Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Xuất nhập khẩu việt nam sau hội nhập wto...

Tài liệu Xuất nhập khẩu việt nam sau hội nhập wto

.PDF
313
188
134

Mô tả:

XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM SAU HỘI NHẬP WTO 2 3 BỘ CÔNG THƯƠNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM SAU HỘI NHẬP WTO (BỘ SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ) NHÀ XUẤT BẢN CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI  2010 4 Mã số:HN04ĐH10 5 LỜI NÓI ĐẦU Ngày 11 tháng 01 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây là một thời điểm rất đáng ghi nhớ của Việt Nam sau 12 năm kiên trì tiếp xúc, đàm phán để gia nhập WTO. Sự kiện này đã đánh dấu một bước tiến mới của Việt Nam trên đường hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Việc trở thành thành viên tổ chức WTO không chỉ mang lại những cơ hội thuận lợi mà cả những thách thức đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Từ đó tới nay đã hơn ba năm, thời gian chưa phải là dài nhưng cũng đủ để nhìn lại, phân tích, suy ngẫm và rút ra bài học cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Với tinh thần đó, Nhà xuất bản Công Thương đã tổ chức biên soạn cuốn “Xuất nhập khẩu Việt Nam sau hội nhập WTO”. Bằng những số liệu mới nhất về kết quả xuất nhập khẩu của Việt Nam trong hơn ba năm qua, chi tiết tới những mặt hàng quan trọng, thị trường và bạn hàng chủ yếu, cuốn sách “Xuất nhập khẩu Việt Nam sau hội nhập WTO” không chỉ đưa ra các số liệu mà còn có những phân tích đánh giá khách quan, logic, khoa học về những ưu, nhược điểm của ngoại thương Việt Nam sau hơn ba năm gia nhập WTO. Đây là cuốn sách duy nhất đến thời điểm này tập hợp đầy đủ số liệu và có những phân tích đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu từ khi gia nhập WTO đến nay. Cuốn sách gồm bốn chương: Chương 1: Tổng quan xuất nhập khẩu Việt Nam thời kỳ mở cửa trước hội nhập WTO 1986-2006. Chương 2: Thực trạng xuất nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam ba năm sau hội nhập WTO. 6 Chương 3: Mặt hàng và thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu ba năm sau hội nhập WTO. Chương 4: Kết quả xuất nhập khẩu với nước bạn lớn, bạn hàng lớn ba năm sau hội nhập WTO Với những nội dung trên, Nhà xuất bản Công Thương hy vọng cuốn sách Xuất nhập khẩu Việt Nam sau hội nhập WTO không chỉ là tài liệu quý đối với các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu kinh tế mà còn rất hữu ích đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu và những độc giả quan tâm. Trong quá trình thực hiện khó tránh khỏi những sơ suất, Nhà xuất bản Công Thương mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để hoàn thiện cuốn sách trong những lần tái bản tiếp theo. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Nhà xuất bản Công Thương Địa chỉ: 46 Ngô Quyền, Hà Nội Điện thoại: 04- 3826 0835 Email: [email protected] NHÀ XUẤT BẢN CÔNG THƯƠNG 7 Chương 1 TỔNG QUAN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM THỜI KỲ MỞ CỬA TRƯỚC HỘI NHẬP WTO (1986 - 2006) Ngày 11 tháng 01 năm 2007 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO - World Trade Organization), mở ra một thời kỳ hội nhập quốc tế mới sâu rộng và toàn diện với nhiều cơ hội để phát triển nền kinh tế nói chung, lĩnh vực ngoại thương (xuất nhập khẩu) nói riêng ở nước ta. Tuy nhiên, trước khi trở thành thành viên chính thức của WTO, xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng đã phát triển mạnh mẽ cả về qui mô thị trường, số lượng mặt hàng cũng như kim ngạch xuất và nhập khẩu trong thời kỳ đổi mới, mở cửa khá dài trước hội nhập WTO từ năm 1986 đến năm 2006. Trong quá trình chuẩn bị ra sân chơi toàn thế giới, thương mại Việt Nam cũng đã từng bước vươn ra tham gia các sân chơi có tính chất khu vực với phạm vi khác nhau, như Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN năm 1995); Diễn đàn kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC năm 1998); bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Mỹ và trở thành quan sát viên của WTO từ năm 1995, ký kết Hiệp định thương mại với 61 nước, trong đó có Mỹ (tháng 7 năm 2000)… đã tạo đà phát triển mạnh mẽ và là những bước đệm quan trọng trước khi chính thức gia nhập WTO. 1.1 QUAN HỆ NGOẠI THƯƠNG PHÁT TRIỂN MẠNH THỜI KỲ MỞ CỬA TRƯỚC HỘI NHẬP WTO Ngoại thương Việt Nam trong một thời kỳ bao cấp khá dài chủ yếu chỉ tập trung quan hệ ở trong phạm vi các nước xã hội chủ nghĩa (khu vực I) mà Liên Xô và các nước Đông Âu có vị trí quan trọng nhất. Nhưng từ khi có đường lối đổi mới phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với đường lối đối ngoại mở cửa, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ kinh tế quốc tế thì hoạt động xuất nhập khẩu 8 nước ta đã chuyển sang một giai đoạn mới, phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu. Từ số nước có quan hệ thương mại với Việt Nam là 40 nước, trong đó 33 nước có quan hệ xuất khẩu và 33 nước có quan hệ nhập khẩu trong năm 1985. Khi thực hiện sự nghiệp đổi mới, mở cửa chuyển nền kinh tế từ cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đánh dấu bằng Nghị quyết của Đại hội lần thứ VI của Đảng vào cuối năm 1986 đã lên 56 nước trong năm 1990, rồi tăng rất nhanh lên 100 nước trong năm 1995, lên 142 nước trong năm 1996. Chỉ sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa thị trường xuất nhập khẩu nước ta đã gấp hơn 3 lần so với năm 1985. Hàng hoá Việt Nam đã xuất khẩu đến 132 nước trên thế giới (tăng gấp hơn 4 lần sau 10 năm đổi mới, mở cửa). Tương tự, thị trường nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam cũng từ 33 nước trong năm 1985 đã lên 110 nước trong năm 1996, sau 10 năm đổi mới, mở cửa hàng hóa của nước ta đã có mặt tại 110 nước khác nhau (gấp hơn 3 lần so với 10 năm trước đó). Có thể thấy, thời điểm khó khăn nhất về thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong những năm đầu đổi mới, mở cửa trước khi chính thức hội nhập WTO là vào năm 1991, khi toàn bộ thị trường truyền thống các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô bị mất đi một cách chóng vánh đã làm cho hoạt động xuất nhập khẩu nước ta rơi vào tình trạng hụt hẫng rất lớn. Tổng mức lưu chuyển ngoại thương từ mức gần 5,2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu hơn 2,4 tỷ USD (bình quân 36,6 USD/người), kim ngạch nhập khẩu gần 2,8 tỷ USD trong năm 1990 đã xuống chỉ còn hơn 4,4 tỷ USD về tổng mức lưu chuyển, trong đó hơn 2 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, bình quân chỉ còn 31,2 USD/người và kim ngạch nhập khẩu chỉ còn hơn 2,3 tỷ USD với các tỷ lệ đã giảm tương ứng so với năm 1990 lần lượt là: -14,2%, -13,2%, -14,9% và -15%. Có thể nói đây là một “cú sốc” rất lớn đối với thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 1991. Sở dĩ chúng ta bị sốc mạnh từ sự kiện các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) Đông Âu và Liên Xô tan rã là do chúng ta đã có một thời gian rất dài lệ thuộc quá lớn vào các thị trường truyền thống này. Tuy nhiên, từ đây cũng cho chúng ta thấy, trong “cái khó lại ló cái khôn” của Việt Nam và nhờ có đường lối đối ngoại đổi mới, mở cửa, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ kinh tế quốc tế đúng đắn của Đảng, nên chỉ trong 9 một thời gian rất ngắn sau khi Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu tan rã chúng ta đã không những chỉ tìm được thị trường xuất nhập khẩu thay thế mà còn mở rộng, phát triển với số lượng thị trường lớn hơn rất nhiều: từ số nước có quan hệ ngoại thương với nước ta là 57 nước, trong đó có 51 nước xuất khẩu, 42 nước nhập khẩu năm 1991 đến năm 1995 đã tăng gần hai lần với 100 nước có quan hệ trong đó 97 nước xuất khẩu, 72 nước nhập khẩu, trong khi đó gần như toàn bộ thị trường truyền thống Đông Âu và Liên Xô đã bị mất. Khu vực thị trường xuất nhập khẩu mà Việt Nam đã tìm được để thay thế cho các thị trường truyền thống Đông Âu và Liên Xô bị mất đi trong giai đoạn 1991 - 1995 chủ yếu là các thị trường trong khu vực Đông Nam Á và Đông Á. Điều đó đã được thể hiện ở sự thay đổi về thị phần kim ngạch xuất nhập khẩu của các khu vực thị trường này, trong khi tỷ trọng của khu vực Đông Âu từ chiếm 58% trong giai đoạn 1986 - 1990 đã xuống chỉ còn 5,4% trong giai đoạn từ 1991 - 1995 thì tỷ trọng của các nước khu vực Đông Nam Á đã từ chiếm 7,4% lên 27%; khu vực Đông Á từ chiếm 12,9% lên 43,2%. Ngoài ra, tỷ trọng của một số khu vực thị trường khác xa hơn cũng đã có những chuyển biến ban đầu khả quan, như tỷ trọng của khu vực thị trường Tây Âu đã từ chiếm 6,6% lên 8,7%; Bắc Âu từ 0,4% lên 1,6%; Nam Âu từ 0,3% lên 0,7%; châu Mỹ từ chiếm 0,6% lên 1,9%; châu Đại Dương, mà chủ yếu là Ôxtrâylia và Niu Dilân từ chiếm 0,3% lên 1,1% cũng trong giai đoạn này. Giai đoạn 5 năm tiếp theo 1996 - 2000, tỷ trọng khu vực thị trường truyền thống Đông Âu tiếp tục thu hẹp và chỉ còn chiếm 2,4%, trong khi khu vực Đông Á vẫn giữ vững là một khu vực thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất nước ta với tỷ trọng chiếm 43,8%; khu vực Đông Nam Á tuy có bị giảm sút, nhưng vẫn là khu vực thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa lớn thứ hai nước ta, với thị phần giai đoạn này là 23,5%. Ngoài hai khu vực thị trường lớn nhất như trên, một số khu vực thị trường khác cũng được mở rộng và phát triển với tốc độ khá nhanh như khu vực Tây Âu từ chiếm 8,7% trong giai đoạn 1991 - 1995 đã lên 11,1% trong 5 năm từ 1996 - 2000; Bắc Âu từ 1,6% lên 3%; Nam Âu từ 0,7% lên 1,7%; thị trường châu Mỹ từ 1,9% lên chiếm 4,4%; châu Đại Dương từ 1,1% lên 3,8%. 10 Giai đoạn trước thềm Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) 2001 - 2006, tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện sự phân chia lại tỷ trọng thị trường, trong khi khu vực các thị trường lớn Đông Á, Đông Nam Á và Tây Âu có dấu hiệu bị co lại thì thị phần thị trường khu vực châu Mỹ mà chủ yếu là Bắc Mỹ và tỷ trọng thị trường châu Đại Dương đã vươn ra chiếm lĩnh khá mạnh mẽ. Bảng 1.1 TỶ TRỌNG MỨC LƯU CHUYỂN NGOẠI THƯƠNG THEO CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC THỊ TRƯỜNG QUA MỘT SỐ GIAI ĐOẠN TRONG THỜI KỲ 1986 - 2006 (%) Giai đoạn 1986 - 1990 Giai đoạn 1991 - 1995 Giai đoạn 1996 - 2000 Giai đoạn 2001 - 2006 Châu Á 20,9 71,5 71,3 65,1 - Đông Nam Á 7,4 27,3 24,9 21,2 - Đông Á 12,9 43,2 43,8 40,8 Châu Âu 65,3 16,5 18,2 16,5 - Đông Âu 58,0 5,4 2,4 2,5 -Tây Âu 6,6 8,7 11,1 8,9 Châu Mỹ 0,6 1,9 4,4 11,6 - Bắc Mỹ 0,1 1,4 3,8 10,3 Châu Đại Dương 0,3 1,1 3,8 4,9 - Ôxtrâylia và Niu Dilân 0,3 1,1 3,7 4,9 Khu vực địa lý Nguồn: Tổng cục Thống kê. 1.2 KẾT QUẢ XUẤT NHẬP KHẨU TĂNG TRƯỞNG CAO TRONG THỜI KỲ MỞ CỬA TRƯỚC HỘI NHẬP WTO 1.2.1 Về tổng mức lưu chuyển ngoại thương sau mở cửa Đường lối đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước ta đã đem lại những kết quả kỳ diệu cho sự phát triển kinh tế nói chung và lĩnh vực xuất nhập khẩu nói riêng ở nước ta trong thời kỳ đổi mới mở cửa trước hội nhập WTO (1986 - 2006). Tổng mức lưu chuyển ngoại thương đến năm 2006, năm trước thềm của thời kỳ hội nhập WTO đã đạt 84,7 tỷ USD gấp gần 30 lần so với năm 1986 là năm bắt đầu có đường lối đổi mới mở cửa 11 và tốc độ tăng trưởng mức lưu chuyển ngoại thương bình quân mỗi năm trong cả thời kỳ này đã đạt 1,5 lần/năm. Tổng mức lưu chuyển ngoại thương từ bình quân 3,9 tỷ USD/năm trong giai đoạn 1986 - 1990 đã lên gần 8 tỷ USD/năm giai đoạn 1991 - 1995, tăng hơn 2 lần so với giai đoạn 1986 - 1990. Nếu như tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 1986 1990 mới chỉ đạt 15,1%/năm thì giai đoạn 1991 - 1995 đã lên bình quân tăng 23,4%/năm. Tổng mức lưu chuyển ngoại thương bình quân giai đoạn 1996 - 2000 đã lên 22,7 tỷ USD/năm, gấp gần 3 lần so với giai đoạn 1991 - 1995, gấp hơn 6 lần so với giai đoạn 1986 - 1990. Đây là những con số kỳ diệu và các tốc độ tăng trưởng ngoạn mục về ngoại thương trong 20 năm đổi mới mở cửa trước hội nhập WTO của Việt Nam. Có thể thấy tốc độ tăng trưởng tổng mức lưu chuyển ngoại thương giai đoạn 1996 - 2000 của thời kỳ 20 năm mở cửa trước hội nhập WTO lại chững lại, chỉ còn tăng 17,9%/năm, thấp hơn khá nhiều so với tốc độ tăng của giai đoạn trước là có nguyên nhân khách quan do tác động khá mạnh từ cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Đông Á đã nổ ra ở đầu giai đoạn này. Tổng mức lưu chuyển ngoại thương giai đoạn trước thềm chính thức hội nhập WTO 2001 - 2006 đã đạt 54,2 tỷ USD/năm, gấp 2,4 lần giai đoạn 1996 - 2000, gấp 6,8 lần giai đoạn 1991 - 1995 và gấp hơn 13,7 lần giai đoạn 1986 - 1990. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm giai đoạn 2001 2006 đạt 19,1%/năm, thấp hơn giai đoạn 1991 - 1995 nhưng đã cao hơn các giai đoạn 1986 - 1990 và giai đoạn 1996 - 2000. Như vậy chính giai đoạn 1991 - 1995 tưởng chừng sẽ là giai đoạn gặp khó khăn nhất cho hoạt động xuất nhập khẩu nước ta (vì khi mới bắt đầu bước vào đầu giai đoạn này toàn bộ thị trường truyền thống Đông Âu và Liên Xô gần như đã bị mất hết) thì lại là giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong thời kỳ đổi mới, mở cửa trước hội nhập WTO của nước ta. Phải chăng chính từ bước hụt hẫng và sốc mạnh năm 1991 đã thúc ép chúng ta phải nhanh chóng đi tìm thị trường thay thế và từ đó một điều kỳ diệu đã đến là chúng ta không những đã nhanh chóng tìm được thị trường 12 xuất nhập khẩu thay thế mà còn mở rộng và đạt tốc độ tăng trưởng ngoạn mục nhất. Hình 1.1 1.2.2 Kim ngạch xuất khẩu thời kỳ mở cửa trước hội nhập WTO Đến năm 2006 trước thềm chính thức hội nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu nước ta đã đạt gần 40 tỷ USD, gấp hơn 35 lần so với năm 1986, năm mở đầu thời kỳ đổi mới mở cửa. Kim ngạch xuất khẩu các năm trong giai đoạn cận kề hội nhập WTO (các năm từ 2001 – 2006) đạt khá cao, bình quân 25,1 tỷ USD/năm, gấp hơn 2,4 lần so với giai đoạn 1996 - 2000, gấp hơn 7,3 lần giai đoạn 1991 - 1995 và gấp gần 10,5 lần giai đoạn 1986 1990 là giai đoạn mở đầu thời kỳ đổi mới, mở cửa thực hiện theo đường lối Đại hội VI của Đảng. Tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001 - 2006 đạt 18,7%/năm; giai đoạn 1996 - 2000 là 22,1%/năm; giai đoạn 1991 - 1995 là 19,3%/năm và giai đoạn 1986 - 1990 đạt 30,8%/năm. Sở dĩ tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 1986 - 1990 đã nhảy vọt cao nhất là do năm 1989 kim ngạch xuất khẩu đã tăng kỷ lục 87,5%. Sự nhảy vọt ngoạn mục kim ngạch xuất khẩu năm 1989 là do năm này nước ta bắt đầu có dầu thô xuất khẩu với khối lượng lớn, hơn 1,5 triệu tấn tương ứng với kim ngạch gần 200 triệu USD. Năm 1989 cũng là năm đầu tiên Việt Nam có khối lượng gạo xuất khẩu lớn nhất 13 từ trước đó, đạt hơn 1,4 triệu tấn tương ứng với kim ngạch 290 triệu USD, gấp hơn 15 lần so với khối lượng 91 nghìn tấn và hơn 10,7 lần so với kim ngạch 27 triệu USD của năm 1988 trước đó. Ngoài ra, trong năm này các mặt hàng thủy sản, may mặc, cà phê, cao su cũng có kim ngạch khá lớn và tốc độ tăng trưởng khá cao so với năm 1988. Hình 1.2 Kim ngạch xuất khẩu tính bình quân đầu người trong thời kỳ đổi mới mở cửa trước hội nhập WTO 1986 - 2006 cũng tăng khá ngoạn mục, từ 12,9 USD/người trong năm mở đầu 1986 đã lên 473,2 USD/người trong năm 2006 gấp 36 lần so với năm 1986. Trong đó tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân đầu người giai đoạn 1986 - 1990 đạt 26,3%/năm, giai đoạn 1991 - 1995 đạt 17,1%/năm, giai đoạn 1996 - 2000 đạt 20,3%/năm và giai đoạn cận kề hội nhập WTO đạt 17,1%/năm. Kết quả kỳ diệu đã đạt được về xuất khẩu của nước ta trong thời kỳ đổi mới mở cửa trước hội nhập WTO là nhờ đường lối đổi mới và phát triển kinh tế Đại hội VI của Đảng đề ra đã nhanh chóng được cụ thể hóa bằng nhiều chính sách kinh tế vĩ mô và vi mô đã trực tiếp và gián tiếp khuyến khích cho xuất khẩu nước ta phát triển. Nếu lấy năm 1989 làm gốc so sánh thì tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 1990 đến năm 2000 của xuất khẩu đã cao gấp 2,6 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Và với kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người tính đến 14 năm 2000 đã đạt 186,6 USD/người thì nước ta đã chính thức được đưa ra khỏi danh sách các nước có nền ngoại thương kém phát triển. 1.2.2.1. Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo SITC thể hiện chất lượng xuất khẩu được cải thiện Cơ cấu xuất khẩu theo danh mục tiêu chuẩn ngoại thương trong 20 năm đổi mới mở cửa trước hội nhập WTO đã có một sự chuyển dịch mạnh, từ thực trạng chủ yếu xuất khẩu hàng thô hay sơ chế đã sang tỷ trọng xuất khẩu hàng chế biến hay tinh chế ngày càng cao. Điều này đã chứng tỏ xuất khẩu của Việt Nam không những chỉ tăng trưởng cao về khối lượng mà chất lượng hàng xuất khẩu cũng đã ngày càng được cải thiện. Cụ thể từ tỷ trọng xuất khẩu hàng thô hay sơ chế giai đoạn 1986 1990 còn chiếm đến 70,2% và hàng chế biến hay tinh chế chỉ chiếm 28,9% thì đến giai đoạn 1996 - 2000 tỷ trọng hàng thô hay sơ chế đã xuống chỉ còn 54,8% và hàng chế biến hay tinh chế đã lên 45,2% và đến giai đoạn trước thềm hội nhập WTO 2001 - 2006 thì tỷ trọng xuất khẩu hàng thô hay sơ chế đã xuống dưới 50%, chỉ còn 48,8% và xuất khẩu hàng chế biến hay tinh chế đã lên 51,1% chính là minh chứng rõ nét về sự chuyển biến về chất của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, mở cửa trước thời kỳ hội nhập sâu rộng và toàn diện với thị trường thế giới theo lộ trình WTO. Hình 1.3 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo SITC 1986 - 2006 15 1.2.2.2 Cơ cấu xuất khẩu theo phân tổ kế hoạch Nhà nước hàng công nghiệp tăng mạnh Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa theo danh mục kế hoạch Nhà nước thời kỳ đổi mới, mở cửa trước hội nhập WTO 1986 - 2006 lại cho chúng ta thấy bức tranh tăng trưởng về chất lượng của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam ở một khía cạnh khác, đó là tỷ trọng hàng công nghiệp đã liên tục tăng lên và chiếm ngày càng lớn, còn tỷ trọng xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản ngày càng giảm rõ rệt. Cụ thể, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp nặng và khoáng sản đã tăng từ tỷ lệ chiếm 8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1986 đã lên 36,2% năm 2006. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp cũng từ chiếm 28,8% năm 1986 đã lên chiếm 41,2% năm 2006. Như vậy là trong cả thời kỳ đổi mới mở cửa trước hội nhập WTO, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp nặng và khoáng sản đã tăng 4,5 lần, còn hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đã chiếm lĩnh thêm 11,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nước ta. Ngược lại, hàng nông sản và nông sản chế biến, mặc dù kim ngạch xuất khẩu vẫn liên tục tăng với tốc độ khá cao, năm 2006 đã gấp 16,8 lần so với năm 1986, nhưng tỷ trọng chiếm trong tổng kim ngạch xuất khẩu vẫn liên tục giảm, từ chiếm 40,4% trong năm 1986 đã xuống chỉ còn 32,6% trong năm 1990, xuống còn 32% trong năm 1995, tiếp tục thu hẹp nhanh và xuống chỉ còn 17,7% trong năm 2000 và xuống chỉ còn 13,4% trong năm 2006. Tính chung cả thời kỳ đổi mới mở cửa trước hội nhập WTO 1986 - 2006 tỷ trọng xuất khẩu hàng nông sản và nông sản chế biến đã bị thu hẹp đến 27% (40,4% - 13,4%). Tuy nhiên, đáng chú ý nhất là tỷ trọng xuất khẩu hàng lâm sản đã giảm đi rất nhanh trong thời kỳ này, cụ thể từ chiếm 9,1% trong năm 1986 đã xuống chỉ còn 5,3% trong năm 1990, giảm xuống chỉ còn 1,1% trong năm 2000 và đến năm 2006 thì chỉ còn 0,7%, mặc dù kim ngạch xuất khẩu lâm sản năm 2006 vẫn tăng gấp 4,2 lần so với năm 1986. Thủy sản là một ngành xuất khẩu mũi nhọn trong những năm qua, tuy nhiên tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản cũng ngày càng bị thu hẹp, mặc dù tốc độ tăng trưởng ngành này trong nhiều năm của thời kỳ này vẫn rất ngoạn mục. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2006 đã tăng đến 31,7 lần so với năm 1986, trong đó bình quân hàng năm giai đoạn 1986 - 1990 đã tăng đến 27,2%/năm, giai đoạn 1991 - 1995 tăng 16 21,9%/năm; giai đoạn 1996 - 2000 tăng 19,9%/năm và giai đoạn gần đây nhất từ 2001 - 2006 vẫn tăng 14,8%/năm. Tuy nhiên, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản vẫn lần lượt bị thu hẹp từ chiếm 13,4% trong năm 1986 đã xuống 12,2% năm 1990, xuống 11,4% năm 1995, rồi xuống 10,2% năm 2000 và xuống chỉ còn 8,4% trong năm 2006, cả thời kỳ 1986 - 2006 thị phần xuất khẩu ngành thủy sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu đã bị thu hẹp 5%. Tính chung tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả ngành công nghiệp (bao gồm cả công nghiệp nặng, công nghiệp khai khoáng, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (TTCN)) chiếm 36,8% trong năm 1986 đã lên 77,4% năm 2006, tức đã tăng gấp hơn 2 lần từ năm 1986 đến năm 2006; ngược lại tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực nông lâm và thủy sản từ chiếm gần 63% trong năm 1986 đã xuống chỉ còn 22,5% năm 2006, đã bị thu hẹp gần 3 lần trong thời kỳ đổi mới mở cửa trước hội nhập WTO. Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa theo cơ cấu kế hoạch Nhà nước qua một số mốc thời gian và giai đoạn quan trọng của thời kỳ đổi mới, mở cửa trước hội nhập WTO như sau: Bảng 1.2 KIM NGẠCH VÀ TỶ TRỌNG XUẤT KHẨU THEO CƠ CẤU KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC 1986 - 2006 Đơn vị: triệu USD, % Hàng CN nặng Hàng CN nhẹ Hàng nông sản và KS và TTCN và NSCB Hàng lâm sản Hàng thủy sản Kim Kim Kim Kim Kim Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng ngạch ngạch ngạch ngạch ngạch 1986 63,4 8,0 227,5 28,8 318,6 40,4 71,6 9,1 106 13,4 BQ 86-90 226 16,1 419 29,8 503 35,7 85 6,0 172 12,2 1991 697 33,4 636 30,5 782 37,5 127 6,1 239 11,5 BQ 91-95 1042 30,4 800 23,3 1111 32,4 126 3,7 430 12,5 1996 2085 28,7 2101 29,0 2160 29,8 212 2,9 697 9,6 BQ 96-00 3252 31,4 3609 34,8 2355 22,7 191 1,8 958 9,2 2001 5247 34,9 5368 35,7 2421 16,1 176 1,2 1816 12,1 2006 14428 36,2 16390 41,2 5352 13,4 298 0,7 3358 8,4 BQ 01-06 8801 35,1 10218 40,7 3449 13,7 217 0,9 2423 9,6 Nguồn: Tổng cục Thống kê. Chú thích: CN - công nghiệp, NSCB - nông sản chế biến, KS - khoáng sản 17 Hình 1.4 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo phân tổ danh mục kế hoạch Nhà nước 1986 - 2006 Các số liệu thống kê nêu trên đã cho thấy rất rõ về tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chung cũng như trong từng ngành hàng từ công nghiệp đến nông lâm nghiệp và thủy sản đều đã liên tục tăng với tốc độ cao trong thời kỳ đổi mới mở cửa trước hộ nhập WTO 1986 - 2006. Đây là sự tăng trưởng xuất khẩu về mặt số lượng rất đáng ghi nhận. Mặt khác, theo kết quả phân tổ theo các danh mục tiêu chuẩn ngoại thương và phân tổ theo cơ cấu kế hoạch Nhà nước lại cho thấy khá rõ nét về chất lượng của xuất khẩu hàng hóa nước ta cũng đã ngày càng nâng cao rất đáng kể trong thời kỳ này. Bởi vì phân tổ theo danh mục tiêu chuẩn ngoại thương thì tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng chế biến và tinh chế đã chiếm ngày càng lớn và tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng thô hay sơ chế đã ngày càng được thu hẹp. Còn phân tổ theo danh mục cơ cấu kế hoạch Nhà nước thì tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp (kể cả công nghiệp nặng, công nghiệp khai khoáng, công nghiệp nhẹ và TTCN) đều chiếm lĩnh ngày càng cao và hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm lĩnh ngày càng thấp. Đây chính là một sự biểu hiện khá rõ nét về kết quả đã đạt được của quá trình thực hiện theo đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ này. 18 1.2.2.3 Nguyên nhân tăng trưởng về số lượng và chất lượng xuất khẩu thời kỳ mở cửa trước hội nhập WTO Kết quả tăng trưởng đã đạt được cả về mặt lượng và chất của hàng hóa xuất khẩu nước ta trong thời kỳ đổi mới mở cửa trước hội nhập WTO 1986 - 2006 như đã nêu là do có một số nguyên nhân quan trọng sau: - Trước hết phải kể đến là do sự phát triển mạnh của các ngành sản xuất là tiền đề quan trọng nhất cho xuất khẩu mà trước hết là sự phát triển của các ngành nông nghiệp, thủy sản và công nghiệp, với mũi nhọn là các ngành: sản xuất lương thực, trồng cây công nghiệp, nuôi trồng, khai thác thủy sản, các ngành công nghiệp khai khoáng, dầu khí, công nghiệp dệt may, da giày, công nghiệp điện tử máy tính, công nghiệp chế biến gỗ… - Thứ hai là môi trường pháp lý cho xuất khẩu đã từng bước được hoàn thiện hơn tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các ngành, các thành phần kinh tế, trong đó có khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài yên tâm đầu tư lâu dài. Sau khi có đường lối đổi mới mở cửa đến năm 1987, Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được thông qua; năm 1990 Luật Công ty ra đời; năm 1991 Qui chế hoạt động của khu chế xuất, khu công nghiệp cũng được ban hành với các điều kiện ưu đãi cho các nhà đầu tư; đến năm 1994 có thêm Luật Đầu tư trong nước và Luật Doanh nghiệp tư nhân, năm 1995 tiếp tục có Luật Doanh nghiệp Nhà nước ra đời… - Thứ ba là các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước đã ngày càng tạo môi trường thông thoáng cho xuất khẩu, trước hết là ở các chính sách tỷ giá, chính sách thuế quan. Năm 1989, Nhà nước đã thực hiện thống nhất tỷ giá hối đoái trên cơ sở giá thị trường thay thế cho việc sử dụng tỷ giá cố định và tỷ giá kết toán nội bộ; đến năm 1997, Nhà nước lại cho phép các ngân hàng thương mại được linh hoạt trong giá mua bán ngoại tệ bằng biện pháp sử dụng biên độ dao động so với tỷ giá chính thức khoảng từ 1% đến 5%, rồi đến 10%. Việc thống nhất tỷ giá bám sát với tỷ giá thị trường đã góp phần kích thích xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ, đem lại lợi ích cho người xuất khẩu, hạn chế những tiêu cực trong kinh doanh. Chính sách thuế xuất nhập khẩu đã được đổi mới, năm 1988 Luật Thuế xuất nhập khẩu được ban hành; thuế suất cho hàng xuất khẩu được giảm dần qua các giai đoạn, riêng 19 mặt hàng gạo đã giảm từ 10% xuống chỉ còn 2% trong năm 1997 và xuống 0% trong năm 1998 nhằm khuyến khích xuất khẩu gạo… - Việc xóa bỏ độc quyền của Nhà nước đối với hoạt động ngoại thương đã tạo điều kiện cho nhiều thành phần kinh tế tham gia xuất nhập khẩu, trong đó có khu vực tư nhân đã làm cho số lượng các đơn vị tham gia xuất nhập khẩu tăng lên rất nhanh; những qui định, thủ tục rườm rà như: các điều kiện về vốn tối thiểu, về giấy phép kinh doanh, giấy phép xuất nhập khẩu, giấy phép vận chuyển… cũng dần được bãi bỏ trong thời kỳ này. - Các chính sách hỗ trợ vốn tín dụng cho người xuất khẩu; thưởng cho các đơn vị có xuất khẩu mặt hàng mới; giao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh và tiêu thụ cho người sản xuất cũng tác động rất lớn đến tăng xuất khẩu. Công tác điều hành xuất nhập khẩu của Chính phủ cũng được thay đổi, hàng năm cơ chế điều hành xuất nhập khẩu đều đã đưa ra được các mục tiêu và các biện pháp lớn, các mặt hàng cần kiểm soát thông qua hạn ngạch, các mặt hàng cấm xuất nhập, hàng hóa chịu quản lý của chuyên ngành… Việc phân bổ hạn ngạch, cho một số mặt hàng chủ lực như gạo, dệt may, giày dép xuất khẩu được cải tiến theo hướng thông báo sớm ngay từ cuối năm trước để các đơn vị xuất khẩu có kế hoạch, chủ động triển khai thực hiện tốt hơn. Quản lý hải quan cũng được cải tiến nhằm tạo thuận lợi cho người xuất khẩu và tiếp cận được với các chuẩn mực quốc tế như áp dụng Hệ thống HS cho biểu thuế hải quan; một số điều khoản của Công ước Kyôtô về đơn giản hóa và hài hòa thủ tục hải quan, cải tiến tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu theo khuyến nghị của Liên hợp quốc. Với việc tham gia AFTA, hải quan đã thực hiện phân luồng trong kiểm tra hàng hóa, áp dụng các thiết bị hiện đại trong quản lý hải quan, giảm thời gian giải phóng hàng hóa đáng kể; để hỗ trợ cho xuất khẩu, kiểm tra hải quan còn được thực hiện ngay tại nơi tập kết hàng, các phiền hà về thủ tục được giảm bớt. - Đẩy mạnh hội nhập quốc tế và khu vực không những đã mở rộng được thị trường xuất khẩu mà còn làm cho chính sách thương mại được tiến hành theo tiến trình minh bạch hóa và nhất quán, nâng cao sức cạnh 20 tranh của sản phẩm thông qua lịch trình giảm thuế, loại bỏ hạn ngạch định lượng theo khuôn khổ CEPT/AFTA cũng như các hiệp định khác và việc thực hiện tiến trình này cũng góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu gia tăng trong thời kỳ này. - Ngoài ra, những biến động thị trường, giá cả thế giới cũng có lợi và góp phần tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nước ta. Đặc biệt, nó đã góp phần làm gia tăng đáng kể kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực như gạo, dầu thô. Cụ thể là sự biến động về thị trường gạo đã có lợi cho xuất khẩu mặt hàng gạo nước ta trong hai năm 1998 và năm 1999 khi một số nước trong khu vực như Inđônêxia, Philippin… gặp khó khăn về sản xuất lương thực. Biến động về tăng giá dầu thô trên thế giới từ cuối năm 1999 và đặc biệt cao vào năm 2000 đã góp phần đáng kể cho kim ngạch xuất khẩu nước ta trong 2 năm này và nhiều năm tiếp theo, vì mặt hàng dầu thô luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn có lúc đã lên đến trên 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nước ta. 1.2.3 Kim ngạch nhập khẩu liên tục tăng cao sau mở cửa trước hội nhập WTO Cùng với sự tăng trưởng chung về kinh tế và xuất, nhập khẩu trong thời kỳ đổi mới, mở cửa trước hội nhập WTO cũng liên tục tăng trưởng với tốc độ cao. Hoạt động nhập khẩu trong thời kỳ này chủ yếu hướng vào các mục tiêu lớn là phục vụ cho chiến lược phát triển xuất khẩu và đáp ứng một số yêu cầu thiết yếu cho sản xuất và tiêu dùng trong nước; cơ cấu nhập đã thay đổi theo hướng tăng nhập khẩu tư liệu sản xuất và giảm nhập khẩu hàng tư liệu tiêu dùng; thị trường nhập khẩu được mở rộng, chất lượng hàng nhập khẩu được nâng cao, góp phần đổi mới trang bị kỹ thuật và công nghệ cho sản xuất, năng cao sức cạnh tranh của hàng sản xuất trong nước. Đến năm 2006, sau 20 năm đổi mới mở cửa và là năm trước thềm hội nhập WTO, kim ngạch nhập khẩu nước ta đã đạt gần 45 tỷ USD, gấp 20,8 lần so với năm 1986, năm mở đầu của sự nghiệp đổi mới; gấp 16 lần so với năm 1990; gấp 18 lần so với bình quân 5 năm từ 1986 - 1990; gấp gần 6 lần so với 1995; gấp 10 lần so với bình quân giai đoạn 1991 - 1995; gấp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan