Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xúc tiến xuất khẩu của sở công thương tỉnh hải dương đến năm 2020 (tt)...

Tài liệu Xúc tiến xuất khẩu của sở công thương tỉnh hải dương đến năm 2020 (tt)

.PDF
9
104
109

Mô tả:

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 Chƣơng 1: LÝ LUẬN VỀ XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU CỦA TỈNH HẢI DƢƠNG ...................................... Error! Bookmark not defined. 1.1. Tổng quan về xúc tiến xuất khẩu .......... Error! Bookmark not defined. 1.1.1. Khái niệm xúc tiến xuất khẩu ............ Error! Bookmark not defined. 1.1.2. Vai trò của xúc tiến xuất khẩu........... Error! Bookmark not defined. 1.1.3. Các hình thức xúc tiến xuất khẩu ...... Error! Bookmark not defined. 1.1.4. Các tổ chức xúc tiến xuất khẩu ......... Error! Bookmark not defined. 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xúc tiến xuất khẩu của một tổ chức ......................................................... Error! Bookmark not defined. 1.2. Nội dung hoạt động xúc tiến xuất khẩu của một tổ chức xúc tiến cấp tỉnhError! Bookm 1.2.1. Nghiên cứu nhu cầu về xúc tiến xuất khẩu của các doanh nghiệpError! Bookm 1.2.2. Xây dựng chương trình, kế hoạch xúc tiến xuất khẩuError! Bookmark not defi 1.2.3. Lựa chọn hình thức xúc tiến xuất khẩuError! Bookmark not defined. 1.2.4. Triển khai thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩuError! Bookmark not de 1.2.5. Kiểm tra, đánh giá hiệu quả chương trình xúc tiến xuất khẩuError! Bookmark 1.3. Sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu của tỉnh Hải Dương ............................................... Error! Bookmark not defined. Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU CỦA SỞ CÔNG THƢƠNG HẢI DƢƠNG GIAI ĐOẠN 2003 – 2010Error! Bookmark n 2.1. Giới thiệu khái quát về Sở Công Thương Hải Dương và thực trạng xuất khẩu của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2003 - 2010Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương Hải DươngError! Bookma 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Xúc tiến thương mại - Sở Công Thương Hải Dương............................ Error! Bookmark not defined. 2.1.3. Khái quát thực trạng xuất khẩu của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2003 – 2010 ................................................. Error! Bookmark not defined. 2.2. Các nhân tố tác động đến hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Sở Công Thương Hải Dương giai đoạn 2003 – 2010 . Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Nhân tố khách quan ........................... Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Nhân tố chủ quan .............................. Error! Bookmark not defined. 2.3. Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Sở Công Thương Hải Dương giai đoạn 2003 – 2010 ...................... Error! Bookmark not defined. 2.3.1. Nghiên cứu nhu cầu về xúc tiến xuất khẩu của các doanh nghiệpError! Bookm 2.3.2. Xây dựng chương trình xúc tiến xuất khẩuError! Bookmark not defined. 2.3.3. Lựa chọn hình thức xúc tiến xuất khẩuError! Bookmark not defined. 2.3.4. Triển khai thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩuError! Bookmark not de 2.3.5. Kiểm tra, đánh giá hiệu quả chương trình xúc tiến xuất khẩuError! Bookmark 2.4. Đánh giá thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Sở Công Thương Hải Dương giai đoạn 2003 – 2010 . Error! Bookmark not defined. 2.4.1. Những ưu điểm trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Sở Công Thương Hải Dương ..................................... Error! Bookmark not defined. 2.4.2. Những tồn tại trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Sở Công Thương Hải Dương ..................................... Error! Bookmark not defined. 2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại ........ Error! Bookmark not defined. Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÚC TIẾN XUẤT KHẨU CỦA SỞ CÔNG THƢƠNG TỈNH HẢI DƢƠNG ĐẾN NĂM 2020 ....................................................... Error! Bookmark not defined. 3.1. Phương hướng, mục tiêu xuất khẩu của tỉnh Hải Dương đến năm 2020Error! Bookm 3.1.1. Những nhân tố tác động đến khả năng xuất khẩu của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 – 2020..................... Error! Bookmark not defined. 3.1.2. Phương hướng, mục tiêu xuất khẩu của tỉnh Hải Dương đến năm 2020Error! Bookm 3.2. Mục tiêu và kế hoạch thực hiện hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Sở Công Thương Hải Dương đến năm 2020 ..... Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Tham gia hội chợ, triển lãm quốc tế . Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Tổ chức các đoàn nghiên cứu, khảo sát thị trường nước ngoài, gặp gỡ giao thương ..................................... Error! Bookmark not defined. 3.2.3. Tổ chức hội nghị, hội thảo về chủ đề xúc tiến xuất khẩuError! Bookmark not d 3.2.4. Hỗ trợ thông tin về thị trường, sản phẩm cho doanh nghiệpError! Bookmark n 3.2.5. Đào tạo, tập huấn kỹ năng, cách thức tiếp cận thị trường nước ngoài cho doanh nghiệp .............................. Error! Bookmark not defined. 3.3. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Sở Công Thương Hải Dương đến năm 2020 ..... Error! Bookmark not defined. 3.3.1. Tiếp tục thực hiện các hình thức xúc tiến xuất khẩu truyền thống, đẩy mạnh áp dụng các hình thức xúc tiến xuất khẩu mớiError! Bookmark not 3.3.2. Tăng cường phối kết hợp với các cơ quan có liên quan và giữa các bộ phận, đơn vị trong Sở với nhau ....... Error! Bookmark not defined. 3.3.3. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xúc tiến xuất khẩuError! Bookmar 3.3.4. Tăng cường các hoạt động marketing, giới thiệu, quảng bá về các hoạt động xúc tiến xuất khẩu ................ Error! Bookmark not defined. 3.3.5. Tăng cường bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực thực hiện công tác xúc tiến xuất khẩu ......................... Error! Bookmark not defined. 3.3.6. Xây dựng chiến lược để đảm bảo nguồn tài chính bền vững cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu....................... Error! Bookmark not defined. 3.3.7. Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp để tham gia một cách hiệu quả vào hoạt động xúc tiến xuất khẩu ......... Error! Bookmark not defined. 3.3.8. Thiết kế các chương trình xúc tiến chuyên ngành đối với từng mặt hàng, từng thị trường ........................... Error! Bookmark not defined. 3.4. Một số kiến nghị .................................... Error! Bookmark not defined. 3.4.1. Kiến nghị đối với Nhà nước .............. Error! Bookmark not defined. 3.4.2. Kiến nghị đối với UBND tỉnh Hải DươngError! Bookmark not defined. 3.4.3. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp ..... Error! Bookmark not defined. 3.4.4. Kiến nghị đối với các hiệp hội ngành nghềError! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ............................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............. Error! Bookmark not defined. PHỤ LỤC .................................................................. Error! Bookmark not defined. TÓM TẮT LUẬN VĂN Luận văn với tên đề tài “Xúc tiến xuất khẩu của Sở Công Thương tỉnh Hải Dương đến năm 2020” là kết quả nghiên cứu độc lập của tác giả. Qua kết quả nghiên cứu về xúc tiến xuất khẩu cũng như thực tiễn hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Sở Công Thương tỉnh Hải Dương, trong luận văn tác giả đã nêu được một số vấn đề sau đây: Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động xúc tiến xuất khẩu của một tổ chức. Cụ thể Một là, tác giả làm rõ khái niệm xúc tiến xuất khẩu; vai trò của xúc tiến xuất khẩu đối với tổng thể nền kinh tế vĩ mô và đối với doanh nghiệp; các hình thức xúc tiến xuất khẩu ở tầm vĩ mô và vi mô; các tổ chức thực hiện việc xúc tiến xuất khẩu; và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xúc tiến xuất khẩu của một tổ chức. Hai là, tác giả đã trình bày rõ nội dung hoạt động xúc tiến xuất khẩu của một tổ chức xúc tiến cấp tỉnh. Cụ thể gồm các bước: nghiên cứu nhu cầu về xúc tiến xuất khẩu của các doanh nghiệp; xây dựng chương trình, kế hoạch xúc tiến xuất khẩu; lựa chọn hình thức xúc tiến xuất khẩu; triển khai thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu; kiểm tra, đánh giá hiệu quả chương trình xúc tiến xuất khẩu. Ba là, tác giả nêu được sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Sở Công Thương tỉnh Hải Dương. Hải Dương là một tỉnh có tiềm lực xuất khẩu lớn; tuy nhiên, trong những năm qua, tiềm lực đó chưa được khai thác và phát huy một cách có hiệu quả. Hoạt động xúc tiến xuất khẩu đóng góp một vai trò quan trọng trong việc khai thác và phát huy đó, song cho tới nay, Hải Dương vẫn chưa xây dựng được một chiến lược lâu dài đối với hoạt động này. Vì thế, hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Sở Công Thương Hải Dương mới chỉ có những đóng góp khiêm tốn vào việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Chưa kể hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Sở vẫn còn nhiều bất cập. Thứ hai, tác giả đã giới thiệu khái quát về Sở Công Thương tỉnh Hải Dương và sơ lược về thực trạng xuất khẩu của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2003 – 2010. Tác giả cũng đã đề cập tới các nhân tố cụ thể ảnh hưởng tới hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Sở trong giai đoạn này; trình bày thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Sở Công Thương Hải Dương giai đoạn 2003 – 2010 để có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá về ưu, nhược điểm của hoạt động. Một là, tác giả đã nghiên cứu lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương Hải Dương; chức năng, nhiệm vụ của Sở, đặc biệt nhấn mạnh vào chức năng thực hiện hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Trung tâm xúc tiến thương mại – đơn vị trực thuộc Sở. Bên cạnh đó, luận văn cũng trình bày khái quát thực trạng xuất khẩu của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2003 – 2010; những ảnh hưởng của hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Sở đến xuất khẩu của tỉnh giai đoạn này. Hai là, tác giả đã đi sâu phân tích các nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Sở Công Thương Hải Dương giai đoạn 2003 – 2010; trong đó chỉ rõ các nhân tố đó đã tạo điều kiện thuận lợi hay gây khó khăn đối với hoạt động xúc tiến. Ba là, tác giả đã nghiên cứu thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Sở Công Thương Hải Dương cụ thể theo 5 nội dung: nghiên cứu nhu cầu của các doanh nghiệp; xây dựng chương trình xúc tiến xuất khẩu; lựa chọn hình thức xúc tiến xuất khẩu; triển khai thực hiện các họat động xúc tiến xuất khẩu và kiểm tra, đánh giá hiệu quả chương trình xúc tiến xuất khẩu. Trên cơ sở các số liệu thống kê và kết quả của quá trình điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi kết hợp phỏng vấn, tác giả đã chỉ ra được thực trạng của toàn bộ hoạt động này trong giai đoạn từ khi Trung tâm Xúc tiến thương mại được thành lập tới năm 2010. Bốn là, thông qua nghiên cứu, phân tích kết quả thực tế, tác giả đã đưa ra đánh giá về những ưu điểm, tồn tại trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Sở Công Thương Hải Dương giai đoạn 2003 – 2010; đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại đó. Những ưu điểm được kể tới cụ thể là: hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Sở đã cung cấp một dịch vụ công cho các doanh nghiệp trong tỉnh; chất lượng các hoạt động xúc tiến xuất khẩu do Sở cung cấp ngày càng được nâng cao; Sở đã chú trọng triển khai nhiều hình thức xúc tiến; Sở đã xây dựng được mối quan hệ với nhiều cơ quan, tổ chức xúc tiến trong và ngoài nước;… Bên cạnh đó, họat động xúc tiến xuất khẩu của Sở thời gian qua cũng còn một số tồn tại sau: việc triển khai các hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Sở vẫn còn nhiều yếu kém, chất lượng thực hiện công việc chưa cao; hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Sở hàng năm có sự gia tăng về số lượng song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp; hoạt động xúc tiến xuất khẩu chưa thực sự phát huy hết vai trò chủ động;… Sở dĩ hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Sở thời gian qua còn một số tồn tại kể trên là do xuất phát từ hai nhóm nguyên nhân: Về phía nguyên nhân chủ quan: chưa có sự đổi mới trong các hình thức xúc tiến xuất khẩu truyền thống cho phù hợp với tình hình thực tế; xây dựng kế hoạch chưa chặt chẽ, chưa có cơ chế phân công phối hợp hợp lý; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xúc tiến xuất khẩu còn hạn chế; chưa thực hiện tốt việc xã hội hóa hoạt động xúc tiến xuất khẩu; sự thiếu hụt, yếu kém của nguồn nhân lực và chưa xây dựng được một chiến lược tài chính hợp lý để bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho hoạt động. Nguyên nhân khách quan được chia thành 3 nhóm nhỏ: nguyên nhân xuất phát từ phía Nhà nước (chưa có cơ chế rõ ràng để phân định hai chức năng quản lý Nhà nước về xúc tiến thương mại và trực tiếp thực hiện chức năng xúc tiến thương mại; nguồn lực dành cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu bị hạn chế); nguyên nhân xuất phát từ phía tỉnh (chưa xây dựng được một chiến lược xúc tiến xuất khẩu dài hạn; chưa có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện và đào tạo bài bản cho đội ngũ cán bộ, nhân viên thực hiện họat động xúc tiến xuất khẩu; chưa có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xúc tiến xuất khẩu một cách rõ ràng); nguyên nhân xuất phát từ phía các doanh nghiệp, hiệp hội (năng lực cạnh tranh quốc tế và năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp trong tỉnh còn thấp; việc đánh giá kết quả hoạt động xúc tiến xuất khẩu gặp trở ngại từ phía các doanh nghiệp; mối liên kết giữa các doanh nghiệp, hiệp hội trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu kém chặt chẽ). Thứ ba, tác giả đã giới thiệu phương hướng, mục tiêu và kế hoạch cụ thể thực hiện hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Sở Công Thương tỉnh Hải Dương đến năm 2020; đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Sở và trình bày một số kiến nghị đối với Nhà nước, với Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương và với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề trong tỉnh. Mục tiêu và kế hoạch thực hiện hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Sở được giới thiệu và lượng hóa chi tiết theo từng hình thức xúc tiến. Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Sở tới năm 2020 được tác giả đề xuất cụ thể như sau: Tiếp tục thực hiện các hình thức xúc tiến xuất khẩu truyền thống, đẩy mạnh áp dụng các hình thức xúc tiến xuất khẩu mới. Các hình thức xúc tiến xuất khẩu truyền thống đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận, cần phải tiếp tục phát huy và hoàn thiện thêm. Sở cũng cần phải đầu tư cho việc nghiên cứu và áp dụng những hình thức xúc tiến mới, hiện đại cho phù hợp với tình hình thực tế và trình độ phát triển của nền kinh tế thế giới. Tăng cường phối kết hợp với các cơ quan có liên quan và giữa các bộ phận, đơn vị trong Sở với nhau nhằm hạn chế tối đa sự trùng lắp, chuyên môn hóa trong phân công công việc, đồng thời phát huy sức mạnh, sức sáng tạo của tập thể. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xúc tiến xuất khẩu nhằm tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ. Để làm tốt việc này, cần tăng cường trao đổi thông tin với các tổ chức xúc tiến thương mại khu vực và quốc tế; đồng thời, triển khai các chiến dịch quy mô lớn để quảng bá hình ảnh sản phẩm và doanh nghiệp của tỉnh. Thực hiện xã hội hóa hoạt động xúc tiến xuất khẩu bằng cách tăng cường các hoạt động marketing, giới thiệu, quảng bá cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu để đông đảo doanh nghiệp, cá nhân trong tỉnh được biết. Tích cực bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực thực hiện công tác xúc tiến xuất khẩu. Cần cân đối lại biên chế cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu một cách hợp lý, đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai; chú trọng và ưu tiên đào tạo một cách bài bản cho đội ngũ nhân lực tham gia công tác. Xây dựng chiến lược để đảm bảo nguồn tài chính bền vững cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Cần đầu tư và phát triển các sản phẩm dịch vụ có hàm lượng chất xám cao để cung cấp cho các doanh nghiệp và thu phí. Bên cạnh đó, tích cực kêu gọi sự hỗ trợ từ phía Chính phủ các nước, các tổ chức phi Chính phủ, các đối tác và các nhà tài trợ. Việc tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp (tư vấn về thương hiệu, giúp các doanh nghiệp xây dựng kênh phân phối tại thị trường nước ngoài); thiết kế các chương trình xúc tiến chuyên ngành dành riêng cho từng nhóm sản phẩm, từng thị trường,…cũng là những giải pháp cần thiết để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Sở trong thời gian tới; do vậy tác giả cũng đã đề xuất các nhóm giải pháp này trong luận văn. Luận văn cũng đã đưa ra một số kiến nghị: Kiến nghị đối với Nhà nước: cần phải có cơ chế rõ ràng để phân định hai chức năng quản lý Nhà nước về xúc tiến xuất khẩu và trực tiếp thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu, tạo cơ sở pháp lý vững chắc và thực hiện việc trao quyền cho các tổ chức xúc tiến; tăng cường kinh phí hỗ trợ cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu; có nhiều chính sách ưu tiên hơn nữa đối với các tổ chức xúc tiến thương mại ở địa phương. Kiến nghị đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương: cần xây dựng một chiến lược dài hạn dành cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu; tạo điều kiện và khuyến khích các cán bộ, công chức làm việc trong lĩnh vực xúc tiến xuất khẩu; xây dựng một cơ chế rõ ràng nhằm tạo điều kiện và khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp trong tỉnh. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp: phối hợp chặt chẽ với Sở và với các doanh nghiệp khác trong việc tham gia hoạt động xúc tiến xuất khẩu; chủ động xác định chiến lược, mặt hàng và thị trường xuất khẩu; nâng cao khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế. Kiến nghị đối với các hiệp hội: chuyên nghiệp hoá và nâng cao hiệu quả của hoạt động; tăng cường mối liên hệ giữa các hiệp hội và Sở để hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Sở đạt kết quả cao. Trên đây là một số kết quả nghiên cứu của tác giả trong luận văn. Do trình độ của tác giả còn hạn chế cũng như thời gian nghiên cứu không nhiều nên không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả kính mong nhận được sự tham gia, đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn bè, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn, kết quả nghiên cứu được áp dụng thực tế trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Sở Công Thương tỉnh Hải Dương.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan