Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xuất khẩu hàng da giầy việt nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững...

Tài liệu Xuất khẩu hàng da giầy việt nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

.PDF
106
168
68

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ---------***--------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: XUẤT KHẨU HÀNG DA GIẦY VIỆT NAM THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Sinh viên thực hiện : Hoàng Thị Lan Lớp : Nhật 3 Khóa : 45E Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Vũ Huyền Phƣơng Hà Nội, tháng 05 năm 2010 MỤC LỤC MỤC LỤC............................................................................................................... i DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VÀ SƠ ĐỒ ........................................... vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................viii LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU, XUẤT KHẨU HÀNG DA GIẦY VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG .............................................. 3 I. XUẤT KHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU TRONG NỀN KINH TẾ. .......................................................................................................................... 3 1. Khái niệm xuất khẩu .......................................................................................... 3 2. Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế ........................................................... 4 3. Các hình thức xuất khẩu ..................................................................................... 5 II. XUẤT KHẨU HÀNG DA GIẦY VIỆT NAM ............................................... 6 1. Quá trình hình thành và phát triển của ngành da giầy Việt Nam ......................... 6 2. Xuất khẩu hàng da giầy và vai trò của xuất khẩu hàng da giầy trong nền kinh tế 8 III. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG....................... 9 1. Một số khái niệm ............................................................................................... 9 1.1. Tăng trưởng kinh tế ....................................................................................... 10 1.2. Phát triển kinh tế ........................................................................................... 10 1.3. Phát triển bền vững ....................................................................................... 11 2. Nội dung của phát triển bền vững ..................................................................... 13 IV. XUẤT KHẨU BỀN VỮNG........................................................................... 14 1. Khái niệm xuất khẩu bền vững ......................................................................... 14 i 2. Các tiêu chí đánh giá xuất khẩu bền vững ........................................................ 16 2.1. Các tiêu chí đánh giá tính ổn định và chất lượng tăng trưởng xuất khẩu ....... 16 2.2. Các tiêu chí về kinh tế ................................................................................... 17 2.3. Các tiêu chí về xã hội .................................................................................... 17 2.4. Các tiêu chí về môi trường ............................................................................ 18 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DA GIẦY VIỆT NAM THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG..................................... 21 I. TÍNH ỔN ĐỊNH VÀ CHẤT LƢỢNG TĂNG TRƢỞNG XUẤT KHẨU DA GIẦY .................................................................................................................... 21 1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ............................................................. 21 2. Chất lượng tăng trưởng xuất khẩu da giầy ........................................................ 23 2.1. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu da giầy........................................................... 23 2.2. Giá trị gia tăng xuất khẩu.............................................................................. 31 2.3. Sức cạnh tranh và khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ................... 34 II. ĐÓNG GÓP CỦA XUẤT KHẨU DA GIẦY ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ .... 36 1. Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu cả nước .................................................... 36 2. Sự cân đối trong xuất khẩu và nhập khẩu da giầy ............................................. 39 III. TÍNH BỀN VỮNG VỀ XÃ HỘI ................................................................... 41 1. Xuất khẩu da giầy với việc làm và thu nhập ..................................................... 41 2. Xuất khẩu với vấn đề chất lượng và trình độ lao động ...................................... 43 3. Xuất khẩu với việc đáp ứng các tiêu chuẩn xã hội, cải thiện điều kiện làm việc 45 IV. TÍNH BỀN VỮNG VỀ MÔI TRƢỜNG ...................................................... 50 1. Xuất khẩu da giầy với việc duy trì và cải thiện nguồn nguyên liệu cao su, da cho sản xuất ................................................................................................................. 50 ii 2. Thực trạng sử dụng hóa chất độc hại và công tác xử lý phế thải tại các doanh nghiệp trong ngành ................................................................................................ 52 2.1. Hóa chất và phế thải độc hại trong quá trình thuộc da .................................. 52 2.2. Tình hình sử dụng hóa chất và công tác xử lý phế thải trong ngành .............. 53 3. Xuất khẩu và khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường ......................... 55 V. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU DA GIẦY VIỆT NAM THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ................................................. 59 1. Những kết quả đã đạt được............................................................................... 59 2. Những hạn chế ................................................................................................. 60 CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU HÀNG DA GIẦY NHẰM THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ................................................. 64 I. BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƢỚC ẢNH HƢỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU BỀN VỮNG MẶT HÀNG DA GIẦY VIỆT NAM ................................ 64 1. Dự báo xu hướng phát triển thị trường da giầy thế giới đến năm 2020 ............. 64 1.1. Về tình hình tiêu thụ ...................................................................................... 64 1.2. Về xu hướng sản xuất, xuất nhập khẩu .......................................................... 65 2. Định hướng phát triển của ngành da giầy Việt Nam đến năm 2020 .................. 66 2.1. Đối với công nghiệp thuộc da, sản xuất nguyên phụ liệu ............................... 68 2.2. Đối với ngành giầy, đồ da ............................................................................. 69 2.3. Đối với lĩnh vực Khoa học – Công nghệ - Đào tạo ........................................ 69 3. Những mục tiêu và nguyên tắc cơ bản về phát triển bền vững theo chương trình nghị sự 21 của Việt Nam ....................................................................................... 70 3.1. Những mục tiêu cơ bản đối với phát triển bền vững ở Việt Nam .................... 71 3.2. Những nguyên tắc cơ bản đối với phát triển bền vững ở Việt Nam................. 72 II. GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU BỀN VỮNG MẶT HÀNG DA GIẦY VIỆT NAM ..................................................................................................................... 74 iii 1. Giải pháp đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu da giầy cao và ổn định .................... 74 1.1. Đảm bảo đầy đủ, kịp thời nguyên, phụ liệu .................................................... 74 1.2. Tăng cường đầu tư cho hoạt động thiết kế mẫu, đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu ...................................................................................................................... 75 1.3. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thị trường và quảng bá sản phẩm ...................... 76 2. Giải pháp giải quyết hài hòa giữa tăng trưởng xuất khẩu và giải quyết các vấn đề xã hội .................................................................................................................... 77 2.1. Nâng cao năng lực con người ........................................................................ 77 2.2. Cải thiện điều kiện làm việc, vệ sinh an toàn lao động cùng các chế độ hỗ trợ khác ...................................................................................................................... 78 3. Giải pháp đảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng xuất khẩu và giải quyết các vấn đề môi trường............................................................................................................. 79 3.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường .. 79 3.2. Nâng cao năng lực khoa học – công nghệ hiện đại ........................................ 80 3.3. Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các quy trình và công nghệ sản xuất thân thiện môi trường............................................................................................................. 81 3.4. Tăng cường quản lý, kiểm soát và xử lý ô nhiễm............................................ 82 III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM XUẤT KHẨU BỀN VỮNG MẶT HÀNG DA GIẦY VIỆT NAM ......................................................................................... 82 1. Đối với Nhà nước............................................................................................. 82 1.1. Về định hướng phát triển ............................................................................... 82 1.2. Về hệ thống chính sách, pháp luật ................................................................. 83 1.3. Về kết cấu hạ tầng ......................................................................................... 84 1.4. Về vốn đầu tư ................................................................................................ 84 2. Đối với Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam .............................................................. 85 iv 2.1. Về định hướng quy hoạch tổng thể phát triển ngành da giầy theo hướng bền vững ...................................................................................................................... 85 2.2. Về việc tăng mối liên kết giữa các doanh nghiệp ........................................... 85 2.3. Về hoạt động xúc tiến thị trường, quảng bá sản phẩm ................................... 86 3. Đối với các doanh nghiệp trong ngành da giầy Việt Nam ................................. 87 3.1. Về đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu da giầy cao và ổn định............................ 87 3.2. Về đảm bảo các vấn đề xã hội ....................................................................... 87 3.3. Về vấn đề bảo vệ môi trường ......................................................................... 88 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... a v DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VÀ SƠ ĐỒ BẢNG Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu da giầy theo sản phẩm giai đoạn 2002-2009.. 23 Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường chính giai đoạn 2002-2009 ... 25 Bảng 3: Cơ cấu xuất khẩu theo thành phần kinh tế giai đoạn 2002-2009 ...... 29 Bảng 4: Kim ngạch và tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước của hai ngành da giầy và dệt may giai đoạn 2001-2009 .. 36 Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu và việc làm trong ngành da giầy, dệt may ..... 41 Bảng 6: Thành phần mẫu nước thải của hai công ty TNHH Fretrend và Công ty cổ phần giầy da Tây Đô so sánh với tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại A .................................................................................................................. 58 Bảng 7: Dự báo nhu cầu tiêu thụ da giầy trên thế giới đến năm 2020 ........... 65 Bảng 8: Định hướng phát triển ngành da giầy Việt Nam qua các giai đoạn .. 68 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu da giầy Việt Nam giai đoạn 2001-2009 ..... 21 Biểu đồ 2: So sánh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu da giầy của Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 2001-2009 ................................................................. 22 Biểu đồ 3: Tỷ trọng giá trị xuất khẩu theo sản phẩm giai đoạn 2002-2009 ... 24 Biểu đồ 4: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường chính giai đoạn 2002-2009 26 Biểu đồ 5: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo thành phần kinh tế giai đoạn 2002-2009 .................................................................................................... 29 Biểu đồ 6: So sánh giá trị nguyên phụ liệu nhập khẩu và kim ngạch xuất khẩu da giầy Việt Nam ......................................................................................... 31 vi Biểu đồ 7: Thị phần xuất khẩu da giầy của các nước có chi phí thấp ............ 34 Biểu đồ 8: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước của hai ngành da giầy và dệt may giai đoạn 2001-2009 ....................... 37 Biểu đồ 9: Kim ngạch nhập khẩu giầy dép và tổng giá trị tiêu thụ giầy dép cả nước giai đoạn 2005-2009 ............................................................................ 39 Biểu đồ 10: Mức độ tiếp xúc các yếu tố có hại của công nhân ngành da giầy 48 Biểu đồ 11: Mức độ tiếp xúc các yếu tố nguy hiểm của công nhân ngành da giầy .............................................................................................................. 48 Biểu đồ 12: Diện tích và sản lượng cao su của cả nước giai đoạn 2000–2008 ..................................................................................................................... 51 Biểu đồ 13: Mức độ ô nhiễm nhiệt trung bình tại ba khu vực ....................... 57 HÌNH Hình 1: Mô hình phát triển bền vững của Jacob và Saddler (1990) ............... 12 Hình 2: Mô hình phát triển bền vững của Việt Nam ..................................... 13 SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Xuất khẩu bền vững theo ngành, theo mặt hàng ............................. 20 vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Giải nghĩa tiếng Anh Chữ viết tắt AGROINFO The Infomation Agriculture Giải nghĩa tiếng Việt Center and for Trung tâm Thông tin phát Rural triển nông nghiệp nông Development thôn ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động BVMT Bảo vệ môi trường Công ty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn CRS Corporate Social Responsibility Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp DN Doanh nghiệp ĐTNN Đầu tư nước ngoài EC EU FADIN European Commission European Union Fashion Design Institute Ủy ban Châu Âu Liên minh Châu Âu Viện thiết kế thời trang Việt Nam FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FOB Free On Board Giao lên tàu GDP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc dân GSP The Generalized System Preferences IBLF phổ cập International Business Leaders Diễn đàn các chủ doanh Forum IUCN International nghiệp quốc tế Union Conservation of Nature ISO of Hệ thống ưu đãi thuế quan International Organization viii for Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế for Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế Standardization KN KNXK Kim ngạch Kim ngạch xuất khẩu KT-XH Kinh tế - Xã hội MUTRAP Multilateral Trade Assistance Dự án hỗ trợ Thương mại đa biên Project NK Nhập khẩu NIC Newly Industrialized Country Nước công nghiệp mới ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức OSH Occupational health and safety Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động OSHAS Occupational Health and Safety Tiêu chuẩn quản lý an toàn Management Systems và sức khỏe nghề nghiệp PTBV SMENET Phát triển bền vững Small and Medium Enterprise Trung tâm Thông tin hỗ trợ Net doanh nghiệp vừa và nhỏ TCCP Tiêu chuẩn cho phép USD United States Dollar WCED World WTO Đô la Mỹ Commission for Ủy ban thế giới về Môi Environment and Development trường và Phát triển World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới XK Xuất khẩu XKBV Xuất khẩu bền vững ix LỜI MỞ ĐẦU Phát triển bền vững là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, là sự lựa chọn mang tính chiến lược mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải quan tâm. Phát triển kinh tế bền vững đòi hỏi sự phát triển ở tất cả các lĩnh vực, trong đó, thương mại nói chung và xuất khẩu nói riêng là một trong những lĩnh vực quan trọng tạo nên sự bền vững đó. Công nghiệp da giầy – một trong những ngành công nghiệp đầu tiên ở Việt Nam, trong thời gian gần đây đã có những bước phát triển vượt bậc. Hiện nay, Việt Nam được xếp hạng là một trong 10 nước xuất khẩu da giầy hàng đầu trên thế giới. Mặc dù nền kinh tế thế giới có những biến động bất lợi ảnh hưởng không nhỏ tới xuất khẩu của Việt Nam tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu da giầy vẫn giữ tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trên 13%, đạt mức 4.067 tỷ USD (năm 2009) chỉ đứng sau ngành dệt may và dầu khí. Mở rộng xuất khẩu da giầy trong những năm qua đã có những đóng góp quan trọng cho tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước cũng như tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, giải quyết một số vấn đề môi trường. Tuy nhiên, xuất khẩu da giầy của Việt Nam chưa thật sự bền vững. Chất lượng tăng trưởng xuất khẩu còn chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, hoạt động xuất khẩu còn làm nảy sinh một số vấn đề xã hội và môi trường mà hiện tại ngành vẫn chưa khắc phục được. Hơn nữa, từ sau khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới, quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng đã mở ra những cơ hội mới cho tất cả các ngành nói chung và ngành da giầy nói riêng như mở rộng thị trường xuất khẩu, tiếp nhận công nghệ, vốn và học tập kinh nghiệm quản lý… bên cạnh đó cũng đặt các doanh nghiệp vào tình thế cạnh tranh khốc liệt hơn. Áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt cùng với biến động kinh tế thế giới làm cho việc duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao, ổn định mà vẫn đảm bảo tốt các mục tiêu xã hội và môi trường đang là thách thức đối với ngành da giầy Việt Nam. 1 Xuất phát từ tình hình trên, với mục đích tìm hiểu sâu hơn về thực trạng xuất khẩu da giầy trong việc đảm bảo các mục tiêu của phát triển bền vững trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2009; những kết quả đạt được cùng với những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại; trên cơ sở đó đóng góp một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu bền vững mặt hàng da giầy; em đã quyết định chọn đề tài “Xuất khẩu hàng da giầy Việt Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững” làm đề tài khóa luận của mình. Ngoài các trang bìa, mục lục, danh mục bảng, biểu đồ, hình và sơ đồ, danh mục chữ viết tắt, lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận được kết cấu gồm 03 chương như sau: Chương I: Một số vấn đề lý luận về xuất khẩu, xuất khẩu hàng da giầy và phát triển bền vững Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng da giầy Việt Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững Chương III: Giải pháp xuất khẩu hàng da giầy Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững Trong quá trình thực hiện khóa luận, em đã nỗ lực hết sức để có được những thông tin mới nhất, thu thập và phân tích những ý kiến, quan điểm, số liệu..., vận dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau như phân tích định tính và định lượng, tổng hợp, thống kê, so sánh… để hoàn thành đề tài một cách tốt nhất. Tuy nhiên, vì thời gian và kiến thức còn hạn chế, khóa luận không tránh khỏi những khiếm khuyết, em rất mong nhận được những đóng góp, chia sẻ ý kiến, quan điểm từ phía thầy cô và bạn đọc. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô giáo ThS. Vũ Huyền Phương – Giảng viên khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè, những người đã dậy dỗ, giúp đỡ, động viên em trong quá trình hoàn thành khóa luận. 2 CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU, XUẤT KHẨU HÀNG DA GIẦY VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG I. XUẤT KHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU TRONG NỀN KINH TẾ 1. Khái niệm xuất khẩu Ngoại thương là hoạt động kinh tế đã có từ lâu đời và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia. Xét về đặc trưng thì ngoại thương được định nghĩa là việc mua, bán hàng hóa và dịch vụ qua biên giới quốc gia (Nguyễn Hữu Khải và Bùi Xuân Lưu 2007, tr.9). Xuất khẩu (XK) là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương. Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là hoạt động trao đổi và mua bán hàng hóa trong nước. Khi sản xuất phát triển và trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia có lợi, hoạt động này mở rộng phạm vi ra khỏi biên giới quốc gia và các khu vực hải quan. Luật Thương mại của Việt Nam được thông qua tại Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 ngày 14/06/2005 đã đưa ra khái niệm xuất khẩu hàng hóa như sau: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” (điều 28, khoản 1, chương 2, luật Thương mại Việt Nam 2005). Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, khóa luận thống nhất sử dụng khái niệm xuất khẩu trong lý luận thương mại quốc tế như sau: “Trong hoạt động ngoại thương, xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài.” (Nguyễn Hữu Khải và Bùi Xuân Lưu 2007, tr.9). Như vậy, có thể thấy hoạt động xuất khẩu chính là cầu nối giữa cung và cầu hàng hóa và dịch vụ của thị trường trong và ngoài nước về số lượng, chất lượng và thời gian sản xuất. 3 2. Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế Xuất khẩu đã được thừa nhận là một hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện để thúc đẩy nền kinh tế phát triển (Nguyễn Hữu Khải và Bùi Xuân Lưu 2007, tr.379). Vì thế, công tác xuất khẩu phải nhận thức rõ vai trò quan trọng sau đây: Thứ nhất, xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu và tích lũy phát triển sản xuất. Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như: xuất khẩu hàng hóa, đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ… Trong đó xuất khẩu là nguồn vốn quan trọng nhất để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu những tư liệu sản xuất thiết yếu phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa đất nước (Võ Thanh Thu 2005, tr. 418). Xuất khẩu và nhập khẩu có quan hệ mật thiết, vừa là tiền đề, vừa là kết quả của nhau, đẩy mạnh xuất khẩu là để tăng cường nhập khẩu từ đó mở rộng và tăng khả năng sản xuất, xuất khẩu. Thứ hai, xuất khẩu được xem là một yếu tố quan trọng để kích thích tăng trưởng kinh tế. Việc đẩy mạnh xuất khẩu một ngành hàng không chỉ mở rộng quy mô sản xuất của ngành đó mà còn thúc đẩy nhiều ngành nghề mới ra đời do ảnh hưởng lan truyền của hoạt động xuất khẩu đó sinh ra để phục vụ cho xuất khẩu, kết quả là làm tăng tổng sản phẩm xã hội (Võ Thanh Thu 2005, tr.419). Thứ ba, xuất khẩu đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế đặc biệt là cơ cấu ngành kinh tế theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của đất nước (Võ Thanh Thu 2005, tr.420). Thông qua xuất khẩu, nền kinh tế một nước sẽ tham gia trực tiếp vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng… Muốn có chỗ đứng của sản phẩm xuất khẩu trên thị trường thì các ngành kinh tế phục vụ xuất khẩu phải được tổ chức lại, hình thành cơ cấu sản xuất thích nghi được với thị trường dựa trên những lợi thế quốc gia như: tài nguyên, lao động, vốn kỹ thuật, công nghệ… Thứ tư, xuất khẩu có tác động tích cực đến việc nâng cao mức sống của nhân dân. Trước hết, nhờ mở rộng xuất khẩu mà một bộ phận người lao động có công ăn việc làm và có thu nhập. Ngoài ra, xuất khẩu tạo ra nguồn vốn nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một phong phú của 4 nhân dân. Quan trọng hơn, xuất khẩu tác động trực tiếp đến sản xuất làm cho cả quy mô lẫn tốc độ sản xuất tăng lên, các ngành nghề cũ được khôi phục, ngành nghề mới ra đời, sự phân công lao động mới đòi hỏi lao động được sử dụng nhiều hơn, năng suất lao động cao và đời sống nhân dân được cải thiện (Nguyễn Hữu Khải và Bùi Xuân Lưu 2007, tr.382). Thứ năm, đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò thúc đẩy và mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế (Nguyễn Hữu Khải và Bùi Xuân Lưu 2007, tr.383). Là một bộ phận của hoạt động kinh tế đối ngoại, xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các mối quan hệ kinh tế đầu tư, hợp tác trên nhiều lĩnh vực, giao lưu văn hóa… phát triển từ đó nâng cao địa vị và vai trò của một quốc gia trên thị trường quốc tế. Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện quá trình công nghiệp hóa đất nước. 3. Các hình thức xuất khẩu Xuất khẩu xuất hiện từ lâu đời với hình thức cơ bản ban đầu là hoạt động trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia; cùng với thời gian, ngày nay, hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong tất cả các ngành, các lĩnh vực và không chỉ là hàng hóa hữu hình mà cả hàng hóa vô hình dưới các hình thức chủ yếu sau đây: Xuất khẩu trực tiếp là xuất khẩu hàng hoá từ nước người bán (nước xuất khẩu) sang thẳng nước người mua (nước nhập khẩu) không qua nước thứ ba (nước trung gian) (Đặng Thị Loan 2005, tr.435). Thông qua hoạt động xuất khẩu trực tiếp, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ đáp ứng nhanh chóng và phù hợp nhu cầu của khách hàng và qua đó công ty cũng kiểm soát được yếu tố đầu ra của sản phẩm để điều chỉnh yếu tố đầu vào nhằm mang lại lợi ích cao nhất. Xuất khẩu ủy thác là phương thức trong đó đơn vị có hàng xuất khẩu là bên ủy thác giao cho đơn vị xuất khẩu là bên nhận ủy thác tiến hành xuất khẩu một hoặc một số lô hàng nhất định với danh nghĩa của mình (bên nhận ủy thác) nhưng với chi phí của bên ủy thác (Đặng Thị Loan 2005, tr.441). Xuất khẩu ủy thác giúp cho các đơn vị ủy thác tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc nghiên cứu thị trường, giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng nhờ vào việc 5 tận dụng ưu thế có sẵn của đơn vị nhận ủy thác, tuy nhiên hiệu quả kinh doanh không cao, không đảm bảo được tính chủ động trong kinh doanh. Buôn bán đối lưu là phương thức mua bán trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, hai bên trực tiếp trao đổi các hàng hoá hay dịch vụ có giá trị tương đương với nhau (Vũ Hữu Tửu 2007, tr.15). Gia công quốc tế là một hoạt động kinh doanh thương mại trong đó một bên (gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến thành ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công) (Vũ Hữu Tửu 2007, tr.23). Gia công quốc tế ngày nay khá phổ biến trong buôn bán ngoại thương của nhiều nước. Đối với bên đặt gia công, phương thức này giúp họ lợi dụng được giá rẻ về nguyên liệu phụ và nhân công của nước nhận gia công. Mặt khác, đối với bên nhận gia công, đây là phương thức giúp họ giải quyết công ăn việc làm cho người lao động hoặc nhận được thiết bị hay công nghệ về nước mình. II. XUẤT KHẨU HÀNG DA GIẦY VIỆT NAM 1. Quá trình hình thành và phát triển của ngành da giầy Việt Nam Nghề da giầy ở nước ta là một trong những ngành nghề truyền thống, có tổ đình ở khu di tích Đình Phả - Trúc Lâm, số 40 Hàng Hành – Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, là nơi thờ vị danh nhân tiến sỹ Nguyễn Thời Trung, một trong các vị tổ có công sáng lập nghề da giầy Việt Nam từ trên 500 năm nay. Sau đó nghề thủ công này được phổ biến trong cả nước. Năm 1912, Công ty Thuộc da Đông Dương – nhà máy thuộc da đầu tiên ở Đông Dương, do một nhà tư bản Pháp thành lập tại làng Thụy Khuê với sản phẩm chủ yếu là da công nghiệp để sản xuất bao súng, bao đạn, yên ngựa, dây lưng… phục vụ công nghiệp quốc phòng cho thực dân Pháp. Vào khoảng thập kỷ 50 tại Sài Gòn, các chủ tư bản gốc Pháp, Hoa lập ra các nhà máy thuộc da, chế biến đồ da sản xuất giầy, chủ yếu bằng thủ công để phục vụ nhu cầu của quân đội. Da giầy thực sự trở thành ngành kinh tế độc lập vào năm 1987 (Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2005). Tuy nhiên, vào thời điểm này, chỉ có một lượng nhỏ đồ da, giả da, một số sản phẩm giầy dép bảo hộ lao động cấp thấp, giầy vải cấp trung bình được sản xuất tại một vài nhà máy nhỏ, trang thiết bị sơ sài. 6 Sản xuất mang nặng tính thủ công, còn thấp kém về chất lượng và sản phẩm nên chỉ được tiêu dùng nội địa (Nguyễn Hữu Khải 2008). Từ năm 1987 đến trước năm 1992, ngành da giầy Việt Nam chủ yếu thực hiện các hợp đồng gia công mũ giầy cho Liên Xô cũ và các nước Đông Âu. Trong một thời gian dài, hầu hết các máy móc thiết bị của ngành đều lạc hậu, năng lực sản xuất thấp, trình độ của đội ngũ cán bộ, công nhân còn yếu kém, sản phẩm làm ra không phù hợp, thông tin về thị trường nước ngoài hầu như không có hoặc rất mơ hồ. Vậy nên, sau khi khối Liên Xô và các nước Đông Âu biến động, có tới 2/3 số nhà máy phải đóng cửa, gần 12.000 công nhân mất việc làm (Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2005). Từ năm 1993, với lợi thế về giá nhân công và chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài của Chính phủ, Việt Nam đã đón nhận làn sóng di chuyển sản xuất giầy dép từ các nước công nghiệp mới (NIC). Thông qua liên doanh liên kết, ngành đã mạnh dạn đầu tư đổi mới trang thiết bị cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Tính đến đầu năm 1997, toàn ngành đã có 100 doanh nghiệp sản xuất, cả nước đã có một mạng lưới sản xuất da giầy chủ yếu là để xuất khẩu với năng lực sản xuất là 220 triệu đôi (Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2005). Năm 1998, cuộc khủng hoảng tài chính của các nước Châu Á đã tác động sâu sắc tới ngành da giầy Việt Nam, sản xuất bị chững lại, vấp phải sự cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực (Nguyễn Hữu Khải 2008). Bắt đầu từ năm 2000 cho đến nay, mặc dù phải đối phó với những khó khăn thách thức để vượt qua sức ép thị trường và các rào cản nhưng ngành da giầy nước ta đã trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng góp tích cực trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và tạo ra công ăn việc làm cho người lao động. Đến hết năm 2005, toàn ngành có 410 doanh nghiệp hoạt động, trong đó số doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ lớn nhất (49%), đa số các doanh nghiệp tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương. Bên cạnh đó, còn có hàng nghìn hộ gia đình và cơ sở sản xuất nhỏ lẻ tập trung chủ yếu tại các làng nghề (Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2005). 7 2. Xuất khẩu hàng da giầy và vai trò của xuất khẩu hàng da giầy trong nền kinh tế Gia công xuất khẩu cho đến nay vẫn là phương thức chủ yếu trong ngành da giầy xuất khẩu Việt Nam. Mặc dù phương thức gia công đã bộc lộ nhiều điểm yếu, nhưng hiện nay ngành chưa có những dự án đầu tư lớn, có tính đột phá, làm thay đổi căn bản cơ cấu ngành, vì thế sự phát triển của toàn ngành vẫn phụ thuộc vào phương thức này. Có tới trên 90% sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của ngành là có được từ các đơn hàng gia công (Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2005). Tiềm năng phát triển của ngành là rất lớn, song thực tế mới chỉ có “vỏ” mà chưa có “ruột”. Hầu hết các doanh nghiệp chỉ tồn tại nhờ vào gia công xuất khẩu; toàn ngành thiếu đầu tư xây dựng những nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu, thiếu những trung tâm thiết kế mẫu phục vụ cho sự phát triển lâu dài mà phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài về thiết bị máy móc, nguyên phụ liệu, mẫu mã và đầu ra (Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2008a). Bên cạnh những nhược điểm, khó khăn vẫn chưa khắc phục được, xuất khẩu da giầy đã và đang phát huy vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta, góp phần tạo việc làm, tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngoại tệ… Thứ nhất, xuất khẩu da giầy góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Trong những năm qua, sản xuất da giầy xuất khẩu đã kéo theo hàng loạt các ngành khác như kéo như ngành chăn nuôi lấy da, ngành cao su, hóa chất, dệt, sản xuất phụ liệu… Thông qua đó dần dần nâng cao giá trị gia tăng của nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng xuất khẩu. Thứ hai, xuất khẩu da giầy góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định nhờ vào việc có được một mạng lưới thị trường tiêu thụ rộng lớn. Điều này không những tạo cho Việt Nam có được vị trí trên thị trường da giầy thế giới mà còn tạo tiền đề cho việc chủ động trong sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng da giầy thế giới. Thị trường tiêu thụ càng lớn càng thúc đẩy sản xuất phát triển, có như vậy mới đáp ứng được nguồn hàng cho xuất khẩu. Thứ ba, xuất khẩu da giầy làm tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Cũng 8 như bất cứ một ngành sản xuất hàng hóa nào khác, sản xuất da giầy xuất khẩu cũng tạo điều kiện để mở rộng vốn, công nghệ, trình độ quản lý, nâng cao đời sống cho người lao động, đảm bảo tái sản xuất mở rộng. Thứ tư, thông qua xuất khẩu, da giầy Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh với các thị trường xuất khẩu khác về giá cả, chất lượng. Trong môi trường cạnh tranh ấy, đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi với thị trường. Sản xuất da giầy nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, khi đó, muốn đứng vững buộc các doanh nghiệp phải làm sao để hạ giá thành, nâng cao chất lượng, đảm bảo các tiêu chuẩn của hàng xuất khẩu (về vệ sinh an toàn lao động, môi trường… ), nghiên cứu thị trường để đánh bật đối thủ cạnh tranh. Thứ năm, một vai trò không thể không nhắc tới của xuất khẩu da giầy đó là sản xuất da giầy thu hút hàng vạn lao động vào làm việc và có thu nhập thường xuyên. Cụ thể, hiện nay ngành có trên 60 vạn lao động, đời sống công nhân viên tương đối ổn định, thu nhập ngày càng được nâng cao. Thứ sáu, xuất khẩu da giầy là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta. Hiện nay, sản phẩm da giầy Việt Nam đã có mặt trên 50 quốc gia trên thế giới, điều này giúp cho Việt Nam có được nhiều mối quan hệ hợp tác đa phương và song phương phát triển, đẩy nhanh quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, ngành da giầy được coi là một trong những ngành công nghiệp ưu tiên, có tiềm năng tạo ra giá trị gia tăng, tạo nguồn thu ngoại tệ và có khả năng giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, không đòi hỏi nhiều vốn nên phù hợp với nguồn tài chính của Việt Nam (Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2008a). III. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1. Một số khái niệm Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu của tất cả các nước trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của các quốc gia. Mỗi quốc gia, tùy theo quan niệm khác nhau của các nhà lãnh đạo đã lựa chọn những con đường phát triển khác nhau. Nhìn một cách tổng thể, có thể hệ thống sự 9 lựa chọn ấy theo ba con đường: nhấn mạnh tăng trưởng nhanh; coi trọng vấn đề bình đẳng, công bằng xã hội và phát triển toàn diện (Vũ Thị Ngọc Phùng 2005, tr.24). 1.1. Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ (Vũ Thị Ngọc Phùng 2005, tr.21). Như vậy, bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Cùng với thời gian, quan niệm về vấn đề tăng trưởng kinh tế ngày càng trở nên hoàn thiện hơn. Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững hay việc bảo đảm chất lượng tăng trưởng ngày càng cao. Nhìn dưới góc độ này, tính bền vững được thể hiện qua sự gia tăng liên tục, có hiệu quả của chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người. Hơn thế nữa, quá trình ấy phải được tạo nên bởi nhân tố đóng vai trò quyết định là khoa học, công nghệ và vốn nhân lực trong điều kiện một cơ cấu kinh tế hợp lý. 1.2. Phát triển kinh tế Nếu như bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế thì phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế (Vũ Thị Ngọc Phùng 2005, tr.22). Nội dung của phát triển kinh tế được khái quát theo ba tiêu thức: Một là, sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân trên một đầu người. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế, là điều kiện nâng cao mức sống vật chất của một quốc gia và thực hiện những mục tiêu khác của phát triển. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan