường Đại học Y Hà Nội và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi vô cùng biết ơn gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và động viên lớn lao về tinh thần trong suốt quá trình tôi hoàn thành luận văn. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Mai Khánh Linh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tài liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận văn chưa được công bố qua bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào. Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2014 NGƯỜI CAM ĐOAN Mai Khánh Linh MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 4 Chương 1. QUAN NIỆM CHUNG VỀ Y ĐỨC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO Y ĐỨC CỦA NGƯỜI THẦY THUỐC Ở BỆNH VIỆN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY .......... Error! Bookmark not defined. 1.1. Lịch sử các quan niệm về đạo đức và y đứcError! Bookmark not defined. 1.1.1. Các quan niệm về đạo đức ............. Error! Bookmark not defined. 1.1.2. Các quan niệm về y đức ................. Error! Bookmark not defined. 1.1.3. Khái niệm y đức và các nội dung cơ bản của y đức ............... Error! Bookmark not defined. 1.1.4. Các văn bản pháp luật, hướng dẫn, quy định về y đức ở Việt Nam và trên thế giới .............................. Error! Bookmark not defined. 1.2. Sự cần thiết nâng cao y đức cho đội ngũ thầy thuốc ở bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội hiện nay .............. Error! Bookmark not defined. 1.2.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động và vai trò của đội ngũ thầy thuốc trong hệ thống các bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội hiện nay .. Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Một số nguyên nhân dẫn đến việc cần phải nâng cao y đức cho đội ngũ thầy thuốc ở các bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội hiện nay .. Error! Bookmark not defined. Chương 2: ĐẠO ĐỨC NGHỀ Y Ở CÁC BỆNH VIỆN CÔNG TRÊN .. Error! Bookmark not defined. ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ........ Error! Bookmark not defined. 1 2.1. Thực trạng y đức của người thầy thuốc ở các bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội hiện nay ........................... Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Thực trạng nhận thức về giá trị nghề yError! Bookmark not defined. 2.1.2. Thực trạng về mối quan hệ của các bác sĩ lâm sàng với các công ty dược và trang thiết bị y tế ............... Error! Bookmark not defined. 2.1.3. Thực trạng về mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân ............. Error! Bookmark not defined. 2.2. Nguyên nhân của những biểu hiện tích cực và tiêu cực của đội ngũ bác sĩ tại các bệnh viện công ở Hà Nội ..... Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Nguyên nhân của những biểu hiện tích cựcError! Bookmark not defined. 2.2.2. Nguyên nhân của những biểu hiện tiêu cựcError! Bookmark not defined. 2.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao y đức người thầy thuốc tại các bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội hiện nayError! Bookmark not defined. 2.3.1. Tuyên truyền, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ thầy thuốc .................................................................Error! Bookmark not defined. 2.3.2. Tăng cường đầu tư điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế ....................................................... Error! Bookmark not defined. 2.3.3. Đổi mới chính sách về tiền lương, về sự đãi ngộ đối với thầy thuốc tại các bệnh viện công trên địa bàn Hà NộiError! Bookmark not defined. 2.3.4. Tăng cường giáo dục, rèn luyện đạo đức đội ngũ cán bộ y tế theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh ......... Error! Bookmark not defined. 2.3.5. Đổi mới và hoàn thiện nội dung chương trình đạo đức y học trong 2 các trường y trên cả nước.............. Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ..................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ......................................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 11 PHỤ LỤC ........................................................ Error! Bookmark not defined. 3 DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1. Tổng số bệnh viện và giường bệnh theo tuyến bệnh viện ....... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.1: Tỷ lệ bác sĩ nhận hỗ trợ của các công ty dược/trang thiết bị y tế ..............................................................Error! Bookmark not defined. Bảng 2.2: Tỷ lệ bác sĩ nhận sự hỗ trợ của các công ty dược/trang thiết bị y tế theo số năm kinh nghiệm ........ Error! Bookmark not defined. Bảng 2.3: Tỷ lệ nhận “phong bì” của người bệnh theo số năm kinh nghiệm ..................................................... Error! Bookmark not defined. 3 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đạo đức là một lĩnh vực đặc biệt của đời sống, xuất hiện cùng với sự ra đời của xã hội Người. Khi con người bắt đầu lịch sử của mình, tự tách ra khỏi tự nhiên thì một trong những dấu hiệu chỉ báo của nó là giá trị đạo đức. Dưới bất kỳ xã hội nào, vai trò của đạo đức luôn được thừa nhận và quan tâm. Mỗi nghề trong xã hội đều có truyền thống, đạo đức của riêng mình. Đạo đức nghề nghiệp không bao giờ tách rời đạo đức chung của nhân loại. Nó chỉ là sự hiện thực hóa, thể hiện ra những chuẩn mực, lý tưởng, khát vọng chung của nhân loại trong một lĩnh vực nghề nghiệp. Y đức (đạo đức nghề y) là đạo đức nghề nghiệp của người thầy thuốc. Nó gồm các bộ quy tắc ứng xử, thái độ, trách nhiệm và bổn phận của người thầy thuốc trong quá trình hành nghề y. Nghề y là một nghề đặc biệt, vì đối tượng mà nó hướng tới để tác nghiệp không phải là các sự vật vô tri, vô giác mà là sức khỏe - vốn quý nhất của mỗi con người. Chính vì thế, người thầy thuốc khi thực hành lâm sàng không chỉ cần phải giỏi về chuyên môn mà còn phải thể hiện đầy đủ các phẩm chất tốt đẹp của người thầy thuốc, tức là phải có y đức. Y đức vì thế đã trở thành một trong những chuẩn mực nghề nghiệp để biết bao các thế hệ thầy thuốc rèn luyện, phấn đấu hướng tới. Ở nước ta, vấn đề y đức luôn được các thầy thuốc quan tâm trau dồi và rèn luyện qua nhiều thế hệ. Trong lịch sử y học Việt Nam, có rất nhiều thầy thuốc không chỉ giỏi về y thuật mà còn nêu cao tấm gương sáng chói về y đức như Tuệ Tĩnh, Chu Văn An (đời Trần), Lê Hữu Trác (đời Hậu Lê)... đã làm nên nét đẹp truyền thống của nền y học nước nhà. Truyền thống đó tiếp tục được phát huy trong quá trình xây dựng và phát triển nền y tế mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với những tấm gương của các thầy 4 thuốc cách mạng tiêu biểu như: Bác sĩ Đặng Văn Ngữ, Giáo sư Hồ Đắc Di, Giáo sư Tôn Thất Tùng...Hiện nay, cùng với quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, nền y tế nước ta đang bước sang một giai đoạn phát triển mới. Mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tác động và có sự phân hóa sâu sắc đến y đức của người thầy thuốc Việt Nam trong các thành phần kinh tế khác nhau, trong đó có y đức của đội ngũ các thầy thuốc ở hệ thống các bệnh viện công trong cả nước hiện nay. Thủ đô Hà Nội là địa phương có hệ thống các bệnh viện công lớn nhất toàn quốc. Những năm qua, nhờ sự cố gắng của các cấp, các ngành cũng như chính bản thân đội ngũ thầy thuốc tại các bệnh viện công nên đã đáp ứng được một phần không nhỏ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân Thủ đô. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, trên thực tế chất lượng phục vụ của hệ thống các bệnh viện công tại Hà Nội còn nhiều bất cập, hạn chế. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là sự xuống cấp về đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận thầy thuốc và cán bộ y tế, có lúc có nơi trở nên nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận. Để đi tìm câu trả lời lý giải nguyên nhân mặt hạn chế, yếu kém về y đức của một bộ phận người thầy thuốc trong hệ thống các bệnh viện công trên cả nước, trong đó có Hà Nội, đã có nhiều công trình nghiên cứu nhưng kết quả còn chưa đầy đủ hoặc chỉ mới đề cập rải rác trong các công trình liên quan. Để khắc phục mặt hạn chế của các nghiên cứu trên đây, chúng tôi chọn vấn đề “Y đức của người thầy thuốc ở bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ triết học, chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề đạo đức, y đức từ xưa đến nay đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. 5 Trong thế kỷ XX, đạo đức nghề y được nhiều nhà nghiên cứu ở Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu quan tâm. Năm 1930, các bác sĩ V.P. Oxxilop và N.N. Petaốp công bố nghiên cứu về đạo đức nghề y. Năm 1965, M.K. Cudơnin có tài liệu “Các thầy thuốc anh hùng Liên Xô” nói về những chiến công to lớn của đội ngũ thầy thuốc trong chiến tranh thế giới thứ II. Đặc biệt trong những năm 1970, nhiều công trình lớn đã ra đời như: “Những vấn đề cơ bản của đạo đức y học” của Đ.I. Pixarep, do bác sĩ Nguyễn Thúy Liên dịch, NXB Y học Hà Nội, năm 1972; “Những vấn đề đạo đức của người thầy thuốc” của N.E. Telesnhevskaia và N.I. Pogibko, do GS. Bác sĩ Nguyễn Trinh Cơ dịch, NXB Y học Hà Nội xuất bản năm 1986. Các công trình nghiên cứu đã bước đầu nêu lên những nội dung khái quát về mối quan hệ giữa đạo đức và y đức, về lịch sử y đức, quan niệm về đạo đức nghề y, đạo đức người thầy thuốc Xô Viết và đưa ra những tiêu chuẩn về mối quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân, giữa bệnh nhân với bệnh tật, giữa bệnh nhân với xã hội… Tuy nhiên, phải đến năm 1977, Beauchamp L.T và Childress F.J mới xây dựng đạo đức y học thành những nguyên lý một cách chi tiết, rõ ràng [16]. Có thể nói, Beauchamp L.T và Childress F.J là hai tác giả đầu tiên nâng tầm lý luận đạo đức y học thành “nguyên lý học” (principlism) và khởi nguồn cho các lý luận trong y văn cũng như dạy-học đạo đức y học theo cá nguyên lý học [16]. Hiện nay, tại một số nước có nền y học và giáo dục phát triển như Hoa Kỳ, Anh, Australia…vẫn dành sự quan tâm đặc biệt cho việc giảng dạy môn đạo đức nghề nghiệp trong các trường Y. Nội dung của môn học này chủ yếu tập trung vào những vấn đề đạo đức nghề y, giao tiếp giữa thầy thuốc – người bệnh và kỹ năng làm việc nhóm dựa theo các nguyên lý đạo đức y học. Ở Việt Nam, từ sau đổi mới, có một số công trình tiêu biểu như: “Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây 6 dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý nước ta hiện nay”, PGS.TS. Nguyễn Chí Mỳ chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. Hay “Vấn đề đạo đức của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong điều kiện Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”, Mai Xuân Hợi, Luận án Tiến sỹ triết học, Hà Nội, 2005...Các nghiên cứu đều cho thấy sự biến đổi của đạo đức và giá trị đạo đức hiện nay là tất yếu, vì vậy cần có chiến lược định hướng đúng đắn cho sự phát triển đạo đức, để xây dựng nền đạo đức cách mạng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Vấn đề giáo dục y đức trong giảng dạy và thực hành lâm sàng khám chữa bệnh cũng được nhiều tác giả nghiên cứu. Như cuốn “Đạo đức học và y đức Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Hiền, NXB Y học, 1992, làm rõ mối quan hệ giữa đạo đức với đạo đức nghề y, đưa ra những yêu cầu và phương pháp rèn luyện đạo đức cho người thầy thuốc. Cuốn “Đạo đức y học” của GS. Hoàng Đình Cầu, 1991, nêu lên những nhiệm vụ cụ thể của người thầy thuốc trong quan hệ với người bệnh. GS Đỗ Nguyên Phương với tác phẩm: “Phát triển sự nghiệp Y tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”, Nxb Y học, Hà Nội 1996; GS.TSKH. Phạm Mạnh Hùng “Quản lý y tế tìm tòi học tập và trao đổi”, NXB Hà Nội 2004. Các tác giả đều bàn đến vấn đề đạo đức, y đức và đòi hỏi cấp bách phải nâng cao đạo đức nghề nghiệp của người thầy thuốc. GS.TS. Phạm Thị Minh Đức với công trình: “Nghiên cứu thực trạng nhận thức và thực hành y đức của bác sỹ ở ba tuyến bệnh viện huyện, tỉnh và trung ương”. Công trình đã mô tả thực trạng nhận thức, thực hành y đức và các yếu tố ảnh hưởng đến thực hành y đức của bác sỹ đang trực tiếp khám chữa bệnh ở bệnh viện thuốc ba tuyến bệnh viện huyện, tỉnh, trung ương. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thực hành y đức cho bác sỹ. 7 PGS. TS. Trần Văn Thụy với công trình: “Đại danh y Lãn Ông và cơ sở tư tưởng của nghề làm thuốc, chữa bệnh”, NXb Y học, năm 2000, đã trình bày một cách hệ thống những tư tưởng y đức trong y học của Hải Thượng Lãn Ông. Giáo sư Nguyễn Văn Lê với hai cuốn sách: “Đạo đức và y học” xuất bản năm 1999 và “Một số sự kiện hàng ngày ở bệnh viện”, xuất bản năm 2000, đã chú trọng phân tích những đặc điểm của ngành y và những trách nhiệm, nghĩa vụ của người thầy thuốc trong mối quan hệ với người bệnh và xã hội. Bên cạnh đó, chúng ta có thể tìm thấy nhiều bài báo trên các tạp chí khoa học đề cập đến vấn đề y đức của người thầy thuốc trong thời kỳ đổi mới, như: “Góp phần bàn về những vấn đề đạo đức của người thầy thuốc Việt Nam” của PGS.TS. Trần Văn Thụy đăng trên tạp chí Nghiên cứu y học số 2 năm 1997; “Mâu thuẫn giữa mặt trái của cơ chế thị trường với bản chất nhân đạo của ngành y tế Việt Nam hiện nay” của PGS.TS. Phạm Công Nhất trên tạp chí Giáo dục lý luận số 6 năm 1999; “Y đức và nâng cao y đức” của GS.TSKH. Phạm Mạnh Hùng đăng trên tạp chí Cộng sản số 7 năm 2002…Trước những biểu hiện tiêu cực về y đức trong khám chữa bệnh ngày càng gia tăng, các bài báo trên đã góp phần cảnh báo thực trạng y đức của người nhân viên y tế trước sự tác động của nền kinh tế thị trường, đồng thời bước đầu đặt ra yêu cầu cần có những quy định pháp lý phù hợp để hỗ trợ cùng với những chuẩn mực đạo đức, nhằm điều chỉnh hành vi của người nhân viên y tế một cách hiệu quả, giảm thiểu những vi phạm y đức như hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Trên cơ sở phân tích lý luận và khảo sát thực trạng, luận văn từ đó đưa ra kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao y đức của đội ngũ thầy thuốc ở bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội hiện nay. 8 Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, luận văn phải thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Làm rõ một số vấn đề có liên quan đến y đức và y đức người thầy thuốc tại các bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội. - Phân tích thực trạng y đức người thầy thuốc tại một số bệnh viện công rtrên địa bàn Hà Nội hiện nay: ưu điểm, hạn chế, các vấn đề đặt ra. - Bước đầu đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao y đức người thầy thuốc ở bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: y đức người thầy thuốc ở một số bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu: + Chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu, khảo sát thực trạng y đức thầy thuốc trên một vài bệnh viện được lựa chọn. + Thời gian: từ những năm 2000 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận của đề tài - Cơ sở lý luận: Hệ thống các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng ta về đạo đức cách mạng, y đức người thầy thuốc. - Phương pháp luận của đề tài: Trên nền tảng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, lịch sử và lôgic; Ngoài ra đề tài sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu có tính chất chuyên ngành như: phương pháp chọn mẫu, phương pháp nghiên cứu định lượng (Điều tra bằng bảng hỏi), phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp xử lý thông tin... 9 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa lý luận: đóng góp một phần vào quá trình nhận thức và hoạt động giáo dục đào tạo y đức của người thầy thuốc. - Ý nghĩa thực tiễn: có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu những vấn đề có liên quan, trong giảng dạy. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm 3 phần: mở đầu, nội dung, kết luận. Nội dung chính gồm 2 chương, 4 tiết. Ngoài ra, luận văn còn có phần mục lục, tài liệu tham khảo, hệ thống các bảng biểu, phụ lục. 10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Báo Lao động, Số ra ngày 24/08/2002, 202. 2. Bộ Y tế (2008), Quyết định về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học, chủ biên. 3. Bộ Y tế (2012), Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2012-2020, chủ biên. 4. Bộ Y tế (2012), Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở, chủ biên. 5. C.Mác-Ph. Ăngghen (1994), Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 6. Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam (2002), Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 truy cập ngày, tại trang web www.chinhphhu.vn. 7. Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam (2008), Báo cáo của Chính phủ số 65/BC-CP ngày 05/05/20008 về Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về công tác xã hội hóa chăm sóc sức khỏe nhân dân, trình bày tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII, chủ biên. 8. Cổng thông tin chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, truy cập ngày, tại trang web www.chinhphu.vn. 9. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1991), Hải Thượng Y Tông Tâm lĩnh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 10. Hồ Chí Minh (1948), Thư gửi Hội nghị quân y, Báo cứu quốc, Báo cứu quốc, Số 6 11. Hồ Chí Minh (1995), "Hồ Chí Minh toàn tập", Tập 7, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 12. Hồ Chí Minh (1995), "Hồ Chính Minh toàn tập", tập 5, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nọi. 11 13. Hội Điều dưỡng Việt Nam (2012), Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên, ban hành kèm quyết định số 20/QĐ-HĐD ngày 10/9/2012, chủ biên. 14. Hữu Ngọc, Dương Phú Hiệp, Lê Hữu Tầng, (1987), Từ điển triết học giản yếu, Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 15. Lê Thị Vũ Huyền (2011), Định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên trường Đại học Y Hà Nội, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 16. Lê Thu Hòa (2013), Nghiên cứu thực trạng dạy – học môn Đạo đức y học trong đào tạo bác sĩ tại các trường Đại học Y và đánh giá kết quả can thiệp thử nghiệm, trường Đại học Y Hà Nội. 17. Lê Trần Đức (1983), Ngư tiều Y thuật vấn đáp, Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 18. Mai Khánh Linh, Trần Thị Thanh Hương, Lê Minh Giang, (2011), "Công bằng trong chăm sóc sức khỏe-nhìn nhận từ người sử dụng dịch vụ y tế", Tạp chí Y học Thực hành, tr. 128 - 132. 19. Nguyễn Chí Mỳ (2006), Giáo trình Đạo đức học, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội. 20. Nguyễn Hữu Vui (2007), Lịch sử triết học, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 21. Phạm Mạnh Hùng (2002), "Y đức vấn đề nâng cao y đức", Tạp chí Cộng Sản. số 7, tr. 31-34. 22. Phạm Phương Thảo (1999), Tìm hiểu định hướng giá trị trị nghề thầy thuốc của sinh viên Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 23. Phạm Thị Minh Đức (2009), Nghiên cứu thực trạng nhận thức và thực hành y đức của bác sĩ ở ba tuyến bệnh viện huyện, tỉnh và trung ương, Đề tài cấp Bộ, Bộ Y tế. 24. Quang Đạm (1999), Nho giáo xưa và nay, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. 12 25. Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức) (1991), Nhà xuất bản Pháp lý, Hà Nội. 26. Telesevkaia.N.I.Gogibko, M.E. (1986), Đạo đức Y học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 27. Trần Hậu Kiêm (2007), "Tập bài giảng lịch sử đạo đức học", tr. 13. 28. Trần Thị Thanh Hương, Lê Minh Giang (2010), Phương thức chi trả cho bác sĩ và y nghiệp: thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách, Báo cáo tại Hội thảo quốc tế về kinh tế y tế lần thứ 1, chủ biên, tổ chức tại Hà Nội tháng 12/2012. 29. Trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Vol. số 1, Viện ngôn ngữ học. 30. Trường Đại học Y Hà Nội (2011), Đạo đức Y học, Nhà xuất bản Y học. 31. Trường Đại học Y Hà Nội (2011), Thái độ, thực hành của bác sĩ lâm sàng ở ba thành phố Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh. 32. Viện chiến lược và chính sách y tế - Bộ Y tế (2010), Báo cáo nghiên cứu Đánh giá việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của một số trạm y tế xã khu vực miền núi. 33. Viện Chiến lược và Chính sách y tế - Bộ Y tế (2010), Nghiên cứu thực trạng quá tải, dưới tải của hệ thống bệnh viện các tuyến và đề xuất giải pháp khắc phục. 34. Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (1989), Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, chủ biên, tr. 38. 35. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2009), Luật khám, chữa bệnh, Luật số 40/2009/QH12, chủ biên, tr. 13. 36. Tổng cục thống kê Việt Nam, truy cập ngày, tại trang web www.gso.gov.vn. 13 II. Tài liệu tiếng Anh 37. (CIOMS), Council for International Organization of Medical Sciences (2002), International Ethical Guidelines for Biomedical Research invloving Human Subiects, chủ biên, Geneva. Switzeland, tr. 50. 38. Beauchamp L.T., Childress F.J. (2009), Principles of Biomedical Ethics, Oxford University Press, 300. 39. Borgstrom E, CohnS, Barclays (2010), "“Medical Professionalism” Conflicting values for tomorrow doctors", J. Gen Intern Med University of Cambridge, tr. 25. 40. Bourdieu P (1986), The form of capital in Handbook of theory and research for the sociology of education, New York Greenwood Press. 41. Brennan A, Rothman D.et al (2006), "Health industry Practices that create conflicts of Interest: a Policy Proposal for Academic Medical Centers", JAMA. 295, tr. 429-433. 42. Coleman, James S. (1988), "Social capital in the creation of human capital", The American Journal of Sociology 94(s95). 43. David J. Rothman; Walter J. McDonald; Carol D. Berkowitz; et al (2009), "Professional Medical Associations and Their Conflict of Interest Relationships With Industry: A Proposal for Controlling", JAMA. 301(13), tr. 1367-1372 44. Dennis F. Thompson (1993), "Understanding Financial Conflict of Interest", The New England Journal of Medicine. 329, tr. 573-576. 45. General Assembly of the United Nation (1948), “The Universal Declaration of Human Rights”, chủ biên, United Nation. 46. General Assembly of United Nations (1982), Principle of Medical Ethics, United Nations. 14 47. General Medical Council (2006), Good Medical Practice, , Vol. 3th General Medical Council publication, 48. 48. Hartung P.J et al (2005), "“The Physician values in practice scale: Cóntruction and initial validation”", Journal of Vocation behavior. 67, tr. 309-320. 49. Kassirer J (2004), On the Take: How Medicine’s Complicity With Big Business Can Endanger Your Health, Oxford University Press, New York. 50. Moynihan R, Cassels A. (2005), Selling Sickness: How drug companies are turning us all into patients, Sydney, Allen & Unwin. 51. Nuremberg code (1949), "Regulations and Ethical Guideline. Reprinted from Trials of War Criminals before the Nuremberg Military Tribunals under Control Council Law", Washington D.C, U.S. Government Printing Office. 2(10). 52. Putnam, Robert D. (1998), "The prosperious community: Social capital and Public Life", The American Prosperious. 4. 53. Relman AS (1980), "The new medical – industrial complex", N Engl Jmed 303, tr. 9633-970. 54. Rolan M, Rao SR, Sibbald B, et al (2011), "Professional values and reported behaviours of doctors in the USA and UK: quantitative survey", BMJ Quality and Safety. 55. United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (UNESCO) (2005), Universal Declaration on Bioethics anh Human Rights. 56. World Medical Association (2008), Declaration of Helsinki, Ethical principles for Medical Research Involving Human Subject, Adopted by the 18th WMA General Assembly, chủ biên, Helsinki, Finland. 57. Wynia MK (2009), "The risks of rewards in health care: How pay for performance could Threaten, or Bolster, Medical Professionalism", J Gen Intern Med 24(7), tr. 884-887. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan