Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xung đột kịch trong vở chèo cổ quan âm thị kính (2017)...

Tài liệu Xung đột kịch trong vở chèo cổ quan âm thị kính (2017)

.PDF
50
288
126

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== NGUYỄN THỊ THÙY TRANG XUNG ĐỘT KỊCH TRONG VỞ CHÈO CỔ QUAN ÂM THỊ KÍNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lí luận văn học HÀ NỘI - 2017 LỜI CẢM ƠN Trƣớc hết, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo của khoa Ngữ Văn, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, đã hết sức nhiệt tình trong quá trình giảng dạy giúp tôi có những kiến thức quý giá phục vụ trực tiếp cho quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Kiều Anh, ngƣời đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận, từ việc định hƣớng, lựa chọn đề tài đến việc xây dựng đề cƣơng và triển khai khóa luận. Cô đã có những góp ý cụ thể và luôn luôn động viên để tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Đề tài của tôi chắc hẳn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý chân thành của thầy cô cùng các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2017 Sinh viên Nguyễn Thị Thùy Trang LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp “Xung đột kịch trong Vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính” đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của TS. Nguyễn Thị Kiều Anh. Tôi xin cam đoan rằng: Các số liệu và tài liệu sử dụng trong khóa luận là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2017 Sinh viên Nguyễn Thị Thùy Trang MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2 3. Mục đích nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5 6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 5 7. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 6 8. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 6 CHƢƠNG I: LÝ LUẬN VỀ XUNG ĐỘT KỊCH VÀ CƠ SỞ XUNG ĐỘT KỊCH TRONG VỞ CHÈO CỔ QUAN ÂM THỊ KÍNH .................................... 7 1.1. Khái niệm kịch ........................................................................................... 7 1.2. Xung đột kịch ............................................................................................. 9 1.3. Cơ sở xung đột kịch trong vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính ..................... 12 CHƢƠNG II: LOẠI HÌNH XUNG ĐỘT KỊCH VÀ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG XUNG ĐỘT KỊCH TRONG VỞ CHÈO CỔ QUAN ÂM THỊ KÍNH ......................................................................................................................... 15 2.1. Loại hình xung đột kịch ........................................................................... 15 2.1.1. Xung đột cá nhân .................................................................................. 16 2.1.2. Xung đột xã hội ..................................................................................... 21 2.2. Nghệ thuật xây dựng xung đột kịch ......................................................... 27 2.2.1. Trong ngôn ngữ của nhân vật................................................................ 28 2.2.2. Trong hành động của nhân vật .............................................................. 34 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chèo là một loại kịch hát dân gian truyền thống của ngƣời Việt chủ yếu thịnh hành ở các tỉnh miền Bắc, từ Nghệ An, Hà Tĩnh trở ra, trung tâm là vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đây là loại hình nghệ thuật tổng hợp các yếu tố dân ca, dân vũ và các loại hình nghệ thuật dân gian khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nó là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phƣơng tiện giao lƣu với công chúng, và có thể đƣợc biểu diễn ngẫu hứng. Sân khấu chèo dân gian đơn giản, những danh từ chèo sân đình, chiếu chèo cũng phát khởi từ đó. Đặc điểm nghệ thuật của chèo bao gồm yếu tố kịch tính, kỹ thuật tự sự, phƣơng pháp biểu hiện tính cách nhân vật, tính chất ƣớc lệ và cách điệu. Ngôn ngữ chèo có những đoạn sử dụng những câu thơ chữ Hán, điển cố, hoặc những câu ca dao với khuôn mẫu lục bát rất tự do, phóng khoáng về câu chữ. Tuy chèo không có cấu trúc cố định năm hồi một kịch nhƣ trong sân khấu châu Âu mà các nghệ sỹ tham gia diễn chèo thƣờng ứng diễn. Song, mỗi vở chèo đều có đan xen xung đột kịch vào trong tác phẩm. Trong chèo, xung đột kịch không đƣợc nổi bật và chú trọng nhƣ trong thể loại kịch nhƣng đây vẫn đƣợc xem nhƣ một đặc điểm không thể thiếu của chèo. Với Quan Âm Thị Kính - một vở chèo nổi tiếng của Việt Nam, từ trƣớc tới nay đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu đƣợc đề cập tới. Tuy nhiên, các công trình đó chủ yếu mới chỉ đi sâu vào tìm hiểu tƣ tƣởng Phật giáo, hay hệ thống nhân vật trong tác phẩm chứ chƣa chú trọng đến vấn đề xung đột. Vì vậy, chọn đề tài: “Xung đột kịch trong Vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính”, chúng tôi mong muốn góp thêm vào công trình nghiên cứu tác phẩm chèo cổ Quan Âm Thị Kính khẳng định sự phong phú về đặc trƣng thể loại cũng nhƣ góp phần nâng cao giá trị của tác phẩm. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Ở Việt Nam, tích truyện Quan Âm Thị Kính đƣợc lƣu truyền trong dân gian từ lâu qua một số loại nghệ thuật dân gian nhƣ: hát chèo, cải lƣơng, kịch, truyện thơ và truyện văn xuôi. Vở chèo Quan Âm Thị Kính ra đời trƣớc, sau đó mới tới truyện thơ rồi chuyển thể qua kịch ảnh. Truyện thơ Quan Âm Thị Kính từ lâu vẫn đƣợc xem là một tác phẩm khuyết danh vì chƣa rõ thời gian cũng nhƣ tác giả. Tuy nhiên, qua một số công trình nghiên cứu và dựa vào các cuốn gia phả còn đƣợc gìn giữ, hiện có hai giả thiết khác nhau về vấn đề tác giả của Quan Âm Thị Kính nhƣ sau: Theo nhà nghiên cứu Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm (1902-1977), tác giả của truyện thơ này là Nguyễn Cấp, một nhà văn sống vào nửa đầu thế kỉ XIX. Theo gia phả họ Đỗ ở Bắc Ninh do Dƣơng Xuân Thự cung cấp, thì truyện thơ Quan Âm Thị Kính do Đỗ Trọng Dƣ (1786-1868) sáng tác. Đề cập về vấn đề tác giả của tác phẩm này, GS. Nguyễn Huệ Chi có ý kiến nhƣ sau: “Chƣa rõ hai giả thuyết trên, thuyết nào gần chân lý hơn. Cũng có thể cả hai ngƣời, Nguyễn Cấp và Đỗ Trọng Dƣ đều có liên quan đến việc cho ra đời tác phẩm Quan Âm Thị Kính… Tuy nhiên có phần chắc Đỗ Trọng Dƣ là ngƣời soạn sau, vì bản in sớm nhất truyện thơ Quan Âm Thị Kính hiện còn là vào năm Tự Đức 21 (1868).”[13] Nhƣ vậy, cho đến nay, vấn đề xuất xứ, nguồn gốc cũng nhƣ tác giả cụ thể của Quan Âm Thị Kính vẫn còn là những nghi vấn văn học chƣa đƣợc sáng tỏ và vẫn còn là vấn đề đáng quan tâm của các nhà nghiên cứu. Ngoài việc vẫn còn nhiều sự tranh cãi trong việc nghiên cứu nguồn gốc của tác phẩm, thì vấn đề tƣ tƣởng, nhân văn cũng đƣợc các nhà nghiên cứu chú trọng. Năm 2004, GS. Nguyễn Huệ Chi trong cuốn Từ điển văn học (bộ mới), đƣa ra những nhận định cơ bản về tác giả Quan Âm Thị Kính: Nhân vật Thị Kính từ lâu đã trở thành một điển hình sắc sảo cho số phận của ngƣời 2 phụ nữ trong xã hội cũ, nơi tập trung chồng chất mọi nỗi bất công, oan nghiệt. Và thông qua cuộc đời Thị Kính, bức tranh ngang trái đầy mâu thuẫn của xã hội phong kiến thời tác giả sống, hiện lên thật rõ nét... Thêm vào đó, “bút pháp viết truyện của tác giả thật già dặn, lời thơ nhiều chỗ điêu luyện, chải chuốt (châm biếm hóm hỉnh, nhƣ khi nói về Thị Mầu; dồi dào cảm xúc nhƣ khi nói về cái chết của Thị Kính) nên càng tăng sức phổ biến của tác phẩm (câu thành ngữ "Oan nhƣ Thị Kính" quen thuộc của ngƣời Việt đã chứng tỏ sức sống của câu chuyện)... Tuy nhiên, triết lý "nhẫn nhục" cũng đã làm cho truyện thiếu đi một sức phản kháng cần thiết”[16]. Hay trong vấn đề tƣ tƣởng, tôn giáo theo GS. Thanh Lãng: Tƣ tƣởng trong Quan Âm Thị Kính là tƣ tƣởng Phật giáo. Đời là một bể khổ mà mỗi ngƣời là một con thuyền vô trạo, một cánh bèo trôi dạt ở bến mê. Đời Thị Kính là một thí dụ. Đời buồn là thế, chúng sinh muốn hết khổ thì phải tìm đến con đƣờng tu hành. Do vậy, luân lý của truyện có thể tóm lại ở câu: Nhân sinh thành Phật dễ đâu, Tu thân, cứu khổ, rồi sau mới thành. Cũng cùng nghiên cứu về đạo Phật, theo GS. Phạm Thế Ngũ: Quan Âm Thị Kính chính là một lời cảnh báo cho những ngƣời chọn con đƣờng thanh nhàn khi đi tìm tới đạo Phật. Để đắc đạo, ngƣời ta không những phải chỉ chịu khổ hạnh, mà còn phải chịu những oan ức bất công nữa... Nhƣ Thị Kính, oan uổng đến vậy mà không hề oán trách trời và số phận, chỉ lấy từ tâm mà chiến thắng cảnh ngộ... Chữ rằng nhẫn nhục nhiệm hòa, Nhẫn điều khó nhẫn mới là chân tu. Năm 2012, trong tạp chí Văn hóa Phật giáo số 18 tác giả Thích Huệ Thiện có bài Quan Âm Thị Kính và cách nghĩ của người Việt về người phụ nữ Việt đã nêu rõ quan điểm trong cách nhìn nhận về ngƣời phụ nữ trong xã 3 hội xƣa, tuy ngƣời phụ nữ ấy chịu nhiều bất hạnh và bi kịch trong cuộc đời nhƣng ở họ vẫn toát lên những phẩm chất và nhân cách cao đẹp, đó là sự nhẫn nhục, chịu đựng trong mọi hoàn cảnh và tình huống éo le, ngang trái. Năm 2015, trong tạp chí Từ điển học và bách khoa thư Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Việt Hằng có bài Hệ thống ngôn từ diễn tả nội dung Phật giáo trong tác phẩm Quan Âm Thị Kính. Bài viết đã thống kê, giải nghĩa hệ thống ngôn từ Phật giáo và nêu lên ý nghĩa của hệ thống ngôn từ thể hiện nội dung Phật giáo trong tác phẩm. Trong bài viết có đoạn “Quan Âm Thị Kính là một tác phẩm tôn giáo kể về Phật Quan Âm Thị Kính, song bằng tài năng của mình tác giả đã tạo nên một tác phẩm đầy xúc động về số phận đau khổ, oan khuất của ngƣời phụ nữ. Có lẽ vì vậy mà cái đích tôn giáo đã mờ đi so với việc diễn tả về thân phận con ngƣời, tuy thế, nội dung câu chuyện Thị Kính đắc đạo thành Phật cùng với những quan niệm cơ bản của Đạo phật vẫn hiện lên rõ rệt qua hệ thống ngôn từ chuyên biệt cũng nhƣ hệ thống ngôn từ ngoài Phật giáo trong tác phẩm”[13]. Ngoài các công trình nghiên cứu và lời nhận định trên, còn có những đầu sách nghiên cứu cụ thể về tác phẩm nhƣ: Dƣơng Quảng Hàm, Việt Nam thi văn hợp tuyển (mục “Quan Âm Thị Kính”), trung tâm học liệu xuất bản, bản in lần thứ 9, Sài Gòn, 1968; Thanh Lãng, Bảng lược đồ văn học Việt Nam (Quyển Thƣợng), Nhà xuất bản Trình bày, Sài Gòn, không ghi năm xuất bản; Phạm Thế Ngũ, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (Quyển Trung, đề mục "Truyện Quan Âm Thị Kính"), Quốc học tùng thƣ, Sài Gòn, không ghi năm xuất bản; Trịnh Vân Thanh, Thành ngữ điển tích danh nhân từ điển (Quyển Hạ), mục từ “Thị Kính". Nhà xuất bản Hồn thiêng, Sài Gòn, 1967. Nhƣ vậy, tác phẩm Quan Âm Thị Kính đã có nhiều hƣớng nghiên cứu khác nhau với nhiều quan điểm của các tác giả, cũng nhƣ những vấn đề chủ 4 đạo của tác phẩm. Tất cả những công trình nghiên cứu trên sẽ là những cơ sở quan trọng và cần thiết cho quá trình nghiên cứu của chúng tôi trong việc đi sâu khai thác vấn đề xung đột trong vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính. 3. Mục đích nghiên cứu vấn đề Mục đích nghiên cứu của đề tài là mong muốn tìm hiểu, khám phá một số loại hình xung đột trong vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính, cũng nhƣ chỉ ra những phƣơng thức giải quyết và nghệ thuật xây dựng xung đột kịch. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các yếu tố tác động, chi phối và hình thành xung đột kịch. - Khẳng định, vị trí và những đóng góp của Quan Âm Thị Kính đối với sự phát triển của nghệ thuật sân khấu kịch Việt Nam. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu những xung đột trong vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính. - Phạm vi nghiên cứu: Thực hiện đề tài này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trong phạm vi tác phẩm Quan Âm Thị Kính từ văn bản kịch bản cho tới vở diễn trên sân khấu. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp thống kê - Phƣơng pháp phân tích - Phƣơng pháp so sánh - Phƣơng pháp loại hình - Phƣơng pháp tổng hợp hệ thống hóa 5 7. Đóng góp của khóa luận Khóa luận là công trình nghiên cứu một cách hệ thống những xung đột kịch trong vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính, nhằm khẳng định những thành công trong việc xây dựng nghệ thuật xung đột kịch của tác phẩm. Những kết quả nghiên cứu có thể đƣợc sử dụng trong giảng dạy, học tập bộ môn Lý luận văn học và Văn học Việt Nam. 8. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm hai chƣơng: Chƣơng 1: Lý luận về xung đột kịch và cơ sở xung đột kịch trong vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính Chƣơng 2: Loại hình xung đột kịch và nghệ thuật xây dựng xung đột kịch trong vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính 6 CHƢƠNG I: LÝ LUẬN VỀ XUNG ĐỘT KỊCH VÀ CƠ SỞ XUNG ĐỘT KỊCH TRONG VỞ CHÈO CỔ QUAN ÂM THỊ KÍNH 1.1. Khái niệm kịch Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” [1;167,168,169] thuật ngữ kịch đƣợc dùng theo hai cấp độ. Ở cấp độ loại hình, kịch là một trong ba phƣơng thức cơ bản của văn học (kịch, tự sự, trữ tình). Kịch vừa thuộc sân khấu, vừa thuộc văn học. Nó vừa để diễn là chủ yếu lại vừa để đọc vì kịch bản chính là phƣơng diện văn học của kịch, song nói đến kịch là phải nói đến sự biểu diễn trên sân khấu của diễn viên bằng hành động, cử chỉ, điệu bộ và bằng lời nói (riêng kịch câm thì không diễn tả bằng lời). Kịch đƣợc xây dựng trên cơ sở những mâu thuẫn lịch sử, xã hội hoặc những xung đột muôn thuở mang tính toàn nhân loại (nhƣ giữa thiện và ác, cao cả và thấp hèn, ƣớc mơ và hiện thực...). Những xung đột ấy đƣợc thể hiện bằng một cốt truyện có cấu trúc chặt chẽ qua hành động của các nhân vật và theo những quy tắc nhất định của nghệ thuật kịch. Trong kịch thƣờng chứa đựng nhiều kịch tính, tức là những căng thẳng do tình huống tạo ra đối với nhân vật. Phần lớn kịch đƣợc xây dựng trên hành động bên ngoài dƣới những diễn biến của chúng và theo những nguyên tắc có sự đấu tranh chống lại của các nhân vật. Tuy nhiên cũng có những hành động bên trong, qua đó nhân vật chủ yếu là suy ngẫm và sự chịu đựng một tình huống xung đột bên trong hết sức căng thẳng. Trong kịch, những lời phát biểu của các nhân vật (trong đối thoại hoặc độc thoại) nói lên hành động, ý chí và sự tự khám phá tích cực của họ có một ý nghĩa quyết định. Còn những lời trần thuật (câu chuyện kể của nhân vật về những điều đã qua, sự thông báo của ngƣời dẫn truyện, những lời chỉ dẫn của 7 tác giả trong kịch bản) chỉ đóng vai trò thứ yếu và nhiều khi không cần đến. Về mặt kết cấu, vở kịch thƣờng chia thành nhiều hồi, cảnh, nhằm tạo ra sự trùng khớp giữa thời gian, địa điểm và hành động kịch đồng thời làm cho cái đƣợc trình diễn mang màu sắc xác thực của đời sống. Qua các thế kỷ khác nhau, mối quan hệ giữa 3 yếu tố: thời gian, địa điểm, hành động trong kết cấu của kịch không ngừng thay đổi tùy theo quan niệm của ngƣời sáng tạo và quy mô, tầm vóc của những sự kiện, biến cố đƣợc phản ánh. Trên cấp độ loại hình, kịch gồm nhiều thể loại: bi kịch, hài kịch, chính kịch, cùng nhiều tiểu loại và biến thể khác nhau. Ở cấp độ thể loại, thuật ngữ kịch đƣợc dùng để chỉ một thể loại văn học - sân khấu có vị trí tƣơng đƣơng với bi kịch và hài kịch. Với ý nghĩa này, kịch cũng gọi là chính kịch (hoặc kịch drama). Cũng giống nhƣ hài kịch, kịch tái hiện cuộc sống riêng của con ngƣời bình thƣờng nhƣng mục đích chính không phải là cƣời nhạo, chế giễu thói hƣ tật xấu, mà là mô tả cá nhân trong các mối quan hệ chứa đựng kịch tính đối với xã hội. Và cũng giống nhƣ bi kịch, kịch tái hiện những mâu thuẫn gay gắt, song những xung đột của nó không căng thẳng đến tột độ, không mang tính chất vĩnh hằng và về nguyên tắc có thể giải quyết đƣợc ổn thỏa, còn các tính cách của kịch thì không có gì đặc biệt, phi thƣờng. Kịch hình thành nhƣ một thể loại vào nửa sau thế kỉ XVIII qua sáng tác của các nhà Khai sáng ở Pháp và Đức nhƣ Đi-đơ-rô (1713 – 1784), Bô-mácse (1732 – 1799). G.E.Lect-xing (1729 – 1781)… nó hƣớng về những lợi ích tinh thần đạo đức, về lý tƣởng của các lực lƣợng dân chủ tiến bộ đƣơng thời. Trong quá trình phát triển của kịch, tính kịch bên trong của nó ngày càng cô đọng, dồn nén hơn. Nó cũng tiếp nhận những thủ pháp nghệ thuật, những phƣơng tiện biểu đạt của các thể loại văn học sân khấu khác nhƣ bi hài kịch, kịch hề… để tăng thêm sức hấp dẫn và tác động nghệ thuật của nó đối với 8 công chúng. Ở Việt Nam, kịch ra đời vào cuối những năm 20 của thế kỉ XX, với những sáng tác nhƣ: Chén thuốc độc của Vũ Đình Long, Kim tiền của Vi Huyền Đắc… Từ sau cách mạng tháng Tám, kịch ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn học - sân khấu và xã hội ở nƣớc ta. 1.2. Xung đột kịch Xung đột là “Sự đối lập, sự mâu thuẫn đƣợc dung nhƣ một nguyên tắc để xây dựng các mối quan hệ tƣơng tác giữa các hình tƣợng của tác phẩm nghệ thuật”[4;358]. Thực tế chứng minh mọi tác phẩm văn học dù là tự sự hay trữ tình đều phải chứa đựng trong đó những mâu thuẫn, xung đột. nếu nhƣ ở thơ, đặc trƣng đầu tiên đƣợc coi là cơ sở, là yếu tố cảm xúc, tâm trạng chủ quan; với tiểu thuyết là sự mô tả mang tính khách quan về đời sống xã hội và con ngƣời thì riêng với kịch là xung đột, kịch bắt đầu từ xung đột. Pha-đêép đã cho rằng “xung đột là cơ sở của kịch” nó là biểu hiện tập trung nhất, là cơ sở cho mọi sáng tạo nghệ thuật. Căn cứ vào lịch sử phát triển của nghệ thuật sân khấu xung đột kịch đƣợc hiểu theo hai nghĩa rộng, hẹp khác nhau: Hiểu theo nghĩa hẹp, xung đột trong tác phẩm kịch là sự phát triển cao nhất sự mâu thuẫn của hai hay nhiều lực lƣợng tƣơng đối độc lập thông qua một sự kiện hay một diễn biến tâm lí cụ thể đƣợc thể hiện trong mỗi màn kịch có thể có rất nhiều loại xung đột khác nhau. Có xung đột biểu hiện qua sự đấu tranh nội tâm của nhân vật, có xung đột là sự đấu trí căng thẳng và lí lẽ để thuyết phục đối phƣơng giữa hai lực lƣợng. Do tính chất sân khấu quy định cho nên trong khi phản ánh hiện thực tác giả kịch bản buộc phải bƣớc vào những mâu thuẫn trong cuộc sống đã phát triển đến chỗ xung đột đòi hỏi phải đƣợc giải quyết bằng cách này hay cách khác. Hiểu theo nghĩa rộng, xung đột cần phản ánh những mâu thuẫn cơ bản của xã hội và thời đại, nói cách khác là luôn mang tính lịch sử cụ thể, ở 9 những thời đại khác nhau có những xung đột khác nhau. Ở thời cổ đại đó là những xung đột giữa thế giới quan thần linh, từ định mệnh với khát vọng làm chủ thiên nhiên, làm chủ bản thân của mỗi con ngƣời nhƣ trong vở Prômêtê bị xiềng (Ex-khin)… Trong xã hội nô lệ thì đó là xung đột giữa những ngƣời nô lệ muốn đấu tranh giành lại tự do với bọn chủ nô, còn trong xã hội phong kiến đó là xung đột giữa một bên uy quyền của vua chúa, quan lại với ngƣời dân bị áp bức và đòi đƣợc giải phóng. Trong thời kì hiện đại, những xung đột thƣờng xoay quanh những vấn đề cách mạng - phản cách mạng, cái thiện - cái ác, cái mới - cái cũ, cái tốt - cái xấu… Xung đột do tính chất sân khấu quy định đồng thời xung đột làm cho kịch có tính sân khấu, sức hấp dẫn của một vở kịch là ở chỗ nhà văn phải phát hiện, nêu ra và giải quyết các xung đột lớn nhỏ trong vở kịch. Các yếu tố khác của vở kịch phải góp phần tô đậm xung đột và dẫn đến một kết cục sâu sắc, gần gũi với những vấn đề của cuộc sống, bởi vậy nói tới kịch mà bỏ qua yếu tố xung đột là một thiếu sót lớn. Trong kịch, xung đột “Chi phối trực tiếp đến cấu trúc tác phẩm, đến nhịp độ dồn dập khác thƣờng của cốt truyện, xung đột là động lực thúc đẩy của hành động kịch nhằm xác lập lên những mối quan hệ giữa các nhân vật vốn đƣợc coi là kết thúc tất yếu của tác phẩm kịch, thiếu xung đột, tác phẩm sẽ mất đi đặc trƣng đầu tiên của thể loại, sẽ trở thành vô nghĩa hay chỉ có thể là vở kịch tồi”[2;202]. Vì vậy ngƣời nghệ sĩ phải có sự nghiên cứu công phu, kĩ lƣỡng, sự tìm tòi và phát hiện hiện thực. Đồng thời phải có một cảm quan tinh nhanh, một sự nhạy bén trong nắm bắt các hiện tƣợng đời sống để xây dựng đƣợc những xung đột mang ý nghĩa điển hình. Quan điểm triết học Mác - Lê nin về quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập đã cho rằng: Đối lập là sự khái quát những mặt, những thuộc tính, những khuynh hƣớng trái ngƣợc nhau trong chỉnh thể làm nên sự vật, hiện tƣợng. Đối lập thƣờng tạo ra mâu thuẫn nhƣng không phải bất kì mặt 10 đối lập nào cũng tạo nên mâu thuẫn. Mâu thuẫn trong kịch nên hiểu: “Là một khái niệm nghệ thuật thuộc về con ngƣời, là nói tới những cuộc đấu tranh về chính trị, về lí tƣởng, về thẩm mĩ, về tƣ tƣởng, về đạo đức, những xung khắc có ý nghĩa trọng đại về mặt xã hội mâu thuẫn kịch đâu phải là sự tƣơng phản của một vài cảm xúc nhỏ nhặt, rải rác trong một câu chuyện êm dịu cuối chiều. Mâu thuẫn kịch không phải là sự khác biệt”[1;87]. Mâu thuẫn trong kịch phải đảm bảo đƣợc yêu cầu cơ bản về tính chân thực và ý nghĩa xã hội sâu sắc. Giữa xung đột và mâu thuẫn có mối quan hệ qua lại với nhau. Tuy nhiên, chỉ đến một giai đoạn nhất định, khi mâu thuẫn đạt tới một mức độ sâu sắc mới dẫn đến xung đột và lúc đó chúng mới tới địa hạt chân chính của tính kịch. Mỗi tác phẩm kịch thƣờng đƣợc triển khai trên cơ sở một cốt truyện giàu xung đột. Chính ở đây bộc lộ rõ nhất sự khác biệt, va chạm đối lập giữa các khuynh hƣớng tƣ tƣởng, các cảnh ngộ và các tính cách với tƣ cách là sự phản ánh cái mâu thuẫn có tính chất xã hội và thời đại, đồng thời là sự tái hiện, biểu hiện cuộc sống trong hình thái mâu thuẫn. Tính xung đột đƣợc coi là đặc trƣng cốt tử của kịch trong bốn đặc trƣng bao gồm: xung đột kịch, hành động kịch, nhân vật kịch, ngôn ngữ kịch. Xung đột đƣợc coi là hình thức phản ánh thực tại khách quan thông qua các mâu thuẫn xã hội đƣợc khái quát hóa từ các cuộc đấu tranh của nhân vật trong cuộc sống nhằm bộc lộ ý đồ, tƣ tƣởng, dụng ý nghệ thuật của tác giả. Xung đột còn là trung tâm nội dung của kịch, có tác động làm bùng nổ các hành động của các nhân vật tạo ra sự vận động của các sự kiện và tính cách nhân vật. Mọi hành động kịch đều bắt nguồn từ cuộc đấu tranh chủ yếu giữa các nhân vật trong kịch, phát triển và kết thúc theo xu thế chung của sự giải quyết. Hình thức biểu hiện của xung đột kịch là hình thức xung đột tính cách của những nhân vật cụ thể có số phận và nội dung rõ rệt trƣớc một vấn đề sự 11 kiện nhất định. Xung đột càng gay gắt càng lộ rõ nét tính quyết liệt của cuộc đấu tranh giữa những khuynh hƣớng, những lực lƣợng xã hội nhất định và bao giờ cũng chứa đựng một tƣ tƣởng, một lí tƣởng thẩm mĩ cụ thể. Xung đột kịch vì thế phải có ý nghĩa xã hội rộng lớn, có tính phổ biến và đặc biệt phải xây dựng trên cơ sở những mâu thuẫn xã hội sâu sắc, chứa đựng những vấn đề nóng bỏng của thời đại thì mới có giá trị nghệ thuật cao. Thông qua xung đột ta có thể thấy đƣợc xu hƣớng hành động, đặc điểm tính cách, đời sống nội tâm của nhân vật. 1.3. Cơ sở xung đột kịch trong vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính Các tác phẩm dân gian chủ yếu khai thác những mâu thuẫn, đối lập chứ chƣa thể coi là xung đột. Những mâu thuẫn về tốt - xấu, thiện - ác xuất hiện phổ biến ở các tác phẩm thuộc các thể loại khác nhau. Ở đó thiếu vắng những xung đột mang tính chất cá nhân mà thiên về xung đột mang tính xã hội, cộng đồng. Cách thức giải quyết những xung đột cũng đơn giản và dễ hiểu. Dù phải trải qua rất nhiều khó khăn gian khổ nhƣng cuối cùng ngƣời tốt cũng đƣợc bênh vực, che chở, ngƣợc lại kẻ xấu bị trừng phạt thích đáng. Luật nhân quả đƣợc khai thác triệt để trong nhiều thể loại, nhất là truyện cổ tích. Từ các tác phẩm dựa trên những câu chuyện dân gian với kết cấu đơn giản nên phƣơng thức giải quyết mâu thuẫn cũng dễ dàng, nhanh hơn nhƣ trong vở Hồn Trương Ba da hàng thịt (Lƣu Quang Vũ): ông Trƣơng Ba chết đi sống lại và yên ổn với thân xác ông hàng thịt đến cuối đời. Mâu thuẫn chỉ nổi lên khi hai ngƣời vợ kiên quyết giành chồng. Chỉ với một phép thử đơn giản: mổ lợn và đánh cờ, Trƣơng Ba lại trở về ngôi nhà và sống cuộc đời yên ấm. Mọi xung đột đều bắt nguồn từ những cơ sở mâu thuẫn. Mâu thuẫn càng lớn thì xung đột càng lớn. Nhƣ trong Hamlet (W. Shakespeare), Hamlet gặp một cảnh ngộ éo le trong gia đình: vua cha vừa chết đƣợc hai tháng thì mẹ chàng, hoàng hậu Gertrude tái giá lấy Claudius, chú ruột của chàng. Hồn 12 ma của vua cha hiện về báo cho chàng biết Claudius là kẻ đã giết mình để chiếm đoạt ngai vàng và Hoàng hậu, và đòi Hamlet phải trả thù. Hamlet từ đó lòng tràn đầy căm phẫn, ghê tởm và chán ghét cuộc đời. Chàng giả điên để che mắt kẻ thù, thực hiện nghĩa vụ. Trong vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính, xung đột kịch không chỉ đơn thuần hiện lên ở cái thiện - cái ác, cái tốt - cái xấu; mà xung đột kịch ở đây xuất phát từ mâu thuẫn giữa con ngƣời với con ngƣời, tiến tới với xã hội. Từ những mâu thuẫn tƣởng chừng rất đỗi bình thƣờng giữa mẹ chồng và con dâu, vậy mà đã tạo nên xung đột - xung đột giữa các chủ thể. Cơ sở xung đột kịch trong vở chèo này không đâu xa lạ, nó bắt nguồn từ chính những mâu thuẫn trong gia đình, giữa Thị Kính và Sùng Bà, rộng hơn nữa là giữa thân phận ngƣời phụ nữ với cả xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Còn gì phi lí hơn khi chỉ lấy dao cắt râu mọc ngƣợc của chồng mà lại mang tiếng giết chồng. Nỗi oan nhƣ khởi nguồn cho những chuỗi ngày tiếp theo của Thị Kính. Từ xung đột này tới xung đột khác. Thị Kính giả trai đi tu, lại mắc mâu thuẫn do Thị Mầu gây ra. Dẫu rằng Thị Kính không đôi co qua lại, song đối với cả xã hội thời ấy, cô cũng luôn là ngƣời mang tội. Đến cuối đời, Thị Kính tự minh oan đƣợc cho mình, nhƣng cũng là lúc “siêu sinh tịnh độ”. Sức sống bất diệt của vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính đã đƣợc thời gian kiểm chứng khi mỗi lần vở chèo đƣợc dựng lại trên sân khấu. Công chúng yêu thích chèo cổ vẫn tìm lại đƣợc những cảm xúc, suy tƣ trăn trở đối với những day dứt, băn khoăn của ông về thực trạng xã hội một thời. Hay nói cách khác, khoảng cách thời gian không làm mất đi sự đồng điệu trong cách cảm nhận của con ngƣời mọi thời đại. Đọng lại sau mỗi vở kịch là dự cảm về tƣơng lai, là sự cảnh báo cho xã hội. Đã hàng bao nhiêu năm trôi qua, mỗi lần tiếp xúc với vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính công chúng vẫn cảm nhận đƣợc nỗi thấm khổ của ngƣời phụ nữ mà tác phẩm truyền tải. Nó vẫn có sức mạnh 13 lay động hàng triệu trái tim con ngƣời. Bởi lẽ, tác phẩm có những giá trị thiết thực và những bài học đắt giá để ngƣời đời học hỏi, tiếp thu và rút ra kinh nghiệm. 14 CHƢƠNG II: LOẠI HÌNH XUNG ĐỘT KỊCH VÀ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG XUNG ĐỘT KỊCH TRONG VỞ CHÈO CỔ QUAN ÂM THỊ KÍNH 2.1. Loại hình xung đột kịch Cũng là việc miêu tả những bức tranh sinh hoạt của đời sống xã hội, nhƣng không giống với thơ ca, tiểu thuyết, không gian và thời gian của một tác phẩm kịch bị giới hạn, không có thì giờ rông dài để mạn đàm, giải thích, luận bàn. Trong kịch hiện thực bị dồn nén, cốt truyện phải có tính kịch. Nhà phê bình văn học Bêlinxki đã nhận xét: “Tính kịch đƣợc bộc lộ bằng sự va chạm, xô đẩy giữa những tƣ tƣởng có khuynh hƣớng chống đối và thù địch nhau”[11]. “Nếu hai ngƣời tranh cãi nhau về một vấn đề gì đó thì ở đây không có kịch và cũng không có yếu tố kịch, nhƣng khi ngƣời ta cãi nhau mà ngƣời này muốn trội hơn ngƣời kia cố sức đánh vào mặt nào đó của tính cách, đánh vào những điểm yếu rồi thông qua đó mà biểu lộ các tính cách trong cuộc cãi nhau làm cho có quan hệ mới đối với nhau, thế thì đây đã là kịch rồi”[11]. Tính kịch bộc lộ qua những xung đột, mang sắc thái thẩm mỹ khác với những xung đột thơ và tiểu thuyết. Đó là tính tập trung cao độ của xung đột kịch, sự chi phối trực tiếp đến cấu trúc tác phẩm, đến nhịp độ vận động khác thƣờng của cốt truyện, xung đột là động lực thúc đẩy phát triển của hành động kịch, nhằm xác lập nên những mối quan hệ mới giữa các nhân vật vốn đƣợc coi là kết thúc tất yếu của tác phẩm kịch. Thiếu xung đột, tác phẩm sẽ mất đi đặc trƣng cơ bản của thể loại và không thể là một kịch bản văn học. Để khám phá đƣợc vấn đề thuộc về bản chất của đời sống xã hội, ngƣời viết kịch phải tạo đƣợc những xung đột mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. 15 Hiện thực là sự vận động đa chiều của các phạm trù thẩm mỹ (cái đẹpcái xấu; cái cao cả- cái thấp hèn; cái thiện – cái ác; cái tiến bộ – cái lạc hậu). Xung đột kịch thƣờng nằm ở thời điểm cao trào của sự vận động ấy. Từ những mâu thuẫn tồn tại trong lòng hiện thực, ngƣời viết kịch bản phải tiến hành quá trình chọn lọc, tổng hợp, sáng tạo nên những xung đột vừa mang tính chất khái quát, vừa mang tính điển hình hoá. Xung đột kịch có thể đƣợc biểu thị bằng mối xung đột giữa tính cách và hoàn cảnh, giữa tính cách với tính cách hay trong bản thân một tính cách. Tất cả đều phải đạt đến tính chân thực và điển hình. Thiếu ý nghĩa điển hình, kịch bản văn học chỉ là sự mô phỏng những mâu thuẫn vụn vặt, tầm thƣờng của cuộc sống, thiếu ý nghĩa chân thực, kịch bản văn học chỉ là sự giả tạo, là những dòng lý thuyết suông. Qua khảo sát vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính, chúng tôi tạm phân chia xung đột trong tác phẩm thành hai kiểu xung đột chính là xung đột cá nhân và xung đột xã hội. 2.1.1. Xung đột cá nhân Trong các vở kịch hoặc vở chèo thƣờng phân chia ra hai tuyến nhân vật, điển hình nhất vẫn là nhân vật thiện và nhân vật ác. Giữa các nhân vật sẽ có các đặc điểm khác nhau từ ngoại hình, tính cách, cho tới cách cƣ xử cũng nhƣ lối sống. Từ sự khác nhau giữa hai tuyến nhân vật có thể tạo ra các xung đột mang tính tự nhiên và có phần gay gắt. Khi xung đột giữa cá nhân với cá nhân xảy ra thì sẽ là lúc nhân vật đạt tới ngƣỡng cùng cực. Nhân vật ác sẽ ác lên đỉnh điểm còn nhân vật thiện sẽ bị vùi dập cho tới tận cùng. Trong kịch nói Việt Nam, vở kịch Tôi và chúng ta đã tái hiện cuộc cách mạng tƣ tƣởng của con ngƣời Việt Nam thế kỉ XX. Nó phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt để thay đổi cách tổ chức, phƣơng thức hoạt động sản xuất của các nhà máy xí nghiệp. Cụ thể là xí nghiệp Thắng Lợi đã xuất hiện hai nhóm 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan